Về sự thay đổi cảm giác đau và các chỉ số lâm sàng:
- Giả thiết về tác dụng của liệu pháp: Theo kết quả từ các bảng 3, 8 cho thấy liệu pháp cải thiện cảm giác đau cơ năng
như “đau khi vận động”, “điểm QDSA”; từ các bảng 4, 5, 6, 7, cho thấy cải thiện các triệu chứng thực thể “sự xuất hiện của
thiện án”, “chỉ số Schober”, “khoảng cách bàn tay đất”.
Các thủ thuật “xoa, day, lăn, đấm, ấn, vận động” trên vùng lưng tác động từ lớp nông của da như biểu bì (thủ thuật xoa),
đến lớp bì, lớp cơ (thủ thuật day, lăn) thấm đến gân xương khớp (thủ thuật đấm, vận động khớp) có tác dụng cải thiện dinh
dưỡng của các cơ, khớp, xương vùng lưng. “Ảnh hưởng cục bộ: Xoa bóp làm cho mạch máu giãn tăng cường tuần hoàn
động mạch và tĩnh mạch có lợi cho việc dinh dưỡng tại chỗ.” [-9]; “Xoa bóp còn tạo ra cảm giác dễ chịu, đẩy nhanh sự di
chuyển máu và bạch huyết, tăng cường chức năng các tuyến mồ hôi, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. [-6]; “Đối với cơ: xoa
bóp có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng năng lực làm việc, sức bền của cơ và phục hồi sức khỏe cho cơ nhanh.
Ngoài ra nó có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ .
Đối với gân khớp: xoa bóp có khả năng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong cơ
khớp và tuần hoàn quanh khớp.[-6]
Các thủ thuật xoa bóp (xoa, day, lăn, đấm, vận động) vùng thắt lưng còn tác dụng đến các huyệt tại chỗ như Tam tiêu du,
Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Mệnh môn, và huyệt Giáp tích.
Ba động tác dưỡng sinh đều tác dụng đến vùng lưng và thắt lưng; do có thở sâu tối đa nên cũng có tác dụng khí huyết lưu
thông toàn thân [-3], nhưng đặc biệt chủ yếu tác động vào vùng lưng và thắt lưng, nơi có các huyệt tại chỗ, các huyệt liên
quan đến sự lưu thông khí huyết như Tam tiêu du, Khí hải du, Quan nguyên du, các huyệt ảnh hưởng đến thận khí như Thận
du, Mệnh môn.
Ngoài ra 3 động tác dưỡng sinh này còn tác động đến các khớp cột sống ở vùng lưng và thắt lưng; đặc biệt ở giai đoạn
mạn tính và phục hồi; cùng với tác dụng giảm đau của xoa bóp, làm tăng độ phạm vi hoạt động của khớp đốt sống thể hiện ở
sự cải thiện chỉ số Schober, và khoảng cách bàn tay - đất
- Về sự thay đổi của chỉ số Schober và khoảng cách bàn tay – đất: Theo kết quả từ bảng 5. và bảng 6, sự cải thiện hai
chỉ số Schober và khoảng cách bàn tay – đất nói lên độ dẻo cột sống khá hơn, phản ánh triệu chứng đau khi vận động giảm.
Độ dẻo cột sống khá hơn là do xoa bóp có tác dụng tại chỗ, cải thiện dinh dưỡng cơ gân khớp, đồng thời 3 động tác dưỡng
sinh cũng chủ yếu tác động vào vùng thắt lưng như đã bàn luận ở phần 3; Nghiên cứu của Lưu Thị Hiệp, Huỳnh Tấn Vũ
cũng có kết quả cải thiện chỉ số Schober và khoảng cách bàn tay – đất.
- Về sự thay đổi của bảng điểm QDSA: Nghiên cứu của Lưu Thị Hiệp, Huỳnh Tấn Vũ cũng có kết quả cải thiện điểm
QDSA.
“Xoa bóp tác động trực tiếp lên phần tận cùng của thần kinh cảm giác. Xoa bóp được thực hiện trong thời gian vừa phải
sẽ có tác dụng hưng phấn thần kinh; gây cảm giác dễ chịu.”
“Xoa bóp tác động trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày đặc ở dưới da tạo ra các đáp ứng phản xạ thần kinh từ đó gây
nên tác dụng điều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, giảm
đau, giãn cơ, và điều hòa chức năng nội tạng; nhưng nếu làm quá lâu hoặc quá mạnh sẽ gây ức chế mệt mỏi.” [-10]. Xoa bóp
với một lực vừa phải thấm sâu vào các sợi thần kinh cảm giác dưới da và gân cơ, xương khớp luôn đem lại cảm giác dễ chịu,
giảm căng thẳng do đó có thể giải thích được sự cải thiện các triệu chứng thuộc về tình cảm, cảm giác trong thang điểm
QDSA như cảm giác phiền, mệt mỏi, cáu gắt
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả điều trị chứng đau lưng do thoái hóa cột sống của liệu pháp 3 động tác dưỡng sinh và xoa bóp vùng lưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CHỨNG ĐAU LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỦA LIỆU PHÁP
3 ĐỘNG TÁC DƯỠNG SINH VÀ XOA BÓP VÙNG LƯNG
Phạm Huy Hùng*, Huỳnh Tấn Vũ∗
TÓM TẮT
Tình hình và mục ñích nghiên cứu: Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung niên và người có tuổi,
xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi thành phần của xã hội, ở tất cả các nước và phụ nữ nhiều hơn nam giới. Vị trí thường bị thoái
hóa nhất là cột sống thắt lưng 31,12%; ñề tài này có mục tiêu:
1. Đánh giá sự an toàn của liệu pháp xoa bóp kết hợp tập dưỡng sinh trên bệnh nhân bị ñau lưng do thoái hóa trong
quá trình ñiều trị bằng theo dõi sinh hiệu.
