Hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế

Thứ năm, chủ thể có quyền và nghĩa vụ yêu cầu Tòa án tuyên bố không công nhận một quan hệ là kết quả của hiện tượng “lẩn tránh pháp luật”. “Lẩn tránh pháp luật” nếu đã xảy ra trên thực tế sẽ có nguy cơ gây thiệt hại cho lợi ích của hai nhóm chủ thể: thứ nhất là Nhà nước có hệ thống pháp luật lẽ ra đã phải được áp dụng. Đây là nhóm lợi ích chung thuộc về trật tự xã hội hơn là lợi ích cá nhân; thứ hai là những chủ thể trong quan hệ dân sự đó có lợi ích đã bị thiệt hại do phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật lẽ ra không được áp dụng. Đây là nhóm lợi ích trực tiếp bị xâm hại bởi hiện tượng “lẩn tránh pháp luật”. Xuất phát từ cơ sở này, theo chúng tôi, BLTTDS cần quy định có hai nhóm chủ thể có quyền và nghĩa vụ yêu cầu Tòa án tuyên bố không công nhận một quan hệ là kết quả của hiện tượng “lẩn tránh pháp luật”: - Nhóm chủ thể có quyền: những chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật và có lợi ích trực tiếp bị xâm hại bởi việc “lẩn tránh pháp luật”. Nhóm chủ thể này có quyền nộp đơn ra trước Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam trong trường hợp họ nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm hại. Và, đương nhiên, vì là quyền nên họ có quyền lựa chọn giữa khả năng nộp đơn hoặc không nộp đơn để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. - Nhóm chủ thể có nghĩa vụ: những cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Xuất phát từ lợi ích được bảo vệ trong trường hợp này là trật tự xã hội nên với tư cách là chủ thể đại diện cho xã hội, các cơ quan nhà nước trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình mà phát hiện một quan hệ dân sự có hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” có nghĩa vụ phải thông báo cho những chủ thể có quyền nộp đơn hoặc phải tự nộp đơn yêu cầu Tòa án không công nhận một quan hệ do “lẩn tránh pháp luật” nếu việc nộp đơn này có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể của cơ quan mình.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 14(199) 72011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT 1. Khái niệm “lẩn tránh pháp luật” Tư pháp quốc tế là một bộ phận của pháp luật quốc tế có đối tượng điều chỉnh là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Đặc điểm cơ bản và đặc thù của đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là luôn xuất hiện yếu tố nước ngoài trong quan hệ pháp luật, chính đặc điểm này của đối tượng điều chỉnh mà tư pháp quốc tế có một phương pháp điều chỉnh đặc biệt: phương pháp xung đột. Phương pháp xung đột được xây dựng trên nền tảng của một hệ thống tổng thể các quy phạm xung đột chứa đựng trong văn bản pháp luật quốc gia (quy phạm xung đột quốc nội) và trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên (quy phạm xung đột quốc tế), là các quy phạm không trực tiếp giải quyết quan hệ pháp luật mà chỉ dẫn chiếu tới luật thực chất của quốc gia mà ở đó có các quy định thực tế phân định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ. Hệ thống pháp luật được quy phạm xung đột chỉ định áp dụng có thể có lợi, cũng có thể bất lợi cho một trong các bên tham gia quan hệ tranh chấp. Nguyên nhân của hiện tượng này là vì mỗi quốc gia trên thế giới đều có hệ thống quy phạm xung đột riêng của mình. Chính vì vậy, cùng một vụ việc nhưng cách giải quyết ở các quốc gia khác nhau sẽ rất khác nhau. Đây chính là cơ sở làm phát sinh hiện tượng lẩn tránh pháp luật trong tư pháp quốc tế. Các chủ thể khi tham gia vào quan hệ do tư pháp quốc tế điều chỉnh đều luôn chú trọng đến vấn đề quan hệ đó sẽ được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật thực chất của nước nào, vì đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ và như vậy, quyết định đến mức độ lợi ích hoặc mục đích mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ của các bên. Tuy nhiên, việc luật thực chất của quốc gia nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ lại do quy phạm xung đột đã được áp dụng quyết định. Vì vậy, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi