Hiệu quả của tập cơ đáy chậu và phẫu thuật treo cổ bọng đái trong điều trị tiểu không kiểm soát lúc gắng sức ở phụ nữ

KẾT LUẬN Điều trị nội khoa là phương pháp chọn lựa đầu tiên. Nếu thất bại sẽ chuyển sang phương pháp phẫu thuật. Chỉ định ngoại khoa đặt ra trong các trường hợp sau: sau điều trị nội thất bại; sau khi đã mổ bằng một phương pháp khác thất bại; có bệnh lý đi kèm như sa sinh dục, sa bọng đái; bệnh nặng bệnh nhân than phiền nhiều, không chấp nhận được. Kết quả điều trị nội khoa khá khả quan. Mặc dù trong điều kiện hạn chế về trang bị máy móc cũng như nhân sự, không thể dùng các phương pháp như kích thích điện, tác động ngược sinh học nhưng phương pháp tập cơ sàn chậu có thể áp dụng cho bệnh nhân. Phương pháp này đơn giản, dễ tập, bệnh nhân có thể tự tập ở nhà mà vẫn có hiệu quả. Mặt khác phương pháp này không làm tốn kém nhiều cho bệnh nhân. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật là phương pháp chọn lựa sau cùng, sau điều trị nội khoa. Mặc dù số lượng bệnh nhân còn thấp và thời gian theo dõi ngắn nhưng kết quả ban đầu khá khả quan. Theo chúng tôi, VCBĐBCCTB và TVT là phương pháp hiệu quả, an toàn, ít có biến chứng. Và nhất là trong điều kiện hạn chế về cận lâm sàng trong chẩn đoán và đánh giá kết quả ở nước ta, thì phương pháp này phù hợp với Việt Nam. Tuy nhiên để có kết luận chính xác hơn về hiệu quả của phương pháp này, chúng ta cần có một thời gian theo dõi dài hơn trên một số lượng lớn bệnh nhân.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 96 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của tập cơ đáy chậu và phẫu thuật treo cổ bọng đái trong điều trị tiểu không kiểm soát lúc gắng sức ở phụ nữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
213 HIỆU QUẢ CỦA TẬP CƠ ĐÁY CHẬU VÀ PHẪU THUẬT TREO CỔ BỌNG ĐÁI TRONG ĐIỀU TRỊ TIỂU KHÔNG KIỂM SOÁT LÚC GẮNG SỨC Ở PHỤ NỮ Đỗ Vũ Phương*, Vũ Lê Chuyên*, Nguyễn Văn Hiệp*, Nguyễn Văn Ân* TÓM TắT Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của phương pháp tập cân cơ vùng đáy chậu và các phương pháp phẫu thuật trong điều trị tiểu không kiểm soát lúc gắng sức ở phụ nữ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu 50 nữ bệnh nhân được chẩn đoán là tiểu không kiểm soát lúc gắng sức được điều trị tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 12/2001 đến tháng 7/2003. Những bệnh nhân này được điều trị và theo dõi hoặc bằng phương pháp tập cân cơ vùng đáy chậu hoặc bằng phương pháp phẫu thuật võng cổ bọng đái bằng cân cơ thẳng bụng hay phương pháp TVT. Kết quả: Trong số 39 bệnh nhân được điều trị bằng tập cân cơ đáy chậu, chúng tôi ghi nhận có 12 trường hợp (31%) thành công và 17 trường hợp (43%) có cải thiện. Theo dõi 13 trường hợp được điều trị bằng võng cổ bọng đái, bằng cân cơ thẳng bụng (8 trường hợp) hoặc bằng phương pháp TVT (5 trường hợp), tất cả đều xem như được chữa khỏi, không có trường hợp nào tái phát sau 1 năm. Không ghi nhận biến chứng nào đáng kể ngoại trừ có một trường hợp bị nhiễm nhẹ vết mổ, 3 trường hợp thấy căng vùng chậu. Kết luận: Tập cân cơ đáy chậu và các phương pháp điều trị ngoại khoa như võng cổ bọng đái bằng cân cơ thẳng bụng hay TVT khá đơn giản và có hiệu quả. