Hiệu quả của phương pháp xoi mòn vùng hố - rãnh có kết hợp với cọ và chất nhuộm màu

Phương pháp xoi mòn cải tiến không cải thiện tác động làm tan lớp men không trụ, thể hiện qua dạng xoi mòn không điển hình vẫn chiếm tỉ lệ cao (hình 1 và 2). Trước đây, khái niệm dán dính đi đôi với yêu cầu vật liệu phải thấm nhập sâu vào lớp men xoi mòn. Tuy nhiên gần đây, có báo cáo chứng minh quan niệm này có thể chưa đầy đủ, vì độ chui sâu của vật liệu không phải là yếu tố tiên quyết(28,21,31). Phát hiện này đặt lại và củng cố giá trị của lớp lai trong men (tương tự lớp lai của ngà): không có sự khác biệt của lực dán giữa men có trụ và không có trụ(24,23). Điều này tương tự với các kết quả của nghiên cứu này: mặc dù các dạng xoi mòn điển hình rất hiếm thấy (bảng 3), vi kẽ và lực làm gãy nhựa dán vẫn khả quan (bảng 1 và 5). Như vậy, lớp men có dạng xoi mòn không điển hình, đặc trưng của xoi mòn lớp men không trụ, có thể giữ vai trò quan trọng trong kỹ thuật trám bít HR (hình 1 và 2). Ngoài ra, dạng gãy vỡ chủ yếu xảy ra trong lớp nhựa (bảng 5), chứng tỏ phương pháp cải tiến không làm ảnh hưởng đến giao diện men-nhựa. Dù không phải là mục tiêu chính của nghiên cứu, kết quả này cho thấy lực làm tách (vỡ) lớp men không trụ với lớp men có trụ bên dưới là lớn hơn lực làm gãy trụ nhựa vì nhựa chỉ thấm nhập rất nông vào lớp men xoi mòn có dạng không điển hình. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện giúp hiểu rõ hơn lực kết dính giữa các lớp men. Như vậy, sự cần thiết phải lấy đi lớp men này để đạt được chiều sâu tối ưu của nhựa bám dính vẫn còn phải nghiên cứu.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của phương pháp xoi mòn vùng hố - rãnh có kết hợp với cọ và chất nhuộm màu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 108 HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP XOI MÒN VÙNG HỐ-RÃNH CÓ KẾT HỢP VỚI CỌ VÀ CHẤT NHUỘM MÀU Phan Ái Hùng* TÓM TẮT Mục tiêu: Mục tiêu của nghiên cứu in vitro này là khảo sát hiệu quả của phương pháp xoi mòn cải tiến khi thực hiện miếng trám bít hố-rãnh. Đối tượng và phương pháp: Chia ngẫu nhiên 70 răng cối nhỏ và răng cối lớn vừa nhổ thành 3 nhóm: nhóm xoi mòn cổ điển, xoi mòn sau khi mở rộng hố-rãnh với mũi khoan và xoi mòn cải tiến. Phương pháp này bao gồm nhuộm trước chất cặn bã trong hố-rãnh kết hợp với tác động cọ quẹt bằng vi cọ chủ yếu trên các vùng nhuộm màu. Sau khi sealant trùng hợp, các răng được thử thách nhiệt và theo các bước cần thiết cho đánh giá vể vi kẽ. Ngoài ra, các thử nghiệm khác khảo sát và so sánh hiệu quả xoi mòn của phương pháp cải tiến và truyền thống cũng được thực hiện: hiệu quả xoi mòn trực tiếp lên thành hố-rãnh, chiều sâu thấm nhập vào hố-rãnh của sealant và độ bền dán. Kết quả: Kết quả khi so sánh với phương pháp xoi mòn cổ điển: Giảm tỉ lệ vi kẽ (P<0,05). Độ bền dán cao hơn có ý nghĩa (P<0,05). Ngoài ra, phương pháp xoi mòn cải tiến góp phần gia tăng về chất và lượng của cấu trúc men xoi mòn. Kết luận: Phương pháp xoi mòn không xấm lấn này đã gia tăng hiệu quả của chất xoi mòn. Từ khóa: Xoi mòn, hố rãnh, vi kẽ. ABSTRACT EFFECTS OF DYE-GUIDANCE BRUSHING-START ETCHING TECHNIQUE ON THE PERFORMANCE OF PITS AND FISSURES SEALANT Phan Ai Hung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 108 - 114 Objective: The purpose of this study was to examine the effects of suggested etching method on the performance of pits and fissures sealant. Materials and methods: Seventy extracted sound human