KẾT LUẬN
- Răng bảo quản trong lòng trắng của trứng
gà sạch Ba Huân có tỷ lệ % các tế bào DCNC
sống sót cao nhất (82,49%; 75,27%; 67,96%), kế
đến là sữa tươi tiệt trùng không đường Vinamilk
(80,7%; 72,38%; 66,65%), thấp nhất là HBSS
(79,19%; 70,25%; 65,26%) trong lần lượt 30, 90 và
240 phút.
- Trong cùng một thời gian bảo quản:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về tỷ lệ % các tế bào DCNC sống sót của răng
được bảo quản trong 30 phút và 240 phút trong
HBSS, sữa và lòng trắng trứng.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về tỷ lệ % các tế bào DCNC sống sót của
răng được bảo quản trong 90 phút trong
HBSS và sữa.
Răng bảo quản trong lòng trắng trứng gà 90
phút có tỷ lệ % các tế bào DCNC sống sót cao
hơn có ý nghĩa so với sữa và HBSS
- Trong cùng một môi trường bảo quản cho
thấy sự giảm tỷ lệ % các tế bào DCNC sống sót
có ý nghĩa thống kê (P <0,05) từ 30 phút đến 90
và 240 phút ở cả HBSS, sữa và lòng trắng trứng.
Từ những kết quả trên, cho thấy sữa tươi tiệt
trùng không đường và đặc biệt là lòng trắng
trứng gà có thể dùng làm môi trường bảo quản
hiệu quả cao cho răng rơi khỏi ổ trong khi chờ
được cắm lại với giá thành rẻ và dễ tìm. Đồng
thời, thời gian bảo quản dưới 30 phút là tốt nhất
cho sự sống của DCNC nếu răng không được
cắm lại ngay lập tức.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả bảo quản răng rơi khỏi ổ của sữa và lòng trắng trứng gà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 82
HIỆU QUẢ BẢO QUẢN RĂNG RƠI KHỎI Ổ CỦA SỮA
VÀ LÒNG TRẮNG TRỨNG GÀ
Huỳnh Công Nhật Nam*, Ngô Thị Quỳnh Lan*, Đặng Vũ Ngọc Mai*
TÓM TẮT
Mục tiêu: so sánh hiệu quả bảo quản của HBSS, sữa tươi tiệt trùng không đường và lòng trắng trứng gà
trong việc bảo vệ sự sống của các tế bào dây chằng nha chu.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu được thực hiện trên 45 răng vĩnh viễn của người có mô răng và
mô nha chu lành mạnh, chia thành 9 nhóm với ba môi trường bảo quản (HBSS, sữa và lòng trắng trứng) trong
thời gian (30, 90 và 240 phút) ở nhiệt độ phòng. Sau khi nhổ, các răng được cho vào trong các ống nghiệm chứa
10ml môi trường bảo quản trong ba mốc thời gian. Sau đó, phần tế bào dây chằng nha chu được tách ra, nhuộm
trypan blue và đếm bằng phòng đếm tế bào, tính toán tỷ lệ % các tế bào sống ở mỗi mẫu.
Kết quả: trung bình tỷ lệ % các tế bào sống sót của răng bảo quản trong lòng trắng trứng cao hơn sữa và
HBSS ở ba mốc thời gian, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mốc 90 phút (p=0,01). Trong cùng một môi trường
bảo quản, có sự suy giảm tỷ lệ % tế bào sống có ý nghĩa thống kê từ 30 phút đến 90 phút và từ 90 phút đến 240
phút ở cả 3 môi trường.
Kết luận: lòng trắng trứng gà có thể dùng làm môi trường bảo quản răng rơi khỏi ổ một cách có hiệu quả
với giá thành rẻ và phổ biến. Đồng thời răng nên được bảo quản trong thời gian dưới 30 phút để có được hiệu
quả cao nhất khi cắm lại.
Từ khóa: Dây chằng nha chu, nguyên bào sợi, răng rơi khỏi ổ, sự sống của tế bào.
ABSTRACT
THE EFFICIENCY OF MILK AND EGG WHITE IN STORAGE OF EXFOLIATED TEETH
Huynh Cong Nhat Nam, Ngo Thi Quynh Lan, Dang Vu Ngoc Mai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 82 - 89
The purpose of this study was to determine the ability of pasteurized milk and egg white compared to HBSS
in maintaining the viability of human PDL cells on exfoliated teeth.
