Trong nghiên cứu chúng tôi có 17 trường hợp u nhú,
có 1 ca tăng mức độ tổn thương không điển hình biểu
mô tuyến vú dạng phẳng trên nền thay đổi sợi bọc, chiếm
tỉ lệ nâng mức độ 5,9%, điều này tương đương với các
nghiên cứu của các tác giả [6-8]. Trong một báo cáo của
Hye Young Choi và cộng sự [9], việc lấy u nhú không kèm
tăng sản không điển hình, có thể thực hiện VABB, với tỉ
lệ tái phát và kết quả GPB hút chân không nâng mất độ
so với kết quả sinh thiết FNA/CNB trước đó thấp. Trong
nghiên cứu chúng tôi, đường rạch da làm hút chân không
là từ 3 - 5 mm tùy thuộc vào kích thước kim sử dụng,
giúp bệnh nhân đạt yếu tố thẩm mỹ, tương tự các nghiên cứu [10-14]. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện
VABB, bệnh nhân đau từ 1 - 3 điểm theo VAS và đều hết
trong lúc làm sinh thiết thông qua phương pháp gây tê
qua ống kết nối và chế độ bơm tê vào khoang sinh thiết.
Sau VABB chúng tôi ghi nhận 23,4% trường hợp bầm da
và 14,9% trường hợp tụ dịch tụ máu, cao hơn tỷ lệ biến
chứng được báo cáo dao động từ 0 đến 9% với trung bình
là 2,5% [14-19], tuy nhiên các biến chứng này đều ổn sau
1 - 2 tuần điều trị và từ đó chúng tôi cải thiện phương
pháp băng ép sau hút chân không nhằm hạn chế biến
chứng này.
Nghiên cứu chúng tôi khi tái khám bệnh nhân sau
1 - 2 tuần sau VABB chỉ ghi nhận thấy tụ dịch hay tụ máu,
không ghi nhận trường hợp sót u. Tuy nhiên tại thời điểm
này, các hình ảnh tụ máu có thể che lấp u còn sót, chính
vì vậy chúng tôi chưa đánh giá được chính xác tỉ lệ thật
sự sót u do không theo dõi được bệnh nhân sau 6 tháng.
Fine và cộng sự [20] đã báo cáo 97% trường hợp lấy hết
hoàn toàn khối u ngay sau đó. Sau 6 tháng, siêu âm kiểm
tra, 73% không còn hình ảnh u trước đó, 27% còn hình
ảnh khối u trên siêu âm. Có nhiều khả năng xảy ra: định
hướng không gian dưới hướng dẫn siêu âm chưa tốt,
do ảnh hưởng việc chích thuốc tê tại chỗ làm mờ phẫu
trường và ảnh hưởng tầm nhìn khi khối u nhỏ lại cũng
như chảy máu trong lúc thực hiện, khối u còn sót lại tăng
kích thước những tháng sau đó; hoặc những thay đổi sau
6 tháng do sẹo hay xơ hóa. Chính vì vậy cần các nghiên
cứu lớn hơn nhằm đánh giá vấn đề này.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 7 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của phương pháp sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân không trong xử trí tổn thương vú tại bệnh viện Hùng Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49
Hiệu quả của phương pháp sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ
trợ hút chân không trong xử trí tổn thương vú tại Bệnh viện Hùng Vương
Nguyễn Trần Bảo Chi, Trần Thị Ngọc Hạnh, Nguyễn Vũ Mỹ Linh,
Dương Minh Thư, Nguyễn Thị Hồng Oanh, Trần Thị Ngọc Bích, Mạc Thủy Thảo Phương
Khoa Nhũ, Bệnh viện Hùng Vương
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả phương pháp sinh thiết vú với hỗ trợ hút chân không (VABB) dưới hướng dẫn siêu âm trong
xử trí tổn thương vú.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được thực hiện tại Bệnh viện Hùng Vương
từ tháng 08 năm 2018 đến tháng 06 năm 2020.
Kết quả: 77 trường hợp được thu nhận. VABB giúp làm rõ 5 ca không rõ chẩn đoán sau sinh thiết kim lõi (CNB); nâng
mức độ 1 ca có kết quả chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) trước đó là nghi ngờ thành ung thư ống tuyến vú tại chỗ;
thay thế mổ cắt u trong 75 trường hợp. Trong quá trình thực hiện sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút
chân không, bệnh nhân đau từ 1 - 3 điểm theo thang điểm đánh giá bằng mắt thường (Visual analogue scale - VAS) và
đều hết trong lúc làm sinh thiết thông qua phương pháp gây tê qua ống kết nối và chế độ bơm tê vào khoang sinh thiết.
