Hiện trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Khánh Hòa giai đoạn đến 2020

Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động: Ngành Lao động - TBXH (Sở Lao động TBXH) chịu trách nhiệm xây dựng phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường lao động; Phát triển hệ thống thu thập, xử lý, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động; Hình thành ngân hàng việc làm phục vụ các đối tượng có nhu cầu tìm việc làm; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động cấp tỉnh (dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê thị trường lao động của Bộ Lao động TBXH) Cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin TTLĐ tỉnh và nối mạng, trước hết ở thành phố Nha Trang, 3 khu kinh tế trọng điểm và 5 khu công nghiệp tập trung. (ii) Cục Thống kê phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh thiết kế và thực hiện các cuộc điều tra đặc biệt để thu thập thông tin cần thiết phục vụ mục tiêu phát triển Tỉnh. Ban hành văn bản pháp quy về xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động của thị trường lao động; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cơ bản đánh giá các hoạt động của thị trường lao động theo hướng so sánh được với hệ thống chỉ tiêu đánh giá của Tổ chức Lao động Q

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Khánh Hòa giai đoạn đến 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 30/Quý I- 2012 42 IỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHIỆP KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN ĐẾN 2020 Ths. Nguyễn Trung Hưng Viện Khoa học Lao động và Xã hội I. Tổng quan về công nghiệp và nguồn nhân lực công nghiệp giai đoạn 2000-2010 Mặt được: (1) Tốc độ tăng trưởng công nghiệp khá ổn định và ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm Giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng trưởng Công nghiệp bình quân hàng năm khá cao (xấp xỉ 15%) và ổn định, góp phần làm cho tốc độ tăng GDP hàng năm của tỉnh (10,65%) cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước (7,46%). Tỷ trọng GDP công nghiệp trong tổng GDP của tỉnh đã tăng từ 35,3% năm 2000 lên 41,6% năm 2005 và đạt 42,23% năm 2010, giá trị GDP công nghiệp đạt xấp xỉ 15 ngàn tỷ đồng (giá so sánh 1994) và cao hơn gấp 2 lần so với năm 2004. Đặc biệt trong đó, GDP của 8 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm đóng vai trò quan trọng và có tác động tích cực, quyết định tới sự phát triển của ngành công nghiệp toàn tỉnh. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp diễn ra khá tích cực theo hướng chuyển dần từ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động (chế biến thực phẩm) sang các ngành thâm dụng vốn nhưng tạo ra giá trị sản xuất lớn (sản xuất thuốc lá, cơ khí đóng tàu, sản xuất linh kiện điện tử..), phù hợp với những đặc thù và lợi thế cạnh tranh trong phát triển kinh tế của tỉnh. Nhiều sản phẩm công nghiệp mới đã được sản xuất và có tốc độ tăng trưởng khá như: xi măng, điện, đóng tàu, sản xuất gạch tuy nen. Đây chính là những tiền đề quan trọng của tỉnh trong việc xây dựng và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng như chiến lược phát triển công nghiệp nói riêng cho giai đoạn tới phù hợp với điều kiện đặc thù và thế mạnh của tỉnh. Công nghiệp phát triển đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, cụ thể, hệ số co giãn việc làm trong ngành công nghiệp giai đoạn 2000-2009 khoảng 0,38 và cao hơn hệ số co giãn việc làm chung toàn tỉnh chỉ khoảng 0,1027. Bên cạnh đó, công nghiệp phát triển đã thu hút lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động đúng hướng theo ngành cũng như chuyển dịch trong nội bộ ngành thông qua việc cung cấp các trang thiết bị máy móc, vật tư kỹ thuật đẩy nhanh quá trình cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, nâng cao giá trị đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Mặt khác, phát triển công nghiệp còn là động lực trong 7 Hệ số co giãn việc làm của tỉnh được tính dựa trên số liệu GDP từ Niên giám thống kê Khánh Hòa và số liệu về lao động có việc làm của Sở Công thương Khánh Hòa. H Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 30/Quý I- 2012 43 phát triển các ngành nghề kinh tế khác như: kích thích nhu cầu sử dụng nguyên liệu và máy móc, trang thiết bị; nuôi dưỡng các hoạt động thương mại và vận tải; khai thác triệt để và có