Hiệu quả Levodopa trên dáng đi ở bệnh nhân Parkinson

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều dài bước (Stride length) đi bộ ra sau ở thời kỳ “không thuốc” và thời kỳ “có thuốc” lần lượt là 49,46 ± 13,53 cm và 71,34 ± 14,30 cm. Còn trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) chiều dài bước đi bộ ra sau trong thời kỳ “không thuốc” và thời kỳ “có thuốc” lần lượt là 48,21 ± 17,87 cm và 60,12 ± 24,01 cm(2). Sự cải thiện chiều dài bước đi bộ ra sau ở thời kỳ “có thuốc” so với thời kỳ “không thuốc” trong cả hai nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) nghĩa là Levodopa có hiệu quả giúp gia tăng chiều dài bước đi bộ ra sau ở bệnh nhân Parkinson. Sự khác biệt về tốc độ cũng như chiều dài bước đi bộ ra trước và ra sau ở trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) so với nghiên cứu của chúng tôi có thể do mẫu trong nghiên cứu của Bryant MS là dân số phương Tây vốn có chiều cao trội hơn người Việt Nam và sự khác biệt về giai đoạn bệnh và thời gian bệnh. Levodopa đã được biết giúp cải thiện dáng đi và cử động ở bệnh nhân Parkinson(5). Tuy nhiên hiệu quả của Levodopa khi đi bộ ra trước và ra sau chưa được báo cáo trước đây. Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng Levodopa giúp cải thiện thành phần dáng đi ở bệnh nhân Parkinson cả khi đi bộ ra trước lẫn ra sau. Sự cải thiện này được phản ánh bằng sự gia tăng tốc độ đi bộ, sự cải thiện chiều dài bước đi cả khi đi bộ ra trước lẫn ra sau. Các kết quả tương tự cũng đã được báo cáo trước đây nhưng chỉ ở trường hợp đi bộ ra trước. Nieuwboer và cộng sự (1998) đã báo cáo có sự gia tăng rõ ràng chiều dài bước và tốc độ đi bộ trong 3 bệnh nhân bị bệnh Parkinson khi họ ở thời kỳ “có thuốc” của chu kỳ thuốc(7). Moore và cộng sự (2008) nghiên cứu đáp ứng động học của chuyển động khi điều trị Levodopa ở bệnh nhân Parkinson và báo cáo rằng sự gia tăng tốc độ đi bộ tương ứng sự thay đổi chiều dài bước đi(6). Lubik và cộng sự (2006) đã báo cáo rằng tốc độ đi bộ và chiều dài bước ở bệnh nhân Parkinson với điều trị Levodopa và kích thích nhân dưới đồi cải thiện mạnh nhưng cải thiện nhiều hơn với nhóm điều trị Levodopa(5).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả Levodopa trên dáng đi ở bệnh nhân Parkinson, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 264 HIỆU QUẢ LEVODOPA TRÊN DÁNG ĐI Ở BỆNH NHÂN PARKINSON Ngô Minh Triết*, Vũ Anh Nhị* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Levodopa trên các thành phần dáng đi ở bệnh nhân Parkinson. Phương pháp nghiên cứu: 32 bệnh nhân Parkinson đến khám và điều trị tại bệnh viện ĐHYD TP.HCM trong thời gian từ 03/2013 đến 12/2013 được đánh giá thang điểm UPDRS III (Unified Parkinson’s Dísease Rating Scale III) và các thành phần dáng đi trước và sau khi uống thuốc Levodopa trong cùng một ngày. Kết quả: Tuổi khởi phát bệnh trung bình: 59. Thời gian bệnh: 3,5 năm. Các triệu chứng bệnh Parkinson: cử động chậm và đơ cứng chiếm tỷ lệ 100%, run khi nghỉ 93,8%, mất ổn định tư thế 28%, triệu chứng 1 bên 50%, hiện tượng đông cứng 15,6%. Liều levodopa thay đổi từ 50 đến 200mg (trung bình là 110,93 mg). Điểm Hoehn & Yahr ở thời kỳ “không thuốc” và “có thuốc” lần