Hiệu quả của tư vấn và đi bộ trên phụ nữ có rối loạn quanh mãn kinh tại bệnh viện Từ Dũ (2013)

KẾT LUẬN Trong thời gian nghiên cứu từ 15/10/2012 – 30/4/2013, sau khi áp dụng can thiệp tư vấn và hướng dẫn đi bộ cho 89 phụ nữ trong độ tuổi từ 45 ‐ 55 có hội chứng quanh mãn kinh đi khám tại bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi rút ra kết luận sau: ‐Cải thiện CLCS thấy được ở 5/6 lĩnh vực theo thang điểm WHQ. Tuy nhiên, chỉ lĩnh vực triệu chứng cơ thể (71,4 so với 69,8) và triệu chứng vận mạch (82,0 so với 76,1) tình trạng cải thiện mới rõ rệt và có ý nghĩa thống kê. Các lĩnh vực đánh giá sức khỏe, trí nhớ/ tập trung và vấn đề giấc ngủ cũng có cải thiện nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. ‐Các yếu tố ảnh hưởng lên khả năng cải thiện CLCS sau 3 tháng tái khám bao gồm BMI và tập thể dục. Những đối tượng thừa cân có xu hướng giảm khả năng cải thiện CLCS xuống 3 lần so với nhóm BMI trung bình. So với nhóm đi bộ không tốt (điểm trung bình ≤3), nhóm đi bộ tốt (điểm trung bình >3) làm tăng khả năng cải thiện CLCS lên 2,48 lần. KIẾN NGHỊ Mở rộng chương trình tư vấn và hướng dẫn tập thể dục ở các cơ sở y tế cho những phụ nữ độ tuổi mãn kinh có triệu chứng nhưng không thể dùng hormone thay thế. Bên cạnh tư vấn và tập thể dục có thể thực hiện thêm các nghiên cứu về các phương pháp không hormone khác như các thuốc điều trị triệu chứng, chế độ ăn, để có nhiều lựa chọn hơn cho phụ nữ có triệu chứng mãn kinh nhưng không thể sử dụng hormone thay thế

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 174 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của tư vấn và đi bộ trên phụ nữ có rối loạn quanh mãn kinh tại bệnh viện Từ Dũ (2013), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 207 HIỆU QUẢ CỦA TƯ VẤN VÀ ĐI BỘ TRÊN PHỤ NỮ   CÓ RỐI LOẠN QUANH MÃN KINH TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ (2013)  Trịnh Hoài Ngọc*, Võ Minh Tuấn*, Nguyễn Thị Minh Thu*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của tư vấn và đi bộ trên phụ nữ có loạn quanh mãn kinh và xác định các yếu  tố ảnh hưởng lên kết quả của cách can thiệp này tại bệnh viện Từ Dũ.  Phương pháp: Nghiên cứu giả thực nghiệm được thực hiện trên phụ nữ 45‐55 tuổi có triệu chứng mãn  kinh tại bệnh viện Từ Dũ  từ 11/2012 đến 4/2013. 89 phụ nữ được nhận vào chương  trình  tư vấn và đi bộ.  Những người tham gia đi bộ là trung bình 3 ngày mỗi tuần trong 12 tuần. Hiệu quả của can thiệp được đánh  giá bằng sự cải thiện chất lượng cuộc sống theo thang điểm Women’s Health Questionaire (WHQ) sau 3 tháng.  Kết quả: Chất lượng cuộc sống cải thiện có ý nghĩa thống kê ở các  lĩnh vực triệu chứng cơ thể và triệu  chứng vận mạch. Sau tư vấn, khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống ở nhóm đi bộ >3 ngày một tuần tăng lên  2,48 lần (KTC 95% 1,05 – 5,83) so với nhóm đi bộ ≤3 ngày một tuần. Phụ nữ thừa cân làm giảm khả năng cải  thiện chất lượng cuộc sống xuống 3 lần (KTC 95% 0,11 – 1,00) so với phụ nữ có cân nặng trung bình.  Kết luận: Tư vấn và đi bộ đã cải thiện chất lượng cuộc sống tốt cho phụ nữ có triệu chứng quanh mãn kinh.  Phụ nữ thừa cân là yếu tố làm giảm hiệu quả của can thiệp.  Từ khóa: tư vấn, đi bộ, chất lượng cuộc sống, quanh mãn kinh  ABSTRACT  THE EFFECT OF COUNSELING AND WALKING ON WOMEN   WITH PERIMENOPAUSAL SYNDROME   Trinh Hoai Ngoc, Vo Minh Tuan*, Nguyen Thi Minh Thu   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 206 ‐212  Objective: To assess the effect of counseling and walking on women with perimenopausal syndrome and to  determine the factors that influence to the effects.  