quy phạm xung đột của hệ thống pháp luật nào là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Khi nhận thấy hệ thống pháp luật thực chất do quy phạm xung đột dẫn chiếu đến có khả (*) ThS, Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. BÀNH QUỐC TUẤN* HIỆN TƯỢNG “LẨN TRÁNH PHÁP LUẬT” TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ Số 14(199) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 237 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT năng sẽ gây bất lợi cho mình, một bên trong quan hệ sẽ tìm cách tránh để không phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật đó và hướng đến một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn trên cơ sở vận dụng các quy phạm xung đột sao cho có lợi nhất. Như vậy, lẩn tránh là hiện tượng đương sự dùng những biện pháp cũng như thủ đoạn để tránh việc áp dụng hệ thống pháp luật đáng lẽ phải được áp dụng điều chỉnh các quan hệ của họ và nhắm tới hệ thống pháp luật khác có lợi hơn. Trong việc lẩn tránh này, quy phạm xung đột đóng vai trò rất quan trọng. 2. Thủ đoạn “lẩn tránh pháp luật” Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ sử dụng một số thủ đoạn để áp dụng hệ thống pháp luật có lợi cho mình, tránh áp dụng hệ thống pháp luật lẽ ra phải được áp dụng vì nó bất lợi cho mình. Để áp dụng hệ thống pháp luật có lợi cho mình và tránh áp dụng hệ thống pháp luật bất lợi, chủ thể của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có thể áp dụng các thủ đoạn sau: Loại thủ đoạn thứ nhất, lợi dụng sự khác nhau của các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật các nước. Các quy phạm xung đột của các nước khác nhau sẽ dẫn đến việc lựa chọn luật thực chất khác nhau khi cùng giải quyết một vấn đề. Nói rộng hơn, đây là thủ đoạn lợi dụng sự khác nhau giữa tư pháp quốc tế các nước. Ví dụ: Khoản 1 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của Việt Nam quy định: “Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của luật này”. Vậy, theo tư pháp quốc tế Việt Nam, pháp luật điều chỉnh ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo luật của Việt Nam. Căn cứ để lựa chọn luật thực chất áp dụng ở đây là nơi cư trú của các bên. Tuy nhiên, tư pháp quốc tế một số nước lại quy định pháp luật điều chỉnh ly hôn có yếu tố nước ngoài là luật của nước mà người chồng có quốc tịch vào thời điểm ly hôn, nghĩa là áp dụng căn cứ Luật Quốc tịch của đương sự. Giả sử anh A là công dân của nước X mà ở đó tư pháp quốc tế quy định pháp luật thực chất điều chỉnh ly hôn có yếu tố nước ngoài là luật thực chất của nước mà người chồng có quốc tịch vào thời điểm ly hôn. Vợ chồng anh A và chị B, trong đó anh A là công dân nước X, chị B là công dân của nước Y, cả hai đang thường trú tại Việt Nam, có tài sản ở Việt Nam. Do mâu thuẫn, họ quyết định ly hôn. Theo quy định của tư pháp quốc tế Việt Nam, vụ việc phải do pháp luật thực chất của Việt Nam giải quyết. Nhưng khi tìm hiểu pháp luật Việt Nam, A nhận thấy mình bị bất lợi hơn trong vấn đề phân chia tài sản nếu ly hôn ở Việt Nam so với ly hôn ở nước X. Vì vậy, A rời Việt Nam trở về nước X rồi nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án nước X, vụ việc được giải quyết theo pháp luật của nước X (pháp luật của nước người chồng mang quốc tịch). Sau khi có bản án, A xin công nhận và thi hành tại Việt Nam. Đây là thủ đoạn lẩn tránh pháp luật dựa vào sự khác nhau của quy phạm xung đột của pháp luật nước X và quy phạm xung đột của pháp luật Việt Nam trong vấn đề ly hôn, dẫn đến pháp luật thực chất của nước X được áp dụng thay vì pháp luật được áp dụng là pháp luật thực chất của Việt Nam. Loại thủ đoạn thứ hai, lợi dụng sự khác nhau trong quy phạm xung đột của chính nước có quy phạm xung đột được áp dụng để chọn luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Hệ thống tư pháp quốc tế Việt Nam chứa đựng một số quy phạm xung đột cho phép pháp luật Việt Nam hay pháp luật nước ngoài điều chỉnh quan hệ có yếu tố nước ngoài. Chủ thể của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có thể sử dụng một số thủ đoạn để áp dụng pháp luật nước ngoài có lợi