BÀN LUẬN
Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng chất xơ Polydextrose có tác dụng cải thiện
các chỉ số nhân trắc giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Kết quả này cũng tương tự
như nghiên cứu của Betul Cicek (2009) [4]. Riêng nhóm chứng cũng giảm các chỉ số
nhân trắc có lẽ nghiên cứu tiến hành vào 2 tháng mùa hè (tháng 8-9) các đối tượng ra
nhiều mồ hôi trong quá trình luyện tập vì vậy tiêu hao năng lượng nhiều hơn và giảm
cân (0,59 kg). Một số nghiên cứu đã giải thích hiệu quả làm giảm cân của bổ sung
chất xơ do giảm hấp thu lipid và giảm năng lượng khẩu phần [10]. Giảm cân có tác
dụng làm giảm các chỉ số lipid máu ở những người thừa cân-béo phì. Rối loạn lipid
máu liên quan với béo phì bao gồm tăng triglycerid, tăng cholesterol TP và LDL-C.
Các chỉ số này cũng có thể trở về bình thường sau khi giảm cân ở mức vừa phải.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi bổ sung 20g polydextrose trong thời gian 4
tháng cho 54 đối tượng, kết quả (bảng 3.7) cho thấy nồng độ cholesterol, triglycerid,
LDL-C giảm có ý nghĩa thống kê so với ban đầu và so với nhóm chứng (p<0,05),
trong khi đó nồng độ HDL-C tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các nghiên cứu khác
cũng cho thấy bổ sung polydextrose đã cải thiện các chỉ số lipid máu. Nghiên cứu của
Andizej (2006), nhận thấy bổ sung 30g polydextrose/ngày trong 4 tuần đã giảm LDLC có ý nghĩa thống kê, trong khi không nhận thấy hiệu quả này khi bổ sung
15g/ngày[3].
Polydextrose có tác dụng cải thiện các chỉ số lipid máu có thể do: Chất xơ khẩu
phần hòa tan có hiệu quả ức chế hấp thu lipid làm tăng đào thải lipid qua phân và làm
giảm lipid trong máu. Nghiên cứu của Ogata (1997) trên chuột cho thấy polydextrose
làm giảm hấp thu triglycerid và cholesterol, do làm giảm vận chuyển các chất này vào
hệ bạch huyết [12].
Đối với sự thay đổi các giá trị của tế bào máu ngoại vi, kết quả nghiên cứu chỉ
ra tất cả những biến đổi này đều nằm trong giới hạn bình thường, không có biến đổi
nào gây bất lợi cho cơ thể.
Như vậy cả chất xơ và viên giả dược đều không gây bất cứ phản ứng phụ (có
hại) nào cho cơ thể. Trong thực tế chúng tôi không gặp bất cứ sự phản ứng tiêu cực
nào (cả chủ quan và khách quan) từ các đối tượng nghiên cứu.
Đặc biệt, kết quả còn chỉ ra bổ sung 20 g/ngày polydextrose giúp cải thiện được
độ mềm của phân, làm tăng mức độ dễ của đại tiện một cách có ý nghĩa thống kê,
tương tự kết quả nghiên cứu của Achour (1994) [1] trong khi bổ sung 15g/ngày không
cho kết quả như trên [14].
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả bổ sung chất xơ Polydextrose đến tình trạng thừ cân - béo phì, tăng Lipid máu ở sĩ quan quân đội tại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
HIỆU QUẢ BỔ SUNG CHẤT XƠ POLYDEXTROSE ĐẾN TÌNH
TRẠNG THỪ CÂN-BÉO PHÌ, TĂNG LIPID MÁU Ở SĨ QUAN
QUÂN ĐỘI TẠI HÀ NỘI
Nguyễn Thị Lâm*, Phạm Thị Thu Hương*
Tóm tắt:
Mục tiêu
Nhằm ñánh giá giá hiệu quả cải thiện tình trạng thừa cân-béo phì và tăng lipid máu
bằng bổ sung chất xơ polydextrose.
