Hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp châm cải tiến kết hợp vận động trị liệu trên bệnh nhân nhồi máu não trên lều

Về sự khác biệt của 2 phương pháp châm cứu Cả 2 phương pháp đều cùng lúc vận dụng được các yếu tố sau trong cách chọn huyệt: Tuân thủ lý luận của YHCT: Chọn huyệt trên đường kinh đi qua vùng bị bệnh. Vận dụng tính chất trở da và trở kháng thấp tại các huyệt: Như vậy chỉ cần đưa 1 lượng kích thích nhỏ vẫn có thể gây ra một tác dụng kích thích mạnh. Vận dụng tính chất điện trị liệu: Kích thích cơ bằng các thiết bị tần số thấp có khả năng phục hồi tốt cơ yếu liệt. Lý luận về sinh lý co cơ: Để có được công thức huyệt, phải xác định chính xác nhóm cơ nào đang yếu liệt và tác động trên cơ ấy thông qua kích thích ở 2 đầu bám tận của cơ. Riêng nhóm châm cứu cải tiến phối hợp với tập vận động chủ động giúp tác động đến (yếu tố tỉnh thức, yếu tố hợp tác) và liệu với phương pháp kết hợp tập vận động chủ động trong lúc châm đã giúp tác động trực tiếp đến đại não khi thực hiện vận động, làm tăng hiệu quả điều trị so với châm cứu cải tiến đơn thuần. Điều này cũng phù hợp với các công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng của vật lý trị liệu kết hợp với tập luyện tinh thần trong điều trị yếu liệt sau đột quỵ(5,7). Những nghiên cứu tác dụng của đầu châm(2,6,8,10) trong phục hồi di chứng vận động ở bệnh nhân đột quỵ thông qua tác động gián tiếp trên da đầu để gây tác động đến vùng vận động trên não bộ giúp tăng hiệu quả điều trị phục hồi vận động.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp châm cải tiến kết hợp vận động trị liệu trên bệnh nhân nhồi máu não trên lều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học 25 HIỆU QUẢ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP CHÂM CẢI TIẾN KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU Trịnh Thị Diệu Thường*, Phan Quan Chí Hiếu* TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Nhiều đề tài về châm cứu cải tiến kết hợp giữa lý luận YHCT và YHHĐ được đánh giá có hiệu quả. Ngoài ra, các nghiên cứu chứng minh tác dụng của vật lý trị liệu kết hợp với tập luyện tinh thần trong điều trị yếu liệt sau đột quỵ. Những nghiên cứu tác dụng của đầu châm trong phục hồi di chứng vận động ở bệnh nhân đột quỵ thông qua tác động gián tiếp trên da đầu để gây tác động đến vùng vận động trên não bộ. Những công trình trên cho thấy yếu tố tinh thần như tri giác, tỉnh thức ảnh hưởng dến quá trình điều trị. Vì vậy, nghiên cứu này tiến hành nhằm chứng minh hiệu quả phục hồi vận động của châm cứu cải tiến phối hợp với tập vận động chủ động (yếu tố tỉnh thức, yếu tố hợp tác) có giúp làm tăng hiệu quả điều trị so với châm cứu cải tiến đơn thuần hay không? Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có nhóm chứng, đa trung tâm (BV. Y học cổ truyền TP. HCM, BV 175, Cơ sở 3 – BV Đại học Y dược Tp. HCM) từ tháng 4/2011 đến tháng 12/2012. Đối tượng nghiên cứu: 108 bệnh nhân nhồi máu não trên lều (49 nữ, 59 nam), 16 bệnh nhân nhỏ hơn 50 tuổi, 92 bệnh nhân trên 50 tuổi được điều trị và theo dõi trong 3 liệu trình (10 ngày/ liệu trình). Nhóm chứng được châm cứu cải tiến và nhóm can thiệp được điều trị bằng thể châm cải tiến phối hợp tập vận động chủ động, Sau điều trị bệnh nhân được đánh giá mức độ hồi phục vận động dựa vào thang điểm Barthel, thang điểm Modified Rankin Scale, test xếp vòng/ lỗ, thời gian đi bộ 10m sau 1 liệu trình, 2 liệu trình, 3 liệu trình. Kết quả: Phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp tập vận động trong lúc châm giúp phục hồi vận động tốt hơn châm cứu cải tiến qua thang đo Barthel, thời gian đi được 10m, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) từ liệu trình 2, liệu trình 3. Thang điểm Modified Rankin Scale của nhóm châm cứu cải tiến phối hợp tập vận động trong lúc châm giúp phục hồi vận động tốt hơn nhóm chứng, sau điều trị số BN nhóm châm cứu cải tiến phối hợp tập vận động