cho mình và tránh áp dụng pháp luật của nước bất lợi cho mình (kể cả luật của Việt Nam) mà không cần sử dụng hệ thống tư pháp quốc 24 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 14(199) 72011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT tế nước ngoài. Họ có thể sử dụng quy phạm xung đột của hệ thống tư pháp quốc tế Việt Nam để tránh áp dụng pháp luật mà hệ thống tư pháp quốc tế Việt Nam chỉ định để điều chỉnh vì pháp luật được chỉ định bất lợi cho họ. Ví dụ: Theo Khoản 1, 2 Điều 767 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, thừa kế theo pháp luật liên quan đến bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản và thừa kế theo pháp luật liên quan đến động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Vậy, nếu A có quốc tịch nước ngoài có để lại tài sản ở Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng nếu tài sản là bất động sản và pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng nếu tài sản là động sản. Theo pháp luật Việt Nam, con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó (Điều 669 BLDS). Quy định này bất lợi cho người muốn để lại toàn bộ di sản cho một người nào đó. Tuy nhiên, một số nước không có quy định này, người có di sản muốn để lại toàn bộ di sản cho bất cứ người nào mà họ muốn. Nếu A có bất động sản tại Việt Nam thì phải áp dụng pháp luật Việt Nam. Để tránh quy định của pháp luật Việt Nam, A sẽ tìm cách biến bất động sản tại Việt Nam thành động sản để có thể áp dụng pháp luật của nước mà mình mang quốc tịch. Ví dụ, bất động sản của A là một căn nhà, A sẽ chuyển căn nhà này thành giá trị phần vốn góp trong công ty, giá trị phần vốn góp trong doanh nghiệp là động sản, và luật thực chất áp dụng giải quyết quan hệ thừa kế này sẽ là luật của nước mà A mang quốc tịch, A đã tránh không áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam bằng chính quy phạm xung đột của pháp luật Việt Nam. 3. Quan điểm của tư pháp quốc tế các nước về hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” Hầu hết các nước trên thế giới đều xem đây là hiện tượng không bình thường và đều hạn chế hoặc ngăn cấm. Biện pháp để ngăn cấm, hạn chế ở các nước cũng khác nhau. Thực tiễn tư pháp ở Pháp cho thấy, Tòa án không chấp nhận việc “lẩn tránh pháp luật” của Pháp và ở Pháp đã hình thành nguyên tắc pháp luật là mọi hành vi, mọi hợp đồng ký kết mà “lẩn tránh pháp luật” đều bị coi là bất hợp pháp. Ở Anh - Mỹ, nếu các hợp đồng giữa các bên ký kết mà “lẩn tránh pháp luật” của các nước này, sẽ bị Tòa án hủy bỏ. Ở Nga, Điều 48 BLDS Cộng hòa liên bang Nga quy định: “Các hợp đồng ký kết nhằm lẩn tránh pháp luật bị coi là vô hiệu”. Điều 21 BLDS Bồ Đào Nha quy định: “Trong quá trình áp dụng quy phạm xung đột pháp luật, coi như không có giá trị pháp lý những hoàn cảnh pháp lý được thiết lập với mục đích tránh áp dụng pháp luật thông thường được chỉ định để điều chỉnh”. Điểm b Điều 8 Luật Rumani ngày 22/9/1992 về quan hệ có yếu tố nước ngoài, “áp dụng pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ khi nó được chỉ dẫn do lẩn tránh pháp luật. Khi pháp luật nước ngoài bị gạt bỏ, pháp luật Rumani được áp dụng”. Tương tự, theo Điều 30 Bộ luật Tư pháp quốc tế Tuy-ni-di (1998), “lẩn tránh pháp luật được hình thành bởi thay đổi giả tạo bộ phận của quy phạm xung đột pháp luật liên quan đến hoàn cảnh pháp lý thực tiễn với mục đích tránh pháp luật Tuy-ni-di hoặc pháp luật nước ngoài được chỉ định điều chỉnh bởi quy phạm xung đột thông thường được áp dụng. Khi điều kiện của lẩn tránh pháp luật được thỏa mãn, sự thay đổi thành phần của quy phạm xung đột không được sử dụng”1. Ở nước ta, hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế hầu như chưa có, nhưng trong các văn bản pháp luật đã ban (1) Xem thêm: TS. Đỗ Văn Đại; TS. Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2007, tr. 120, tr. 121. Số 14(199) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 257 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT hành từng có những quy định cấm các trường hợp lẩn tránh. Ví dụ: Theo Khoản 4 Điều 6 Pháp lệnh về Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993, thì “Việc kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài được tiến hành ở nước ngoài và tuân theo pháp luật nước đó về nghi thức kết hôn thì được công nhận tại Việt Nam, trừ trường hợp việc kết hôn đó có ý định rõ ràng là để lẩn tránh các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và cấm kết hôn”. Phân tích quy định này chúng ta thấy, Nhà nước Việt Nam thừa nhận giá trị pháp lý của việc kết hôn tiến hành ở nước ngoài, nếu như việc kết hôn đó tiến hành đúng theo các quy định của pháp luật, không lẩn tránh pháp luật Việt Nam để hướng đến một hệ thống pháp luật khác có lợi hơn. Như vậy, pháp luật Việt Nam cũng đã thể hiện rõ quan điểm không chấp nhận hiện tượng lẩn tránh pháp luật. Tuy nhiên, quy định này chỉ giới hạn ở lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài. Thêm vào đó, nó cũng chưa nói rõ hậu quả của việc “lẩn tránh” sẽ như thế nào và việc xử lý sẽ tiến hành theo pháp luật nước nào. Đến nay, điều khoản cũng không còn hiệu lực (Pháp lệnh này đã bị thay thế bởi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01/01/2001). Vì vậy, có thể kết luận đến thời điểm này, chúng ta chưa có một cơ sở pháp lý chung để xử lý hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong quan hệ có yếu tố nước ngoài. 4. Hoàn thiện pháp luật để khắc phục hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế Việt Nam “Lẩn tránh pháp luật” là một hiện tượng không lành mạnh trong đời sống pháp lý quốc tế. Việc “lẩn tránh pháp luật” dẫn đến những quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài diễn ra một cách “bất thường”, hoạt động áp dụng pháp luật quốc tế sẽ không diễn ra theo đúng trật tự vốn có của nó, bởi đối tượng trong quan hệ cố gắng hướng đến một hệ thống pháp luật có lợi cho mình tất yếu sẽ ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của chủ thể khác mà lẽ ra, nó đã được bảo vệ nếu áp dụng hệ thống pháp luật được quy phạm xung đột dẫn chiếu tới. Lợi ích hợp pháp bị xâm phạm này đôi khi là lợi ích của quốc gia. Nếu “lẩn tránh pháp luật” không được ngăn chặn và có giải pháp xử lý đúng đắn thì mối quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa các quốc gia có thể xảy ra những bất đồng, tổn thương. Đặc biệt là đối với Việt Nam, một nền kinh tế đang từng bước hội nhập vào hoạt động kinh tế chung của toàn cầu, cơ sở pháp lý cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hoàn thiện, nền kinh tế rất dễ bị tác động bởi những hiện tượng bất thường của đời sống pháp lý quốc tế, thì vấn đề này càng phải được quan tâm ngăn chặn. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa điều chỉnh hiện tượng “lẩn tránh pháp luật”, đặc biệt là trong những văn bản pháp luật có vị trí pháp lý cao điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như BLDS, Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) Chính vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật để xử lý hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” là rất cần thiết. Chúng tôi cho rằng, các quy định của pháp luật Việt Nam về “lẩn tránh pháp luật” trong tư pháp quốc tế phải đảm bảo: Thứ nhất, các quy định điều chỉnh hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” cần được nêu tập trung trong BLTTDS năm 2004. Việt Nam là một trong số các nước không ban hành đạo luật riêng về tư pháp quốc tế (trên thế giới có nhiều nước đã ban hành đạo luật về tư pháp quốc tế như Bỉ, Thụy Sĩ, Italia,). Các quy định pháp luật về tư pháp quốc tế của Việt Nam được nêu rải rác trong nhiều văn bản pháp luật như Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Luật Thương mại 2005, BLDS 2005 Tuy nhiên, những quy định liên quan đến tố tụng dân sự quốc tế (luật hình thức của tư pháp quốc tế) phần lớn tập trung tại BLTTDS. Những quy định này mang tính nguyên tắc chung, được áp dụng điều chỉnh tất cả các quan hệ dân sự 26 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 14(199) 72011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT có yếu tố nước ngoài. Như đã phân tích, pháp luật Việt Nam đã từng có quy định thể hiện quan điểm không chấp nhận việc “lẩn tránh pháp luật”. Tuy nhiên, đó chỉ là một quy định cá biệt trong một lĩnh vực cụ thể - quan hệ hôn nhân gia đình giữa người Việt Nam với người nước ngoài. Do đó, nó không thể trở thành một nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật Việt Nam để áp dụng đối với tất cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và cho đến thời điểm hiện tại, quy định này đã hết hiệu lực pháp luật. Trong khi đó, BLTTDS lại không có quy định nào điều chỉnh vấn đề này. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, để xử lý các trường hợp “lẩn tránh pháp luật” trong thực tiễn tư pháp quốc tế Việt Nam, cần quy định vấn đề trong BLTTDS, bởi lẽ: - BLTTDS là đạo luật quan trọng nhất của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, chứa đựng những quy định mang tính chất nguyên tắc có hiệu lực áp dụng chung cho tất cả các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực tố tụng dân sự, kể cả tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài, mà xử lý hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” không phải là luật nội dung của tư pháp quốc tế Việt Nam. Vì vậy, việc đưa các quy định xử lý “lẩn tránh pháp luật” vào BLTTDS sẽ đảm bảo hiệu lực pháp lý cao nhất của quy phạm pháp luật cũng như trao cho các quy định này hiệu lực chung để áp dụng trong thực tiễn đối với mọi loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. - Việc tập trung trong một đạo luật sẽ góp phần nâng cao tính đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Nếu vấn đề này được quy định trong nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý khác nhau sẽ dẫn đến tình trạng tản mát, chồng chéo, mâu thuẫn của hệ thống pháp luật. Tình trạng này đã xảy ra đối với pháp luật nội dung của tư pháp quốc tế Việt Nam (quy phạm pháp luật giải quyết xung đột pháp luật, ngoài BLDS còn được điều chỉnh trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau). Chính vì vậy, các quy định của luật hình thức cần rút kinh nghiệm tránh mắc phải khuyết điểm này. Hơn nữa, quy định về luật hình thức thường đòi hỏi tính đồng bộ, thống nhất cao mới có thể áp dụng trên thực tế. - Bên cạnh đó, việc ghi nhận các quy định về “lẩn tránh pháp luật” vào BLTTDS sẽ nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bởi cơ quan có thẩm quyền xử lý hiện tượng này (thường là Tòa án) cũng như những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật sẽ nhanh chóng tìm thấy quy định cần thiết mà không cần phải tốn thêm thời gian đối chiếu, kiểm tra, xem xét các văn bản pháp luật khác. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn khi thực tế tại Việt Nam, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan thực thi pháp luật còn hạn chế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thứ hai, khi hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” đã xảy ra trên thực tế thì phải xử lý nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhằm khôi phục lại trật tự pháp lý quốc tế. Chúng tôi cho rằng, các nguyên tắc xử lý hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trong BLTTDS cần bao gồm các nội dung sau: - Nếu một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được áp dụng pháp luật mà việc áp dụng đó là kết quả thu được từ việc “lẩn tránh pháp luật” thì kết quả của quan hệ này (được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài nước ngoài) sẽ không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. Ngược lại, nếu việc áp dụng pháp luật Việt Nam là kết quả của lẩn tránh thì kết quả đó cũng không được công nhận và cho thi hành tại quốc gia có hệ thống pháp luật lẽ ra phải áp dụng, dù nội dung vụ việc có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam. - Nếu pháp luật lẽ ra phải được áp dụng là pháp luật Việt Nam nhưng đã không được áp dụng do “lẩn tránh pháp luật” thì sau khi tuyên bố không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam kết quả của quan hệ đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cần xác định rõ luật áp dụng để giải quyết quan hệ Số 14(199) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 277 