hiệu quả nguồn đầu tư tài chính và kỹ thuật của tỉnh; cung cấp cho các ngành dịch vụ vận tải, thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ phi sản xuất vật chất khác những máy móc, phương tiện, vật tự hàng hoá, tạo mối liên hệ sản xuất và tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, ngoài nước. Các sản phẩm của ngành công nghiệp địa phương như: đóng tàu, chế biến thuốc lá, hạt điều, thuỷ hải sản, yến sào, đường mật, hàng dệt may, sợi... đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu ở nhiều thị trường trên thế giới. (2) Lao động làm việc trong công nghiệp tăng khá nhanh với chất lượng ngày càng được cải thiện Tổng số doanh nghiệp/cơ sở sản xuất công nghiệp đã tăng từ 6518 cơ sở năm 2004 lên 7196 cơ sở năm 2009. Các cơ sở này tập trung chủ yếu tại một số địa bàn trong tỉnh là thành phố Nha Trang - trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh với khoảng gần 1700 cơ sở đang hoạt động; tiếp đến là thành phố Cam Ranh và thị xã Ninh Hoà cũng là nơi phát triển khá mạnh mẽ của các cơ sở công nghiệp; những huyện, thị có xu hướng tăng nhanh trong khoảng thời gian gần đây và những năm tiếp theo là huyện Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Lâm. Đại đa số (90,2%) số cơ sở công nghiệp không chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp . Qui mô và tỷ trọng lao động làm việc trong Công nghiệp tăng khá trong những năm gần đây. Tính đến năm 2009, quy mô lao động làm việc trong Công nghiệp nói riêng đạt trên 118 ngàn 8. Bình quân hàng năm, lao động làm việc trong Công nghiệp đã tăng thêm khoảng 7,1 ngàn, tương ứng với tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 8,5% . Trong Công nghiệp thì nhóm ngành công nghiệp chế biến có mức tăng cao nhất với tổng số lao động đã tăng từ 8,5 ngàn năm 2005 lên 53,3 ngàn năm 2009. Biến động và chuyển dịch cơ cấu lao động công nghiệp theo nhóm ngành, địa bàn, theo cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật diễn ra khá tích cực, tác động tích cực tới quá trình tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển nguồn nhân lực chung toàn tỉnh. Triển vọng tạo thêm việc làm trong công nghiệp khá sáng sủa, hầu hết các doanh nghiệp đều có xu hướng đã và sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó thu hút thêm nhiều lao động vào làm việc. Năng suất lao động công nghiệp khá cao và luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định trong suốt giai đoạn (6,5%), đặc biệt là năng suất lao động cũng như mức tăng năng suất lao động của 8 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm mũi nhọn cao hơn rất nhiều so với năng suất lao động chung của toàn ngành công nghiệp cũng như so với năng suất lao động chung toàn tỉnh. Hiệu quả sử dụng lao động công nghiệp ngày càng được cải thiện. Đời sống và thu nhập của lao động công nghiệp cao hơn nhiều so với mặt bằng thu nhập chung của lao động trong tỉnh và ngày càng được nâng lên, các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động về cơ bản đã được doanh nghiệp tuân thủ nghiêm túc. 8 Tính toán từ số liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp của Tổng Cục thống kê Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 30/Quý I- 2012 44 Trình độ học vấn của lao động trong các cơ sở công nghiệp cao hơn nhiều so với trình độ học vấn của lực lượng lao động toàn tỉnh: đại đa số đều đã học qua trung học phổ thông (chiếm 86,3%) và trung học cơ sở (11,8%). Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tương đối cao (73,5%), trong đó nổi bật là một số nhóm ngành có tỷ lệ đặc biệt cao như: sản xuất phân phối điện/khí đốt (91,9%); dệt may, phụ liệu may (89,1%); sản xuất xử lý nước thải (87,1%); sản xuất chất dẻo và các sản phẩm phi kim loại (86,8%). Tuy nhiên, phần lớn số lao động qua đào tạo chủ yếu là đào tạo ngắn hạn , số lao động có trình độ CMKT cao (cao đẳng - đại học trở lên) vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ (12%). Hạn chế: Chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại/hạn chế Mức độ chuyển dịch việc làm trong công nghiệp chưa thực sự phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng Công nghiệp hoá-hiện đại hoá, các doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu vẫn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công chế biến, sản xuất thô, sử dụng công nghệ đơn giản và thâm dụng lao động. Do vậy, lao động trong