trong lúc châm chiếm tỉ lệ tốt khá 68,52% nhóm châm cứu cải tiến chiếm tỉ lệ tốt khá 48,15%. Kết luận: Châm cứu cải tiến phối hợp tập vận động chủ động trong lúc châm giúp phục hồi vận động tốt hơn châm cứu cải tiến trên bệnh nhân nhồi máu não trên lều Từ khóa: Châm cứu cải tiến, châm cứu cải tiến phối hợp với tập vận động chủ động, thang điểm Barthel, thang điểm Modified Rankin Scale, test xếp vòng/ lỗ, thời gian đi bộ 10m. ABSTRACT IMPROVING THE TREATING OF MOTOR DEFICIT AFTER SUPRATENTORIAL ISCHEMIC STROKE WITH A COMBINATION OF NEW METHOD OF ACUPUNCTURE AND ACTIVE EXERCISE Trinh Thi Dieu Thuong, Phan Quan Chi Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 1 - 2013: 25-33 Background and Aims: Many studies about the modified acupuncture techniques, a combination of modern and traditional medicine, have proven to be effective. Furthermore, many studies have proven the effectiveness of * Khoa Y học Cổ truyền- Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Trịnh Thị Diệu Thường ĐT: 0933000880 Email: drdieuthuong@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 26 acupuncture combined with will exercises in the treatment of post-stroke paralysis (5, 7). There have been studies on acupuncture of the head area, which help rehabilitate movements in stroke patients via indirect effect on the skin of the head, to stimulate the motor area of the brain. Consciousness and other spiritual elements can affect the treatment. Therefore, this study aims to prove the whether the combination of new method of acupuncture and active exercise (consciousness, cooperation) can improve the treatment results compared to just new method of acupuncture. Method: Multi-centered randomized controlled trial (Traditional Medicine Hospital of Ho Chi Minh City, 175 Hospital, 3rd branch – University Medical Center) from April 2011 to December 2012. Subjects: 108 supratentorial ischemic stroke patients (49 female, 59 male), 16 patients younger than 50 years old, 92 patients older than 50 years old, treated and followed up in three sessions (10 days / session), The control group receives the treatment of the new method of acupuncture, and the trial group receives the treatment of the new method of acupuncture combined with active exercise, In the end, patients are evaluated according to the Barthel score, the Modified Ranking Scale, 10 hole test, 10m walk test, after the 1st, 2nd and 3rd sessions. Results: The combination of the new method of acupuncture and active exercise shows better results according to the Barthel score, the 10m walk test, the difference is significant starting from the 2nd and 3rd session, The combination of the new method of acupuncture and active exercise also shows better results according to the Modified Ranking Scale, after treatment 68.52% patients of the group show improvement, while only 48.15% in the other group. Conclusion: The combination of the new method of acupuncture and active exercise are more effective than using only the new method of acupuncture in the treatment of supratentorial ischemic stroke. Keywords: Modified acupuncture techniques, New method of acupuncture and active exercise, The Barthel score, The Modified Ranking Scale, 10 hole test, 10m walk test. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc kết hợp giữa Y học cổ truyền (YHCT) và Y học hiện đại (YHHĐ) đã mang lại nhiều kết quả khả quan, giúp tăng thêm niềm tin của nhân dân với y học nói chung và YHCT nói riêng. Nhiều đề tài về châm cứu cải tiến kết hợp giữa lý luận YHCT và YHHĐ được đánh giá có hiệu quả(1,4,4,9). Ngoài ra, các nghiên cứu chứng minh tác dụng của vật lý trị liệu kết hợp với tập luyện tinh thần trong điều trị yếu liệt sau đột quỵ(5,7) Những nghiên cứu tác dụng của đầu châm(2,6,8,10) trong phục hồi di chứng vận động ở bệnh nhân đột quỵ thông qua tác động gián tiếp trên da đầu để gây tác động đến vùng vận động trên não bộ. Những công trình trên cho thấy yếu tố tinh thần như tri giác, tỉnh thức ảnh hưởng dến quá trình điều trị. Vì vậy, nghiên cứu này tiến hành nhằm chứng minh hiệu quả phục hồi vận động của châm cứu cải tiến phối hợp với tập vận động chủ động (yếu tố tỉnh thức, yếu tố hợp tác) có giúp làm tăng hiệu quả điều trị so với châm cứu cải tiến đơn thuần hay không? Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân phục hồi vận động tốt và khá của phương pháp thể châm cải tiến phối hợp tập vận động chủ động trong lúc châm + VLTL. 2. Xác định tỷ lệ bệnh nhân phục hồi vận động tốt và khá của phương pháp thể châm cải tiến + VLTL. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Can thiệp lâm sàng, có nhóm chứng, ngẫu nhiên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học 27 Mẫu nghiên cứu P1 = Xác suất phơi nhiễm trong nhóm bệnh 89,9%; P2 = Xác suất phơi nhiễm trong nhóm chứng 62%(9) RR = 1,45; Z(1 - α /2) = 1,96 (α = 0,05); 1-β = 0,9 Cỡ mẫu n = 54 đối tượng cho mỗi nhóm bệnh. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên bằng máy tính Tiêu chuẩn chọn bệnh Chọn tất cả bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ có các đặc điểm sau: Bệnh nhân được chẩn đoán là nhồi máu não trên lều (dựa vào CT Scan). Bệnh nhân tỉnh táo, hợp tác với thầy thuốc điều trị. Chỉ số Barthel < 60. Bệnh nhân thiếu sót vận động tự chủ nửa người. Bệnh nhân đồng ý tham gia thử nghiệm. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân liệt nửa người nhưng quá suy kiệt hoặc bị lở loét, viêm nhiễm nhiều. Những bệnh nhân đang dùng các thuốc (Thuốc Tây tác dụng tăng tuần hoàn não) hoặc bệnh nhân đã dùng nhưng thời gian ngưng thuốc chưa tới 15 ngày. Bệnh trong quá trình nghiên cứu có diễn biến phức tạp được chuyển sang phương pháp điều trị khác và số liệu này sẽ được phân tích trong nhóm thất bại điều trị. Liệt kê và định nghĩa biến số Biến số độc lập: là phương pháp được tiến hành thực hiện trên bệnh nhân gồm 2 phương pháp thể châm cải tiến và thể châm cải tiến phối hợp tập vận động chủ động trong lúc châm. Biến số phụ thuộc: là kết quả sau khi tiến hành can thiệp gồm 4 biến số Sự phục hồi về khả năng vận động của chi bị yếu liệt. Sự phục hồi về khả năng vận động của chi yếu liệt (được đánh giá theo thang điểm Modified Rankin Scale). Test khéo tay (số vòng bệnh nhân bỏ được trong một phút). Vận động chi dưới (bệnh nhân đi được 10m) . Phục hồi hạn chế : Khi xếp loại Barthel hoặc thang điểm Modified Rankin Scale sau quy trình điều trị không chuyển bậc hoặc chuyển bậc trong cùng nhóm yếu hoặc kém. Tổ chức thực hiện Phân bố bệnh nhân: được sắp xếp ngẫu nhiên vào 2 nhóm, mỗi bệnh nhân được bắt thăm, Trong hộp có 108 thăm (54 thăm đánh số 1, 54 thăm đánh số 2). Phương pháp can thiệp Nhóm chứng: Điều trị Thể châm cải tiến Điều trị Thể châm cải tiến với phương pháp chọn huyệt dựa theo bảng khám cơ lực chọn lọc, Các huyệt được chọn có đặc điểm: Đây là huyệt trên tất cả các đường kinh ở vùng bị bệnh (YHCT), nhưng lại nằm ở hai đầu bám tận của cơ (để có thể kích thích co cơ tốt hơn). Sử dụng điện châm, máy Thera-Pulse PB3, tần số 50Hz, cường độ từ 2– 10mA. Châm thay đổi các huyệt được xác định yếu liệt (không quá 20 cây/một lần châm). Thời gian lưu kim là 20 phút, trong đó 10 phút đầu với tần số thấp, cường độ cao (kích thích co cơ); 10 phút sau với tần số cao, cường độ nhẹ (xoa bóp cơ). { Z(1 - α /2) [2P2(1-P2)] + Z(1-β) [P1(1-P1) + P2 (1-P2)] }2 n = ----------------------------------------------------------------------------- -- (P1 - P2)2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 28 Mỗi ngày châm một lần (ngoại trừ ngày thứ bảy và chủ nhật), liệu trình điều trị là 10 ngày, châm 10 ngày rồi nghỉ 3 ngày sau đó tiếp tục liệu trình thứ 2. Một lần điều trị không quá 3 liệu trình. Nhóm Can thiệp: Điều trị Thể châm cải tiến phối hợp tập vận động chủ động Trước nhất cần khám cơ lực chọn lọc, xác định cơ yếu liệt, châm