In recent years, river bank and bed erosion has been one of the most severe problems and caused much damage to
economic-social activities and environment of Cuu Long and South-eastern regions. Soai Rap River (Ho Chi Minh City)
has been chosen as main navigational channel for big ships with 70.000 DWT to Hiep Phuoc Port. Dredging up to 12m
carried out will cause river bank unstably. High wave - induced by big ships has accelerated the erosion rate of this bank.
In this paper, field investigations have been done to measure erosion rate of the river bank. Beside, the numerical
models have been also applied to calculate the distribution of effective shear stresses caused by waves and currents.
The results showed that erosion rates of cohesive bank materials are greater than those of cohesive bed materials from
2 to 10 times. These results indicate that local high waves approach to the banks are the main factor which causes
erosion severely. Other factors such as the mixing rates of sand, silt and clay contents, moisture contents, salinity, dead
roots and leaves, and aquatic caves and holes also affect the stability of the cohesive bed and bank strongly
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp phần làm sáng tỏ cơ chế xói lở đường bờ và chân bờ hạt dính khu vực sông Soài Rạp (tp. Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
153
34(2), 153-161 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2012
GÓP PHẦN LÀM SÁNG TỎ CƠ CHẾ XÓI LỞ
ĐƯỜNG BỜ VÀ CHÂN BỜ HẠT DÍNH
KHU VỰC SÔNG SOÀI RẠP (TP. HỒ CHÍ MINH)
BÙI TRỌNG VINH1, DEGUCHI ICHIRO2
E-mail: buitrongvinh@gmail.com
1Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí - Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM
2Khoa Kỹ thuật xây dựng - Trường Đại học Osaka, Nhật Bản
Ngày nhận bài: 11 - 11 - 2011
1. Mở đầu
Xói lở bờ sông và cửa sông ven biển là một
trong những vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại rất
lớn về kinh tế - xã hội cũng như về môi trường. Ở
một số đoạn sông Soài Rạp (khu vực phía đông
nam Tp. Hồ Chí Minh), tốc độ xói lở bờ lên tới
trên 10 mét/năm đã được ghi nhận.
Cơ chế xói lở đường bờ và vật liệu chân bờ hạt
dính khu vực bờ sông và cửa sông chưa được hiểu
một cách thấu đáo [1]. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
đặc tính dính của đường bờ và vật liệu chân bờ. Vì
vậy, nghiên cứu cơ chế xói lở đường bờ và vật liệu
chân bờ hạt dính khu vực sông Soài Rạp được thực
hiện dựa trên các khảo sát thực địa, thí nghiệm
dòng tia ngập, thí nghiệm trên máng dẫn, thí
nghiệm trên mô hình vật lý 3-D và mô hình số.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Khảo sát thực địa và thí nghiệm dòng tia
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 12 đoạn thép,
mỗi đoạn dài 1,5m và đánh dấu, đóng vuông góc
vào 5 vị trí bờ sông Soài Rạp - nơi có khả năng xảy
ra xói lở mạnh (hình 1). Sau một năm, nhóm
nghiên cứu lấy mẫu và kiểm tra mức độ xói lở và
đặc tính xói của vật liệu bờ và chân bờ Soài Rạp.
Ứng suất cắt tới hạn và thành phần vật liệu của
các mẫu không nguyên dạng được phân tích theo
tiêu chuẩn ASTM và thiết bị thí nghiệm dòng tia
xiên góc (được phát triển bởi Hansan và cộng tác
khác, 2002) [6].
2.2. Thí nghiệm trong máng dẫn
Thí nghiệm được thực hiện trong máng dẫn có
chiều dài 30m, chiều cao 2,2m và chiều rộng 1,5m.
Một đáy cố định bằng thép được sử dụng để chia
chiều cao của máng dẫn thành hai phần. Phần bên
dưới được sử dụng để tạo dòng chảy tuần hoàn.
Phần bên trên được sử dụng để thí nghiệm. Các
mẫu thí nghiệm vật liệu bờ sông và chân bờ được
đặt vào hộp chứa mẫu hình chữ nhật có kích thước:
30cm × 10cm × 6cm (chiều dài × chiều rộng ×
chiều cao). Các mẫu này được đặt tại giữa máng thí
Hình 1. Vị trí khảo sát và lấy mẫu
154
nghiệm. Hình 2 minh họa mặt cắt của thí nghiệm.
Bờ sông và chân bờ nhân tạo có độ dốc 3:1 (tanβ1)
và 1:3 (tanβ2) tương ứng.
