Hiệu quả của một số bài tập nâng cao thể lực chuyên môn cho sinh viên học karatedo ngoại khóa tại trường Đại học Đồng Tháp
Đánh giá hiệu quả của một số bài tập đến sự
phát triển TLCM Karatedo cho SV học ngoại khóa tại
trường ĐHĐT
Kết quả trên cho thấy một số bài tập phát triển
TLCM cho SV học Karatedo ngoại khóa tại trường
ĐHĐT mà đề tài xây dựng đã thể hiện tính hiệu quả
trên nhóm TN. Hay nói cách khác, một số bài tập
phát triển TLCM cho SV học Karatedo ngoại khóa
tại trường ĐHĐT đã có tác dụng tốt đến sự phát
triển TLCM của SV hơn chương trình đang giảng
dạy tại trường.
Nhằm thấy rõ hơn hiệu quả của một số bài tập phát
triển TLCM cho SV học Karatedo ngoại khóa tại
trường ĐHĐT được xây dựng, thì sau TN đề tài tiến
hành tính nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá
trình độ TLCM cho SV học Karatedo ngoại khóa tại
trường Đại học Đồng Tháp, thu được kết quả ở bảng 3
và 4.
Số liệu tại bảng 3 cho thấy: nhịp tăng trưởng trung
bình thành tích các chỉ tiêu đánh giá trình độ TLCM
cho nam SV học Karatedo ngoại khóa tại trường
ĐHĐT ở cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng và nhóm
TN có sự tăng trưởng cao hơn nhóm ĐC có ý nghĩa
thống kê vì có ttính = 3.90 - 4.41 > tbảng = 2.94 ở ngưỡng
xác suất p < 0.01 và vì có ttính = 2.24 - 2.68 > tbảng = 2.01
ở ngưỡng xác suất p < 0.05.
+ Đối với nhóm TN: trong các chỉ tiêu đánh giá
trình độ TLCM của nam nhóm TN sau TN, chỉ tiêu đá
thẳng 10s có nhịp tăng trưởng trung bình cao nhất là
W = 44.99% và chỉ tiêu Đá vòng + đấm nghịch 30s có
nhịp tăng trưởng trung bình thấp nhất là W = 18.85%.
+ Đối với nhóm ĐC: trong các chỉ tiêu đánh giá
trình độ TLCM của nam nhóm ĐC sau TN, chỉ tiêu đá
vòng 10s có nhịp tăng trưởng trung bình cao nhất là
W = 39.18% và chỉ tiêu Di chuyển + đấm 2 đích 30s có
nhịp tăng trưởng trung bình thấp nhất là W = 5.49%.
Số liệu tại bảng 4 cho thấy: nhịp tăng trưởng trung
bình thành tích các chỉ tiêu đánh giá trình độ TLCM
cho nữ SV Karatedo ngoại khóa tại trường ĐHĐT cả
hai nhóm đều có sự tăng trưởng và nhóm TN có sự tăng
trưởng cao hơn nhóm ĐC có ý nghĩa thống kê ở hai test
Nắm chun đấm trong 15s và Đấm 2 đích đối diện 15s
vì có ttính = 2.16 > tbảng = 2.13 ở ngưỡng xác suất p <
0.05 và ttính = 5.19 > tbảng = 2.94 ở ngưỡng xác suất p <
0.01. Còn ở 04 test: đấm tay sau 10s, đá thẳng 10s, đá
vòng 10s, di chuyển + đấm 2 đích 30s: nhóm nữ TN có
nhịp tăng trưởng cao hơn nhóm ĐC nhưng chưa có ý
nghĩa thống kê vì có ttính = 0.74 - 2.02 < tbảng = 2.13 ở
ngưỡng xác suất p > 0.05.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của một số bài tập nâng cao thể lực chuyên môn cho sinh viên học karatedo ngoại khóa tại trường Đại học Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019
31THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, việc nâng cao thể chất trong học đường
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển toàn
diện con người là nhiệm vụ mang tính thời đại. Công
tác GDTC trường ĐHĐT đang từng bước giải quyết
nhiệm vụ đó. Những giờ học các môn thể thao được
tập trung chú trọng đến sự phát triển các tố chất thể
lực cho các các em SV. Mặt khác, còn giáo dục những
phẩm chất đạo đức tốt đẹp phát triển toàn diện. Võ