Materials and method: 45 healthy and freshly extracted permanent teeth were randomly divided into 9
groups (5 teeth per group). They were placed immediately following extraction in one of 3 media (HBSS, milk
and egg white) in 30, 90 and 240 minutes at room temperature. PDL cells were isolated from the samples for
staining with trypan blue. Viable and non-viable cells were counted using a hemocytometer and converted to
percentages for statistical analysis.
Results: Non-parametric analysis showed that egg white had a better effect on cellular vitality than HBSS
and milk, with a significant difference at 90 minutes (p = 0.01). In a same media, the percentage of viable cells
decreased with time (p ≤ 0.05).
Conlusion: We suggest that egg white, which is popular and affordable, is an effective storage medium for
exfoliated teeth. To assure functional healing of PDL cells after tooth reimplantation, the ideal extra-alveolar
duration should be less than 30 minutes.
Key words: Periodontal ligament- PDL, fibroblast, exfoliated teeth, cellular viability.
* Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Đặng Vũ Ngọc Mai ĐT: 0918325781; Email: dvngocmai@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 83
ĐẶT VẤN ĐỀ
Răng rơi khỏi ổ được định nghĩa là chấn
thương khi răng hoàn toàn rời khỏi xương ổ, là
một trong những chấn thương răng nghiêm
trọng nhất, chiếm 1-16% trong tổng số chấn
thương ở răng vĩnh viễn(17). Tiên lượng càng xấu
nếu thời gian răng ở ngoài càng lâu. Nếu được
cắm lại trong vòng 30 phút, răng có 90% cơ hội
tồn tại. Quan trọng là phải giữ sự sống của dây
chằng nha chu (DCNC)(2) mà chủ yếu là sự sống
của nguyên bào sợi. Nếu răng được bảo quản
trong dung dịch thích hợp nhằm giảm tối đa sự
hoại tử của DCNC cho đến khi nha sĩ có thể cắm
lại thì cơ hội thành công cho việc cắm lại tăng
lên đáng kể(3).
Tiên lượng của xử trí răng rơi khỏi ổ tùy
thuộc vào tình huống tai nạn xảy ra và khoảng
thời gian răng ở bên ngoài. Cách xử trí tốt nhất
cho răng rơi khỏi ổ là cắm lại ngay lập tức. Tuy
nhiên, trong thực tế, răng thường không được
cắm lại ngay vì nhiều lý do: nạn nhân hoảng
loạn, chấn thương vùng khác nghiêm trọng hơn,
răng bị bẩn, miệng bị chấn thương nghiêm
trọng, chảy máu nhiều không thuận lợi cho việc
cắm lại... Vì thế răng cần được bảo quản trong
môi trường thích hợp cho đến khi được cắm lại
tại cơ sở chuyên ngành (bệnh viện, phòng
nha...). Nếu các tế bào của DCNC ở bề mặt chân
răng không bị khô thì quá trình viêm sau khi
cắm lại răng sẽ được giảm thiểu.
Hiện có rất nhiều dung dịch được sử dụng
để bảo quản răng, trong đó nhiều loại đã được
thương mại hóa. Theo Hội Nội nha Hoa Kì
(AAE) 1995(1), Hội Chấn thương răng quốc tế
(IADT) 2007(5), dung dịch được đề nghị để bảo
quản răng là HBSS (Hank’s Balanced Salt
Solution) (hiện nay đã có một số nghiên cứu cho
thấy HBSS không thật sự hiệu quả bằng các môi
trường nuôi cấy tế bào Culture Medium (CM),
hay Viaspan® dung dịch bảo quản mô trong
ghép tạng(3,12). Tuy thế, HBSS thường không có
sẵn và tương đối mắc tiền, khó kiếm khi tai nạn
xảy ra tại Việt Nam, vì thế các dung dịch thay
thế sẵn có khác được đề nghị như nước bọt, sữa,
nước dừa, dung dịch bảo quản kính sát tròng,
lòng trắng trứng, sáp ong...
Các nghiên cứu về lòng trắng trứng khá ít và
cho rằng có hiệu quả tương đương với HBSS(6).
Các nghiên cứu về sữa đưa ra nhiều kết quả
khác biệt, đặc biệt là giữa các loại sữa (sữa lấy
trực tiếp, sữa đặc, sữa bột, sữa tươi tiệt trùng,
sữa công thức giống sữa mẹ...), cho kết quả sữa
có tác dụng tương đương, cao hơn hoặc kém
hơn so với HBSS một ít(8,9,10). Kết quả bảo quản
răng rơi khỏi ổ của sữa rất khác nhau còn do độ
pH khác nhau(6). Vẫn chưa có một nghiên cứu
nào cho thấy loại sữa dùng phổ biến tại thị
trường Việt Nam (sữa tươi tiệt trùng không
đường) cho kết quả như thế nào.