Biến chứng bầm da chiếm 23,4% có bầm da, và 14,3% có tụ dịch và tụ máu sau sinh thiết vú ổn sau điều trị 1 - 2 tuần.
Kết luận: Sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân không là phương pháp an toàn, thẩm mỹ trong chẩn
đoán chính xác tổn thương vú và là một lựa chọn điều trị u vú lành tính cho người bệnh.
Từ khóa: hút chân không, BIRADS, siêu âm, FNA, CNB, u nhú
Efficiency of ultrasound-guided Vacuum-assisted breast biopsy in man-
agement breast lesions at Hung Vuong Hospital
Abstract
Purpose: evaluation efficiency of ultrasound-guided vacuum-assisted breast biopsy in management breast lesions.
Materials and methods: This is retroprospective study included all patients who underwent ultrasound-guided vacu-
um-assisted breast biopsy (VABB) from August, 2018 to June, 2020 at Hung Vuong Hospital.
Results: 77 cases were included. With VABB, 5 cases with un - differentiated diagnosis by core needle biopsy (CNB) had
accuracy diagnosed, 1 case with fine needle biopsy (FNA) suspicious upgraded to ductal carcinoma in situ (DCIS) and
75 cases had VABB instead of excision. Patients with pain score 1 to 3, according to visual analogue scale, felt no pain
after getting anesthesia through a connector into the biopsy cavity. Complications including bruising occupied 23.4%
and small hematoma formation occupied 14.3% resolved after 1 to 2 weeks.
Conclusion: Ultrasound-guided vacuum-assisted breast biopsy is a safe and aesthetic method in accuracy diagnosis
breast lesions and being an optional treatment for benign breast lesions.
Key words: VABB, BIRADS, ultrasound, FNA, CNB, papilloma
doi:10.46755/vjog.2020.3.1101
Tác giả liên hệ (Corresponding author): Nguyễn Trần Bảo Chi, email: drchintb@gmail.com
Nhận bài (received): 30/07/2020 - Chấp nhận đăng (accepted): 29/10/2020
Nguyễn Trần Bảo Chi và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):49-53. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1101
NGHIÊN CỨU PHỤ KHOA
1. ĐặT VấN Đề
Việc tầm soát ung thư vú giúp phát hiện ung thư vú
giai đoạn sớm, từ đó giảm tỷ lệ tử vong. Bên cạnh nhũ
ảnh đã được chứng minh là phương pháp tầm soát đầu
tay, siêu âm vú là 1 công cụ quan trọng trong tầm soát
và chẩn đoán ung thư vú khi kết hợp với nhũ ảnh trên phụ
nữ có mô vú dày. Từ năm 2019, cộng hưởng từ vú (Mag-
netic Resonance Imaging - MRI) cũng được FDA chấp
thuận đối với phụ nữ có dạng mô vú D hay thuộc nhóm
nguy cơ cao. Khi các phương tiện để tầm soát ung thư
vú giai đoạn sớm được đẩy mạnh thì số ca cần sinh thiết
để chẩn đoán các bất thường phát hiện bằng hình ảnh
học cũng tăng cao. Mỗi năm tại Mỹ có gần 1,8 triệu tổn
thương cần sinh thiết. Trong hội nghị đồng thuận quốc tế
về chẩn đoán và điều trị ung thư vú phát hiện bằng hình
ảnh, sinh thiết xâm lấn tối thiểu qua da nên là can thiệp
Nguyen Tran Bao Chi, Tran Thi Ngoc Hanh, Nguyen Vu My Linh,
Duong Minh Thu, Nguyen Thi Hong Hanh, Tran Thi Ngoc Bich, Mac Thuy Thao Phuong
Breast Department, Hung Vuong Hospital
50 Nguyễn Trần Bảo Chi và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):49-53. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1101
đầu tay cho cả tổn thương sờ thấy hay không sờ thấy.
Sinh thiết xuyên da ít xâm lấn, ít tốn kém là cần thiết để
thay thế cho sinh thiết mở nhằm mục đích chẩn đoán.
