TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự tham gia của học sinh vào những hoạt động kiểm soát muỗi trong phòng chống sốt xuất huyết dengue mang lại những kết quả khích lệ. Để chuẩn bị cho những chương trình can thiệp cộng đồng tại Bình Dương với sự tham gia của học sinh, một chương trình giáo dục sức khỏe được triển khai nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, và thực hành của học sinh cấp 2 về phòng chống sốt xuất huyết dengue.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ học sinh cấp 2 có kiến thức, thái độ, và thực hành đúng về phòng chống sốt xuất huyết dengue trước và sau khi giáo dục sức khỏe.
Phương pháp: Một nghiên cứu can thiệp được tiến hành trên 650 học sinh trường trung học cơ sở Chánh Nghĩa tại thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương. Học sinh được tập huấn về những thông tin đại cương về bệnh sốt xuất huyết dengue, các triệu chứng cơ bản, biểu hiện trở nặng của bệnh, và các biện pháp phòng bệnh, bằng phương pháp thuyết giảng tại lớp học với sự trợ giúp của các
HIỆU QUẢ CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH BÌNH DƯƠNG
23 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu quả của một chương trình giáo dục sức khỏe về phòng chống sốt xuất huyết dengue cho học sinh trung học cơ sở tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỆU QUẢ CỦA MỘT CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH BÌNH DƯƠNG
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự tham gia của học sinh
vào những hoạt động kiểm soát muỗi trong phòng chống sốt xuất huyết dengue
mang lại những kết quả khích lệ. Để chuẩn bị cho những chương trình can
thiệp cộng đồng tại Bình Dương với sự tham gia của học sinh, một chương
trình giáo dục sức khỏe được triển khai nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, và
thực hành của học sinh cấp 2 về phòng chống sốt xuất huyết dengue.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ học sinh cấp 2 có kiến thức, thái độ, và thực hành
đúng về phòng chống sốt xuất huyết dengue trước và sau khi giáo dục sức
khỏe.
Phương pháp: Một nghiên cứu can thiệp được tiến hành trên 650 học sinh
trường trung học cơ sở Chánh Nghĩa tại thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.
Học sinh được tập huấn về những thông tin đại cương về bệnh sốt xuất huyết
dengue, các triệu chứng cơ bản, biểu hiện trở nặng của bệnh, và các biện pháp
phòng bệnh, bằng phương pháp thuyết giảng tại lớp học với sự trợ giúp của các
phương tiện nghe nhìn, và thảo luận nhóm. Kiến thức, thái độ, và thực hành của
học sinh được đánh giá truớc và 2 tuần sau can thiệp bằng cùng một bộ câu hỏi
tự điền. Tỉ lệ kiến thức, thái độ, và thực hành trước và sau giáo dục sức khỏe
được so sánh bằng phép kiểm Mc Nemar.
Kết quả: Trừ kiến thức về trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, tất cả các kiến
thức sau giáo dục sức khỏe đều tăng có ý nghĩa thống kê. Tăng cao nhất là kiến
thức về tác nhân gây bệnh, rồi đến các biện pháp phòng bệnh và kiến thức về
các biện pháp diệt lăng quăng. Sau giáo dục sức khỏe những thái độ đúng là
tăng, và những thái độ không đúng là giảm so với trước. Học sinh nhận thức
nhiều hơn rằng trong nhà có nhiều muỗi là do chính mình, và trách nhiệm diệt
muỗi và lăng quăng là của cả nhà nước và người dân. Biện pháp phòng bệnh
được học sinh lưạ chọn nhiều trước giáo dục sức khỏe là những biện pháp xua
và diệt muỗi, sau tập huấn được thay bằng các biện pháp loại bỏ vật phế thải
chứa nước và súc rửa các vật chưá nước. Tỉ lệ của các thực hành diệt lăng
quăng sau tập huấn là rất cao.
Kết luận: Nội dung và phương pháp của chương trình giáo dục sức khỏe là có
hiệu quả dù chưa được đánh giá dài hạn.
