Những phân tích trên cho thấy, quy định
của Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện bước
phát triển mới về tính tối thượng của Hiến
pháp và thượng tôn pháp luật trong NNPQ
XHCN Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để
bảo đảm cho tính tối thượng của Hiến pháp
và sự thượng tôn pháp luật hiện diện thường
trực trong đời sống của Nhà nước và xã hôi,
chúng tôi cho rằng, cần thực hiện một số giải
pháp sau:
3.1. Thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp
Như đã phân tích ở trên, việc Hiến pháp
trao nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp cho nhiều
chủ thể dẫn tới không có chủ thể nào thực sự
chuyên trách để bảo vệ Hiến pháp. Bên cạnh
đó, cho đến nay, cơ chế bảo vệ Hiến pháp vẫn
chưa được cụ thể hóa. Việc thiếu vắng cơ chế
bảo vệ Hiến pháp dẫn tới hệ lụy sau: Hiến
pháp sẽ trở nên hình thức và sẽ không phát
huy được vai trò tối quan trọng của nó trong
đời sống Nhà nước và xã hội; các giá trị tốt
đẹp của Hiến pháp không được bảo vệ sẽ
không thể phát huy tác động tích cực của nó
trong đời sống xã hội; tình trạng xem nhẹ
Hiến pháp từ phía người dân và các cơ quan
nhà nước tất yếu dẫn tới tình trạng coi thường
pháp luật và lạm quyền. Để loại bỏ những
nguy cơ này, trong thời gian, chúng ta cần
phải xây dựng được một cơ chế bảo vệ Hiến
pháp. Việc định hình cơ chế nào là phù hợp
sẽ cần những nghiên cứu thêm cả từ góc độ
lý luận và thực tiễn để làm cơ sở. Song, có thể
xem xét một trong hai phương án, đó là trao
thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp cho TANDTC
trên cơ sở nâng cấp thẩm quyền mà hiện Tòa
án đang có theo quy định tại khoản 7 Điều 2
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 hoặc
thành lập Hội đồng Hiến pháp như trong dự
thảo Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp năm 1992
(bản lấy ý kiến nhân dân từ tháng 1 năm 2013
đến hết tháng 3 năm 2013).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển trong tư tưởng nhà nước pháp quyền về tính tối thượng của hiến pháp và thượng tôn pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Số 11 (411) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
TRONG TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VỀ TÍNH TỐI THƯỢNG
CỦA HIẾN PHÁP VÀ THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT1
Tô Văn Hòa*
* PGS. TS. Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Nhà nước pháp quyền, tối
thượng của Hiến pháp, thượng tôn pháp
luật, Hiến pháp năm 2013.
Lịch sử bài viết:
Ngày nhận bài : 15/4/2020
Biên tập : 05/5/2020
Duyệt bài : 09/5/2020
Article Infomation:
Keywords: Rule of law state;
supremacy of the Constitution; law
supremacy; the Constitution of 2013.
Article History:
Received : 15 Apr. 2020
Edited : 05 May. 2020
Approved : 09 May. 2020
Tóm tắt:
Thượng tôn pháp luật là một thuộc tính không thể thiếu và là yếu
tố cốt lõi nhất của bất cứ mô hình nhà nước pháp quyền (NNPQ)
nào cho dù là mô hình trong lý luận hay mô hình trong thực tiễn.
Một đất nước không thể có NNPQ đúng nghĩa nếu trên đất nước
đó không có sự thượng tôn pháp luật mà trước tiên là tính tối
thượng của Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã có
những quy định mới thể hiện được sự phát triển khá rõ nét trong
tư tưởng và trong nhận thức về tính tối thượng của Hiến pháp và
thượng tôn pháp luật ở Việt Nam.
Abstract:
The law supremacy is an indispensable attribute and the most
essential element of any model of the rule of law state wherever it
is theoretical model or practical model. A country cannot be a truly
proper rule of law state if it does not have any attribute of law
supremacy, but first of all is the supremacy of the Constitution.
The 2013 Constitution of Vietnam has new regulations showing
the clear developments of ideology and the awareness of the
supremacy of the Constitution and the law supremacy in Vietnam.
1 Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ Đề tài 505.01-2018.03 do Quỹ phát triển khoa học và công
nghệ Quốc gia (NAFOSTED) tài trợ.
1. Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển
trong tư tưởng nhà nước pháp quyền về
tính tối thượng của Hiến pháp
“Tính tối thượng của Hiến pháp” có thể
hiểu là sự ghi nhận về hiệu lực tối cao của
Hiến pháp trong hệ thống pháp luật về mặt
lý luận và sự tuân thủ nghiêm chỉnh Hiến
pháp trong đời sống chính trị, đời sống nhà
nước và xã hội. “Tính tối thượng của Hiến
pháp” có nghĩa là trong toàn bộ hệ thống
chính trị không thể có bất cứ lực lượng nào
được phép đứng trên Hiến pháp, cho dù là
Số 11 (411) - T6/20204
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
2 Điều 146 Hiến pháp năm 1980.
3 Xem Điều 146 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
theo quy định rõ ràng hay ẩn dụ. Tính tối
thượng của Hiến pháp đóng vai trò cực kỳ
quan trọng đối với NNPQ cả về lý luận và
trong đời sống thực tiễn. Hiến pháp điều
chỉnh các mối quan hệ cơ bản, quan trọng
nhất trong một quốc gia, đặc biệt là các mối
quan hệ liên quan tới cách thức tổ chức thực
hiện quyền lực nhà nước, cách thức tổ chức,
vận hành của các cơ quan nhà nước từ trung
ương đến địa phương, các mối quan hệ cơ
bản giữa Nhà nước và công dân. Nếu Hiến
pháp thực sự giữ vị trí tối thượng trong đời
sống nhà nước và đời sống xã hội thì các giá
trị cơ bản và tiến bộ trong Hiến pháp sẽ được
tuân thủ đầy đủ, bộ máy nhà nước nhờ đó
mới có thể vận hành được và các lý tưởng
của NNPQ mới có thể được hiện thực hóa.
Nếu Hiến pháp không thực sự đóng vai trò
tối thượng thì Hiến pháp chỉ là biểu tượng,
hình thức. Khi đó, sẽ có những lực lượng
đứng trên Hiến pháp, đất nước sẽ được điều
hành không bởi pháp luật mà bởi ý chí chủ
quan của các cá nhân nắm giữ chức vụ.
Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện bước
phát triển mới về tính tối thượng của Hiến
pháp Việt Nam, thể hiện qua các quy định về
hiệu lực của Hiến pháp, bảo vệ Hiến pháp và
thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp.
- Hiệu lực của Hiến pháp
Hiệu lực cao nhất của Hiến pháp đã
được khẳng định từ lâu về mặt nhận thức và
lý luận. Trong bản “Yêu sách của nhân dân
An Nam”, Nguyễn Ái Quốc đã yêu cầu thực
dân Pháp ban hành Hiến pháp và áp dụng
chế độ cai trị bằng pháp quyền ở Việt Nam
với câu nói nổi tiếng:
“Bảy xin Hiến pháp ban hành.
Trăm điều phải có thần linh, pháp
quyền”.
Tuy nhiên, trong Hiến pháp năm 1946,
Hiến pháp năm 1959 không có quy định về
hiệu lực của Hiến pháp. Hiến pháp năm
1980 lần đầu tiên quy định về hiệu lực của
Hiến pháp với nội dung:
“Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của nhà nước,
có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản
pháp luật khác phải phù hợp với Hiến
pháp”2.
Quy định này sau đó được nhắc lại trong
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001)3.
Hiến pháp năm 2013 tiếp tục phát huy
tinh thần trên đây của Hiến pháp năm 1980
và 1992 song ở mức độ phát triển thêm một
bước. Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy
định: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có
hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp
luật khác phải phù hợp với Hiến pháp”.
Nếu trong Hiến pháp năm 1980 và 1992
Hiến pháp được coi là “luật cơ bản của nhà
nước” thì ở Hiến pháp năm 2013 đã ghi
nhận Hiến pháp là “luật cơ bản của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
(CHXHCN). Một chữ khác biệt song lại thể
hiện sự phát triển một bước lớn về nhận
thức. Trong khoa học chính trị và khoa học
pháp lý, “nước” là thực thể bao gồm ba yếu
tố hợp thành: lãnh thổ, dân cư và bộ máy
quản lý với một hệ thống pháp luật bao trùm
trên phạm vi lãnh thổ và dân cư; trong khi
đó, “nhà nước” được hiểu là bộ máy, một bộ
phận hợp thành của “nước”. Nhân danh
“nước CHXHCN Việt Nam” tức là nhân
danh những giá trị gì được gọi là cao cả nhất,
lớn lao nhất tồn tại trên lãnh thổ quốc gia.