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA: Fine Needle Aspi-
ration) và sinh thiết kim lõi (CNB: Core Needle Biopsy) là
2 phương pháp có giá trị đã được sử dụng rất lâu trong
hầu hết các trường hợp, trong khi đó sinh thiết vú với hỗ
trợ chân không (VABB: vacuum assisted breast biopsy)
là phương pháp được sử dụng gần đây. Sinh thiết vú với
hỗ trợ chân không được chứng minh có giá trị lâm sàng
và có thể dùng dưới hướng dẫn siêu âm, nhũ ảnh và cộng
hưởng từ. Chỉ định quan trọng của VABB là sinh thiết
các tổn thương vi vôi hóa, được thực hiện dưới hướng
dẫn nhũ ảnh, đây là phương pháp sinh thiết tổn thương
vú với hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn nhũ ảnh
(stereotactic). Phương pháp này được chứng minh đáng
tin cậy và có thể thay thế phương pháp mổ. Khi phương
pháp này được thực hiện dưới hướng dẫn dưới siêu âm
thì cũng được dùng thay thế sinh thiết mở đối với tổn
thương dạng khối và mổ cắt u đối với tổn thương lành
tính. Nhiều nghiên cứu cho thấy VABB tăng độ chính xác
trong chẩn đoán so với FNA và CNB, ít gây chẩn đoán
dưới mức mô học. Đây là 1 phương pháp chẩn đoán và
điều trị ít biến chứng, bệnh nhân chọn lựa do tính thẩm
mỹ cao, và có thể lấy mẫu mô lớn nên cho kết quả giải
phẫu bệnh (GPB) chính xác.
Với mong muốn chẩn đoán chính xác hơn, đa dạng
hóa phương thức điều trị u lành, tăng sự hài lòng người
bệnh, chúng tôi đã áp dụng kỹ thuật mới – sinh thiết
vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân không
(VABB). Nhằm đánh giá hiệu quả điều trị, độ an toàn của
sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân
không tại bệnh viện Hùng Vương, chúng tôi tiến hành ng-
hiên cứu “Đánh giá hiệu quả phương pháp sinh thiết vú
dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân không trong
xử trí tổn thương vú tại bệnh viện Hùng Vương”.
2. ĐốI TƯỢNG VÀ PHƯơNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đây là nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được thực hiện
tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 08 năm 2018 đến
tháng 06 năm 2020. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân có
u vú phân loại BIRADS 3 (Breast Imaging Reporting and
Data System), hay BIRADS 4a kèm FNA lành tính nhưng
bệnh nhân lo lắng; u vú phân loại BIRADS 3, hay BIRADS
4a tăng kích thước > 20% hay thay đổi hình dạng trong
quá trình theo dõi hay ≥ 3 cm; bệnh lý vú có triệu chứng
gồm viêm vú mạn, hoại tử mỡ sau bơm mỡ tự thân; tổn
thương FNA hay CNB cho kết quả lành tính tăng nguy cơ
bao gồm tăng sản không điển hình, xơ hóa tuyến vú, u
nhú, u diệp thể lành, bệnh nhầy; không có sự tương đồng
lâm sàng, hình ảnh học và kết quả FNA/CNB; bệnh nhân
chọn VABB thay thế CNB; có u vú mà khó thực hiện việc
theo dõi do địa lý, phụ nữ có thai, điều trị hiếm muộn, mổ
thẩm mỹ vú. Tiêu chí loại trừ: bệnh nhân không ký giấy
đồng thuận; dùng thuốc kháng đông; rối loạn đông máu;
tiền sử dị ứng thuốc tê.
VABB được thực hiện bởi bác sĩ có ít nhất 10 năm
kinh nghiệm về hình ảnh học vú và sinh thiết kim lõi, đã
được huấn luyện và có chứng chỉ thực hiện VABB. Chúng
tôi sử dụng hệ thống máy hút chân không EnCor với kim
7 gauge hay 10 gauge dưới hướng dẫn bằng siêu âm GE
Logiq S7 Expert với đầu dò thẳng tần số cao từ 8 - 15
MHz. Đường rạch da từ 3 – 5 mm tùy theo theo kích
thước kim VABB. Nhằm kiểm soát đau cho bệnh nhân
trong quá trình thực hiện, chúng tôi sử dụng hỗn hợp li-
docaine 2% kèm adrenalin 1: 200000 với liều tối đa 7 ml/
kg được tiêm vào mô vú xung quanh u dưới hướng dẫn
siêu âm hay qua ống kết nối và chế độ bơm tê vào khoang
sinh thiết. Sau thủ thuật, bệnh nhân được băng ép để hạn
chế tụ máu. Bệnh phẩm lấy ra được gửi về khoa Giải phẫu
bệnh để chẩn đoán và phân loại mô bệnh học, bệnh nhân
được hẹn tái khám sau 1 tuần để đánh giá biến chứng và
sự hài lòng qua thang điểm đau VAS và thẩm mỹ đường
rạch da.