thuật, trong đó có Karatedo gồm hệ thống các bài tập
từ căn bản đến phức tạp, đa dạng phong phú về nội
dung bài tập. Môn Karatedo đã được đưa vào công tác
giảng dạy như các môn thể thao khác tại trường
ĐHĐT trong nhiều năm qua. Để tiếp tục nâng cao
trình độ TLCM cho SV ngoài ngành GDTC học
Karatedo ngoại khóa tại trường ĐHĐT, tôi tiến hành
nghiên cứu: “Hiệu quả của một số bài tập nâng cao
TLCM cho sinh viên học Karatedo ngoại khóa tại
Trường Đại học Đồng Tháp”. Thông qua vấn đề
nghiên cứu chúng tôi lựa chọn được một số bài tập và
đánh giá sự phát triển TLCM Karatedo cho SV học
Karatedo ngoại khóa tại trường ĐHĐT.
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
phân tích và tổng hợp tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra sư
phạm và toán học thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Lựa chọn một số bài tập phát triển TLCM
Karatedo cho SV học ngoại khóa tại trường ĐHĐT
Từ cơ sở lý luận đã nghiên cứu, đề tài dựa trên cơ
sở khoa học qua các tài liệu liên quan về vấn đề
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Tham
khảo ý kiến của các chuyên gia, trọng tài, huấn luyện
viên, các nhà quản lý bộ môn Karatedo, có kinh
nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện cho các môn
Hiệu quả của một số bài tập nâng cao thể lực
chuyên môn cho sinh viên học karatedo ngoại
khóa tại trường Đại học Đồng Tháp
ThS. Trương Văn Lợi QTÓM TẮT:
Quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được
21 bài tập ứng dụng vào trong thực nghiệm (TN).
Qua đó, kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm TN có
sự phát triển thể lực chuyên môn Karatedo hơn
nhóm đối chứng (ĐC). Từ đó cho thấy được tính
hiệu quả của các bài tập lựa chọn ảnh hưởng đến
thể lực chuyên môn (TLCM) Karatedo cho sinh
viên (SV) ngoài ngành Giáo dục thể chất (GDTC)
học Karatedo ngoại khóa tại trường Đại học Đồng
Tháp (ĐHĐT).
Từ khóa: bài tập; thể lực chuyên môn; SV học
Karatedo, trường Đại học Đồng Tháp.
ABSTRACT:
Process research topics selected 21 exercises in
experimental applications. Thereby, the research
results have shown that the experimental group had
developed the expertise to karatedo than the
control group. Since then showing the effectiveness
of the chose exercises can affect karatedo expertise
to students outside the physical education to train
curricular Karatedo at Dong Thap University.
Keywords: exercise; professional fitness;
karatedo student, Dong Thap University.
(Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019
32 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
thể thao nói chung và Karatedo nói riêng. Chúng tôi đã
tổng hợp được 21 bài tập ứng dụng trong giảng dạy
nhằm nâng cao TLCM cho SV ngoại khóa Karatedo
trường ĐHĐT. Sau bước thu thập và tổng hợp các bài
tập, đề tài tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia, trọng
tài, HLV, các nhà quản lý bộ môn Karatedo có kinh
nghiệm trong giảng dạy và huấn luyện cho các môn
thể thao nói chung và Karatedo nói riêng. Kết quả
phỏng vấn, đề tài sẽ chọn các bài tập có mức đồng ý từ
80% trở lên để đưa vào tập luyện cho SV học Karatedo
ngoại khóa tại trường ĐHĐT. Kết quả tổng hợp, tính
toán về tỷ lệ % đối tượng phỏng vấn được trình bày ở
bảng 1.
