Để tìm hiểu cơ chế tác dụng của một công
thức thuốc YHCT thật sự sẽ rất khó khăn do các
thảo dược có rất nhiều hợp chất khi chiết xuất.
Các hợp chất này còn có thể bị biến đổi do sự
thay đổi về điều kiện khí hậu, bảo quản, thời
gian thu hoạch Một số nghiên cứu lâm sàng
bước đầu cho thấy một số công thức thảo dược
làm tăng các hormon sinh dục(16,5,10), một số làm
tăng hoạt động tạo xương (tăng các marker tạo
xương), giảm hoạt động hủy xương (giảm các
marker hủy xương)(1,18,17).
Nhục thung dung là vị thuốc có tần suất sử
dụng cao nhất (8/10) trong các công thức thuốc
điều trị loãng xương. Các nghiên cứu thực
nghiệm cho thấy Nhục thung dung có tác dụng
chống lại tình trạng hủy xương trên chuột cắt bỏ
buồng trứng. Các hợp chất trong Nhục thung
dung như (2E,6R)-8-hydroxy-2,6-dimethyl-2-
octenoic acid được cho là có tác dụng chống lại
tình trạng hủy xương. Nghiên cứu kết luận
Nhục thung dung có tác dụng trong điều trị
loãng xương là do có tác dụng như các hormon
sinh dục (17β-estradiol)(13). Các nghiên cứu trên
Cốt toái bổ cũng cho kết quả tương tự(2). Chiết
xuất từ Đỗ trọng có rất nhiều hợp chất
polyphenolic như lignans, phenolic acid, và
favonoids. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
Đỗ trọng làm giảm quá trình hủy xương, được
chứng minh bởi sự giảm các marker hủy xương
như: alkaline phosphatase (ALP),
deoxypyridinoline (DPD), Ca và P bài xuất trong
nước tiểu(15)
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của thuốc y học cổ truyền trong điều trị loãng xương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 255
HIỆU QUẢ CỦA THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRONG ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG
Nguyễn Thị Bay*, Lê Ngọc Thanh*, Lê Bảo Lưu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Loãng xương chiếm tỉ lệ khá cao ở những người lớn tuổi. Tuy bệnh danh loãng
xương không có trong các tài liệu kinh điển Y học cổ truyền (YHCT), nhưng đã có một số nghiên cứu bệnh học
cho thấy có mối tương quan giữa loãng xương và bệnh lý tạng Thận. Do đó thuốc YHCT có thể có hiệu quả trong
điều trị loãng xương. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát hiệu quả của thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh
nhân loãng xương nguyên phát.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tìm kiếm các nghiên cứu từ trong các trang
MEDLINE, CNKI, EMBASE, CBM, Wanfang data, Elselvier, Medsci, Tạp chí Y học TP.HCM với các từ khóa
được giới hạn “thuốc y học cổ truyền VÀ thảo dược VÀ loãng xương VÀ gãy xương” và chỉ chọn các nghiên cứu
lâm sàng.
Kết quả: Có 10 công thức thảo dược đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa loãng
xương dựa trên kết quả đo mật độ xương (BMD). Các công thức thảo dược làm tăng các hormon sinh dục
và/hoặc tăng hoạt động tạo xương (tăng các marker tạo xương) và/ hoặc giảm hoạt động hủy xương (giảm các
marker hủy xương). Theo YHCT, các thảo dược làm tăng phần tinh tủy của cơ thể.
Kết luận: Thuốc YHCT có hiệu quả trong điều trị và phòng ngừa loãng xương. Các nghiên cứu cần phải
tiến hành trong thời gian dài hơn (>12 tháng) và cần được so sánh trực tiếp với các thuốc điều trị loãng xương
Tây Y hiện hành để so sánh hiệu quả, tính an toàn.
Từ khóa: Tạng Thận (theo Y học cổ truyền), Thuốc YHCT, Loãng xương
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF TRADITIONAL MEDICINE IN THE TREATMENT OF OSTEOPOROSIS
Nguyen Thi Bay, Le Ngoc Thanh, Le Bao Luu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 1 – 2014: 255 - 261
Background and Aims: Osteoporosis is a major health problem for the elderly. Although osteoporosis did
not exist in the literature of traditional medicine, but there have been a number of studies which showed that there
is pathologic correlation between osteoporosis and kidney deficiency. Therefore, traditional medicine can be
effective in treating osteoporosis. Aims: Survey the effectiveness of traditional medicine treatment on the patients
with primary osteoporosis.