Công nghiệp chủ yếu vẫn là lao động giản đơn, có trình độ chuyên môn kỹ thuật kém, năng suất lao động thấp dễ bị ảnh hưởng một khi nền kinh tế bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế hoặc do thay đổi công nghệ tại doanh nghiệp. Thêm vào đó, phần lớn (70,15%) lao động cho rằng với mức độ trình độ công nghệ hiện đang được sử dụng tại doanh nghiệp thì họ vẫn cần phải được đào tạo nâng cao trình độ hơn nữa mới đáp ứng tốt yêu cầu công việc, đồng thời 10,45% lao động cho rằng họ chưa chấp hành tốt kỷ luật lao động và chưa có khả năng sáng tạo, độ nhạy bén trong công việc. Về cơ bản, nguồn cung lao động đang lớn hơn cầu, thêm vào đó, do tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế-cơ cấu lao động làm cho áp lực tạo việc làm và chuyển đổi việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng. Tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao, trong đó một phần không nhỏ là thất nghiệp cơ cấu. Bên cạnh đó, trong thời gian tới khi mà định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh được triển khai cụ thể theo hướng phân bố lại các doanh nghiệp (chuyển dần một số lớn doanh nghiệp ra khỏi thành phố Nha Trang) hoặc thay đổi hình thức sản xuất theo hướng phát triển các ngành công nghiệp thâm dụng vốn, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu sản xuất doanh nghiệp sẽ làm xuất hiện những vấn đề về việc làm và xã hội cho người lao động, đặc biệt là nhóm lao động nông thôn, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật hoặc lao động làm việc trong các nhóm ngành thâm dụng lao động truyền thống. Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật nói chung và lao động qua đào tạo nghề nói riêng của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá về số lượng, cơ cấu ngành nghề và cấp trình độ. Đặc biệt là nhóm lao động có trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề chỉ mới chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng lực lượng lao động. Một số ngành công nghiệp trọng điểm có mức đầu tư vốn lớn và tạo ra giá trị sản xuất cao (đóng- sửa chữa tầu biển, cơ khí, điện tử) còn Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 30/Quý I- 2012 45 thiếu rất nhiều lao động và chuyên gia có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Phân bố cơ cấu lao động qua đào tạo còn bất hợp lý giữa các khu vực và các doanh nghiệp. Tuyệt đại đa số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao (cấp trình độ từ cao đẳng trở lên) chủ yếu làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, các trường/cơ sở đào tạo, số lượng lao động có trình độ cao làm việc trong các doanh nghiệp còn rất ít, nhiều vị trí làm việc trong một số nhóm ngành liên quan đến kỹ thuật có nhu cầu tuyển dụng cao thì lại rất thiếu, phải trông chờ vào nguồn cung lao động đến từ ngoài tỉnh (chuyên gia nước ngoài hoặc từ các thành phố khác như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) 9. Thêm vào đó, phân bố cơ cấu lao động công nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng không đều chia theo vùng. Phần lớn lao động công nghiệp có trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt tập trung tại địa bàn thành phố Nha trang, thị xã Ninh Hoà, còn các huyện khác và vùng nông thôn rất thấp, điều này ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển công nghiệp của các vùng đó. II. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực công nghiệp Khánh Hòa giai đoạn đến năm 2020 1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực - Tạo nhiều chỗ làm việc mới trong Công nghiệp trên cơ sở tiếp tục phát triển mạnh sản xuất công nghiệp cả về chiều rộng và chiều sâu . - Sử dụng nguồn nhân lực công 9 Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo qui hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2020, trang 18. nghiệp một cách có hiệu quả, từng bước tiến tới việc làm đầy đủ và toàn dụng lao động trong công nghiệp; đảm bảo việc làm cho người lao động có nhu cầu làm việc. - Phân bố hợp lý nguồn nhân lực nhằm đạt được cơ cấu lao động hợp lý, tạo ra sự phát triển kinh tế liên vùng một cách hài hoà. - Hoàn thiện hệ thống và mô hình đào tạo, dạy nghề cho lao động theo định hướng "Cầu” của TTLĐ. Tạo điều kiện cho người lao động được tham gia các khoá đào tạo nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Phát triển mạnh thị trường lao động nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. 