Hệ thống acc và khả năng áp dụng vào các vùng nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế

The Aquaculture Certification Council helps aquaculture farms worldwide apply good practices to ensure the fulfillment of social responsibilities, protection of the environment, food safety and the tracing of the origins. The application of ACC is a trend that all shrimp farms is orienting towards so that the generated products will respond to the requirements on food hygiene, social responsibilities and environmental protection. The adoption of ACC in production assists the expansion of export to demanding markets to improve the labor efficiency, economic performance, and create a sustainable environment. In order to apply the ACC standards into white-legged shrimp culture areas in Thua Thien Hue, it is necessary to develop the infrastructure construction of modern shrimp farming, synchronized planning and have a system of water drainage before discharge into the external environment.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống acc và khả năng áp dụng vào các vùng nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012 HỆ THỐNG ACC VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀO CÁC VÙNG NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG Ở THỪA THIÊN HUẾ Tôn Thất Chất1, Phan Tiến2 1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 2Công ty Cổ phần Trường Sơn Tóm tắt. Hệ thống ACC (Aquaculture Certification Council) giúp cơ sở nuôi thủy sản áp dụng các hoạt động quản lý tốt đảm bảo trách nhiệm xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm và truy nguyên nguồn gốc. Việc áp dụng ACC đang là một xu thế mà tất cả các vùng nuôi tôm muốn hướng đến để sản phẩm tạo ra đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường nuôi. Việc áp dụng tiêu chuẩn ACC trong sản xuất giúp mở rộng xuất khẩu sang những nước khó tính nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế, tạo môi trường nuôi bền vững. Muốn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ACC vào các vùng nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế cần xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng nuôi tôm hiện đại, quy hoạch đồng bộ, có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Từ khóa: tiêu chuẩn ACC; tôm chân trắng. 1. Đặt vấn đề Hội đồng Chứng nhận Nuôi trồng thủy sản (ACC) là một tổ chức liên minh nuôi trồng toàn cầu sáng lập giữa năm 2002. Đây là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ có nhiệm vụ chứng nhận các cơ sở nuôi thủy sản áp dụng các hoạt động quản lý tốt đảm bảo trách nhiệm xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm và truy nguyên nguồn gốc tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới. Một phần nhiệm vụ của ACC là giúp giáo dục cộng đồng nuôi trồng thủy sản biết đến lợi ích của việc áp dụng thực hành quản lý tốt nhất, áp dụng các công nghệ tiến bộ khoa học, có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu ngày càng tăng đối với nhu cầu thủy sản an toàn và lành mạnh, gắn sản xuất một cách có trách nhiệm với môi trường và xã hội. Vì vậy, áp dụng ACC có những lợi ích sau: - Phù hợp với xu hướng nuôi trồng và chế biến bền vững của xu thế toàn cầu hóa hiện nay. - Tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến phân phối. 46 - Giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong việc ký kết hợp đồng, đấu thầu, nâng tầm của nhà sản xuất đối với trong nước và quốc tế. - Đây được xem là bộ tiêu chuẩn có tính chất toàn cầu, có thể áp dụng ở các nước . - Các tiêu chuẩn này ra đời do yêu cầu của nhà nhập khẩu, người tiêu dùng không chỉ về chất lượng của sản phẩm mà còn cả trách nhiệm xã hội, an toàn, bền vững môi trường sinh thái. - Xây dựng vùng nuôi bền vững, hạn chế dịch bệnh và ảnh hưởng của các loại kháng sinh, hóa chất. - Đáp ứng qui định của Nhà nước về quản lý chất lượng trong hiện tại và tương lai. - Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời với các vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát từ khâu sản xuất đến thu hoạch. - Chi phí thấp, hiệu quả cao do giảm thiểu được chi phí đền bù khiếu kiện, tái chế sản phẩm nếu sản phẩm cung cấp ra thị trường không đảm bảo chất lượng như đã công bố. 2. Khả năng áp dụng tiêu chuẩn ACC vào các vùng nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế 2.1. Cơ sở của việc áp dụng ACC vào các vùng nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế 2.1.1. Chủ trương chính sách Theo Quyết định số 