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của những phương pháp này, cần phải theo dõi lâu dài hơn và dựa trên một số lượng bệnh nhân nhiều hơn. ABSTRACT THE EFFECTS OF PELVIC FLOOR MUSCLE EXERCISES AND PUBOVAGINAL SLING SURGERY ON STRESS URINARY INCONTINENCE IN WOMEN Do Vu Phuong, Vu Le Chuyen, Nguyen Van Hiep, Nguyen Van An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 - No 4 - 2007: 212 - 218 Objective: To assess the results of pelvic floor muscle exercise and surgical treatments for stress urinary incontinence in women. Material and method: A prospective study of 50 patients with stress urinary incontinence treated in Binh Dan Hospital from December 2001 to July 2003 by pelvic floor muscle exercise or pubovaginal - sling surgery with technic using rectus fascia or TVT Results: Among 39 patients were treated by pelvic floor muscle exercise, the success rate was 31% (12 cases), the improvement rate was 43% (17 cases). 13 women who underwent pubovaginal - sling surgery (8 cases using rectus fascial slings and 5 cases of TVT) were followed up. There was no report of severe per and postoperative complications in these cases except one case with moderate skin infection, 3 patients felt pelvic pains. All patients were considered as cured after one year. Conclusions:Pelvic floor muscle exercise and pubovaginal - sling surgery (rectus fascial slings and TVT) are simple and effective. Follow up to detect recurrence and future studies with more patients are required. * Bệnh viện Bình Dân 214 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu không kiểm soát lúc gắng sức (TKKSLGS) là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, gây ra sự khó chịu cho người phụ nữ tuỳ mức độ bệnh, do ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hằng ngày, trong giao tế xã hội và tình trạng sức khoẻ. Phần lớn bệnh nhân âm thầm chịu đựng hoặc không biết một nơi chuyên khoa để điều trị. Nếu bệnh nhân hiểu biết hơn về bệnh lý, biết đến nơi khám và điều trị thích hợp sẽ đem lại cho bệnh nhân một cuộc sống có chất lượng tốt hơn, đồng thời cũng đem lại lợi ích cho xã hội. Hiện nay có 3 phương pháp chính để điều trị TKKSLGS : Phục hồi chức năng, điều trị bằng thuốc, điều trị phẫu thuật. Đối với dạng TKKSLGS, hướng điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vấn đề là lựa chọn phương pháp thích hợp cho bệnh nhân. Đến nay, tại Bệnh viện Bình Dân đã có hai công trình nghiên cứu được báo cáo về các phương pháp điều trị ngoại khoa cho TKKSLGS11,15 (Treo cổ bọng đái bằng kim và các phương pháp khác như : Marion, Marshall Marchetti, Leadbetter). Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tình hình điều trị TKKSLGS tại bệnh viện Bình Dân và từ đó đề ra hướng điều trị thích hợp cho bệnh nhân nhằm áp dụng cho những bệnh nhân sau này. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiền cứu, thu tập các thông tin qua trực tiếp từ bệnh nhân và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chúng tôi điều trị tại Bệnh viện Bình Dân từ tháng 12 - 2001 đến 7- 2003. Những nữ bệnh nhân này được chẩn đoán là tiểu không kiểm soát lúc gắng sức, được điều trị (nội khoa hoặc bằng phẫu thuật) và được theo dõi sau 1, 3, 6 tháng và hơn 1 năm. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều trị Điều trị nội khoa: Điều trị chính: - Tập cân cơ đáy chậu : mọi bệnh nhân. Điều trị phụ : - Tiểu đúng giờ - An kiêng: những bệnh nhân mập - Driptane (Oxybutynine): Khi TKKSLGS kết hợp với tiểu gấp - Kháng sinh : nếu có nhiễm trùng. - Estrogene (cho người mãn kinh): Ovestin đặt âm đạo1 viên / ngày -Phẫu thuật Dùng phương pháp phẫu thuật võng cổ bọng đái bằng cân cơ thẳng bụng (VCBĐBCCTB), hoặc TVT (Tension – Free Vaginal Tape). Chăm sóc sau mổ: Rút gạc ngày thứ nhất và rút thông tiểu ngày thứ hai của hậu phẫu. Cắt chỉ ngày thứ bảy TiÊu CHUẨN ĐÁnh giÁ kẾt quẢ: Điều trị nội khoa: 215 -Những bệnh nhân này được điều trị từ một tháng trở lên -Đánh giá kết quả dựa vào: so sánh triệu chứng trước và sau điều trị -Đánh giá kết quả: Trong cùng một độ: - Thành công: Hết hẳn triệu chứng đến giảm 90 % - Cải thiện: Giảm triệu chứng từ dưới 90 % đến 30 % - Thất bại: Triệu chứng giảm dưới 30 % Nếu chuyển hẳn sang một độ nhẹ hơn, được xem là thành công. Điều trị phẫu thuật: - Đối với các bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật, chúng tôi đánh giá ngay sau mổ và theo dõi đánh giá sau 1, 3 , 6 tháng và sau một năm -Để đánh giá kết quả chúng tôi dựa vào : + Cảm giác chủ quan của bệnh nhân: Được đánh giá là tốt khi bệnh nhân cho rằng mình có thể kìm giữ được nước tiểu và không có than phiền gì khác. + Thăm khám của bác sĩ. + Xét nghiệm Niệu động học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỐ liệu chung Số lượng bệnh nhân Tổng số bệnh nhân được khám: 57 Số bệnh nhân đưa vào nghiên cứu: 50 Số bệnh nhân loại ra khỏi nghiên cứu: 7 (vì nằm trong tiêu chuẩn loại) Phương pháp điều trị Số bệnh nhân điều trị nội khoa: 39 Số bệnh nhân điều trị phẫu thuật: 13 Trong số 50 trường hợp được điều trị và theo dõi, chúng tôi có 39 trường hợp điều trị bằng nội khoa, 11 trường hợp điều trị bằng phẫu thuật. Trong số 39 điều trị nội khoa, có 2 trường hợp thất bại nên phải chuyển sang điều trị phẫu thuật, vì vậy tổng số trường hợp phẫu thuật là 13 Tuổi Tuổi lớn nhất: 87.Tuổi nhỏ nhất: 25 Số lượng bệnh nhân theo lứa tuổi được thể hiện theo biểu đồ sau: 216 Biểu ñồ 1- Tuổi 3 4 23 17 6 3 1 0 5 10 15 20 25 21 - 30 31 - 40 41 - 50 51 - 60 61 - 70 71 - 80 81 - 90 Số lư ợ n g bệ n h n hâ n Điều trị nội khoa Số lượng bệnh nhân: Kết quả 39 trường hợp như sau: - Thành công: 12 trường hợp (31 %) - Trường hợp cải thiện: 17 trường hợp (43%). - Thất bại: 10 trường hợp (26 %) Kết quả theo thời gian điều trị: - Nhóm từ 1 –3 tháng: có 10 trường hợp. Trong số này không có bệnh nhân nào thành công, 