Hà Nội qua tổng điều tra kinh tế năm 2017

Số lao động trong các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng Số lao động đang làm việc trong các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng là 7.950 người, tăng 7,5% so với TĐT năm 2012. Lao động trong khối tôn giáo, tín ngưỡng rất ít so các khối khác, lại phân bố rải rác khắp 30 quận huyện. Tại các quận, lao động trung bình là 2 lao động trên một sơ sở, các huyện lao động trung bình là 1 lao động trên một cơ sở. Huyện có nhiều lao động nhất là Sóc Sơn với số lao động là 556 lao động (tăng 82,9%), tiếp theo là Chương Mỹ là 517 lao động (tăng 29,9%), Thường Tín là 501 lao động (tăng 6,4%) so với năm 2012. Tóm lại, kết quả TĐT cơ sở kinh tế năm 2017 đã cung cấp thông tin cơ bản về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, tôn giáo trên địa bàn Hà Nội. Với sự tăng lên nhanh chóng của số lượng cơ sở và quy mô lao động, các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp đã đóng góp nhiều vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô thời gian qua. Hà Nội xứng đáng là một trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hà Nội qua tổng điều tra kinh tế năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÀ NỘI QUA TỔNG ĐI Tóm tắt: Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là trung tâm chính tr dục, nơi tập trung các cơ quan cao nhấ năm qua, mặc dù nền kinh tế trong nư thách thức song kinh tế Hà Nội vẫn liên t 2017 cho thấy Hà Nội phát triển theo hư phản ánh đúng quá trình đô thị hóa đang di Kết quả TĐT kinh tế năm 2017 thấy tính đến ngày 31/12/2016 Hà Nộ 111.492 doanh nghiệp thực tế đang ho động, chiếm tỷ trọng 22,1% trong tổng s sở hoạt động sản xuất kinh doanh; cơ sở xuất kinh doanh cá thể 378.996 (chi 75,3%); 7.990 cơ sở hành chính, sự nghi Hình 1: Số cơ sở kinh t Năm 2012 Nguồn: Kết quả TĐT kinh t Các cơ sở kinh tế sử dụng 3.444 nghìn lao động, mặc dù số lượng cơ sở khối cá th lớn nhất nhưng doanh nghiệp mới là kh dụng lao động nhiều nhất. Sự phân bố các cơ sở và lao động không đồng đều giữa các quận, huyện. Các quận Đống Đa, quậ Đông, huyện Thường Tín đứng đầu v lượng cơ sở. * Cục trưởng Cục Thống kê Hà Nội Doanh nghiệp 16% giáo, tín ngưỡng Cơ sở SXKD cá thể 81% THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG  ỀU TRA KINH TẾ NĂM 2017 Đỗ Ngọc Kh ị, kinh tế, văn hóa, khoa học và giáo t trong Hệ thống chính trị của nước ta. Trong nhữ ớc diễn ra trong bối cảnh vẫn còn nhiều khó khăn, ục tăng trưởng. Kết quả Tổng điều tra (TĐT) kinh t ớng tích cực, tăng các ngành công nghiệp và dịch v ễn ra mạnh mẽ trong những năm qua. cho i có ạt ố cơ sản ếm ệp, Đảng, đoàn thể, hiệp hội (chiếm 1,6%); 5.156 cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (chiếm 1%). So v kết quả TĐT kinh tế năm 2012, cơ cấu về số sở kinh tế năm 2017 có sự chuyển dịch đáng kể, số lượng cơ sở kinh tế khu vực doanh nghiệp tăng lên, tỷ trọng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể giảm xuống (xem Hình 1). ế năm 2012 và năm 2017 của Hà Nội Năm 2017 ế năm 2012 và năm 2017 của Hà Nội ể ối sử n Hà ề số 1. Số cơ sở kinh tế và số lao độ thuộc khu vực doanh nghiệp 1.1. Số cơ sở thuộc khu vực doanh nghiệp Doanh nghiệp của Hà Nội từ năm 2011-2016 có sự tăng nhanh về số lượ theo kết quả TĐT năm 2017 đến ngày 31/12/2016 trên địa bàn Hà Nội hiện có 111.492 doanh nghiệp thực tế đang ho Cơ sở HCSN 2% Cơ sở tôn 1% Doanh nghiệp 22,1% Cơ sở HCSN 1,6% Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 1% Cơ sở SXKD cá thể 75,3%  35 ải* ng ế ụ ới cơ ng ng, ạt  THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG 36 động (chưa tính các doanh nghiệp thuộc an ninh, quốc phòng) tăng 56,7% so với TĐT năm 2012. Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp, song sự phát triển của từng loại hình, từng thành phần kinh tế có sự biến động ngược chiều nhau: - Loại hình kinh tế nhà nước: Do quá trình cơ cấu, sắp xếp lại và đổi mới quản lý, số lượng cơ sở doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Hà Nội hiện có 500 cơ sở (chiếm 0,4%), giảm 27,6% so với TĐT năm 2012. Xu hướng giảm phản ánh đúng tiến trình tái cơ cấu, đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo chủ trương của Chính phủ. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước là các doanh nghiệp có quy mô lớn, lao động bình quân một doanh nghiệp là 579 lao động. - Loại hình kinh tế ngoài nhà nước: Có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về số lượng, với thủ tục thành lập doanh nghiệp ngày càng thuận lợi, thông thoáng, hàng năm Hà Nội có hàng nghìn doanh nghiệp mới được thành lập. Tính đến ngày 31/12/2016, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Hà Nội là 108.564 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 57,7% so với TĐT năm 2012, tỷ trọng chiếm 97,4% trong tổng số doanh nghiệp của Hà Nội. - Loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Sau 5 năm, số lượng các cơ sở thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2.428 doanh nghiệp, chiếm 2,2% tổng số doanh nghiệp, tăng 49,3% so TĐT năm 2012. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy không phát triển nhanh về số cơ sở như doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhưng vẫn đóng góp một phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Thủ đô, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Lao động bình quân một doanh nghiệp là 111 lao động. Trong tổng số 111.492 doanh nghiệp, có 1.115 doanh nghiệp (1%) hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; 27.439 doanh nghiệp (24,6%) hoạt động trong ngành công nghiệp và xây dựng; 82.938 doanh nghiệp (74,4%) hoạt động trong ngành thương mại và dịch vụ. Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng, doanh nghiệp Hà Nội chủ yếu vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bình quân mỗi doanh nghiệp sử dụng 21 lao động, giảm 7 lao động so với năm 2011. Số doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm khoảng 68,8% số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn và hầu hết là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, chỉ có 1,4% số doanh nghiệp có quy mô trên 200 lao động, chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, tài chính, ngân hàng. 1.2. Số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp Hà Nội với lợi thế là nguồn lao động dồi dào, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo khá cao, do đó việc huy động nguồn nhân lực này cho sản xuất kinh doanh là tương đối thuận lợi so với các địa phương khác. Hiện nay, lực lượng lao động làm việc trong các cơ sở thuộc khối doanh nghiệp là 2.363,5 nghìn lao động, tăng 20,8% so với TĐT năm 2012. Tương tự như số lượng các cơ sở, doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện đang sử dụng nhiều lao động nhất với 1.804,1 nghìn lao động (chiếm 76,3%), tăng 30,3% so với TĐT năm 2012. Trong đó, lao động nữ là 648,8 nghìn lao động chiếm 36% trong tổng số lao động khối ngoài nhà nước. Tiếp theo là các doanh nghiệp nhà nước hiện sử dụng 289,5 nghìn lao động, chiếm 12,3% tổng số lao động hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp, giảm 20,2% so với TĐT 2012. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG  37 dụng 269,9 nghìn lao động (chiếm 11,4%), tăng 28,8% so với TĐT năm 2012. Lao động làm việc ở khu vực doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở các ngành công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp. Tại thời điểm ngày 31/12/2016, số lượng lao động trong ngành công nghiệp là 649,3 nghìn lao động, chiếm 27,5% tổng số, tăng 32,1% so TĐT trước; ngành xây dựng sử dụng 524,5 nghìn lao động, chiếm 22,2%, tăng 14,6% so 5 năm trước; ngành thương nghiệp sử dụng 489,1 nghìn lao động chiếm 20,7% tăng 5,1% so với TĐT năm 2012. Tuy nhiên, những ngành này không phải là ngành có số lượng lao động tăng trưởng cao nhất so với 5 năm trước, các ngành giáo dục, y tế mới là ngành có số lao động tăng trưởng cao nhất, cụ thể: Lao động trong ngành giáo dục tăng 2,6 lần; ngành y tế tăng 2,7 lần. 1.3. Vốn và tỷ suất lợi nhuận của các cơ sở thuộc khu vực doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh kéo theo qui mô vốn tăng, tính đến ngày 31/12/2016 tổng nguồn vốn khối doanh nghiệp là 7.959 nghìn tỷ đồng, tăng 132,7% so với TĐT năm 2012, nguồn vốn bình quân cho một doanh nghiệp là 71 tỷ. Trong đó khu vực kinh tế nhà nước có nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp là gần 4 nghìn tỷ/doanh nghiệp; khu vực kinh tế ngoài nhà nước khoảng 34 tỷ đồng/doanh nghiệp; khu vực đầu tư nước ngoài là 966 tỷ đồng/doanh nghiệp. Trong khi số vốn của doanh nghiệp nhà nước rất lớn nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn lại chỉ đứng thứ 2 sau khu vực vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ suất lợi nhuận khu vực vốn đầu tư nước ngoài là 20,5%, đây là khối có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao nhất cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh rất tốt. Doanh nghiệp nhà nước đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 3,1%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 0,7%. 2. Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể Khu vực sản xuất kinh doanh cá thể là chủ thể sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế với số lượng cơ sở lớn nhất trong các khối kinh tế. Tuy nhiên qui mô các hộ cá thể của Hà Nội rất nhỏ lẻ và nhiều hạn chế về qui mô lao động, vốn, tài sản, trình độ quản lý, ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh. 2.1. Số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể Cùng với sự phát triển của nhiều loại hình kinh tế thì kinh tế cá thể đã, đang và sẽ là thành phần không thể thiếu và có đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Khối cá thể có số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh nhiều nhất so với các loại hình khác. Tính đến ngày 01/7/2017 Hà Nội có 378.996 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, tăng 7,7% so với năm 2012. Trong đó, các cơ sở cá thể chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại với 167.276 cơ sở (chiếm 44,1%), tăng 14,5% so TĐT năm 2012 và phần lớn là bán lẻ và phục vụ tiêu dùng tại chỗ; ngành dịch vụ có 96.844 cơ sở (chiếm 25,6%); tiếp theo là ngành công nghiệp là 91.882 cơ sở, chiếm 24,2% tăng 0,5% so năm 2012; ngành xây dựng là 6.695 cơ sở (chiếm 1,8%), giảm 6,6% so 5 năm trước. Ngành vận tải, kho bãi có số cơ sở là 16.299 cơ sở (chiếm 4,3%), giảm 13,4% so năm 2012. Qua kết quả TĐT cho thấy cơ sở cá thể có sự phát triển không đồng đều giữa các ngành kinh tế. Xu hướng chung của Hà Nội là phát triển thương mại dịch vụ và giảm công nghiệp, xây dựng và vận tải. Các quận nội thành tập trung và tăng nhiều về ngành thương mại và dịch vụ, trong đó các huyện tập trung phát triển ngành công nghiệp.  THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG 38 2.2. Lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể Số lao động đang làm việc trong các cơ sở cá thể là 708,6 nghìn người, tăng 5,2% so năm 2012. Lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở ngành thương mại, dịch vụ và ngành công nghiệp, số lao động làm việc trong ngành thương mại là 260,9 nghìn lao động (chiếm 36,8%); ngành công nghiệp là 211,8 nghìn lao động, chiếm 29,9%; ngành dịch vụ có 170,6 nghìn lao động, chiếm 24,1% (đây là ngành có số lao động lớn thứ 3 trong 5 ngành lớn) tăng 12,8% so năm 2012. Chất lượng lao động trong các cơ sở cá thể chưa cao, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề, trình độ chuyên môn cao. Số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn, lực lượng lao động đã qua đào tạo còn ít. 3. Số cơ sở và số lao động làm việc trong khu vực hành chính, sự nghiệp 3.1. Số cơ sở hành chính, sự nghiệp Thủ đô Hà Nội, ngoài vai trò đầu não về chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học giáo dục của cả nước còn là một trung tâm về kinh tế và đầu mối giao thương quốc tế, nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp so với cả nước. Tính đến ngày 31/12/2016, Thành phố có 7.990 đơn vị hành chính, sự nghiệp, trong đó số cơ sở do địa phương quản lý là 6.710 đơn vị, chiếm 84%. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, các cấp lãnh đạo từ trung ương tới địa phương đang tích cực thực hiện sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại bộ máy tổ chức, giảm đầu mối các đơn vị sự nghiệp, tuy bước đầu đã mang lại hiệu quả nhưng số lượng thực hiện tinh giảm vẫn chưa nhiều, số đơn vị trung ương đóng trên địa bàn tăng 6,5%; địa phương tăng 4% so năm 2012 do một phần Hà Nội thực hiện tách địa giới hành chính huyện Từ Liêm. 3.2. Số lao động làm việc trong các cơ sở hành chính, sự nghiệp Tính đến ngày 31/12/2016, các cơ sở hành chính, sự nghiệp có 364 nghìn lao động, chiếm 10,6% tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn và tăng 4,7% so năm 2012 (trong đó, có 225 nghìn người đang làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp do địa phương quản lý, chiếm 61,8% trong tổng số lao động đang làm việc khu vực này), trong đó, số lao động nữ là 226 nghìn người, chiếm 62,6% và tăng 11,9% so với 2012 (trong đó có 157 nghìn người, chiếm 69,5% đang làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp do địa phương quản lý). So với doanh nghiệp và cơ sở cá thể, lao động