Materials and Method: We searched for papers published in MEDLINE, CNKI, EMBASE, CBM,
Wanfang data, Elselvier, Medsci, Medical journals databases without language limit by retrieving key words
“traditional medicine/ chinese herb AND herbal AND osteoporosis AND fracture”; only those papers with
clinical trials will be selected.
Results: There are 10 herbal formulas which have been proven to be effective in the treatment and prevention
of osteoporosis based on bone mineral density measurements (BMD). The herbal formula increased the sex
hormones and / or increased bone formation activity (increased bone formation markers) and / or reduced bone
* Khoa Y Học Cổ Truyền – Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS Nguyễn Thị Bay ĐT: 0903716398 Email: bay.nt@umc.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 256
resorption activity (reduced bone resorption markers). According to traditional medicine, the herb increases the
body's essence.
Conclusion: Traditional medicine is effective in the treatment and prevention of osteoporosis. The research to
be conducted over long periods (>12 months) and should be compared directly with Western medicine in the
treatment of osteoporosis to compare the efficacy and safety.
Keywords: Kidney (traditional medicine theory), traditional medicine/herbal, osteoprosis
MỞ ĐẦU
Với nhiều sự tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, tuổi thọ trung bình của con người
ngày một tăng. Ở người cao tuổi có những sự
thay đổi về sinh lý cũng như bệnh lý ở hầu hết
các cơ quan, như hệ miễn dịch, hệ nội tiết, hệ tim
mạch, sự thay đổi ở hệ thống xương
khớpTrong đó riêng vấn đề loãng xương
chiếm tỉ lệ khá cao ở những người lớn tuổi (20%
ở nữ giới và 10% ở nam giới ≥ 60 tuổi)(7,6). Y học
cổ truyền (YHCT) cũng có những quan điểm về
quá trình lão hóa tương tự. YHCT cho rằng sự
thịnh suy của Thận khí có vai trò chủ đạo trong
quá trình sinh trưởng phát dục cũng như lão hóa
của con người. Tuy bệnh danh loãng xương
không có trong các tài liệu kinh điển YHCT,
nhưng đã có một số nghiên cứu bệnh học cho
thấy có mối tương quan giữa loãng xương và
bệnh lý tạng Thận(7,3). Do đó, thuốc YHCT có thể
có hiệu quả trong điều trị loãng xương. Việc tìm
hiểu về các thuốc YHCT trong điều trị loãng
xương cũng góp phần củng cố lý luận YHCT với
bệnh loãng xương.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát hiệu quả của thuốc y học cổ
truyền trong điều trị bệnh nhân loãng xương
nguyên phát.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tất cả những nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng dùng để đánh giá hiệu quả của các thuốc
YHCT trong điều trị loãng xương.
Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo
WHO 1994 và loại trừ tất cả những trường hợp
loãng xương thứ phát do thuốc, bệnh nội tiết, do
phẫu thuậtKết quả của các thử nghiệm lâm
sàng phải được chứng minh bằng sự thay đổi
mật độ xương (BMD) của thắt lưng, cổ xương
đùi hoặc xương cổ tay.
Phương pháp tìm kiếm các nghiên cứu
Chúng tôi tìm kiếm các nghiên cứu từ trong
các trang MEDLINE, CNKI, EMBASE, CBM,
Wanfang data, Elselvier, Medsci, Tạp chí Y học
TP.HCM với các từ khóa được giới hạn “ thuốc y
học cổ truyền VÀ thảo dược VÀ loãng xương
VÀ gãy xương” (Chinese herb/ traditional
medicine AND herbal AND osteoporosis AND
fracture) và chúng tôi chỉ chọn các nghiên cứu
lâm sàng (clinical trials). Chúng tôi tìm kiếm các
tài liệu đến tháng 9/2013.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Kết quả tìm kiếm cho chúng tôi có được 10
công thức thảo dược đã được nghiên cứu
trong điều trị loãng xương thỏa mãn các tiêu
chí ban đầu. Trong 10 công thức thảo dược
được trình bày ở bảng 1, chúng tôi lọc ra
những thảo dược nào xuất hiện với tỉ lệ ≥ 2
lần. Kết quả cho thấy có thảo dược xuất hiện
với tần suất phổ biến nhất theo thứ tự: Dâm
dương hoắc (8/10), Thục địa (4/10), Ngưu tất
(4/10), Phá cố chỉ (4/10), Câu kỷ tử (4/10), Cốt
toái bổ (3/10), Đỗ trọng (2/10), Đan sâm (2/10),
Đảng sâm (2/10), Hoàng kỳ (2/10), Sơn thù
(2/10), Bạch truật (2/10). Theo lý luận YHCT,
các thảo dược này thuộc nhóm Bổ Thận dương
(Dâm dương hoắc, Phá cố chỉ, Cốt toái bổ, Đỗ
trọng); Bổ Thận âm (Thục địa, Câu kỷ tử); Hoạt
huyết hóa ứ (Ngưu tất, Đan sâm); Bổ khí kiện Tỳ
(Đảng sâm, Hoàng kỳ, Sơn thù, Bạch truật).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 257
Bảng 1: Các công thức thảo dược được nghiên cứu
lâm sàng trong điều trị loãng xương.
