Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng thấy rằng,
mặc dù bác sĩ và điều dưỡng rửa tay đúng các
thời điểm, nhưng lại hay vô thức chạm vào cơ
thể hoặc quần áo trước khi tiếp xúc với bệnh
nhân, điều này làm mất đi tác dụng của việc rửa
tay. Lam và cộng sự cũng ghi nhận rằng nhân
viên y tế có xu hướng làm tái nhiễm bàn tay họ
do chạm vào đồ vật, viết sau khi rửa tay.
Phân tích dữ liệu từ bảng câu hỏi được
phát cho nhân viên cho thấy có sự khác biệt
lớn giữa tỷ lệ tuân thủ rửa tay giữa nhận thức
và thực tế. Hầu hết nhân viên y tế (27/ 32
người trả lời, chiếm tỷ lệ 84%) tự đánh giá tỷ lệ
tuân thủ của mình là 100% trong khi tỷ lệ tuân
thủ chung quan sát được là 60,2%. Nguyên
nhân chính dẫn đến kém tuân thủ được nhân
viên y tế cho là do quá bận rộn, không có thời
gian (33,7%). Đa số người trả lời ý thức được
tầm quan trọng của việc rửa tay, nhưng chỉ có
vài người có nhắc nhở đồng nghiệp (khi thấy
đồng nghiệp quên rửa tay).
Theo khảo sát của Pittet, 65% bác sĩ ý thức
được nguy cơ lây nhiễm chéo do không rửa tay,
có kiến thức tốt về chỉ định rửa tay, nhưng có
đến 67% cho rằng rửa tay là nhiệm vụ khó khăn.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của biện pháp can thiệp đa mô thức trong cải thiện tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa nội tổng quát bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 648
HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP CAN THIỆP ĐA MÔ THỨC
TRONG CẢI THIỆN TỶ LỆ TUÂN THỦ RỬA TAY CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI KHOA NỘI TỔNG QUÁT BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Trương Ngọc Hải*, Nguyễn Thị Thu Lệ*, Nguyễn Thị Mỹ Linh*, Dương Thị Mỹ Dung*
TÓM TẮT
Mở đầu: Vai trò của vệ sinh tay trong phòng ngừa bệnh lý nhiễm khuẩn bệnh viện đã được thiết lập rõ. Tuy
nhiên, tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế vẫn còn thấp.
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế ở khoa Nội tổng quát (9B1) bệnh viện Chợ
Rẫy. Đánh giá hiệu quả của biện pháp can thiệp đa mô thức trong cải thiện mức độ tuân thủ rửa tay.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, quan sát, có can thiệp. Tất cả nhân viên y
tế có tiếp xúc với bệnh nhân khoa 9B1 đều được quan sát sự tuân thủ rửa tay trước và sau khi được can thiệp đa
mô thức (nâng cao nhận thức, cung cấp đầy đủ phương tiện rửa tay, tăng cường quản lý quy trình rửa tay).
Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay chung của nhân viên y tế khoa 9B1 trước can thiệp là 25,8%. Nguyên nhân
phổ biến của việc không tuân thủ rửa tay là không có thời gian. Sau khi can thiệp, mức tuân thủ chung tăng lên
đến 60,2 ±19,9%. Trong đó, mức độ tuân thủ của điều dưỡng là 77,3%, bác sĩ 65,0% và hộ lý 38,4%.
Kết luận: Phương pháp can thiệp đa mô thức như đã làm cải thiện tốt tỷ lệ tuân thủ rửa tay ở nhân viên y
tế tại khoa nội tổng quát (9B1) bệnh viện Chợ Rẫy.
Từ khóa: tuân thủ rửa tay, can thiệp đa mô thức.