Hình 2. mô hình thí nghiệm trong máng dẫn
Vận tốc dòng chảy ở giữa mặt cắt thí nghiệm
được minh họa trên hình 3. Ba quạt lớn tạo vận tốc
dòng vô hướng có giá trị từ 0,45 đến 0,6m/s.
Bốn cặp mẫu thí nghiệm (P1, P2, P3, và P4) có
cùng hàm lượng sét và cát trộn lẫn (50% cát và 50%
sét) được đặt vào bờ và chân bờ nhân tạo của máng
thí nghiệm. Ứng suất cắt tới hạn của mỗi cặp mẫu
được đo bằng thiết bị thí nghiệm dòng tia ngập
thẳng đứng [2]. Độ sâu xói của các mẫu thí nghiệm
được đo dọc theo phía trên và dưới của hộp đựng
mẫu bằng thước đo inox (loại thon nhỏ) và tia lazer.
Hình 3. Vận tốc dòng chảy tại vị trí thí nghiệm
2.3. Thí nghiệm trong bể sóng - dòng chảy
Thí nghiệm thực hiện trong bể sóng - dòng chảy
được minh họa trên hình 4. Bãi biển mô hình cố
định có độ dốc 1/10 được thiết lập và cửa sông mô
hình được đặt ở giữa bãi biển. Độ dốc đáy sông
khoảng 1/100 và bề rộng sông khoảng 1m. Chiều
cao sóng được đo bằng thiết bị đo sóng loại điện
dung trên mặt phẳng có xe trượt. Sóng tới được tạo
bởi hệ thống tạo sóng có chiều cao 5cm và 9cm với
chu kỳ 1s và 1,2s tương ứng. Góc sóng tới là 30 độ.
Dòng chảy cùng chiều và ngược chiều đối với
hướng sóng được tạo ra bằng 4 máy bơm đặt trong
và ngoài bể nước nhỏ. Vận tốc của dòng cùng
chiều và ngược chiều là 0,2m/s. Các mẫu thí
nghiệm với hàm lượng trộn lẫn là: 40% cát và 60%
sét được đặt vào vị trí thí nghiệm trong bờ và đáy
sông nhân tạo.
Hình 4. Sơ đồ mô hình thí nghiệm bể sóng - dòng chảy và
vùng cửa sông
Ảnh hưởng của rễ và lá cây được kiểm tra với 3
trường hợp: không có lá và rễ cây (F1), có ít rễ và
lá cây (F2: 5-7 rễ và lá /10cm2 mẫu), và nhiều rễ và
lá (F3: 9-11 rễ và lá /10cm2 mẫu).
Mô hình số:
Để hiểu rõ ảnh hưởng của tương tác sóng, sóng
- dòng chảy lên quá trình xói lở vùng cửa sông ven
biển, mô hình số được thiết lập để dự báo sự phân
bố của ứng suất cắt tác động do sóng, sóng - dòng
chảy lên các mẫu thí nghiệm.
Đầu tiên, trường sóng hay sự lan truyền sóng ở
vùng cửa sông được tính toán dựa trên phương
trình bảo toàn năng lượng (1) [4]. Kế tiếp, dòng
chảy tạo bởi sóng được tính bằng phương trình (2-
4) [4]. Sau cùng, trường sóng được tính lại để tích
hợp tương tác giữa sóng và dòng chảy cùng chiều
hoặc dòng chảy ngược chiều.
( ){ } ( ){ }
iyyyxxyxx
gg
D
y
VS
y
US
x
VS
x
US
VCE
y
UCE
xt
E
−=∂
∂+∂
∂+∂
∂+∂
∂+
+∂
∂++∂
∂+∂
∂ θθ sincos
( ){ } ( ){ } 0=+∂
∂++∂
∂+∂
∂ ηηη hV
y
hU
xt
(2)
(1)
155
( )
( ) 2
1
'
xyxx
x
SSU U UU V
t x y h x y
g L U
x h
ρ η
τη
ρ η
∂⎛ ⎞∂∂ ∂ ∂+ + + + =⎜ ⎟∂ ∂ ∂ + ∂ ∂⎝ ⎠
∂=− − + ∇∂ +
( )
( ) 2
1
'
xy yy
y
S SV V VU V
t x y h x y
g L V
y h
ρ η
τη
ρ η
∂ ∂⎛ ⎞∂ ∂ ∂+ + + + =⎜ ⎟∂ ∂ ∂ + ∂ ∂⎝ ⎠
∂=− − + ∇∂ +
Trong đó, E = ρgH2/8; g là gia tốc trọng trường;
ρ là trọng lượng riêng của nước; H là chiều cao
sóng; θ là hướng sóng; Cg là vận tốc nhóm sóng; Di
là mức độ tán xạ năng lượng; Sxx, Sxy, và Syy là các
ứng suất tán xạ; η là dao động bề mặt nước so với
mực nước tĩnh; U và V là vận tốc ngang bờ trung
bình theo phương thẳng đứng và dọc theo bờ từ
mực nước tĩnh; τx và τy là ứng suất cắt đáy trung
bình theo thời gian theo phương x (ngang bờ) và y
(dọc bờ); h là độ sâu; L’ là hệ số rối ngang.