lượt là 2,2 và 1,39. Điểm UPDRS III ở thời kỳ “không thuốc” và “có thuốc” lần lượt là 38 và 17,06. Sự cải thiện điểm UPDRS III là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các thông số tốc độ đi bộ ra trước và tốc độ đi bộ ra sau, chiều dài bước đi bộ ra trước, chiều dài bước đi bộ ra sau ở thời kỳ “có thuốc” đều cải thiện có ý nghĩa thống kê so với thời kỳ “không thuốc” (p<0,05). Kết luận: Levodopa giúp cải thiện các triệu chứng về vận động ở bệnh nhân Parkinson, thông qua sự cải thiện điểm UPDRS III và giúp gia tăng tốc độ đi bộ, chiều dài bước đi ở cả hai hướng đi ra trước và ra sau từ đó có hiệu quả cải thiện dáng đi ở bệnh nhân Parkinson. Từ khóa: Bệnh Parkinson, dáng đi, Levodopa, tốc độ đi bộ, chiều dài bước, đi bộ ra trước, đi bộ ra sau. ABSTRACT EFFECTS OF LEVODOPA ON GAIT IN PERSONS WITH PARKINSON’S DISEASE Ngo Minh Triet, Vu Anh Nhi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 264 - 270 Objective: Investigate the effects of levodopa on forward and backward gait patterns in individuals with Parkinson Disease (PD). Method: 32 individuals with PD admitted to University Medical Center HCMC from March 2013 to December 2013 investigated UPDRS III and gait patterns during forward and backward walking before and after taking Levodopa on the same day. Results: Mean onset age is 59. The average time since symptomatic onset is 3.5 years. 100% patient with bradykinesia and rigidity, 93.8% with rest tremor, 28% with postural instability, 50% with lateral symptoms, 15.6% with freezing phenomenon. The amount of levodopa taken by the subjects ranged from 50 to 200 mg (mean 110.93 mg) Hoehn & Yahr Stage while “off medication” is 2.2 and while “on medication” is 1.39. The mean UPDRS motor (UPDRS III) score while “off medication” is 38 and while “on medication” is 17.06. UPDRS III improvement is statistical significance (p<0.05). Gait speed, stride length on forward and backward walking while “on medication” is also improved significantly when compared to while “off medication” (p<0.05). Conclusion: Levodopa improve motor symptoms in persons with PD, through UPDRS III improvement an Levodopa significantly increased gait speed, stride length on forward and backward walking, so Levodopa improve gait characteristics in person with PD. Key words: Parkinson disease, gait, Levodopa, Gait speed, stride length, forward walking, backward walking. * Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Ngô Minh Triết ĐT: 0976219879 Email: minhtrietmd@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Thần Kinh 265 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh đứng hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau bệnh Alzheimer, ảnh hưởng 1% đến 2% dân số trên 65 tuổi(11). Rối loạn dáng đi và các triệu chứng vận động (run khi nghỉ, cử động chậm, đơ cứng, mất phản xạ tư thế) là các đặc điểm gây tàn phế và ảnh hưởng tiêu cực lên chất lượng sống của bệnh nhân Parkinson. Các đặc điểm rối loạn dáng đi của bệnh Parkinson bao gồm giảm tốc độ đi bộ, chiều dài bước ngắn lại và các đợt đông cứng(1). Rối loạn dáng đi và mất thăng bằng đưa tới bệnh nhân Parkinson sẽ bị té ngã. Các triệu chứng vận động của bệnh Parkinson đáp ứng tốt với Levodopa. Tuy nhiên, người ta chưa rõ rối loạn dáng đi trên bệnh nhân Parkinson cải thiện với điều trị Levodopa như thế nào. Trên thế giới đã có một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Levodopa trên dáng đi ở bệnh nhân Parkinson. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm các mục đích sau: Đánh giá sự cải thiện triệu chứng vận động của bệnh nhân Parkinson thông qua thang điểm vận động UPDRS III ở thời kỳ có thuốc so với thời kỳ không thuốc. Đánh giá sự cải thiện về dáng đi bao gồm các thông số tốc độ (Gait Speed), chiều dài bước (Stride Length) ở thời kỳ có thuốc so với thời kỳ không thuốc. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trước tiên xin giới thiệu tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson của Quỹ Não thuộc Hiệp Hội Bệnh Parkinson Anh Quốc(9): Tiêu chuẩn chấp nhận chẩn đoán: Cử động chậm và có ít nhất một trong các triệu chứng sau: Đơ cứng. Run khi nghỉ tần số 4 đến 6 Hz. Mất vững tư thế không do các rối loạn chức năng thị giác, tiền đình, tiểu não, cảm giác bản thể. Tiêu chuẩn loại trừ Tiền sử đột quỵ tái phát với các triệu chứng Parkinson tiến triển đột ngột theo từng nấc. Tiền sử chấn động não lặp đi lặp lại. Tiền sử viêm não đã được xác định. Cơn hồi mắt (oculogyric). Đang điều trị thuốc chống loạn thần lúc bắt đầu có các triệu chứng giống Parkinson. Có ít nhất một người họ hàng cũng bị bệnh Parkinson. Có sự thuyên giảm bệnh kéo dài. Các triệu chứng chỉ khu trú một bên kéo dài trên 3 năm. Liệt nhìn trên nhân tiến triển. Có dấu tiểu não. Rối loạn thần kinh tự chủ nặng xảy ra sớm. Sa sút trí tuệ nặng xảy ra sớm với rối loạn trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ và mất thực hành động tác. Có dấu Babinski. Có bằng chứng u não hay não úng thủy do tắc nghẽn trên CT Scan. Không đáp ứng với levodopa liều cao (nếu đã loại trừ được tình trạng kém hấp thu). Phơi nhiễm MPTP. Tiêu chuẩn hỗ trợ: (cần có ít nhất là 3 tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh Parkinson). Khởi phát một bên. Có run khi nghỉ. Bệnh tăng tiến dần dần. Các triệu chứng không đối xứng giữa hai bên kéo dài từ đầu. Đáp ứng rất tốt với levodopa (từ 70% đến 100%). Múa giật nặng do levodopa. Đáp ứng với levodopa từ 5 năm trở lên. Tiến triển lâm sàng từ 10 năm trở lên. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 266 Tiêu chuẩn chọn vào Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn đã nêu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Bệnh nhân bị hội chứng Parkinson do các nguyên nhân khác như đã nêu trong phần tổng quan tài liệu. - Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc khác ngoài thuốc điều trị bệnh Parkinson hay nói cách khác bệnh nhân Parkinson có các bệnh nội khoa mãn tính khác đi kèm như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, COPD Chính vì tiêu chuẩn này nên số lượng bệnh nhân đưa vào nghiên cứu ít vì hầu hết các bệnh nhân Parkinson đều ở lứa tuổi trung niên vốn dễ có các bệnh nội khoa mạn tính đi kèm. - Bệnh nhân không thể tự đứng hoặc đi bộ trong 10m. - Bệnh nhân có các khiếm khuyết thị giác hoặc thính giác. - Bệnh nhân có các bệnh lý cơ xương khớp: ở lưng, hông, gối, gót vốn sẽ ảnh hưởng đến dáng đi của bệnh nhân. - Bệnh nhân có tiền sử gãy chi dưới. - Bệnh nhân được điều trị phẫu thuật- kích thích não sâu (DBS). Dụng cụ thu thập số liệu Bảng thu thập số liệu. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Các bước tiến hành thu thập số liệu Sau khi được khám hay nhập viện ĐHYD TP.HCM, bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và tiêu chuẩn loại trừ được tiến hành đánh giá như sau: Sáng ngày đánh giá, dặn bệnh nhân tạm chưa uống liều thuốc điều trị bệnh Parkinson. Thời kỳ “không thuốc” được định nghĩa là thời kỳ có triệu chứng Parkinson vào buổi sáng khi bệnh nhân chưa uống thuốc (buổi tối ngày trước đó, bệnh nhân vẫn uống liều thuốc hằng ngày). Thời kỳ “có thuốc”: sau khi bệnh nhân uống liều Levodopa buổi sáng khoảng 45 đến 60 phút. Thu thập các số liệu về đặc điểm đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, địa chỉ, số điện thoại, nghề nghiệp, học vấn, cân nặng, chiều cao, chỉ số khối cơ thể BMI. Thu thập các đặc điểm bệnh Parkinson: thời điểm khởi bệnh, thời gian bị bệnh, các triệu chứng chính, tổng liều Levodopa đang dùng, liều Levodopa buổi sáng, các thuốc điều trị bệnh Parkinson khác và liều lượng, tình trạng loạn động, hiện tượng đông cứng. Phân độ Hoehn & Yahr và đánh giá điểm UDPRS III trong thời kỳ “không thuốc”. Ghi nhận số liệu đi bộ trong 5m gồm đi ra trước và đi lùi ra sau bằng cách quay video, ghi nhận các đặc điểm: số bước, thời gian (s), tốc độ (cm/s) và chiều dài bước (cm) trong thời kỳ “không thuốc”. Sau đó cho bệnh nhân uống liều thuốc đang uống hằng ngày. Khoảng 60 phút sau đánh giá lại thang Hoehn & Yahr, điểm UDPRS III, số liệu đi bộ như trên trong thời kỳ “có thuốc”. KẾT QUẢ Tuổi khởi phát bệnh trung bình: 59. Thời gian bệnh trung bình: 3,5 năm. Các triệu chứng bệnh Parkinson: cử động chậm và đơ cứng chiếm tỷ lệ 100%, run khi nghỉ 93,8%, mất ổn định tư thế 28%, triệu chứng 1 bên 50%, hiện tượng đông cứng 15,6%. Liều levodopa thay đổi từ 50 đến 200mg (trung bình là 110,93 mg). Điểm Hoehn & Yahr ở thời kỳ “không thuốc” và “có thuốc” lần lượt là 2,2 và 1,39. Điểm UPDRS III ở thời kỳ “không thuốc” và “có thuốc” lần lượt là 38 và 17,06. Sự cải thiện điểm UPDRS III là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Thần Kinh 267 Bảng 1: Tương quan giữa độ nặng Hoehn&Yahr, điểm UPDRS III ở thời kỳ “có thuốc” và “không thuốc” Không thuốc (n=32) Có thuốc (n=32) P (có-không) Hoehn&Yahr 2,2 ± 0,86 1,39 ± 0,62 <0,05 UPDRS III 38 ± 14,91 17,06 ± 9,33 <0,05 Tốc độ đi bộ ra trước ở thời kỳ “không thuốc” là 64,38 ± 18,68 (cm/s), tốc độ đi bộ ra trước ở thời kỳ “có thuốc” là 99,09 ± 18,14 (cm/s). Tốc độ đi bộ ra sau ở thời kỳ “không thuốc” là 36,8 ± 12,36 (cm/s), tốc độ đi bộ ra sau ở thời kỳ “có thuốc” là 57,65 ± 15,97 (cm/s). Chiều dài bước đi bộ ra trước ở thời kỳ “không thuốc” là 82,05 ± 17,07cm, chiều dài bước đi bộ ra trước ở thời kỳ “có thuốc” là 110,76 ± 14,33cm. Chiều dài bước đi bộ ra sau ở thời kỳ “không thuốc” là 49,46 ± 13,53 cm, chiều dài bước đi bộ ra sau ở thời kỳ “có thuốc” là 71,34 ± 14,30 cm. Bảng 2: Tương quan giữa tốc độ, chiều dài bước đi bộ ra trước ở thời kỳ “có thuốc” và “không thuốc” Không