2.2. Hiệu quả của một số bài tập đến sự phát
triển TLCM cho SV học Karatedo ngoại khóa tại
trường ĐHĐT
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập cho SV học Karatedo ngoại khóa tại trường ĐHĐT (n = 30)
Rất cần thiết Cần thiết Không cần
thiết
TT Bài tập
Số
phiếu
Tỷ lệ
%
Số
phiếu
Tỷ
lệ %
Số
phiếu
Tỷ
lệ %
01 Đấm có dây chun 25 83.3 4 13.3 1 3.3
02 Đá có dây chun 26 86.7 2 6.7 2 6.7
03 Chạy vác vật nặng 10 33.3 13 43.3 7 23.3
04 Đấm 2 tay liên tục với tạ tay 28 93.3 1 3.3 1 3.3
05 Di chuyển tấn thi đấu tiến, lùi phản xạ theo tính hiệu còi 26 86.7 1 3.3 3 10.0
06 Di chuyển tấn công tay trước phản xạ theo tính hiệu còi 25 83.3 0 0.0 5 16.7
07 Di chuyển tấn công tay sau phản xạ theo tính hiệu còi 26 86.7 1 3.3 3 10.0
08 Di chuyển đá vòng cầu theo tính hiệu còi 9 30.0 4 13.3 17 56.7
09 Đấm đích di động 28 93.3 1 3.3 1 3.3
10 Lùi phản và áp sát phản đòn 10 33.3 15 50.0 5 16.7
11 Đứng lên ngồi xuống đá hấc chân 12 40.0 17 56.7 1 3.3
12 Tại chổ bật đổi tấn Zen 26 86.7 2 6.7 2 6.7
13 Co tay xà đơn 11 36.7 5 16.7 14 46.7
14 Bật lau về trước chống 2 tay tiếp đất 27 90.0 0 0.0 3 10.0
15 Đấm, đá bao cát 30 100 0 0.0 0 0.0
16 Giật tạ 15kg 5 16.7 7 23.3 18 60.0
17 Lò cò 1 chân 5 16.7 15 50.0 10 33.3
18 Gánh tạ 30kg 11 36.7 15 50.0 4 13.3
19 Cổng vật nặng di chuyển tấn Zen 27 90.0 3 10.0 0 0.0
20 Chạy bậc thang 18 60.0 10 33.3 2 6.7
21 Nhảy dây 27 90.0 3 10.0 0 0.0
22 Đấm đích 4 hướng chữ thập 29 96.7 0 0.0 1 3.3
23 Di chuyển tấn thi đấu liên tục 25 83.3 0 0.0 5 16.7
24 Đứng tấn kết hợp kỹ thuật tay 9 30.0 3 10.0 18 60.0
25 Đấm kỹ thuật với lực cản 16 53.3 9 30.0 5 16.7
26 Ép dẻo chân 28 93.3 1 3.3 1 3.3
27 Lộn chống trước 24 80.0 1 3.3 5 16.7
28 Lộn chống sau 27 90.0 3 10.0 0 0.0
29 Di chuyển zic zắc vào đòn tay trước và tay sau 23 76.7 5 16.7 2 6.7
30 Di chuyển tấn công các hướng 6 20.0 17 56.7 7 23.3
31 Phối hợp Kihon tốc độ tiến trước và lùi bước 3 10.0 20 66.7 7 23.3
32 Di chuyển thực hiện đòn tấn công tay trước và tay sau 27 90.0 1 3.3 2 6.7
33 Di chuyển thực hiện đòn tấn công tay trước với tay sau
và đòn đá vòng cầu
26 86.7 3 10.0 1 3.3
34 Di chuyển thực hiện đòn đá trước phối hợp tấn công tay
trước với tay sau
25 83.3 2 6.7 3 10.0
35 Né đòn tấn công tay trước phản đòn 13 43.3 14 46.7 3 10.0