vào đầu bám tận của cơ bị liệt gây co cơ, với kích của điện và sự hướng dẫn của chuyên gia, cùng lúc sẽ thực hiện động tác mà cơ yếu liệt đó lúc không bị tổn thương thực hiện được. Sử dụng Điện châm, dùng máy Acupunture Unit cải tiến, được cải tiến ở bộ phận trì hỗn thời gian phát xung, bằng cách gắn 1 tụ điện gây tích và xả điện châm, với 6s / lần kích thích (đủ co cơ trong lúc châm để phối hợp thực hiện động tác theo sự hướng dẫn của chuyên gia mà khi bình thường cơ đó vận động được). Tần số 50Hz, cường độ từ 2 – 10mA. Thời gian lưu kim và tập: 5 phút/ cặp, Một ngày không quá 6 cặp huyệt. Mỗi ngày châm một lần (ngoại trừ ngày thứ bảy và chủ nhật), Liệu trình điều trị là 10 ngày, châm 10 ngày rồi nghỉ 3 ngày sau đó tiếp tục liệu trình thứ 2. Một lần điều trị không quá 3 liệu trình. Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá Việc theo dõi và đánh giá được ghi nhận sau mỗi 1,2,3 liệu trình Chỉ tiêu theo dõi: Sinh hiệu: mạch, nhiệt độ, huyết áp. Sự phục hồi khả năng vận động của chi bị yếu liệt: theo thang điểm Barthel, theo thang điểm Modified Rankin Scale Thời gian bệnh nhân đi được 10m (có hoặc không có dụng cụ hỗ trợ). Test khéo tay: để theo dõi số vòng bệnh nhân bỏ được trong một phút. Phương pháp thống kê Nhập và quản lý dữ liệu bằng chương trình EpiData 3,1. Phân tích các số liệu qua phần mềm STATA 11,0. So sánh đặc tính mẫu thuộc nhóm biến số định tính bằng phép kiểm chi bình phương hoặc chính xác Fisher trên 2 nhóm. So sánh đặc tính mẫu thuộc nhóm biến số định lương bằng phép kiểm T trên 2 nhóm. RR, Khoảng tin cậy 95% dùng để đo lường sức mạnh sự kết hợp của mối liên quan giữa biến số phụ thuộc và biến độc lập. Sử dụng phép kiểm phi tham số Man Whitney để so sánh điểm phục hồi vận động ở hai nhóm ở từng giai đoạn nghiên cứu Sử dụng phép kiểm phi tham số Man Whitney để so sánh điểm phục hồi vận động giữa giai đoạn T0 và T3 ở mỗi nhóm. Hồi quy GEE trong phân tích lặp lại được sử dụng để xác định mối liên quan giữa mức độ phục hồi vận động qua thang đo ở hai nhóm nghiên cứu theo thời gian KẾT QUẢ Số liệu thống kê Tổng số 108 BN: nhóm chứng 54 BN; Nhóm nghiên cứu 54 BN Đặc điểm chung của đối tượng tại thời điểm trước nghiên cứu Bảng 1: Thông tin nền và tiền sử bệnh TBMMN (p>0,05) ðặc ñiểm Nhóm chứng (n=54) Nhóm can thiệp (n=54) n % n % Tuổi <50 tuổi 6 11,11 10 18,52 ≥ 50 tuổi 48 88,89 44 81,48 Giới Nữ 29 53,70 20 37,04 Nam 25 46,30 34 62,96 Thời gian ñột quỵ ñến ñiều trị <=1 tháng 15 27,78 19 35,19 > 1 tháng 39 72,22 35 64,81 Hôn mê lúc khởi bệnh Không 48 88,89 47 87,04 Có 6 11,11 7 12,96 Số lần bị tai biến mạch máu não 1 lần 48 88,89 52 96,30 2 lần 6 11,11 2 3,70 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học 29 Bảng 2: Sinh hiệu và chỉ số cơ thể (p>0,05) ðặc ñiểm Nhóm chứng (n=54) Nhóm can thiệp (n=54) n % n % Tăng huyết áp Không 13 24,07 14 25,93 Có 41 75,93 40 74,07 Béo phì Không 51 94,44 49 90,74 Có 3 5,56 5 9,26 Mạch (trung bình ± ñộ lệch chuẩn) 81,48 ± 6,01 81,43 ± 8,35 Nhiệt ñộ (trung bình ± ñộ lệch chuẩn) 36,83 ± 0,24 36,80 ± 0,25 Hô hấp (trung bình ± ñộ lệch chuẩn) 19,85 ± 0,53 19,83 ± 0,54 Huyết áp tâm thu (trung bình ± ñộ lệch chuẩn) 126,48 ± 17,7 130 ± 15,9 Huyết áp tâm trương (trung bình ± ñộ lệch chuẩn) 76,48 ± 9,54 77,9 ± 8,55 Cân nặng, (trung bình ± ñộ lệch chuẩn) kg 54,61 ± 9,42 57,81 ± 8,99 Chiều cao (trung bình ± ñộ lệch chuẩn) cm 159,91 ± 7,49 161,43 ± 6,95 BMI, tb (ñộ lệch chuẩn) 21,22 ± 2,35 22,08 ± 2,31 Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng (p>0,05) Nhóm chứng (n=54) Nhóm can thiệp (n=54) Glucose máu, 5,89 1,21 5,53 0,99 Triglyceride 2,65 1,14 2,56 1,21 Cholesterol 4,96 1,24 5,12 1,26 HDL-cho 1,07 0,27 1,05 0,27 LDL-cho 2,71 1,16 2,89 1,04 Rối loạn lipid máu Không 18 33,96 20 37,04 Có 35 66,04 34 62,96 Bệnh lý tại tim Không 23 42,59 31 57,41 Có 31 57,41 23 42,59 Nhận xét: Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Kết quả điều trị Hiệu