Ngoài ra, thời gian bảo quản cũng là yếu tố
quan trọng đối với sự thành công của việc cắm
lại răng. Các nghiên cứu cho kết quả thời gian đề
nghị cho việc bảo quản răng trong vòng 30-60
phút thì cắm lại răng đạt kết quả tối ưu. Trên
thực tế Việt Nam, nhất là những vùng xa xôi thì
kiến thức về chấn thương răng và phương tiện
di chuyển còn hạn hẹp, thời gian răng ngoài ổ
răng có thể lâu hơn.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu
về hiệu quả của ba môi trường bảo quản răng
là HBSS, sữa tươi tiệt trùng không đường và
lòng trắng trứng tại Việt Nam đối với sự sống
của các tế bào DCNC của răng trong khi chờ
cắm lại trong 30, 90, 240 phút. Kết quả của
nghiên cứu này hy vọng đem lại một hướng
dẫn cho bệnh nhân và bác sĩ răng hàm mặt
trong việc xử trí răng rơi khỏi ổ, cũng như làm
tiền đề cho các nghiên cứu khác về bảo quản
răng và tế bào DCNC.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
So sánh hiệu quả bảo quản răng rơi khỏi ổ
của các môi trường bảo quản HBSS, sữa tươi tiệt
trùng không đường và lòng trắng trứng gà.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định tỷ lệ % tế bào sống sót trên
tổng số tế bào của DCNC sau khi bảo quản
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 84
răng trong HBSS, sữa tươi tiệt trùng không
đường Vinamilk, lòng trắng trứng gà trong
30, 90, 240 phút.
- So sánh tỷ lệ % tế bào DCNC sống sót
trong 3 môi trường bảo quản và 3 mốc thời
gian nêu trên.
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thử nghiệm trong labo (in vitro),
được tiến hành tại phòng khám và điều trị khoa
Răng Hàm Mặt và phòng thí nghiệm bộ môn
Hóa sinh, Vi sinh, khoa Y, đại học Y Dược tp. Hồ
Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
45 răng mới nhổ với các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn lựa chọn
- Răng vĩnh viễn nhổ vì lý do chỉnh hình,
mọc lệch...
- Có mô răng và mô nha chu lành mạnh.
- Sức khỏe răng miệng tốt, vệ sinh răng
miệng tốt.
- Răng được nhổ nguyên vẹn.
- Sức khỏe toàn thân tốt.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Răng bảo quản không đúng thời gian.
- Răng bảo quản không đúng quy trình
nghiên cứu.
Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ: Kẹp gắp, cốc đong 20ml, chai thủy
tinh loại 60ml-100ml-1lít, pipet, lamelle, ống
nhựa 5ml-15ml, ống nhựa ly tâm, giấy lọc.
Thiết bị: Tủ ủ (Cultura Vivadent), máy ly tâm
(Xinkang® 80-2), kính hiển vi quang học (Yu
Heng Optoelectronics L-101), máy ảnh (Canon
G9), phòng đếm hồng cầu (phòng đếm tế bào)
(Hirschmann EM Techcolor), tủ lạnh -20ºC
(Dixell).
Hóa chất: HBSS (không có Ca²+ và Mg²-)
(Hank’s Balanced Salt Solution) (H9394
Sigma®), PBS (không có Ca²+ và Mg²-)
(Phosphate Buffer Saline) (Bộ môn Hóa sinh),
Collagenase II (C1764 Sigma®), Dispase grade II
(D4693 Sigma®), Trypan blue (Lan Ji), nước cất,
cồn 70º, sữa tươi Vinamilk tiệt trùng không
đường, trứng gà sạch Ba Huân.
Phương pháp nghiên cứu
Lâm sàng
- Xác định bệnh nhân thỏa điều kiện thu
mẫu.
- Giải thích và được sự đồng ý của bệnh
nhân.
- Khám lâm sàng và hình ảnh X-quang.
- Nhổ răng, thực hiện quy trình theo nguyên
tắc vô trùng.
- Thu mẫu răng sau khi nhổ, cầm răng ở
phần thân, không chạm vào chân răng.
- Rửa răng bằng HBSS dưới 10 giây.