36 Di chuyển quét chân vào đòn tay trước 27 90.0 3 10.0 0 0.0
37 Phối hợp tấn công và phản công liên tục 8 26.7 14 46.7 8 26.7
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019
33THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
2.2.1. TN một số bài tập cho SV học Karatedo ngoại
khóa tại trường ĐHĐT
Căn cứ vào chương trình, kế hoạch, tiến trình và
giáo án giảng dạy của bộ môn Điền kinh Võ thuật
Khoa GDTC - Giáo dục Quốc phòng và An ninh trường
ĐHĐT, chúng tôi xây dựng tiến trình giảng dạy phát
triển TLCM cho nhóm TN. Trong thời gian TN chúng
tôi lần lượt áp dụng 21 bài tập phát triển TLCM
Karatedo cho nhóm SVTN theo tiến trình giảng dạy đã
được xây dựng. Phân phối tiến trình tập luyện đảm bảo
phù hợp các bài tập được lựa chọn mang tính khách
quan, khoa học. Nhằm đảm bảo mục tiêu chung của
nghiên cứu và vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy
cho khách thể. Quá trình TN sử dụng phương pháp TN
so sánh song song trình tự đơn, khách thể là SV học tại
trường. Khách thể được lựa chọn ngẫu nhiên, gồm 2
nhóm: nhóm ĐC: Gồm 30 SV (trong đó có 15 nam và
15 nữ) tập luyện theo nội dung chương trình cũ trước
đây.và nhóm TN: Gồm 30 SV (trong đó có 15 nam và
15 nữ) phần lớn tập luyện theo các bài tập mới được
lựa chọn.
Thời gian TN số buổi tập của 2 nhóm là như nhau.
Trước và sau khi TN có kiểm tra bằng các test đáng giá
TLCM, nhằm xác định tính hiệu quả của các bài tập đã
ứng dụng TN.
Tiến trình tập luyện từ cuối tháng 08 đến đầu
tháng 12 năm 2018, tập luyện 2 buổi trên tuần, mỗi
buổi 3 tiết, thời gian tập mỗi buổi 135 phút cho
khách thể nghiên cứu. Với tổng 20 giáo án được
soạn phù hợp với nhóm TN. Nội dung các giáo án
tập trung vào các bài tập lựa chọn đảm bảo phát
triển các tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức
bền, khéo léo (mềm dẻo), phối hợp vận động.Các
bài tập được sắp xếp luân phiên tương ứng với
nhiệm vụ giảng dạy trong từng giáo án, đảm bảo
các nguyên tắc của quá trình giáo dục thể chất và
huấn luyện thể thao. Thời gian TN khách thể
nghiên cứu được quản lý chặt chẽ từng nhóm, loại
trừ yếu tố khách quan ảnh hưởng đến giảng dạy,
chỉ còn lại sự tác động của các bài tập đến từng
nhóm nghiên cứu.
