Tình trạng quá nhạy cảm ngà sau khi điều trị
bệnh nha chu có thể giảm bớt do tác động hỗ trợ
của nước bọt. Theo nghiên cứu của Kleinberg
(2002)(4), 10-14 ngày sau điều trị cạo vôi và xử lý
mặt gốc răng, cảm giác đau tự phát sẽ giảm dần
do các ống ngà lộ được bít kín lại nhờ các chất
khoáng trong nước bọt. Tuy nhiên, một số răng
vẫn còn nhạy cảm một thời gian dài sau khi
được điều trị nha chu. Với arginine ở nồng độ
cao ngay sau khi sử dụng kem đánh bóng chứa
8% arginine và canxi carbonate các ống ngà sẽ
được bít kín nhờ arginine có khả năng kết nối
với các ion canxi và phosphate có trong sản
phẩm để đạt hiệu quả giảm quá nhạy cảm ngà
ngay tức thì hay được duy trì trong thời gian dài
nhờ tác dụng cung cấp ion canxi và phosphate
của nước bọt. Những ion này sẽ lắng đọng trên
các ống ngà bị lộ và giúp ngăn chặn những kích
thích từ bên ngoài.
Bàn chải kẽ là dụng cụ giúp loại bỏ mảng
bám vùng kẽ răng và góp phần duy trì tình trạng
vệ sinh răng miệng ổn định ở bệnh nhân đặc biệt
là bệnh nhân sau điều trị bệnh nha chu. Ngoài
ra, bàn chải kẽ là dụng cụ thuận lợi và đơn giản
để đưa các sản phẩm có tác dụng điều trị vào
vùng kẽ răng. Vì vậy, bàn chải kẽ có thể được sử
dụng như một công cụ giúp sản phẩm giảm quá
nhạy cảm ngà chứa 8% arginine và canxi
carbonate vào vùng kẽ răng và giúp gia tăng
hiệu quả giảm quá nhạy cảm ngà.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả làm giảm quá nhạy cảm ngà vùng kẽ răng của kem đánh bóng chứa 8% arginine và canxi carbonate sử dụng bằng cọ bông và bàn chải kẽ răng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 138
HIỆU QUẢ LÀM GIẢM QUÁ NHẠY CẢM NGÀ VÙNG KẼ RĂNG
CỦA KEM ĐÁNH BÓNG CHỨA 8% ARGININE VÀ CANXI CARBONATE SỬ
DỤNG BẰNG CỌ BÔNG VÀ BÀN CHẢI KẼ RĂNG
Lê Thị Hương Trà*, Nguyễn Thu Thủy*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhằm đánh giá hiệu quả lâm sàng của kem đánh bóng chứa 8% arginine và canxi cacbonate trong
việc giảm quá cảm ngà răng ngay lập tức sau khi bôi, hai tuần, bốn tuần sau đó đồng thời so sánh hai phương
pháp sử dụng sản phẩm này tại vùng kẽ răng: cọ bông và bàn chải kẽ răng.
Phương pháp: Nghiên cứu bao gồm các đối tượng có điểm số nhạy cảm với hơi thổi bằng 1, 2 hoặc 3 (theo
thang đo của Schiff). Sáu mươi bốn kẽ răng được chia thành hai nhóm để bôi kem đánh bóng có chứa 8% arginine
và canxi cacbonate. Sản phẩm thử nghiệm được bôi bằng cách sử dụng cọ bông cho các kẽ răng quá nhạy cảm ở
nửa miệng bên này và bàn chải kẽ răng ở nửa miệng bên kia. Sau đó mức độ quá nhạy cảm ngà được đánh giá lại
ngay lập tức sau khi bôi, hai và bốn tuần sau đó.
Kết quả: Độ nhạy cảm và số lượng kẽ răng nhạy cảm giảm ngay lập tức sau khi điều tra và được duy trì
trong thời gian nghiên cứu 28 ngày. Ngay sau khi bôi trực tiếp, vùng kẽ răng quá cảm được bôi kem bằng cọ bông
và bàn chải kẽ răng đều giảm độ nhạy cảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với ban đầu (độ giảm lần lượt là 79,7%
và 53,7% cho cọ bông và bàn chải lẽ răng). Sau bốn tuần, mức độ quá cảm tiếp tục giảm có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) so với ban đầu (96,8% và 89,6% tương ứng với cọ bông và bàn chải kẽ răng ). Không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p>0,05) giữa hai phương phái bôi kem được chỉ định.