Từ khoá: sốt xuất huyết dengue, kiến thức thái độ thực hành, giáo dục sức
khoẻ, học sinh cấp 2
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF A HEALTH EDUCATION PROGRAM ON
DENGUE HEMORRAGIC FEVER PREVENTION FOR JUNIOR HIGH
SCHOOLCHILDREN AT BINH DUONG PROVINCE IN 2009
Tran Thi Cam Nguyen, Nguyen Do Nguyen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1-2010: 169-176
Background: It was seen in some international literatures that the prevention
of dengue hemorragic fever was more effective with the participation of
schoolchildren. In preparing for community intervention programs with the
participation of schoolchildren at Binh Duong province, a health education
program was launched to strengthen the knowledge, attitudes, and practices
concerning dengue hemorragic fever of junior high schoolchildren.
Objectives: To determine the proportions of junior high schoolchlidren having
correct knowledge, attitudes, and practices in dengue hemorragic fever
prevention, before and after health education.
Methods: An intervention study was conducted among 650 children at Chinh
Nghia junior high school at Thi Dau Mot township of Binh Duong province.
Children were trained in dengue hemorragic fever regarding general issues,
basic and severe clinical manifestations, and preventive measures. Education
program was done with lectures and audio-visual assistances, and followed by
group discussions. Knowledge, attitudes, and practices were evaluated by a
self-administered questionnaire commonly used before and 2 weeks after
training. Before and after proportions were compared by means of Mc Nemar
test.
Results: All but the knowledge of “aedes aegypti is the vector” were
significantly increased after education. The highest proportion was knowledge
of virus as causative agent, and followed by the knowledge of preventive and
larva control measures. After education, the correct attitudes were increased
while the incorrect ones were decreased. More children recognized that they
themselves caused “a house plenty of mosquitoes”, and both people and the
government were jointly responsible for mosquito control. After education,
there was a shift in choosing of preventive measures from repellents and
mosquito spray to cleaning water containers and eradication of disposed
objects. The proportions of mosquito control practices were significantly
increased after education.
Conclusions: The contents and the teaching methods of the health education
program were proved effective, even though with just a short term evaluation.
Key words: dengue hemorragic fever, knowledge attitudes practices, health
education, junior high school children
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trọng tâm của công tác phòng chống sốt xuất huyết dengue (SXHD) là kiểm
soát những nơi muỗi có thể đẻ trứng, trong đó, đẩy mạnh những hành vi mà
người dân có thể thực hiện tại nhà như đậy nắp, súc rửa thường xuyên vật
chưá nước, và loại bỏ những vật phế thải có thể chưá nước. Sự tham gia của
cộng đồng trong việc thực hiện những hành vi này thường là rất thấp(6),(7),
với một trong những nguyên nhân là những hành vi nói trên đòi hỏi công sức
và thời gian. Nghiên cứu ở Honduras đưa việc giảng dạy về bệnh SXHD và
muỗi vằn vào trường học và nhấn mạnh phương pháp can thiệp giáo dục
hướng tới học sinh là cách làm có hiệu quả nhằm tăng cường sự hiểu biết
cho cha mẹ học sinh, từ đó đẩy mạnh sự tham gia của các thành viên trong
gia đình vào việc kiểm soát những nơi muỗi đẻ xung quanh nhà(1). Mô hình
can thiệp ở Thái Lan thông qua học sinh cho thấy tỉ lệ mắc SXHD có giảm ở
cả học sinh trong trường và các nhóm tuổi khác(12). Newton G. Madeira
nghiên cứu giáo dục sức khỏe trong trường học như là một chiến lược để
kiểm soát SXHD, kết quả đã nâng cao kiến thức ở nhóm học sinh can thiệp,
nhưng chỉ số nhà có lăng quăng lại quá cao(2).
Bình Dương là một tỉnh công nghiệp phát triển, tập trung nhiều khu công
nghiệp lớn kéo theo sự hình thành của rất nhiều nhà trọ, dân cư đông đúc, và
thói quen trữ nước sinh hoạt trong lu, khạp là rất phổ biến. Theo báo cáo của
Trung Tâm Y Tế Dự Phòng tỉnh, vào năm 2008 có 5.257 trường hợp mắc
SXHD (tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2007), và 13 trường hợp tử vong
(số tử vong cao nhất nước). Việc tìm ra một mô hình can thiệp cộng đồng
nhằm kiểm soát trung gian truyền bệnh là rất cấp thiết cho Bình Dương.
Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự tham gia của học sinh vào
những hoạt động kiểm soát muỗi mang lại những kết quả khích lệ. Để chuẩn
bị cho những chương trình can thiệp với sự tham gia của học sinh, nghiên
cứu này được thực hiện với mục đích xác định hiệu quả của một chương
trình giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức, thái độ, và thực hành của
học sinh cấp 2 trong phòng chống SXHD.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đây là một nghiên cứu can thiệp trước sau trên một nhóm học sinh cấp 2
trường trung học cơ sở Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Một nghiên cứu thử trên 20 học sinh cho thấy các tỉ lệ của kiến thức, thái độ,
và thực hành đúng là 26%, 27%, và 20%, tương ứng. Để có 95% tin tưởng
có 70% học sinh có kiến thức và thực hành đúng về phòng chống SXHD sau
khi được giáo dục sức khỏe, với sai số cho phép là 5% và hệ số hiệu quả
thiết kế là 2 của mẫu cụm cỡ mẫu được ước lượng là 648 học sinh. Kỹ thuật
chọn mẫu gồm hai bậc, bậc một phân tầng để tính số học sinh cần chọn cho
mỗi khối lớp, và bậc hai chọn mẫu cụm với cụm là lớp. Đối tượng nghiên
cứu là học sinh đang theo học tại trường căn cứ theo danh sách của cán bộ
chuyên trách, và bị loại nếu không đồng ý tham gia.
Nghiên cứu được tiến hành qua ba giai đoạn, giai đoạn 1 (16/03/09-
18/03/09) điều tra ban đầu về kiến thức, thái độ, và thực hành của học sinh;
giai đoạn 2 (từ 19/03/09-21/03/09) thực hiện hoạt động giáo dục sức khỏe;
và giai đoạn 3 (từ 06/04/09-10/04/09) khảo sát kiến thức, thái độ, và thực
hành của học sinh sau can thiệp. Nội dung giáo dục sức khỏe bao gồm
những thông tin đại cương về bệnh SXHD, các triệu chứng cơ bản, biểu hiện
trở nặng của bệnh, và các biện pháp phòng bệnh. Phương pháp giảng là
thuyết giảng tại lớp học với sự trợ giúp của các phương tiện nghe nhìn, và
thảo luận nhóm.
Dữ kiện được thu thập trước và sau tập huấn với cùng một bộ câu hỏi tự
điền. Kiến thức được khảo sát về tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh,
các biện pháp phòng bệnh, các biện pháp diệt lăng quăng, những biểu hiện
cơ bản và những biểu hiện khi bệnh trở nặng. Kiến thức đúng về tác nhân
gây bệnh là “do vi-rút”. Kiến thức đúng về trung gian truyền bệnh bao gồm
biết muỗi vằn truyền SXHD, biết muỗi vằn thường đốt vào lúc sáng sớm và
chiều tối, biết nơi muỗi đẻ (biết đúng cả 3 nơi muỗi đẻ là vật phế thải chứa
nước quanh nhà, bình bông, chén chống kiến dưới chân tủ thức ăn, dụng cụ
chứa nước trong nhà không đậy nắp). Học sinh có kiến thức đúng về các
biện pháp phòng SXHD khi biết đúng cả 4 biện pháp diệt muỗi, diệt lăng
quăng, phòng ngừa muỗi đốt, và loại bỏ nơi muỗi đậu. Kiến thức về các biện
pháp diệt lăng quăng là đúng khi học sinh biết cả 6 biện pháp bỏ muối, đổ
dầu vào chén chống kiến; thả cá bảy màu vào vật chưá nước sinh hoạt; dẹp
bỏ vật phế thải có thể chứa nước; dùng vợt vớt lăng quăng; súc rửa dụng cụ
chứa nước; và đậy nắp vật chứa nước sinh hoạt. Kiến thức về biểu hiện cơ
bản của bệnh là đúng khi học sinh biết đúng cả bốn biểu hiện của bệnh SXH
là nhức đầu, chảy máu cam, sốt cao liên tục trên 2 ngày, và đốm xuất huyết
dưới da. Kiến thức về biểu hiện trở nặng của bệnh SXHD là đúng khi học
sinh biết cả 3 biểu hiện ói ra máu, tiêu phân đen; đau bụng nhiều; bức rức, lừ
đừ, tay chân lạnh. Kiến thức được đánh giá chung với hai loại kiến thức là
kiến thức chung về kiểm soát lăng quăng và kiến thức chung về SXHD.