Phương pháp
Thử nghiệm can thiệp cộng ñồng ngẫu nhiên có ñối chứng trên 108 sĩ quan, một
nhóm sử dụng 20g sản phẩm Vitan1 (chứa 20g polydextrose)/ngày còn nhóm chứng
ñược dùng 2 viên giả dược.
Kết quả
Sau can thiệp, cân nặng trung bình của cả hai nhóm ñều giảm so với ban ñầu nhưng
nhóm can thiệp giảm hơn so với nhóm chứng (p < 0,05); Các chỉ số trung bình BMI,
vòng eo, vòng mông, % mỡ cơ thể của các ñối tượng nhóm can thiệp và nhóm chứng
ñều giảm với trước can thiệp (p < 0,05) trong ñó tỉ lệ giảm ở nhóm can thiệp cao hơn;
nồng ñộ cholesterol, triglycerid, LDL-C giảm so với ban ñầu và so với nhóm chứng
(p<0,05), trong khi ñó nồng ñộ HDL-C tăng (p<0,05); Độ mềm của phân cũng ñược
cải thiện và làm tăng ñộ dễ dàng khi ñi ñại tiện của các ñối tượng hơn so với nhóm
chứng (p< 0,01).
Kết luận
Bổ sung 20g/ngày polydextrose trong thời gian 4 tháng ñã cải thiện ñược các chỉ số
nhân trắc, chỉ số sinh hóa máu (Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL-C, LDL-C,
Glucose) và ñộ mềm của phân.
Từ khóa: chất xơ, thừa cân – béo phì, lipid, sĩ quan quân ñội
Efficacy of polydextrose supplementation on overweight/obesity and
lipiddemia disorder in military officers in Hanoi
Objectives
To evaluate the effectiveness of improve overweight-obesity and lipidemia disorder by
polydextrose additional.
Methods
The community control randomized trial in 108 military officers, one group used 20g
of Vitan1 (20g polydextrose) per day and the other used placebo.
Results
After intervention, the mean of weight of both groups were lower than at the start, but
the intervention group lower than the control (p <0.05); The mean BMI index, waist
and hip circumference, % body fat of both intervention and control group were
reduced (p <0.05), but it is higher rate in the intervention group than the control;
cholesterol, triglycerides, LDL-C reduction compared with baseline and compared
with control group (p <0.05), while HDL-C concentrations increased (p <0.05); The
2
pliability of fecal also improved and increased the ease of bowel movement of the
intervention than the control group (p <0.01).
Conclusion
20g polydextrose/day supplement in 4 months help improved anthropometry indexes,
blood biochemical indicators (total cholesterol, triglycerides, HDL-C, LDL-C,
glucose) and the pliability of fecal.
Keywords: polydextrose, overweight-obesity, lipiddemia, military officer
-----------------------
*Viện Dinh Dưỡng. Liên hệ: PGSTS. Nguyễn Thị Lâm, ĐT: 0913248150, Email:
nguyenthilamnin@yahoo.com
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố nguy cơ phổ biến gây bệnh mạch
vành, thường phối hợp với tình trạng thừa cân- béo phì. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ
lệ thừa cân- béo phì ñang tăng nhanh chóng ở Việt Nam nói chung và trong ñối tượng
công chức nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu ñể tìm ra các giải pháp góp phần kiểm
soát rối loạn lipid máu, can thiệp thừa cân-béo phì là cần thiết. Các nghiên cứu thực
nghiệm cho thấy bổ sung chất xơ làm giảm lipid máu ở những ñối tượng có rối loạn,
tuy nhiên hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào loại chất xơ, nồng ñộ lipid máu ban ñầu.