6 trường hợp trường cải thiện và 4 trường hợp thất bại - Nhóm từ 3- 6 tháng: Trong số 8 trường hợp, có 2 trường hợp thành công, 3 trường hợp cải thiện, 3 trường hợp thất bại. - Nhóm > 6 tháng: Trong số 21 trường hợp, có 10 trường hợp thành công, 8 trường hợp trường cải thiện và 3 trường hợp thất bại Biểu ñồ 2 - Thời gian ñiều trị 2 10 6 3 8 4 3 3 0 5 10 15 1 6 Tháng Số ca Thành công Cải thiện Thất bại Dạng bệnh và kết quả điều trị nội khoa: Chúng tôi chia 2 nhóm bệnh: 217 Biểu ñồ 3-Dạng bệnh & Kết quả 6 6 7 10 2 8 0 2 4 6 8 10 12 ĐKKSLGS ñơn thuần Dạng phối hợp Số ca Thành công Cải thiện Thất bại - Dạng ĐKKSLGS đơn thuần: Trong số 15 trường hợp, có 6 trường hợp thành công, 7 trường hợp trường cải thiện và 2 trường hợp thất bại - Dạng phối hợp: Trong số 24 trường hợp, có 6 trường hợp thành công, 10 trường hợp cải thiện và 8 trường hợp thất bại Chúng tôi thử tìm xem dạng bệnh có ảnh hưởng đến kết quả điều trị nội khoa hay không. Qua kiểm định thống kê với độ tin cậy 95 %, cho thấy rằng dạng bệnh không có ảnh hưởng gì đến kết quả điều trị. Độ bệnh và kết quả điều trị nội khoa Chúng tôi chia thành 2 nhóm: - Nhóm I (Gồm độ I): Trong số 27 bệnh nhân, có 10 trường hợp hết bệnh, 14 trường hợp cải thiện và 3 trường hợp thất bại. - Nhóm II (Gồm độ II và III): Trong số 12 bệnh nhân, có 2 trường hợp hết bệnh, 3 trường hợp cải thiện và 7 trường hợp thất bại. Chúng tôi thử xem độ bệnh có ảnh hưởng gì đến kết quả điều trị hay không. Qua kiểm định thống kê với độ tin cậy là 95 % cho thấy độ bệnh có ảnh hưởng đến kết quả. Điều trị ngoại khoa Phương pháp điều trị: Trong tổng số 13 trườnghợp điều trị phẫu thuật, chúng tôi có 8 trường hợp điều trị bằng phương pháp võng cổ bọng đái bằng cân cơ thẳng bụng (VCBĐBCCTB) và 5 trường hợp bằng phương pháp TVT. 218 Biểu ñồ 4 - Độ bệnh & Kết quả 10 2 14 33 7 0 5 10 15 Độ I Độ II & III Số ca Thành công Cải thiện Thất bại Độ bệnh và ảnh hưởng sinh hoạt: Chúng tôi chia thành 3 nhóm: - Nhóm I (Ít ảnh hưởng đến sinh hoạt): Không có bệnh nhân nào - Nhóm II (Anh hưởng nhiều đến sinh hoạt): 2 trường hợp thuộc độ I - Nhóm III (Không chấp nhận bệnh): Trong số 11 trường hợp, có 2 trường hợp độ I, 6 trường hợp độ II và 3 trường hợp độ III Dạng bệnh : Trong số 13 trường hợp, có 11 trường hợp là dạng ĐKKSLGS đơn thuần và 2 trường hợp dạng phối hợp. Thời gian mắc bệnh Chúng tôi chia 2 nhóm : - Nhóm mắc bệnh < 1 năm: 1 trường hợp - Nhóm mắc bệnh > 1 năm: 12 trường hợp Kết quả Bảng 1 – Kết quả điều trị ngoại khoa VCBĐBCCTB TVT Thời gian Thành công Thất bại Thành công Thất bại Sau mổ 8 0 5 0 Sau 1 tháng 7 0 5 0 Sau 3 tháng 6 0 4 0 Sau 6 tháng 6 0 3 0 > 1 năm 4 0 0 0 Biến chứng Bảng 2 – Biến chứng VCBĐBCCTB (n = 8) TVT (n=5) Thủng bọng ñái 0 0 Nhiễm trùng vết mổ 1 0 Tiểu khó 0 0 Cảm giác căng 2 1 Đau khi giao hợp 0 1 219 BÀN LUẬN Chọn lựa phương pháp điều trị Theo nhiều tác giả, điều trị nội khoa là phương pháp chọn lựa đầu tiên16. Điều trị nội khoa bao gồm phương pháp tập luyện, dùng thuốc. Trong số các phương pháp