- 45 răng được chia ngẫu nhiên thành 9
nhóm (mỗi nhóm 5 răng). Răng được cho vào
các ống nghiệm chứa 10ml HBSS, hoặc sữa, hoặc
lòng trắng trứng gà trong 30, 90, 240 phút ở
nhiệt độ phòng, thỉnh thoảng lắc.
- Mã hóa mẫu nghiên cứu: H: HBSS, M: sữa,
W: lòng trắng trứng gà, 30: 30 phút, 90: 90 phút,
240: 240 phút.
Labo
- Sau thời gian cần nghiên cứu, răng được
lấy ra, rửa với HBSS, sau đó ngâm vào ống nhựa
với 2,5 ml dung dịch 0,2mg/ml Collagenase II và
dung dịch 2,4mg/ml Dispase II trong PBS ủ ở
37°C trong 45 phút, thỉnh thoảng lắc.
- Răng được loại bỏ và phần vẩn đục tế bào
được cho ly tâm 5 phút, 2000 rpm.
- Thu lấy phần kết tủa.
- Sau đó nhuộm xanh trypan và xem dưới
kính hiển vi quang học ở vật kính 10x.
- Đếm tế bào bằng phòng đếm tế bào: đếm số
tế bào sống (không bắt màu, trong suốt, bắt màu
nhạt dưới 20%) và tế bào chết (bắt màu đậm).
+ Công thức tính tỷ lệ % tế bào sống: Tỷ lệ %
tế bào sống= (số tế bào sống x 100) : (số tế bào
sống + số tế bào chết).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 85
Xử lý dữ liệu
Phần mềm PASW Statistics 18 của SPSS Inc.,
IBM.
Thống kê mô tả
Thống kê tuổi, giới tính của bệnh nhân và
nhóm răng của các răng thu được. Tính tỷ lệ %
tế bào sống sót trên tổng số tế bào của DCNC
sau khi bảo quản răng trong HBSS, sữa tươi
Vinamilk tiệt trùng không đường, lòng trắng
trứng gà trong 30, 90, 240 phút.
Thống kê suy lý
Sử dụng phép kiểm phi tham số, độ tin cậy
p=95%.
Test Kruskal Wallis: So sánh sự khác biệt về
tỷ lệ % tế bào sống sót của 3 nhóm môi trường
bảo quản trong cùng một thời gian. So sánh sự
khác biệt về tỷ lệ % tế bào sống sót ở 3 thời gian
trong cùng môi trường bảo quản.
Test Mann Whitney để tìm sự khác biệt giữa
từng cặp nhóm nghiên cứu.
KẾT QUẢ- BÀN LUẬN
Kết quả
Nghiên cứu thu thập được 45 răng vĩnh viễn
của 29 bệnh nhân từ 13 đến 63 tuổi đến nhổ răng
tại Khu điều trị 1, 2, 4 khoa Răng Hàm Mặt, đại
học Y Dược tp. Hồ Chí Minh từ ngày 6/5 đến
ngày 2/7/2010.
Bảng 1: Trung bình tỷ lệ % tế bào sống của 9 nhóm
nghiên cứu.
Thời gian
(phút)
Trung bình tỷ lệ % tế bào sống sót
± độ lệch chuẩn Giá trị
P Nhóm H
(HBSS)
Nhóm M
(sữa)
Nhóm W (lòng
trắng trứng gà)
30 79,19 ± 1,63
80,70 ±
2,31 82,49 ± 2,14 0,105
90 70,25 ± 1,40
72,38 ±
1,52 75,27 ± 1,72 0,01*
240 65,26 ± 2,67
66,65 ±
2,54 67,96 ± 2,98 0,289
Giá trị P 0,002* 0,002* 0,002*
Mỗi nhóm có n=5. P* khác biệt có ý nghĩa thống kê (test
Kruskal Wallis)
Bảng 1 cho thấy nhóm răng có tỷ lệ các tế
bào DCNC còn sống thấp nhất (65,26%) là nhóm
được bảo quản trong HBSS ở 240 phút, nhóm có
tỷ lệ cao nhất là 82,49% là nhóm được bảo quản
trong lòng trắng trứng gà ở 30 phút.
Trong cùng một thời gian bảo quản, tỷ lệ %
tế bào sống của răng bảo quản trong lòng trắng
trứng cao hơn so với HBSS và sữa, tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở 30 và 240
phút. Ở 90 phút, kết quả của HBSS và sữa thấp
hơn có ý nghĩa thống kê so với lòng trắng trứng
(Bảng 2).