Độ lớn của ứng suất cắt đáy được tính theo
phương trình 5 [4].
2rwUfρτ = (5)
Trong đó Ur là vận tốc tổng hợp của sóng và
dòng chảy với vận tốc phần tử nước tại đáy được
tính theo phương trình 6 và fw là hệ số ma sát được
tính theo phương trình 7 [4].
222 2
2
1
wcbbr UWWWU ++= π
Trong đó:
22
2
1
sincos
)(sinh
VUU
VUW
hkT
HW
w
c
b
+=
+=
+=
θθ
η
π
(7)
( ){ }194.0/213.5977.5exp −+−= sbw kaf (8)
Trong đó ab là độ lệch của phần tử nước được
xác định theo phương trình 9, sử dụng tần số góc σ
theo lý thuyết sóng tuyến tính, ks là độ nhám tương
đương, T là chu kỳ sóng.
TUa rb /2,/ πσσ == (9)
Kích thước mô hình là 8m × 9m với kích thước
lưới Δx = Δy = 2,5cm và bước thời gian tính Δt =
0,002s; hướng sóng là 210 độ; d50 = 0,01cm. Chiều
cao sóng tới (H0) là 5cm và 9,0cm; chu kỳ sóng (T)
là 1,0s và 1,2s tương ứng (bảng 1). Ảnh hưởng của
thủy triều với biên độ +1cm và -1cm cũng được
tính trong mô hình. Trong bảng 1, E0 là độ cao
mực nước được cho tại biên thượng nguồn.
Bảng 1. Các điều kiện đầu vào của mô hình số
TH. H0(cm) T(s) E0(cm) Triều(cm) Hướng dòng chảy
1 9,0 1,2 0,0 0,0 -
2 9,0 1,2 -6,0 0,0 Cùng chiều
3 9,0 1,2 -6,0 1,0 Cùng chiều
4 9,0 1,2 -6,0 -1,0 Cùng chiều
5 9,0 1,2 6,0 1,0 Ngược chiều
6 9,0 1,2 6,0 0,0 Ngược chiều
7 5,0 1,0 0,0 0,0 -
8 5,0 1,0 -6,0 0,0 Cùng chiều
9 5,0 1,0 -6,0 1,0 Cùng chiều
10 5,0 1,0 -6,0 -1,0 Cùng chiều
11 5,0 1,0 6,0 0,0 Ngược chiều
12 5,0 1,0 6,0 1,0 Ngược chiều
Ghi chú: TH.: trường hợp
3. Kết quả
3.1. Khảo sát thực địa và thí nghiệm dòng tia
Kết quả khảo sát thực địa cho thấy rằng tốc độ
xói ở một số khu vực của sông Soài Rạp lớn hơn
10m/năm. Nhóm nghiên cứu đã không tìm thấy các
thanh thép đánh dấu để đo tốc độ xói. Điều này có
thể khẳng định tốc độ xói ở các khu vực khảo sát
lớn hơn 1,5m/năm.
Kết quả thí nghiệm dòng tia và đặc tính của đất
được thể hiện trong bảng 2. Từ bảng này ta thấy
ứng suất cắt tới hạn τc khá thấp, vào khoảng 0,075
tới 2,47N/m2. Hàm lượng cát trong các mẫu không
nguyên dạng thay đổi từ 1,4 tới 7,7%. Sự có mặt
của hàm lượng bột và sét cao trong tất cả các mẫu
không nguyên dạng được lấy ở bờ sông Soài Rạp
cho thấy chúng có tính dính rất mạnh.
Do độ ẩm trong đất rất cao ngay cả khi thủy
triều thấp chứng tỏ rằng quá trình phong hóa ảnh
hưởng không nhiều đến cơ chế xói lở của đường
bờ này.
Hệ số thấm của các mẫu tại vị trí 51R và 61L
lớn hơn so với các mẫu tại vị trí còn lại. Tuy nhiên,
tốc độ xói tại vị 31L và 51R lớn hơn tốc độ xói tại
vị trí 21R, 41R, và 61L. Dữ liệu này cho thấy,
không chỉ đặc tính của đất mà ứng suất cắt tới hạn
của dòng chảy, sóng do gió và tàu, chế độ triều
cũng ảnh hưởng đến cơ chế xói ở đây.