2. Đánh giá tác dụng giảm ñau của liệu pháp bằng các triệu chứng ñau cơ năng, ñau khi vận ñộng và chỉ số Schober,
Khoảng cách bàn tay - ñất, ñiểm QDSA.
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mở, tiền cứu, quan sát hàng loạt ca, thời gian 1 năm rưỡi từ tháng 4-2008 ñến tháng
12-2009, tại Cơ sở 3 bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM.
Đối tượng nghiên cứu: 34 bệnh nhân thoái hóa khớp thắt lưng, (Nam: 13 , Nữ: 21), tuổi trung bình: 55
Phương pháp theo dõi: Sinh hiệu, cảm giác ñau tự nhiên, cảm giác ñau khi vận ñộng, thiện án, cự án; nghiệm pháp
Schober, chỉ số Schober, nghiệm pháp bàn tay -ñất, thang ñiểm QDSA
Phương tiện ñánh giá: Đồng hồ có chỉ giây, huyết áp kế, thước dây có vạch cm, phiếu phỏng vấn
Kết quả chính: Liệu pháp xoa bóp vùng lưng và 3 ñộng tác dưỡng sinh. Không làm thay ñổi sinh hiệu; làm giảm triệu
chứng ñau khi vận ñộng, và thiện án, làm tăng chỉ số Schober, khoảng cách bàn tay-ñất thu ngắn, giảm thang ñiểm QDSA,
sự cải thiện “chỉ số Schober”, “khoảng cách bàn tay - ñất”, “ñiểm QDSA” của nhóm có cân nặng bình thường tốt hơn
nhóm dư cân.
Kết luận: Liệu pháp xoa bóp vùng lưng và 3 ñộng tác dưỡng sinh không có tác dụng bất thường trên sinh hiệu, và giúp
cho bệnh nhân thoái hóa khớp thắt lưng cải thiện ñược các triệu chứng chủ quan như ñau khi vận ñộng, thiện án, cải thiện
các chỉ số Schober, khoảng cách bàn tay-ñất và thang ñiểm QDSA
Từ khóa: Thoái hoá khớp thắt lưng, ñộng tác dưỡng sinh, xoa bóp vùng thắt lưng.
ABSTRACT
EFFECTS OF BACK MASSAGE AND THREE MOVEMENTS OF DUONG SINH EXERCISES ON
LUMBAR PAIN DUE TO OSTEOARTHRITIS
Pham Huy Hung, Huynh Tan Vu
Background and Aims: Osteoarthritis is a common chronic disorder of the elderly in all races, social classes, countries
and women are priority. The lumbar osteoarthritis is the most (31.12%). The aims of this study are:
1. Evaluating the safety of massage therapy combined with Duong sinh exercises on lumbar pain due to osteoarthritis;
2. Evaluating the effects on the symptoms of natural pain, moving pain, Schober’s test, hand-ground distance test and
QDSA scores.
Study design and setting: Observational study, case-series; conducted in Unit No.3 of HCMC University Medical
Center; from April 2008 to December 2009.
Subjects: 34 patients (male: 13, female: 21), average years of age: 55
Outcome measures: Vital sign, natural and moving pain, Schober’s test, hand-ground distance test and QDSA scores.
Evaluating tools: sphygmomanometer, stop-watch, ruler, questionnaire sheets.
Results: The combination of lumbar massage and three movements of Duong sinh exercises did not alter vital signs. The
therapy had reduced natural and moving pain, hand-ground distance and QDSA scores, increased Schober’s index. The
improvements of Schober’s index, hand-ground distance and QDSA scores of normal-body weight group are better than
obese group.
Conclusion: The combination therapy is safe and improves the conditions of lumbar osteoarthritis regarding natural
and moving pain, Schober’s index, hand-ground distance and QDSA scores.
Key words: Lumbar osteoarthritis, Duong sinh exercises, lumbar massage.
MỞ ĐẦU
Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính thường gặp ở người trung niên và người có tuổi, xảy ra ở mọi chủng tộc, mọi thành phần
của xã hội, ở tất cả các nước và phụ nữ nhiều hơn nam giới. Vị trí thường bị thoái hóa nhất là cột sống thắt lưng với tỷ lệ
31,12% [-4],[-10],[-11],[-12]. Dựa trên những kết quả ghi nhận ñược trong quá trình ñiều trị chứng ñau lưng do thoái khớp
∗ Khoa Y học Cổ Truyền - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
Điạ chỉ liên hệ: PGS.TS. Phạm Huy Hùng Điện thoại 0913608549, Email: phamhuyhung52@gmail.com
74
cột sống thắt lưng bằng phương pháp xoa bóp kết hợp với tập luyện dưỡng sinh tại cơ sở 3 bệnh viện Đại học Y Dược Tp.