Bảng 2: Các cặp nhóm ở 90 phút có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Cặp nhóm Giá trị P
H90 và W90 0,009*
M90 và W90 0,047*
Mỗi nhóm có n=5. P* khác biệt có ý nghĩa thống kê (test
Mann Whitney)
Trong cùng một môi trường bảo quản, cả 3
nhóm HBSS, sữa và lòng trắng trứng đều cho
thấy có sự giảm tỷ lệ % tế bào sống theo thời
gian. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(bảng 3).
Bảng 3: Các cặp nhóm ở cùng một môi trường bảo
quản có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Cặp nhóm Giá trị P
H30 và H90 0,009*
H90 và H240 0,009*
M30 và M90 0,009*
M90 và M240 0,016*
W30 và W90 0,009*
W90 và W240 0,009*
* Mỗi nhóm có n=5. P* khác biệt có ý nghĩa thống kê
(test Mann Whitney)
BÀN LUẬN
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi lựa chọn phương pháp nghiên
cứu trực tiếp trên răng vừa nhổ sau đó cho vào
từng môi trường cần nghiên cứu khả năng bảo
quản. Phương pháp này cần phải có từng răng
riêng lẻ cho từng mẫu nghiên cứu khiến kéo dài
thời gian thu thập mẫu, nhưng bảo đảm được
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 86
điều kiện tương tự với tình huống lâm sàng của
cấp cứu và điều trị răng rơi khỏi ổ.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn cách
xử lý tế bào DCNC bằng phức hợp 2 enzym
dispase và collagenase. Sử dụng collagenase
giúp đẩy nhanh quá trình cô lập các tế bào
DCNC, rút ngắn thời gian làm việc và có khả
năng bảo vệ cấu trúc tế bào qua việc giữ vững
màng tế bào, giảm thiểu các chấn thương tế bào
khi ở trong môi trường bên ngoài cơ thể.
Do hạn chế về thời gian và lượng răng nên
chúng tôi sử dụng các nhóm răng khác nhau cho
nghiên cứu (sẽ có diện tích bề mặt chân răng
khác nhau, vì thế lượng tế bào DCNC ban đầu
đã không giống nhau ở mỗi mẫu). Điều này
không đáp ứng được những yêu cầu cho việc
tính mật độ tế bào, nên chúng tôi chọn cách đếm
số tế bào sống và chết sau đó tính tỷ lệ % tế bào
sống trên tổng số tế bào. Cách đánh giá hiệu quả
bảo quản răng của các môi trường bằng việc tính
tỷ lệ % các tế bào sống sót là cách đơn giản nhất
và được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên
cứu cùng đề tài.
Khả năng giữ gìn sự sống của DCNC theo
môi trường bảo quản
Với thành phần gồm các loại muối khoáng
và glucose, HBSS là một dung dịch muối tiêu
chuẩn được sử dụng rộng rãi trong các nghiên
cứu y sinh học trong việc hỗ trợ sự phát triển
của nhiều loại tế bào. HBSS có thể bảo vệ và
phục hồi các thành phần tế bào suy yếu của
DCNC. Trong nghiên cứu của chúng tôi, HBSS
có kết quả trung bình tỷ lệ % các tế bào sống tuy
thấp hơn nhưng khác biệt không có ý nghĩa so
với sữa, điều này phù hợp với các kết quả
nghiên cứu khác, như của Pearson 2003(10), Lekic
1998(8), Pileggi 2002(11). Nhược điểm lớn nhất của
HBSS cũng chính là ưu điểm nổi bật của sữa và
trứng gà là giá thành và tính phổ biến của loại
môi trường này. Tất cả các dạng của HBSS đều
không phổ biến tại Việt Nam vì thế không mang
tính thực tế đối với các tình huống cấp cứu răng
rơi khỏi ổ.
Sữa là một sản phẩm có giá thành chấp nhận
được và phổ biến trên thế giới. Là một sản phẩm
dinh dưỡng với các thành phần sinh lý, bao gồm
cả độ pH và nồng độ thẩm thấu thích hợp cho
các tế bào của DCNC, sữa được xem như là cách
khá đơn giản bảo vệ DCNC khỏi sự nhiễm
khuẩn(9,10). Chính vì đặc tính đa dạng của các sản
phẩm sữa, việc chọn ra một loại sữa phổ biến, dễ
sử dụng và có hiệu quả cao trong nghiên cứu
bảo quản răng tại Việt Nam là điều cần thiết.
