Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và hiệp định bảo trợ đầu tư Việt Nam - EU: Những động lực và kỳ vọng mới

Kinh nghiệm thực thi các cam kết WTO và các FTA trước đây của Việt Nam cho thấy, các lợi ích suy đoán từ một hiệp định sẽ không đương nhiên trở thành hiện thực; các quyền và nghĩa vụ theo các cam kết không tự nhiên phát huy tác dụng nếu thiếu những nỗ lực lớn để thực thi các cam kết, hiện thực hóa các lợi ích và xử lý thách thức liên quan. Trong một FTA thế hệ mới như EVFTA, bên cạnh các cam kết mang tính truyền thống về mở cửa/tiếp cận thị trường (mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ), số các cam kết mang tính quy tắc (rules), có ý nghĩa ràng buộc cách hành xử chính sách của các bên, là rất lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực liên quan tới thương mại, kinh doanh. Việc thực thi các cam kết có liên quan tới trình tự, thủ tục hành chính này đòi hỏi việc cùng lúc rà soát và điều chỉnh về cơ chế, trong một số trường hợp, còn phải điều chỉnh cả bộ máy và phương thức thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau. Hơn thế nữa, phần lớn các cam kết dạng này đều phải thực hiện ngay khi FTA phát sinh hiệu lực hoặc trong một thời hạn rất ngắn sau đó. Điều này đặt ra thách thức lớn không chỉ về năng lực mà cả về nguồn lực thực thi đối với Việt Nam. Trên thực tế, việc hiện thực hóa các quyền trong cam kết FTA không chỉ đòi hỏi những thay đổi về nhận thức hay năng lực, mà còn đặt ra những thách thức đáng kể về mặt thiết chế/cơ chế, trong đó có cơ chế minh bạch hóa thông tin để có thể sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại; thiết chế liên quan tới các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ (SPS); tư vấn, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực thi các cam kết, áp dụng cam kết, gắn trực tiếp với quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân liên quan. Hiện ở Việt Nam chưa có bất kỳ một đầu mối hay thiết chế nào chính thức thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân (phần lớn là doanh nghiệp) trong những trường hợp như vậy. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả thực thi EVFTA và EVIPA, chúng ta cần chú ý rà soát các yêu cầu, thiết lập danh mục các vấn đề cần được xử lý; thiết lập và vận hành các thiết chế cần thiết cho việc đảm bảo thực thi các nghĩa vụ và tận dụng hiệu quả các quyền theo cam kết; hỗ trợ nâng cao năng lực, đóng góp kỹ thuật, thiết kế cơ chế và nguồn lực xây dựng, vận hành bộ máy cho các thiết chế tương ứng phù hợp với tính chất, chức năng và đảm bảo tính khả thi trong triển khai Với tính chất là một FTA thế hệ mới, với sự mở cửa toàn diện, sâu rộng và có tác động mạnh nhất tới nền kinh tế Việt Nam và có vai trò quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, EVFTA và EVIPA đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam không chỉ trong đàm phán, mà cả trong quá trình thực thi, đặc biệt là từ góc độ thiết chế. Việc chuẩn bị các yếu tố cần thiết, cũng như xây dựng các tiêu chí, dự liệu các giải pháp để vượt qua các thách thức này là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể đạt được những động lực và lợi ích kỳ vọng từ các hiệp định mới quan trọng này

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và hiệp định bảo trợ đầu tư Việt Nam - EU: Những động lực và kỳ vọng mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