Kiến thức chung về kiểm soát lăng quăng là đúng khi học sinh có kiến thức
đúng về trung gian truyền bệnh, loại muỗi truyền bệnh, nơi muỗi đẻ, và các
biện pháp diệt lăng quăng. Kiến thức chung về SXHD là đúng khi tất cả các
kiến thức là đúng.
Các thái độ được khảo sát bao gồm sự suy nghĩ của học sinh về lý do có
muỗi trong nhà (do chính mình, do hàng xóm, do tự nhiên), ai là người có
trách nhiệm diệt muỗi và lăng quăng (đúng là “do người dân” hoặc “do nhà
nước và người dân”), và sự lưạ chọn một biện pháp phòng SXHD. Các thực
hành được khảo sát là kiểm soát chỗ muỗi đẻ và thực hành diệt lăng quăng.
Thực hành kểm soát chỗ muỗi đẻ bao gồm đậy nắp vật chứa nước sinh hoạt,
súc rửa vật chứa nước sinh hoạt và các vật chưá nước khác như bình bông
(đúng khi hai lần súc rửa cách nhau không quá một tuần). Thực hành diệt
lăng quăng gồm bỏ muối hoặc đổ dầu vào chén chống kiến dưới chân tủ thức
ăn, dẹp bỏ vật phế thải có thể chứa nước. Thực hành chung về kiểm soát
lăng quăng là đúng khi các thực hành kiểm soát chỗ muỗi đẻ và thực hành
diệt lăng quang là đúng. Hai loại thực hành khác cũng được khảo sát là thực
hành ngủ mùng (đúng khi ngủ mùng cả ban ngày và ban đêm), và sử dụng
những biện pháp xua diệt muỗi (nhang muỗi, thuốc xịt muỗi, thoa thuốc trừ
muỗi, và mặc quần dài áo dài tay vào giờ cao điểm muỗi đốt). Những biến
số nền của đối tượng nghiên cứu gồm giới tính, trình độ học vấn, và dân tộc.
Dữ kiện được phân tích bằng phần mềm STATA 10. Số thống kê mô tả gồm
tần số và phần trăm. So sánh tỉ lệ kiến thức, thái độ, và thực hành trước và
sau giáo dục sức khỏe bằng phép kiểm Mc Nemar. Đề cương nghiên cứu
được thông qua bởi Hội đồng Khoa học của Khoa Y tế Công cộng Đại học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, sự chấp thuận của Trung tâm Truyền
Thông giáo dục sức khỏe tỉnh Bình Dương, và trường trung học cơ sở Chánh
Nghĩa thuộc thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu, tần số và (%) (N=648)
Đặc tính
Nam 372 (57) Giới
Nữ 276 (43)
Kinh 638 (99) Dân tộc
Khác 9 (1)
Lớp 6 175 (27)
Lớp 7 221 (34)
Lớp 8 123 (19)
Trình độ
học vấn
Lớp 9 129 (20)
Bảng 2. Kiến thức của học sinh trước và sau tập huấn, tần số và (%) (N = 648)
Kiến thức Trước Sau p
Biết tác nhân
gây bệnh là vi-
rút
160
(25)
533
(82)
<0,001
Biết trung gian
truyền bệnh là
muỗi
648
(100)
648
(100)
1
Biết muỗi
truyền bệnh là
muỗi vằn
636
(98)
642
(99)
0,15
Muỗi vằn
thường đốt vào
lúc sáng sớm
và chiều tối
95
(15)
324
(50)
<0,001
Biết những nơi
muỗi đẻ
100
(15)
266
(41)
<0,001
Biết các biện
pháp phòng
bệnh
75
(16)
392
(60)
<0,001
Biết các biện
pháp diệt lăng
quăng
94
(15)
425
(66)
<0,001
Biết những
biểu hiện cơ
bản của bệnh
45 (7) 202
(31)
<0,001
Biết những
biểu hiện trở
nặng của bệnh
75
(16)
221
(34)
<0,001
Kiến thức
chung về kiểm
soát lăng quăng
17 (3) 180
(28)
<0,001
Kiến thức
chung về