Methods: Quasi‐experimental study was carried out in women at the age of 45 to 55 with perimenopausal  syndrome at Tu Du hospital from November 2012 to April 2013. 89 womens were enrolled in an counseling and  walking program. The participants had been guided to walk at least 3 days per week for 12 weeks. After 3 months,  the effect of program was evaluated. We measured  the scale differnce of quality of  life using Women’s Health  Questionaire scale (WHQ).  Result: Quality of life (QOL) was improved significantly in psychosomatic and vasomotor symptoms. The  odds of improved QOL in group walked >3 days per week were 2.48 times higher than group walked ≤3 days per  week (95% CI 1.05 – 5.83). Women with high body mass  index (BMI) was  improved QOL  less 3 times than  women with BMI normal (95% CI 0.11 – 1.00).   Conclusion:  Counseling  and  walking  was  shown  to  enhanced  quality  of  life  for  women  with  perimenopausal syndrome. Overweight was reduced the effect of the intervention.  Keywords: counseling, walking, quality of life, perimenopause.  * Bộ môn Sản, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên hệ: PGS.TS.BS. Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199  Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 208 GIỚI THIỆU  Triệu chứng mãn kinh và các rối loạn quanh  thời  kỳ mãn  kinh  có  thể  ảnh  hưởng  đến  chất  lượng cuộc sống (CLCS) của người phụ nữ. Từ  lâu,  hormone  thay  thế  đã  là  tiêu  chuẩn  và  có  hiệu quả nhất  trong điều  trị  triệu chứng quanh  mãn kinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ chỉ  định y khoa và điều kiện kinh tế để trị liệu theo  phương pháp này. Bên cạnh hormone thay thế,  hiện nay có nhiều phương pháp khác như thuốc  điều trị triệu chứng, chế độ dinh dưỡng, tư vấn,  tập thể dục đã đem  lại nhiều  lựa chọn hơn cho  phụ  nữ  mãn  kinh.  Việc  áp  dụng  liệu  pháp  không hormone đã và đang có nhiều nghiên cứu  tiến hành để xem xét tính hiệu quả.  Nghiên cứu của các tác giả Forouhari (2010)  vàYadzkhasti (2012) cho thấy, tư vấn về rối loạn  mãn  kinh  có  thể  cải  thiện  được một  số  triệu  chứng(7,15). Một số nghiên cứu khác can thiệp tập  thể dục như đi bộ,  đạp xe, yoga  trong khoảng  thời gian 8 đến 12 tuần cũng làm giảm các triệu  chứng mãn kinh và cải  thiện CLCS(1,6). Cũng có  nghiên cứu kết hợp  tư vấn và  tập  thể dục như  Ueda  (2004)  và Duijts  (2009),  kết  quả  cũng  cải  thiện CLCS ở nhiều lĩnh vực(5,13).   Tại  Việt Nam,  các  phương  pháp  điều  trị  không hormone như  tư vấn, đi bộ cũng đang  được  thực hiện. Tuy nhiên,  cho  đến nay  vẫn  chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Vì vậy,  chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Hiệu quả của  đi bộ và  tư vấn về rối  loạn quanh mãn kinh  tại  bệnh  viện  Từ  Dũ,  nhằm  trả  lời  câu  hỏi  “Liệu việc tư vấn về rối  loạn quanh mãn kinh  và phương pháp đi bộ có  làm cải  thiện CLCS  cho phụ nữ có hội chứng quanh mãn kinh hay  không?”  Mục tiêu nghiên cứu  1. Đánh giá hiệu quả của tư vấn và đi bộ lên  rối loạn quanh mãn kinh.   2. Xác định yếu  tố ảnh hưởng  lên hiệu quả  của can thiệp.  PHƯƠNG PHÁP  Thiết kế nghiên cứu  Nghiên  cứu  giả  thực  nghiệm  (Quasi  Experimental Study). Đây là thiết kế nghiên cứu  được sử dụng để đánh giả hiệu quả trước và sau  can thiệp.  