Hiến pháp là luật cơ bản của nước
CHXHCN Việt Nam có nghĩa rằng Hiến
pháp là luật cơ bản không phải chỉ đối với
Nhà nước mà còn đối với toàn xã hội và các
chủ thể trong đó. Chính vì vậy, hiệu lực pháp
lý cao nhất của Hiến pháp đối với “nước” thì
cũng có nghĩa là giá trị tối cao đối với không
chỉ bộ máy nhà nước mà còn đối với bất kỳ
người dân, tổ chức hay chủ thể nào trong xã
hội. Khi nói Hiến pháp là luật cơ bản của
nước còn có nghĩa Hiến pháp chứa đựng giá
trị cao nhất, nền tảng nhất của cả quốc gia,
dân tộc. Hiến pháp, do đó, có hiệu lực tối cao
đối với bất kỳ hành vi hay công cụ pháp lý
nào của các cơ quan nhà nước cũng như
hành vi của các chủ thể khác trong xã hội.
- Vấn đề bảo vệ Hiến pháp
Bảo vệ Hiến pháp đóng vai trò quyết
định bảo đảm tính tối thượng của Hiến pháp.
Nếu các vi phạm Hiến pháp không xác định
được và không có biện pháp xử lý, người vi
phạm Hiến pháp không phải gánh chịu chế
tài thì Hiến pháp chỉ mang tính hình thức.
Để bảo vệ Hiến pháp, các NNPQ đều xây
dựng thiết chế bảo vệ mạnh mẽ. Nước Đức
có Tòa án Hiến pháp liên bang, nước Pháp
có Hội đồng bảo hiến, nước Mỹ có Tòa án
tối cao. Có thể nói rằng, thiếu cơ chế bảo vệ
Hiến pháp thì sẽ không thể có được NNPQ
đúng nghĩa.
Trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, sự
xuất hiện của Hiến pháp không đồng thời với
nhu cầu bảo vệ Hiến pháp. Hiến pháp năm
1946 chưa có điều khoản nào quy định về
vấn đề bảo vệ Hiến pháp. Hiến pháp năm
1959 cũng không đề cập tới vấn đề bảo vệ
Hiến pháp, song đã có một điều khoản quy
định về thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật
trái với Hiến pháp. Hiến pháp năm 1980 về
cơ bản giữ nguyên quy định của Hiến pháp
năm 1959, theo đó cũng là Hội đồng nhà
nước có thẩm quyền “đình chỉ thi hành và
sửa đổi hoặc bãi bỏ những nghị quyết, nghị
định, quyết định của Hội đồng bộ trưởng trái
với Hiến pháp, luật và pháp lệnh”4. Ở Hiến
pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
thẩm quyền xử lý các văn bản trái với Hiến
pháp được bổ sung đáng kể. Theo đó, ngoại
trừ các văn bản do Quốc hội ban hành, văn
bản pháp luật trái với Hiến pháp của tất cả
các cơ quan nhà nước ở trung ương và cấp
tỉnh, từ Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ, TANDTC,
VKSNDTC tới HĐND, UBND cấp tỉnh đều
có thể bị đình chỉ thi hành hoặc bãi bỏ.
Ở Hiến pháp năm 2013, các quy định về
thẩm quyền và phạm vi các cơ quan có thể
bị xử lý văn bản pháp luật vi hiến được kế
thừa hoàn toàn từ Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi, bổ sung năm 2001)5. Bên cạnh đó, Hiến
pháp năm 2013 cũng bổ sung một số quy
định thể hiện quan điểm, tư tưởng mới đáng
chú ý về bảo vệ Hiến pháp trong NNPQ
XHCN Việt Nam. Đó là lần đầu tiên trong
lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm
2013 đề cập vấn đề bảo vệ Hiến pháp và cơ
chế bảo vệ Hiến pháp. Khoản 2 Điều 119
Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,
Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan
khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có
trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp”. “Cơ chế
bảo vệ Hiến pháp do luật định”.
Mặc dù quy định trên vẫn còn khá chung
chung ở góc độ giao trách nhiệm cụ thể
trong việc bảo vệ Hiến pháp. Tuy nhiên, điều
khoản này đã thể hiện được ba điểm phát
triển quan trọng trong nhận thức chung về
vấn đề bảo vệ Hiến pháp.
Thứ nhất, nó cho thấy nhu cầu bảo vệ
Hiến pháp đã được thể hiện rất rõ. Thuật ngữ
5Số 11 (411) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
4 Khoản 8 Điều 100 Hiến pháp năm 1980.
5 Xem khoản 10 Điều 70, khoản 4 và 7 Điều 74, khoản 4 Điều 98 Hiến pháp năm 2013.
“bảo vệ Hiến pháp” lần đầu tiên được đề cập
trong Hiến pháp cho thấy nhận thức rõ ràng
về vấn đề này.