tập phục hồi chức năng vùng đáy chậu, chúng tôi chỉ chọn lựa phương pháp tập cơ vùng đáy chậu kỹ thuật bằng tay. Vì phương pháp này dễ làm, bệnh nhân có thể tự tập ở nhà và cũng được đánh giá có hiệu quả tốt mà ít tốn kém. Hiệu quả của tập cơ vùng đáy chậu đơn độc mà không kèm các phương pháp khác như tác động ngược sinh học là từ 56% đến 95% 1,6. Các phương pháp khác như: kích thích điện, tác động ngược sinh học chúng tôi không thực hiện được vì không có điều kiện về trang bị cũng như nhân lực. Các thuốc sử dụng cho dạng TKKSLGS thường là một loại kích thích α (Sulfate d’ephedrine, noréphédrine, chlorure de phenylpropanolamine). Nhưng nói chung những loại thuốc này có tác dụng phụ nặng so với hiệu quả của nó nên gần đây người ta khuyên không nên dùng19. Về ngoại khoa, hai phương pháp treo cổ bọng đái bằng cân cơ thẳng bụng và TVT ngày nay khá được ưa thích vì hiệu quả và chỉ định rộng của nó9. Phương pháp treo cổ bọng đái bằng võng dưới niệu đạo được chỉ định cho cả dạng suy cơ thắt và dạng niệu đạo quá di động là một yếu tố phù hợp với một nơi thiếu thốn cận lâm sàng về niệu động học. Khi dùng phương pháp này, không cần phải xác định dạng bệnh là suy cơ thắt hay là niệu đạo quá di động mà chỉ có niệu động học và Xquang mới xác định được chính xác2. Tiêu chuẩn để đánh giá kết quả Chúng tôi chỉ đánh giá trên những bệnh nhân đã được điều trị nội khoa từ hơn 4 tuần theo như tiêu chuẩn đưa ra ở phần trên, vì hướng điều trị này chỉ cho kết quả sau một tháng điều trị3. Đối với kết quả của điều trị phẫu thuật, bệnh nhân được đánh giá ngay khi xuất viện, sau 1, 3, 6 tháng và sau hơn 1 năm điều trị. Để đánh giá đúng, thời gian theo dõi phải lâu dài vì hiệu quả của phẫu thuật thay đổi theo thời gian7, nhưng do thời gian nghiên cứu bị giới hạn nên chúng tôi không thể theo dõi bệnh nhân lâu hơn. Kết quả nghiên cứu Kết quả điều trị nội khoa Trong tổng số 39 bệnh nhân được điều trị và theo dõi bằng phương pháp nội khoa, có 12 trường hợp (31%) thành công, 17 trường hợp (43%) có cải thiện và 10 trường hợp (26%) thất bại. Theo một vài nghiên cứu khác thì hiệu quả của việc tập cơ sàn chậu đơn thuần mà không phối hợp với các phương pháp khác như tác động ngược sinh học là từ 56% đến 95% 1,6 ,20 . Các kết quả cho thấy phương pháp tập cơ sàn chậu là một phương pháp khá hiệu quả. Và để biết hiệu quả của phương pháp này theo thời gian điều trị như thế nào, chúng tôi thử khảo sát xem nó có ảnh hưởng hay không và kết quả cho thấy hiệu quả 220 việc điều trị tăng theo thời gian điều trị. Cammu đã nghiên cứu cho thấy thời gian tập luyện có ảnh hưởng đến kết quả điều trị4 . Trong điều trị nội khoa, chúng tôi còn quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng của dạng bệnh và mức độ bệnh trên kết quả điều trị. Qua kiểm định thống kê với độ tin cậy là 95% thì cho thấy dạng bệnh không có ảnh hưởng gì đến kết quả điều trị. Ngược lại, đối với độ nặng của bệnh, qua nghiên cứu chúng tôi thấy có ảnh hưởng đến kết quả điều trị, tức là độ bệnh càng