2. Một số giải pháp (1) Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế công nghiệp Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, thu hút các dự án đầu tư hình thành mạng lưới liên kết sản xuất, kinh doanh, các ngành công nghiệp hỗ trợ để hình thành chuỗi giá trị, đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào ổn định cho nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn. Đẩy mạnh hấp thu các nguồn lực thông qua hội nhập kinh tế với vùng Nam Trung bộ, cả nước, khu vực và thế giới. Các giải pháp trọng tâm bao gồm: (i) đảm bảo môi trường thể chế đồng bộ, tạo điều kiện để khuyến khích cạnh tranh với kinh tế các tỉnh bạn, đặc biệt tạo điều kiện tăng cường khả năng cạnh tranh của những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, có điều kiện và hạn chế đến mức thấp nhất sự thua thiệt đối với những mặt hàng có khả năng cạnh tranh Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 30/Quý I- 2012 46 yếu; (ii) tiếp tục cải cách hành chính, trong đó các cơ quan nhà nước không chỉ đơn thuần là các đơn vị quản lý hành chính, mà là những đơn vị cung cấp dịch vụ công có chất lượng cho nhu cầu phát triển; (iii) thực hiện đồng bộ và triệt để từ nhận thức, khung khổ thể chế, khung khổ pháp lý đến chỉ đạo điều hành thực tiễn phương châm mọi người dân đều được làm tất cả những gì mà luật pháp không cấm; (iv) Nguồn đầu tư của mọi chủ thể kinh tế đều được coi trọng; đầu tư của nhà nước chỉ tập trung vào những ngành, những lĩnh vực, những địa bàn trọng tâm, trọng điểm; tăng cường nghiên cứu thị trường để thâm nhập mở rộng thị trường; (v) kết hợp xoá bỏ từng bước bảo hộ nhà nước đối với các mặt hàng có khả năng cạnh tranh đồng thời nghiên cứu thị trường để xác định được hướng đi phù hợp với từng khu vực thị trường. Ban hành các qui định mới bổ sung vào các chính sách khuyến khích đầu tư hiện hành với nội dung yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch tổng thể về nhu cầu và phương án sử dụng/tuyển dụng lao động (chi tiết đến cấp trình độ, nghề và vị trí làm việc) ngay từ khâu lập dự án xin giấy phép đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần xem xét việc thành lập hội đồng tư vấn/đánh giá và thẩm định nhân lực cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp có qui mô lớn/doanh nghiệp đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm/doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với sự tham gia của các Sở/ban/Ngành có liên quan trong tỉnh. (2) Khuyến khích/thu hút lao động có trình độ CMKT cao từ nơi khác đến làm việc tại các ngành công nghiệp thâm dụng vốn và các khu kinh tế/khu công nghiệp tập trung Xây dựng chiến lược và đề án thu hút lao động trình độ cao đến làm việc tại tỉnh có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành trong tỉnh với hiệp hội các doanh nghiệp công nghiệp, các tổ chức/hiệp hội dạy nghề và các tỉnh/thành phố khác cũng như cơ quan có liên quan ở Trung ương. Sử dụng và đãi ngộ có hiệu quả và hợp lý tại doanh nghiệp đối với lao động có trình độ cao. Đảm bảo được các yêu cầu: (i) Có cơ chế và chính sách tuyển dụng ưu tiên (miễn thi sát hạch và bảo lưu bậc lương/mức lương cũ, giảm/rút ngắn thời gian thử việc); (ii) Bố trí, phân công công việc phù hợp, biết tôn trọng nguyện vọng và sở trường của từng người; (iii) Tạo dựng môi trường làm việc tự do dân chủ, khuyến khích lòng say mê, sáng tạo trong công việc; (iv) Có chính sách động viên, đãi ngộ, khuyến khích về lợi ích vật chất và tinh thần thoả đáng, thích hợp; (v) Bán cổ phần ưu đãi cho người lao động; (vi) Xây dựng văn hoá doanh nghiệp văn minh, hiện đại; (vii) Khuyến khích, hỗ trợ lao động có trình độ cao trong việc tiếp tục học tập, nâng cao trình độ. (3) Đổi mới và phát triển đào tạo nguồn nhân lực ở cấp trình độ cao đẳng-đại học nhằm đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ kỹ sư, lao động quản lý trong các doanh nghiệp công nghiệp trọng điểm mũi nhọn Tăng cường quan hệ và liên kết với các trường cao đẳng-đại học khác trên địa bàn các tỉnh/thành phố khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương trong việc phối hợp đào Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 30/Quý I- 2012 47 tạo và cung ứng nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu đánh giá và xây dựng kế hoạch cử lao động là người của tỉnh đi đào tạo ở nước ngoài đối với