37Số 6(406) - T3/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH hiệp định ThƯƠng mẠi Tự do việT nam - Eu và hiệp định bảo TrỢ đẦu TƯ việT nam - Eu: NHỮNG ĐỘNG LỰC VÀ KỲ VỌNG MỚI TS. Nguyễn Minh Phong* Ths. Nguyễn Trần Minh Trí** * Phó Vụ trưởng-Phó Ban tuyên truyền lý luận-Báo Nhân Dân. ** Viện Kinh tế & Chính trị thế giới-Viện HLKHXHVN. Thông tin bài viết: Từ khóa: Cơ hội, thách thức; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU; Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 27/02/2020 Biên tập : 25/02/2020 Duyệt bài : 04/03/2020 Article Infomation: Keywords: Opportunity; challenge; Vietnam - EU Free Trade Agreement; Vietnam - EU Investment Protection Agreement Article History: Received : 27 Feb. 2020 Edited : 25 Feb. 2020 Approved : 04 Mar. 2020 Tóm tắt: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) được ký ngày 30/6/2019 và đã được Nghị viện châu Âu (EP) thông qua ngày 12/2/2020. EVFTA sẽ có hiệu lực khi được Quốc hội Việt Nam và EP phê chuẩn, trong khi hiệp định EVIPA cần được Quốc hội Việt Nam, EP và Nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn. Quyết định của EP đã “bật đèn xanh” cho việc thực thi hiệp định EVFTA và tạo tiền đề để các Nghị viện quốc gia thành viên EU xem xét, phê chuẩn EVIPA thời gian tới. Bài viết này bàn về những cơ hội, thách thức và nhiệm vụ mới từ việc thực hiện hai Hiệp định này đối với Việt Nam. Abstract: Vietnam - EU Free Trade Agreement (EVFTA) and Vietnam - EU Investment Protection Agreement (EVIPA) were signed on June 30, 2019 and approved by the European Parliament (EP) on Febuary 2, 2020. The EVFTA will come into force when it is ratified by the National Assembly of Vietnam and the EP, while the EVIPA needs to be ratified by the National Assembly of Vietnam, by EP and the Parliaments of the EU Members. The EP’s decision has given a “green light” to the enforcement of the EVFTA and paves the ground for the Parliaments of the EU Members to consider and ratify the EVIPA in coming time. This article provides discussions on new opportunities, challenges for and tasks of Vietnam once these two agreements are come into enforcement. Số 6(406) - T3/202038 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP CHÍNH SÁCH 1. Những cơ hội và thách thức Là cột mốc mới quan trọng trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1990 - 2020), việc thông qua EVFTA và EVIPA với tỷ lệ ủng hộ cao tại Nghị viện châu Âu1, nơi tâp hợp 700 nghị sĩ từ 27 nước, đại diện cho nhiều đảng phái, khuynh hướng chính trị và lợi ích kinh tế đa dạng khác nhau, cho thấy các nghị sĩ và các quốc gia thành viên EU thực sự coi trọng, đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam và quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU. EVFTA và EVIPA có phạm vi rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay, chứa đựng nhiều cơ hội và kỳ vọng mở ra một triển vọng mới cho quan hệ hợp tác hai bên Việt Nam và EU phát triển ngày càng sâu rộng, toàn diện, bình đẳng, cùng có lợi và hiệu quả hơn; đồng thời, đóng góp vào thúc đẩy xu thế chung về liên kết kinh tế quốc tế và phát triển bền vững; khẳng định vị thế Việt Nam và chính sách của EU tiếp tục tăng cường gắn kết với châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 12 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên hơn 50,4 tỷ USD năm 2017; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 13,6 lần (từ 2,8 tỷ USD lên hơn 38,3 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 9 lần (1,3 tỷ USD lên 12,1 tỷ USD)2. Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản. EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Tính đến năm 2017, đã có 24 trong số 28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với khoảng 2000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 21,5 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ3. EVFTA và EVIPA sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, qua đó tiếp cận sâu hơn thị trường ASEAN và khu vực; GDP của EU dự kiến sẽ tăng thêm 30 tỷ USD và xuất khẩu của EU vào Việt Nam sẽ tăng khoảng 15,28% vào năm 2020, tăng 33,06% vào năm 2025, tăng 36,7% vào năm 2030, tăng 29% vào năm 20354 EVFTA và EVIPA mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam thâm nhập thị trường EU đầy tiềm năng với 508 triệu dân và quy mô khoảng 18 nghìn tỷ USD, hiện là thị trường xuất khẩu và xuất siêu lớn thứ hai của Việt Nam. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế từ Việt Nam và nâng lên 99% dòng thuế sau 7 năm; trong khi Việt Nam xóa bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hóa EU trong năm đầu tiên và nâng lên 91,8% số dòng thuế sau 7 năm5. Do cơ cấu kinh tế của Việt Nam và EU mang tính bổ sung, tương hỗ lẫn nhau nên ít 1 EVFTA với 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu chống, 40 phiếu trắng, và EVIPA với 407 phiếu ủng hộ, 188 phiếu chống, 53 phiếu trắng. Xem la-thanh-cong-doi-ngoai-quan-trong-trong-nam-2020. 2 3 qua/387394.vgp. 4 qua/387394.vgp. 5 trong-trong-nam-2020. 39Số 6(406) - T3/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH có cạnh tranh trực tiếp. Việc thực hiện EVFTA và EVIPA dự kiến tạo áp lực cạnh tranh gay gắt chỉ ở một số lĩnh vực như logistics, hóa chất, phương tiện vận tải, sắt thép, dược phẩm, chăn nuôi và nông sản chế biến... trong khi tạo nhiều cơ hội và động lực mới cho Việt Nam. Theo đó, cùng với những lợi ích gián tiếp khác, việc thực hiện EVFTA và EVIPA dự kiến sẽ giúp Việt Nam tăng 20% xuất khẩu sang EU vào năm 2020, tăng gần 43% vào năm 2025 (trong đó, xuất khẩu gạo tăng 65%, dệt tăng 67%, may mặc tăng 81% và da giày tăng tới 99%; còn đường tăng 8% và lâm sản, thịt gia súc, gia cầm và đồ uống, thuốc lá cũng tăng từ 3-4%...) và tăng gần 45% vào năm 2030; đồng thời, tăng 4-6% GDP vào năm 2025 và tiếp theo. Việc 85,6% số dòng thuế sẽ được EU ngay lập tức dỡ bỏ sau khi EVFTA có hiệu lực giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này; Việt Nam xóa bỏ 48,5%, tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam, cũng sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ6 Theo dự báo của EuroCham, EU sẽ đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, là lĩnh vực tiềm năng được nhiều doanh nghiệp EU chờ đón; trong đó, ngoài việc tập trung nguồn vốn còn đẩy mạnh chuyển giao giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm. Với quy mô và tiềm năng về vốn, công nghệ của EU, Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, cửa ngõ kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực châu Á. Lĩnh vực đầu tư mà EVFTA hướng tới không chỉ nhằm vào sản xuất, xuất nhập khẩu mà còn cả những lĩnh vực dịch vụ như viễn thông & công nghệ thông tin, kiến trúc & tư vấn kỹ thuật, dịch vụ môi trường. Khi phát triển các dịch vụ này đạt trình độ quốc tế, Việt Nam không những sẽ giảm nhập khẩu, mà còn có thể xuất khẩu nhiều dịch vụ chất lượng cao. Cam kết đầu tư trong EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tham gia đầu tư vào thị trường các bên. Theo đó, hai bên sẽ đối xử bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau, như: (1) Đối xử với các nhà đầu tư của nước thành viên bình đẳng như nhà đầu tư trong nước hoặc ngoài khối về lĩnh vực đầu tư và tiếp cận thị trường; (2) Không áp dụng các chính sách hạn chế như yêu cầu hàm lượng nội địa, sản xuất nội địa, bắt buộc chuyển giao công nghệ, hạn chế nhập khẩu và định mức xuất khẩu; (3) Đảm bảo hoàn trả và bồi thường cho nhà đầu tư nếu xảy ra thiệt hại trong trường hợp xung đột vũ trang, bất ổn xã hội, trường hợp khẩn cấp hoặc thiệt hại do chính sách nhà nước (trưng dụng gián tiếp); (4) Không trưng dụng, quốc hữu hóa các khoản đầu tư, trừ trường hợp dùng vào mục đích công, có bồi thường đúng pháp luật; (5) Công nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức chuyển nhượng tài sản như góp vốn, trả lãi, giao dịch mua bán và bồi thường; (6) Nếu Hiệp định EVFTA bị hủy bỏ, nước thành viên phải tiếp tục áp dụng các điều khoản về đầu tư thêm 15 năm; (7) Các bên thống nhất cơ chế