Viên mật cốt (Migu table) Dâm dương hoắc, Đỗ trọng, Hồ
đào nhân, Thục địa, Ngưu tất,
Phá cố chỉ
Tiên linh cốt bảo phiến
(Xian ling Gubao capsule)
Dâm dương hoắc, Tục đoạn, Phá
cố chỉ, Thục địa, Đan sâm, Tri
mẫu.
Viên nang bổ cốt linh (Bo
– gu ling capsul)
Bạch truật, Cốt toái bổ, Dâm
dương hoắc, Thỏ ty tử
Viên nang ích cốt (Yigu
capsule)
Dâm dương hoắc, Câu kỷ tử,
Đương quy, Ngưu tất
Viên nang cường cốt
(Qiang –Gu capsule)
Cốt toái bổ
Viên kiện cốt (Jiangu
granule)
Dâm dương hoắc, Sơn thù, Đảng
sâm, Câu kỷ tử
Bổ Thận sinh tủy thang
(Bu Shen Sheng Sui
soup)
Đỗ trọng, Thục địa, Phục linh,
Miết giáp, Quy bản, Hoàng bá,
Thái tử sâm, Bạch truật, Hoài
sơn, Sơn thù, Ngưu tất, Câu kỷ
tử, Trư tủy.
Siro Cốt khang (Gu Kang
Oral liquid)
Phá cố chỉ, Dâm dương hoắc,
Nhục thung dung, Bạch thược,
Hoàng kỳ.
Viên nang Cốt sơ khang
(Gushukang capsule);
Viên Cốt sơ khang
(Gushukang granules)
Dâm dương hoắc, Thục địa, Cốt
toái bổ, Hoàng kỳ Đan sâm, Mộc
nhĩ, Hạt bí đỏ.
Viên nang Kim ô cốt thông
(Jinwugutong capsule)
Câu kỷ tử, Dâm dương hoắc, Uy
linh tiên, Ngưu tất, Mộc qua, Cát
căn, Khương hoàng, Phá cố chỉ,
Đảng sâm, Ô sáo xà.
Viên Mật cốt (Migu tablet): Một nghiên cứu
trên 192 phụ nữ Trung quốc sau mãn kinh cho
thấy viên Mật cốt làm cải thiện BMD đáng kể sau
12 -24 tuần. Nghiên cứu cũng cho thấy sau điều
trị viên Mật cốt làm giảm các marker hủy xương
như MMP-2 (matrix metalloproteinase-2), sCTx
(bone cross-linked C-telopeptides of type
collagen), uNTx (urine bone cross-linked N-
telopeptides of type collagen), ngược lại chúng
cũng làm tăng các marker tạo xương như sBAP
(bone alkaline phosphates), sOC (osteocalcin) (17).
Viên Tiên linh cốt bảo (Xian ling Gubao
capsule): Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng
viên Tiên linh cốt bảo có tác dụng cải thiện có ý
nghĩa thống kê BMD cột sống thắt lưng ở phụ
nữ mãn kinh sau thời gian điều trị 6 tháng.
Các nghiên cứu đồng thời cho thấy thuốc
không gây tác dụng phụ nào, cũng như thuốc
làm thay đổi các marker chu chuyển xương
(tương tự viên mật cốt)(17,2).