ABSTRACT
EFFICACY OF A MULTIMODAL INTERVENTION STRATEGY IN IMPROVING HAND HYGIENE
COMPLIANCE IN THE GENERAL INTERNAL MEDICINE DEPARTMENT OF CHO RAY HOSPITAL
Truong Ngoc Hai, Nguyen Thi Thu Le, Nguyen Thi My Linh, Duong Thi My Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 648 ‐ 652
Context: The role of hand hygiene in preventing health care associated infections (HCAIs) has been clearly
established. However, compliance rates remain poor among health care personnel.
Aims: 1) To investigate the health care worker’s hand hygiene compliance rates in the General internal
medicine department (9B1) of Cho Ray hospital, 2) to study the efficacy of a multimodal intervention strategy at
improving compliance.
Design: A three‐month observational, intervention study.
Materials and Methods: All health care personnel who came in contact with patients in 9B1 department
were observed for their hand hygiene compliance before and after a multimodal intervention strategy (education,
posters, verbal reminders and easy availability of products).
Results: Previously, hand hygiene compliance among medical personnel working in 9B1 department was
25.8% and the most common reason cited for non‐compliance was lack of time. The overall compliance has been
improved following the intervention to 60.2 ± 19.9%. All groups showed improvements: nurses 77.3%, doctors
* Khoa Nội tổng quát, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS. Bs. Trương Ngọc Hải; ĐT: 0838554137. E‐mail: ngochai.truong@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 649
65.0% and staff health‐workers 38.4%.
Conclusion: Intervention strategies, such as the one used, can be useful in improving the compliance rates
of hand hygiene compliance among health care workers in the General internal medicine department (9B1) of Cho
Ray hospital.
Keywords: hand hygiene compliance, multimodal intervention
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rửa tay là biện pháp đơn giản nhất, hiệu
quả nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh
viện. Tuy đã có nhiều tiến bộ trong kiểm soát
nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ tuân thủ rửa tay
của nhân viên y tế theo hướng dẫn của Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) vẫn còn rất thấp. Theo
những nghiên cứu đã được công bố, tỷ lệ tuân
thủ rửa tay trung bình ở vào khoảng 40%. Để cải
thiện tình trạng này, WHO đã đưa ra khuyến
cáo “năm thời điểm rửa tay”, mô tả những điểm
cơ bản của vệ sinh tay và những thời điểm cụ
thể cần rửa tay để ngăn chặn sự lây lan của vi
khuẩn trong tiến trình chăm sóc cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, công tác giáo dục tuyên truyền, phân
phối tờ rơi, tổ chức lớp học chỉ có thể làm tăng
thoáng qua tỷ lệ tuân thủ. Không có can thiệp
đơn lẻ nào làm tăng hằng định tỷ lệ tuân thủ rửa
tay.
Trong năm 2011, WHO, Bộ Y Tế và bệnh
viện Chợ Rẫy đã phát động phong trào tăng
cường rửa tay trong chăm sóc bệnh nhân ở nhân
viên y tế. Tuy nhiên, thông tin dữ liệu về mức
độ tuân thủ, thực hành rửa tay ở các nhân viên y
tế tại BVCR chưa nhiều, mức độ nhận thức về sự
cần thiết của việc rửa tay của nhân viên y tế
chưa được biết rõ. Vì vậy, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu tiến cứu, quan sát về thực hành rửa
tay tại khoa Nội tổng quát nhằm đánh giá tỷ lệ
tuân thủ rửa tay ở nhân viên y tế, lượng giá mức
độ nhận thức và lý do không tuân thủ rửa tay,
đồng thời nghiên cứu hiệu quả của phương
pháp can thiệp đa mô thức, dựa trên “năm thời
điểm rửa tay” trong cải thiện sự tuân thủ rửa tay
của nhân viên trong khoa.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện quan sát, tiến
cứu, có can thiệp, trong khoảng thời gian 3
tháng (từ 01/5/2011 đến 01/8/2011), tại khoa Nội
tổng quát‐bệnh viện Chợ Rẫy. Với 38 giường
bệnh, khoa có 32 nhân viên (bác sĩ, điều dưỡng,
hộ lý) chăm sóc, điều trị cho khoảng hai ngàn
lượt bệnh nhân nằm viện mỗi năm.