giải quyết tranh chấp chặt chẽ nhưng thân thiện để các khúc mắc, nếu có, sẽ được xem xét, khách quan, thấu đáo và phán quyết cuối cùng được tuân thủ7. Trên thực tế, Dệt may, một trong những ngành công nghiệp lớn nhất Việt Nam với 6 https://www.nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/42571902-nganh-da-giay-viet-nam-don-dau-co-hoi-cptpp- va-evfta.html. 7 Số 6(406) - T3/202040 NGHIÊN CỨULẬP PHÁP CHÍNH SÁCH hơn 2 triệu nhân công sẽ hưởng lợi lớn nhờ sau khi ký kết FTA, mức thuế 12% EU áp dung đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 0%. Điều này sẽ có lợi đối với 5 sản phẩm dẫn đầu xuất khẩu của Việt Nam (bộ vest nữ - 285 triệu, bộ vest nam - 233 triệu, áo khoác nam - 211 triệu, áo khoác nữ - 207 triệu và áo len - 166 triệu USD)8. Việt Nam là một trong 10 nhà xuất khẩu da giầy dép hàng đầu thế giới, với trên 500 doanh nghiệp, 1 triệu nhân công và chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu hàng năm9. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào giầy da chất lượng cao và giầy thể thao cho các thương hiệu giầy của Mỹ và EU. Mức thuế quân bình quân EU áp dụng đối với giầy dép nhập khẩu từ Việt Nam là 12,4%, vì vậy, việc ký kết FTA trở nên đặt biệt quan trọng đối với xuất khẩu giầy dép Việt Nam10. EVFTA còn đề cập tới những khía cạnh khác như: cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư; giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước; cạnh tranh, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý, thể chế; tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi và bình đẳng cho hoạt động của các DN hai bên... nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai bên. EVFTA còn bao hàm những vấn đề mà Việt Nam chưa từng cam kết như: Đầu tư (cả trong sản xuất và dịch vụ), chính sách đối với DN nhà nước (DNNN), mua sắm công, lao động, môi trường Việc thực thi EVFTA trong dỡ bỏ thuế quan, xúc tiến đầu tư, thúc đẩy công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, cải thiện quy tắc xuất xứ và chứng nhận xuất xứ; cải thiện môi trường tạo thuận lợi thương mại - hỗ trợ kỹ thuật tăng cường nhận thức và áp dụng những tiêu chuẩn của thị trường EU sẽ mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu, thu hút đầu tư và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu Cùng với Hiệp định tự do đã ký với Liên minh thuế quan Nga, Belaruts và Kazacxtan, EVFTA và EVIPA sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và đối tác, tạo chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường EU nói riêng và toàn bộ châu Âu nói chung, góp phần thúc đẩy tiếp nhận hàng hóa chất lượng cao và thiết lập chuỗi sản xuất gắn với dòng vốn đầu tư công nghệ cao từ EU, cả trong công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế số. Sự hợp tác giữa hai bên trong thực thi các cam kết của EVFTA và EVIPA còn góp phần thúc đẩy Việt Nam tiếp tục cải cách hoàn thiện thể chế, nâng cao tiêu chuẩn lao động và đời sống của nhân dân, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo chiều sâu và tăng trưởng bền vững 2. Những nhiệm vụ mới Trong khi chờ đợi các thủ tục cần thiết để Quốc hội Việt Nam phê chuẩn hai hiệp định, các Bộ, ban, ngành, các địa phương và doanh nghiệp cần khẩn trương xây dựng kế hoạch và các kịch bản, nhiệm vụ, giải pháp triển khai hiệp định để có thể tận dụng tốt các cơ hội, đồng thời ứng phó với những thách thức có thể phát sinh khi thực thi các hiệp định. Để khai thác những động lực tích cực từ hai hiệp định, chúng ta cần tuân thủ và vượt qua các đòi hỏi rất cao liên quan đến bảo vệ 8 9 https://www.nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/42571902-nganh-da-giay-viet-nam-don-dau-co-hoi-cptpp- va-evfta.html. 10 sở hữu trí tuệ, minh bạch môi trường kinh doanh, xuất xứ và chứng nhận xuất xứ hàng hóa, các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, minh bạch thông tin, bảo vệ môi trường. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ hàng hóa, cũng như chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong thời gian tới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm chắc nội dung và lộ trình cam kết trong hai hiệp định; chủ động rà soát và tái cơ cấu đầu tư, lao động; áp dụng công nghệ cao và cơ chế quản trị tiên tiến; cập nhật các hàng rào kỹ thuật từ các thành viên EU để đáp ứng tốt và tận dụng được các cơ hội phát triển mới. Kinh nghiệm thực thi các cam kết WTO và các FTA trước đây của Việt Nam cho thấy, các lợi ích suy đoán từ một hiệp định sẽ không đương nhiên trở thành hiện thực; các quyền và nghĩa vụ theo các cam kết không tự nhiên phát huy tác dụng nếu thiếu những nỗ lực lớn để thực thi các cam kết, hiện thực hóa các lợi ích và xử lý thách thức liên quan. Trong một FTA thế hệ mới như EVFTA, bên cạnh các cam kết mang tính truyền thống về mở cửa/tiếp cận thị trường (mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ), số các cam kết mang tính quy tắc (rules), có ý nghĩa ràng buộc cách hành xử chính sách của các bên, là rất lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực liên quan tới thương mại, kinh doanh. Việc thực thi các cam kết có liên quan tới trình tự, thủ tục hành chính này đòi hỏi việc cùng lúc rà soát và điều chỉnh về cơ chế, trong một số trường hợp, còn phải điều chỉnh cả bộ máy và phương thức thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau. Hơn thế nữa, phần lớn các cam kết dạng này đều phải thực hiện ngay khi FTA phát sinh hiệu lực hoặc trong một thời hạn rất ngắn sau đó. Điều này đặt ra thách thức lớn không chỉ về năng lực mà cả về nguồn lực thực thi đối với Việt Nam. Trên thực tế, việc hiện thực hóa các quyền trong cam kết FTA không chỉ đòi hỏi những thay đổi về nhận thức hay năng lực, mà còn đặt ra những thách thức đáng kể về mặt thiết chế/cơ chế, trong đó có cơ chế minh bạch hóa thông tin để có thể sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại; thiết chế liên quan tới các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ (SPS); tư vấn, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực thi các cam kết, áp dụng cam kết, gắn trực tiếp với quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân liên quan. Hiện ở Việt Nam chưa có bất kỳ một đầu mối hay thiết chế nào chính thức thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân (phần lớn là doanh nghiệp) trong những trường hợp như vậy. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả thực thi EVFTA và EVIPA, chúng ta cần chú ý rà soát các yêu cầu, thiết lập danh mục các vấn đề cần được xử lý; thiết lập và vận hành các thiết chế cần thiết cho việc đảm bảo thực thi các nghĩa vụ và tận dụng hiệu quả các quyền theo cam kết; hỗ trợ nâng cao năng lực, đóng góp kỹ thuật, thiết kế cơ chế và nguồn lực xây dựng, vận hành bộ máy cho các thiết chế tương ứng phù hợp với tính chất, chức năng và đảm bảo tính khả thi trong triển khai Với tính chất là một FTA thế hệ mới, với sự mở cửa toàn diện, sâu rộng và có tác động mạnh nhất tới nền kinh tế Việt Nam và có vai trò quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, EVFTA và EVIPA đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam không chỉ trong đàm phán, mà cả trong quá trình thực thi, đặc biệt là từ góc độ thiết chế. Việc chuẩn bị các yếu tố cần thiết, cũng như xây dựng các tiêu chí, dự liệu các giải pháp để vượt qua các thách thức này là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể đạt được những động lực và lợi ích kỳ vọng từ các hiệp định mới quan trọng này n 41Số 6(406) - T3/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhiep_dinh_thuong_mai_tu_do_viet_nam_eu_va_hiep_dinh_bao_tro.pdf
Tài liệu liên quan