Viên Bổ cốt linh (Bo-gu Ling capsules): Một thử
nghiệm lâm sàng trên 150 phụ nữ có độ tuổi từ
40 - 60 được chẩn đoán là thiếu xương, được chia
đều làm 2 nhóm, nhóm sử dụng viên Bổ cốt linh
và nhóm giả dược. Kết quả nghiên cứu cho thấy
BMD cột sống thắt lưng, cổ xương đùi ở nhóm
bổ cốt linh tăng lần lượt là 0,69% và 0,21% sau 6
tháng điều trị và giảm lần lượt là 0,61% và 0,33%
ở nhóm giả dược. Nghiên cứu kết luận viên Bổ
cốt linh có hiệu quả trong việc tăng cường BMD
ở phụ nữ mãn kinh >10 năm (4).
Viên nang ích cốt (Yigu capsule): Một nghiên
cứu mù đôi, ngẫu nhiên so với giả dược của viên
nang ích cốt trên 210 bệnh nhân loãng xương sau
mãn kinh cho thấy viên nang ích cốt làm tăng
BMD cột sống thắt lưng, cổ xương đùi, làm giảm
nguy cơ gãy xương, giảm đau do loãng xương,
không xuất hiện gãy thân đốt sống mới, làm tăng
hormon sinh dục (estradiol), làm tăng các
marker tạo xương như sBAP, sOC. Nghiên cứu
cũng cho thấy viên nang ích cốt không gây ra tác
dụng phụ nào trong thời gian dùng thuốc (16).
Viên nang cường cốt (Qiang –Gu capsule):
Các nghiên cứu lâm sàng chứng minh viên
nang cường cốt làm thay đổi BMD đáng kể cổ
xương đùi ở phụ nữ mãn kinh sau thời gian
điều trị 24 tuần(8).
Viên kiện cốt (Jiangu granule): Một số nghiên
cứu thực nghiệm chứng minh viên kiện cốt có
tác dụng ngăn ngừa và điều trị loãng xương
nguyên phát do sự ức chế TNF –α, cân bằng
Nitric oxide (NO) và ức chế sự hoạt động của các
hủy cốt bào. Các nghiên cứu lâm sàng cũng
chứng minh viên kiện cốt làm thay đổi BMD cột
sống thắt lưng, cổ xương đùi đáng kể ở phụ nữ
mãn kinh sau thời gian điều trị 24 tuần (9,12).
Bổ Thận sinh tủy thang (Bu Shen Sheng Sui
soup): Một nghiên cứu so sánh hiệu quả của Bổ
Thận sinh tủy thang với các liệu pháp hormon
thay thế trong điều trị loãng xương sau mãn
kinh. Nghiên cứu đưa ra kết luận Bổ Thận sinh
tủy thang làm tăng estrogen và progesterone
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 258
huyết thanh, do đó có thể dùng Bổ Thận sinh tủy
thang như là một liệu pháp hormon thay thế.
Thuốc không gây tác dụng phụ như chảy máu
âm đạo, căng tức tuyến vúTuy Bổ Thận sinh
tủy thang và các liệu pháp hormon thay thế
không làm cải thiện đáng kể BMD nhưng chúng
có thể làm giảm quá trình suy giảm BMD (5).
0 2 4 6 8 10
Dâm dương hoắc
Ngưu tất
Thục địa
Phá cố chỉ
Câu kỷ tử
Cốt toái bổ
Đỗ trọng
Đan sâm
Bạch truật
Sơn thù
Hoàng kỳ
Đảng sâm
Sơ đồ 2: Tần suất các thảo dược có trong các công thức thuốc YHCT điều trị loãng xương.
Siro Cốt khang (Gu Kang Oral liquid).
Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, mù
đôi trên 240 phụ nữ loãng xương nguyên phát,
chia ngẫu nhiên làm hai nhóm Siro cốt khang
và nhóm Tiên linh cốt bảo. Kết quả nghiên cứu
cho thấy ở cả hai nhóm đều làm cải thiện BMD
đáng kể. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về
Ca, P, ALP ở hai nhóm. Thuốc giúp cải thiện
triệu chứng lâm sàng của loãng xương. Trong
thời gian sử dụng thuốc, không ghi nhận bất
kỳ tác dụng phụ nào(14).
Viên nang Cốt sơ khang (Gushukang
capsule); Viên Cốt sơ khang (Gushukang
granules).
Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy Viên
nang Cốt sơ khang làm tăng BMD ở nữ giới
3,1%, nam giới 3,9% sau 6 tháng điều trị. Thuốc
làm tăng hormon sinh dục (estrogen và
androgen), làm chậm quá trình mất khối lượng
xương, tăng BMD, nó có tác dụng ngăn ngừa và
điều trị loãng xương. Bên cạnh đó, thuốc làm
tăng HDL-C có tác dụng trong phòng và điều trị
bệnh tim mạch (10).
Viên nang Kim ô cốt thông (Jinwugutong
capsule)
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy sau 6 tháng
điều trị, viên nang Kim ô cốt thông làm thay đổi
BMD cột sống thắt lưng và cổ xương đùi đáng kể
ở bệnh nhân loãng xương nguyên phát. Thuốc
cũng làm tăng các marker tạo xương như
osteocalcin, ALP, AP. Đồng thời các marker hủy
xương giảm đáng kể như OHP. Thuốc không
gây ra phản ứng phụ đáng kể nào(17).
Bảng 3: Đặc điểm của các nghiên cứu lâm sàng trong điều trị loãng xương bằng thảo dược.
Tác giả/Năm
nghiên cứu
Số lượng bệnh nhân
(Điều trị/nhóm chứng)
Liều dùng
Thời gian
theo dõi
Kết quả đo được
Dai and Shen 2007 107 -85
MC 1,5 g/ngày /TLCB 1,5 g/ngày – nhóm
chứng; tất cả (Ca 1000 mg/ngày)
6 tháng
BMD: CSTL + Cổ
xương đùi
Leung et al. 2011 75 -75 BCL 2,28 g/ngày - nhóm chứng 12 tháng
BMD: CSTL + Cổ
xương đùi
Zhang et al. 2005 67 – 66 – 60
IC 120 g/ngày - Calcitriol 0,25 g - nhóm
chứng; tất cả (Ca 510 mg/ngày)
6 tháng
BMD: CSTL + Cổ
xương đùi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 259
Tác giả/Năm
nghiên cứu
Số lượng bệnh nhân
(Điều trị/nhóm chứng)
Liều dùng
Thời gian
theo dõi
Kết quả đo được
Ruan et al. 2006 48 -42
CC 0,75 g/ngày – estradiol valerate 0,5–
1,5 mg/ngày
6 tháng BMD: CSTL
Zhu et al. 2012 109 -61 TLCB 6 g/day – nhóm chứng 12 tháng
BMD: CSTL + Cổ
xương đùi
Xiong et al. 2008 73 – 35
KC 10 g/ngày – placebo; tất cả (Ca 510
mg/ngày)
6 tháng
BMD: CSTL + Cổ
xương đùi
Liao et al. 2004 32 -34
BTST 200 mL/ngày -estrogen 0,5 mg/ngày
và medroxyprogesterone 2,5 mg/ngày
6 tháng
BMD: CSTL + Cổ
xương đùi
Yang et al. 2007 120 -120 TLCB 1,5 g/ngày- CK 20 mL/ngày 6 tháng
BMD: CSTL + Cổ
xương đùi
Wang et al. 2006 105 -105 CSK 2,56 g/ngày – CSKv 20 g/ngày 6 tháng BMD: Cổ xương đùi
Zheng et al. 2007 55 -54
KOCT 3 g/ngày - nhóm chứng; tất cả:(Ca
510 mg/ngày)
6 tháng
BMD: CSTL + Cổ
xương đùi
*MC: viên mật cốt; TLCB: Viên Tiên linh cốt bảo; BLC:Viên Bổ cốt linh; IC: Viên nang Ích cốt; CC: Viên nang Cường cốt; KC:
Viên Kiện cốt; BTST: Bổ Thận sinh tủy thang; CK: Siro Cốt khang; CSK: Viên nang Cốt sơ khang; CSKv: Viên Cốt sơ khang;
KOCT: Viên nang Kim ô cốt thông.
Bảng 4: Sự thay đổi BMD ở nhóm điều trị bằng thuốc YHCT trước và sau điều trị.