permanent third molars and premolars teeth were used. The teeth were randomly divided and performed in three different groups as follow: conventional etching, enameloplasty, and testing group. Non-pumicing, dye-guidance vigorous brushing-start etching technique was aphương pháplied on the occlusal of testing group. Then the sealant was aphương pháplied on all of the specimens. After the thermocycling and immersed in 1% methylene blue, the resin embedded sections were done complete. The microleakage data on the section was then recorded under the stereoscope and statistic analysis. Additional experiments were also performed: direct fissure surface etched pattern experiment, replica study, and microshear bond strength testing observation. Results: The results of present study can be summarized as follows: The microleakage of testing group was lower than conventional method (P<0.05). The quality and quantity of etched enamel were improved. Microshear bond strength of testing group was higher than control group (P<0.05). Conclusion: The testing etching method modified the capacity of the etching agent to penetrate into the pit, fissures, and simultaneous enhance their efficiency in vitro condition. * Khoa RHM - Đại học Y Dược TP HCM Tác giả liên lạc: TS. Phan Ái Hùng, ĐT: 0903856184, Email: phanaihung@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 109 Key words: etching, pits and fissures, microleakage. MỞ ĐẦU Phòng ngừa sâu răng vùng hố-rãnh (HR) là có vai trò quan trọng để ngăn ngừa sâu răng trên lâm sàng cho trẻ em. Trong đó trám bít HR là kỹ thuật hay dùng nhất. Nhằm đạt hiệu quả tối đa, cần phải tôn trọng các giai đoạn chủ yếu của kỹ thuật trám bít, nhất là với chất trám bít có thành phần cơ bản là nhựa. Trong đó, giai đoạn làm sạch vùng HR vẫn còn được tranh cãi. Vùng hố-rãnh, nhất là các rãnh có chiều sâu là 1 thách thức cho sự xâm nhập của chất xoi mòn vì chúng được lấp đầy các thành phần cặn bã, mảng bám hoặc nút hữu cơ. Các thành phần này gây cản trở acid tác dụng trực tiếp lên mặt men. Ngoài ra, khoảng cách quá hẹp giữa 2 thành của HR cũng là 1 trở ngại khi xoi mòn. Có tác giả(33) đề nghị sử dụng bột đánh bóng và dụng cụ thổi cát mịn nhằm đạt hiệu quả tối ưu khi xoi mòn men bằng acid. Nhưng tác giả khác(20) vẫn cho rằng chỉ cần đơn thuần xoi mòn bằng acid là đủ để làm sạch hố-rãnh. Ngoài ra còn rất nhiều đề nghị khác nhau(29,38) trong y văn nhằm mục đích cải tiến và hoàn thiện giai đoạn sửa soạn HR kể cả biện pháp xâm lấn. Nhìn chung các biện pháp này vẫn còn một ít hạn chế và đôi khi gây sợ hãi hoặc khó chịu cho trẻ nhỏ, mặc dù có thể đạt hiệu quả trên trẻ lớn. Vì vậy việc cải tiến hoặc tìm kiếm 1 biện pháp thay thế “nhẹ nhàng” dễ chấp nhận với trẻ em vẫn là cần thiết trong điều trị. Thực tế, do HR chứa các thành phần cặn bã, mảng bám.nên có thể quan sát và theo dõi các giai đoạn của sửa soạn HR dễ dàng hơn nếu sử dụng chất nhuộm; rẻ tiền và dễ sử dụng. Mức độ hẹp của dạng HR có chiều sâu (dạng chữ Y hay dạng giọt nước) làm cản trở sự thám sát với thám châm, nhưng với vi cọ có sợi khá nhỏ và khá cứng để có thể lấn sâu hơn vào HR mà lại không mang tính chất xâm lấn quá nhiều vào mô răng. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là khảo sát và đánh giá hiệu quả của phương pháp xoi mòn cải tiến dựa vào việc sử dụng chất nhuộm mảng bám để chỉ thị chất cặn bả, mảng bám tồn tại trong HR. Sau đó xoi mòn với sự trợ giúp của vi cọ lên những vùng đã bị nhuộm màu. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu trong labo trên răng người. Nghiên cứu gồm các phần sau Khảo sát hiệu quả của vi cọ và chất nhuộm màu lên sự hở bờ của sealant Bảy mươi răng cối thứ 3 và răng tiến cối mới nhỗ được chia thành 3 nhóm. Chọn lọc và đánh giá hố-rãnh dưới kính phóng đại, làm sạch đơn giản với bàn chải đánh răng. Sau đó làm sạch lần thứ 2 vói chôi và bột đánh bóng, trừ nhóm nghiên cứu. - Nhóm 1: xoi mòn theo phương pháp cổ điển trong 30s với 35% acid phosphoric (Ultra Etch, Ultradent Inc., USA). - Nhóm 2: mở rộng hố-rãnh với mũi khoan kim cương tạo hình hố-rãnh nhọn đầu (Dia-Burs TC-11F, Mani Inc., Japan), xoi mòn tiếp theo với acid như nhóm trên. - Nhóm 3 xoi mòn cải tiến: bôi chất nhuộm màu để phát hiên chất cặn bã hoặc mảng bám trên hố-rãnh với chất nhuộm màu (Red-Cote, Butler Gum, John O. Butler Company Chicago, IL 60630 USA) bôi lên hố-rãnh 5 giây, thổi khô và rửa bớt nếu cần. Xoi mòn với acid 30s (như 2 nhóm trên). Trong 15 giây đầu tiên, dùng vi cọ (Inspiral Brush tip, Ultradent, USA) khuấy động liên tục acid ở những vùng ngấm màu. Chuẩn hóa chiều dài vi cọ ở mức 1,2mm. Đặt sealant (Cleanpro) lên vùng hố-rãnh và trùng hợp. Sau 24h giữ trong nước cất, cho răng qua chu trình thử thách nhiệt (600 chu kỳ ở 5 và 550C với thời gian nghĩ là 30 giây). Ngâm răng vào dung dịch xanh methylen 1% 24 giờ. Vùi răng vào nhựa acrylic và cắt dọc thân răng theo hướng ngoài-trong thành 4-5 lát cắt với độ dầy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 110 1-1,25mm. Mã hóa nhóm răng và đánh giá vi kẽ ở độ phóng đại 20-40x theo thang đo: - 0: không ngấm màu. - 1: ngấm màu đến ½ chiều sâu hố-rãnh. - 2: ngấm màu hơn ½ chiều sâu. - 3: ngấm màu hoàn toàn. Ghi nhận điểm số xấu nhất nếu có nhiều hố- rãnh trên cùng 1 lát cắt. Sự thâm nhập của sealant vào hố-rãnh được đánh giá theo thang điểm: - 1: sealant vào 1/3 chiều sâu hố rãnh. - 2: vào 2/3 Và - 3: vào toàn bộ hố rãnh. Hiệu quả của phương pháp xoi mòn cải tiến trực tiếp lên thành hố rãnh (HR) Răng tiền cối lành mạnh vừa nhổ vì lý do chỉnh hình có HR vướng thám châm. Đánh dấu miệng vào HR bằng cách cào nhẹ lên miệng HR với mũi khoan kim cương tròn nhỏ. Cắt và tách đôi thân răng theo chiều gần-xa để lộ 2 thành của HR. Chọn các HR có chiều sâu, rửa dưới vòi nước các chất bẩn thô trên mặt thành. Một thành xoi mòn trực tiếp theo phương pháp đề nghị, thành còn lại xoi mòn theo phương pháp truyền thống. Khảo sát diện xoi mòn dưới kính SEM vùng sát đường đánh dấu noi miệng HR và sát đáy HR (phóng đại x30). Ghi lại hình ảnh SEM (x1000) mỗi vùng 4 điểm: 2 vùng rìa và 2 trung tâm. In hình ảnh ra giấy, đánh giá % cấu trúc xoi mòn của mỗi hình bằng cách áp lên ảnh 1 tờ giấy trong có chia sẵn 40 ô vuông bằng nhau theo diện tích của hình. Đánh giá cấu trúc xoi mòn theo tỉ lệ % (40 ô= 100%), theo 4 dạng sau: - 1: cấu trúc xoi mòn kinh điển loại 1 và loại 2. - 2: cấu trúc xoi mòn không rõ ràng và không điển hình (cấu trúc có dạng lỗ rỗ). - 3: không có xoi mòn. - 4: chất bẩn trong HR vẫn còn trên bề mặt men răng. Hiệu quả của phương pháp xoi mòn đề nghị lên khả năng thấm nhập của sealant vào HR Thực hiện trên 13 răng cối nhỏ. Đánh dấu miệng HR tương tự. Chia đôi mặt nhai (HR) theo chiều ngoài trong và thẳng góc mặt nhai. Mỗi phần xoi mòn với 2 phương pháp cổ điển và đề nghị đã mô tả. Đặt sealant. Sau đó làm tan mô răng bằng cách ngâm răng vào dung dịch HCl trong 48 giờ. Làm sạch miếng sealant không tan. Đo chiều cao của