cao (càng nặng) thì hiệu quả càng kém. Qua kiểm định thống kê với độ tin cậy là 95% cho thấy độ bệnh có ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Tức là bệnh càng nặng thì hiệu quả điều trị càng thấp. Như vậy, qua nghiên cứu cho thấy phương pháp điều trị nội khoa bước đầu có khả quan. Nếu tính chung kết quả thành công và cải thiện thì có một tỉ lệ tương đối cao. Cần quan tâm đến vấn đề độ bệnh và thời gian điều trị, đồng thời điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, để có một kết luận khách quan hơn, chúng ta cần nghiên cứu trên số bệnh nhân nhiều hơn và thời gian theo dõi dài hơn. Điều trị ngoại khoa Về điều trị phẫu thuật, chúng tôi có 13 bệnh nhân: 8 bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp VCBĐBCCTB và 5 bệnh nhân được phẫu thuật bằng phương pháp TVT. Chỉ định phẫu thuật trong 13 bệnh nhân này có 2 trường hợp được chuyển sang mổ sau khi điều trị nội khoa thất bại (2 trường hợp này ở độ II), có 2 trường hợp bệnh tái phát sau khi được mổ để điều trị TKKSLGS (1 trường hợp bằng phương pháp RAZ, 1 trường hợp sửa thành trước âm đạo), 1 trường hợp có kèm sa thành trước âm đạo. Các trường hợp còn lại chỉ định mổ vì yêu cầu của bệnh nhân do không chấp nhận được bệnh. Đa số những bệnh nhân này than phiền về ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt của họ. 11 trên 13 trường hợp không chấp nhận được bệnh, 2 trên 13 trường hợp bị ảnh hưởng nhiều và không có trường hợp nào bị ảnh hưởng ít. Về mức độ bệnh: đa số là độ II và độ III (9 trên 13 trường hợp), có 4 trường hợp độ I. Tuy nhiên, 4 bệnh nhân độ I này than phiền đã bị nhiều năm, không chấp nhận được bệnh, yêu cầu được mổ sớm. Đối với phương pháp VCBĐBCCTB, thời gian nằm viện hậu phẫu khá dài (từ 4 đến 8 ngày). Tất cả các trường hợp đều được rút ống thông tiểu sau 48 giờ và bệnh nhân tiểu bình thường. Thời gian nằm viện kéo dài là do bệnh nhân chờ cắt chỉ vết mổ ở thành bụng. Thời gian nằm viện sau mổ có thể rút ngắn lại (sau 3 ngày) nếu bỏ qua vấn đề cắt chỉ vết mổ. Còn đối với phương pháp TVT, thời gian nằm viện sau mổ ngắn hơn (2 - 6 ngày). Thời gian này có thể rút ngắn còn 2 ngày nếu sau mổ 2 ngày rút ống thông tiểu và bệnh nhân tiểu được. Về kết quả điều trị, đối với phương pháp VCBĐBCCTB, theo dõi 8 trường hợp này thì kết quả đáp ứng được như mong đợi của bệnh nhân (kìm giữ được nước tiểu, tiểu dễ). Có 4 trường hợp theo dõi được 1 năm, kết quả vẫn tốt (các kết quả này chỉ được đánh giá qua lâm sàng và cảm nhận chủ quan của bệnh nhân). Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng để đánh giá kết quả chính xác hơn cần phải có thời gian dài hơn với lượng bệnh nhân lớn hơn. Một số tác giả cho rằng thời gian tái phát phụ thuộc vào phương pháp mổ, đồng thời thời gian theo dõi để đánh giá kết quả phải từ 1 đến 5 năm và nhiều hơn nữa7,8. Nhưng nói chung, nhiều tác giả cho rằng phương pháp võng cổ bọng đái là phương pháp hiệu quả10,12. Theo Morgan, tỉ lệ thành 221 công ở phương pháp này là 88%, nếu tính riêng cho