Tổ chức NCEP (National Cholesterol Education Programme) của Hoa Kỳ
khuyến nghị nhu cầu chất xơ là 14 g/1000kcal [13]. Nhiều nghiên cứu về chất xơ với
tác dụng làm giảm lipid máu ñã ñược tiến hành, trong ñó có polydextrose. Ở Việt
Nam, cho tới nay chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của polydextrose ñối với tình
trạng rối loạn lipid máu và tình trạng dinh dưỡng. Đề tài này tiến hành nhằm mục tiêu
ñánh giá giá hiệu quả cải thiện tình trạng thừa cân-béo phì và tăng lipid máu ở sĩ quan
quân ñội bằng bổ sung chất xơ polydextrose.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Sĩ quan quân ñội, tuổi từ 40-59, tự nguyện tham gia nghiên cứu, có BMI ≥ 23,
ñược chẩn ñoán rối loạn lipid máu (Cholesterol ≥ 5,2 mmol/L; HDL- C < 0,9 mmol/L;
LDL- C > 3,35 mmol/L; Triglycerid > 2,26 mmol/L); không có thai và/hoặc ñang
trong giai ñoạn cho con bú; không mắc bệnh cấp tính và mạn tính, không tham gia bất
kỳ chế ñộ ăn kiêng hoặc chương trình giảm cân hoặc giảm rối loạn lipid máu; tình
nguyện tham gia nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm can thiệp cộng ñồng ngẫu nhiên có ñối chứng
Cỡ mẫu và chọn mẫu: 54 ñối tượng cho mỗi nhóm (ñã bao gồm 10% bỏ cuộc dự
tính), tổng là 108 người cho cả 2 nhóm [5]
Cách chọn mẫu: Điều tra sàng lọc 992 ñối tượng sĩ quan quân ñội, chọn ra
108 ñối tượng ñủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu; Phân các ñối tượng vào nhóm can
thiệp và nhóm ñối chứng bằng kỹ thuật ngẫu nhiên phân tầng (các yếu tố quan tâm ñể
phân tầng: mức ñộ thừa cân-béo phì, Cholesterol tổng số (TC), LDL-C, HDL-C,
triglycerid
3
Địa ñiểm- thời gian nghiên cứu: tại Quân chủng PK-KQ từ 7/2008-11/2008.
Vật liệu can thiệp
Sản phẩm can thiệp:
- Chất xơ hoà tan Vi-tan1: (polydextrose) của Công ty cổ phần Việt nam Kỹ nghệ bột
mỳ, xuất sứ từ Danico Sweeteners- Hoa Kỳ
- Viên giả dược: Viên nang mềm, có trọng lượng 1g/viên do công ty cổ phần dược
Hậu Giang sản xuất. Thành phần trong mỗi viên: Vitamin E: 0,07 mg
Liều lượng can thiệp:
- Nhóm can thiệp: Ngày 2 lần mỗi lần 10gVi-tan1 hòa tan trong 100 ml nước ấm
(≥700C), dùng trước hoặc trong các bữa ăn chính (trưa, tối).
- Nhóm chứng: 2 viên giả dược/ngày, uống vào buổi sáng (8-9h).
Thời gian can thiệp: 4 tháng
Các chỉ số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
Thông tin cá nhân
Phỏng vấn các thông tin chung theo bộ câu hỏi: tình trạng sức khỏe, tham gia
thể dục thể thao, các thuốc ñang sử dụng.
Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm và tập quán ăn uống: sử dụng phương
pháp hỏi ghi mức tiêu thụ lương thực phẩm 24 giờ qua [7,8] và tần xuất tiêu thụ lương
thực thực phẩm trong 4 tháng can thiệp[7].
Các chỉ số nhân trắc: Cân nặng (CN), Chiều cao (CC), Vòng eo (VE), vòng
mông (VM), % mỡ cơ thể, chỉ số BMI [8] và tỉ số VE/VM [11] tại các thời ñiểm sàng
lọc hoặc ñiều tra ban ñầu, ñiều tra sau can thiệp.