2011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT là pháp luật Việt Nam. Điều này nhằm khôi phục lại trật tự pháp lý đã bị thay đổi do hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” trước đó gây ra. - Nếu một nước công nhận kết quả của một quan hệ dân sự đã “lẩn tránh pháp luật” Việt Nam và đã áp dụng pháp luật nước đó thì Việt Nam có quyền áp dụng nguyên tắc có đi có lại, công nhận một quan hệ dân sự đã “lẩn tránh pháp luật” nước đó để áp dụng pháp luật Việt Nam. Trên thực tế, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới cũng áp dụng nguyên tắc này. Điều đó sẽ đảm bảo nguyên tắc có đi có lại và bình đẳng trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, một trong những yêu cầu cơ bản của đời sống pháp lý quốc tế. Thứ ba, BLTTDS nên quy định cơ quan có thẩm quyền xử lý hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” là Tòa án Việt Nam, bởi lẽ: - Tòa án là thiết chế truyền thống trong bộ máy nhà nước được trao cho chức năng giải quyết các tranh chấp trong xã hội. Việt Nam đang phấn đấu xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà ở đó pháp luật đứng ở vị trí cao nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong mô hình nhà nước pháp quyền, Tòa án luôn ở vị trí trung tâm để đảm bảo cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh. - Quan hệ dân sự nói chung và quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng về bản chất là những quan hệ tư. Ở đó, yếu tố bình đẳng là yêu cầu cơ bản chi phối tất cả các quan hệ, các bên chủ thể tham gia quan hệ bình đẳng với nhau và nguyên tắc tự nguyện, tự do thỏa thuận được quán triệt trong suốt quá trình hình thành, phát triển và kết thúc của quan hệ. Chính vì vậy, nếu giao cho bất cứ một cơ quan nào nằm trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước xử lý các mối quan hệ này đều không đảm bảo được nguyên tắc khách quan và bình đẳng. Trong các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì nguyên tắc bình đẳng càng cần phải được tôn trọng và đặt lên hàng đầu mới đảm bảo được uy tín của hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo dựng niềm tin với các chủ thể nước ngoài, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. - Những quy định về xử lý hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” thuộc về lĩnh vực tố tụng dân sự quốc tế. Trong BLTTDS, thẩm quyền xử lý những vấn đề về tố tụng dân sự quốc tế, như: giải quyết tranh chấp, công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài, đều trao cho Tòa án. Chính vì vậy, việc trao cho Tòa án thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan đến hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” là hoàn toàn hợp lý. Điều này cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án có đủ thẩm quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc xử lý các vấn đề có liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thứ tư, quy định về thẩm quyền cụ thể của Tòa án Việt Nam xử lý hiện tượng “lẩn tránh pháp luật”. BLTTDS cần xác định những trường hợp nào Tòa án Việt Nam có thẩm quyền tuyên bố không công nhận một quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài do “lẩn tránh pháp luật”, bởi không phải trong bất kỳ trường hợp nào và đối với bất cứ quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào Tòa án Việt Nam cũng đều có quyền và đều cần phải xem xét quan hệ có “lẩn tránh pháp luật” hay không. Bên cạnh đó, BLTTDS cũng cần quy định thẩm quyền cụ thể của Tòa án Việt Nam xử lý các quan hệ này. Chúng tôi cho rằng, việc xử lý một quan hệ pháp luật dân sự có hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” có tính chất tương tự như việc Tòa án giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy, để xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong hai trường hợp trên cần sử dụng những tiêu chí xác định thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam (hiện được quy định tại Điều 410 BLTTDS). Điều này sẽ góp phần thống nhất các tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề có liên quan đến quan hệ dân sự có yếu tố 28 