Các nghiên cứu về sữa trên thế giới về vấn đề
này thường chọn loại sữa phổ biến nhất tại địa
phương. Chính vì thế trong nghiên cứu này,
chúng tôi sử dụng sữa tươi tiệt trùng không
đường Vinamilk là loại sữa khá rẻ và phổ biến.
Kết quả sữa tươi tiệt trùng không đường
Vinamilk có hiệu quả cao hơn HBSS trong việc
quản sự sống của các tế bào DCNC ở cả 3 mốc
thời gian (tuy sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê), điều này phù hợp với nghiên cứu của
Marino năm 2000(9).
Với thành phần gồm 40 loại protein, các loại
khoáng chất phong phú, glycoprotein, glucose...
lòng trắng trứng gà là nguồn dinh dưỡng cao và
lành mạnh. Ý tưởng sử dụng lòng trắng trứng
gà để bảo quản răng còn khá mới mẻ và có ít
nghiên cứu về vấn đề này. Hiện nay cơ chế bảo
vệ sự sống DCNC nói riêng cũng như mô liên
kết nói chung của sữa và lòng trắng trứng vẫn
chưa được hiểu rõ. Khademi 2008 cho thấy hiệu
quả của lòng trắng trứng trong việc bảo vệ sự
sống của DCNC tương đương HBSS(6), Sousa
2008 cho thấy lòng trắng trứng có thể là một chất
bảo quản hoàn hảo cho răng rơi khỏi ổ khi so
sánh với sữa và nước bọt nhân tạo(13), nghiên cứu
trên răng chó được nhổ rồi cắm lại của Khademi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 87
và cộng sự 2008(7) cũng cho kết quả lòng trắng
trứng là môi trường bảo quản tuyệt vời cho răng
(lên đến 10 giờ). Điều này hoàn toàn phù hợp
với các kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi cho
thấy lòng trắng trứng có tỷ lệ % các tế bào sống
cao nhất so với HBSS và sữa ở cả 3 mức thời
gian, đặc biệt là ở 90 phút sự khác biệt này có ý
nghĩ thống kê (P=0,01).
Khả năng giữ gìn sự sống của DCNC theo thời
gian bảo quản
Ở nghiên cứu này, kết quả cho thấy sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt của đồng thời 3
môi trường từ 30 phút đến 90 phút và 240 phút
(P=0,002). Điều này cũng được khẳng định trong
bảng so sánh các kết quả nghiên cứu khác với
nghiên cứu này (Bảng 4).
Bảng 4: So sánh trung bình tỷ lệ % tế bào DCNC sống sau thời gian bảo quản trong HBSS, sữa và lòng trắng
trứng giữa các nghiên cứu của Ashkenazi 2000(3), Khademi 2008(6), Pileggi 2002(11), Sigalas 2004(12), Thomas
2008(14) và nghiên cứu của chúng tôi(*)
Chất/nghiên cứu 15’ 30’ 45’ 60’ 90’ 120’ 240’ 8giờ 12giờ 24giờ
HBSS
(3) 97,5% 94% 92,3%
(6) 95% 90,6% 90,2% 90,4% 87%
(11) 87,04%
(12) 36,6%
(14) 84,4% 68,8% 62,5% 64,1% 59,4%
(*) 79,19% 70,25% 65,26%
Sữa
(6) 16% 8% 0% 0% 0%
(11) 90,5%
(12) 19,8%
(14) 56,3% 59,4% 46,9% 50% 38,6%
(*) 80,70% 72,38% 66,65
Lòng trắng
trứng
(6) 93,4% 90,8% 90,2% 86,8% 87%
(*) 82,49% 75,27% 67,96%
Ngoài ra, ở mức 30 phút cho thấy có đến
khoảng 80% các tế bào sống sót ở cả 3 môi
trường (HBSS 79,19%, sữa 80,70%, lòng trắng
trứng 85,27%) cho thấy đây là khoảng thời gian
phù hợp cho việc cắm lại. Điều này hoàn toàn
phù hợp với các kết quả nghiên cứu và các
khuyến cáo đưa ra khi cho mức thời gian tới hạn
của răng khi bảo quản ngoài cơ thể cho việc lành
thương sau tốt nhất khi cắm lại là dưới 60 phút
như đề nghị của Hội Nội nha Hoa Kỳ AAE
2004(2) hay 30 phút theo Diangelis 1998(4).