HCM, ñề tài này tiến hành nhằm có mục tiêu:
1. Đánh giá sự an toàn của liệu pháp xoa bóp kết hợp tập dưỡng sinh trên bệnh nhân bị ñau lưng do thoái hóa trong quá
trình ñiều trị bằng theo dõi sinh hiệu.
2. Đánh giá tác dụng giảm ñau của liệu pháp bằng các triệu chứng ñau cơ năng, ñau khi khám và chỉ số Schober, khoảng
cách bàn tay - ñất, bảng QDSA.
PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN: Nghiên cứu can thiệp, quan sát hàng loạt ca, mở, không ñối chứng.
Giới thiệu phương pháp xoa bóp và tập dưỡng sinh
Trình tự xoa bóp: Người bệnh nằm sấp; Thầy thuốc ñứng bên trái bệnh nhân; Xoa vùng lưng với dầu trơn; Day vùng lưng
bằng gốc bàn tay, ñộng tác nhẹ, dịu dàng; Lăn hai bên thăn lưng và cột sống; Tìm ñiểm ñau nhất day từ nhẹ ñến nặng.; Ấn
các huyệt : Áp thống, Huyệt tại chỗ và lân cận Mệnh môn, Thận du; Vận ñộng khớp:Vặn cột sống; Phát Mệnh môn; Thời
gian : mỗi lần 15’, một liệu trình 5 lần.[-6],[-8]
- XOA -DAY: LĂN: BÓP VẶN CỘT SỐNG PHÁT
Động tác dưỡng sinh [-5],[-7]
Đng tác
dng
sinh
Liều tập Tác dụng
1. Tam giác
3-5 hơi x 2
lần /ngày
2. Vặn cột
sống
3-5 hơi x 2
lần /ngày
3. Rắn hổ
mang
3-5 hơi x 2
lần /ngày
Luyện cơ sau thân, cột
sống vùng thắt lưng và cổ
gáy.
Vừa sức ñối với người
bệnh.
- Động tác Tam giác: - Nằm ngửa, hai bàn tay úp xuống ñặt kế bên nhau và ñể dưới mông,
hai chân chống lên, co gối, gót chân gần ñụng mông.
- Hít vào tối ña, giữ hơi, giao ñộng ngả hai chân qua bên trái rồi qua bên phải, ñầu gối ñụng
giường, ñầu cổ quay về bên ñối diện với ñầu gối, ñồng thời cố gắng hít thêm ñể mở thanh
quản, làm từ 2 - 6 cái, rồi thở ra bằng cách co ñùi vào bụng ñuổi hơi ra triệt ñể, hạ chân
xuống, nghỉ, làm 1- 3 lần.
- Động tác Vặn cột sống: Nằm nghiêng bên trái, co ñùi chân phải, bàn chân phải
ñể trước ñầu gối chân chân trái, tay trái ñè ñầu gối chân phải chạm giường, gập gối chân trái
ra phía sau, bàn tay phải nắm bàn chân trái ñè xuống chạm giường càng
tốt; ñầu, vai ngã ra sau.
- Hít vào tối ña. Trong thời giữ hơi giao ñộng ñầu qua lại từ 2-6 cái, mở thanh quản bằng
cách liên tục hít thêm, thở ra triệt ñể có ép bụng. Làm 1-3 hơi thở rồi ñổi bên.
- Động tác Rắn hổ mang: Nằm sấp, hai tay chống ngang thắt lưng (hoặc ngang ngực), ngón
tay hướng ra ngoài. Chống tay thẳng lên, ưỡn lưng, ưỡn ñầu ra sau. Hít vào tối ña. Giữ hơi,
mở thanh quản (bằng cách hít thêm) giao ñộng ñầu theo chiều trước sau 2-6 cái. Thở ra triệt
ñể, làm 1-3 lần.
Tiêu chuẩn chẩn ñoán:
• Lâm sàng: Đau trên 3 tháng: diễn tiến thành từng ñợt, hoặc ñau liên tục tăng dần; Vị trí:
Khu trú vùng thắt lưng, hoặc lưng trên, không lan xa; Cường ñộ ñau ít hay vừa; Khám: ấn ñau ít trên gai ñốt sống hoặc
cạnh ñốt sống, viêm, không biểu hiện toàn thân.
• Cận lâm sàng: + Hình ảnh X quang của thoái hóa cột sống thắt lưng: Hẹp khe khớp, ñặc xương dưới sụn,
gai xương.
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không ñồng ý tham gia nghiên cứu. Chấn thương, dị dạng, ung thư cột sống.
Đau thắt lưng cấp do căng giãn gân cơ quá mức. Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm ñau trong quá
trình ñiều trị.