Đối tượng nghiên cứu  Dân số mục tiêu  Phụ nữ 45‐55 tuổi.  Dân số nghiên cứu  Phụ nữ 45‐55  tuổi đến khám vì hội chứng  quanh  mãn  kinh  tại  khoa  khám  bệnh  bệnh  viện Từ Dũ và không được sử dụng hormone  thay thế.  Dân số chọn mẫu  Phụ nữ  45‐55  tuổi  đến  khám  vì  hội  chứng  quanh mãn kinh tại khoa khám bệnh bệnh viện  Từ Dũ từ 16/11/2012 đến 31/01/2013 không được  sử dụng hormone thay thế và đồng ý tham gia  nghiên cứu.  Cỡ mẫu  Công thức tính cỡ mẫu là công thức so sánh  2 trung bình của một nhóm đối tượng trước và  sau can thiệp:    22 2 2 2 2 1 /     ZZn   n = số đối tượng nghiên cứu. Độ lệch của 2 trung bình: ∆  = μ1 – μ2 = 10. Giả thiết điểm số CLCS sau can thiệp thay  đổi là 10 điểm sẽ có ý nghĩa theo nghiên cứu của  Wiklund(98). σ = 20 (ước lượng tối đa bằng 2 lần độ lệch  của 2 trung bình).  Các bảng đánh giá đều cho thang điểm từ 0  đến 100.  Sai lầm loại I: α = 0,05.  Sai lầm loại II: β = 0,1 => Năng lực mẫu = 90%.  Vậy n = 2x202(1,96 + 1,28)2 / 102 = 83,98.  n = 84 trường hợp.  Dự kiến 10% mất dấu nên cần ít nhất 93 đối  tượng để đảm bảo năng  lực mẫu cho mục  tiêu  nghiên cứu chính.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 209 Công cụ thu thập số liệu  Bộ câu hỏi Women’s Health Questionaire  Đây  là bộ  câu hỏi  được  sử dụng  để đánh  giá CLCS của phụ nữ tuổi mãn kinh bắt nguồn  từ nước Anh năm  1992(9). Bộ  câu hỏi gồm  23  câu (WHQ_23), chia thành 6 lĩnh vực sức khỏe  bao  gồm:lo  âu/trầm  cảm  (7  câu),  triệu  chứng  vận mạch (2 câu), sức khỏe (4 câu), triệu chứng  cơ  thể  (5 câu),  trí nhớ/tập  trung  (3 câu) và rối  loạn  giấc  ngủ  (2  câu).  Bộ  câu  hỏi  này  cũng  được  sử dụng  để đánh giá hiệu quả  trước và  sau can thiệp.  Bộ câu hỏi  được dịch  sang  tiếng Việt với 2  người dịch xuôi, 2 người dịch ngược và 1 người  hiệu  chỉnh  đều  là  các giáo viên và người dịch  thuật có kinh nghiệm. Sau đó bộ câu hỏi được  phát  cho  30  người  từ  14  tuổi  trở  lên,  biết  đọc  tiếng Việt  với  hình  thức  tự  điền. Mục  đích  là  đánh  giá  tính  chấp  nhận  của  bộ  câu  hỏi  tiếng  Việt. Kết quả bộ câu hỏi được chấp nhận và sử  dụng cho nghiên cứu chính thức.  Phương pháp tiến hành  Nghiên cứu  thử 30 đối  tượng  từ 45 – 60  tuổi  đến khám vì  triệu chứng mãn kinh  từ 01/11/2012  đến  05/11/2012. Mục  đích nghiên  cứu  thử nhằm  đánh giá tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi  WHQ_23. Sau khi  thu  thập các đặc điểm dân  số  (tuổi, giới, trình độ học vấn, kinh tế), các đối tượng  này  hoàn  tất  bộ  câu  hỏi WHQ_23  bằng  cách  tự  điền trong lần thứ nhất và thực hiện lại lần thứ hai  (cách lần đầu 7‐14 ngày).  Tính  tin  cậy  được  đánh  giá  bằng  hệ  số  Cronbach’s α và hệ số  tin cậy  test‐retest  (trong  đó giá trị hệ số Cronbach’s α và test‐retest từ 0,7  trở lên mới đạt yêu cầu).  Bảng 1. Tính tin cậy của bộ câu hỏi WHQ_23  Thang đo Tổng số câu Cronbach’s α (n = 30) Test-retest (n = 18) LATC 7 0,84 0,93 DGSK 4 0,66 0,74 TCCT 5 0,80 0,82 TNTT 3 0,78 0,92 TCVM 2 0,85 0,98 VDGN 2 0,88 0,81 Hệ số Cronbach’s α đạt giá trị trên 0,7 ở 5  lĩnh vực, ngoại trừ lĩnh vực đánh giá sức khỏe  là 0,66.  Đánh  giá  trên  11  đối  tượng  tái  khám,  chúng  tôi  tính  được giá  trị hệ  số  tin  cậy  test‐ retest  thay  đổi  trong  khoảng  0,74  ‐  0,98. Kết  quả của nghiên cứu  thử không được sử dụng  trong nghiên cứu chính.  