miếng sealant từ đáy đến điểm đánh dấu trên miệng HR. Đo ở 2 cặp điểm đối xứng nhau qua đường cắt: 1 cách đường cắt 0,5mm và 1 ngay dưới hố bên. Khảo sát độ bền dán giữa xoi mòn truyền thống và cải tiến Chọn mặt ngoài răng cửa trên có dạng phẳng, không nứt và mô răng lành mạnh, không biểu hiện bất thường hay bệnh lý. Cắt thành miếng răng (3x6mm) rồi vùi vào nhựa chứa trong nắp nhựa tròn sao cho mặt ngoài song song với bờ trên của nắp. Xẻ một đường dọc trùng với trục thân răng để tạo 2 mặt men đối xứng nhau. Mỗi bên được xoi mòn theo hai phương pháp đã được mô tả. quét một lớp sealant mỏng lên mặt men đã xoi mòn. Tạo các trụ nhựa bằng sealant với ống nhựa (0,8x2mm) đối xứng nhau và cách đều qua đường xẻ. sau khi trùng hợp và trử trong nước 24h, các mẫu được đo độ bền dán bằng lực chặt cho gãy đi qua giao diện dán (micro-shear bond strength). Lực chặt đặt lên mẫu với tốc độ 1mm/phút cho đến khi gãy. Khảo sát giao diện gãy trên mặt mô răng dưới kính SEM và ghi nhận dạng gãy (vỡ) theo phân loại sau: - Gãy ở mặt dán (adhesive failure) chiếm >95% vùng dán. - Gãy của mô men chiếm >95% vùng dán. - Gãy của trụ nhựa chiếm >95% vùng dán. - Gãy phối hợp, nhưng gãy mặt dán nhiều hơn. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 111 - Như D-, nhưng gãy mô men nhiều hơn. - Như D-, nhưng gãy trụ nhựa nhiều hơn. KẾT QUẢ Khảo sát hiệu quả của vi cọ và chât nhuộm màu lên sự hở bờ của sealant Kết quả trình bày ở bảng 1: Bảng 1: Vi kẽ của 3 nhóm. Nhóm* Mặt cắt (%) 0 1 2 3 Tổng cộng Phương pháp cải tiến 111 (88,1%) 6 (4,8%) 0 (0%) 9 (7,1 %) 126 (100%) Dùng mũi khoan 100 (85,5%) 6 (5,1%) 6 (5,1%) 5 (4,3%) 117 (100%) Phương pháp cổ điển 74 (58,3%) 19 (15%) 13 (3,5%) 27 (21,3%) 127 (100%) *đường nối thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,05). Vi kẽ nhiều nhất ở nhóm xoi mòn theo phương pháp truyền thống so với 2 phương pháp còn lại (P<0,05). Nhưng không có sự khác biệt giữa 2 phương pháp mở rộng HR với mũi khoan và phương pháp đề nghị. Bảng 2: Sự thấm nhập vào HR của sealant. Nhóm* Number of section (%) Tổng cộng 1 2 3 Xoi mòn cải tiến 7 (5,6%) 25 (19,8%) 94 (74,6%) 126 (100%) Với mũi khoan 0 (0%) 10 (8,5%) 107 (91,5%) 117 (100%) Xoi mòn cổ điển 4 (3%) 24 (18,9%) 99 (78%) 127 (100%) * đường nối thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,05). Về khả năng thấm nhập HR, nhóm có dùng mũi khoan cao hơn có ý nghĩa so với 2 phương pháp còn lại (nhưng giữa 2 phương pháp này không khác biệt). Hiệu quả của phương pháp xoi mòn cải tiến trực tiếp lên thành HR Kết quả trình bày ở bảng 3. Có sự khác biệt của dạng men bị xoi mòn giữa 2 phương pháp ở vùng đáy HR (P<0,05). Nhưng nhìn chung, dạng không định hình chiếm tỉ lệ rất cao và các chất cặn bẩn vẫn còn bám trên mặt thành HR, dù xoi mòn kết hợp với vi cọ. Bảng 3: Dạng men bị xoi mòn. Nhóm* Lượng § (%) Chất§§ (%) 1 2 3 4 Cải tiến Miệng HR (n=20) 100 15,8 84,2 0,0 0,0 Đáy HR (n=20) 84,6 5,75 78,88 0,0 15,37 Cổ điển Miệng HR (n=20) 99,75 6,75 93 0,25 0,0 Đáy HR (n=20) 59,125 7,5 51,65 1,25 39,6 *: đường nối thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,05). §% tổng cộng của vùng bị ảnh hưởng của acid ở miệng hoặc ở đáy HR (dạng xoi mòn điển hình và kg điển hình). §§ % vùng có 1: xoi mòn điển hình; 2: xoi mòn khg điển hình; 3: không bị xoi mòn và 4: còn chất cặn bã. Hiệu quả của phương pháp xoi mòn đề nghị trên khả năng thấm nhập HR của sealant Bảng 4 trình bày chiều dài tương đối của các cặp điểm đo đạc. Có sự khác biệt