thuốc (n=32) Có thuốc (n=32) P (có-không) Tốc độ (cm/s) 64,38 ± 18,68 99,09 ± 18,14 <0,05 Chiều dài bước (cm) 82,05 ± 17,08 110,76 ± 14,33 <0,05 Các thông số tốc độ đi bộ ra trước và tốc độ đi bộ ra sau, chiều dài bước đi bộ ra trước, chiều dài bước đi bộ ra sau ở thời kỳ “có thuốc” đều cải thiện có ý nghĩa thống kê so với thời kỳ “không thuốc” (p<0,05). Điều này có nghĩa Levodopa có hiệu quả cải thiện dáng đi ở bệnh nhân Parkinson. Bảng 3: Tương quan giữa tốc độ, chiều dài bước đi bộ ra sau ở thời kỳ “có thuốc” và “không thuốc” Không thuốc (n=32) Có thuốc (n=32) P (Có-Không) Tốc độ (cm/s) 36,80 ± 12,36 57,65 ± 15,97 <0,05 Chiều dài bước (cm) 49,46 ± 13,53 71,34 ± 14,30 <0,05 BÀN LUẬN Triệu chứng bệnh Parkinson Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều có triệu chứng cử động chậm, điều này cũng dễ hiểu vì theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson của Hiệp Hội Bệnh Parkinson Anh Quốc, cử động chậm là tiêu chí bắt buộc. Cử động chậm có thể biểu ở mặt, tạo ra vẻ mặt vô cảm, ít biểu lộ cảm xúc, có thể có giọng nói với phát âm nhỏ, đơn điệu,có thể ở chi với thực hiện động tác chậm, giảm động cơ tay khi đi, cử động chậm có thể ở một phần cơ thể hoặc toàn thân. Đây là triệu chứng lâm sàng đặc thù nhất của bệnh Parkinson. Tỷ lệ cử động chậm trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Bùi Thu Trang, Vũ Anh Nhị (2010)(3), Lê Minh, Trần Ngọc Tài (2009)(4), Tô Thị Hồng Liên, Nguyễn Hữu Công (2013)(9), Tan và cộng sự (2004)(8). Triệu chứng đơ cứng cũng rất hay gặp, đây là triệu chứng không đặc hiệu cho bệnh Parkinson, triệu chứng này có thể gặp trong nhiều loại bệnh khác. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 100% bệnh nhân có triệu chứng đơ cứng, tương tự nghiên cứu của Tan và cộng sự (2004)(8); Bùi Thu Trang, Vũ Anh Nhị (2010)(3) còn trong nghiên cứu của Lê Minh, Trần Ngọc Tài (2009) là 93,8%(4). Run là một triệu chứng thường gặp trong bệnh Parkinson. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 93,8% các trường hợp bệnh nhân có run khi nghỉ, còn trong nghiên cứu của Bùi Thu Trang, Vũ Anh Nhị (2010) tỷ lệ này là 97,8% tương tự như kết quả được đề cập trong y văn(3). Trong nghiên cứu của Tan và cộng sự (2004), tỷ lệ run khi nghỉ là 76,7%(8). Tỷ lệ run khi nghỉ trong nghiên cứu của Lê Minh, Trần Ngọc Tài (2009) là 71,9%(4). Run khi nghỉ thường gặp ở chi trên, nhưng cũng có thể gặp ở chi dưới, môi, lưỡi. Đây là lý do đưa bệnh nhân đi khám thường nhất, bởi vì run là triệu chứng dễ nhận biết và gây lo lắng cho bệnh nhân nhất nên cần sự chăm sóc y tế sớm. Triệu chứng mất ổn định tư thế trong nghiên cứu của chúng tôi là 28,1%. Trong nghiên cứu của Lê Minh, Trần Ngọc Tài (2009) 40,6% bệnh nhân có triệu chứng mất ổn định tư thế(4). Nghiên cứu của Tan và cộng sự (2004) tỷ lệ này là 54,3%(8). Mặc dù nhiều tác giả xem Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 268 mất ổn định tư thế hay rối loạn phản xạ tư thế là một triệu chứng kinh điển của bệnh Parkinson, nhưng triệu chứng này thường xuất hiện trễ và không đặc hiệu. Sự hiện diện của triệu chứng này chứng tỏ bệnh nhân đã ở giai đoạn 3 theo phân loại Hoehn & Yahr hay nặng hơn nữa. Sự khác biệt về tỷ lệ triệu chứng này trong nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác là do tiêu chuẩn chọn mẫu của chúng tôi là các bệnh nhân Parkinson còn tự đi lại được vốn có phân độ Hoehn & Yahr từ 4 trở xuống trong khi các nghiên cứu kia chọn mẫu bệnh nhân Parkinson trải ra từ giai đoạn Hoehn & Yahr 0 đến 5. Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng Parkinson xuất hiện ở một bên chiếm tỷ lệ 50%. Tỷ lệ bệnh nhân bị loạn động trong nghiên cứu của chúng tôi là 12,5%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) là 52,4%(2). Sự khác biệt này là do trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian bệnh của bệnh nhân là 3,5 ± 2,6 năm trong khi nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) thời gian bệnh của bệnh nhân trung bình là 11,81 ± 5,49 năm(2). Mà theo y văn, thời gian bệnh càng dài thì tỷ lệ bệnh nhân bị loạn động do thuốc ngày càng tăng. Triệu chứng đông cứng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 15,6%. Chúng tôi xác định bệnh nhân có hiện tượng đông cứng dáng đi khi bệnh nhân có điểm ≥ 1 ở mục 14 (hiện tượng đông cứng) của thang điểm UPDRS. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) là 90%. Sự khác biệt này là do thời gian bệnh của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ngắn hơn trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011)(2) và kinh nghiệm hỏi và khám lâm sàng của chúng tôi để phát hiện ra triệu chứng đông cứng còn chưa có nhiều. Ảnh hưởng của Levodopa trên dáng đi của bệnh nhân Parkinson Điểm trung bình Hoehn & Yahr (HY) ở thời kỳ “có thuốc” trong nghiên cứu của chúng tôi là 1,39 ± 0,62. Còn trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) là 2,57. Thang điểm thống nhất đánh giá bệnh Parkinson phần vận động (UPDRS III) ở thời kỳ “không thuốc” trong nghiên cứu của chúng tôi là 38 ± 14,91, ở thời kỳ “có thuốc” là 17,06 ± 9,33. Trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) thang điểm UPDRS III trong thời kỳ “không thuốc” là 32,91 ± 9,61 và trong thời kỳ “có thuốc” là 20,62 ± 7,05(2). Trong nghiên cứu của Vokaer M và cộng sự (2003) thang điểm UPDRS III trong thời kỳ “không thuốc” là 39 và trong thời kỳ “có thuốc” là 9,5(9). Liều Levodopa buổi sáng trong nghiên cứu của chúng tôi là từ 50 đến 200mg (trung bình là 110,93 ± 43,50mg). Đây cũng là liều đánh giá hiệu quả của Levodopa trên dáng đi ở bệnh nhân Parkinson. Trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) liều Levodopa thay đổi từ 100 đến 300mg (liều trung bình là 152,38mg)(2). Trong nghiên cứu của Vokaer và cộng sự (2003) liều Levodopa trung bình là 237mg(9). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tốc độ đi bộ ra trước trong thời kỳ “không thuốc” và thời kỳ “có thuốc” lần lượt là 64,38 ± 18,68 cm/s và 99,09 ± 18,14 cm/s. Trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) tốc độ đi bộ ra trước trong thời “không thuốc” và thời kỳ “có thuốc” lần lượt là 84,14 ± 24,39 cm/s và 101,28 ± 18,71 cm/s(2). Trong nghiên cứu của Vokaer M và cộng sự (2003) tốc độ đi bộ ra trước trong thời “không thuốc” và thời kỳ “có thuốc” lần lượt là 83,87 cm/s và 114,81 cm/s(9). Sự cải thiện tốc độ đi bộ ra trước ở thời kỳ “có thuốc” so với thời kỳ “không thuốc” trong cả ba nghiên cứu trên đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) nghĩa là Levodopa có hiệu quả gia tăng tốc độ đi bộ ra trước ở bệnh nhân Parkinson. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tốc độ đi bộ ra sau trong thời kỳ “không thuốc” và thời kỳ “có thuốc” lần lượt là 36,8 ± 12,36 cm/s và 57,65 ± 15,97 cm/s. Còn trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) tốc độ đi bộ ra sau trong thời “không thuốc” và thời kỳ “có thuốc” lần lượt là 46,16 ± 20,08 cm/s và 58,71 ± 21,75 cm/s(2). Sự cải thiện tốc độ đi bộ ra sau ở thời kỳ “có thuốc” so Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Thần Kinh 269 với thời kỳ “không thuốc” trong cả hai nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) nghĩa là Levodopa có hiệu quả gia tăng tốc độ đi bộ ra sau ở bệnh nhân Parkinson. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều dài bước (stride length) đi bộ ra trước ở thời kỳ “không thuốc” và thời kỳ “có thuốc” lần lượt là 82,05 ± 17,07 cm và 110,76 ± 14,33 cm. Còn trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) chiều dài bước đi bộ ra trước trong thời kỳ “không thuốc” và thời kỳ “có thuốc” lần lượt là 91,11 ± 26,09 cm và 108,45 ± 23,86 cm(2). Sự cải thiện chiều dài bước đi bộ ra trước ở thời kỳ “có thuốc” so với thời kỳ “không thuốc” trong cả hai nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) nghĩa là Levodopa có hiệu quả giúp gia tăng chiều dài bước đi bộ ra trước ở bệnh nhân Parkinson. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chiều dài bước (Stride length) đi bộ ra sau ở thời kỳ “không thuốc” và thời kỳ “có thuốc” lần lượt là 49,46 ± 13,53 cm và 71,34 ± 14,30 cm. Còn trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) chiều dài bước đi bộ ra sau trong thời kỳ “không thuốc” và thời kỳ “có thuốc” lần lượt là 48,21 ± 17,87 cm và 60,12 ± 24,01 cm(2). Sự cải thiện chiều dài bước đi bộ ra sau ở thời kỳ “có thuốc” so với thời kỳ “không thuốc” trong cả hai nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) nghĩa là Levodopa có hiệu quả giúp gia tăng chiều dài bước đi bộ ra sau ở bệnh nhân Parkinson. Sự khác biệt về tốc độ cũng như chiều dài bước đi bộ ra trước và ra sau ở trong nghiên cứu của Bryant MS và cộng sự (2011) so với nghiên cứu của chúng tôi có thể do mẫu trong nghiên cứu của Bryant MS là dân số phương Tây vốn có chiều cao trội hơn người Việt Nam và sự khác biệt về giai đoạn bệnh và thời gian bệnh. Levodopa đã được biết giúp cải thiện dáng đi và cử động ở bệnh nhân Parkinson(5). Tuy nhiên hiệu quả của Levodopa khi đi bộ ra trước và ra sau chưa được báo cáo trước đây. Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng Levodopa giúp cải thiện thành phần dáng đi ở bệnh nhân Parkinson cả khi đi bộ ra trước lẫn ra sau. Sự cải thiện này được phản ánh bằng sự gia tăng tốc độ đi bộ, sự cải thiện chiều dài bước đi cả khi đi bộ ra trước lẫn ra sau. Các kết quả tương tự cũng đã được báo cáo trước đây nhưng chỉ ở trường hợp đi bộ ra trước. Nieuwboer và cộng sự (1998) đã báo cáo có sự gia tăng rõ ràng chiều dài bước và tốc độ đi bộ trong 3 bệnh nhân bị bệnh Parkinson khi họ ở thời kỳ “có thuốc” của