Chương trình tư vấn và đi bộ  Từ  ngày  16/11/2012  –  31/01/2013  chúng  tôi  nhận  vào nghiên  cứu  96  đối  tượng  từ  45  –  55  tuổi có triệu chứng mãn kinh và không sử dụng  được hormone thay thế. Chúng tôi tiến hành thu  nhận  thông  tin cơ bản và đánh giá CLCS bằng  bộ câu hỏi WHQ. Sau đó mỗi đối tượng sẽ được  thảo luận và tư vấn như sau:  Tư vấn  Chương  trình  tư  vấn  được  thực  hiện  dựa  theo  hướng  dẫn  của Hiệp Hội  Sản  Phụ Khoa  Hoa Kỳ (ACOG) và Hiệp Hội Mãn Kinh Bắc Mỹ  (NAMS) (2000)(12). Thời gian tư vấn cho mỗi đối  tượng khoảng 30 phút gồm các vấn đề sau:  ‐Định nghĩa về thời kỳ mãn kinh.  ‐Các triệu chứng mãn kinh.  ‐Ảnh hưởng của các triệu chứng này lên CLCS.  ‐Các phương pháp điều trị triệu chứng.  ‐Các phương pháp điều trị không hormone.  ‐Hiệu quả của tư vấn và đi bộ.  ‐Phương pháp đi bộ đúng cách.  Đi bộ  Phương pháp đi bộ dựa theo nghiên cứu của  Daley (2007)(3). Đi bộ >3 ngày mỗi tuần trong 12  tuần, mỗi ngày 30 phút. Thời điểm đi bộ tốt nhất  là buổi sáng sớm hoặc sau bữa ăn tối.  Nhật ký theo dõi  Sau khi  tư vấn, chúng  tôi phát cho mỗi đối  tượng một bảng nhật ký theo dõi gồm 2 phần  Phần 1: Tóm lược theo tư vấn nhận thức bao  gồm các mục: Thông tin cơ bản về mãn kinh; các  triệu  chứng mãn kinh;  các phương pháp giảm  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 210 triệu chứng; lợi ích của tập thể dục; cách tập thể  dục hiệu quả.  Phần 2: Bảng nhật ký  tập  thể dục  trong 12  tuần do  đối  tượng  tự  đánh  giá, mỗi  tuần  chia  thành  7  mức  độ  từ  1  tới  7  theo  thang  điểm  Likert, tương đương với 1: Tập tệ nhất, cho tới 7:  Tập  tốt nhất. Bên cạnh đó  là phần ghi chú khó  khăn, tuần nào ghi nhận từ 1 đến 3, đối tượng tự  ghi chú lại khó khăn để tìm yếu tố liên quan đến  việc tập thể dục.  Kết thúc nghiên cứu  Các  đối  tượng  tái  khám  sau  3  tháng  được  đánh  giá  lại  CLCS  theo  thang  điểm  WHQ.  Khoảng thời gian chênh lệch cho phép là 7 ngày.  Chúng tôi thu lại bảng nhật ký theo dõi. Sau  đó, tính điểm số trung bình mức độ tập thể dục  của mỗi đối tượng bằng công thức:  Số điểm trung bình = Tổng số điểm / 12  Cuối cùng, chúng tôi đã chia thành 2 mức độ  đơn giản: Tập thể dục tốt là khi điểm trung bình  >3 và  tập không  tốt  là điểm  trung bình ≤3. Ghi  nhận lại tất cả các khó khăn của đối tượng.  Phân tích số liệu  Điểm số CLCS trước và sau can thiệp được  tính  trung  bình  và  độ  lệch  chuẩn.  Đánh  giá  hiệu quả của can  thiệp bằng so sánh  trước và  sau với phép kiểm Pair t‐test. Các yếu tố: nơi ở,  trình độ học vấn, nghề nghiệp, BMI, tình trạng  mãn  kinh,  bệnh  nội  khoa  được  đưa  vào  phương trình hồi quy đa biến bằng phép kiểm  Poisson để xác định yếu tố ảnh hưởng lên hiệu  quả của can thiệp. Tất cả các phép kiểm được  thực hiện với độ tin cậy 95%.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Từ  ngày  16/11/2012  đến  ngày  31/01/2013,  chúng  tôi đã đưa vào nghiên cứu  tổng cộng 96  đối  tượng  từ  45  –  55  tuổi,  đi  khám  tại  phòng  khám phụ khoa bệnh viện Từ Dũ. Sau khi giải  thích mục  đích nghiên  cứu,  các  đối  tượng  đều  đồng ý tham gia. Chúng tôi sử dụng hình thức  phỏng vấn trực tiếp, sau đó hướng dẫn cho các  đối  tượng  tự  điền  vào  bảng  câu  hỏi WHQ_23  trong tất cả các trường hợp.   Sau 3  tháng  theo dõi, có 89 đối  tượng quay  lại  tái khám. Tỷ  lệ mất dấu  là 7%,  đây  là  tỷ  lệ  nhỏ  nên  không  được  tìm  hiểu  và  phân  tích  riêng. Trong số 89 đối tượng quay lại tái khám,  tỷ lệ hoàn trả nhật ký là 100%.  