(3)
(4)
(6)
156
Bảng 2. Đặc tính cơ lý của mẫu thí nghiệm
Mẫu τc (N/m2) kd (cm3/N-s) Cát (%) Bột (%) Sét (%) MC. (%) K (× 10-6 cm/s)
21R 2.31 5.21 1.4 46.0 52.6 104.3 1.08
31L 1.01 3.73 3.2 43.1 52.7 110.5 2.77
41R 0.075 4.81 1.8 40.4 57.8 108.3 1.25
51R 2.47 0.42 2.4 31.3 67.3 94.8 33.20
61L 0.231 8.79 7.7 51.3 41.0 87.5 54.70
Trong đó τc: ứng suất cắt tới hạn, kd: hệ số xói; MC.: độ ẩm, K: hệ số thấm
Hình 5, 6 cho thấy quá trình xói ở vị trí 21R
của sông Roài Rạp tháng 11/2007 và tháng 8/2008.
Sau gần một năm, hầu như toàn bộ lớp đất phủ
thực vật và của vật liệu bờ bị xói khoảng 2-3m theo
phương ngang.
3.2. Thí nghiệm trong máng dẫn
Bốn cặp mẫu thí nghiệm được đưa vào vị trí thí
nghiệm với dòng chảy vô hướng có vận tốc khoảng
0,4 tới 0,6m/s. Các mẫu bờ sông được đặt thấp hơn
mặt nước 10cm. Trong các mẫu sau, mực nước tĩnh
giảm tới phần trên cùng của hộp đựng mẫu. Đặc
tính xói của 4 cặp mẫu được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3. Đặc tính xói của mẫu thí nghiệm
Mẫu τc(N/m2) kd(cm3/N-s) τe(N/m2) h(cm) Um(m/s) t(h)
P1bờ 0.9 x 10-5 64.0 0.05 60 0.4-0.6 2
P1đáy 0.9 x 10-5 64.0 0.01 60 0.4-0.6 2
P2 1.09 4.5 1.13 60 0.4-0.6 18
P3 2.03 4.05 2.05 60 0.4-0.6 18
P4 0.37 42.5 0.39 50 0.4-0.6 18
Ghi chú: τc ứng suất cắt tới hạn; kd hệ số xói; τe là ứng
suất cắt tác động lớn nhất được tính theo phương trình 9
[6] trong đó ε là tốc độ xói lớn nhất (cm/s); h là mực nước
tĩnh từ đáy cố định; Um là vận tốc trung bình được tạo bởi
hệ thống máng dẫn, t là thời gian thí nghiệm.
)( cedk ττε −= (10)
Hình 7, 8 cho thấy độ sâu xói của các mẫu thí
nghiệm có ứng suất cắt tới hạn gần bằng 0 N/m2
trong 2 giờ thí nghiệm (P1). Các hình này cho thấy
độ sâu xói của mẫu ở bờ lớn hơn độ sâu xói của
mẫu ở đáy từ 2 đến 10 lần.
Hình 7. Độ sâu xói mẫu bờ sau 2 giờ
Độ sâu xói ở đường trên cùng của các mẫu bờ
và đáy có xu hướng lớn hơn độ sâu xói ở đường
chính giữa và đường bên dưới cùng. Điều này
chứng tỏ rằng vận tốc lớn ở gần mặt nước đã gây
xói lở mạnh hơn so với gần đáy. Các mẫu này quá
yếu nên dễ bị xói mạnh chỉ sau 2 giờ thí nghiệm.
Hình 5. Xói tại vị trí 21R vào tháng 11/ 2007
Hình 6. Xói tại vị trí 21R vào tháng 8/2008
157
Hình 8. Độ sâu xói mẫu đáy sau 2 giờ
Hình 9, 10 cho thấy độ sâu xói của hai mẫu bờ
có ứng suất cắt tới hạn 1,09N/m2 (P2) và 2,03N/m2
(P3) trong suốt 18 giờ thí nghiệm tương ứng.
Hình 9. Độ sâu xói mẫu P2 sau 18 giờ
Hình 10. Độ sâu xói mẫu P3 sau 18 giờ
Trong hình 9, độ sâu xói lớn nhất của P2 xuất
hiện xung quanh phần giữa và trên của mẫu. Độ
sâu xói dọc theo đường chính giữa có xu hướng lớn
nhất trong khoảng 8 tới 24cm. Ở phần phía trên của
mẫu, độ sâu xói ở đường dưới đạt giá trị cao nhất.