* Ngưng nghiên cứu: Bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, giới thiệu khám chuyên khoa chỉnh hình
Phương tiện sử dụng trong nghiên cứu: Đồng hồ có chỉ giây, huyết áp kế, thước dây có vạch cm, phiếu phỏng vấn
75
Tiêu chí ñánh giá:
- Sinh hiệu
- Cảm giác ñau tự nhiên: 3: vừa; giảm ít dưới 50% : 2; giảm nhiều hơn 50% : 1; hết ñau: 0.
- Cảm giác ñau khi vận ñộng: 3: vừa; giảm ít dưới 50% : 2; giảm nhiều hơn 50% : 1; hết ñau: 0.
- Thiện án: có :1 ; không có : 0 ; cự án: có :1 ; không có : 0
- Nghiệm pháp Schober:- Chỉ số Schober: Từ ñiểm giữa gai L4-L5 ño lên 10 cm (bệnh nhân ñứng thẳng). Yêu cầu
bệnh nhân cúi tối ña và ño lại. Bình thường sẽ dài hơn 4-5 cm.
- Nghiệm pháp bàn tay - ñất: bệnh nhân ñứng thẳng trên một kệ thấp 20 cm, ñầu gối thẳng, rồi cúi
xuống ño khoảng cách từ ñầu ngón tay ñến mặt mặt ngang của kệ (bình thường từ 0-5 cm); nếu
ngón tay ñưa quá mặt ngang của kệ sẽ có trị số âm, thí dụ -2 cm) (hình 1)
- Bảng QDSA. Questionnaire Douleur Saint Antoine) Thang ñiểm: 0: không; 1: ít ; 3: vừa ; 4 : dữ
dội
A
Như bị ñập
Như xé
Như ñiện giật
I
Tê
Nặng
B Đau lan truyền J Gây mệt mỏi Gây suy nhược
C
Đau như chích
Như cắt
Như xuyên
Như ñấm
K
Gây buồn nôn
Gây nghẹt thở
Gây ngất
D
Đau như nhéo
Như xiết
Như ñè
Như nghiền
L
Gây lo lắng
Gây nặng ngực
E
Co kéo
Căng
Xoắn
M
Gây ám ảnh
Dữ dội
F
Cảm giác nóng
Như bỏng N
Cảm giác làm phiền
Gây khổ sở
Không chịu ñựng nổi
G Cảm giác lạnh Như nước ñá O
Gây cáu gắt
H Cảm giác kiến bò P Làm suy sụp Muốn tự sát
* Phân tầng: - theo tuổi (60); giới, BMI
Phương pháp thống kê
- So sánh sự biến ñổi trước và sau khi tập: Dùng phép kiểm t trường hợp số liệu từng cặp.
- So sánh diễn tiến trong quá trình: Dùng phép kiểm ANOVA. Dùng phần mềm microsoft Ecxel
Phương tiện nghiên cứu: Đồng hồ có chỉ giây; Huyết áp kế; Thước dây có vạch cm; Phiếu phỏng vấn
Địa ñiểm, thời gian:
Khoa dưỡng sinh, Khoa khám bệnh Cơ sở 3; Thời gian từ 5 /2008-1/2010; Thời ñiểm theo dõi:
Ngày 1 2 3 4 5
KẾT QUẢ
Đối tượng nghiên cứu
- Số BN: 24, Nam: 13; Nữ: 21; Tuổi trung bình: 55
Tuổi n Tỷ lệ
Tuổi < 60 20 59%
Tuổi > 60 14 41%
Tổng 34 100%
Hình 1
76
Nghề nghiệp n Tỷ lệ
Hưu trí 14 41%
Nội trợ 6 18%
LĐTO 9 26%
LĐCT 5 15%
Chung 34 100%
-Thời gian mắc bệnh TB: 3,2 + 1,1 năm; sớm nhất 6 tháng, lâu nhất 10 năm.
Chiều cao 1,58 + 0,02
Cân nặng 58,16 2,35
BMI 23,4 + 0,7
Phân tầng n Tỷ lệ
BMI <18 0 0%
BMI từ 18 ñến 23: 17 50%
BMI >23 17 50%
Sự thay ñổi sinh hiệu
Sự thay ñổi sinh hiệu trước và sau buổi ñầu tiên:
Bảng 1. Sinh hiệu trước và sau buổi ñầu tiên
Trước Sau |t
(70)|
=
1,692
YNTK
Mạch: 78,4 + 2,8 78,1 + 2,6 0,652 Không
Tần số hô
hấp 13,6 + 0,3 13,7 + 0,2 0,623 Không
HA tâm thu 122,0 + 4,1 121,6 + 3,6 0,810 Không
HA tâm
trương 73,9 + 2,2 73,9 + 2,1 0,075 Không
Nhận xét: Sinh hiệu trước và sau khi ñiều trị buổi ñầu tiên không thay ñổi có YNTK
Sự thay ñổi sinh hiệu trong quá trình ñiều trị:
Bảng 2. Sinh hiệu trong quá trình ñiều trị
Ngày 1 2 3 4 5 F crit: 2,426
YNTK
Mạch 77,9 76,7 77,2 76,9 77,3 0,143 Không
Tần số hô
hấp 13,9 14,4 14,1 13,8 13,8 0.967 Không
HA tâm thu 120,4 119,3 120,3 120,1 120,6 0,076 Không
HA tâm
trương 74,4 72,3 73,2 70,5 72,5 1,103 Không
Nhận xét: Sinh hiệu trong quá trình ñiều trị không thay ñổi
Sự thay ñổi cảm giác ñau và các chỉ số lâm sàng:
Sự thay ñổi cảm giác ñau khi vận ñộng:
Bảng 3. Cảm giác ñau khi vận ñộng
Ngày 1 2 3 4 5 F crit: 2,426
YNTK
Đau
khi vận
ñộng
3,0 2,4 1,8 1,3 0,9 170,806 có
77
Sự thay ñổi của thiện án
Bảng 4. Sự thay ñổi của thiện án
Ngày 1 2 3 4 5 F crit:
2.426
YNTK
Thiện
án 1,00 1,00 0,970,94 0,50 22,869 có
Cự án không có bệnh nhân.