Thứ hai, trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp
đã được đề cập. Mặc dù trách nhiệm này vẫn
chưa được quy định cho một cơ quan cụ thể
song nó cho thấy rõ hơn nhận thức đối với
vấn đề này.
Thứ ba, cơ chế bảo vệ Hiến pháp cũng
đã được đề cập. Mặc dù Điều 119 không quy
định rõ song khi nói tới cơ chế bảo vệ Hiến
pháp có thể hiểu là phải có các thiết chế
chuyên trách về bảo vệ Hiến pháp đồng thời
có các thủ tục để các cáo buộc vi phạm Hiến
pháp được xem xét và kết luận công khai.
Rõ ràng, quy định trên đây là sự phát
triển mới, đáng kể trong nhận thức và trong
tư tưởng chung về vai trò tối thượng của
Hiến pháp và nhu cầu đối với việc xây dựng
cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở nước CHXHCN
Việt Nam.
Một quy định khác của Hiến pháp năm
2013 có tác dụng gián tiếp tới vấn đề bảo vệ
Hiến pháp. Đó là quy định: “Tòa án có
nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân”6. Căn cứ điều khoản
này, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014
quy định một số quyền hạn của Tòa án trong
quá tình xét xử, trong đó có quyền: “phát
hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm
quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ
văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị
quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm
quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả
xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy
định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải
quyết vụ án”7. Quy định này cho phép bất kỳ
Tòa án nào khi phát hiện các văn bản trái với
Hiến pháp, cho dù đó là luật do Quốc hội
ban hành, có quyền chưa áp dụng văn bản
đó để giải quyết vụ án mà mình đang thụ lý
và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa
đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản đó. Các cơ
quan nhận kiến nghị phải trả lời cho Tòa án
và Tòa án có quyền chỉ tiếp tục giải quyết vụ
án sau khi đã nhận được câu trả lời. Như vậy,
mặc dù không trực tiếp quy định Tòa án có
quyền xem xét tính vi hiến của các văn bản
pháp luật, song có thể nói, quy định này đã
cho phép Tòa án “tạm đình chỉ” hiệu lực của
văn bản pháp luật, kể cả các đạo luật, có dấu
hiệu vi hiến hoặc không hợp pháp. Có thể
coi đây như bước khởi đầu, cho quyền bảo
hiến của Tòa án Việt Nam.
- Thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp
“Quy trình làm Hiến pháp có vai trò đặc
biệt quan trọng trong hoạt động lập hiến.
Một bản Hiến pháp được xây dựng theo một
quy trình, công nghệ dân chủ, khoa học,
hoàn hảo các bước, các thủ tục quy định chặt
chẽ, logic thì chắc chắn sẽ cho ra đời một sản
phẩm là Hiến pháp có chất lượng tốt”8. Tuy
vậy, quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp không
chỉ có tác dụng bảo đảm chất lượng của bản
Hiến pháp mà nó còn phản ánh quan niệm
về hiệu lực của Hiến pháp. Hiến pháp là luật
cơ bản, có hiệu lực pháp lý tối cao của một
quốc gia thì nó cũng phải có thủ tục làm, sửa
đổi, bổ sung tương ứng. Ngược lại thông qua
các bước, các thủ tục trong quy trình lập
pháp cũng có thể đánh giá được quan niệm,
quan điểm về sự coi trọng Hiến pháp trong
đời sống mọi mặt của một quốc gia đó. Quy
trình, thủ tục Hiến pháp được thiết kế càng
chặt chẽ, với sự tham gia và quyền quyết
định của người dân càng rộng rãi thì uy tín
Số 11 (411) - T6/20206
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
6 Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013.
7 Khoản 7 Điều 2 Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014.
8 Hoàng Thế Liên, Hiến pháp năm 2013 – Những điểm mới mang tính đột phá, Nxb. Tư pháp, 2015, tr.285.
chính trị đem lại cho Hiến pháp càng cao và
tương ứng với đó là sự coi trọng tính tối
thượng của Hiến pháp càng rõ rệt.
Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, bản
Hiến pháp đầu tiên – Hiến pháp năm 1946 –
đã có quy định về thủ tục sửa đổi Hiến pháp,
cho đến bây giờ vẫn được đánh giá là rất ưu
việt. Trước tiên, thủ tục sửa đổi Hiến pháp
chỉ được khởi động khi có hai phần ba tổng
số thành viên của Nghị viện yêu cầu; sau đó
Nghị viện bầu một Ban dự thảo những điều
thay đổi trong Hiến pháp; cuối cùng, những
điều thay đổi sau khi được Nghị viện ưng
thuận thì phải được toàn dân phúc quyết9.