Tác giả/ Năm nghiên cứu BMD ban đầu BMD sau 6 tháng BMD sau 12 tháng P
Dai and Shen 2007
CSTL: 0,86 ± 0,11 CSTL: 0,89 ± 0,08 X P <0,05 (t test)
Cổ X.đùi: 0,78± 0,08 Cổ X.đùi: 0,80± 0,10 X P <0,05 (t test)
Leung et al. 2011
CSTL: 0,74 ± 0,06 X CSTL: 0,79 ± 0,10 P <0,05 (t test)
Cổ X.đùi:0,73± 0,07 X Cổ X.đùi:0,76± 0,07 P <0,05 (t test)
Zhang et al. 2005
CSTL: 0,93 ± 0,12 CSTL: 0,96 ± 0,13 X P <0,05 (t test)
Cổ X.đùi: 0,69± 0,09 Cổ X.đùi: 0,71± 0,08 X P <0,05 (t test)
Ruan et al. 2006 Cổ X.đùi: 0,70± 0,12 Cổ X.đùi: 0,72± 0,10 X P <0,05 (t test)
Zhu et al. 2012
CSTL: 0,73 ± 0,09 X CSTL: 0,77 ± 0,09 P <0,05 (t test)
Cổ X.đùi:0,60± 0,11 X Cổ X.đùi:0,63± 0,09 P <0,05 (t test)
Xiong et al. 2008
CSTL: 0,79± 0,13 CSTL: 0,80± 0,16 X P <0,05 (t test)
Cổ X.đùi: 0,70± 0,09 Cổ X.đùi: 0,72± 0,09 X P <0,05 (t test)
Liao et al. 2004
CSTL: 0,87 ± 0,22 CSTL: 0,89 ± 0,25 X P <0,05 (t test)
Cổ X.đùi: 0,82± 0,22 Cổ X.đùi: 0,84± 0.21 X P <0,05 (t test)
Yang et al. 2007
CSTL: 0,76 ± 0,11 CSTL: 0,79 ± 0,13 X P <0,05 (t test)
Cổ X.đùi: 0,62± 0,09 Cổ X.đùi: 0,66± 0,1 X P <0,05 (t test)
Wang et al. 2006 Cổ X.đùi: 0,58 ± 0,11 Cổ X.đùi: 0,61 ± 0,10 X P <0,05 (t test)
Zheng et al. 2007
CSTL: 0,93 ± 0,10 CSTL: 0,95 ± 0,12 X P <0,05 (t test)
Cổ X.đùi: 0,68± 0,09 Cổ X.đùi: 0,69± 0,08 X P <0,05 (t test)
Những nghiên cứu trên các công thức thảo
dược này đều chứng minh được tác dụng làm
thay đổi BMD cột sống thắt lưng và cổ xương
đùi có ý nghĩa thống kê sau thời gian điều trị 6
tháng hoặc 12 tháng. Sau 6 tháng điều trị, BMD
cột sống thắt lưng của nhóm dùng thảo dược
tăng đáng kể so với nhóm chứng (WMD =0,07,
95% CI: 0,01 -0,04, n=892). Nghiên cứu cũng cho
kết quả tương tự đối với BMD cổ xương đùi
(WMD = 0,06, 95% CI:0,02–0,13,n =842).
BÀN LUẬN
Theo quan điểm của YHHĐ, việc tụt giảm
các hormon sinh dục như estrogen ở phụ nữ
mãn kinh, testosteron ở nam giới lớn tuổi là một
trong những nguyên nhân góp phần gây loãng
xương. Theo quan điểm YHCT, Thận tàng tinh
(bao gồm tinh sinh dục và tinh tạng phủ), tinh
sinh tủy, tủy nuôi dưỡng xương cốt. Khi tinh bị
suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát dục,
sinh dục, khả năng nuôi dưỡng cốt tủy. Như vậy
ở YHHĐ và YHCT đều chung quan điểm cho
rằng khi lớn tuổi do sự sụt giảm đột ngột của
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 260
hormon (YHHĐ) hoặc tinh (YHCT) đều sẽ dẫn
đến các rối loạn chức năng của xương cốt(7,3,6).
Có một số nghiên cứu đoàn hệ cho thấy Độc
hoạt tang ký sinh và Hữu quy ẩm là những bài
thuốc thường được kê đơn nhất trong điều trị
loãng xương. Đây là những bài thuốc được sử
dụng từ hàng ngàn năm nay trong điều trị các
bệnh xương khớp ở Trung Quốc và Việt Nam.