Các chỉ số lâm sàng: khám lâm sàng xác ñịnh sơ bộ bệnh lý theo yêu cầu của
nghiên cứu trước và sau can thiệp; cộng tác viên ghi nhận hàng ngày các dấu hiệu
theo yêu cầu trong biểu mẫu theo dõi: Tần xuất ñi ñại tiện, mức ñộ dễ khó của ñi ñại
tiện; Các dấu hiệu không mong muốn của việc sử dụng sản phẩm bao gồm: biểu hiện
khó chịu của bụng, rối loạn tiêu hóa, triệu chứng hạ ñường huyết.
Các triệu chứng ñược ñánh giá có hay không, ñộ dễ hay khó của ñại tiện ñược
ñánh giá theo thang ñiểm –3 ñến +3 (-3: rất khó, -2: khó vừa, -1: Khó, 1: hơi dễ, 2:
dễ, 3: rất dễ); Tính chất phân ñược ñánh giá theo thang ñiểm từ -3 ñến + 3 (-3; rất
rắn/cứng, -2:cứng, -1 hơi cứng, +1: khuôn mềm, 2: không khuôn, 3: lỏng)
Các chỉ số sinh hóa máu: tại thời ñiểm ñiều tra sàng lọc hoặc ñiều tra ban ñầu
và sau can thiệp: Định lượng cholesterol TP, triglycerid, HDL-C, LDL-C, apo A, apo
B, glucose, acid uric, GOT, GPT, ure, creatinin tại ; Định lượng hồng cầu, bạch cầu,
công thức bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố, hemoglobin tại bệnh viện TWQĐ 108.
Nhận ñịnh kết quả: dựa vào Phân loại rối loạn lipid máu và lipoprotein máu
theo NCEP (National Cholesterol Education program )[6] và Phân loại ñái tháo ñường
theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [2]
Phân tích số liệu:
4
- Số liệu khẩu phần: Sử dụng chương trình phần mềm Acces (ñược xây dựng
dựa trên số liệu của bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam năm 2007)
- Phân tích các số liệu trước và sau can thiệp: sử dụng chương trình phần mềm
SPSS 10.05
Kiểm tra phân bố chuẩn của số liệu trước khi phân tích thống kê; Nếu số liệu
không phân bố chuẩn, sử dụng các test phi tham số phù hợp. Ý nghĩa thống kê ñược
công nhận với mức tối thiểu p < 0,05.
Các ñối tượng bị loại ra khỏi kết quả phân tích: có số lượng chất xơ và thời
gian sử dụng ñạt <70% yêu cầu; sử dụng thuốc giảm lipid máu trong thời gian can
thiệp.
KẾT QUẢ
Đặc ñiểm của các ñối tượng nghiên cứu
Trước can thiệp, trung bình các chỉ số lipid máu (cholesterol, triglycerid,
HDL-C, LDL-C, apoA, apoB) và trung bình các chỉ số nhân trắc (cân nặng, BMI,
vòng eo, % mỡ cơ thể) của hai nhóm nghiên cứu khác nhau không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05); Quá trình can thiệp hoàn toàn không có sự ñiều chỉnh chế ñộ ăn cho cả
hai nhóm. Kết quả mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm và giá trị dinh dưỡng trong
khẩu phần ăn giữa 2 nhóm và giữa hai giai ñoạn (trước và sau can thiệp) ñều không có
sự khác biệt (p>0,05); ñều ñáp ứng nhu cầu ñề nghị.