Tất cả nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng và
hộ lý) có tiếp xúc với bệnh nhân trong khoảng
thời gian nghiên cứu, đều được ngẫu nhiên
quan sát kín đáo bởi 2 quan sát viên (điều
dưỡng trưởng khoa và chuyên viên của khoa
kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện).
Việc quan sát đảm bảo các yêu cầu sau: ngẫu
nhiên, không thông báo trước; thời gian mỗi lần
quan sát là 15‐30 phút. Ghi nhận số lần tuân thủ
và kỹ thuật rửa tay đúng cách của nhân viên y tế
so với số cơ hội rửa tay ‐ dựa trên khuyến cáo “5
thời điểm rửa tay” của WHO và bảng theo dõi
đang được sử dụng tại Bệnh viện Chợ Rẫy của
phòng Kiểm soát nhiễm khuẩn.
Phương pháp can thiệp đa mô thức gồm:
‐ Tổ chức lớp tập huấn do chuyên viên có kinh
nghiệm của khoa kiểm soát chống nhiễm khuẩn
phụ trách. Áp dụng phương pháp đào tạo trực
quan sinh động, thiết thực. Tập huấn về lý
thuyết kết hợp với thực hành (dựa trên “năm
thời điểm rửa tay”) và có kiểm chứng bằng việc
cấy vi khuẩn từ phết bàn tay nhân viên trước và
sau tập huấn.
‐ Nhắc nhở bằng hình ảnh: Các thông báo của
bệnh viện, tranh ảnh (tranh vui, cổ động) được
gắn ở những vị trí nổi bật, dễ quan sát thấy
trong khoa. Ở mỗi bồn rửa tay đều có gắn hình
ảnh hướng dẫn quy trình rửa tay đúng cách.
‐ Nhắc nhở bằng lời nói: Trong các buổi giao
ban hàng ngày, lãnh đạo khoa thường xuyên
nhắc nhở nhân viên tăng cường tuân thủ rửa
tay.
‐ Có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 650
Tổ chức thi đua giữa các nhóm, khen thưởng
cho người tuân thủ cao nhất. Tạo không khí thi
đua lành mạnh, sáng tạo, cùng nhắc nhau tuân
thủ rửa tay giữa các nhân viên.
‐ Đảm bảo cung ứng đầy đủ phương tiện và hóa
chất rửa tay, để ở nơi dễ thấy, dễ sử dụng: Lắp đặt
mới hệ thống rửa tay nhanh (khung giá đỡ, bình
đựng dung dịch khử khuẩn tay) tại mỗi phòng
bệnh, mỗi xe tiêm chích và tại phòng hành chính
khoa. Đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời hóa
chất rửa tay.
Chương trình can thiệp hoàn thành trong
vòng 12 tuần. Ngay sau khi chấm dứt nghiên
cứu can thiệp, 32 nhân viên trong khoa (gồm: 5
bác sĩ, 20 điều dưỡng, 2 bác sĩ hội chẩn, 2 kỹ
thuật viên vật lý trị liệu và 3 hộ lý) được phát
bảng câu hỏi tự lượng giá gồm 12 điểm. Tất cả
bảng câu hỏi được phát và thu lại ngay để
phân tích.
Các biến số được so sánh bằng test χ2 hay
Fisher exact, dùng phần mềm SPSS 13.0 và giá
trị P<0.05 được xem là có ý nghĩa thống kê.