Biểu ñồ 2: Mức ñộ ñau khi vận ñộng
0.9
1.4
1.8
2.6
3
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
N1 N2 N3 N4 N5
Biểu ñồ 3: Sự thay ñổi của thiện án
0.96
0.54
0.9911
0
0.5
1
1.5
N1 N2 N3 N4 N5
Nhận xét: cảm giác ñau khi vận ñộng giảm có YNTK. Thiện án cải thiện có YNTK, rõ từ buổi thứ 4
Sự thay ñổi của chỉ số Schober:
Bảng 5. Chỉ số Schober
Ngày 1 2 3 4 5 F crit: 2,426
YNTK
Chỉ số
Schober 12,6 13,9 14,715,4 16,0
105,7292
có
Sự thay ñổi của khoảng cách bàn tay-ñất:
Bảng 6. Khoảng cách bàn tay – ñất
Ngày 1 2 3 4 5 F crit: 2,426
YNTK
Khoảng
cách
bàn tay –
ñất
7,0 6,5 5,9 4,3 3,4 40,458 có
Bảng 7: Điểm QDSA- Sự thay ñổi của bảng ñiểm QDSA:
Ngày 1 2 3 4 5 F crit: 2.426
YNTK
Điểm
QDSA 30,1 21,0 11,3 8,3 4,4 310,732 có
Biểu ñồ 4: Chỉ số Schober
15.815.514.8
14.213
0
5
10
15
20
N1 N2 N3 N4 N5
Biểu ñồ 5: KC bàn tay-ñất
4.95.2
5.96.3
7.5
0
2
4
6
8
N1 N2 N3 N4 N5
Biểu ñồ 6: Điểm Q DSA
31
22
11.9
8.9
4.8
0
10
20
30
40
Sự thay ñổi của các yếu tố ñau trong bảng ñiểm QDSA:
Bảng 8. Bảng ñiểm QDSA
1. Như bị ñập (40, 56%)
2. Như xé (11, 15%)
Nhận xét: Chỉ số Schober
tăng có YNTK
Khoảng cách bàn tay – ñất
thu ngắn có YNTK
Điểm QDSA giảm có YNTK
78
3. Như ñiện giật (7, 10%)
4. Đau lan truyền (63, 89%)
5. Đau như chích (16, 23%)
6. Như cắt (11, 15%)
7. Như xuyên (14, 20%)
8. Như ñấm (26, 37%)
9. Đau như nhéo (12, 17%)
10. Như xiết (15, 21%)
11. Như ñè (66, 46%)
12. Như nghiền (0%)
13. Co kéo (13, 18%)
14. Căng (7, 10%)
15. Xoắn (1, 1,4%)
16. Cảm giác nóng (28, 39%)
17. Như bỏng (1, 1,4%)
18. Cảm giác lạnh (40, 56%)
19. Như nước ñá (0%)
20. Cảm giác kiến bò (15, 21%)
21. Tê (29, 41%)
22. Nặng (43, 614%)
23. Gây mệt mỏi (63, 89%)
24. Gây suy nhược (1, 1,4%)
25. Gây buồn nôn (0%)
26. Gây nghẹt thở (0%)
27. Gây ngất (0%)
28. Gây lo lắng (49, 69%)
29. Gây nặng ngực (0%)
30. Gây ám ảnh (3, 4%)
31. Dữ dội (0%)
32. Cảm giác phiền (71, 100%)
33. Gây khổ sở (7, 10%)
34. Không chịu nổi (0%)
35. Gây cáu gắt (62, 87%)
36. Làm suy sụp (0%)
37. Muốn tự sát (0%)
Nhận xét: trong 37 yếu tố của bảng QDSA có 23 yếu tố xuất hiện trong nghiên cứu này; 14 triệu chứng không xuất hiện.