2.2.2. Lựa chọn các test đánh giá phát triển TLCM
Karatedocho SV học ngoại khóa tại trường ĐHĐT
Để xác định độ tin cậy của các test đã được chọn
qua phỏng vấn, đề tài tiến hành kiểm tra các test
qua 2 lần. Lần kiểm tra thứ nhất cách lần kiểm tra
thứ 2 là 7 ngày, trong điều kiện kiểm tra của cả 2
lần lập test đều được đảm bảo như nhau. Kết quả đề
tài đã lựa chọn được 07 test đảm bảo độ tin cậy
dùng đánh giá sự phát triển TLCM cho SV học
Bảng 2. Hệ số tương quan cặp các test đánh giá trình độ TLCM cho SV học Karatedo ngoại khóa
tại trường ĐHĐT
Lần 1 Lần 2
TT Chỉ tiêu
X 1 ± 1σ X 2 ± 2σ
Hệ số tương
quan (r)
NHÓM NAM SV
1 Đấm tay sau 10s (lần) 14.32 1.61 14.58 1.24 0.82
2 Nắm chung đấm 15s (lần) 17.13 1.24 17.09 1.32 0.87
3 Nhảy dây 2’ (lần) 102.08 7.75 133.08 7.28 0.73
4 Đánh 2 đích đối diện 15s (lần) 14.67 0.98 14.5 1.09 0.85
5 Đá thẳng 10s (lần) 8.67 1.23 8.91 1.08 0.86
6 Chạy 1500m (giây) 361.75 19.68 331.67 19.94 0.76
7 Đá vòng 10s (lần) 8.76 0.88 8.45 1.01 0.84
8 Đá vòng + đấm nghịch 30s (lần) 18.97 1.52 19.03 1.29 0.83
9 Chạy 100m (giây) 14.72 1.56 13.03 1.15 0.68
10 Di chuyển + đấm 2 đích 30s (lần) 16. 76 1.65 17.01 1.76 0.84
NHÓM NỮ SV
1 Đấm tay sau 10s (lần) 13.93 2.09 14.03 2.31 0.86
2 Nhảy dây 2’ (lần) 81.21 2.34 93.29 3.34 0.71
3 Nắm chung đấm 15s (lần) 14.07 2.71 13.89 2.75 0.88
4 Đánh 2 đích đối diện 15s (lần) 14.33 2.47 14.21 3.01 0.90
5 Chạy 1500m (giây) 457.03 3.34 438.06 4.02 0.74
6 Đá thẳng 10s (lần) 9.00 2.45 9.13 2.65 0.84
7 Đá vòng 10s (lần) 9.02 2.52 9.12 2.83 0.88
8 Đá vòng + đấm nghịch 30s (lần) 17.73 2.81 17.69 2.84 0.82
9 Di chuyển + đấm 2 đích 30s (lần) 17.60 2.69 17.48 2.66 0.83
10 Chạy 100m (giây) 17.43 3.21 17.34 3.33 0.73
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 3/2019
34 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Karatedo ngoại khóa tại trường ĐHĐT được thể
hiện qua bảng 2.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả của một số bài tập đến sự
phát triển TLCM Karatedo cho SV học ngoại khóa tại
trường ĐHĐT
Kết quả trên cho thấy một số bài tập phát triển
TLCM cho SV học Karatedo ngoại khóa tại trường
ĐHĐT mà đề tài xây dựng đã thể hiện tính hiệu quả
trên nhóm TN. Hay nói cách khác, một số bài tập
phát triển TLCM cho SV học Karatedo ngoại khóa
tại trường ĐHĐT đã có tác dụng tốt đến sự phát
triển TLCM của SV hơn chương trình đang giảng
dạy tại trường.
Nhằm thấy rõ hơn hiệu quả của một số bài tập phát
triển TLCM cho SV học Karatedo ngoại khóa tại
trường ĐHĐT được xây dựng, thì sau TN đề tài tiến
hành tính nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá
trình độ TLCM cho SV học Karatedo ngoại khóa tại
trường Đại học Đồng Tháp, thu được kết quả ở bảng 3
và 4.
Số liệu tại bảng 3 cho thấy: nhịp tăng trưởng trung
bình thành tích các chỉ tiêu đánh giá trình độ TLCM
cho nam SV học Karatedo ngoại khóa tại trường
ĐHĐT ở cả hai nhóm đều có sự tăng trưởng và nhóm
TN có sự tăng trưởng cao hơn nhóm ĐC có ý nghĩa
thống kê vì có ttính = 3.90 - 4.41 > tbảng = 2.94 ở ngưỡng
xác suất p tbảng = 2.01
ở ngưỡng xác suất p < 0.05.