Bảng 2. Đặc điểm dịch tễ học nhóm nghiên cứu  Đặc điểm Tổng (n = 89) Tỷ lệ (%) Tuổi 45-49 50 56,2 50-55 39 43,8 Nghề nghiệp Nội trợ 31 34,8 Buôn bán 25 28,1 Nông dân 33 37,1 Trình độ học vấn ≤ Cấp 1 39 43,8 Cấp 2 32 36,0 ≥ Cấp 3 18 20,2 BMI Trung bình 75 84,2 Nhẹ cân 3 3,4 Thừa cân 11 12,4 Nơi cư ngụ Thành thị 49 55,1 Nông thôn 40 44,9 Không HRT vì: Ra huyết âm đạo 43 48,3 Tăng huyết áp 18 20,2 Bệnh gan, thận 9 11,1 Không đồng ý 19 21,4 Tuổi  trung  bình  của  đối  tượng  tham  gia  nghiên  cứu  là  49,1  ±  3,4  tuổi. Trong  đó,  19%  đối  tượng  đã  hết  kinh  trên  12  tháng.Nghề  nghiệp phân bố đồng đều ở 3 lĩnh vực nội trợ,  buôn  bán  và  nông  dân. Không  có  đối  tượng  nào  làm  công nhân hay văn phòng. Trình  độ  học  vấn  chủ  yếu  từ  cấp  2  trở  xuống  chiếm  79,8%. Đối  tượng có BMI  trung bình chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  là  84,2%,  thấp  nhất  là  nhóm  nhẹ  cân. Tỷ  lệ  các  đối  tượng  sống  ở  thành  thị và  nông thôn là tương đương nhau.  Về  lý do không sử dụng hormone thay thế,  chủ yếu có chống chỉ định gồm 2 lý do chính: Ra  huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân  (48,3%) và  có  bệnh  lý  nội  khoa  mãn  tính  đang  điều  trị  (30,3%) như tăng huyết áp, bệnh thận, gan. Còn  lại không đồng ý sử dụng hormone thay thế do  điều kiện kinh tế.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 211 Bảng 3. So sánh điểm số trung bình WHQ trước và  sau 3 tháng theo dõi  Lĩnh vực Trước (n = 89) Sau (n = 89) P* Lo âu Trầm cảm 80,3±13,9 80,6±13,5 0,227 Đánh giá sức khỏe 60,6±14,3 61,5±13,0 0,205 TC cơ thể 69,8±21,2 71,4±18,4 0,019 Trí nhớTập trung 77,8±18,4 78,4±23,2 0,251 TC vận mạch 76,1±25,0 82,0±21,4 0,001 Vấn đề giấc ngủ 57,9±30,4 59,2±29,8 0,239 *Kiểm định Student mẫu ghép cặp  Ngoại trừ lĩnh vực lo âu/ trầm cảm gần như  không thay đổi sau 3 tháng theo dõi, 5/6 lĩnh vực  còn  lại  đều  cho  thấy  sự  cải  thiện  về  điểm  số  WHQ. Tuy nhiên,  chỉ  các  lĩnh vực  triệu  chứng  cơ thể và triệu chứng vận mạch sự khác biệt này  mới có ý nghĩa thống kê với P đều nhỏ hơn 0,05.  Sau  3  tháng  theo  dõi  các  đối  tượng  trong  nghiên cứu của chúng  tôi cải  thiện CLCS ở các  lĩnh vực  triệu chứng cơ  thể và  triệu chứng vận  mạch. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu  của Duijts và Forouhari(5,7). Kết quả này có thể do  phương  pháp  cũng  như  thời  gian  can  thiệp  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  tương  tự  các  nghiên cứu trên.  Bảng 4. Phân tích hồi quy đa biến mối liên quan giữa các yếu tố với tỷ lệ cải thiện CLCS  Yếu tố Cải thiện (n = 56) Không cải thiện (n = 33) RR P* Nghề nghiệp Nội trợ Buôn bán Nông dân 22(71,0%) 10(40,0%) 24(72,7%) 9(29,0%) 15(60,0%) 9(27,3%) Ref 0,54 0,90 0,181 0,744 Học vấn ≤ Cấp 1 Cấp 2 ≥ Cấp 3 Tình trạng hôn nhân Ở với chồng Không ở với chồng Nơi ở Thành thị Nông thôn Mãn kinh Chưa mãn kinh Đã mãn kinh Chỉ số khối cơ thể Trung bình Thừa cân Nhẹ cân Bệnh nội khoa Không có bệnh Có bệnh Đi bộ** Không tốt Tốt 23(59,0%) 23(71,9%) 10(55,6%) 46(59,7%) 10(83,3%) 28(57,1%) 28(70,0%) 42(60,0%) 14(73,7%) 52(69,3%) 2(18,2%) 2(66,7%) 33(56,9%) 23(74,2%) 13(44,8%) 43(71,7%) 16(41,0%) 9(28,1%) 8(44,4%) 31(40,3%) 2(16,7%) 21(42,9%) 12(30,0%) 28(40,0%) 5(26,3%) 23(30,7%) 9(81,8%) 1(33,3%) 25(43,1%) 8(25,8%) 16(55,2%) 17(28,3%) Ref 1,17 1,24 Ref 1,08 Ref 1,21 Ref 1,06 Ref 0,33 1,17 Ref 1,02 Ref 2,48 0,621 0,583 0,848 0,503 0,867 0,045 0,799 0,952 0,038 *Poisson đa biến. ** Đi bộ tốt là điểm trung bình >3, không tốt là điểm trung bình ≤3 theo thang điểm Likert từ 1‐7  Theo nghiên cứu của Nuri, CLCS không cải  thiện sau 15  tuần  tái khám. Kết quả này có  thể  do cách chọn mẫu của  tác giả khác với nghiên  cứu  của  chúng  tôi.  