621/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 19.516 tấn trong đó tôm chân trắng 9.316 tấn. Năm 2020, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 24.116 tấn, trong đó tôm chân trắng thâm canh công nghiệp trên vùng cát ven biển có sản lượng 12.116 tấn (Sở NN&PTNT, Thừa Thiên Huế 2010). Giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư xây dựng 1064 ha diện tích nuôi tôm chân trắng thâm canh công nghiệp trên vùng cát ven biển, tăng bình quân 7,95%/ năm, tăng 741,26 ha so với diện tích thực hiện năm 2010. (Quyết định điều chỉnh qui hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020). Mặt khác, dịch bệnh luôn là vấn đề lo ngại của nghề nuôi tôm. Năm 2010 Thừa Thiên Huế, có gần 1.000 ha tôm bị bệnh trên tổng số 3.600 ha nuôi tôm (Website Chính Phủ VN, 23/08/2011), chủ yếu là bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, còi, bệnh do môi 47 trườngTheo thống kê của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, đến ngày 26/5/2011, toàn tỉnh có hơn 33ha tôm nuôi bị chết; trong đó, có 4,1ha ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng, 28,9ha ao nuôi tôm bị bệnh về môi trường, đầu vàng, còi tập trung ở các huyện Phú Lộc 14ha; Phú Vang 16ha; Hương Trà và Quảng Điền 3ha. Huyện Phong Điền là địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển nuôi tôm, đặc biệt nuôi thâm canh có tính chất công nghiệp. Từ 24/02/2011, huyện chủ trương không đào hồ nuôi tôm khi không có quy hoạch chi tiết khu nuôi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chứng chỉ đào tạo nghề nuôi tôm trên cát. Những hộ đã đào hồ nuôi tôm, phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xả thải theo đúng quy trình kỹ thuật. Từ 1/6/2011, không thả nuôi nếu không hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Những khu nuôi chuẩn đã hình thành và mới xây dựng, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản. Giao trách nhiệm UBND các xã theo dõi, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm. UBND các xã phối hợp với các ban, ngành liên quan thành lập tổ sản xuất, xây dựng quy chế quản lý trong từng vùng nuôi. Cá nhân tham gia nuôi tôm có trách nhiệm hợp tác trong việc kiểm tra, giám sát con giống, bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh (SUDA, 2007). Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với trạm Khuyến Nông Lâm Ngư, trạm Thú y theo dõi, kiểm dịch chất lượng con giống, không thả nuôi với các trường hợp không qua kiểm dịch con giống; hướng dẫn hộ nuôi đảm bảo quy trình kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh, quy định mật độ thả nuôi phù hợp. Huyện đã chọn 10 ha ở xã Điền Hương xây dựng khu nuôi tôm mẫu, hệ thống xử lý nước thải khép kín, hiện đại. Bảng 1. Diện tích nuôi tôm chân trắng vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010 TT Doanh nghiệp, nhóm hộ gia đình Địa điểm nuôi DT cấp, cho thuê (ha) DT thực hiện (ha) DT ao đưa vào nuôi (ha) 1 Cty Cp Trường Sơn Điền Hương, Điền Lộc, Điền Hoà, Phong Điền 139,57 70,94 55 2 Cty CP Trường Phú Điền Môn, Điền Lộc, Phong Điền 93,49 56 32 3 Cty TNHH Hawaii Điền Hương, Phong Điền 48,95 34,6 16 4 Cty Đông Phương Phong Hải, Phong Điền 20 9,2 6 5 Cty Thiên An Phú Điền Hương, Phong Điền 10 0 0 48 6 Cty CP group Điền Hương,Phong Điền 80 0 0 7 Cty CP Song Phú Điền Môn, Phong Điền 51,5 0 0 8 Hộ và nhóm hộ Huyện Phong Điền 68 76 76 9 Cty Thiên Phú An Vinh An, Phú Vang 50 50 35 10 Các hộ nuôi Quảng Ngạn, Quảng Điền 0 6 6 11 Các hộ nuôi Huyện Phú Lộc 0 20 12 Tổng cộng: 561,51 322,74 238 (Nguồn: Quy hoạch NTTS nước mặn lợ năm 2010 đến 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế - 2010) 2.1.2. Điều kiện tự nhiên Các vùng nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế tập trung ở vùng cát ven biển, chiếm 8,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh [Địa chí Thừa Thiên Huế, 2005], gồm cồn cát trắng vàng và đất cát biển, phân bố ở các xã thuộc huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, Hương Trà. Địa hình tương đối bằng phẳng hơi dốc về phía biển, thuận lợi cho việc thoát nước thải ra biển. Nguồn nước dồi dào, chất lượng tốt, độ mặn cao (29-32‰), nguồn nước ngọt phong phú, chủ yếu là nước ngầm. Khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao, đảm bảo cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt. 2.1.3. Cơ sở hạ tầng Hiện nay nghề nuôi tôm chân trắng của tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối phát triển ở Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền, diện tích lớn nhất tập