Kết luận: Kem đánh bóng chứa 8% arginine và canxi cacbonate làm giảm đáng kể quá nhạy cảm ngà trong
28 ngày. Có thể dùng cọ bông và bàn chải kẽ răng để bôi kem đánh bóng chứa 8% arginine, canxi carbonate nhằm
làm giảm quá cảm ngà răng.
Từ khóa: Quá nhạy cảm ngà, kẽ răng, cọ bông, bàn chải kẽ răng.
ABSTRACT
CLINICAL EFICACY OF A POLISHING PASTE CONTAINING 8% ARGININE AND CALCIUM
CARBONATE IN REDUCING DENTIN HYPERSENSITIVITY COMPARING TWO METHODS OF
APPLICATION: BY MICRO APPLICATORS AND BY INTERDEAL BRUSH
Le Thi Huong Tra, Nguyen Thu Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 138 - 142
Objectives: The aims of this single-blind, randomized clinical study were first to evaluate clinical efficacy of
a polishing paste containing 8% arginine and calcium carbonate in reducing dentin hypersensitivity immediately,
two and four weeks after the application and secondly to compare two methods of applying this product into
interdental zones: by micro applicators and by interdental brush.
Methods: The study included subjects having air blast test score of 1 or 2 or 3 (Schiff Cold Air Sensitivity
Scale). Sixty four interdental zones were divided into two groups; the patients were asked to use the polishing
paste containing 8% arginine and calcium carbonate in interdental zones. The test product was applied by using
micro-applicators for hypersensitive interdental zones in a half-mouth and interdental brush for the hypersensitive
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thu Thủy ĐT: 01208505265 Email: ngthuthuy20@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 139
interdental zones in the other half-mouth. Dentin hypersensitivity assessment was conducted immediately, 2 and
4 weeks after direct topical product application.
Results: Large reduction in sensitivity and in the number of sensitive teeth occurred immediately after the
prophylaxis and the reduction was fully sustained for the 28-day study period. Immediately after direct topical
application, the micro-application test zones and the interdental brush test zones exhibited statistically significant
(p<0.05) improvements from baseline in mean air blast hypersensitivity scores (79.7% and 53.7% respectively).
After 4 weeks, the micro-application test zones and the interdental brush test zones continue to exhibit statistically
significant (p<0.05) improvements from baseline in mean air blast hypersensitivity scores (96.8% and 89.6%
respectively). No statistically significant (p>0.05) difference was indicated.
Conclusion: A prophylaxis paste containing 8% arginine and calcium carbonate substantially reduced
dentin sensitivity for 28 days and there was no return of sensitivity by the end of the study. The results of this
study supported the conclusion that both micro-application and interdental brush could serve as methods of
application of the polishing paste containing 8% arginine, calcium carbonate to obtain significant reduction in
dentin hypersensitivity immediately after a single direct topical application and thereafter.
Key words: Dentin hypersensitivity, interdental zones, micro applicators, interdental brush.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá nhạy cảm ngà là một trong những triệu
chứng mà bệnh nhân thường gặp phải trong
điều trị răng miệng cũng như trong các sinh hoạt
hằng ngày, khởi phát do kích thích ngoại lai
(nhiệt, cơ học, hóa học, hơi thổi), xảy ra ở vùng
ngà răng bị lộ. Tình trạng lộ ngà có thể xuất hiện
do tụt nướu làm bộc lộ bề mặt chân răng, mất
men răng do chấn thương, mòn răng hay do quá
trình phục hồi răng hay hậu quả của bệnh nha
chu. Những thao tác khi điều trị bệnh nha chu
như cạo vôi hay xử lý mặt gốc răng làm cho các
ống ngà bị lộ trong môi trường miệng gây nên
tình trạng quá nhạy cảm. Nghiên cứu năm 2003
của Matthews cho thấy tỉ lệ nhạy cảm chân răng
trước cạo vôi: 9-23%, sau cạo vôi: 54-55% và mức
độ nhạy cảm ngà tăng lên sau 1 đến 3 tuần sau
khi cạo vôi(6).