Trong hình 10, hầu như phần trên của mẫu bờ
P3 không bị xói. Độ sâu xói lớn nhất chỉ khoảng
4mm ở phần giữa của mẫu. Ở phần phía cuối của
mẫu, độ sâu xói có xu hướng giảm tới 0. Hai mẫu
đáy không bị xói với hai giá trị ứng suất cắt tới hạn
khác nhau. Có thể nói rằng vận tốc dòng chảy ở
gần đáy máng không đủ lớn để gây xói mẫu trong
suốt 18 giờ thí nghiệm.
Hình 11 cho thấy hầu hết đường chính giữa và
đường phía trên của mẫu bờ P4 bị xói với độ sâu
xói lớn nhất (60mm). Đường phía dưới của mẫu
cũng bị xói với độ sâu từ 10 đến 30mm. Trong
trường hợp này, ảnh hưởng của dao động bề mặt
nước với vận tốc lớn nhất gây ra cơ chế xói này.
Mặt khác, ứng suất cắt tới hạn 0,37N/m2 làm mẫu
bờ sông bị yếu đi. Nhóm tác giả không thấy xói
trong mẫu đáy P4.
Hình 11. Độ sâu xói mẫu P4 sau 18 giờ
3.3. Thí nghiệm trong bể sóng - dòng chảy
Năm mẫu thí nghiệm được sử dụng để nghiên
cứu cơ chế xói trong bể sóng - dòng chảy. Đặc tính
xói của các mẫu được thể hiện trong bảng 4. Trong
các trường hợp này, chỉ có tác động của sóng với
chiều cao 5,0cm và chu kỳ sóng là 1,0s.
Bảng 4. Đặc tính xói của mẫu thí nghiệm
Mẫu Rễ và lá cây τc(N/m2) kd(cm3/N-s) τe(N/m2) t(h)
F1 Không có 0,56x10-5 3,2 0,38 3
F2 Ít 1,96 x10-5 4,5 0,27 3
F3 Nhiều 1,85 0,98 3,93 3
F4 Ít 0,37 1,07 1,56 5
F5 Ít 1,95 2,8 2,43 5
Hình 12 cho thấy độ sâu xói của mẫu F1 đạt giá
trị lớn nhất là 13mm ở đường phía trên tại vị trí
21cm. Đường trên cùng của mẫu bị xói nhiều hơn
0 5 10 15 20 25 30
Khoảng đo dọc theo mẫu (cm)
0 5 10 15 20 25 30
Khoảng đo dọc theo mẫu (cm)
158
là ở đường chính giữa và đường phía dưới. Phần
cuối của mẫu bị xói bởi sóng. Trong trường hợp
này, ứng suất cắt tới hạn của mẫu rất nhỏ (0,6 ×
10-5N/m2) nên dễ bị xói.
Hình 12. Độ sâu xói của mẫu F1 sau 3 giờ
Hình 13 cho thấy độ sâu xói của mẫu F2 đạt giá
trị lớn nhất là 13mm tại đường chính giữa của mẫu ở
vị trí 15cm. Độ sâu xói của đường phía trên và
đường phía dưới khá lớn trong khoảng đo 7cm và từ
20 đến 30cm. Trong trường hợp này, do rễ và lá cây
không nhiều nên ứng suất cắt tới hạn khá thấp (1,96
× 10-5N/m2) nhưng cũng gấp 3 lần của mẫu F1.
Hình 13. Độ sâu xói của mẫu F2 sau 3 giờ
Hình 14 cho thấy giá trị lớn nhất của độ sâu xói
đạt 22 mm tại đường phía dưới trong khoảng đo
9cm. Độ sâu xói ở đường thấp và cao gần như nhau
ở khoảng đo 5cm và 15cm. Độ sâu xói tại đường
chính giữa đạt giá trị thấp nhất. Ứng suất cắt tới
hạn của mẫu khá cao (1,80N/m2). Tuy nhiên, độ
sâu xói của mẫu này khá cao. Điều này có thể giải
thích mật độ rễ và lá cây cao làm tăng ứng suất cắt
tới hạn nhưng lại làm tăng mức độ xói.
Hình 14. Độ sâu xói của mẫu F3 sau 3 giờ
Hình 15, 16 cho thấy độ sâu xói của mẫu sau 5
giờ thí nghiệm với sự tương tác của sóng và sóng -
dòng chảy. Sóng tới có chiều cao 9,0cm và chu kỳ
1,2s tác động vào mẫu.