của cặp trung tâm giữa 2 phương pháp xoi mòn (P<0,05). Bảng 4: chiều dài của miếng trám sealant (mm). Nhóm* Điểm giữa Điểm bên dài (mean ± SD) dài (mean± SD) Cải tiến (n=11) 0,6073 ± 0,21 0,5564 ± 0,28 Cổ diển (n=11) 0,4536 ± 0,24 0,6163 ± 0,19 *đường nối thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,05). So sánh độ bền dán giữa xoi mòn truyền thống và cải tiến Bảng 5 trình bày kết quả lực làm gãy và dạng gãy. Có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 phương pháp ((P<0,05). Về dạng gãy, hầu hết là dạng gãy của resin và dạng gãy phối hợp (resin chiếm đa số). Bảng 5: Độ bền dán (mSBS) và dạng gãy (n= 35 /nhóm). Nhóm* Mean mSBS ± SD (MPa) Dạng gẫy (vỡ)§ a b c d e f Total Cải tiến 7,365 ± 2,08 0 0 18 1 3 13 35 Cổ diển 6,626 ± 1,756 0 1 24 0 2 8 35 *đường nối thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa (P<0,05). a: gãy ở mặt dán (adhesive failure) chiếm >95% vùng dán. b: gãy của mô men Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 112 chiếm >95% vùng dán. c: gãy của trụ nhựa chiếm >95% vùng dán. d: gãy phối hợp, nhưng gãy mặt dán nhiều hơn. e: như d-, nhưng gãy mô men nhiều hơn. f: như d-, nhưng gãy trụ nhựa nhiều hơn. BÀN LUẬN Tính hiệu quả của các dạng chất xoi mòn HR vẫn chưa được thống nhất. Và chúng có thể bị cản trở ngay cả khi không có chất cặn bã còn sót lại trong HR(7,17, 36,37). Sự thấm nhập và tác dụng lên mặt men HR bị ảnh hưởng bởi các chất cặn bã tồn tại trong HR và như vậy sẽ giảm khả năng dán dính của nhựa lên men răng. Sự thấm nhập của chất xoi mòn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như độ nhày, sức căng bề mặt và năng lượng tự do của mô(10,11). Nhiều nghiên cứu thử nghiệm đã chứng minh hiệu quả của chất xoi mòn có thêm chất giảm căng bề mặt. Trong nghiên cứu này, phương pháp xoi mòn cải tiến làm giảm tỉ lệ vi kẽ so với phương pháp truyền thống (bảng 1). Sự khuấy động acid với vi cọ có thể gia tăng tác động của acid, thể hiện dưới SEM là sự cải thiện trong loại trừ chất cặn bã bám trên thành HR và dạng xoi mòn trở nên điển hình hơn (bảng 3). Trong quá trình xoi mòn, có sự hình thành các thành phần kết tủa như monocalcium phosphate monohydrate trên men(10). Nếu vẫn tồn tại sau khi rửa, chúng sẽ ngăn cản sự thấm nhập vào vi ngàm trên men của nhựa. Vì vậy tác động do vi cọ gây ra có thể giúp phá vỡ các thành phần này giúp acid tác động sâu hơn và nhiều hơn. Kết quả này đã được chứng minh trong y văn(13). Xoi mòn “động” còn được thực hiện với các tác động khác nhau. Bằng ‘cọ quẹt’, Oliver(32) chứng minh tác động nhẹ nhàng tạo dạng xoi mòn điển hình hơn. Tương tự, động tác “chấm chấm” được đề nghị bởi Bates và cs(2). Trong 1 nghiên cứu khác, các tác giả cho thấy tác động ‘cọ xát’ cũng cải thiện chất lượng xoi mòn(22). Mặc dù vậy, động tác của các tác giả này không gây khác biệt về lực dán(2,22). Ngoài ra, sự cọ xát cũng có thể làm thay đổi cấu trúc men bị xoi mòn; lớp men ngoài trụ bị cùn đi(22). Nhìn chung, chưa có sự thống nhất ý kiền về động tác hỗ trợ khi xoi mòn men. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chỉ sử dụng vi cọ lúc khởi đầu của thời gian xoi mòn. Vì vậy làm giảm đi ảnh hưởng bất lợi của động tác phụ thêm khả dĩ ảnh hưởng dạng men xoi mòn (bảng 3 và bảng 5). Ngoài ra, trong các giây đầu tiên của quá trình xoi mòn, men bị tác động tương đối chậm do sự ngăn cản của lớp men bề mặt. Gacia Godoy(16) cho thấy hậu quả xấu nếu cố dùng thám châm đẩy acid vào HR trong quá trình xoi mòn. Trái với kết quả nghiên cứu này, có thể vì vi cọ mềm hơn, và sợi có dường kinh nhỏ (0,06mm), đàn hồi. Ngoài ra, trong nhóm xoi mòn cải tiến, HR không được làm sạch bằng bột đánh bóng và đài cao su như truyền thống, nhưng tỉ lệ vi kẽ vẫn thấp (bảng 1). Có thể do đài hoặc bàn chải đánh bóng khi chuyển động xoay tròn đã lướt qua trên HR(12,8), thiếu khuynh hướng đi sâu xuống bên dưới HR như vi cọ. Tuy vậy, gần đây các nghiên cứu khác chứng minh đánh bóng với bột vẫn cho kết quả khích lệ(1). Các phương pháp xoi mòn xâm lấn hơn đòi hỏi trang thiết bị chuyên dùng, như máy phun bột cát, máy phun đánh bóng(11,6,5,27,14) vì thế dù hiệu quả có cao hơn truyền thống, nhưng không có tính khả thi do chi phí đầu tư và tính phức tạp của phương pháp. Để bảo đám cho sealant vào dễ dàng trong HR, mũi khoan cũng được sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các nghiên cứu theo dõi dài hạn(26,35) và không phải là 1 yêu cầu cấp thiết phải thực hiện trong kỹ thuật đặt sealant cũng như khả năng có thể làm giảm khả năng đề kháng sâu răng của men HR(15). Gần đây có báo cáo cho thấy sử dụng mũi khoan cũng không làm đạt hiệu quả cao(3). Một số tác giả có khuynh hướng duy trì sự toàn vẹn của HR dù có sang thương bên dưới do khả ngăn làm sang thương không có điều kiện tiến triển(25,30). Nhiều nghiên cứu cho thấy dưới đáy HR vẫn tồn tại nhưng vùng không bị xoi mòn độc lập với các tác nhân và phương pháp xoi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 113 mòn(7,18). Trong nghiên cứu này, thậm chí các chất cặn bã tồn đọng dưới đáy HR vẫn không bị lấy đi dù có tác động cọ quẹt trực tiếp của vi cọ kết hợp acid. Mặc dù vậy, tỉ lệ vi kẽ của nhóm cải tiến vẫn không khác với nhóm mũi khoan (bảng 1). Có thể tác động và sự thấm nhập của acid vào HR không tỉ lệ thuận với hiệu quả xoi mòn, quan trọng là sự khít kín ở vùng miệng của HR. Phương pháp xoi mòn cải tiến không cải thiện tác động làm tan lớp men không trụ, thể hiện qua dạng xoi mòn không điển hình vẫn chiếm tỉ lệ cao (hình 1 và 2). Trước đây, khái niệm dán dính đi đôi với yêu cầu vật liệu phải thấm nhập sâu vào lớp men xoi mòn. Tuy nhiên gần đây, có báo cáo chứng minh quan niệm này có thể chưa đầy đủ, vì độ chui sâu của vật liệu không phải là yếu tố tiên quyết(28,21,31). Phát hiện này đặt lại và củng cố giá trị của lớp lai trong men (tương tự lớp lai của ngà): không có sự khác biệt của lực dán giữa men có trụ và không có trụ(24,23). Điều này tương tự với các kết quả của nghiên cứu này: mặc dù các dạng xoi mòn điển hình rất hiếm thấy (bảng 3), vi kẽ và lực làm gãy nhựa dán vẫn khả quan (bảng 1 và 5). Như vậy, lớp men có dạng xoi mòn không điển hình, đặc trưng của xoi mòn lớp men không trụ, có thể giữ vai trò quan trọng trong kỹ thuật trám bít HR (hình 1 và 2). Ngoài ra, dạng gãy vỡ chủ yếu xảy ra trong lớp nhựa (bảng 5), chứng tỏ phương pháp cải tiến không làm ảnh hưởng đến giao diện men-nhựa. Dù không phải là mục tiêu chính của nghiên cứu, kết quả này cho thấy lực làm tách (vỡ) lớp men không trụ với lớp men có trụ bên dưới là lớn hơn lực làm gãy trụ nhựa vì nhựa chỉ thấm nhập rất nông vào lớp men xoi mòn có dạng không điển hình. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện giúp hiểu rõ hơn lực kết dính giữa các lớp men. Như vậy, sự cần thiết phải lấy đi lớp men này để đạt được chiều sâu tối ưu của nhựa bám dính vẫn còn phải nghiên cứu. Hình 1: Giao diện men-sealant ở khoảng giữa HR theo phương pháp xoi mòn cải tiến (ap: lớp men không trụ, s: sealant, p; men có trụ, h; lớp lai-enamel hybrid layer). Hình 2: Mặt men phía đáy HR với dạng xoi mòn không điển hình (pitted etched pattern), kết quả của xoi mòn trên lớp men không trụ. KẾT LUẬN Phương pháp xoi mòn cải tiến cho các kết quả: - Giảm tỉ lệ vi kẽ - Độ bền dán cao hơn Ngoài ra, phương pháp xoi mòn cải tiến góp phần gia tăng về chất và lượng của cấu trúc men xoi mòn. Như vậy, phương pháp xoi mòn không xấm lấn này đã gia tăng hiệu quả của chất xoi mòn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ansari G, Oloomi K, Eslami B (2004).” Microleakage assessment of pit and fissure sealant with and without the use of pumice prophylaxis.” Int J Paediatr Dent. 14:272-278. 2. Bates D, Retief DH, Jamison HC, Denys FR (1982)..”Effects of acid etch parameters on enamel topography and composite resin--enamel bond strength.” Pediatr Dent.4:106-10. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 114 3. Blackwood JA, Dilley DC, Roberts MW, Swift EJ Jr (2002).” Evaluation of pumice, fissure enameloplasty and air abrasion on sealant microleakage.” Pediatr Dent. 24:199-203. 4. Bottenberg P, Graber HG, Lampert F (1996).” Penetration of etching agents and its influence on sealer penetration into fissures in vitro.” Dent Mater. 12:96-102. 5. Brocklehurst PR, Joshi RI, Northeast SE (1992).” The effect of air-polishing occlusal surfaces on the penetration of fissures by a sealant.” Int J Paediatr Dent. 2:157-62. 6. Brockmann SL, Scott RL, Eick JD (1990).” A scanning electron microscopic study of the effect of air polishing on the enamel- sealant surface.” Quintessence Int. 21:201-6. 7. Brown MR, Foreman FJ, Burgess JO, Summitt JB (1988).” Penetration of gel and solution etchants in occlusal fissures.” ASDC J Dent Child. 55:265-8. 8. Burrow MF, Makinson OF (1990),.”Pits and fissures: remnant organic debris after acid etching.” ASDC J Dent Child. 57:348-51. 9. Chevitarese AB, Chevitarese O, de Souza IP, Vianna RB (2002).” Influence of prophylaxis on the microleakage of sealants: in vitro study.” J clin pediatr dent. 26:371-376. 10. Chow LC, Brown WE (1973)..”Phosphoric acid conditioning of teeth for pit and fissure sealants.” J Dent Res. 52:1158. 11. De Craene GP, Martens LC, Dermaut LR, Surmont PA (1989).” A clinical evaluation of a light-cured fissure sealant (Helioseal).” ASDC J Dent Child. 56:97-102. 12. Donnan MF, Ball IA (1988)..”A double-blind clinical trial to determine the importance of pumice prophylaxis on fissure sealant retention.” Br Dent J. 165:283-6. 13. Duangthip D, Lussi A (2003). “Effects of fissure cleaning methods, drying agents, and fissure morphology on microleakage and penetration ability of sealants in vitro.” Pediatr Dent. 25:527-33. 14. Ellis RW, Latta MA, Westerman GH (1999).” Effect of air abrasion and acid etching on sealant retention: an in vitro study.” Pediatr Dent. 21:316-31. 15. Feigal R.J (2002).. ”The use of pit and fissure sealants.” Pediatr Dent. 24:415-422. 16. Garcia-Godoy F, Gwinnett AJ (1987).” An SEM study of fissure surfaces conditioned with a scraping technique.” Clin Prev Dent. 9:9-13. 17. Garcia-Godoy F, Gwinnett AJ (1987).” Penetration of acid solution and gel in occlusal fissures.” J Am Dent Assoc., 114:809-810. 18. Garcia-Godoy F, Malone WF (1987)..”Penetration of acid gel etchants into cavity walls: an SEM evaluation.” Quintessence Int. 18:481-5. 