Hiệu quả cải thiện các chỉ số nhân trắc của bổ xung chất xơ polydextrose
Sau can thiệp, cân nặng trung bình của cả hai nhóm ñều giảm so với ban ñầu
nhưng nhóm can thiệp giảm hơn so với nhóm chứng (-0,89 kg so với -0,59 kg; p <
0,05). Các chỉ số trung bình BMI, vòng eo (VE), vòng mômg (VM), % mỡ cơ thể thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Thay ñổi trung bình BMI và một số chỉ số nhân trắc sau can thiệp
Nhóm
CT
(n=54)
Nhóm
chứng
(n=54) Chỉ số
X ± SD X ± SD
P (Test
t)
BMI
(kg/m2)
-0,32±
0,18 -0,22±0,24 <0,05
VE (cm) -1,55 ± 1,01
-0,47 ±
0,61 <0,01
VM (cm) -1,31 ± 0,91
-0,29 ±
0,88 <0,05
Tỷ số
VE/VM
0,0 ±
0,01 0,0 ± 0,01 >0,05
% mỡ cơ
thể
-0,4 ±
0,45 -0,2 ± 0,81 < 0,05
a
P<0,05 test T ghép cặp so sánh trong cùng nhóm trước và sau can thiệp
Hiệu quả cải thiện các chỉ số lipid máu của bổ sung chất xơ polydextrose
5
Bảng 2: Thay ñổi các chỉ số lipid máu của hai nhóm sau can thiệp
Nhóm CT (n=54) Nhóm chứng
(n=54)
Chỉ số
Trước
CT
Sau CT Trước
CT
Sau CT
n % n % n % n %
Cholesterol
(mmol/l)
<5,2 4 7,4 16 29,6* 5 9,3 7 13,0
5,2-6,2 30 55,6 29 53,7 30 55,6 23 42,6
>6,2 20 37 9 16,7* 19 35,2 24 44,4
Triglycerid
(mmol/l)
<1,7 14 25,9 22 49,7* 20 37,0 12 22,2
1,7-2,26 9 16,7 14 25,9 9 16,7 8 14,8
>2,3 31 57,4 18 36,7* 25 46,3 34 63,0
HDL-C
(mmol/l)
<0,9 5 9,3 0 0,0 13,0 4 7,4
0,9 - <1,55 34 63 15 27,8a 29 53,7 21 38,9
>1,55 15 27,6 39 72,2*,a 18 33,3 29 53,7
LDL-C
(mmol/l)
<3,35 23 42,6 40 74,1*,a 24 44,4 27 50,0
3,35-4,15 26 48,1 11 20,4* 24 44,4 26 48,1
>4,15 5 9,3 3 5,6 6 11,1 1 1,9
a
P<0,05 test x2 so sánh trong cùng nhóm; *P<0,05 test x2 so sánh giữa hai nhóm
Thay ñổi một số chỉ tiêu sinh hóa của hai nhóm ñối tượng sau can thiệp.
Các chỉ số như glucose, acid uric, GOT, GPT, urea, creatinin của cả hai nhóm
trước khi nghiên cứu là tương ñương nhau (p > 0,05) và ñều nằm trong giới hạn bình
thuờng. Sau can thiệp, nhóm uống chất xơ có chỉ số glucose máu và acid máu giảm so
với ban ñầu và so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p < 0,01), các chỉ số khác
cũng giảm hoặc tăng nhưng không có ý nghĩa và ñều nằm trong giới hạn bình thường
(p > 0,05). Ở nhóm chứng, các chỉ số có thay ñổi, nhưng không có ý nghĩa và ñều
nằm trong giới hạn bình thường (p > 0,05).
Thay ñổi tế bào ngoại vi ở hai nhóm ñối tượng trước và sau can thiệp
Các giá trị của tế bào máu ngoại vi ở hai nhóm trước khi can thiệp là tương
ñương nhau (p > 0,05). Sau can thiệp chỉ số hồng cầu, huyết sắc tố của cả hai nhóm
ñều tăng so với ban ñầu có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), tuy nhiên sự khác nhau giữa
6
hai nhóm không có ý nghĩa thống kê. Tất cả các chỉ số khác thay ñổi không có ý nghĩa
thống kê và ñều nằm trong giới hạn bình thường, không có biến ñổi nào gây bất lợi
cho cơ thể.