Phân tầng
Bảng 9: So sánh nhóm tuổi dưới 60 với nhóm từ 60 tuổi trở lên:
Nhóm tuổi 60 [t] = 2,039 YNTK
Độ giảm triệu chứng "Đau
khi vận ñộng" -2,0 -1,9 1,203 Không
79
Độ tăng "Chỉ số Schober" +2,9 +2,8 0,359 Không
Độ giảm "Khoảng cách
bàn tay ñất" -3,4 -3,1 0,960 Không
Độ giảm "ñiểm QDSA" -25,0
-
25,0 0,042 Không
Nhận xét: Sự cải thiện các triệu chứng “Đau khi vận ñộng”, “Chỉ số Schober”, “Khoảng cách bàn tay – ñất”, “ñiểm
QDSA” giữa hai nhóm từ 60 tuổi trở lên và nhóm dưới 60 tuổi không khác nhau.
Bảng 10: So sánh giữa 2 nhóm nam và nữ.
Nam Nữ [t] = 2,039 YNTK
Độ giảm triệu chứng
"Đau khi vận ñộng" -2,1 -2,0 0,343 Không
Độ tăng "Chỉ số
Schober" -2,9 -3,0 0,342 Không
Độ giảm "Khoảng cách
bàn tay ñất" -3,2 -3,1 0,041 Không
Độ giảm "ñiểm QDSA" -25,4 -25,3 0,084 Không
Nhận xét: Sự cải thiện các triệu chứng “Đau khi vận ñộng”, “Chỉ số Schober”, “Khoảng cách bàn tay – ñất”, “ñiểm
QDSA” giữa hai nhóm nam và nữ không khác nhau.
Bảng 11. So sánh nhóm có cân nặng bình thường và nhóm dư cân:
18<
BMI <
23
BMI
>23
[t] =
2,037 YNTK
Độ giảm triệu
chứng "Đau khi
vận ñộng"
-2,12 -2,0 1,461 Không
Độ tăng "Chỉ số
Schober" 3,82 3,03 2,950 Có
Độ giảm "Khoảng
cách bàn tay ñất" -4,24 -3,00 7,423 Có
Độ giảm "ñiểm
QDSA" -26,94 -24,47 4,069 Có
Nhận xét: Sự cải thiện “Chỉ số Schober”, “Khoảng cách bàn tay – ñất”, “ñiểm QDSA” của nhóm có cân nặng bình thường
tốt hơn nhóm dư cân có YNTK. Triệu chứng "Đau khi vận ñộng" không khác nhau.
BÀN LUẬN
Đối tượng nghiên cứu
- Trong nghiên cứu này số bệnh nhân là 34, trong ñó giới nam có 13 chiếm 38%, nữ 21 chiếm 62%; trong nghiên cứu
của Lưu Thị Hiệp, Huỳnh Tấn Vũ tỷ lệ này là 48% và 52% [-2]
Nhóm NC NC của Lưu Thị Hiệp
Nam 13 29
Nữ 21 31
Χ
2
= 0,895 0,05). Các tỷ số không khác nhau; Sự khác biệt về giới không có YNTK
- Tuổi: trung bình: 55 + 5,3 ; thấp nhất 33, cao nhất 86
Nhóm NC NC của Lưu Thị Hiệp
Tuổi < 40 16 2
Tuổi > 40 55 30
Χ
2
= 0,945 > Χ20,05 = 3,841 (p < 0,05); Các tỷ số không khác nhau: Sự khác biệt về tuổi không có YNTK
- Nghề nghiệp: chứng ñau lưng xuất hiện ñều ở các tình trạng nghề nghiệp như hưu trí 41% (cao nhất), nội trợ (18%),
lao ñộng trí óc (26%), lao ñộng chân tay (15%).
- Thời gian mắc bệnh: trong nghiên cứu này thời gian mắc bệnh từ 6 tháng ñến 1 năm chiếm tỷ lệ khá cao 47%, trong
khi nhóm nghiên cứu của Lưu Thị Hiệp, Huỳnh Tấn Vũ là 27%; thời gian mắc bệnh từ hơn 1 năm là 53%, trong khi nhóm
nghiên cứu của Lưu Thị Hiệp, Huỳnh Tấn Vũ là 73%.
80
- Chiều cao, cân nặng, BMI trong nghiên cứu này số bệnh nhân dư cân (BMI>23) là 17 chiếm 50% tương ñương với số
bệnh nhân có BMI bình thường (BMI từ 18 ñến 23) 17, chiếm 50%. Nghiên cứu của Lưu Thị Hiệp, Huỳnh Tấn Vũ không
khảo sát yếu tố cân nặng.
Về sự thay ñổi sinh hiệu
Sự thay ñổi sinh hiệu trước và sau buổi ñầu tiên: theo kết quả ở bảng 1, sinh hiệu trước và sau khi ñiều trị buổi ñầu tiên
vẫn ở trong giới hạn bình thường, cho thấy liệu pháp không gây những phản ứng bất lợi về tim mạch, hô hấp cấp thời cho
bệnh nhân; Sự thay ñổi sinh hiệu trong quá trình ñiều trị theo kết quả ở bảng 3.2 cho thấy liệu pháp an toàn trong quá trình
ñiều trị.