Phúc quyết được hiểu là sự quyết định cuối
cùng của người dân đối với nội dung dự kiến
thay đổi của Hiến pháp thông qua thủ tục
trưng cầu ý dân.
Hiến pháp năm 1959 không kế thừa quy
trình sửa đổi Hiến pháp trên đây của Hiến
pháp năm 1946. Hiến pháp này quy định rất
đơn giản về việc sửa đổi Hiến pháp với hai
nội dung: chỉ có Quốc hội mới có quyền sửa
đổi Hiến pháp, việc sửa đổi phải được ít nhất
là hai phần ba tổng số ĐBQH biểu quyết tán
thành10. Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) kế
thừa toàn bộ quy định trên đây của Hiến
pháp năm 1959 về vấn đề sửa đổi Hiến
pháp11.
Hiến pháp năm 2013 thay đổi gần như
toàn bộ quy định về sửa đổi Hiến pháp của
ba bản Hiến pháp trước đó.
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 lần đầu
tiên tách biệt giữa “làm” Hiến pháp và “sửa
đổi” Hiến pháp, mặc dù chỉ quy định một
quy trình chung cho cả thủ tục “làm” và “sửa
đổi” Hiến pháp. Về mặt lý luận, “làm Hiến
pháp” được biểu là việc ban hành một bản
Hiến pháp mới trên cơ sở chấm dứt hiệu lực
của bản Hiến pháp cũ; “sửa đổi Hiến pháp”
là việc thay đổi, bổ sung một số điều khoản
trong bản Hiến pháp cũ trên cơ sở tiếp tục
duy trì hiệu lực của bản Hiến pháp đó12.
Thứ hai, quy trình làm, sửa đổi Hiến
pháp được quy định khá rõ ràng trong Hiến
pháp. Quy trình đó được bắt đầu bởi một
trong số các chủ thể có quyền đề nghị làm,
sửa đổi Hiến pháp, bao gồm Chủ tịch nước,
UBTVQH, Chính phủ hoặc ít nhất một phần
ba tổng số đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Đề
nghị làm, sửa đổi Hiến pháp phải được ít
nhất hai phần ba tổng số ĐBQH biểu quyết
tán thành – một quy định được kế thừa từ
Hiến pháp năm 1946. Sau khi tán thành,
Quốc hội thành lập một Ủy ban dự thảo Hiến
pháp. Trong quá trình dự thảo, Ủy ban dự
thảo Hiến pháp phải tổ chức lấy ý kiến Nhân
dân trước khi trình Quốc hội xem xét, thông
qua với tỷ lệ ít nhất hai phần ba tổng số
ĐBQH biểu quyết tán thành13. Về cơ bản,
quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp theo Hiến
pháp năm 2013 kế thừa các quy định tương
ứng của Hiến pháp năm 1946.
Thứ ba, sự tham gia của người dân vào
quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp là khá đáng
kể. Quy trình đó yêu cầu ít nhất phải có sự
tham gia góp ý của Nhân dân vào dự thảo
Hiến pháp trước khi dự thảo này được trình
ra Quốc hội14. Hiến pháp năm 2013 cũng
quy định khả năng Nhân dân đóng vai trò là
chủ thể quyết định tới việc có hay không ban
hành dự thảo Hiến pháp thông qua thủ tục
trưng cầu ý dân. Tuy nhiên, theo quy định
của Hiến pháp năm 2013, thủ tục trưng cầu
7Số 11 (411) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
9 Điều thứ 70 Hiến pháp năm 1946.
10 Điều 112 Hiến pháp năm 1959.
11 Xem Điều 147 Hiến pháp năm 1980; Điều 147 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
12 Khoản 1 Điều 120 Hiến pháp năm 2013.
13 Điều 120 Hiến pháp năm 2013.
14 Khoản 3 Điều 120 Hiến pháp năm 2013.
ý dân về Hiến pháp không phải là thủ tục bắt
buộc và chỉ được tiến hành theo quyết định
của Quốc hội15.