Các định nghĩa được sử dụng như sau đây:
Rửa tay được định nghĩa là rửa tay với xà phòng
và nước liên tục trong 2 phút hoặc dùng dung
dịch sát khuẩn đầu giường (70% isopropyl
alcohol, w/w). Số cơ hội rửa tay được dựa trên
khuyến cáo “5 thời điểm rửa tay” của WHO,
nghĩa là: 1) trước khi tiếp xúc với bệnh nhân, 2)
trước khi thực hiện thủ thuật vô khuẩn, 3) sau
khi tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân, 4) sau
khi tiếp xúc với bệnh nhân, và 5) sau khi tiếp xúc
với vật dụng xung quanh bệnh nhân. Tỷ lệ tuân
thủ rửa tay (%) được tính bằng phần trăm số cơ
hội có thực hiện rửa tay so với số cơ hội cần phải
rửa tay.
KẾT QUẢ
Quan sát 852 cơ hội rửa tay trong khoảng
thời gian 03 tháng tại khoa Nội Tổng quát (9B1),
chúng tôi nhận thấy nhóm điều dưỡng có số cơ
hội rửa tay cao nhất (chiếm tỷ lệ 48,0%), kế đến
là nhóm bác sỹ (27,6%) và nhóm hộ lý (24,4%).
Tỷ lệ tuân thủ rửa tay chung trong khoa tăng lên
đáng kể, đạt 60,2%, trong đó của điều dưỡng là
75‐81%, bác sĩ 61‐70% và hộ lý 33‐41%.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 651
Bảng câu hỏi tự đánh giá được phát cho 32
nhân viên trong khoa và kết quả phân tích cho
thấy 100% nhân viên trả lời là quy trình và dụng
cụ phục vụ rửa tay đã được thiết lập đầy đủ
trong khoa. Tỷ lệ tuân thủ rửa tay được tự đánh
giá rất cao, 68,75% số người tự đánh giá mức độ
tuân thủ của họ là 100% và đa số cho rằng lý do
không tuân thủ rửa tay là do quá bận hoặc quên.
Mặc dù 93,75% số người trả lời cho rằng có
sự liên quan chặt chẽ giữa rửa tay và phòng
ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, một vài người
trong số đó (15,63%) lại được đồng nghiệp nhắc
nhở vì quên rửa tay. Ngược lại, chỉ 12,5% người
trả lời là đã có nhắc nhở đồng nghiệp mình cần
phải dùng dung dịch rửa tay. Trong số 32 người
trả lời, 73,13% hài lòng với việc thực hành rửa
tay trong khoa và 100% chấp nhận dung dịch
rửa tay hiện đang sử dụng trong khoa.
BÀN LUẬN
Nhiều nghiên cứu cho thấy cải thiện vệ sinh
tay làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và
tình trạng lây nhiễm chéo của vi khuẩn đa
kháng thuốc ở bệnh viện. Dù vậy, tỷ lệ tuân thủ
rửa tay của nhân viên y tế ở hầu hết các bệnh
viện vẫn dưới 50%. Nhiều nỗ lực đã được tiến
hành nhằm cải thiện mức độ tuân thủ rửa tay
như: giáo dục, khuyến khích... Tuy nhiên, đa số
các biện pháp chỉ có hiệu quả thấp hoặc chỉ tạm
thời. Do đó, các biện pháp can thiệp đa diện
gồm thay đổi hành vi, môi trường và xã hội,
được thử nghiệm nhằm cải thiện bền vững sự
tuân thủ rửa tay.
Sự thiếu hiểu biết/ thiếu thông tin về mối
tương quan giữa thực hành rửa tay và phòng
ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, việc không tiếp
cận được phương tiện rửa tay (như thiếu dung
dịch sát khuẩn, vị trí rửa tay không thuận tiện,
dung dịch rửa tay gây kích ứng da), và các yếu
tố khác (như thiếu nhận thức, thiếu không khí
tuân thủ, thiếu qui chế thưởng – phạt), thiếu
giám sát là những yếu tố nguy cơ góp phần
làm thấp tỷ lệ tuân thủ rửa tay. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi quan sát sự tuân thủ rửa tay
của nhân viên y tế trong khoa chúng tôi để tìm
ra nguyên nhân của việc không tuân thủ và
nghiên cứu tác động của can thiệp đa mô thức
trong đó có chiến lược tập huấn dựa trên “5 thời
điểm rửa tay” lên việc cải thiện tuân thủ rửa tay
tại khoa chúng tôi.