SXHD
0 (0) 11
(1,7)
<0,01
Bảng 3. Thái độ của học sinh trước và sau tập huấn, tần số và (%), (N = 648)
Thái độ Trước Sau p
Trong nhà có muỗi là do
Chính mình 238
(37)
512
(79)
<0,001
Hàng xóm 145
(22)
75
(12)
<0,001
Tự nhiên 258
(40)
60
(9)
<0,001
Diệt muỗi và lăng quăng là trách
nhiệm của
Nhà nước 215
(33)
92
(14)
<0,001
Người dân 303
(47)
172
(27)
<0,001
Nhà nước và
người dân
128
(20)
384
(59)
<0,001
Đễ phòng bệnh, chọn biện pháp
nào
Đề nghị y tế
phun thuốc
179
(28)
52
(8)
<0,001
Dùng bình xịt 166 82 <0,001
muỗi (26) (12)
Dùng nhang
muỗi
144
(22)
51
(8)
<0,001
Súc rửa vật
chưá nước
84
(13)
204
(31)
<0,001
Loại bỏ vật phế
thải chứa nước
75
(11)
259
(40)
<0,001
Bảng 4. Thực hành kiểm soát lăng quăng trước và sau tập huấn, tần số và
(%)
Thực hành Trước Sau p
Đậy nắp vật
chứa nước sinh
hoạt (N=571)
280
(48)
316
(55)
<0,001
Súc rửa vật
chứa nước
(N=568)
64
(14)
128
(23)
<0,001
Dẹp bỏ vật phế 199 327 <0,001
thải (N=648) (31) (50)
Xử lý vật dụng
khác (bình
bông, chén
chống, v.v.)
(N=648)
80
(12)
172
(27)
<0,001
Thực hành diệt
lăng quăng
Bỏ muối, đổ
dầu (N=648)
366
(56)
583
(90)
<0,001
Thả cá bảy
màu (N=648)
391
(60)
567
(88)
<0,001
Thu gom, hủy
các vật chứa
nước (N=648)
275
(42)
590
(91)
<0,001
Dùng vợt vớt
lăng quăng
174
(27)
432
(67)
<0,001
(N=648)
Thực hành
chung về kiểm
soát lăng quăng
(N=567)
1 (2) 26
(5)
<0,001
Có ngủ mùng 635
(98)
635
(98)
1
Ngủ mùng đúng 15 (2) 32
(5)
<0,01
Nhang muỗi,
thuốc xịt muỗi
586
(90)
614
(95)
<0,01
Thoa thuốc trừ
muỗi
569
(88)
579
(89)
0,4
Mặc quần dài,
áo dài tay vào
giờ cao điểm
muỗi đốt
171
(26)
398
(61)
<0,001
Đa số học sinh là nữ, hầu hết là dân tộc Kinh, và khối lớp 7 có tỉ lệ cao nhất
(Bảng 1). Trừ kiến thức về trung gian truyền bệnh là muỗi và là muỗi vằn,
tất cả các kiến thức sau giáo dục sức khỏe đều tăng có ý nghĩa thống kê
(Bảng 2). Tăng cao nhất là kiến thức về tác nhân gây bệnh, rồi đến các biện
pháp phòng bệnh và kiến thức về các biện pháp diệt lăng quăng. Sau giáo
dục sức khỏe những thái độ đúng là tăng, và những thái độ không đúng là
giảm so với trước (Bảng 3). Có 79% học sinh nhận thức rằng trong nhà có
nhiều muỗi là do chính mình, trong khi đó chỉ còn 9% cho rằng do tự nhiên,
so với trước tập huấn là 37% và 40%, tương ứng. Về trách nhiệm diệt muỗi
và lăng quăng, trước tập huấn có 47% học sinh cho là trách nhiệm của người
dân, sau tập huấn tỉ lệ này giảm còn 27%; và tỉ lệ học sinh cho rằng là trách
nhiệm của cả nhà nước và người dân đã tăng từ 20% lên 59%. Biện pháp
phòng bệnh được học sinh lưạ chọn nhiều trước giáo dục sức khỏe, theo thứ
tự là đề nghị y tế phun thuốc, dùng bình xịt muỗi, và nhang muỗi. Sau tập
huấn, tỉ lệ lựa chọn các biện pháp này giảm đáng kể, và thay vào đó là các
biện pháp loại bỏ vật phế thải chứa nước và súc rửa vật chưá nước (vật chưá
nước sinh hoạt và các vật chưá nước khác).