trung ở huyện Phong Điền. Công trình cấp nước mặn được bố trí theo từng tiểu khu nuôi, tổng công suất 4.000m3/giờ, với hai hệ thống cấp nước ngọt, một trạm ở xã Điền Hương, công suất 1.800m3/giờ, phục vụ tiểu khu nuôi Điền Môn và Điền Hương. Hệ thống kênh thoát nước được quy hoạch khá chi tiết, bao gồm kênh thoát nước ao nuôi và tự nhiên. Đã đầu tư xây dựng 8 trạm biến áp hạ thế với tổng công suất 1888 KVA, đường trục chính song song với bờ biển nối liền 10 thôn ven biển của 5 xã sẽ được xây dựng. Đường giao thông được xây dựng tương đối hoàn thiện, bê tông hóa đến tận các khu nuôi tôm tạo thuận lợi cho việc vận chuyển trang thiết bị, hóa chất, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm. 2.1.4. Nguồn nhân lực Thừa Thiên Huế có nguồn lao động 557.189 người (Niên giám thống kê, 2010). Trên địa bàn tỉnh có cơ sở đào tạo chuyên ngành nông lâm ngư nghiệp, các Viện nghiên cứu, hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm chất lượng, đội ngũ các nhà khoa học trong lĩnh vực nông lâm ngư giàu kinh nghiệm, kỹ sư trẻ mới tốt nghiệp đủ số lượng và chất lượng phục vụ ngành thủy sản. 49 2.2. Thuận lợi, khó khăn, khả năng áp dụng ACC vào các vùng nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế 2.2.1. Thuận lợi Việc áp dụng ACC vào sản xuất giúp tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bền vững hệ sinh thái, môi trường, tạo phương pháp sản xuất hiện đại, gắn kết và ràng buộc trách nhiệm giữa người sản xuất và người tiêu dùng, tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Là giấy thông hành để các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn ACC dễ dàng thâm nhập những thị trường khó tính, xuất khẩu sang các nước EU, Nhật, Mỹ Phù hợp với chính sách phát triển chung của tỉnh, địa phương, xây dựng vùng nuôi tôm chân trắng công nghiệp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 2.2.2. Khó khăn - Đa số người nuôi chưa hiểu biết về vấn đề nuôi tôm an toàn, tiêu chuẩn quốc tế về nuôi an toàn ACC, GAP (Good Aquaculture Practice – thực hành nuôi trồng thủy sản tốt), GLOBAL GAP (Global Good Agricultural Practices – Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu). - Sản xuất theo ACC đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức, làm theo kỹ thuật mới, tuân thủ những nguyên tắc, thực hiện thường xuyên, thành thói quen chứ không chỉ trong thời gian thử thách để được cấp chứng chỉ. - Đa số các vùng nuôi đã được nhà nước và chính quyền địa phương quy hoạch nhưng vì lợi nhuận nên người nuôi tiến hành xây dựng ao thiếu quy hoạch, không đăng ký quyền sử dụng đất, không xây dựng hệ thống chứa và xử lý nước thải. - Chi phí đầu vào để xây nhà kho, nhà vệ sinh, hệ thống chứa, xử lý nước thải, các hạng mục khác phù hợp với tiêu chuẩn ACC tương đối lớn. - Chi phí chứng nhận ACC lần đầu và phí duy trì chứng nhận hàng năm khá cao. - Do việc đăng ký và áp dụng các tiêu chuẩn vào quá trình nuôi còn phức tạp, yêu cầu cao so với hiện trạng của các vùng nuôi trong tỉnh nên ít cơ sở áp dụng . 2.2.3. Khả năng áp dụng của ACC vào các vùng nuôi tôm chân trắng của tỉnh Thừa Thiên Huế Huyện Phong Điền và Phú Vang có 8 doanh nghiệp được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phong Điền, Phú Vang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 342 ha chiếm 70% trong 494 ha, gồm công ty Hawaii (49ha), Đông Phương (45,4 ha), Trường Phú (92,8 ha), Trường Sơn (140,6ha), Thiên An Phú (15ha), 5 nhóm hộ gia đình (55,1 ha) và các hộ nuôi tôm trên cát theo hướng tự phát chiếm 30% diện tích. Theo tiêu chuẩn BAP về quản lý chất lượng nước, hiện nay ở các vùng nuôi tôm chân trắng của tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 5% công ty nuôi tôm đảm bảo tiêu 50 chuẩn môi trường về nước thải và chất thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Khoảng 50% các trang trại nuôi tôm chân trắng đảm bảo sử dụng nguồn giống có chất lượng cao, không sử dụng kháng sinh hóa chất trong danh mục cấm nhưng chỉ có 10% cơ sở nuôi có quá trình lưu giữ hồ sơ để truy xuất nguồn gốc sản phẩm và ghi chép các thông tin từng ao, từng chu kỳ sản xuất từ khâu thả giống, chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển đến các nhà máy chế biến. (Sở NN & PTNT, TTHuế 2010). 