Trước khi can thiệp, tỷ lệ tuân thủ rửa tay
trong khoa chúng tôi chỉ xấp xỉ 25,8%. Trong
quá trình quan sát, cơ hội rửa tay cao nhất là vào
các thời điểm “trước khi tiếp xúc với bệnh
nhân”, “sau khi tiếp xúc với bệnh nhân” và “sau
khi tiếp xúc với vật dụng xung quanh bệnh
nhân”. Trong khi đó, tỷ lệ tuân thủ rửa tay cho
các cơ hội này lại thấp nhất (lần lượt là 63,1%,
63,1% và 41,5%).
Một số nghiên cứu trước đó cũng đã cho
thấy hoạt động có cơ hội rửa tay cao nhất lại
thường có tỷ lệ tuân thủ thấp nhất.
Qua quan sát, chúng tôi cũng nhận thấy
nhiều nhân viên y tế mang găng khi tiếp xúc với
máu hoặc dịch tiết, nhưng sau đó lại quên tháo
găng và tiếp tục các thao tác chăm sóc khác với
cùng cặp găng đó. Mặc dù việc mang găng đúng
chỉ định thể hiện sự tuân thủ trong vệ sinh tay
nhưng không tháo găng sau khi dùng lại là sự
không tuân thủ.
Trong nghiên cứu của Doebbeling và cộng
sự, kết quả cấy dương tính ở các găng tay đã qua
sử dụng là 4‐100% các trường hợp và có thể có
đến 104 – 105 khúm vi khuẩn trên tay người vừa
tháo găng ra.
Trong nghiên cứu, chúng tôi cũng thấy rằng,
mặc dù bác sĩ và điều dưỡng rửa tay đúng các
thời điểm, nhưng lại hay vô thức chạm vào cơ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 652
thể hoặc quần áo trước khi tiếp xúc với bệnh
nhân, điều này làm mất đi tác dụng của việc rửa
tay. Lam và cộng sự cũng ghi nhận rằng nhân
viên y tế có xu hướng làm tái nhiễm bàn tay họ
do chạm vào đồ vật, viết sau khi rửa tay.
Phân tích dữ liệu từ bảng câu hỏi được
phát cho nhân viên cho thấy có sự khác biệt
lớn giữa tỷ lệ tuân thủ rửa tay giữa nhận thức
và thực tế. Hầu hết nhân viên y tế (27/ 32
người trả lời, chiếm tỷ lệ 84%) tự đánh giá tỷ lệ
tuân thủ của mình là 100% trong khi tỷ lệ tuân
thủ chung quan sát được là 60,2%. Nguyên
nhân chính dẫn đến kém tuân thủ được nhân
viên y tế cho là do quá bận rộn, không có thời
gian (33,7%). Đa số người trả lời ý thức được
tầm quan trọng của việc rửa tay, nhưng chỉ có
vài người có nhắc nhở đồng nghiệp (khi thấy
đồng nghiệp quên rửa tay).
Theo khảo sát của Pittet, 65% bác sĩ ý thức
được nguy cơ lây nhiễm chéo do không rửa tay,
có kiến thức tốt về chỉ định rửa tay, nhưng có
đến 67% cho rằng rửa tay là nhiệm vụ khó khăn.