19. Gungor HC, Altay N, Batirbaygil Y, Unlu N (2002).” In vitro evaluation of the effect of a surfactant-containing experimental acid gel on sealant microleakage.” Quintessence Int. 33:679-84. 20. Harris NO et al (1999). Primary preventive dentistry. 5th edtion. London: Asimon and Schuster Company. 21. Hobson RS, McCabe JF, Rugg-Gunn AJ (2002).” The relationship between acid-etch patterns and bond survival in vivo.” Am J Orthod Dentofacial Orthop. 121:502-9. 22. Hormati AA, Denehy GE, Fuller JL (1982)..”Retentiveness of enamel-resin bonds using unfilled and filled resins.” J Prosthet Dent. 47:502-4. 23. Ibarra G, Vargas MA, Armstrong SR, Cobbb DS (2002).” Microtensile bond strength of self-etching adhesives to ground and unground enamel.” J Adhes Dent. 4:115-24. 24. Kanemura N, Sano H, Tagami J (1999).” Tensile bond strength to and SEM evaluation of ground and intact enamel surfaces.” J Dent. 27:523-30. 25. Kramer PF, Zelante F, Simionato MR (1993).” The immediate and long-term effects of invasive and noninvasive pit and fissure sealing techniques on the microflora in occlusal fissures of human teeth.” Pediatr Dent. 16:108-112. 26. Le Bell Y, Forsten L (1980).” Sealing of preventively enlarged fissures.” Acta Odontol Scand. 38:101-4. 27. Lee H.G., Lee S.H (1995). ”A study on the microleakage of sealants according to the prophylaxis methods”. J. of Korean Association of Pediatric Dentistry, 22: 59-72. 28. Legler LR, Retief DH, Bradley EL (1990)..”Effects of phosphoric acid concentration and etch duration on enamel depth of etch: an in vitro study”. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 98:154-60. 29. Lygidakis NA, Oulis KI, Christodoulidis A (1994).. “Evaluation of fissure sealants retention following four different isolation and surface preparation techniques: four years clinical trial.” J Clin Pediatr Dent 19:23-5. 30. Mertz-Fairhurst EJ, Adair SM, Sams DR, Curtis JW Jr, Ergle JW, Hawkins KI, Mackert JR Jr, O'Dell NL, Richards EE, Rueggeberg F, et al (1995).” Cariostatic and ultraconservative sealed restorations: nine-year results among children and adults.” ASDC J Dent Child. 62:97-107. 31. Nakabayashi N et al (1998). Hybridization of dental hard tissue. Tokyo: Quintessence. 32. Oliver RG (1988).’The effect of different methods of bracket removal on the amount of residual adhesive.” Am J Orthod Dentofacial Orthop. 93:196-200. 33. Radaal M et al (2001). “The caries lesion and its management in children and adolescents.” In: Pediatric Dentistry: a clinical aphương pháproach. Koch G, Poulsen S (eds). Copenhagen: Munksgaard;,, phương pháp 173-212. 34. Shapira J et al (1986).”Six-year clinical evaluation of fissure sealants placed after mechanical preparation: a matched pair study.” Pediatr Dent. 8:204-5. 35. Shapira J, Eidelman E (1986).” Six-year clinical evaluation of fissure sealants placed after mechanical preparation: a matched pair study.” Pediatr Dent. 8:204-5. 36. Symons AL, Chu CY, Meyers IA (1996).” The effect of fissure morphology and pretreatment of the enamel surface on penetration and adhesion of fissure sealants.” J Oral Rehabil. 23:791-8. 37. Taylor CL, Gwinnett AJ (1973).” A study of the penetration of sealants into pits and fissures.” J Am Dent Assoc. 87:1181-8. 38. Waggoner WF, Siegal M (1996). “Pit and fissure sealant aphương pháplication: updating the technique.” J Am Dent Assoc.127:351-61.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cua_phuong_phap_xoi_mon_vung_ho_ranh_co_ket_hop_voi.pdf
Tài liệu liên quan