type II là 91% và nếu tính riêng cho type III là 84% theo dõi trung bình 51 tháng14 còn theo Mc Guire thì tỉ lệ thành công là 93% theo dõi 22 tháng13. Đối với 5 trường hợp được điều trị bằng phương pháp TVT cũng có kết quả như mong đợi, tất cả đều kìm giữ được nước tiểu và không bị tiểu khó. Có 3 trường hợp theo dõi hơn 6 tháng và kết vẫn còn tốt. Theo nhiều tác giả khác thì tỉ lệ thành công cũng khá cao, Ulmsten và cộng sự báo cáo tỉ lệ thành công là 85% theo dõi trong 36 tháng18 và theo Olsson và Kroon là 90% theo dõi 3 năm17. Biến chứng Đối với phương pháp VCBĐBCCTB, chúng tôi không có ghi nhận một biến chứng nào đáng kể, chỉ một trường hợp bị nhiễm nhẹ vết mổ, có thể là do bóc tách nhiều vết mổ do sẹo cũ dính. Chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp bệnh nhân cảm thấy căng nhẹ ở âm đạo. Đối với phương pháp TVT, có một trường hợp cảm giác căng nhẹ ở âm đạo và 1 trường hợp đau khi giao hợp. Với một số lượng bệnh nhân còn hạn chế và thời gian theo dõi ngắn, chúng tôi chưa có thể đánh giá hết các trường hợp biến chứng, tuy nhiên theo một nghiên cứu gần đây thì phương pháp này là một trong những phương pháp ít gây biến chứng5,10. Những biến chứng khác thường được đề cập đến như lở mòn chỗ võng niệu đạo, bọng đái bị kích thích, ứ đọng nước tiểu, tụ máu vùng chậu.... húng tôi không có ghi nhận trường hợp nào. KẾT LUẬN Điều trị nội khoa là phương pháp chọn lựa đầu tiên. Nếu thất bại sẽ chuyển sang phương pháp phẫu thuật. Chỉ định ngoại khoa đặt ra trong các trường hợp sau: sau điều trị nội thất bại; sau khi đã mổ bằng một phương pháp khác thất bại; có bệnh lý đi kèm như sa sinh dục, sa bọng đái; bệnh nặng bệnh nhân than phiền nhiều, không chấp nhận được. Kết quả điều trị nội khoa khá khả quan. Mặc dù trong điều kiện hạn chế về trang bị máy móc cũng như nhân sự, không thể dùng các phương pháp như kích thích điện, tác động ngược sinh họcnhưng phương pháp tập cơ sàn chậu có thể áp dụng cho bệnh nhân. Phương pháp này đơn giản, dễ tập, bệnh nhân có thể tự tập ở nhà mà vẫn có hiệu quả. Mặt khác phương pháp này không làm tốn kém nhiều cho bệnh nhân. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật là phương pháp chọn lựa sau cùng, sau điều trị nội khoa. Mặc dù số lượng bệnh nhân còn thấp và thời gian theo dõi ngắn nhưng kết quả ban đầu khá khả quan. Theo chúng tôi, VCBĐBCCTB và TVT là phương pháp hiệu quả, an toàn, ít có biến chứng. Và nhất là trong điều kiện hạn chế về cận lâm sàng trong chẩn đoán và đánh giá kết quả ở nước ta, thì phương pháp này phù hợp với Việt Nam. Tuy nhiên để có kết luận chính xác hơn về hiệu quả của phương pháp này, chúng ta cần có một thời gian theo dõi dài hơn trên một số lượng lớn bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Benvenuti C,Caputo GM, Bandanelli S et al. Reeducation treatment of female genuine stress incontinence. Am J Phys ther 1987; 66: 155 2. Blaivas JG, Olsson CA: Stress incontinence: Classification anf surgical approach. J Urol 1988; 139 : 727 – 731 3. Burgio KL. Behavioral therapy : Pratical approach to urinary incontinence. Contemp Urol 1994; 6: 24-41 222 4. Cammu H, Van Nylen M, Amy JJ. A 10 year follow up after Kegel pelvic floor muscle exercises for genuine stress incontinence. BJU Int 2000; 85 : 655 – 8. 