Dữ liệu được nhập vào Excel và phân tích bằng phần
mềm Stata 12. Dùng tần số và tỉ lệ để mô tả các đặc tính
của mẫu, đặc điểm cận lâm sàng, kết quả FNA/CNB, kết
quả giải phẫu bệnh sau mổ, biến chứng, hài lòng người
bệnh.
3. KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 08 năm 2018 đến tháng
6 năm 2020 chúng tôi đã ứng dụng sinh thiết vú dưới
hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân không cho 77
bệnh nhân đăng ký thực hiện và theo dõi 77 bệnh nhân
đó sau 1 tuần điều trị. Nhóm bệnh nhân chúng tôi thực
hiện có tuổi trung bình 36,4 ± 9,4 với bệnh nhân trẻ nhất
là 17 và lớn nhất là 57; 1,3% (1/77 ca) bệnh nhân có tiền
căn gia đình ung thư vú, buồng trứng; 5,2% (4/77 ca) sử
dụng thuốc nội tiết nhưng đều dưới 5 năm; 97,4% (75/77
ca) chưa mãn kinh.
Về hình ảnh học, kích thước trung bình của tổn
thương là 19,7 ± 10,9 mm với tổn thương nhỏ nhất là
6 mm và lớn nhất là 75 mm. 26/77 ca (33,8%) siêu âm
phân loại BIRADS 3; 35/77 ca (45,4%) BIRADS 4a; 14/77
ca (18,2%) BIRADS 4b và 2/77 ca (2,6%) BIRADS 4c.
Bảng 1. Kết quả siêu âm, FNA/CNB và GPB sau VABB
Kết quả FNA/CNB (ca) Kết quả GPB VABB (ca)
Lành tính Tăng nguy cơ Không xác định Lành tính Tăng nguy cơ Ác tính
Siêu âm
BIRADS 3 6 2 0 25 1 0
BIRADS 4a 12 15 3 22 12 1
51Nguyễn Trần Bảo Chi và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):49-53. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1101
BIRADS 4b 4 4 2 8 5 1
BIRADS 4c 2 0 0 2 0 0
Trong 26 ca BIRADS 3 thực hiện VABB, chúng tôi thực hiện FNA 8 ca do 1 ca có nhũ ảnh phân loại BIRADS 4a
và 7 ca bệnh nhân lo lắng, kết quả có 2 ca cho kết quả tổn thương tăng nguy cơ là tổn thương dạng nhú nghĩ u nhú.
Trong 51 ca BIRADS 4 có 43 ca làm FNA hay CNB, với 19 ca FNA hay CNB cho kết quả là tổn thương tăng nguy
cơ, 3 ca CNB không cho chẩn đoán xác định, 2 ca FNA ít tế bào khảo sát, 2 ca CNB bệnh xơ hóa vú nhưng hình ảnh
học BIRADS 4c (Bảng 1). Như vậy có 28/77 ca (36,4%) được thực hiện sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ
trợ hút chân không thay cho mổ cắt u để chẩn đoán xác định và điều trị. 13 ca có chỉ định dùng sinh thiết vú dưới
hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân không nhằm mục đích điều trị do kích thước u trên 3 cm dù có những ca FNA
hay CNB lành tính. 36/77 ca (63,6%) muốn làm sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân không do
bệnh nhân không muốn theo dõi u vì nhà xa, lo lắng, điều trị hiếm muộn. Trong 77 ca trên, có 1 ca chúng tôi thực
hiện sinh thiết cả 5 u dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân không, 1 ca sinh thiết 3 u, 22 ca sinh thiết 2 u, và
1 ca bệnh nhân có đặt túi ngực.