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 14(199) 72011 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT nước ngoài2. Thứ năm, chủ thể có quyền và nghĩa vụ yêu cầu Tòa án tuyên bố không công nhận một quan hệ là kết quả của hiện tượng “lẩn tránh pháp luật”. “Lẩn tránh pháp luật” nếu đã xảy ra trên thực tế sẽ có nguy cơ gây thiệt hại cho lợi ích của hai nhóm chủ thể: thứ nhất là Nhà nước có hệ thống pháp luật lẽ ra đã phải được áp dụng. Đây là nhóm lợi ích chung thuộc về trật tự xã hội hơn là lợi ích cá nhân; thứ hai là những chủ thể trong quan hệ dân sự đó có lợi ích đã bị thiệt hại do phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật lẽ ra không được áp dụng. Đây là nhóm lợi ích trực tiếp bị xâm hại bởi hiện tượng “lẩn tránh pháp luật”. Xuất phát từ cơ sở này, theo chúng tôi, BLTTDS cần quy định có hai nhóm chủ thể có quyền và nghĩa vụ yêu cầu Tòa án tuyên bố không công nhận một quan hệ là kết quả của hiện tượng “lẩn tránh pháp luật”: - Nhóm chủ thể có quyền: những chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật và có lợi ích trực tiếp bị xâm hại bởi việc “lẩn tránh pháp luật”. Nhóm chủ thể này có quyền nộp đơn ra trước Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam trong trường hợp họ nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị xâm hại. Và, đương nhiên, vì là quyền nên họ có quyền lựa chọn giữa khả năng nộp đơn hoặc không nộp đơn để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. - Nhóm chủ thể có nghĩa vụ: những cơ quan có thẩm quyền thực thi pháp luật trong bộ máy nhà nước Việt Nam. Xuất phát từ lợi ích được bảo vệ trong trường hợp này là trật tự xã hội nên với tư cách là chủ thể đại diện cho xã hội, các cơ quan nhà nước trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình mà phát hiện một quan hệ dân sự có hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” có nghĩa vụ phải thông báo cho những chủ thể có quyền nộp đơn hoặc phải tự nộp đơn yêu cầu Tòa án không công nhận một quan hệ do “lẩn tránh pháp luật” nếu việc nộp đơn này có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể của cơ quan mình. Thứ sáu, xây dựng cơ chế đảm bảo thực hiện: bên cạnh những quy định cụ thể điều chỉnh nội dung của việc xử lý các quan hệ dân sự có hiện tượng “lẩn tránh pháp luật”, BLTTDS còn phải có những quy định về cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo được rằng, khi hiện tượng “lẩn tránh pháp luật” xảy ra, nó sẽ được ngăn chặn kịp thời hoặc kết quả của nó sẽ nhanh chóng được xử lý, tránh phát sinh hậu quả xấu trên thực tế. Vai trò này thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền như là một nội dung hoạt động cụ thể trong chức năng quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, xuất phát từ việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế thông qua phương pháp xung đột là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi các bên có liên quan, đặc biệt là chủ thể có thẩm quyền quyết định áp dụng hệ thống pháp luật nước ngoài khi giải quyết các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, phải có một kiến thức nhất định về lĩnh vực này. Chính vì vậy, để đảm bảo các quy định của pháp luật về “lẩn tránh pháp luật” được thực thi hiệu quả trên thực tế, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần được tiến hành đồng bộ và hiệu quả đối với các đối tượng có liên quan. Đồng thời, cần không ngừng nâng cao ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định về áp dụng luật của tư pháp quốc tế Việt Nam cũng như tư pháp quốc tế các nước trong quá trình tham gia các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài của các chủ thể Việt Nam trên tinh thần tuân thủ pháp luật quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế - dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. (2) Về thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam, xem thêm: Bành Quốc Tuấn, Từ một quy định về thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 24 (161), tháng 12/2009.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhien_tuong_lan_tranh_phap_luat_trong_tu_phap_quoc_te.pdf