Hiệu quả cải thiện các dấu hiệu tiêu hóa của bổ sung chất xơ polydextrose
Ngay những ngày ñầu can thiệp chất xơ cũng như trong suốt thời gian can
thiệp không gặp trường hợp nào buồn nôn/nôn hoặc chướng bụng. Nhóm uống chất
xơ có mức ñộ dễ dàng khi ñại tiện và ñộ mềm của phân ñược cải thiện sau thời gian
can thiệp có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0,01).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng chất xơ Polydextrose có tác dụng cải thiện
các chỉ số nhân trắc giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng. Kết quả này cũng tương tự
như nghiên cứu của Betul Cicek (2009) [4]. Riêng nhóm chứng cũng giảm các chỉ số
nhân trắc có lẽ nghiên cứu tiến hành vào 2 tháng mùa hè (tháng 8-9) các ñối tượng ra
nhiều mồ hôi trong quá trình luyện tập vì vậy tiêu hao năng lượng nhiều hơn và giảm
cân (0,59 kg). Một số nghiên cứu ñã giải thích hiệu quả làm giảm cân của bổ sung
chất xơ do giảm hấp thu lipid và giảm năng lượng khẩu phần [10]. Giảm cân có tác
dụng làm giảm các chỉ số lipid máu ở những người thừa cân-béo phì. Rối loạn lipid
máu liên quan với béo phì bao gồm tăng triglycerid, tăng cholesterol TP và LDL-C.
Các chỉ số này cũng có thể trở về bình thường sau khi giảm cân ở mức vừa phải.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi bổ sung 20g polydextrose trong thời gian 4
tháng cho 54 ñối tượng, kết quả (bảng 3.7) cho thấy nồng ñộ cholesterol, triglycerid,
LDL-C giảm có ý nghĩa thống kê so với ban ñầu và so với nhóm chứng (p<0,05),
trong khi ñó nồng ñộ HDL-C tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các nghiên cứu khác
cũng cho thấy bổ sung polydextrose ñã cải thiện các chỉ số lipid máu. Nghiên cứu của
Andizej (2006), nhận thấy bổ sung 30g polydextrose/ngày trong 4 tuần ñã giảm LDL-
C có ý nghĩa thống kê, trong khi không nhận thấy hiệu quả này khi bổ sung
15g/ngày[3].
Polydextrose có tác dụng cải thiện các chỉ số lipid máu có thể do: Chất xơ khẩu
phần hòa tan có hiệu quả ức chế hấp thu lipid làm tăng ñào thải lipid qua phân và làm
giảm lipid trong máu. Nghiên cứu của Ogata (1997) trên chuột cho thấy polydextrose
làm giảm hấp thu triglycerid và cholesterol, do làm giảm vận chuyển các chất này vào
hệ bạch huyết [12].
Đối với sự thay ñổi các giá trị của tế bào máu ngoại vi, kết quả nghiên cứu chỉ
ra tất cả những biến ñổi này ñều nằm trong giới hạn bình thường, không có biến ñổi
nào gây bất lợi cho cơ thể.
Như vậy cả chất xơ và viên giả dược ñều không gây bất cứ phản ứng phụ (có
hại) nào cho cơ thể. Trong thực tế chúng tôi không gặp bất cứ sự phản ứng tiêu cực
nào (cả chủ quan và khách quan) từ các ñối tượng nghiên cứu.
Đặc biệt, kết quả còn chỉ ra bổ sung 20 g/ngày polydextrose giúp cải thiện ñược
ñộ mềm của phân, làm tăng mức ñộ dễ của ñại tiện một cách có ý nghĩa thống kê,
tương tự kết quả nghiên cứu của Achour (1994) [1] trong khi bổ sung 15g/ngày không
cho kết quả như trên [14].