Như vậy, các quy định của Hiến pháp
năm 2013 cho thấy, quan niệm về tính tối
thượng của Hiến pháp đã khá hoàn chỉnh. Vị
trí tối tượng của Hiến pháp đã được khẳng
định không chỉ đối với Nhà nước mà còn đối
với toàn thể đất nước. Một điều được khẳng
định chắc chắn là mọi chủ thể trong hệ thống
chính trị, từ chủ thể quyền lực nhất là các tổ
chức của Đảng, các Đảng viên tới tất cả các
cơ quan nhà nước đều phải thượng tôn Hiến
pháp. Trong thủ tục làm, sửa đổi Hiến pháp
có sự tham gia rộng rãi của Nhân dân. Điều
đó tạo ra sự gắn kết trực tiếp giữa dân chủ
và Hiến pháp, giữa chủ quyền nhân dân và
tính tối thượng của Hiến pháp. Sự xuất hiện
của các quy định về bảo vệ Hiến pháp, cơ
chế bảo vệ Hiến pháp, mặc dù còn khiêm tốn
nhưng đã cho thấy sự nhận thức ban đầu về
tầm quan trọng của cơ chế bảo vệ Hiến pháp.
Có thể thấy rằng các quy định mới của Hiến
pháp năm 2013 đã khẳng định và phát triển
thêm một nội dung trong tư tưởng về NNPQ
XHCN của Việt Nam đó là coi trọng giá trị
và tính tối thượng của Hiến pháp đối với
Nhà nước và xã hội.
2. Hiến pháp năm 2013 và sự phát triển
trong tư tưởng nhà nước pháp quyền về
thượng tôn pháp luật
“Thượng tôn pháp luật” hay “pháp
quyền” chỉ mối quan hệ giữa nhà nước và
pháp luật, theo đó tuy pháp luật do các cơ
quan nhà nước đặt ra song nó phải giữ vai
trò thượng tôn đối với nhà nước và các cơ
quan nhà nước. Đây là nội dung mang tính
cốt lõi của khái niệm pháp quyền và NNPQ
trong lý luận và thực tiễn. Trong nhà nước
không có sự thượng tôn pháp luật thì tất yếu
không có NNPQ. Các quy định của Hiến
pháp năm 2013 đã thể hiện khá rõ nét sự
phát triển trong nhận thức và tư tưởng chung
về thượng tôn pháp luật, thể hiện qua một số
khía cạnh sau.
Thứ nhất, Hiến pháp năm 2013 đề cập
tới mối quan hệ giữa Nhà nước – Pháp luật
– Xã hội với cách tiếp cận có sự đổi mới cơ
bản. Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp năm 2013
quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý
xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Nhà
nước vẫn quản lý xã hội bằng Hiến pháp và
pháp luật song quy định này không còn nhấn
mạnh tới sự tuyệt đối tuân thủ pháp luật từ
phía xã hội. Không phải vì điều này là không
cần thiết mà có lẽ bởi vì đó là điều đương
nhiên. Điểm mới quan trọng ở đây chính là
vế đầu của quy định nhấn mạnh tới việc Nhà
nước phải được tổ chức và hoạt động theo
Hiến pháp và pháp luật. Theo đó, pháp luật
do các cơ quan nhà nước ban hành đã trở
thành công cụ để kiểm soát lại chính Nhà
nước. Cái khuôn khổ pháp lý mà Nhà nước
đặt ra cũng chính là khuôn khổ pháp lý mà
bản thân Nhà nước phải tuân thủ. Các Hiến
pháp trước đó không có quy định tương tự.
Có thể hiểu, “Nhà nước được tổ chức theo
Hiến pháp và pháp luật” có nghĩa là sự hình
thành cũng như mọi thẩm quyền của các cơ
quan nhà nước đều phải được quy định trong
Hiến pháp và pháp luật. “Nhà nước hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật” có nghĩa
là Hiến pháp và pháp luật phải tạo lập khung
pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động của các cơ
quan nhà nước. Mọi quyết định, hoạt động,
hành động của các cơ quan nhà nước ở các
cấp, các ngành đều phải căn cứ vào quy định
của Hiến pháp, pháp luật; nếu không có căn
cứ pháp lý cụ thể thì cơ quan nhà nước
không được tiến hành hoạt động hoặc hoạt
động sẽ bị coi là vi hiến hoặc trái pháp luật.
Số 11 (411) - T6/20208
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
15 Khoản 4 Điều 120 Hiến pháp năm 2013.
Bên cạnh quy định tại khoản 2 Điều 8, các
điều khoản còn lại của Hiến pháp năm 2013
đã không còn nhắc tới pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Như vậy, mối quan hệ giữa Nhà nước
– Pháp luật – Xã hội không còn được nhìn
một cách đơn thuần qua lăng kính pháp chế
XHCN. Nói cách khác, tư tưởng pháp chế
XHCN đã được nâng lên ở tầm mức cao hơn
– pháp quyền XHCN.
Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 có cái
nhìn toàn diện trong cách tiếp cận “pháp
quyền” về mối quan hệ giữa pháp luật và các
thiết chế quyền lực. Hệ thống chính trị của
Việt Nam có đặc thù là nguyên tắc Đảng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nguyên tắc
này đã được xác lập trên thực tế từ những
năm đầu của Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa và được chính thức hiến định kể từ
Hiến pháp năm 198016. Theo đó, trong hệ
thống chính trị tồn tại hai hệ thống thiết chế
trực tiếp chi phối quyền lực: hệ thống tổ
chức Đảng Cộng sản và hệ thống các cơ
quan trong bộ máy nhà nước. Hệ thống tổ
chức Đảng giữ vai trò trực tiếp lãnh đạo hệ
thống các cơ quan nhà nước. Trên thực tế,
trong mỗi cơ quan nhà nước, hệ thống cơ
quan nhà nước đều có tổ chức Đảng tương
ứng để lãnh đạo, ví dụ ở Quốc hội có Đảng
đoàn, ở Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang
bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh có Ban cán sự
Đảng. Ngoài ra, còn có các tổ chức Đảng
độc lập với các cơ quan nhà nước song có
thể trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các cơ
quan nhà nước ví dụ Bộ Chính trị, Ban bí
thư, các ban Đảng ở trung ương và địa
phương. Đứng đầu các tổ chức Đảng này là
các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo có khi
độc lập, có khi kết hợp cả chức vụ lãnh đạo
chính quyền. Vai trò lãnh đạo của Đảng viên
và vai trò lãnh đạo của người giữ chức vụ
trong cơ quan nhà nước khó có được sự phân
định rõ ràng. Ngay cả khi các tổ chức Đảng
độc lập với các cơ quan nhà nước thì khi nào
đảng viên lãnh đạo trong các cơ quan nhà
nước hành động độc lập với tư cách nhà
nước và khi nào hành động dưới sự lãnh đạo
của tổ chức đảng cấp trên tương ứng cũng
không được phân định rõ ràng. Chính vì vậy,
nếu ở các quốc gia khác, khi nói tới NNPQ
chỉ cần nhấn mạnh tới vai trò tối thượng của
Hiến pháp, thượng tôn pháp luật, thì ở Việt
Nam như vậy vẫn chưa trọn vẹn. Bởi vì, nếu
chỉ chú trọng tới yếu tố này thì chưa bao
gồm được cả hệ thống tổ chức Đảng và các
đảng viên vốn là các chủ thể trực tiếp chi
phối quá trình tổ chức thực hiện quyền lực
nhà nước. Nếu như vậy, một phần quan trọng
của quá trình thực hiện quyền lực nhà nước
sẽ không chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp
và pháp luật.
Chính vì vậy, từ Hiến pháp năm 1992 đã
quy định “mọi tổ chức của Đảng hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”17.
Tuy nhiên, quy định này chỉ đề cập tới các
tổ chức của Đảng và như vậy thì chưa đề cập
được hết tới các đảng viên, đặc biệt là các
đảng viên giữ chức vụ trực tiếp lãnh đạo việc
thực hiện quyền lực nhà nước bởi các cơ
quan nhà nước.
Hiến pháp năm 2013 đã khắc phục điều
này. Khoản 3 Điều 4 Hiến pháp năm 2013
quy định: “các tổ chức của Đảng và đảng
viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động
trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
So với quy định tương ứng của Hiến pháp
năm 1992, quy định của Hiến pháp năm
2013 chỉ bổ sung thêm 1 từ “đảng viên” song
ý nghĩa của nó là rất lớn. Với quy định này,
bất kỳ chủ thể nào trong hệ thống tổ chức
của Đảng, cho dù là tổ chức Đảng hay cá
9Số 11 (411) - T6/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
16 Xem Điều 4 Hiến pháp năm 1980, Điều 4 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Điều 4
Hiến pháp năm 2013.