quả phục hồi chức năng vận động (dựa theo Barthel) Bảng 4: Hiệu quả phục hồi vận động theo thang đo Barthel ở hai nhóm theo thời gian Thời gian Nhóm chứng Nhóm can thiệp P value Mean (SD) Median (p25-p75 Mean (SD) Median (p25-p75 T0 39 (15) 45 (20-50) 41 (16) 45 (20-55) 0,4289 T1 48 (15) 50 (30-60) 52 (16) 55 (35-65) 0,0907 T2 58 (15) 58 (50-75) 63 (17) 75 (45-75) 0,0256* T3 66 (16) 60 (60-80) 72 (15) 80 (60-85) 0,0481* Khác biệt T0-T3 <0,0001** <0,0001** *Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P< 0,05 (kiểm định Wilcoxon ranksum); tất cả so sánh sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng trong mỗi giai đoạn. **Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P< 0,0001 (kiểm định Wilcoxon signrank); so sánh sự khác biệt giữa thời gian T0 và T3 bắt cặp ở mỗi nhóm can thiệp và nhóm chứng. - Hiệu quả phục hồi vận động theo thang đo Barthel có ý nghĩa thống kê trong 2 nhóm chứng và nhóm can thiệp. Tuy nhiên, so sánh giữa 2 nhóm chứng và nhóm can thiệp Hiệu quả phục hồi vận động theo thang đo Barthel có ý nghĩa thống kê từ liệu trình 2, liệu trình 3 của quá trình điều trị. Hiệu quả phục hồi chức năng vận động chi trên (dựa theo test khéo tay) Bảng 5: Phục hồi vận động theo thang đo khéo tay ở hai nhóm theo thời gian Thời gian Nhóm chứng Nhóm can thiệp P value Mean (SD) Median (Min-Max) Mean (SD) Median (Min-Max) 1 phút T0 11 (5,7) 8 (6-16) 8,5 (2,4) 9 (6-10) 0,4110 T1 14 (7) 12 (10-20) 13 (3,7) 14 (10-16) 0,9535 T2 21 (10) 18 (14-30) 22 (8,4) 23 (16-30) 0,5215 T3 28 (12) 30 (18-40) 30 (12) 31 (22-40) 0,5313 3 phút T0 32 (18) 22 (20-50) 25 (7,2) 27 (16-32) 0,3922 T1 43 (21) 40 (30-61) 39 (11) 40 (32-45) 0,7548 T2 64 (30) 57 (50-90) 66 (25) 70 (50-86) 0,7416 T3 91 (36) 97 (62-125) 92 (34) 100 (70-117) 0,8682 Số vòng/phút T0 258 (196) 240 (120-270) 237 (86) 195 (175-310) 0,3882 T1 205 (189) 148 (90-180) 152 (60) 134 (120-170) 0,9421 T2 122 (108) 100 (60-125) 105 (69) 90 (60-120) 0,6437 T3 78 (52) 60 (45-95) 86 (94) 55 (48-70) 0,8373 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 30 Nhận xét: Test khéo tay được đo lường ở ba lần theo số vòng/1 phút, số vòng/ 3 phút và số vòng tối đa/ 1 phút, kết quả trên cho thấy có sự thay đổi về số vòng tăng theo thời gian ở nhóm can thiệp và nhóm chứng. Tuy nhiên, không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số vòng/ 1 phút, số vòng/ 3 phút và số vòng tối đa/ 1 phút giữa 2 nhóm theo thời gian (p>0,05). Hiệu quả phục hồi chức năng vận động chi dưới (dựa theo thời gian đi được 10m) Bảng 6: Phục hồi vận động theo thang đo đi bộ 10m có dụng cụ ở 2 nhóm theo thời gian Thời gian Nhóm chứng Nhóm can thiệp P value Mean (SD) Median (p25-p75) Mean (SD) Median (p25-p75) T0 427 (70) 435 (380-485) 423 (55) 425 (380-485) 0,2074 T1 348 (78) 370 (318-400) 338 (84) 365 (258-425) 0,3542 T2 205 (139) 155 (79-328) 150 (140) 75 (50-310) 0,0000* T3 122 (122) 45 (39-250) 112 (128) 40 (32-245) 0,0000* Khác biệt T0-T3 <0,0001** <0,0001** Hiệu quả phục hồi vận động theo thang đo đi bộ 10m có dụng cụ có ý nghĩa thống kê trong 2 nhóm chứng và nhóm can thiệp. Tuy nhiên, so sánh hiệu quả phục hồi vận động theo thang đo đi bộ 10m có dụng cụ có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm chứng và nhóm can thiệp từ liệu trình 2, liệu trình 3 của quá trình điều trị Bảng 7: Phục hồi vận động theo thang đo đi bộ 10m không có dụng cụ ở 2 nhóm theo thời gian Thời gian Nhóm chứng Nhóm can thiệp P value Mean (SD) Median (p25-p75) Mean (SD) Median (p25-p75) ði bộ 10m ko cần dụng cụ T0 477 (129) 483 (420 – 510) 446 (60) 445 (405-500) 0,0177* T1 387 (82) 405 (355 – 430) 369 (86) 385 (300-460) 0,0325* T2 238 (152) 183 (110 – 358) 169 (146) 105 (65-280) 0,0000* T3 145 (135) 60 (47 (295) 125 (142) 52 (45-105) 0,0000* Khác biệt T0-T3 <0,0001** <0,0001** *Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P< 0,05 (kiểm định Wilcoxon ranksum); tất cả so sánh sự khác biệt giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng trong mỗi giai đoạn. **Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P< 0,0001(kiểm định Wilcoxon signrank); so sánh sự khác biệt giữa thời gian T0 và T3 bắt cặp ở mỗi nhóm can thiệp và nhóm chứng. Hiệu quả phục hồi vận động theo thang đo đi bộ 10m không có dụng cụ có ý nghĩa thống kê trong 2 nhóm chứng và nhóm can thiệp. Tuy nhiên, so sánh hiệu quả phục hồi vận động theo thang đo đi bộ 10m có dụng cụ có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm chứng và nhóm can thiệp từ liệu trình 2, liệu trình 3 của quá trình điều trị Hiệu quả phục hồi chức năng vận động theo xếp loại Barthel Bảng 8: Phục hồi vận động theo xếp loại Barthel ở hai nhóm theo thời gian Thời gian Phục hồi vận ñộng (n=54) P Nhóm Xếp loại Thời ñiểm T0 T1 T2 T3 Chứng Kém 14 (25,93) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0,000*** Yếu 10 (18,52) 20 (37,04) 12 (22,22) 8 (14,81) Trung bình 30 (55,56) 24 (44,44) 20 (37,04) 20 (37,04) Khá – tốt 0 (0,00) 10 (18,52) 22 (40,74) 26 (48,15) Can thiệp Kém 15 (27,78) 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 0,0000*** Yếu 4 (7,41) 17 (31,48) 11 (20,37) 6 (11,11) Trung bình 35 (64,81) 15 (27,78) 10 (18,52) 8 (14,81) Khá – tốt 0 (0,0) 22 (40,74) 33 (61,11) 40 (74,07) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học 31 ***: Phân tích lặp lại cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) ở mỗi nhóm về xếp loại thang đo Barthel theo thời gian nghiên cứu. Bảng 9: So sánh phục hồi vận động theo xếp loại Barthel ở 2 nhóm Thời gian Phục hồi vận ñộng Nhóm chứng Nhóm can thiệp P value T0 Kém 14 (25,93) 15 (27,78) 0,114 Yếu 10 (18,52) 3 (5,56) Trung bình 30 (55,56) 36 (66,67) T3 Kém - - Yếu 8 (14,81) 6 (11,11) 0,015 Trung bình 20 (37,04) 8 (14,81) Khá – tốt 26 (48,15) 40 (74,07) Ở thời điểm T0, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại mức độ phục hồi vận động giữa hai nhóm nghiên cứu với p>0,05. Ở thời điểm T3, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại mức độ phục hồi vận động giữa hai nhóm nghiện cứu với p<0,05 (Bảng 9). Nhóm can thiệp giúp phục hồi vận động tốt hơn nhóm chứng. Sau điều trị, số BN nhóm can thiệp chiếm tỉ lệ cao (40/54 BN chiếm tỉ lệ 74,1%). Trong khi đó sau điều trị số BN nhóm chứng chiếm tỉ lệ thấp hơn (26/54 BN chiếm tỉ lệ 48,15%) (Bảng 10). Bảng 10: Phân loại sự phục hồi vận động theo xếp loại Barthel ở mỗi nhóm trước và sau điều trị Nhóm Thời gian phục hồi vận ñộng Thời ñiểm T0 Thời ñiểm T3 Yếu Trung bình Khá-tốt Tổng P value Chứng Kém 8 6 0 14 0,0000 Yếu 0 7 3 10 Trung bình 0 7 23 30 Tổng 8 20 26 54 Can thiệp Kém 6 7 2 15 0,0000 Yếu 0 1 2 3 Trung bình 0 0 36 36 Tổng 6 8 40 54 Hiệu quả phục hồi chức năng vận động theo thang đo Modified Rankin Scale Nhóm can thiệp giúp phục hồi vận động tốt hơn nhóm chứng, Sau điều trị, số BN nhóm can thiệp chiếm tỉ lệ cao (37/54 BN chiếm tỉ lệ 68,52%), Trong khi đó sau điều trị số BN nhóm chứng chiếm tỉ lệ thấp hơn (26/54 BN chiếm tỉ lệ 48,15%). Bảng 11: Phục hồi vận động theo thang đo Modified Rankin Scale ở 2 nhóm theo thời gian Phục hồi vận ñộng (theo Modified Rankin Scale) P Nhóm Xếp loại Thời ñiểm T0 T1 T2 T3 Nhóm chứng Kém 16 (29,63) 11 (20,37) 0 (0,0) 0 (0,0) 0,000*** Yếu 8 (14,81) 9 (16,67) 13 (24,07) 9 (16,67) Trung bình 30 (55,56) 34 (62,96) 19 (35,19) 19 (35,19) Khá– tốt 0 0 (0,0) 22 (40,74) 26 (48,14) Nhóm can thiệp Kém 16 (29,63) 6 (11,11) 0 (0,0) 0 (0,0) 0,0000*** Yếu 2 (3,70) 11 (20,37) 11 (20,37) 6 (11,11) Trung bình 36 (66,67) 37 (68,52) 15 (27,78) 11 (20,37) Khá – tốt 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) 35 (68,52) ***Phân tích lặp lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,0001) về mức độ xếp loại phục hồi theo Modified Rankin Scale ở mỗi nhóm theo thời gian Bảng 12: Phân loại mức độ phục hồi vận động theo thang đo Modified Rankin Scale ở mỗi nhóm trước và sau điều trị Nhóm Thời gian phục hồi vận ñộng Thời ñiểm T0 Thời ñiểm T3 Yếu Trung bình Khá-tốt Tổng P value Chứng Kém 9 7 0 16 0,0000 Yếu 0 5 3 8 Trung bình 0 7 23 30 Tổng 9 19 26 54 Can thiệp Kém 6 10 0 16 0,0000 Yếu 0 1 1 2 Trung bình 0 0 36 36 Tổng 6 11 37 54 BÀN LUẬN Nhận xét về sự đồng nhất của 2 nhóm tại thời điểm trước nghiên cứu 2 nhóm đồng nhất về thông tin nền (tuổi, giới) trước nghiên cứu (p>0,05). 