Tuy nhiên, do chúng chỉ đánh giá hiệu quả điều
trị loãng xương thông qua việc theo dõi triệu
chứng lâm sàng như cải thiện triệu chứng đau,
cứng khớp, nên chưa chứng minh được là
thực sự có hiệu quả trong điều trị loãng xương
hay không(14). Ngược lại, các nghiên cứu được
trình bày ở trên tuy không phải là những bài
thuốc kinh điển trong điều trị các bệnh xương
khớp, nhưng đã chứng minh có hiệu quả và an
toàn trong điều trị và phòng ngừa loãng xương
nguyên phát bằng các phương pháp nghiên cứu
có độ tin cậy cao. Các công thức thuốc này được
cấu tạo chủ yếu từ các vị thuốc quy kinh Thận có
tác dụng bổ Thận, mạnh gân cốt hoặc các vị thuốc
hoạt huyết khử ứ (YHCT cho rằng khí huyết lưu
thông sẽ giúp giảm đau). Bên cạnh các vị thuốc
quy kinh Thận, còn có một số vị thuốc quy kinh
Tỳ giúp tăng cường khả năng hấp thu, chuyển
hóa thức ăn của cơ thể. Điều này theo quan điểm
của YHCT là giúp cho bổ sung phần tinh của
Thận. Như vậy, có thể thấy dù là nghiệm
phương hay tân phương, thì các công thức thuốc
điều trị loãng xương chủ yếu bao gồm các vị
thuốc tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm tăng
phần Tinh Tủy của cơ thể.
Để tìm hiểu cơ chế tác dụng của một công
thức thuốc YHCT thật sự sẽ rất khó khăn do các
thảo dược có rất nhiều hợp chất khi chiết xuất.
Các hợp chất này còn có thể bị biến đổi do sự
thay đổi về điều kiện khí hậu, bảo quản, thời
gian thu hoạchMột số nghiên cứu lâm sàng
bước đầu cho thấy một số công thức thảo dược
làm tăng các hormon sinh dục(16,5,10), một số làm
tăng hoạt động tạo xương (tăng các marker tạo
xương), giảm hoạt động hủy xương (giảm các
marker hủy xương)(1,18,17).
Nhục thung dung là vị thuốc có tần suất sử
dụng cao nhất (8/10) trong các công thức thuốc
điều trị loãng xương. Các nghiên cứu thực
nghiệm cho thấy Nhục thung dung có tác dụng
chống lại tình trạng hủy xương trên chuột cắt bỏ
buồng trứng. Các hợp chất trong Nhục thung
dung như (2E,6R)-8-hydroxy-2,6-dimethyl-2-
octenoic acid được cho là có tác dụng chống lại
tình trạng hủy xương. Nghiên cứu kết luận
Nhục thung dung có tác dụng trong điều trị
loãng xương là do có tác dụng như các hormon
sinh dục (17β-estradiol)(13). Các nghiên cứu trên
Cốt toái bổ cũng cho kết quả tương tự(2). Chiết
xuất từ Đỗ trọng có rất nhiều hợp chất
polyphenolic như lignans, phenolic acid, và
favonoids. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
Đỗ trọng làm giảm quá trình hủy xương, được
chứng minh bởi sự giảm các marker hủy xương
như: alkaline phosphatase (ALP),
deoxypyridinoline (DPD), Ca và P bài xuất trong
nước tiểu(15).
KẾT LUẬN
Thông qua kết quả khảo sát đã nêu trên, có
thể kết luận rằng thuốc YHCT có hiệu quả trong
điều trị và phòng ngừa loãng xương. Tuy nhiên
các nghiên cứu cần phải tiến hành trong thời
gian dài hơn (>12 tháng) để chứng minh có thể
làm tăng BMD hiệu quả hơn. Các nghiên cứu
cũng cần được so sánh trực tiếp với các thuốc
điều trị loãng xương Tây Y hiện hành để so sánh
hiệu quả, tính an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dai Y, Shen L (2007). Effects of Migu tablet on bone mineral
density, serum matrix metalloproteinase-2 level and bone
metabolic markers in postmenopausal osteoporosis. Zhongguo
Zhongyao Zazhi, 32(22): 2409–2412.
2. Jeong JC, Yoon CH, Jeong CW, Lee YC, Chang YC, and Kim CH
(2004). “Inhibitory activity of Drynariae rhizoma extracts on
cathepsin having bone resorption activity”.
Immunopharmacology and Immunotoxicology, 26(3): 373–385.