Về sự thay ñổi cảm giác ñau và các chỉ số lâm sàng:
- Giả thiết về tác dụng của liệu pháp: Theo kết quả từ các bảng 3, 8 cho thấy liệu pháp cải thiện cảm giác ñau cơ năng
như “ñau khi vận ñộng”, “ñiểm QDSA”; từ các bảng 4, 5, 6, 7, cho thấy cải thiện các triệu chứng thực thể “sự xuất hiện của
thiện án”, “chỉ số Schober”, “khoảng cách bàn tay ñất”.
Các thủ thuật “xoa, day, lăn, ñấm, ấn, vận ñộng” trên vùng lưng tác ñộng từ lớp nông của da như biểu bì (thủ thuật xoa),
ñến lớp bì, lớp cơ (thủ thuật day, lăn) thấm ñến gân xương khớp (thủ thuật ñấm, vận ñộng khớp) có tác dụng cải thiện dinh
dưỡng của các cơ, khớp, xương vùng lưng. “Ảnh hưởng cục bộ: Xoa bóp làm cho mạch máu giãn tăng cường tuần hoàn
ñộng mạch và tĩnh mạch có lợi cho việc dinh dưỡng tại chỗ.” [-9]; “Xoa bóp còn tạo ra cảm giác dễ chịu, ñẩy nhanh sự di
chuyển máu và bạch huyết, tăng cường chức năng các tuyến mồ hôi, thúc ñẩy quá trình trao ñổi chất. [-6]; “Đối với cơ: xoa
bóp có tác dụng làm tăng tính ñàn hồi của cơ, tăng năng lực làm việc, sức bền của cơ và phục hồi sức khỏe cho cơ nhanh.
Ngoài ra nó có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ .
Đối với gân khớp: xoa bóp có khả năng tính co giãn, tính hoạt ñộng của gân, dây chằng, thúc ñẩy việc tiết dịch trong cơ
khớp và tuần hoàn quanh khớp.[-6]
Các thủ thuật xoa bóp (xoa, day, lăn, ñấm, vận ñộng) vùng thắt lưng còn tác dụng ñến các huyệt tại chỗ như Tam tiêu du,
Thận du, Khí hải du, Đại trường du, Quan nguyên du, Mệnh môn, và huyệt Giáp tích.
Ba ñộng tác dưỡng sinh ñều tác dụng ñến vùng lưng và thắt lưng; do có thở sâu tối ña nên cũng có tác dụng khí huyết lưu
thông toàn thân [-3], nhưng ñặc biệt chủ yếu tác ñộng vào vùng lưng và thắt lưng, nơi có các huyệt tại chỗ, các huyệt liên
quan ñến sự lưu thông khí huyết như Tam tiêu du, Khí hải du, Quan nguyên du, các huyệt ảnh hưởng ñến thận khí như Thận
du, Mệnh môn.
Ngoài ra 3 ñộng tác dưỡng sinh này còn tác ñộng ñến các khớp cột sống ở vùng lưng và thắt lưng; ñặc biệt ở giai ñoạn
mạn tính và phục hồi; cùng với tác dụng giảm ñau của xoa bóp, làm tăng ñộ phạm vi hoạt ñộng của khớp ñốt sống thể hiện ở
sự cải thiện chỉ số Schober, và khoảng cách bàn tay - ñất
- Về sự thay ñổi của chỉ số Schober và khoảng cách bàn tay – ñất: Theo kết quả từ bảng 5. và bảng 6, sự cải thiện hai
chỉ số Schober và khoảng cách bàn tay – ñất nói lên ñộ dẻo cột sống khá hơn, phản ánh triệu chứng ñau khi vận ñộng giảm.
Độ dẻo cột sống khá hơn là do xoa bóp có tác dụng tại chỗ, cải thiện dinh dưỡng cơ gân khớp, ñồng thời 3 ñộng tác dưỡng
sinh cũng chủ yếu tác ñộng vào vùng thắt lưng như ñã bàn luận ở phần 3; Nghiên cứu của Lưu Thị Hiệp, Huỳnh Tấn Vũ
cũng có kết quả cải thiện chỉ số Schober và khoảng cách bàn tay – ñất.
- Về sự thay ñổi của bảng ñiểm QDSA: Nghiên cứu của Lưu Thị Hiệp, Huỳnh Tấn Vũ cũng có kết quả cải thiện ñiểm
QDSA.
“Xoa bóp tác ñộng trực tiếp lên phần tận cùng của thần kinh cảm giác. Xoa bóp ñược thực hiện trong thời gian vừa phải
sẽ có tác dụng hưng phấn thần kinh; gây cảm giác dễ chịu.”