trong các cơ sở hành chính, sự nghiệp có trình độ chuyên môn cao hơn, với số lượng lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động, trong đó nhiều lao động có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học. 4. Số cơ sở và số lao động thuộc tôn giáo, tín ngưỡng Với bề dày lịch sử nghìn năm, Hà Nội có nhiều di tích lịch sử ghi lại công danh của các danh nhân qua các thế hệ và cũng là nơi có nhiều đình, chùa tập trung cho các lễ hội truyền thống của vùng, địa phương. Tuy nhiên, qui mô các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng nhìn chung còn nhỏ, số lao động bình quân là 2 người/cơ sở. 4.1. Số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng Tổng số cơ sở khối tôn giáo tín ngưỡng là 5.156 cơ sở, tăng 31,9% so với TĐT 2012. Trong đó số cơ sở tập trung nhiều ở các huyện (chiếm 82,4%) do đây là nơi tập trung nhiều chùa chiền, di tích lịch sử được nhà nước công nhận. Các huyện có số cơ sở tôn giáo tín ngưỡng nhiều nhất là: Sóc Sơn có 449 cơ sở (tăng 271,1%), Chương Mỹ có 412 cơ sở (tăng 31,6%), Ba Vì có 371 cơ sở (tăng 65,6%) so với năm 2012. (Xem tiếp trang 34)  THỐNG KÊ VÀ CUỘC SỐNG 34 giáo, tín ngưỡng2, tăng 19,5% với 140,2 nghìn chức sắc, nhà tu hành làm việc thường xuyên tại đơn vị tăng 7,9% so với năm 2012. Mặc dù số lượng tăng nhanh nhưng quy mô của các đơn vị tôn giáo, tín ngưỡng còn nhỏ là 3,3 người/đơn vị, giảm so với mức 3,6 người/đơn vị năm 2012. Giai đoạn 2012-2017 có sự phát triển khá nhanh số lượng các đơn vị tôn giáo, tín ngưỡng thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta tôn trọng, tạo điều kiện phát triển cho hoạt động của mọi tôn giáo, tín ngưỡng chính thống của nhân dân. Tóm lại, Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy bức tranh toàn cảnh về các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp nước ta qua số lượng đơn vị và số lao 2 Là các cơ sở thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, những cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận như: Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành, các cơ sở tín ngưỡng. động. Kết quả Tổng điều tra cho thấy số lượng đơn vị và số lao động đều tăng so với năm 2012. Tuy nhiên, giai đoạn 2012-2017 có tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của giai đoạn 2007-2012. Kết quả chính thức Tổng điều tra kinh tế 2017 sẽ được công bố với hệ thống các chỉ tiêu thống kê chi tiết, đầy đủ và những phân tích chuyên sâu, chuyên đề thông qua nhiều hình thức (sách, đĩa CD, Webside, cơ sở dữ liệu vi mô và vĩ mô...) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, phục vụ công tác quản lý của Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin. Cùng với kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016, kết quả Tổng điều tra kinh tế 2017 sẽ là các căn cứ để Tổng cục Thống kê điều chỉnh quy mô GDP và một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác năm 2017. Nguồn: Báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế 2017 và thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế 2017. --------------------------------------------- Tiếp theo trang 38 4.2. Số lao động trong các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng Số lao động đang làm việc trong các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng là 7.950 người, tăng 7,5% so với TĐT năm 2012. Lao động trong khối tôn giáo, tín ngưỡng rất ít so các khối khác, lại phân bố rải rác khắp 30 quận huyện. Tại các quận, lao động trung bình là 2 lao động trên một sơ sở, các huyện lao động trung bình là 1 lao động trên một cơ sở. Huyện có nhiều lao động nhất là Sóc Sơn với số lao động là 556 lao động (tăng 82,9%), tiếp theo là Chương Mỹ là 517 lao động (tăng 29,9%), Thường Tín là 501 lao động (tăng 6,4%) so với năm 2012. Tóm lại, kết quả TĐT cơ sở kinh tế năm 2017 đã cung cấp thông tin cơ bản về các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, tôn giáo trên địa bàn Hà Nội. Với sự tăng lên nhanh chóng của số lượng cơ sở và quy mô lao động, các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp đã đóng góp nhiều vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô thời gian qua. Hà Nội xứng đáng là một trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của cả nước. Nguồn: Báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017 tại Hà Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfha_noi_qua_tong_dieu_tra_kinh_te_nam_2017.pdf
Tài liệu liên quan