Hình 15. Độ sâu xói khi sóng ngược chiều dòng chảy
(sau 5 giờ thí nghiệm)
Hình 16. Độ sâu xói khi sóng cùng chiều dòng chảy (sau
5 giờ thí nghiệm)
Ở điều kiện dòng chảy ngược chiều sóng (u =
20cm/s), độ sâu xói của mẫu đạt giá trị lớn nhất là
22mm tại đường chính giữa trong khoảng đo 20cm
(hình 15). Mặt khác, độ sâu xói lớn nhất của dòng
159
chảy cùng chiều sóng là 23mm tại đường phía trên
ở phía cuối mẫu (hình 16).
Độ sâu xói trong điều kiện dòng chảy cùng
chiều sóng có xu hướng lớn hơn độ sâu xói trong
điều kiện dòng chảy ngược chiều, mặc dù ứng suất
cắt tới hạn của điều kiện thứ hai lớn hơn 5,3 lần
ứng suất cắt tới hạn của trường hợp thứ nhất. Điều
này cho thấy tác động của sóng và dòng chảy cùng
chiều sóng lớn hơn tác động của sóng và dòng chảy
ngược chiều sóng.
3.4. Kết quả mô hình số
Bảng 5 cho thấy các kết quả tính toán ứng suất
cắt tác động xung quanh cửa sông và vùng gần bờ
sông và đáy sông.
Trong bảng này, τe là ứng suất cắt tác động lên
bờ sông và đáy, τemax là ứng suất tác động lớn nhất
xung quanh cửa sông và vùng ven bờ; Hb và RV là
chiều cao sóng cục bộ và vận tốc dòng chảy tổng
hợp tác động lên bờ sông và chân bờ tương ứng.
Bảng 5. Kết quả tính toán mô hình số
TH. τe(N/m2) Hb(cm) RV(cm/s) τemax(N/m2)
1 0,47 4,3 9,1 2,65
2 1,42 6,8 23,9 3,07
3 1,71 7,8 26,3 3,21
4 1,02 4,9 14,0 2,93
5 0,51 4,1 3,2 2,71
6 0,63 4,9 4,6 2,53
7 0,82 4,5 3,6 1,40
8 1,10 3,9 12,1 1,80
9 1,01 4,3 11,9 2,02
10 1,02 3,4 12,2 1,93
11 0,87 4,6 4,1 1,60
12 0,70 4,2 6,2 1,60
Ghi chú: TH.: trường hợp
Hình 17, 18 minh họa hai ví dụ về kết quả tính
toán bằng mô hình số sự phân bố của ứng suất cắt
tác động xung quanh cửa sông lên đường bờ sông
và chân bờ. Các trường hợp tính toán khác cũng
được thảo luận trong phần này.
Hình 17 cho thấy kết quả tính của trường hợp 3
(bảng 5). Ứng suất cắt tác động của sóng và dòng
chảy cùng chiều với sóng phân bố hầu hết phía bờ
trái và chân bờ mặc dù ứng suất cắt tác động lớn
hơn 3,0N/m2 phân bố ở vùng cửa sông và vùng ven
bờ. Chiều cao sóng lớn hơn 7,8cm và dòng chảy
cùng chiều với sóng có vận tốc lên tới 26,3cm/s đã
tác động lên bờ và đáy bờ. Ứng suất cắt tác động
1,71N/m2 có thể gây xói các mẫu bờ và chân bờ
nếu ứng suất cắt tới hạn nhỏ hơn giá trị này.
Hình 18 cho kết quả tính trong trường hợp 8.
Trong điều kiện không có ảnh hưởng của thủy triều
(triều = 0,0cm), ứng suất cắt tới hạn 1,1N/m2 được
tạo thành do sóng có chiều cao nhỏ hơn 3,9cm và
dòng chảy cùng chiều sóng có vận tốc 12,1cm/s tác
Hình 17. Phân bố ứng suất cắt τe (TH.3) Hình 18. Phân bố ứng suất cắt τe (TH.8)
160
động dọc bờ và chân bờ bên trái. Trong trường hợp
này, ứng suất cắt tác động nhỏ hơn ứng suất cắt tác
động trong trường hợp 3.
Trong trường hợp 1, 5, 6, 7, 11, và 12 (bảng 5),
ứng suất cắt tác động hầu như nhỏ hơn 1,0N/m2 và
xuất hiện rải rác ở bờ và chân bờ bên trái. Các ứng
suất tác động này là do sóng cục bộ và tương tác
của sóng - dòng chảy. Ứng suất cắt tác động lớn
nhất nằm vào khoảng 1,4 đến 2,9N/m2 phân bố chủ
yếu ở vùng cửa sông và ven bờ gây ra do sự vỡ
sóng. Trong các điều kiện này, chiều cao sóng cục
bộ và tương tác sóng - dòng chảy có thể gây xói bờ
và chân bờ với mức độ không lớn.