Mặt khác, theo một nghiên cứu năm 2009 về
tình trạng lành mạnh của mô nha chu trên thanh
thiếu niên ở Thụy Điển, kết quả chỉ có 4% đối
tượng tham gia nghiên cứu có sử dụng các
phương pháp làm sạch vùng kẽ răng hàng ngày
và 99% những sang thương trên 4 mm là ở vùng
kẽ răng(3). Do đó, các biện pháp nhằm giảm sự
quá nhạy cảm ngà cho bệnh nhân bị bệnh nha
chu đặc biệt ở vùng kẽ răng là thật sự cần thiết.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu
quả giảm quá nhạy cảm ngà của các sản phẩm
chứa 8% arginine và canxi carbonate. Tuy nhiên
những nghiên cứu này chỉ quan tâm tới hiệu quả
giảm quá nhạy cảm ngà trên mặt ngoài của răng
sử dụng với những phương pháp như cọ bông,
ngón tay hay đài cao su. Trong khi đó vùng kẽ
răng - nơi khó đưa dụng cụ vào - cũng là nơi
thường bị quá nhạy cảm ngà sau khi điều trị
bệnh nha chu lại ít được các nhà nghiên cứu lưu
ý. Do vậy, mục đích của nghiên cứu này là nhằm
đánh giá hiệu quả giảm quá nhạy cảm ngà vùng
kẽ răng của kem đánh bóng chứa 8% arginine và
canxi carbonate sử dụng bằng cọ bông và bàn
chải kẽ răng và so sánh hai phương pháp sử
dụng sản phẩm này.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
64 kẽ răng trên những bệnh nhân điều trị
bệnh nha chu tại khoa Răng Hàm Mặt của Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Các kẽ răng được chọn trên 21 bệnh nhân
tham gia vào nghiên cứu với các tiêu chuẩn:
- Từ 18-70 tuổi.
- Có tụt nướu trên 2mm tính từ đường nối
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 140
men- xê măng.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Có ít nhất 2 kẽ răng ở vùng răng nanh và
răng cối nhỏ có mức độ quá nhạy cảm ngà theo
test thổi hơi của Schiff ≥1.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có xoang V vùng cổ răng, sâu răng, nứt men
răng, có các triệu chứng về bệnh lý tủy răng,
bệnh nhân đang điều trị chỉnh hình.
Có bệnh toàn thân kèm theo, phụ nữ có thai,
sử dụng thuốc chống động kinh, chống co giật,
thuốc an thần, thuốc kháng viêm trong vòng 1
tháng trước khi tiến hành nghiên cứu.
Là đối tượng của nghiên cứu khác về giảm
quá nhạy cảm ngà và không sử dụng sản phẩm
giảm quá nhạy cảm ngà trong vòng 3 tháng
trước khi tiến hành nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phương
pháp nửa miệng, mù đơn, nghiên cứu nhóm
song song, không có nhóm chứng.
Phương pháp nghiên cứu
Các kẽ răng được làm sạch mảng bám trước
khi tiến hành nghiên cứu. Sau đó các kẽ răng của
bệnh nhân sẽ được khám bằng test thổi hơi để
ghi nhận mức độ quá nhạy cảm ngà (theo thang
đo của Schiff). Chọn lựa những kẽ răng vùng
răng nanh và răng cối nhỏ có chỉ số quá nhạy
cảm ngà tương đương nhau vào nghiên cứu. Ở
mỗi bệnh nhân kem đánh bóng chứa 8%
arginine và canxi carbonate được đưa vào các kẽ
răng quá nhạy cảm khác nhau bằng hai phương
pháp cọ bông và bàn chải kẽ răng. Chọn cọ bông
và bàn chải kẽ có kích thước phù hợp với vùng
kẽ răng. Đưa đầu dụng cụ chứa kem đánh bóng
nhẹ nhàng vào vùng kẽ theo chiều ngoài-trong
trong vòng 30 giây. Sau đó cho bệnh nhân súc
miệng với nước sạch trong vòng 5 giây. Đánh giá
mức độ quá nhạy cảm ngà ngay sau khi sử dụng
kem đánh bóng trên bệnh nhân. Các đối tượng
tham gia nghiên cứu sẽ được cho sử dụng cùng
loại kem đánh răng có chứa flouride và cùng loại
bàn chải, đánh răng 3 lần/ngày trong giai đoạn
tham gia nghiên cứu. Sau 2 và 4 tuần các đối
tượng sẽ được khám lại để ghi nhận mức độ quá
nhạy cảm ngà.