+ Đối với nhóm TN: trong các chỉ tiêu đánh giá
trình độ TLCM của nam nhóm TN sau TN, chỉ tiêu đá
thẳng 10s có nhịp tăng trưởng trung bình cao nhất là
W = 44.99% và chỉ tiêu Đá vòng + đấm nghịch 30s có
nhịp tăng trưởng trung bình thấp nhất là W = 18.85%.
+ Đối với nhóm ĐC: trong các chỉ tiêu đánh giá
trình độ TLCM của nam nhóm ĐC sau TN, chỉ tiêu đá
vòng 10s có nhịp tăng trưởng trung bình cao nhất là
W = 39.18% và chỉ tiêu Di chuyển + đấm 2 đích 30s có
nhịp tăng trưởng trung bình thấp nhất là W = 5.49%.
Số liệu tại bảng 4 cho thấy: nhịp tăng trưởng trung
bình thành tích các chỉ tiêu đánh giá trình độ TLCM
cho nữ SV Karatedo ngoại khóa tại trường ĐHĐT cả
hai nhóm đều có sự tăng trưởng và nhóm TN có sự tăng
trưởng cao hơn nhóm ĐC có ý nghĩa thống kê ở hai test
Nắm chun đấm trong 15s và Đấm 2 đích đối diện 15s
vì có ttính = 2.16 > tbảng = 2.13 ở ngưỡng xác suất p <
0.05 và ttính = 5.19 > tbảng = 2.94 ở ngưỡng xác suất p <
0.01. Còn ở 04 test: đấm tay sau 10s, đá thẳng 10s, đá
vòng 10s, di chuyển + đấm 2 đích 30s: nhóm nữ TN có
nhịp tăng trưởng cao hơn nhóm ĐC nhưng chưa có ý
nghĩa thống kê vì có ttính = 0.74 - 2.02 < tbảng = 2.13 ở
ngưỡng xác suất p > 0.05.
Để thấy rõ tính hiệu quả của một số bài tập phát
Bảng 3. So sánh nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá trình độ TLCM
cho nam SV học Karatedo ngoại khóa tại trường ĐHĐT của nhóm TN và nhóm ĐC
Nhóm TN Nhóm ĐC
TT Chỉ tiêu
STNX TTNX WTN SW STNX TTNX WĐC
SW
t p
1 Đấm tay sau 10s 17.07 13.93 24.99 14.10 16.07 14.40 11.55 16.32 4.41 <0.01
2 Nắm chun đấm trong 15s 19.44 14.07 21.06 14.37 17.78 17.13 19.92 13.68 2.41 <0.05
3 Đánh 2 đích đối diện 15s 18.87 14.33 25.36 15.77 16.28 14.53 17.76 17.18 2.30 <0.05
4 Đá thẳng 10s 14.13 9.00 44.99 27.95 9.87 8.26 28.58 33.03 2.68 <0.05
5 Đá vòng 10s 15.63 9.02 41.56 28.47 8.73 8.48 39.18 34.26 2.38 <0.05
6 Đá vòng + đấm nghịch 30s 23.18 17.73 18.85 17.05 20.73 18.34 9.80 22.95 2.24 <0.05
7 Di chuyển + đấm 2 đích 30s 21.80 17.60 20.54 15.7 19.40 16.77 5.49 22.36 3.90 <0.01
Bảng 4. So sánh nhịp độ tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá trình độ TLCM cho nữ SV học Karatedo ngoại khóa
tại trường ĐHĐT của nhóm TN và nhóm ĐC
Nhóm TN Nhóm ĐC
TT Chỉ tiêu
STNX TTNX WTN SW STNX TTNX WĐC
SW
t p
1 Đấm tay sau 10s 14.47 11.93 26.89 15.93 12.00 10.20 18.63 24.12 2.02 >0.05
2 Nắm chun đấm trong 15s 17.40 14.73 22.11 16.44 11.93 14.70 14.40 19.17 2.16 <0.05
3 Đánh 2 đích đối diện 15s 16.13 12.07 29.99 18.76 12.53 11.74 11.01 17.80 5.19 <0.01
4 Đá thẳng 10s 10.72 6.47 32.14 25.92 8.53 6.40 27.90 27.59 0.79 >0.05
5 Đá vòng 10s 10.75 6.40 44.80 41.17 7.62 5.52 34.24 42.87 1.26 >0.05