Trong trường hợp 2, 4, 9, và 10, ứng suất cắt
tác động lớn hơn 1,0N/m2 và gây xói bờ và chân bờ
với tốc độ trung bình. Trong trường hợp 2, với ứng
suất cắt tác động là 1,42N/m2, chiều cao sóng cục
bộ và tương tác sóng - dòng chảy gây xói khá lớn.
4. Thảo luận
Dọc sông Soài Rạp, cả hai bờ sông hầu như
được bao phủ bởi thực vật ngập mặn nhưng vẫn bị
xói nghiêm trọng. Tốc độ xói ở những khu vực này
có thể lên tới trên 10m/năm. Nhiều yếu tố gây xói
lở bờ nhưng quá trình thủy động lực là yếu tố
chính cũng như tác động của rễ và lá cây ngập mặn
chết, các hố đào của các loài thủy sinh.
Trong các thí nghiệm ở cả máng dẫn và bể sóng
- dòng chảy, độ sâu xói của tất cả các mẫu thí
nghiệm không giống nhau ở đường trên, đường
giữa, và đường dưới. Điều này có nghĩa là những
phần của mẫu yếu sẽ bị xói trước, sau đó phần mẫu
còn lại trở nên yếu và tiếp tục bị xói. Thời gian
thí nghiệm có ảnh hưởng đến mức độ ổn định
của mẫu.
Ở thí nghiệm trong máng dẫn, độ sâu xói của
mẫu bờ sông lớn hơn mẫu chân bờ từ 2 đến 10 lần.
Điều này cho thấy cơ chế xói của đường bờ sông
khác với cơ chế xói của chân bờ. Xói khối là cơ
chế xói chính ở bờ sông, nhưng xói bề mặt lại
chiếm ưu thế ở chân bờ. Sự dao động của bề mặt
nước cũng làm tăng tốc độ xói của mẫu bờ. Gaskin
và nnk. (2003) đã chỉ ra rằng xói khối là cơ chế xói
chủ yếu trên các mẫu sét không nguyên dạng ở bờ
sông St. Lawrance [5]. Ở một số khu vực bờ Soài
Rạp, xói khối là cơ chế xói chính.
Trong thí nghiệm bể sóng - dòng chảy, sự có mặt
của rễ và lá cây đã chết làm tăng ứng suất cắt tới hạn
của các mẫu thí nghiệm nhưng lại làm tăng tốc độ
xói. Điều này có thể giải thích: rễ và lá cây có thể
làm xáo trộn mẫu khi sóng và dòng chảy tác động
vào. Dòng chảy cùng chiều với sóng có thể làm tăng
tốc độ xói khi so với dòng chảy ngược chiều. Một số
vật liệu hiện hữu và vật liệu bị xói trước đó trong
nước như cát - bột - sét, rác, lá cây, cũng có thể là
yếu tố bên ngoài cà nát mẫu và gây xói dưới tác
động của sóng vỡ và tương tác sóng - dòng chảy.
Các đỉnh sóng cục bộ làm tăng ứng suất cắt tác động
lên bờ và chân bờ gây xói mạnh.
Ứng suất cắt tới hạn của cả mẫu không nguyên
dạng và mẫu thí nghiệm đều phụ thuộc vào hàm
lượng sét - bột - cát, độ ẩm, và độ mặn [2]. Ứng
suất cắt tới hạn của mẫu tỷ lệ thuận với hàm lượng
sét - độ mặn, và tỷ lệ nghịch với độ ẩm. Cơ chế xói
của bờ và chân bờ bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu
tố này [2]. Couper (2003) cũng đã nghiên cứu ảnh
hưởng của hàm lượng bột - sét lên tính nhạy cảm
của bờ sông tới quá trình gần bề mặt bờ. Kết quả
cho thấy, vật liệu bờ sông với hàm lượng bột cao
dễ bị xói do quá trình gần bề mặt của bờ [3]. Tuy
nhiên, quá trình này được quan sát thấy chỉ ở vị trí
21R và không phải là cơ chế xói chính của toàn bộ
bờ và chân bờ sông Soài Rạp.
Trong phần mô hình số, trường hợp 3 có ứng
suất cắt tác động lớn nhất lên bờ và chân bờ phía
bên trái. Trong các thí nghiệm này, có một số
trường hợp ứng suất cắt tới hạn của mẫu thí
nghiệm lớn hơn 1,7N/m2 nhưng các mẫu vẫn bị
xói. Điều này có thể giải thích là rễ và lá cây chết
đóng vai trò quan trọng trong việc làm suy yếu
mẫu do sự dao động của chúng bởi sóng và sóng -
dòng chảy. Các trường hợp khác, ứng suất cắt tác
động đủ lớn để làm xói vật liệu bờ và chân bờ với
các ứng suất cắt tới hạn thấp.