Bảng 2. Kết quả GPB sau sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân không
Kết quả GPB Số ca %
Lành tính
U lành sợi tuyến vú
Bệnh tuyến xơ vú
Thay đổi sợi bọc ở vú
Tăng sản ống tuyến vú dạng thông thường
Viêm vú mạn
U tuyến sữa
Hamartoma
39
7
5
2
2
1
1
50,6
9,1
6,5
2,6
2,6
1,3
1,3
Tăng nguy cơ
U nhú
U diệp thể
Tăng sản không điển hình
14
2
2
18,2
2,6
2,6
Ác tính
Ung thư tại chỗ độ mô học cao 2 2,6
Như vậy, dựa vào bảng 1 và bảng 2, VABB giúp làm rõ
5 ca GPB sau CNB không rõ chẩn đoán; 1 ca có kết quả
GPB sau VABB ung thư ống tuyến vú tại chỗ độ mô học
cao, nâng mức độ so với kết quả FNA trước đó là nghi
ngờ, 1 ca có hình ảnh nhũ ảnh vôi hóa dạng thô không
đồng nhất BIRADS 4b và siêu âm chẩn đoán tổn thương
vi vôi hóa không tạo khối kích thước 6 mm có kết quả
giải phẫu sau VABB ung thư tại chỗ độ mô học cao.
Trong quá trình thực hiện sinh thiết vú dưới hướng
dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân không, bệnh nhân đau từ
1 – 3 điểm theo VAS và đều hết trong lúc làm sinh thiết
thông qua phương pháp gây tê qua ống kết nối và chế độ
bơm tê vào khoang sinh thiết.
Sau khi theo dõi 1 tuần, chúng tôi không ghi nhận
hình ảnh u còn sót, không có trường hợp cần mổ lại do
biến chứng chảy máu, có 18 trường hợp chiếm 23,4% có
bầm da, 11 trường hợp (14,3%) tụ dịch và tụ máu sau
sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân
không và ổn sau 1 – 2 tuần điều trị bằng thuốc kháng
viêm không Steroid (NSAIDs) và alphachymotrypsine.
4. BÀN LUẬN
Dữ kiện trên cho thấy vai trò của sinh thiết vú dưới
hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân không trong xử trí
tổn thương vú. Tất cả tổn thương phân loại BIRADS 3 trên
siêu âm sau VABB đều không có ca ung thư vú, phù hợp
với phân loại của Hệ thống dữ liệu và tường trình kết quả
hình ảnh tuyến vú của Hội điện quang Hoa Kì (American
College of Radiology Breast Imaging Reporting and Data
System - ACR BIRADS) là tổn thương vú phân loại BI-
RADS 3 nguy cơ ác tính < 2%. Như vậy, đối với tổn thương
BIRADS 3, bệnh nhân được theo dõi mỗi 6 tháng trong 2
năm [1] là phù hợp. Trong nghiên cứu chúng tôi, VABB
giúp chẩn đoán và điều trị 5 tổn thương không rõ bản
chất trên FNA hay CNB do mẫu mô lấy được từ VABB
0,221 ± 0,039 gram đối với kim 10 gauge hay 0,363 ±
0,053 đối với kim 7 gauge [2], lớn hơn mẫu mô CNB 0,04
gram đối với kim 14 gauge [3]. VABB giúp lấy mẫu mô
lớn, giúp chẩn đoán mô học chính xác, cụ thể trong mẫu
chúng tôi phát hiện được 2 ca DCIS độ mô học cao với
1 ca có FNA nghi ngờ và 1 ca vi vôi hóa thấy rất rõ trên
nhũ ảnh BIRADS 4b nhưng siêu âm thấy vài nốt tăng âm
không có tổn thương tạo khối kích thước 6 mm, khả năng
làm FNA hay CNB sẽ không đạt kết quả chính xác, chính
vì vậy bệnh nhân được thực hiện VABB. Với kim VABB
mẫu mô lấy ra lớn nên chúng tôi chụp bệnh phẩm giúp
xác định sinh thiết chính xác, phù hợp với các nghiên cứu
Liberman [4], Burbank [5].