Bên cạnh thời gian bảo quản và loại môi
trường bảo quản, nhiệt độ bảo quản cũng là
một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết
định sự sống của mô được bảo quản nói chung
và DCNC nói riêng. Có ba mốc nhiệt độ
thường được sử dụng để nghiên cứu việc bảo
quản răng, đó là nhiệt độ đóng băng của nước
(4°C), nhiệt độ phòng (20-23°C) và nhiệt độ cơ
thể (37°C). Theo các nghiên cứu này, nhiệt độ
càng thấp thì số tế bào DCNC còn sống càng
cao. Điều này cho thấy nếu có thể bảo quản ở
nhiệt độ 4°C (với đá lạnh) thì hiệu quả bảo
quản sẽ tốt hơn khi ở nhiệt độ thường. Tuy
nhiên không phải lúc nào đá lạnh cũng có sẵn
cho trường hợp cấp cứu, việc đòi hỏi cần phải
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 88
có cả môi trường bảo quản và đá lạnh đôi khi
là không thể tại hiện trường tai nạn.
Nhiệt độ trong quá trình nghiên cứu là nhiệt
độ phòng tại Khu điều trị khoa Răng Hàm Mặt,
đại học Y Dược tp. Hồ Chí Minh trong thời gian
thực hiện nghiên cứu, đo được ở mức 27-30°C,
nhiệt độ này cao hơn nhiệt độ phòng của các
nghiên cứu trên thế giới. Đây chính là một trong
những khiếm khuyết của nghiên cứu của chúng
tôi khi không thể kiểm soát được hoàn toàn yếu
tố nhiệt độ, vì thế ảnh hưởng đến kết quả thu
được. Các nghiên cứu có quy trình tương tự,
thực hiện ở nhiệt độ phòng, khoảng 22°C (bảng
4, nghiên cứu của Ashkenazi 2000(3), Khademi
2008(6), Pileggi 2002(11)) cho thấy tỷ lệ % các tế bào
sống khoảng 80-90%, cao hơn trong nghiên cứu
của chúng tôi (70-80%). Điều này có thể một
phần do yếu tố nhiệt độ cao hơn, tuy nhiên có
nhiều yếu tố khác cần được xem xét như hóa
chất, thời gian xử lý, răng nghiên cứu... cần có
các nghiên cứu khác làm rõ hơn.
Bên cạnh khuyết điểm về nhiệt độ làm việc
cao hơn các nghiên cứu khác, nghiên cứu còn
tồn tại một số thiếu sót khác. Cách nghiên cứu
sử dụng tất cả các nhóm răng và tính tỷ lệ % số
tế bào sống cũng ít chính xác và đồng nhất hơn
khi chỉ dùng 1 nhóm răng hay thực hiện nuôi
cấy tế bào DCNC cho việc bảo quản. Ngoài ra,
việc cỡ mẫu còn ít (45 răng cho 9 nhóm) cũng
phần nào hạn chế kết quả thu được (tuy thực tế
nhiều nghiên cứu khác trên thế giới cũng chỉ sử
dụng cỡ mẫu tương tự). Những thiếu sót này
xuất phát từ điều kiện nghiên cứu thực tế và
thời gian hạn hẹp, hy vọng sẽ được khắc phục ở
những nghiên cứu sau.
KẾT LUẬN
- Răng bảo quản trong lòng trắng của trứng
gà sạch Ba Huân có tỷ lệ % các tế bào DCNC
sống sót cao nhất (82,49%; 75,27%; 67,96%), kế
đến là sữa tươi tiệt trùng không đường Vinamilk
(80,7%; 72,38%; 66,65%), thấp nhất là HBSS
(79,19%; 70,25%; 65,26%) trong lần lượt 30, 90 và
240 phút.
- Trong cùng một thời gian bảo quản:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
về tỷ lệ % các tế bào DCNC sống sót của răng
được bảo quản trong 30 phút và 240 phút trong
HBSS, sữa và lòng trắng trứng.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về tỷ lệ % các tế bào DCNC sống sót của
răng được bảo quản trong 90 phút trong
HBSS và sữa.
Răng bảo quản trong lòng trắng trứng gà 90
phút có tỷ lệ % các tế bào DCNC sống sót cao
hơn có ý nghĩa so với sữa và HBSS
- Trong cùng một môi trường bảo quản cho
thấy sự giảm tỷ lệ % các tế bào DCNC sống sót
có ý nghĩa thống kê (P <0,05) từ 30 phút đến 90
và 240 phút ở cả HBSS, sữa và lòng trắng trứng.