KẾT LUẬN
7
Bổ sung 20g/ngày polydextrose trong thời gian 4 tháng ñã cải thiện ñược các chỉ số
nhân trắc, chỉ số sinh hóa máu (Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL-C, LDL-C,
Glucose) và ñộ mềm của phân.
KIẾN NGHỊ
Cần tuyên truyền cho cộng ñồng tác dụng tốt của chất xơ polydextrose trong
phòng và ñiều trị thừa cân-béo phì, rối loạn lipid máu, kiểm soát glucose máu, ñồng
thời cần có sự hướng dẫn cho cộng ñồng sử dụng ñúng cách và ñúng liều ñể ñạt hiệu
quả tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Achour L, Flourie B, Brief et al (1994). Gastrointestinal effects and energy values of
polydextrose in healthy non-obese men. Am J Clin Nutr,59; 1362-8
2. Alberti KGGM, Zimmet PZ (1998). Denifition, diagnosic and classification of diabetes
mellitus and its complication. Part I diagnosic and classification of diabetes mellitus. .
Provisional report of a WHO consultation. Diabet Med, 15, 539-553
3. Andizej Pronczuk, Hayes KC. Hypocholesterolemic effect ß dietary polydextrose in
gerbils and human (2006). Nutrition research. 26(1):27-31
4. Betul Cicek, Perihan Arslan, Fehrettin Kelestimur (2009). The effects of oligofructose
and polydexxtrose on metabolic control parameters in type 2-diabetes. Pak J Med Sci, 25
(4): 573-578
5. Dương Đình Thiện (1997). Dịch tễ học lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, tập 1, trang 55-77
6. Expert panel on detection, evaluation and treatment of high blood cholesterol in adults
(2002). Excutive sumary of the third report of the national cholesterol education program
(NCEP). Expert panel on detetion, evaluation and treatment of high blood cholessterol in
adult (adult treatment Panel III). JAMA. 285: 2486-2497
7. Gibson RS (1990). Principles of nutritional assessment. Oxford University press, pp 425-
444.
8. Hà Huy Khôi (1997). Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học
9. IDI, WPRO (2000), “The Asia – Pacific prerspective: Redefining Obesity and its
treatment”, Heathl communication Australia Pty Limited February
10. Mueller Cunningham M, Quintana R, Karim-karakas S (2003). And libitum very low-fat
diet result in weight loss and changes in nutrient inkakes in postmemnopausal women. J
Am Diet Assoc,103:1600-6
11. Nguyễn Thị Lâm (2003) Thống nhất phương pháp kỹ thuật sử dụng trong ñánh giá thừa
cân-béo phì của các nhóm tuổi khác nhau. Dinh dưỡng và thực phẩm, số 1, trang 17-19
12. Ogata S, Fujimoto K, Iwakiri R, Matsunaga C, Ogawa Y, Koyama T, Sakai T (1997).
Effect of polydextrose on absorption of triglyceride and cholesterol in meseteric lymph-
fistula rats. Experimantal biology and medicine, 215: 53-58
13. Thomas.G.N, Sai-Yin Ho, Edward D, Janus et al (2005). "The US National
Cholesterol Education Programme Adult Treatment Panel III (NCEP ATP HI)
prevalence of the metabolic syndrome in a Chinese population". Diabetes Research and
Clinical Practice, 67: 251-257
14. Van Dokkum W, Wezendonk B, Srikumar TS, Van den Heuvel EG (1999). effect of
nondigestible oligosaccharides on large-bowel funtions blood lipid concentrations and
glucose absorption in yong healthy male subjects. Eur J Clin Nutr, 53 91):1-7
8
15. WHO/IASO/IOTF (2000). The Asia-Pacific perspective: redefining obesity and its
treatment. Health Communications Australia: Melbourne
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_bo_sung_chat_xo_polydextrose_den_tinh_trang_thu_can.pdf