Trong  khi  nghiên  cứu  của  chúng tôi lựa chọn đối tượng 45‐55 tuổi có triệu  chứng mãn  kinh  thì  nghiên  cứu  của Nuri  lựa  chọn các đối tượng đã mãn kinh và có ung thư  vú(11). Theo Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ năm  2010,  sau khi mãn kinh  thật  sự, người phụ nữ  không còn than phiền về các triệu chứng rối loạn  kinh  nguyệt,  triệu  chứng  vận mạch  cũng  biến  mất tự nhiên(2). Vì vậy các triệu chứng này cũng  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em 212 không  thay  đổi  nhiều  sau  điều  trị.  Thêm một  điểm nữa,  trong khi nghiên  cứu  của  chúng  tôi  kết hợp cả tư vấn và tập thể dục thì nghiên cứu  của Nuri chỉ can thiệp tập thể dục mà thôi.  Sau khi đưa  tám yếu  tố vào phương  trình  hồi  quy  đa  biến  nhằm  kiểm  soát  yếu  tố  gây  nhiễu, kết quả  chỉ  còn yếu  tố  tập  thể dục và  BMI có ảnh hưởng lên tỷ lệ cải thiện CLCS sau  3  tháng  tái khám. Những  đối  tượng  thừa cân  có  xu  hướng  giảm  khả  năng  cải  thiện CLCS  xuống 3  lần  so với nhóm BMI  trung bình. So  với  nhóm  đi  bộ  không  tốt  (điểm  trung  bình  ≤3), nhóm đi bộ  tốt  (điểm  trung bình >3)  làm  tăng khả năng cải thiện CLCS lên 2,48 lần.  Theo nghiên cứu của Zolnierczuk‐Kieliszek,  CLCS thấp hơn ở nhóm nông dân và cao hơn ở  nhóm  công  nhân  viên  như  giáo  viên,  kế  toán,  quản lý(16). Điều này cũng dễ hiểu, vì ở các nước  phương Tây, nhóm nghề nghiệp dựa vào trí óc  thường có thu nhập cao hơn nhiều so với nhóm  lao động chân tay. Điều kiện kinh tế và thu nhập  cao có thể khiến cho CLCS của người phụ nữ tốt  hơn. Trong khi đó, nghiên cứu của chúng tôi chỉ  có 3 nhóm nghề nghiệp  chính  là nội  trợ, buôn  bán và nông dân, sự khác biệt này có thể do mẫu  của chúng  tôi chủ yếu  là các  trường hợp khám  bảo hiểm,  có  thể bỏ  sót nhóm  đối  tượng  công  nhân viên  có  thu nhập khá hơn và  thường họ  chọn khám dịch vụ.  Theo  De  Lorenzi,  CLCS  không  phụ  thuộc  trình độ văn hóa(4). Phụ nữ có trình độ văn hóa  cao, có nhiều hiểu biết, làm công việc trí óc lại ít  vận  động,  ngược  lại  những  người  có  trình  độ  văn hóa  thấp  lại  thường  vận  động nhiều hơn.  Hai yếu  tố này kết hợp  cho  thấy  trình  độ văn  hóa cao hay  thấp không  ảnh hưởng nhiều  đến  CLCS của phụ nữ mãn kinh.  Nghiên  cứu  của  Zolnierczuk‐Kieliszekcho  thấy phụ nữ sống ở thành thị có CLCS cao hơn  so với nông thôn ở các lĩnh vực lo âu/ trầm cảm  và vấn đề giấc ngủ(16). Theo các  tác giả  trên, sự  khác biệt về CLCS giữa 2 nhóm này phụ  thuộc  vào nhiều yếu tố: Trình độ học vấn, nghề nghiệp  và thu nhập. Phụ nữ sống ở thành thị thường có  trình  độ  học  vấn  cao  hơn,  có  nghề  nghiệp  ổn  định và  thu nhập  tốt hơn phụ nữ sống ở nông  thôn. Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi,  các  đối  tượng nhìn  chung  có  trình  độ học vấn  thấp, không có đối tượng nào làm các công việc  trí óc và thu nhập của họ chủ yếu là đủ sống. Vì  vậy yếu tố nơi ở không làm thay đổi tỷ lệ thành  công của can thiệp.  