17 Điều 4 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
Số 11 (411) - T6/202010
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
nhân đảng viên, cho dù ở bất kỳ cấp nào, đều
phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
và pháp luật. Nhìn rộng hơn, sự bổ sung này
đã làm hoàn chỉnh bức tranh về mối quan hệ
giữa các chủ thể chi phối quá trình thực hiện
quyền lực nhà nước, bao gồm cả hệ thống tổ
chức của Đảng và bộ máy nhà nước với Hiến
pháp và pháp luật, theo đó không một chủ
thể nào chi phối quá trình thực hiện quyền
lực nhà nước mà không phải tuân thủ Hiến
pháp và pháp luật. Nói cách khác, Hiến pháp
và pháp luật đóng vai trò tối thượng đối với
bất kỳ hoạt động nào dù trực tiếp hay gián
tiếp thực hiện quyền lực nhà nước. Điều này
là vô cùng có ý nghĩa bởi lẽ cho dù có một
loại chủ thể nào đó trong tổ chức Đảng
không chịu hoặc coi thường tính thượng tôn
pháp luật thì tức là đã đứng trên pháp luật và
do đó, chắc chắn sẽ có những quá trình thực
hiện quyền lực chính trị nằm ngoài sự điều
chỉnh của pháp luật, tức là nằm ngoài sự điều
chỉnh của ý chí chung – ý chí của Nhân dân.
Nếu điều đó xảy ra, pháp luật sẽ không thể
phát huy được vai trò thượng tôn đối với bộ
máy nhà nước nói riêng và toàn bộ quá trình
thực hiện quyền lực nhà nước nói chung.
3. Kiến nghị
Những phân tích trên cho thấy, quy định
của Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện bước
phát triển mới về tính tối thượng của Hiến
pháp và thượng tôn pháp luật trong NNPQ
XHCN Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để
bảo đảm cho tính tối thượng của Hiến pháp
và sự thượng tôn pháp luật hiện diện thường
trực trong đời sống của Nhà nước và xã hôi,
chúng tôi cho rằng, cần thực hiện một số giải
pháp sau:
3.1. Thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp
Như đã phân tích ở trên, việc Hiến pháp
trao nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp cho nhiều
chủ thể dẫn tới không có chủ thể nào thực sự
chuyên trách để bảo vệ Hiến pháp. Bên cạnh
đó, cho đến nay, cơ chế bảo vệ Hiến pháp vẫn
chưa được cụ thể hóa. Việc thiếu vắng cơ chế
bảo vệ Hiến pháp dẫn tới hệ lụy sau: Hiến
pháp sẽ trở nên hình thức và sẽ không phát
huy được vai trò tối quan trọng của nó trong
đời sống Nhà nước và xã hội; các giá trị tốt
đẹp của Hiến pháp không được bảo vệ sẽ
không thể phát huy tác động tích cực của nó
trong đời sống xã hội; tình trạng xem nhẹ
Hiến pháp từ phía người dân và các cơ quan
nhà nước tất yếu dẫn tới tình trạng coi thường
pháp luật và lạm quyền. Để loại bỏ những
nguy cơ này, trong thời gian, chúng ta cần
phải xây dựng được một cơ chế bảo vệ Hiến
pháp. Việc định hình cơ chế nào là phù hợp
sẽ cần những nghiên cứu thêm cả từ góc độ
lý luận và thực tiễn để làm cơ sở. Song, có thể
xem xét một trong hai phương án, đó là trao
thẩm quyền bảo vệ Hiến pháp cho TANDTC
trên cơ sở nâng cấp thẩm quyền mà hiện Tòa
án đang có theo quy định tại khoản 7 Điều 2
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 hoặc
thành lập Hội đồng Hiến pháp như trong dự
thảo Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp năm 1992
(bản lấy ý kiến nhân dân từ tháng 1 năm 2013
đến hết tháng 3 năm 2013).
3.2. Khẳng định mạnh mẽ hơn sự
thượng tôn pháp luật trong Hiến pháp
Mặc dù Hiến pháp năm 2013 đã có
những quy định nhằm đề cao vai trò của
pháp luật đối với Nhà nước và xã hội, song
nhìn một cách bao quát hơn, quan điểm pháp
luật đóng vai trò thượng tôn đối với Nhà
nước và xã hội vẫn chưa được thể hiện thực
sự rõ ràng. Để khắc phục bất cập này và
hoàn thiện tư tưởng NNPQ XHCN Việt Nam
về sự thượng tôn pháp luật, cần sửa đổi Hiến
pháp năm 2013 theo hướng, quy định rõ
pháp luật giữ vị trí thượng tôn trong đời sống
Nhà nước và xã hội, mọi cơ quan nhà nước
phải tuyệt đối tuân thủ pháp luật và hoạt
động theo quy định của pháp luật. Bên cạnh
đó, Hiến pháp cần quy định yêu cầu đối với
pháp luật trong NNPQ XHCN. Đó là yêu
cầu về tính rõ ràng, dễ hiểu, dễ tiếp cận đối
với người dânn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hien_phap_nam_2013_va_su_phat_trien_trong_tu_tuong_nha_nuoc.pdf