một số ngành nghề công nghiệp được xác định là công nghiệp mũi nhọn trong giai đoạn tới nhưng mới bước đầu phát triển ở tỉnh (vận hành máy lắp ráp linh kiện điện tử/sản xuất xi măng/điện, kỹ sư đóng tàu). Nâng cao năng lực và mở rộng qui mô đào tạo, số lượng ngành nghề công nghiệp được đào tạo tại 3 trường đại học hiện có trên địa bàn theo các hướng: (i) Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên đào tạo: từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, phấn đấu đến năm 2013, 100% giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục, một bộ phận dạy trình độ trên chuẩn để trở thành lực lượng nòng cốt cho các trường trong việc đổi mới nội dung chương trình, cải tiến phương pháp dạy nghề; (ii) Tăng cường đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở vật chất của trường học, đảm bảo diện tích đất đai và sân chơi, bãi tập cho các trường; thay thế bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị cho các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học; Từng bước chuẩn hoá diện tích xây dựng, diện tích phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và xuất đầu tư cho một chỗ học; (iii) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo thông qua các dự án, tăng cường trao đổi kinh nghiệm thông qua các hội thảo quốc tế, toạ đàm về các mô hình phát triển nguồn nhân lực giữa các cấp tỉnh, cấp doanh nghiệp, cấp cơ sở; (iv) Khuyến khích, tạo điều kiện cho các trường mở rộng mạng lưới hợp tác giữa các trường đại học trong tỉnh với các trường đại học nước ngoài, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc cử giáo viên/sinh viên giỏi đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để nâng cao trình độ, kỹ năng giảng dạy cũng như trong việc mời giáo viên nước ngoài về thỉnh giảng tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu. Phát triển hoạt động đào tạo theo địa chỉ, gắn với yêu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua các hoạt động: (i) chủ động phối hợp với các doanh nghiệp; ban quản lý khu công nghiệp; ban quản lý khu kinh tế trọng điểm và hội đồng thẩm định/tư vấn/đánh giá của tỉnh trong hoạt động nắm bắt thông tin/biến động nhu cầu lao động trình độ kỹ sư/cán bộ quản lý theo từng cấp trình độ; ngành nghề đào tạo; khu vực và đối tượng đào tạo; (ii) xây dựng/thiết kế chương trình và nội dung đào tạo đặc thù cho những nhóm ngành nghề có nhu cầu lớn hoặc mang tính thay đổi đột biến do yêu cầu phát triển của hoạt động sản xuất thực tiễn tại doanh nghiệp (thay đổi công nghệ sản xuất, ngành nghề sản xuất) nhằm đào tạo bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại cho nhóm lao động có nhu cầu. (4) Phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề cho lao động công nghiệp Chuyển mạnh dạy nghề từ “hướng cung” sang “hướng cầu” của thị trường lao động gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh và từng ngành và gắn với giải quyết nhu cầu việc làm của người lao động. Các giải pháp cụ thể gồm (i) Các trường đào tạo nghề, công nhân kỹ thuật phải có nghiên cứu thị trường, tính toán nhu cầu đào tạo về số lượng, ngành nghề, chất lượng... Trên cơ sở nhu cầu, các trường cùng phối hợp để Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 30/Quý I- 2012 48 đáp ứng nhu cầu đó cả về số lượng, ngành nghề, và chất lượng; (ii) Sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao công nghệ, khuyến khích mở các cơ sở giáo dục đại học hoặc các trường trung học nghề trong các doanh nghiệp lớn có khả năng; (iii) Đào tạo lao động trực tiếp trong doanh nghiệp là một hướng nên được khuyến khích bởi lẽ lợi ích của việc doanh nghiệp tự đào tạo không những cho doanh nghiệp mà cho toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động theo hướng hiện đại; (iv) Trong trung và dài hạn, hệ thống các trường này phải đào tạo được các công nhân kỹ thuật có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn tỉnh và thành trung tâm đào tạo công nhân kỹ thuật có chất lượng cung cấp cho thị trường lao động các tỉnh lân cận (Phú Yên, Đắc Lắc). - Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa công tác đào tạo nghề theo hướng khuyến khích doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân/quốc tế trong và ngoài nước tham gia tích cực vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Trước mắt, thí điểm việc doanh nghiệp trả phần bù chi phí chênh lệch giữa đào tạo