2 nhóm đồng nhất về tiền sử bệnh (thời gian đột quỵ, hôn mê, số lần tai biến) trước nghiên cứu (p>0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 32 2 nhóm đồng nhất về dấu sinh tồn và chỉ số cơ thể (mạch, nhiệt, hô hấp, huyết áp, cân nặng, chiều cao, BMI) (p>0,05). 2 nhóm đồng nhất về thông tin bệnh lý (Tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh lý tại tim) (p>0,05). Hiệu quả phục hồi chức năng vận động Hiệu quả phục hồi chức năng vận động (dựa theo Barthel) Nhóm can thiệp và nhóm chứng đều giúp phục hồi vận động theo thang đo Barthel theo thời gian (p<0,0001). So sánh hiệu quả phục hồi vận động theo thang đo Barthel ở hai nhóm theo thời gian, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm chứng và nhóm can thiệp từ liệu trình 2, liệu trình 3 của quá trình điều trị (P< 0,05). Hiệu quả phục hồi chức năng vận động chi trên (dựa theo test khéo tay) Nhóm can thiệp và nhóm chứng giúp phục hồi vận động chi trên, kết quả cho thấy có sự thay đổi về số vòng tăng theo thời gian ở nhóm chứng và nhóm can thiệp theo thời gian. Tuy nhiên, khi so sánh phục hồi vận động chi trên theo thang đo khéo tay ở hai nhóm vào từng thời điểm không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số vòng/ 1 phút, số vòng/ 3 phút và số vòng tối đa/ 1 phút giữa 2 nhóm ở từng thời điểm nghiên cứu (p>0,05). Hiệu quả phục hồi chức năng vận động chi dưới (dựa theo thời gian đi được 10m) Nhóm can thiệp và nhóm chứng giúp phục hồi vận động chi dưới theo thang đo đi bộ 10m (có dụng cụ và không có dụng cụ) theo thời gian (p<0,0001). So sánh phục hồi vận động chi dưới theo thang đo đi bộ 10m (có dụng cụ và không có dụng cụ) theo thời gian, hiệu quả phục hồi vận động chi dưới khác biệt có ý nghĩa thống kê từ liệu trình 2, liệu trình 3 của quá trình điều trị (p>0,05). Hiệu quả phục hồi chức năng vận động theo xếp loại Barthel Nhóm can thiệp và nhóm chứng giúp cải thiện xếp loại Barthel theo thời gian và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,001). So sánh phục hồi vận động theo xếp loại Barthel ở 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng ở thời điểm T0, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại mức độ phục hồi vận động giữa hai nhóm nghiên cứu với (p>0,05). Ở thời điểm T3, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xếp loại mức độ phục hồi vận động giữa hai nhóm nghiên cứu với ( p<0,05). Nhóm can thiệp giúp phục hồi vận động tốt hơn nhóm chứng, Sau điều trị, số BN xếp loại Barthel tốt khá nhóm can thiệp chiếm tỉ lệ cao (40/54 BN, tỉ lệ 74,1%). Trong khi đó sau điều trị số BN xếp loại Barthel tốt khá nhóm chứng chiếm tỉ lệ thấp hơn (26/54 BN chiếm tỉ lệ 48,15%). Hiệu quả phục hồi chức năng vận động theo thang đo Modified Rankin Scale Nhóm can thiệp và nhóm chứng giúp cải thiện xếp loại theo thang đo Modified Rankin Scale theo thời gian ở 2 nhóm, và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,0001). Nhóm can thiệp giúp phục hồi vận động tốt hơn nhóm chứng, Sau điều trị, số BN nhóm can thiệp xếp loại tốt khá theo thang đo Modified Rankin Scale chiếm tỉ lệ cao (37/54 BN chiếm tỉ lệ 68,52%). Trong khi đó sau điều trị số BN nhóm chứng xếp loại tốt khá theo thang đo Modified Rankin Scale chiếm tỉ lệ thấp hơn (26/54 BN chiếm tỉ lệ 48,15%). Về sự khác biệt của 2 phương pháp châm cứu Cả 2 phương pháp đều cùng lúc vận dụng được các yếu tố sau trong cách chọn huyệt: Tuân thủ lý luận của YHCT: Chọn huyệt trên đường kinh đi qua vùng bị bệnh. Vận dụng tính chất trở da và trở kháng thấp tại các huyệt: Như vậy chỉ cần đưa 1 lượng kích Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học 33 thích nhỏ vẫn có thể gây ra một tác dụng kích thích mạnh. Vận dụng tính chất điện trị liệu: Kích thích cơ bằng các thiết bị tần số thấp có khả năng phục hồi tốt cơ yếu liệt. Lý luận về sinh lý co cơ: Để có được công thức huyệt, phải xác định chính xác nhóm cơ nào đang yếu liệt và tác động trên cơ ấy thông qua kích thích ở 2 đầu bám tận của cơ. Riêng nhóm châm cứu cải tiến phối hợp với tập vận động chủ động giúp tác động đến (yếu tố tỉnh thức, yếu tố hợp tác) và liệu với phương pháp kết hợp tập vận động chủ động trong lúc châm đã giúp tác động trực tiếp đến đại não khi thực hiện vận động, làm tăng hiệu quả điều trị so với châm cứu cải tiến đơn thuần. Điều này cũng phù hợp với các công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng của vật lý trị liệu kết hợp với tập luyện tinh thần trong điều trị yếu liệt sau đột quỵ(5,7). Những nghiên cứu tác dụng của đầu châm(2,6,8,10) trong phục hồi di chứng vận động ở bệnh nhân đột quỵ thông qua tác động gián tiếp trên da đầu để gây tác động đến vùng vận động trên não bộ giúp tăng hiệu quả điều trị phục hồi vận động. KẾT LUẬN Châm cứu cải tiến phối hợp tập vận động chủ động trong lúc châm giúp phục hồi vận động tốt hơn châm cứu cải tiến trên bệnh nhân nhồi máu não trên lều. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Thị Nguyền, Phan Quan Chí Hiếu (2012), Khảo sát những yếu tố có ảnh hưởng trên hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ bằng phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp vật lý trị liệu tại Trà Vinh, Tạp chí Y học TP.HCM, Đại học Y Dược TP. HCM, chuyên đề Y học cổ truyền, Phụ bản của tập 16, số 1, tr. 72. 2. Đoàn Xuân Dũng (2003), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả đầu châm trong phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân. Luận văn tốt nghiệp BS chuyên khoa cấp II YHCT, Đại học Y Dược TP. HCM 3. Hà thị Hồng Linh (2005), Hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp thể châm cải tiến trên bệnh nhân Tai biến mạch máu não. Luận văn tốt nghiệp cao học Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP. HCM 4. Hoàng Thanh Hiền, Phan Quan Chí Hiếu (2012), Khảo sát những yếu tố có ảnh hưởng trên hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ bằng phương pháp châm cứu cải tiến phối hợp vật lý trị liệu tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học TP.HCM, Đại học Y Dược TP.HCM, chuyên đề Y học cổ truyền, Phụ bản của tập 16, số 1, tr.61. 5. Jang Sung Ho, You Sung H, Hallett Mark, Cho Yun Woo, Park Chong-Mi, Cho Sang-Hyun, Lee Hyun-Young, Kim Tae-Hoon (2005), Cortical reorganization and associated functional motor recovery after virtual reality in patients with chronic stroke: an experimenter-blind preliminary study, Arch Phys Med Rehabil 86, pp. 2218-2223. 6. Li J, Xiao J (1999), Clinical Study On Effect Of scalp acupuncture in treating acute cerebral hemorrhage, PubMed 19 (4), pp. 203-205. 7. Page SJ, Levine P, Sisto SA, Johnston MV (2001), Mental practice combined with physical practice for upper-limb motor deficit in subacute stroke, Phys Ther, 81, pp. 1455– 1462. 8. Quan SX, (1985), Applied Chinese Acupuncture For Clinical Practitioner, Shangdong Science And Technology Press, pp. 36-42. 9. Trịnh Thị Diệu Thường, Phan Quan Chí Hiếu(2008), Hiệu quả phục hồi vận động sau đột quỵ của châm cứu cải tiến phối hợp tập vận động chủ động, Tạp chí Y học TP.HCM, Đại học Y Dược TP.HCM, chuyên đề Y học cổ truyền, Phụ bản của tập 12, số 4, tr.18. 10. Zhou J, Zhang F (1997), A Research On Acupncture For Cerebral Infarction, J Tradit Chin Med, 17 (3), pp. 194-197 Ngày nhận bài: 2/1/2013 Ngày phản biện đánh giá bài báo: 15/1/2013 Ngày bài báo được đăng: 31/01/2013

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_phuc_hoi_van_dong_cua_phuong_phap_cham_cai_tien_ket.pdf
Tài liệu liên quan