52
Trong nghiên cứu chúng tôi có 17 trường hợp u nhú,
có 1 ca tăng mức độ tổn thương không điển hình biểu
mô tuyến vú dạng phẳng trên nền thay đổi sợi bọc, chiếm
tỉ lệ nâng mức độ 5,9%, điều này tương đương với các
nghiên cứu của các tác giả [6-8]. Trong một báo cáo của
Hye Young Choi và cộng sự [9], việc lấy u nhú không kèm
tăng sản không điển hình, có thể thực hiện VABB, với tỉ
lệ tái phát và kết quả GPB hút chân không nâng mất độ
so với kết quả sinh thiết FNA/CNB trước đó thấp. Trong
nghiên cứu chúng tôi, đường rạch da làm hút chân không
là từ 3 - 5 mm tùy thuộc vào kích thước kim sử dụng,
giúp bệnh nhân đạt yếu tố thẩm mỹ, tương tự các ng-
hiên cứu [10-14]. Bên cạnh đó trong quá trình thực hiện
VABB, bệnh nhân đau từ 1 - 3 điểm theo VAS và đều hết
trong lúc làm sinh thiết thông qua phương pháp gây tê
qua ống kết nối và chế độ bơm tê vào khoang sinh thiết.
Sau VABB chúng tôi ghi nhận 23,4% trường hợp bầm da
và 14,9% trường hợp tụ dịch tụ máu, cao hơn tỷ lệ biến
chứng được báo cáo dao động từ 0 đến 9% với trung bình
là 2,5% [14-19], tuy nhiên các biến chứng này đều ổn sau
1 - 2 tuần điều trị và từ đó chúng tôi cải thiện phương
pháp băng ép sau hút chân không nhằm hạn chế biến
chứng này.
Nghiên cứu chúng tôi khi tái khám bệnh nhân sau
1 - 2 tuần sau VABB chỉ ghi nhận thấy tụ dịch hay tụ máu,
không ghi nhận trường hợp sót u. Tuy nhiên tại thời điểm
này, các hình ảnh tụ máu có thể che lấp u còn sót, chính
vì vậy chúng tôi chưa đánh giá được chính xác tỉ lệ thật
sự sót u do không theo dõi được bệnh nhân sau 6 tháng.
Fine và cộng sự [20] đã báo cáo 97% trường hợp lấy hết
hoàn toàn khối u ngay sau đó. Sau 6 tháng, siêu âm kiểm
tra, 73% không còn hình ảnh u trước đó, 27% còn hình
ảnh khối u trên siêu âm. Có nhiều khả năng xảy ra: định
hướng không gian dưới hướng dẫn siêu âm chưa tốt,
do ảnh hưởng việc chích thuốc tê tại chỗ làm mờ phẫu
trường và ảnh hưởng tầm nhìn khi khối u nhỏ lại cũng
như chảy máu trong lúc thực hiện, khối u còn sót lại tăng
kích thước những tháng sau đó; hoặc những thay đổi sau
6 tháng do sẹo hay xơ hóa. Chính vì vậy cần các nghiên
cứu lớn hơn nhằm đánh giá vấn đề này.
5. KẾT LUẬN
Qua kết quả ban đầu ghi nhận được hầu hết các đối
tượng tham gia đều chấp nhận mức độ đau trong khi
thực hiện và sẹo mổ thẩm mỹ. Về độ an toàn của sinh
thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ hút chân
không thì các bệnh nhân đều không ghi nhận được tai
biến gì nặng nề. Do đó sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu
âm với hỗ trợ hút chân không như một phương pháp mới
cho ta thêm một lựa chọn điều trị cho người bệnh. Trong
tương lai, sinh thiết vú dưới hướng dẫn siêu âm với hỗ trợ
hút chân không có thể trở thành một phương pháp đầu
tay trong công tác chẩn đoán điều trị vì các lợi ích mà
nó đem lại.
Nguyễn Trần Bảo Chi và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):49-53. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Duchesne N, Parker SH, Lechner MC, Gittleman MA,
Kusnick CA, Elvecrog EE, Kaske TI, Gizienski TA. Mul-
ticenter evaluation of a new ultrasound-guided biopsy
device: improved ergonomics, sampling and rebiopsy
rates. Breast J. 2007; 13(1):36–43.
2. Nakano S, Imawari Y, Mibu A, Otsuka MH, Oinu-
ma T. Differentiating vacuum-assisted breast biopsy
from core needle biopsy: Is it necessary? Br J Radiol.
2018; 91.
3. Fred Burbank M. Specimen weights obtained with
14- and 11-gauge breast biopsy probes. Radiology.
1997; 208:269–70.
4. Liberman L, Abramson F, David D, Rosen PP,
Morris A. Mammographic findings after stereo-
tactic 14-gauge vacuum biopsy. Radiology. 1997;
203:343–7.