thực tế với chính sách qui định về kinh phí dành cho đào tạo ở cấp trình độ từ trung cấp Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo lại lao động cho các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, kế hoạch này cần được triển khai thực hiện và kết thúc trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2015. Đối tượng ưu tiên chủ yếu là các doanh nghiệp có sự thay đổi về công nghệ và dây chuyền sản xuất; doanh nghiệp chuyển đổi ngành nghề/sản phẩm sản xuất và nhóm lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc trong các doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chuyển đổi vị trí làm việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Để làm được điều này cần thực hiện một số giải pháp cụ thể bao gồm: (i) điều tra nắm bắt nhu cầu và số lượng lao động cần được đào tạo lại trên cơ sở sử dụng số liệu thu thập được từ cuộc điều tra “Cầu lao động” hàng năm do Sở Lao động TBXH thực hiện; (ii) giao cho Sở Lao động TBXH chủ trì phối hợp với trường Cao đẳng nghề Nha Trang và các cơ sở đào tạo nghề chủ động xây dựng kế hoạch tổng thể và chương trình đào tạo cụ thể với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp hoặc đại diện doanh nghiệp (ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế; phòng Thương mại và Công nghiệp Khánh Hòa; hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ.); (iii) Ủy ban tỉnh ban hành chính sách và cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc đào tạo lại lao động, đồng thời xem xét việc thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo lại lao động được trích lập từ các nguồn kinh phí như: chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp; chương trình khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp; chương trình khuyến công; kinh phí do các doanh nghiệp đóng góp; kinh phí hỗ trợ từ các nguồn tài trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế (5) Đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm Khánh Hoà và 4 chi nhánh tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm Đầu tư nâng cấp hiện đại hoá Trung tâm dịch vụ việc làm Khánh Hoà đạt tiêu chuẩn khu vực, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện giao dịch. Tăng cường hoạt động giới thiệu Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 30/Quý I- 2012 49 việc làm thông qua các hoạt động: (i) Tổ chức các giao dịch của thị trường lao động thường xuyên, công khai, minh bạch, lành mạnh; (ii) Tiếp tục mở rộng các kênh giao dịch trên TTLĐ (thông tin, quảng cáo, trang tìm việc, hội chợ việc làm), tạo điều kiện cho các giao dịch trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động; (iii) Xây dựng, kết nối và phát triển hệ thống các sàn giao dịch giới thiệu việc làm và các điểm giao dịch việc làm trong vùng và trên cả nước; (iv) Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở dịch vụ việc làm với các doanh nghiệp, các khu công nghiệp để hoạt động giới thiệu việc làm đáp ứng hiệu quả nhu cầu sử dụng lao động nói chung và lao động công nghiệp nói riêng của tỉnh. (6) Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động: Ngành Lao động - TBXH (Sở Lao động TBXH) chịu trách nhiệm xây dựng phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường lao động; Phát triển hệ thống thu thập, xử lý, phân tích, dự báo thông tin thị trường lao động; Hình thành ngân hàng việc làm phục vụ các đối tượng có nhu cầu tìm việc làm; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thị trường lao động cấp tỉnh (dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê thị trường lao động của Bộ Lao động TBXH) Cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin TTLĐ tỉnh và nối mạng, trước hết ở thành phố Nha Trang, 3 khu kinh tế trọng điểm và 5 khu công nghiệp tập trung. (ii) Cục Thống kê phối hợp với các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh thiết kế và thực hiện các cuộc điều tra đặc biệt để thu thập thông tin cần thiết phục vụ mục tiêu phát triển Tỉnh. Ban hành văn bản pháp quy về xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động của thị trường lao động; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cơ bản đánh giá các hoạt động của thị trường lao động theo hướng so sánh được với hệ thống chỉ tiêu đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_trang_va_giai_phap_phat_trien_nguon_nhan_luc_cong_nghie.pdf
Tài liệu liên quan