Phương pháp đánh giá độ quá nhạy cảm ngà
Quá nhạy cảm ngà được đánh giá theo
phương pháp sử dụng luồng hơi. Đặt hai ngón
tay lên mặt ngoài hai răng kế cận kẽ răng nghiên
cứu. Thổi hơi trong 1 giây, cách bề mặt răng 1cm
với áp suất hơi của ghế nha khoa và nhiệt độ
điều hòa của phòng (25°C). Độ nhạy cảm được
đánh giá theo thang đánh giá Schiff với 4 mức
độ: không phản ứng (0), hơi đau (1), đau rõ (2),
rất đau (3) (yêu cầu ngưng).
Phân tích số liệu
So sánh sự khác biệt về các chỉ số quá nhạy
cảm ngà theo Schiff của 64 kẽ răng ở từng thời
điểm bằng phân tích ANOVA một yếu tố, khác
biệt có nghĩa khi p<0,05. So sánh sự thay đổi của
các chỉ số quá nhạy cảm ngà theo Schiff giữa hai
nhóm cọ bông và bàn chải kẽ ở các thời điểm ban
đầu, ngay tức thì, sau 2 tuần và sau 4 tuần trong
một nhóm bằng phân tích ANOVA, khác biệt có
ý nghĩa khi p<0,05.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Tuổi và giới tính của bệnh nhân hoàn thành
nghiên cứu trong 4 tuần.
Giới tính Số bệnh nhân Tuổi
n (%) Trung bình Khoảng
Nam 8 (38,1%) 45,9±10,07 31-63
Nữ 13 (61,9%) 44,62±9,44 24-58
Chỉ số quá nhạy cảm ngà được đánh giá theo
thang đánh giá Schiff với các điểm số từ 0 đến 3,
được đo ở các kẽ răng lúc ban đầu, ngay tức thì,
sau 2 và 4 tuần sau khi can thiệp. Sau 4 tuần, 58
kẽ răng được ghi nhận mức độ 0 (không có quá
nhạy cảm ngà) so với lúc ban đầu là cả 64 kẽ
răng đều có quá nhạy cảm ngà.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 141
Bảng 2: Số lượng kẽ răng ở các mức độ quá nhạy cảm
ngà tại các thời điểm.
Mức ñộ
Thời ñiểm
0 1 2 3
Trước can thiệp (T0) 0 39 19 6
Ngay tức thì (T1) 35 13 5 1
Sau 2 tuần (T2) 50 13 1 0
Sau 4 tuần (T3) 58 6 0 0
Theo kết quả từ Bảng 2, chỉ số quá nhạy cảm
ngà ở các kẽ răng tại các thời điểm ngay sau khi
sử dụng kem đánh bóng chứa 8% arginine và
canxi carbonate, 2 và 4 tuần sau đó đều giảm có
ý nghĩa thống kê (p<0,017).
Bảng 3: Chỉ số quá nhạy cảm ngà trung bình của 64
kẽ răng tại các thời điểm.
Thời ñiểm TB ± ðLC Mức
ñộ±SE(%)
p
Trước (T0) 1,48±0,67
Ngay tức thì (T1) 0,53±0,71 66,67±5,48 p<0,017
Sau 2 tuần (T2) 0,23±0,46 84,90±3,95 p<0,017
Sau 4 tuần (T3) 0,09±0,29 93,23±2,86 p<0,017
Ngay tức thì sau khi bôi kem đánh bóng, sau
2 tuần và sau 4 tuần, chỉ số quá nhạy cảm ngà ở
cả hai nhóm cọ bông đều giảm có ý nghĩa thống
kê (p<0,017). Sự khác biệt giữa hai nhóm không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) tại lần khám đầu
tiên, sau 2 tuần và sau 4 tuần sử dụng kem đánh
bóng chứa 8% arginine và canxi carbonate. Tuy
nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05) về hiệu quả giảm quá nhạy cảm ngà
ngay tức thì sau khi sử dụng kem đánh bóng
giữa hai nhóm (cọ bông giảm từ 1,47 còn 0,38;
bàn chải kẽ răng giảm từ 1,50 còn 0,75).
Bảng 4: Trung bình chỉ số quá nhạy cảm ngà của 2
nhóm kẽ răng sử dụng cọ bông và bàn chải kẽ răng ở
các thời điểm.