5. Fred Burbank M. Mammographic findings after
14-gauge automated needle and 14-gauge direction-
al, vacuum-assisted stereotactic breast biopsies. Ra-
diology. 1997; 204:153–6.
6. Liberman L, Tornos C, Huzjan R, Bartella L, Morris
EA, David Dershaw D. Is surgical excision warranted
after benign, concordant diagnosis of papilloma at
percutaneous breast biopsy? Am J Roentgenol. 2006;
186:1328–34.
7. Mercado CL, Hamele-Bena D, Oken SM, Singer
CI, Cangiarella J. Papillary lesions of the breast at
percutaneous core-needle biopsy. Radiology. 2006;
238:801–8.
8. Kil WH, Cho EY, Kim JH, Nam SJ, Yang JH. Is sur-
gical excision necessary in benign papillary lesions
initially diagnosed at core biopsy? Breast. 2008;
17:258–62.
9. Choi HY, Kim SM, Jang M, Yun B La, Kang E, Kim
EK, et al. Benign breast papilloma without atypia:
Outcomes of surgical excision versus US-guided di-
rectional vacuum-assisted removal or US follow-up.
Radiology. 2019; 293:72–80.
10. Park HL, Kwak JY, Lee SH, Kim JY, Kim KI, Kim
WW, et al. Excision of benign breast disease by ultra-
sound-guided vacuum assisted biopsy device (Mam-
motome). J Korean Surg Soc. 2005; 68:96-101.
11. Fine RE, Israel PZ, Walker LC, Corgan KR, Green-
wald LV, Berenson JE, et al. A prospective study of the
removal rate of imaged breast lesions by an 11-gauge
vacuum-assisted biopsy probe system. Am J Surg.
2001; 182:335-40.
12. Park HL, Kwak JY, Lee SH, Jung HK, Kim JY, Shim
JY, et al. Excision of benign breast tumor by an ultra-
sound-guided hand held Mammotome biopsy device.
53
J Breast Cancer. 2005; 8(3):92-8.
13. Park HL, Kwak JY, Jung H, Lee SH, Shim JY, Kim JY,
et al. Is mammotome excision feasible for benign breast
mass bigger than 3 cm in greatest dimension? J Korean
Surg Soc. 2006; 70:25-9.
14. Tagaya N, Nakagawa A, Ishikawa Y, Oyama T, Kubo-
ta K. Experience with ultrasonographically guided vac-
uum-assisted resection of benign breast tumors. Clin
Radiol. 2008; 63:396-400.
15. Parker SH, Klaus AJ, McWey PJ, Schilling KJ, Cupples
TE, Duchesne N, et al. Sonographically guided direction-
al vacuum-assisted breast biopsy using a handheld de-
vice. AJR Am J Roentgenol. 2001; 177:405-8.
16. Fine RE, Whitworth PW, Kim JA, Harness JK, Boyd
BA, Burak WE Jr. Low-risk palpable breast masses re-
moved using a vacuum-assisted hand-held device. Am
J Surg. 2003; 186:362-7.
17. Simon JR, Kalbhen CL, Cooper RA, Flisak ME. Accu-
racy and complication rates of US-guided vacuum-as-
sisted core breast biopsy: initial results.Radiology. 2000;
215:694-7.
18. Perez-Fuentes JA, Longobardi IR, Acosta VF, Marin
CE, Liberman L. Sonographically guided directional vac-
uum-assisted breast biopsy:preliminary experience in
Venezuela. AJR Am J Roentgenol. 2001; 177: 1459-63.
19. Chen SC, Yang HR, Hwang TL, Chen MF, Cheung
YC, Hsueh S. Intraoperative ultrasonographically guid-
ed excisional biopsy or vacuum-assisted core needle
biopsy for nonpalpable breast lesions. Ann Surg. 2003;
238:738-42.
20. Fine RE, Boyd BA, Whitworth PW, Kim JA, Harness
JK, Burak WE. Percutaneous removal of benign breast
masses using a vacuum-assisted hand-held device with
ultrasound guidance. Am J Surg. 2002; 184:332-6.
Nguyễn Trần Bảo Chi và cs. Tạp chí Phụ sản 2020; 18(3):49-53. doi: 10.46755/vjog.2020.3.1101
Các file đính kèm theo tài liệu này:
hieu_qua_cua_phuong_phap_sinh_thiet_vu_duoi_huong_dan_sieu_a.pdf