“Xoa bóp tác ñộng trực tiếp lên các thụ cảm thần kinh dày ñặc ở dưới da tạo ra các ñáp ứng phản xạ thần kinh từ ñó gây
nên tác dụng ñiều hòa quá trình hưng phấn hay ức chế thần kinh trung ương, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng, giảm
ñau, giãn cơ, và ñiều hòa chức năng nội tạng; nhưng nếu làm quá lâu hoặc quá mạnh sẽ gây ức chế mệt mỏi.” [-10]. Xoa bóp
với một lực vừa phải thấm sâu vào các sợi thần kinh cảm giác dưới da và gân cơ, xương khớp luôn ñem lại cảm giác dễ chịu,
giảm căng thẳng do ñó có thể giải thích ñược sự cải thiện các triệu chứng thuộc về tình cảm, cảm giác trong thang ñiểm
QDSA như cảm giác phiền, mệt mỏi, cáu gắt
- Về triệu chứng X quang:
Triệu chứng X quang thường không ñủ tam chứng: hẹp khe khớp, ñặc xương dưới sụn và gai xương. Tỷ lệ hiện diện các
triệu chứng X quang như sau:
Triệu chứng
X quang (34) Tỷ lệ 100%
Hẹp khe khớp 24 71%
Đặc xương dưới sụn 25 74%
Gai xương 29 85%
81
Vị trí
D8-12 2,9%
L1 1 2,9%
L2 2 5,9%
L3 6 17,6%
L4 12 35,3%
L5 8 23,5%
S1 4 11,8%
Trong nghiên cứu của Bs. Đỗ Thanh Liêm, “Điều trị ñau do thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp ñiện châm” kết quả
trên x quang như sau: [-1]
Triệu chứng
X quang Tỷ lệ 100%
Hẹp khe khớp 83%
Gai xương 87%
Hẹp lỗ liên hợp 85.1%
Mất ñường cong sinh lý 68,1%
Điểm hạn chế của ñề tài:
Chưa kiểm soát mọi chế ñộ vận ñộng, nghỉ ngơi, ăn uống, dùng thuốc của bệnh nhân, nhất là ñối với bệnh nhân ñiều trị
ngoại trú.
Số lượng bệnh nhân quan sát cần nhiều hơn ñể giá trị thống kê mạnh hơn
KẾT LUẬN
Qua phần kết quả và bàn luận, ñối chiếu với mục tiêu nghiên cứu, kết luận có tính thăm dò:
- Liệu pháp xoa bóp vùng thắt lưng kết hợp với tập 3 ñộng tác dưỡng sinh Tam giác, Vặn cột sống, Rắn hổ mang
không gây những thay ñổi về sinh hiệu cho bệnh nhân trong quá trình ñiều trị.
- Liệu pháp xoa bóp vùng thắt lưng kết hợp với tập 3 ñộng tác dưỡng sinh thực hiện trên 34 bệnh nhân thoái hóa khớp
cột sống thắt lưng có tác dụng giảm ñau thể hiện qua sự cải thiện các triệu chứng ñau cơ năng, ñau khi khám và chỉ số
Schober, khoảng cách bàn tay – ñất, bảng QDSA.
- Để nâng cao ñộ tin cậy của liệu pháp cần chuyển sang thực nghiệm giai ñoạn 3.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thanh Liêm (2009), Điều trị ñau do thoái hoá cột sống cổ bằng phương pháp ñiện châm, Luận văn thạc sĩ Y học
Cổ truyền, Đại học Y Dược Tp. HCM.
2. Lưu Thị Hiệp, Huỳnh Tấn Vũ (2005), Hiệu quả ñiều trị chứng ñau lưng do thoái hóa cột sống bằng châm cứu, kéo
cột sống và tập dưỡng sinh, ñề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Y Dược Tp. HCM.
3. Nguyễn Ngọc Dung, Phạm Huy Hùng (2005), Thăm dò sự thay ñổi lưu lượng tim ở người luyện thở 4 thời theo
phương pháp của BS. Nguyễn văn Hưởng, ñề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Y Dược Tp. HCM.
4. Nguyễn Thị Bay (1998), Bài giảng bệnh học và ñiều trị, Thoái hóa khớp, giáo trình tập III, tr.343.
5. Nguyễn Văn Hưởng (1994), Phương pháp dưỡng sinh , NXB Y học, tr. 118, 119, 121.
6. Nguyễn-Mạnh-Phát (1978), Xoa bóp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh, NXB Thể dục thể thao, Hà
Nội, tr. 12-15, 24-29
7. Phạm Huy Hùng (2001), Dưỡng sinh bài giảng chuyên khoa YHCT, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh – tr. 165-
171.
8. Phạm Huy Hùng (2005), Xoa bóp, NXB Y học Tp. Hồ Chí Minh, tr. 103, 104.
9. Tạ-Lân (1981), Xoa bóp trong phòng bệnh và chữa bệnh, NXB Y học Hà Nội, tr. 34
10. Trần Ngọc Ân (1994), Bệnh khớp do thoái hóa, Bách khoa thư bệnh học,Trung tâm biên soạn tự ñiển Bách khoa
Việt Nam, Hà nội, Tập 2, tr. 67 – 70.
11. Trần Ngọc Ân (2000), Điều trị thoái hóa khớp và cột sống - Điều trị Nội khoa, NXB Y Học Hà Nội, tr. 218 – 225.
12. Trần Ngọc Ân (2002), ”Hư khớp và hư cột sống “, Bệnh thấp khớp, NXB Y Học Hà nội, tr. 254 – 273.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_dieu_tri_chung_dau_lung_do_thoai_hoa_cot_song_cua_l.pdf