Theo Girod, khi so sánh điểm số WHQ ở 2  nhóm 58 tuổi, điểm số trong  lĩnh vực đánh giá sức khỏe và trí nhớ/ tập trung  của nhóm <49  tuổi cao hơn  (66,6 và 67,6 so với  63,1 và 64,9)(8). Trong các  lĩnh vực còn  lại, điểm  số WHQ của nhóm >58  tuổi cao hơn. Điều này  có  thể  được giải  thích  là do  sau khi mãn kinh  thật sự, người phụ nữ không còn than phiền về  các  triệu  chứng  rối  loạn  kinh  nguyệt,  triệu  chứng  vận mạch  cũng  biến mất  tự  nhiên.  Sự  khác biệt về kết quả trong nghiên cứu của chúng  tôi  với  nghiên  cứu  của  Girod  có  thể  do mẫu  trong nghiên cứu của chúng tôi ít hơn nên chưa  thấy rõ được sự khác nhau giữa 2 nhóm.  Theo nghiên cứu của Daley, yếu tố BMI ảnh  hưởng có ý nghĩa  lên các CLCS  ở các  lĩnh vực  triệu chứng cơ thể, triệu chứng vận mạch và sức  hấp dẫn(3). Sau 3  tháng  theo dõi, nhóm béo phì  có xu hướng giảm tỷ lệ cải thiện CLCS so với 2  nhóm  thừa cân và  trung bình. Các  lĩnh vực  có  ảnh hưởng là đánh giá sức khỏe và sức hấp dẫn.   Nghiên cứu của Li năm 2005 cho thấy, trọng  lượng cơ thể tăng trên 5kg làm giảm CLCS có ý  nghĩa ở lĩnh vực triệu chứng cơ thể(10). Như vậy,  những phụ nữ thừa cân không những có CLCS  thấp  hơn  phụ  nữ  có  cân  nặng  trung  bình mà  mức  độ  cải  thiện  CLCS  của  họ  sau  can  thiệp  cũng  thấp hơn. Điều này  có  thể do phụ nữ  có  BMI  thừa cân  tuân  thủ viêc  tập  thể dục không  tốt bằng phụ nữ có BMI  trung bình. Trong khi  đó, tập thể dục là một trong những yếu tố chính  làm tăng CLCS.  So với nhóm  tập  thể dục không  tốt, nhóm  tập thể dục tốt có tỷ lệ cải thiện CLCS tăng gấp  3,38 lần, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với  P < 0,05. Sau khi đưa các yếu  tố  liên quan vào  phương  trình  hồi  quy  đa  biến,  tỷ  lệ  cải  thiện  CLCS cũng vẫn  tăng  lên  tương  tự ở nhóm  tập  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Sản Phụ Khoa 213 thể dục  tốt  (2,48  lần) và  sự khác biệt này  có ý  nghĩa thống kê với P < 0,05.   Theo tác giả De Lorenzi tập thể dục thường  xuyên làm giảm tần suất và mức độ triệu chứng  bốc  hỏa,  cải  thiện  triệu  chứng  thần  kinh,  điều  hòa nhịp tim và làm tăng CLCS(4).  KẾT LUẬN  Trong thời gian nghiên cứu từ 15/10/2012 –  30/4/2013, sau khi áp dụng can thiệp tư vấn và  hướng dẫn đi bộ cho 89 phụ nữ trong độ tuổi  từ  45  ‐  55  có  hội  chứng  quanh mãn  kinh  đi  khám tại bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi rút ra kết  luận sau:  ‐Cải  thiện CLCS  thấy  được  ở  5/6  lĩnh  vực  theo thang điểm WHQ. Tuy nhiên, chỉ lĩnh vực  triệu  chứng  cơ  thể  (71,4  so  với  69,8)  và  triệu  chứng vận mạch (82,0 so với 76,1) tình trạng cải  thiện mới rõ rệt và có ý nghĩa thống kê. Các lĩnh  vực đánh giá sức khỏe, trí nhớ/ tập trung và vấn  đề giấc ngủ cũng có cải thiện nhưng sự khác biệt  này không có ý nghĩa thống kê.  ‐Các  yếu  tố  ảnh  hưởng  lên  khả  năng  cải  thiện CLCS sau 3 tháng tái khám bao gồm BMI  và tập thể dục. Những đối tượng thừa cân có xu  hướng giảm khả năng cải  thiện CLCS xuống 3  lần so với nhóm BMI trung bình. So với nhóm đi  bộ không tốt (điểm trung bình ≤3), nhóm đi bộ  tốt (điểm  trung bình >3)  làm  tăng khả năng cải  thiện CLCS lên 2,48 lần.   KIẾN NGHỊ  Mở rộng chương trình tư vấn và hướng dẫn  tập thể dục ở các cơ sở y tế cho những phụ nữ  độ  tuổi mãn kinh có  triệu chứng nhưng không  thể dùng hormone thay thế.  Bên cạnh tư vấn và  tập  thể dục có  thể  thực  hiện  thêm các nghiên cứu về các phương pháp  không  hormone  khác  như  các  thuốc  điều  trị  triệu chứng, chế độ ăn, để có nhiều lựa chọn hơn  cho  phụ  nữ  có  triệu  chứng mãn  kinh  nhưng  không thể sử dụng hormone thay thế.