3. Lê Ngọc Thanh, Nguyễn Trương Minh Thế (2011). “Mối tương
quan giữa loãng xương và bệnh lý tạng Thận”. Tạp chí Y học
TP.HCM, Phụ bản của tập 16 - số 1; 42 -47.
4. Leung PC, Cheng KF, and Chan YH (2011). “An innovative
herbal product for the prevention of osteoporosis”. Chinese
Journal of Integrative Medicine, 17(10): 744–749.
5. Liao L, Li XS, Cai QH, et al (2004). “Clinical research of the bu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 261
shen sheng sui principle curing the postmenopausal
osteoporosis”. Chinese Journal of Information on Traditional
Chinese Medicine, 11(40): 287–289.
6. Nguyễn Văn Tuấn (2007). Loãng xương, nguyên nhân, chẩn
đoán, điều trị và phòng ngừa. NXB Y học.
7. Phạm Vũ Khánh (2009). Lão khoa Y học cổ truyền. NXB Giáo
dục Việt Nam, tr.15 -41,147 – 172
8. Ruan X, Qi J, Liu Y et al (2006). “Effects of traditional Chinese
medicine on bone mineral density and femoral neck strength in
postmenopausal women”. Chinese Journal of Osteoporosis,
12(2): 181–184.
9. Shi Chuan-dao,Qi Zhi-Qiang,Wang Xiao-di (2011). “Effect of
Granule of Kang-shu Jian-gu on TNF-α and NO in Rat Model of
Osteoporosis”. Shanxi Journal of Traditional Chinese Medicine,
no. 1
10. Wang HM, Ge JR, Shi GT, et al (2006). “Clinical study on the
effect of gushukang capsule in primary osteoporosis treatment”.
Chinese Journal of Traditional Medical Traumatology &
Orthopedics, 14(6): 11–15.
11. Wei TS, Yao HY, Pau ChCh (2012). “Prescription Patterns of
Chinese Herbal Products for Osteoporosis in Taiwan: A
Population-Based Study, Evidence-Based Complementary and
Alternative Medicine. Hindawi Publishing Corporation.
Volume 2012”. Article ID 752837, 6 pages
doi:10.1155/2012/752837.
12. Xiong YH, Teng WR, Liu T, et al (2008). “Jiangu granules in
treatment of postmenopausal osteoporosis: a randomized,
doubleblind, double dummy, Multicenter Clinical Trial”.
Chinese Journal of Traditional Medical Traumatology &
Orthopedics, 16(4): 17–21.
13. Yamaguchi K, Shinohara C, Kojima S, Sodeoka M and T. Tsuji T
(1999).“(2E,6R)-8-hydroxy-2,6-dimethyl-2-octenoic acid, anovel
Anti-osteoporotic monoterpene, isolated from Cistanche salsa”.
Bioscience Biotechnology and Biochemistry, vol. 63, no. 4,pp.
731–735.
14. Yang H, Shen L, Zhang Y, et al (2007). “Observation of the
efficacy of GKKFY in treating primary osteoporosis”. Chinese
JournalTraditional Medicine Traumatology & Orthopaedics,
15(12): 31–33.
15. Zhang R, Liu ZG, Li C, et al (2009). “Du-Zhong (Eucommia
ulmoides Oliv.) cortex extract prevent OVX-induced
osteoporosis in rats”. Bone, 45(3): 553–559.
16. Zhang RH, Chen KJ, Lu DX, Zhu XF, and Ma XC(2005). “A
clinical study of Yigu capsule (Chinese characters) in treating
postmenopausal osteoporosis”. Chinese Journal of Integrative
Medicine, 11(2): 97–103.
17. Zheng WK, Liu CY, and Zhou Y (2007). Clinical study on
treatment of postmenoporosis by jinwugutong capsule”.
Chinese Journal of Traditional Medical Traumatology &
Orthopedics, 15(3): 30–32.
18. Zhu HM, Qin L, Garnero P, et al (2011). The first multicenter
and randomized clinical trial of herbal Fufang for treatment of
postmenopausal osteoporosis”. Osteoporosis International,
vol.23, pp. 1317–1327.
Ngày nhận bài báo: 17/10/2013
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/10/2013
Ngày bài báo được đăng: 02/01/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_cua_thuoc_y_hoc_co_truyen_trong_dieu_tri_loang_xuon.pdf