Thời ñiểm TB ± ðLC p
Cọ bông Bàn chải kẽ răng
Trước can thiệp (T0) 1,47±0,50 1,50±0,80 >0,05
Ngay tức thì (T1) 0,38±0,49 0,75±0,84 <0,05
Sau 2 tuần (T2) 0,13±0,33 0,34±0,54 >0,05
Sau 4 tuần (T3) 0,03±0,17 0,16±0,36 >0,05
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
về tỷ lệ % giảm quá nhạy cảm ngà ngay tức thì
sau khi sử dụng kem đánh bóng giữa hai nhóm
cọ bông (79,6%) và bàn chải kẽ răng (53,6%). Sau
4 tuần, tỷ lệ % giảm quá nhạy cảm ngà của nhóm
sử dụng cọ bông (96,8%) cao hơn nhóm sử dụng
bàn chải kẽ răng (89,6%). Tuy nhiên sự khác biệt
giữa hai nhóm về tỷ lệ % giảm quá nhạy cảm
ngà không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) sau 2
tuần và sau 4 tuần sử dụng kem đánh bóng.
Bảng 5: Tỷ lệ % giảm quá nhạy cảm ngà ngay tức
thì, sau 2 tuần và 4 tuần so với ban đầu.
Thời ñiểm TB (% giảm) ± SE p
Cọ bông Bàn chải kẽ răng
Ngay tức thì (T1) 79,7 ± 4,95 53,7 ± 9,30 <0,05
Sau 2 tuần (T2) 90,6 ± 4,73 79,2 ± 6,26 <0.05
Sau 4 tuần (T3) 96,8 ± 3,12 89,6 ± 4,78 <0.05
Giá trị p
T0/T1 + +
T0/T2 + +
T0/T3 + +
BÀN LUẬN
Tình trạng quá nhạy cảm ngà ảnh hưởng
không ít đến chất lượng cuộc sống cũng như
sự thoải mái về tinh thần, thể chất và xã hội
của bệnh nhân. Những nghiên cứu gần đây
cho thấy 10-60% dân số trưởng thành bị quá
nhạy cảm ngà và tỷ lệ này cao hơn ở bệnh
nhân bị bệnh nha chu (60%-98%)(1,4). Do những
bệnh nhân bị viêm nha chu đều bị mất bám
dính, tiêu xương và tình trạng tụt nướu
thường đi kèm theo sau quá trình điều trị
bệnh nha chu. Vì vậy, vùng kẽ răng có xu
hướng rộng hơn và bộc lộ bề mặt chân răng
nhiều hơn so với những bệnh nhân có mô nha
chu không bị phá hủy. Và tình trạng quá nhạy
cảm ngà ở vùng kẽ răng cũng là điều khó
tránh khỏi. Trong khi những nhà sản xuất chỉ
đưa ra hướng dẫn sử dụng các sản phẩm làm
giảm quá nhạy cảm ngà trên mặt ngoài của
răng mà không lưu tâm đến vùng kẽ răng,
chúng tôi quan tâm đến hiệu quả giảm quá
nhạy cảm ngà ở mặt ngoài cũng như vùng kẽ
răng với mong muốn đem lại sự thoải mái cao
nhất cho bệnh nhân.
Tình trạng quá nhạy cảm ngà sau khi điều trị
bệnh nha chu có thể giảm bớt do tác động hỗ trợ
của nước bọt. Theo nghiên cứu của Kleinberg
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 142
(2002)(4), 10-14 ngày sau điều trị cạo vôi và xử lý
mặt gốc răng, cảm giác đau tự phát sẽ giảm dần
do các ống ngà lộ được bít kín lại nhờ các chất
khoáng trong nước bọt. Tuy nhiên, một số răng
vẫn còn nhạy cảm một thời gian dài sau khi
được điều trị nha chu. Với arginine ở nồng độ
cao ngay sau khi sử dụng kem đánh bóng chứa
8% arginine và canxi carbonate các ống ngà sẽ
được bít kín nhờ arginine có khả năng kết nối
với các ion canxi và phosphate có trong sản
phẩm để đạt hiệu quả giảm quá nhạy cảm ngà
ngay tức thì hay được duy trì trong thời gian dài
nhờ tác dụng cung cấp ion canxi và phosphate
của nước bọt. Những ion này sẽ lắng đọng trên
các ống ngà bị lộ và giúp ngăn chặn những kích
thích từ bên ngoài.