Từ những kết quả trên, cho thấy sữa tươi tiệt
trùng không đường và đặc biệt là lòng trắng
trứng gà có thể dùng làm môi trường bảo quản
hiệu quả cao cho răng rơi khỏi ổ trong khi chờ
được cắm lại với giá thành rẻ và dễ tìm. Đồng
thời, thời gian bảo quản dưới 30 phút là tốt nhất
cho sự sống của DCNC nếu răng không được
cắm lại ngay lập tức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AAE (1995). Treatment of the avulsed permanent tooth.
Recommended Guidelines of the American Association of
Endodontists. Dent Clin North Am, 39(1): 221-225.
2. AAE (2004). Recommended Guidelines of the AAE for the
Treatment of Traumatic Dental Injuries. In: AAE. AAE
Guidelines, USA: 3-5.
3. Ashkenazi M, Marouni M, Sarnat H. (2000). In vitro viability,
mitogenicity and clonogenic capacity of periodontal ligament
cells after storage in four media at room temperature. Endod
Dent Traumatol, 16(2): 63-70.
4. Diangelis AJ, Bakland LK. (1998). Traumatic dental injuries:
current treatment concepts. J Am Dent Assoc, 129(10): 1401-
1414.
5. Flores MT, Andersson L, Andreasen JO, Bakland LK,
Malmgren B, Barnett F, Bourguignon C, DiAngelis A, Hicks
L, Sigurdsson A, Trope M, Tsukiboshi M, von Arx T;
International Association of Dental Traumatology (2007).
Guidelines for the management of traumatic dental injuries.
II. Avulsion of permanent teeth. Dent Traumatol, 223: 130-
136.
6. Khademi AA, Saei S, Mohajeri MR, Mirkheshti N, Ghassami
F, Torabi nia N, Alavi SA. (2008). A new storage medium for
an avulsed tooth”. J Contemp Dent Pract, 9(6): 25-32.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 89
7. Khademi AA, Atbaee A, Razavi SM, Shabanian M. (2008).
Periodontal healing of replanted dog teeth stored in milk and
egg albumen. Dent Traumatol, 24(5): 510-514.
8. Lekic PC, Kenny DJ, Barrett EJ. (1998). The influence of
storage conditions on the clonogenic capacity of periodontal
ligament cells: implications for tooth replantation. Int Endod
J, 31(2): 137-140.
9. Marino TG, West LA, Liewehr FR, Mailhot JM, Buxton TB,
Runner RR, McPherson JC 3rd. (2000). Determination of
periodontal ligament cell viability in long shelf-life milk. J
Endod, 26(12): 699-702.
10. Pearson RM, Liewehr FR, West LA, Patton WR, McPherson
JC 3rd, Runner RR. (2003). Human periodontal ligament cell
viability in milk and milk substitutes. J Endod, 23(3): 184-186.
11. Pileggi R, Dumsha TC, Nor JE. (2002). Assessment of post-
traumatic PDL cells viability by a novel collagenase assay.
Dent Traumatol, 18(4): 186-189.
12. Sigalas E, Regan JD, Kramer PR, Witherspoon DE, Opperman
LA. (2004). Survival of human periodontal ligament cells in
media proposed for transport of avulsed teeth. Dent
Traumatol, 20(1): 21-28.
13. de Sousa HA, de Alencar AH, Bruno KF, Batista AC, de
Carvalho AC. (2008). Microscopic evaluation of the effect of
different storage media on the periodontal ligament of
surgically extracted human teeth. Dent Traumatol, 24(6): 628-
632.
14. Thomas T, Gopikrishna V, Kandaswamy D. (2008).
Comparative evaluation of maintenance of cell viability of an
experimental transport media "coconut water" with Hank's
balanced salt solution and milk, for transportation of an
avulsed tooth: An in vitro cell culture study. J Conserv Dent,
11(1): 22-29.
15. Trần Thúy Nga, Phan Thị Thanh Yên, Phan Ái Hùng, Đặng
Thị Nhân Hòa (2010). Chấn thương răng. In: Trần Thúy Nga.
Nha khoa trẻ em: 294, nhà xuất bản y học, Hà Nội.
16. Trope M. (2002). Clinical management of the avulsed tooth:
present strategies and future directions. Dent Traumatol,
18(1): 1-11.
17. Yoshinori M, D’Silva I (2008). Bioactive components in egg
white. In: Yoshinori M. Egg bioscience and biotechnology:
148-169. John Wiley & Sons, Inc, Hoboken, New Jersey.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_bao_quan_rang_roi_khoi_o_cua_sua_va_long_trang_trun.pdf