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Agil A, Abike F, Daskapan A, Alaca R, Tuzun H (2010), ʺShort‐ term  exercise  approaches  on  menopausal  symptoms,  psychological  health,  and  quality  of  life  in  postmenopausal  womenʺ. Obstet Gynecol Int, 10(16).  2. American College of Obstetricians and Gynecologists  (ACOG)  (2010), ʺMenopauseʺ. Obstet Gynaecol, 6th, 329‐336.  3. Daley A, MacArthur C, Stoke‐Lampard H, et al (2007), ʺExercise  participation, body mass index, and health‐related quality of life  in women of menopausal ageʺ. Br J Gen Pract, 57(535), 130‐135.  4. De  Lorenzi  DR,  Baracat  EC,  Saciloto  B,  Padilha  I  Jr  (2006),  ʺFactors related to quality of life in post‐menopauseʺ. Rev Assoc  Med Bras, 52(5), 312‐317.  5. Duijts  S, Oldenburg  S, Van  Beurden M, Aaronson N  (2009),  ʺCognitive  behavioral  therapy  and  physical  exercise  for  climacteric  symptoms  in  breast  cancer  patients  experiencing  treatment‐induced menopause:  design  of  a multicenter  trialʺ.  BMC Womenʹs Health, 9(15).  6. Elavsky  S,  McAuley  E  (2007),  ʺPhysical  activity  and mental  health outcomes during menopause: a  randomized  controlled  trialʺ. Ann Behav Med, 33(2), 132‐142.  7. Forouhari S, Khajehei M, Moattari M, Mohit M (2010), ʺThe Effect of  Education and Awareness on the Quality‐of‐Life in Postmenopausal  Women .ʺ Indian J Community Med, 35(1), 109‐114.  8. Girod  I, Abetz  L  (2004),  ʺWomenʹs Health Questionaire User  Manualʺ. MAPI.  9. Hunter  MS  (1992),  ʺThe  Womenʹs  Health  Questionnaire:  a  measure of mid‐aged womenʹs perceptions of  their emotional  and physical healthʺ. T. Psychol & Health, 7, 45‐54.  10. Li C,  Borgfeldt C,  Samsioe G,  Lidfeldt  J, Nerbrand C  (2005),  ʺBackground  factors  influencing  somatic  and  psychological  symptoms  in  middle‐age  women  with  different  hormonal  status.  A  population‐based  study  of  Swedish  womenʺ.  Maturitas, 52(3‐4), 306‐318.  11. Nuri R, Damirchi A, Rahmani‐Nia F, Emami H (2009), ʺeffect of  exercise  training  on  the  quality  of  life  in  postmenopausal  women with breast cancerʺ. Brazilian Journal of Biomitricity, 3(4),  351‐358.  12. Schirin  E  (2000),  ʺGuidelines  for  Counseling Women  on  the  Management  of  Menopause  ʺ.  The  Journal  of  Family  Practice,  49(11).  13. Ueda M  (2004),  ʺA 12‐week structured education and exercise  program  improved  climacteric  symptoms  in  middle‐aged  womenʺ. J Physiol Anthropol Appl Human Sci, 23(5), 143‐148.  14. Wiklund  I,  Karlberg  J,  Mattson  LA  (1993),  ʺQuality  of  life  during  transdermal  oestradiol  therapy  in  postmenopausal  women: a double blind placebo controlled studyʺ. Am J Obstet &  Gynaecol, 168, 824‐830.  15. Yazdkhasti M, Keshavarz M, Khoei EM, Hosseini A, et al (2012),  ʺThe Effect of Support Group Method on Quality of Life in Post‐ menopausal Womenʺ. Iran J Public Health, 41(11), 78‐84.  16. Zolnierczuk‐Kieliszek  D,  Kulik  TB,  Jarosz  MJ,  et  al  (2012),  ʺQuality  of  life  in  peri‐  and  post‐menopausal  Polish women  living  in Lublin Province‐differences between urban and rural  dwellersʺ. Ann Agric Environ Med, 19(1), 129‐133.  Ngày nhận bài báo      : 01/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo  : 29/11/2013  Ngày bài báo được đăng    : 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cua_tu_van_va_di_bo_tren_phu_nu_co_roi_loan_quanh_m.pdf
Tài liệu liên quan