5. Chaikin DC, Rosenthal J, blaivas JG. Pubovaginal fascial sling for the all types of stress urinary incontinence : long term analysis. J Urol 1998; 160: 1312 – 6. 6. Ferguson KL. McKey PL, Bishop KR et al . Stress urinary incontience: effect of pelvic muscle exercise; Obstet Gynecol 1990; 73: 671-5 7. Fons A. Amaye –obu, Harold P Drutz. Surgical management of recurrent stress urinary incontinence: A 12 year experience. Am J of Obst and Gyn 1999; 181 (6): 1296 – 1309. 8. Groutz a, Blaivas JG, Hyman MJ et al. Pubovaginal sling surgery for simple stress urinary incontinence: analysis by an outcome score. J Urol 2001; 165: 1597 – 600. 9. Kim HL, Gerber GS, Patel RV et al. Pratice patterns in the treatment of female urinary incontinence: a postal and internet survey. Urology 2001; 57: 45 – 48. 10. Kochakarn W, Leenupunth C, Ratana – Olarn, Roongreungslip U, Siripornpinyo N: Pubovaginal sling for treatment of female stress urinary incontienece: Experience of 100 Cases at Ramathibidi hospital. J Med Assoc Thai 2001; 84 (100): 1412 – 5. 11. Lê Nữ Hòa Hiệp, Nguyễn Văn Hiệp: Đái không kiểm soát khi gắng sức, kết quả điều trị 24 trường hợp (1956-1981) tại khoa bộ môn niệu bệnh viện Bình Dân. Sinh hoạt khoa học kỹ thuật bệnh viện Bình Dân 1985-1986 12. Leach GE, Dmochwski R. R, et al : Female stress urinary incontinence clinical guidelines panel summary report on surgical management of female stress urinary incontience. J Urol 1997; 158: 875. 13. McGuire EJ, Benett CJ, Konnak Ja et al. Experience with pubovaginal slings for urinary incontinence at the university of Michigan. J Urol 1987; 138: 525 –6. 14. Morgan Jr TO, Westney OL, McGuire EJ. Pubovaginal sling: A 4 year outcome analysis and quality of life assessement. J Urol 2000; 163: 1845 – 8. 15. Nguyễn Tuấn Vinh , Vũ Lê Chuyên , Nguyễn Văn Hiệp : Treo cổ bọng đái bằng kim để điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở nữ. Sinh hoạt khoa học kỹ thuật BV Bình Dân 1997-1998 16. NIH consensus conference. Urinary incontinence in adults. JAMA 1989; 261: 2685 – 90. 17. Olsson L, Kroon U . A 3 year postoperative evaluation of TVT. Gyn Obst Invest 1999; 48: 267 – 9. 18. Ulmsten U, Johnson P, rezapour M. A 3 year follow up of TVT for surgical treatment of female stress urinary incontinence Br J Obst Gyn 1999; 106: 345 – 50. 19. Wein AJ, Rovner ES : Pharmacologic management of urinary incontinence in women. Urol Clin N Am 2002; 29: 537 – 550. 20. Wilson PD, Sammarait AL, Deak M et al : An objective assessement of physiotherapy for female genuine stress incontinence. Am J Phys Med 1987 66: 155 – 168

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cua_tap_co_day_chau_va_phau_thuat_treo_co_bong_dai.pdf
Tài liệu liên quan