5. Kết luận
Ba cơ chế xói của vật liệu bờ và chân bờ hạt
dính được nghiên cứu bằng các thí nghiệm ngoài
thực địa, thí nghiệm trong phòng và mô hình số.
Xói bề mặt thường xảy ra ở bề mặt mẫu bờ sông
khi sóng và dòng chảy thấp tác động lên. Xói khối
lượng lớn có thể xảy ra khi các mẫu bờ sông bị tác
động bởi sóng và dòng chảy mạnh. Tác động do rễ
và lá cây chết cũng là cơ chế xói quan trọng khi
các mẫu bờ và chân bờ ở môi trường nước có nhiều
rễ và lá cây chết.
Kết quả khảo sát thực địa cho thấy tốc độ xói
của bờ và chân bờ Soài Rạp xảy ra nghiêm trọng,
161
từ 1,5 tới 10m/năm. Cơ chế thủy động lực học như
sóng (do gió, do tàu), dòng triều là những yếu tố
chính gây xói lở bờ và chân bờ. Sự xuất hiện của rễ
và lá cây chết cũng như hang hốc của động vật
thủy sinh làm suy yếu bờ hạt dính.
Các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu mô
hình số cho thấy cơ chế xói của mẫu thí nghiệm
đường bờ và chân bờ hạt dính xảy ra tương tự
ngoài thực tế. Kết quả mô hình số gần giống với
kết quả thí nghiệm trong mô hình vật lý. Tuy
nhiên, cần phải có nhiều thí nghiệm trên các mẫu
không nguyên dạng và mô hình số này cần được áp
dụng vào khu vực thực tế đã nghiên cứu.
Lời cám ơn: Nhóm tác giả chân thành cám ơn
Đại học Quốc Gia Tp. HCM đã hỗ trợ kinh phí
thực hiện đề tài này. Nhóm tác giả cám ơn TS.
Mamoru Arita, TS. Han James đã giúp đỡ thực
hiện các thí nghiệm và khảo sát thực địa.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Ariathurai R. and Arulanandan K., 1978:
Erosion Rates of Cohesive Soils. Journal of
Hydraulic Division, Proc. of ASCE, Vol.104, HY2,
pp 279-283.
[2] Bui Trong Vinh, Deguchi Ichiro, Arita
Mamoru, Fukuhara Saori, 2008: Experimental
study on critical shear stress of cohesive bed
material for erosion. In Japanese. Annual Journal
of Coastal Engineering, JSCE, Vol.1, pp.531-535.
[3] Couper, P., 2003: Effects of silt-clay
content on the susceptibility of river banks to
subaerial erosion. Journal of Geomorphology,
Vol.56, (1-2), pp.95-108
[4] Deguchi Ichiro, Sawaragi Toru, 1988:
Effects of structure on deposition of discharged
sediment around river mouth. Proc. of 21st
International Conference on Coastal Engineering,
Vol.2, pp.1573-1587.
[5] Gaskin, et al., 2003: Erosion of undisturbed
clay samples from the banks of the St. Lawrence
River. Canadian Journal of Civil Engineering
Vol.30, pp. 585-595.
[6] Hanson G. J. and Cook K. R., 2002: Non-
vertical jet testing of cohesive streambank
materials. ASAE paper No.022119.
SUMMARY
Erosion Mechanism of Cohesive River Bank and Bed of Soai Rap River (Ho Chi Minh City)
In recent years, river bank and bed erosion has been one of the most severe problems and caused much damage to
economic-social activities and environment of Cuu Long and South-eastern regions. Soai Rap River (Ho Chi Minh City)
has been chosen as main navigational channel for big ships with 70.000 DWT to Hiep Phuoc Port. Dredging up to 12m
carried out will cause river bank unstably. High wave - induced by big ships has accelerated the erosion rate of this bank.
In this paper, field investigations have been done to measure erosion rate of the river bank. Beside, the numerical
models have been also applied to calculate the distribution of effective shear stresses caused by waves and currents.
The results showed that erosion rates of cohesive bank materials are greater than those of cohesive bed materials from
2 to 10 times. These results indicate that local high waves approach to the banks are the main factor which causes
erosion severely. Other factors such as the mixing rates of sand, silt and clay contents, moisture contents, salinity, dead
roots and leaves, and aquatic caves and holes also affect the stability of the cohesive bed and bank strongly.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1918_6213_1_pb_4167_2108010.pdf