Bàn chải kẽ là dụng cụ giúp loại bỏ mảng
bám vùng kẽ răng và góp phần duy trì tình trạng
vệ sinh răng miệng ổn định ở bệnh nhân đặc biệt
là bệnh nhân sau điều trị bệnh nha chu. Ngoài
ra, bàn chải kẽ là dụng cụ thuận lợi và đơn giản
để đưa các sản phẩm có tác dụng điều trị vào
vùng kẽ răng. Vì vậy, bàn chải kẽ có thể được sử
dụng như một công cụ giúp sản phẩm giảm quá
nhạy cảm ngà chứa 8% arginine và canxi
carbonate vào vùng kẽ răng và giúp gia tăng
hiệu quả giảm quá nhạy cảm ngà.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trong
vòng bốn tuần trên tổng số 64 kẽ răng được sử
dụng kem đánh bóng chứa 8% arginine và canxi
carbonate được chia làm hai nhóm cọ bông và
bàn chải kẽ với số lượng bằng nhau, mỗi nhóm
gồm 32 kẽ răng. Kết quả cho thấy kem đánh
bóng chứa 8% arginine và canxi carbonate có
hiệu quả giảm quá nhạy cảm ngà ngay tức thì,
sau 2 tuần và sau 4 tuần sử dụng. Cả bàn chải kẽ
và cọ bông đều có tác dụng trong việc đưa kem
đánh bóng chứa 8% arginine và canxi carbonate
vào vùng kẽ răng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Addy M (2002). Dentine hypersensitivity: New perspectives
on an old problem. International Dental Journal, 52(5): 367-
375.
2. Brännström M (1963). A hydrodynamic mechanism in the
transmission of pain-produced stimuli through the dentine -
Sensory mechanisms in dentine: Proceedings of a symposium
held at the Royal Society of medicine, London. Pergamon
Press, 73-79.
3. Ericsson JS, Abrahamsson KH, Ostberg AL, Hellström MK,
Jönsson K, Wennström JL (2009). Periodontal health status in
Swedish adolescents: an epidemiological, cross-sectional
study. Swed Dent J, 33(3): 131-139.
4. Kleinberg L, Kaufman H.W, Wolff M (1994). Measurement of
tooth hypersensitivity and oral factors involved in its
development. Archs oral Biology, 39: 63-71.
5. Kleinberg I (2002). SensiStat: A new saliva-based composition
for simple and effective treatment of dentinal hypersensitivity.
Dent Today, 21: 42-47.
6. Matthews D (2003). Over half all patients develop short-term
root sensitivity after periodontal therapy. Evidence-based
dentistry, 4: 63.
7. Pashley DH, Tay FR, Haywood VB, Collins MC, Drisko CL
(2008). Dentin hypersensitivity: Consensus-based
recommendations for the diagnosis and management of
dentin hypersensitivity. Inside Dentistry, 4: 1-35.
8. Petrou I, Heu R, Stranick M, Lavender S, Zaidel L, Cummins
D, Sullivan RJ, Hsueh C, Gimzewski JKA (2009).
Breakthrough therapy for dentin hypersensitivity: how dental
products containing 8% arginine and calcium carbonate work
to deliver effective relief of sensitive teeth. J Clin Dent, 20(1):
23-31.
9. Schiff T, Delgado E, Zhang YP, DeVizio W, Cummins D,
Mateo LR (2009). The clinical effect of a single direct topical
application of a dentifrice containing 8.0% arginine, calcium
carbonate, and 1450 ppm fluoride on dentin hypersensitivity:
the use of a cotton swab applicator versus the use of a
fingertip. J Clin Dent, 20(4): 131-136.
10. Schiff T, Delgado E, Zhang YP, Cummins D, DeVizio W,
Mateo LR (2009). Clinical evaluation of the efficacy of an in-
office desensitizing paste containing 8% arginine and calcium
carbonate in providing instant and lasting relief of dentin
hypersensitivity. Am J Dent, A: 8-15.
11. Woffl MS, Kleinberg I (2001). Duration of Reduction of
Dentinal Hypersensitivity after Prophylaxis with a
Calcium/Arginine Bicarbonate Carbonate Paste. J Dent Res,
80: 1243.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_lam_giam_qua_nhay_cam_nga_vung_ke_rang_cua_kem_danh.pdf