Thực hành kiểm soát chỗ muỗi đẻ nhiều nhất là đậy nắp vật chưá nước sinh
hoạt và dẹp bỏ các vật phế thải có thể chưá nước (Bảng 4). Tỷ lệ của các
thực hành diệt lăng quăng sau tập huấn là rất cao, trừ biện pháp vớt lăng
quang bằng vợt. Thực hành chung về kiểm soát lăng quăng, gồm hai thực
hành kiểm soát chỗ muỗi đẻ và diệt lăng quăng, tăng từ 2% trước tập huấn
lên 5% sau tập huấn. Thực hành ngủ mùng là không đổi, nhưng tỉ lệ ngủ
mùng đúng sau tập huấn là cao hơn trước có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ thoa
thuốc trừ muỗi là không đổi. Thực hành sử dụng nhang, thuốc xịt muỗi, và
mặc quần dài áo dài tay vào giờ cao điểm là có tăng.
BÀN LUẬN
Những đặc tính của mẫu nghiên cứu cho thấy mẫu đại diện cho tập thể học
sinh trường trung học cơ sở Chánh Nghĩa, đặc biệt là sự phân bố học sinh
theo khối lớp của trường. Tỉ lệ dân tộc Kinh rất cao là phù hợp với đặc tính
của dân số chung tại thị xã Thủ Dầu Một.
Kiến thức của học sinh trước và sau khi giáo dục sức khỏe
Trước giáo dục sức khỏe, trừ kiến thức về trung gian truyền bệnh là muỗi
vằn, học sinh có kiến thức rất kém về những đặc tính sinh hoạt của muỗi
cũng như những biểu hiện của bệnh SXHD. Hầu hết học sinh đều biết muỗi
vằn là trung gian truyền bệnh; đây là do hiệu qủa của những chương trình
truyền thông đại chúng trên báo đài trong nhiều năm qua với những khẩu
hiệu như “không có muỗi không có sốt xuất huyết”. Bên cạnh đó, cũng như
mọi người, học sinh có thể trải nghiệm qua sự tiếp xúc hàng ngày với muỗi.
Tỉ lệ kiến thức đúng về nơi muỗi đẻ là phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Phạm Thị Yến trên dân số chung của thị xã Thủ Dầu Một năm 2008(9),
nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Tạ Công Thủy Tiên ở những bà mẹ
có con dưới 10 tuổi tại thị trấn Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương năm
2004(11). Những bà mẹ có con dưới 10 tuổi có thể có ý thức tìm hiểu nhiều
hơn để phòng bệnh cho con của mình. Tỉ lệ kiến thức chung đúng là 0%,
điều này có thể do định nghĩa quá chặc, đòi hỏi học sinh phải đúng tất cả các
kiến thức. Các kết quả này đều thấp hơn so với nghiên cứu của Tạ Công
Thủy Tiên, sự chênh lệch này có thể vì những lý do là: thứ nhất, đối tượng
nghiên cứu khác nhau; thứ nhì, cách định nghĩa biến số của hai nghiên cứu
khác nhau; và thứ ba là do khác nhau về địa điểm khảo sát, tỉ lệ mắc và chết
của SXHD tại Thuận An cao nhất so với các huyện, thị xã khác của Bình
Dương nên công tác phòng chống bệnh được chú ý đẩy mạnh hơn ở nơi này.