2.2.4. Một số giải pháp đưa ACC vào các vùng nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế Đối với các vùng nuôi lớn chưa áp dụng ACC: - Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cần xây dựng chiến lược tổng thể triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ACC cho các vùng nuôi trong tỉnh. - Quy hoạch xây dựng ao hồ đảm bảo tiêu chuẩn, hệ thống ao xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường... để đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn của ACC. - Xúc tiến liên kết, phối hợp hành động với các tổ chức trong và ngoài nước để đẩy mạnh việc áp dụng ACC hiệu quả ở các vùng nuôi. - Tổ chức các chương trình đào tạo, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người nuôi về nuôi tôm an toàn theo tiêu chuẩn ACC. - Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, tạo mối liên kết giữa nhà sản xuất và chế biến. - Đẩy mạnh đầu tư của nhà nước và tư nhân vào các lĩnh vực giám sát, quản lý chất lượng nước, dư lượng hoá chất. - Xây dựng các dự án thí điểm áp dụng tiêu chuẩn ACC vào các vùng nuôi tôm của tỉnh. Đối với các hộ nuôi có diện tích nhỏ, tuyên truyền hiểu biết về lợi ích của ACC, tích cực qui hoạch, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, khuyến khích phát triển nuôi theo hướng công nghiệp. 3. Kết luận Việc áp dụng ACC đang là một xu thế mà tất cả các vùng nuôi tôm muốn hướng đến để sản phẩm tạo ra đáp ứng nhu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường nuôi, mở rộng xuất khẩu sang những nước khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, EU, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và tạo ra môi trường nuôi bền vững. Muốn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ACC vào các vùng nuôi tôm chân trắng ở Thừa Thiên Huế cần xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng nuôi tôm hiện đại, quy hoạch đồng bộ, có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài. 51 ACC GAA (Globe Aquaculture Alliance) Liên minh nuôi trng thy sn toàn cu ACC (Aquaculture Certification council) Hội đồng chứng nhận nuôi trồng thủy sản Tiêu chuẩn BAP (Best Aquacultue Pratices) 1. Quyền sở hữu, chế độ quản lý đồng thuận 2. Những mối quan hệ cộng đồng 3. Quan hệ người lao động và an toàn cho công nhân 4. Bảo vệ rừng ngập mặn 7. Bảo vệ đất và nước 5. Quản lý chất lượng nước 6. Quản lý chất thải rắn 11. Vệ sinh phòng bệnh do vi khuẩn 8. Nguồn giống Postlarvae 9. Bảo quản và huỷ bỏ hàng hoá của trại nuôi 10. Quản lý thuốc và hoá chất 12. Thu hoạch và vận chuyển 13. Hồ sơ lưu trữ Trách nhiệm xã hội Trách nhiệm môi trường An toàn thực phẩm Truy xuất nguồn gốc SƠ ĐỒ THỂ HIỆN NỘI DUNG ACC 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Địa chí Thừa Thiên Huế. Nxb. Khoa học xã hội, 2005. 2. NACA. Đẩy mạnh thực hành quản lý tốt hơn (BMP), thực hành nuôi tốt (GAP) và Thực hành nuôi có trách nhiệm (CoC) đối với các mô hình nuôi, 2008. 3. Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quy hoạch NTTS nước mặn lợ năm 2010 đến 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010. 5. SUDA. Báo cáo của tư vấn khu vực - Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, Chương trình Hỗ trợ ngành Thủy sản Pha II (FSPS II), 2007. 6. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định điều chỉnh qui hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, 2011 7. Vân Phong, Phong Điền mạnh tay với nghề nuôi tôm tự phát. Báo Thừa Thiên Huế, 2011. AQUACULTURE CERTIFICATION COUNCIL (ACC) SYSTEM AND APPLICATION TO WHITE LEG SHRIMP CULTURE AREAS IN THUA THIEN HUE Ton That Chat1, Phan Tien2 1College of Agriculture and Forestry, Hue University 2Truong Son Joint Stock Company Abstract. The Aquaculture Certification Council helps aquaculture farms worldwide apply good practices to ensure the fulfillment of social responsibilities, protection of the environment, food safety and the tracing of the origins. The application of ACC is a trend that all shrimp farms is orienting towards so that the generated products will respond to the requirements on food hygiene, social responsibilities and environmental protection. The adoption of ACC in production assists the expansion of export to demanding markets to improve the labor efficiency, economic performance, and create a sustainable environment. In order to apply the ACC standards into white-legged shrimp culture areas in Thua Thien Hue, it is necessary to develop the infrastructure construction of modern shrimp farming, synchronized planning and have a system of water drainage before discharge into the external environment. Keywords: ACC (Aquaculture Certification Council), White leg shrimp (Litopenaeus vannamei).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhe_thong_acc_va_kha_nang_ap_dung_vao_cac_vung_nuoi_tom_chan.pdf