KẾT LUẬN
Cải thiện được mức độ tuân thủ rửa tay của
nhân viên có lẽ nhờ vào can thiệp đa mô thức
(nâng cao nhận thức của nhân viên thông qua tổ
chức lớp tập huấn, nhắc nhở bằng hình ảnh,
bằng lời nói, có chính sách khen thưởng, động
viên kịp thời và đảm bảo cung ứng đầy đủ
phương tiện rửa tay), dựa trên hình mẫu dễ hiểu
của khuyến cáo “năm thời điểm rửa tay” của
WHO và can thiệp này được mọi thành viên
trong khoa ủng hộ. Kết quả chúng tôi đạt được
có thể nhân rộng ở những khoa khác trong bệnh
viện nếu chiến lược can thiệp được tiến hành
tương tự.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bischoff WE, Reynolds TM, Sessler CN, Edmond MB, Wenzel
RP. (200) Handwashing compliance by health care workers:
The impact of introducing an accessible, alcohol‐based hand
antiseptic. Arch Intern Med.;160:1017‐1021.
2. Doebbeling BN, Pfaller MA, Houston AK, Wenzel RP. (1988)
Removal of nosocomial pathogens from the contaminated
glove. Ann Intern Med.; 109:394‐8.
3. Hussein R, Khakoo R, Hobbs G. (2007) Hand hygiene practices
in adult versus pediatric intensive care units at a university
hospital before and after intervention. Scand J Infect Dis ;
39:566‐70.
4. Kretzer EK, Larson EL. (1998) Behavioral interventions to
improve infection control practices. Am J Infect Control
;26:245‐53.
5. Lam BC, Lee J, Lau YL. (2004) Hand hygiene practices in a
neonatal intensive care unit: A multimodal intervention and
impact on nosocomial infection. Pediatrics; 114:565‐571.
6. Pittet D, Allegranzi B, Sax H, Dharan S, Pessoa‐Silva CL,
Donaldson L, et al. (2006) Evidence‐based model for hand
transmission during patient care and the role of improved
practices. Lancet Infect Dis ; 6:641‐52.
7. Pittet D, Mourouga P, Perneger TV. (1999) Compliance with
handwashing in a teaching hospital: Infection Control
Program. Ann Intern Med ; 130:126‐30.
8. Pittet D, Simon A, Hugonnet S, Pessoa‐Silva CL, Sauvan V,
Perneger TV. (2004)Hand hygiene among physicians:
Performance, beliefs, and perceptions. Ann Intern Med ; 141:1‐
8.
9. Pittet D. (2001) Improving adherence to hand hygiene practice:
A multidisciplinary approach. Emerg Infect Dis.; 7: 234‐40.
10. Pittet D. (2000) Improving compliance with hand hygiene in
hospitals. Infect Control Hosp Epidemiol ; 21:381‐386.
11. Rose L, Rogel K, Redl L, Cade JF. (2009) Implementation of a
multimodal infection control program during an Acinetobacter
outbreak. Intensive Crit Care Nurs ; 25:57‐63.
12. Rosenthal VD, Maki DG, Mehta A, Alvarez‐Moreno C,
Leblebicioglu H, Higuera F, et al. (2008) International
Nosocomial Infection Control Consortium report, data
summary for 2002‐2007, issued January 2008. Am J Infect
Control ; 36:627‐37.
13. Sahay S, Panja S, Ray S, Rao BK .(2010) Diurnal variation in
hand hygiene compliance in a tertiary level multidisciplinary
intensive care unit. Am J Infect Control; 38:535‐9.
14. Scheithauer S, Haefner H, Schwanz T, Schulze‐Steinen H,
Schiefer J, Koch A, et al. (2009) Compliance with hand hygiene
on surgical, medical, and neurologic intensive care units:
Direct observation versus calculated disinfectant usage. Am J
Infect Control ;37:835‐841
15. WHO Guidelines on Hand Hygiene in Health Care: A
Summary First Global Patient Safety Challenge Clean Care is
Safer Care. WHO Guidelines on Hand Hygiene in Health
Care: A Summary© World Health Organization; 2009.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_bien_phap_can_thiep_da_mo_thuc_trong_cai_thien.pdf