Trừ kiến thức về trung gian truyền bệnh là muỗi và là muỗi vằn, tất cả các
kiến thức sau giáo dục sức khỏe đều tăng có ý nghĩa thống kê, và tăng cao
nhất là kiến thức về tác nhân gây bệnh. Học sinh có thể quan tâm nhiều đến
tác nhân gây bệnh là vi-rút vì đây là lần đầu tiên các em được giải thích cặn
kẽ về một tác nhân gây bệnh không phải là vi trùng. Kiến thức về biểu hiện
của bệnh tăng không cao bằng các kiến thức về biện pháp phòng bệnh và các
biện pháp kiểm soát lăng quăng. Các biện pháp diệt lăng quăng liên quan
đến những vật chứa nước và vật phế thải là những vật mà các em thuờng
xuyên tiếp xúc, trong khi đó khả năng chứng kiến những biểu hiện của bệnh
là hiếm nếu trong gia đình các em chưa có người mắc bệnh.
Thái độ của học sinh trước và sau khi giáo dục sức khỏe
Trước giáo dục sức khỏe, khoảng 40% học sinh cho rằng trong nhà mình có
muỗi là do chính mình hoặc do tự nhiên, trong khi chỉ có 22% cho là do
hàng xóm. Kết quả này rất phù hợp với nghiên cứu trên dân số chung ở Thủ
Dầu Một năm 2008, với 78% người dân cho rằng muỗi nhiều là do chính
mình, và chỉ có 19% cho là do hàng xóm(8). Tỉ lệ thái độ cho rằng do chính
mình đã tăng đáng kể sau giáo dục sức khỏe, trong khi tỉ lệ cho rằng do tự
nhiên đã giảm chỉ còn 9%. Đây là một điều rất đáng khích lệ vì những thái
độ đúng sẽ đưa đến những thực hành đúng trong tương lai. Tuy nhiên, sau
giáo dục sức khỏe đa số học sinh lại cho rằng trách nhiệm diệt muỗi và lăng
quăng là của cả nhà nước và người dân, trong khi tỉ lệ cho rằng là trách
nhiệm của người dân lại giảm. Có thể học sinh cho rằng những biện pháp
kiểm soát muỗi, trong đó có biện pháp sử dụng hoá chất là phải tùy thuộc
vào nguồn lực của y tế chứ người dân chưa thể tự lực được, hoặc những hoạt
động kiểm soát lăng quăng và muỗi phải do nhà nước quản lý và điều phối.
Những chương trình giáo dục sức khỏe trong tương lai cần nhấn mạnh rằng
những biện pháp kiểm soát lăng quăng là những biện pháp mà người dân có
thể thực hiện tại phạm vi gia đình với những phương tiện sẵn có.
Sự lựa chọn những biện pháp phòng bệnh cũng có chuyển đổi rất tích cực từ
những biện pháp lệ thuộc vào nhà nước, những biện pháp xua diệt muỗi sang
những biện pháp kiểm soát tận gốc những nơi muỗi đẻ. Kết quả này cũng rất
giống với kết qủa nghiên cứu của Phạm Thị Yến năm 2008(8), với 62%
người dân chọn những biện pháp súc rửa vật chứa và loại bỏ các vật phế
thải, và chỉ có 1% đề nghị y tế phun thuốc. Kết quả nghiên cứu một lần nữa
củng cố nhận định của Phạm Thị Yến rằng công tác phòng chống SXHD tại
Thủ Dầu Một là có nhiều thuận lợi do những thái độ tích cực của cộng đồng.