chu kỳ thuốc(7). Moore và cộng sự (2008) nghiên cứu đáp ứng động học của chuyển động khi điều trị Levodopa ở bệnh nhân Parkinson và báo cáo rằng sự gia tăng tốc độ đi bộ tương ứng sự thay đổi chiều dài bước đi(6). Lubik và cộng sự (2006) đã báo cáo rằng tốc độ đi bộ và chiều dài bước ở bệnh nhân Parkinson với điều trị Levodopa và kích thích nhân dưới đồi cải thiện mạnh nhưng cải thiện nhiều hơn với nhóm điều trị Levodopa(5). KẾT LUẬN Levodopa giúp cải thiện các triệu chứng về vận động ở bệnh nhân Parkinson, thông qua sự cải thiện điểm UPDRS III và giúp gia tăng tốc độ đi bộ, chiều dài bước đi ở cả hai hướng đi ra trước và ra sau từ đó có hiệu quả cải thiện dáng đi ở bệnh nhân Parkinson. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Blin O, Ferrandez AM, Pailhous J, Serratrice G (1991). Dopa- sensitive and dopa-resistant gait parameters in Parkinson's disease. J Neurol Sci; 103:51–54. 2. Bryant MS, Rintala DH, Hou JG, Lai EC, Protas EJ (2011). Effect of Levodopa on forward and backward gait patterns in persons with Parkinson’s disease. Neurohabilitation, 29(3):247-252. 3. Bùi Thu Trang, Vũ Anh Nhị (2010). Nghiên cứu lâm sàng và hình ảnh học bệnh nhân Parkinson. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 14(1):347-352. 4. Lê Minh, Trần Ngọc Tài (2009). Đặc điểm lâm sàng về chức năng vận động của bệnh Parkinson và phân độ chẩn đoán theo Hoehn-Yahr: Một khảo sát tiền cứu 32 trường hợp. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 13(1):363-370. 5. Lubik S, Fogel W, Tronnier V, Krause M, Konig J, Jost WH (2006). Gait analysis in patients with advanced Parkinson disease: different or additive effects on gait induced by levodopa and chronic STN stimulation. Journal of Neural Transmission, 113(2):163–173. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 270 6. Moore ST, MacDougall HG, Gracies JM, Ondo WG (2008). Locomotor response to levodopa in fluctuating Parkinson's disease. Experimental Brain Research, 184(4):469–478. 7. Nieuwboer A, De Weerdt W, Dom R, Nuttin B, Peeraer L, Pattyn A (1998). Walking ability afterimplantation of a pallidal stimulator: analysis of plantar force distribution in patients with Parkinson's disease. Parkinsonism & Related Disorders, 4(4):189–199. 8. Tan L C S et al (2004). Prevalence of Parkinson disease in Singapore. Neurology, 62:1999–2004. 9. Tô Thị Hồng Liên, Nguyễn Hữu Công (2013). Tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan đến trầm cảm trên bệnh nhân Parkinson. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 17(1):109-114. 10. Vokaer M, Abou Azar N, D Zegers de Beyl (2003). Effects of levodopa on upper limb mobility and gait in Parkinson’s disease. J Neurol Neurosurg Psychiatry, 74:1304–1307. 11. Zoghbi H Y(2013). Genetic mechanisms in degenerative diseases of neurvous system. In: Kandel ER, Schwartz, Jessell TM, Siegelbaum SA, Hudspecth AJ (eds). Principles of neural science, 5th edition, pp. 999-1014, Mc Graw Hill, New York. Ngày nhận bài báo: 14/10/2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/10/2014 Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_levodopa_tren_dang_di_o_benh_nhan_parkinson.pdf
Tài liệu liên quan