6 Đá vòng + đấm nghịch 30s 17.93 13.67 19.85 12.35 14.87 12.40 17.75 15.74 0.74 >0.05
7 Di chuyển + đấm 2 đích 30s 18.58 13.67 20.73 18.64 17.00 14.60 17.48 15.11 0.96 >0.05
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 3/2019
35THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
triển TLCM cho SV học Karatedo ngoại khóa tại
trường ĐHĐT mà đề tài xây dựng, đề tài tiến hành so
sánh nhịp độ tăng trưởng của nhóm TN và nhóm ĐC
qua biểu đồ 1 và 2
Qua biểu đồ 1 và 2 cho thấy: nhịp tăng trưởng thành
tích các chỉ tiêu đánh giá TLCM cho SV học Karatedo
ngoại khóa tại trường ĐHĐT của SV (nam và nữ)
nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC sau TN. Từ đó đề tài có thể
kết luận rằng: một số bài tập phát triển TLCM cho SV
học Karatedo ngoại khóa tại trường ĐHĐT mà chúng
tôi xây dựng đã có hiệu quả tốt đến sự phát triển
TLCM, góp phần nâng cao thành tích học tập cho SV.
3. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi đi đến
những kết luận sau:
Đã lựa chọn được 21 bài tập và hiệu quả của 21 bài
tập ảnh hưỡng đến sự phát triển TLCM Karatedocho
SV học ngoại khóa tại trường ĐHĐT.
Kết quả TN cho thấy nhóm TN phát triển hơn nhóm
ĐC qua các test đánh giá TLCM có ý nghĩa thống kê,
đã khẳn định tính ưu việt và hiệu quả của 21 bài tập-
trong việc nâng cao thể chất cho SV trường ĐHĐT.
Điều này chứng tỏ phù hợp với mục tiêu của nhà
trường đáp ứng nhu cầu SV về hoạt động ngoại khóa,
phản ánh qua các test.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aulic. I. V (1982), “Đánh giá trình độ luyện tập thể thao”, Nxb TDTT Hà Nội.
2. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, chương trình cải tiến nâng cao chất lượng GDTC và sức khỏe, phát triển bồi dưỡng
tài năng thể thao học sinh, SV trong nhà trường các cấp giai đoạn 1995- 2000 và đến 2025 tháng 01 năm 1995.
3. Chỉ thị 36/CT-TW ngày 24/03/1994 của ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong
giai đoạn mới.
Nguồn bài báo: trích từ đề tài cấp cơ sở: “Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực chuyên
môn cho SV học karatedo ngoại khóa tại trường Đại học Đồng Tháp” năm 2019 (mã số SPD2018.01.03).
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 12/3/2019; ngày phản biện đánh giá: 16/4/2019; ngày chấp nhận đăng: 24/5/2019)
Biểu đồ 1. So sánh nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá TLCM cho nam sinh viên học karatedo ngoại khóa tại
trường ĐHĐT nhóm TN và nhóm Đc sau TN
Biểu đồ 2. So sánh nhịp tăng trưởng các chỉ tiêu đánh giá TLCM cho nữ sinh viên học karatedo ngoại khóa tại
trường ĐHĐT nhóm TN và nhóm Đc sau TN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_mot_so_bai_tap_nang_cao_the_luc_chuyen_mon_cho.pdf