Thực hành của học sinh trước và sau khi giáo dục sức khỏe
Thực hành kiểm soát chỗ muỗi đẻ nhiều nhất là đậy nắp vật chưá nước sinh
hoạt và dẹp bỏ các vật phế thải có thể chưá nước. Biện pháp sức rửa dụng cụ
chứa nước ít được học sinh thực hiện, kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Nguyễn Đỗ Nguyên tại thành phố Hồ Chí Minh năm 1995-1997(6). Các
vật chứa nước như bình hoa, chậu chống kiến tủ thức ăn có lẽ là những vật
dụng không được quan tâm, tiếp xúc hàng ngày nên tỉ lệ thực hành đúng
biện pháp này là rất thấp. Tuy nhiên, tỉ lệ các thực hành diệt lăng quăng sau
tập huấn là rất cao, trừ biện pháp vớt lăng quang bằng vợt. Vớt lăng quăng
bằng vợt tuy không đòi hỏi sức nhưng có thể nhiều công. Tính phức tạp của
một biện pháp kiểm soát muỗi và lăng quăng liên quan đến tính chấp nhận
thực hiện biện pháp đó, điều này được thể hiện qua tỉ lệ thực hành các biện
pháp đậy nắp, súc rửa vật chứa nước là thấp hơn nhiều so với tỉ lệ bỏ muối
hoặc đổ dầu vào chén nước chống kiến.
Tỉ lệ ngủ mùng là không đổi vì đây là một thực hành hàng ngày để chống
muỗi đốt của người dân, và trước giáo dục sức khỏe tỉ lệ này cũng đã rất
cao. Tuy nhiên, tỉ lệ ngủ mùng đúng (cả ban ngày và ban đêm) sau giáo dục
sức khoẻ là tăng có ý nghĩa thống kê. Muỗi Aedes aegypti thích đốt người
vào ban ngày đặc biệt là sáng sớm và chiều tối, do đó, ngủ mùng phòng
chống SXHD cần ngủ cả ngày lẫn đêm mới có hiệu quả. Biện pháp thoa
thuốc là không tăng nhưng trước khi giáo dục sức khỏe thực hành này có tỉ
lệ rất cao, lý do là vì thuốc thoa xua muỗi là sẵn có trên thị trường và rất tiện
dụng. Thực hành sử dụng nhang muỗi có tăng nhưng không nhiều sau giáo
dục sức khỏe. Tỉ lệ sử dụng thuốc thoa và nhang muỗi ít tăng sau giáo dục
sức khoẻ là hệ quả của sự chuyển đổi tích cực của thái độ. Biện pháp mặc áo
dài tay quần dài sau giáo dục sức khỏe cũng tăng đáng kể.
Những điểm mạnh và hạn chế của đề tài
Cỡ mẫu của nghiên cứu là đủ lớn. Bộ câu hỏi đã được thử trước và chỉnh sửa
cho phù hợp, việc khảo sát được tiến hành vào những thời điểm thuận lợi,
tránh những ngày có tiết kiểm tra để học sinh có thể tham gia thoải mái, do
đó, góp phần hạn chế được sai lệch thông tin. Đề tài vẫn còn hạn chế là thu
thập thông tin về thực hành qua phỏng vấn chứ không quan sát, do đó, có thể
xảy ra sai lệch thông tin. Tuy nhiên, sai lệch này có thể nhỏ dựa vào những
kết quả rất hợp lý của việc chọn những biện pháp dễ thực hiện như bỏ muối,
đổ dầu vào các chén nước chống kiến nhiều hơn những biện pháp đòi hỏi
công sức như súc rửa các vật chứa nước. Việc đánh giá chỉ hai tuần sau can
thiệp cũng chưa thể hiện hết hiệu quả lâu dài của nội dung giáo dục sức
khỏe. Ngoài ra, đây là nghiên cứu can thiệp trước sau trên một nhóm, không
có nhóm chứng nên chưa thể kết luận chính xác hiệu lực của biện pháp can
thiệp.
Sự gia tăng tỉ lệ học sinh có kiến thức, thái độ, và thực hành đúng về phòng
chống bệnh SXHD sau khi giáo dục sức khỏe cho thấy nội dung của chương
trình giáo dục sức khỏe là có hiệu quả. Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu
cũng cho thấy những mặt còn hạn chế trong kiến thức, thái độ, và thực hành
của học sinh. Điều này có thể ứng dụng cho địa phương lập ra những nội
dung và kế hoạch phù hợp trong giáo dục sức khỏe đồng thời mở ra một
hướng mới trong công tác phòng chống SXHD dựa vào học sinh, làm cho
học sinh có kiến thức, thái độ đúng về bệnh SXHD ngay từ nhỏ. Đây là yếu
tố cốt lõi trong hình thành hành vi mới ở học sinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 181_3178.pdf