Các nghiên cứu gần đây cho thấy sinh
thiết tế bào lá nuôi của phôi túi dùng cho
xét nghiệm di truyền có nhiều thuận lợi.
Thứ nhất: cung cấp vật liệu di truyền
nhiều hơn do sinh thiết từ 5 - 10 tế bào lá
nuôi giúp tăng thành công trong khuếch
đại gen thay vì sinh thiết 1 - 2 tế bào của
phôi giai đoạn phân chia, bằng thực tế kỹ
thuật PGD thực hiện khó khăn khi lượng
ADN cung cấp hạn chế, sẽ dẫn đến thất
bại khuếch đại gen hoặc mất alen [10].
Thứ hai: phôi túi có tiềm năng phát triển
cao hơn so với phôi giai đoạn phân chia,
thực tế các nghiên cứu cho thấy sinh thiết
phôi giai đoạn phân chia làm giảm đáng
kể tỷ lệ làm tổ của phôi, còn sinh thiết phôi
túi không bị ảnh hưởng [11]. Trong 80 phôi
được lựa chọn sinh thiết chẩn đoán di truyền
đã thành công cả 80 phôi trong khuếch
đại toàn bộ gen và chẩn đoán chính xác
đột biến gen bệnh α, β-thalassemia.
Nghiên cứu PGD về β-thalassemia của
Li Fan và CS (2017) thực hiện trên 86 phôi
túi, khuếch đại thành công 82 phôi (95,4%),
chẩn đoán xác định được 80 phôi [12].
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử
dụng kỹ thuật minisequencing có cải biên
và kỹ thuật stripassay (Kít của Vienlab, Áo)
để chẩn đoán các đột biến thalassemia
trên phôi và trên mẫu bố mẹ của phôi.
Nghiên cứu của Wang và CS (2003)
chẩn đoán cho 89 mẫu, trong đó chủ yếu
là BN mang đột biến IVS2-654 và IVS1-5,
với 27 BN và 8 BN cd17, 5 BN cd41/42,
còn lại là đột biến khác [5]. Trong nghiên
cứu mặc dù số lượng gia đình bị bệnh
β-thalassemia nghiên cứu còn hạn chế,
nhưng thống kê cho thấy các đột biến
chủ yếu là cd17, cd26, cd41/41. Đối với
các gia đình có α-thalassemia tham gia
nghiên cứu đột biến đều là đứt đoạn
gen SEA. Chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật
stripassay để chẩn đoán phôi của gia đình
mang đứt đoạn gen SEA và đã chẩn đoán
được 51 phôi của gia đình bị α-thalassemia
và 29 phôi có β-thalassemia.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả sinh thiết phôi túi và chuyển một phôi túi đông lạnh trong chẩn đoán bệnh di truyền Thalassemia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
45
HIỆU QUẢ SINH THIẾT PHÔI TÚI VÀ
CHUYỂN MỘT PHÔI TÚI ĐÔNG LẠNH TRONG
CHẨN ĐOÁN BỆNH DI TRUYỀN THALASSEMIA
Nguyễn Thanh Tùng*; Nguyễn Đình Tảo*
Quản Hoàng Lâm*; Trần Văn Khoa*; Triệu Tiến Sang*
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá khả năng chẩn đoán di truyền bệnh thalassemia trên phôi túi và kết quả lâm
sàng sau chuyển 1 phôi túi đông lạnh. Đối tượng và phương pháp: 19 cặp vợ chồng được chẩn
đoán mang gen mắc bệnh α và β-thalassemia. Tiến hành thụ tinh ống nghiệm bằng kỹ thuật
ICSI và sinh thiết phôi túi để chẩn đoán di truyền tiền làm tổ. Các phôi trong thời gian chờ
kết quả di truyền đều được đông lạnh bằng kỹ thuật thủy tinh hóa. Bệnh nhân chỉ chuyển một
phôi túi khi được chẩn đoán là khỏe mạnh ở các chu kỳ sau đó, trong đó 15 phôi bình thường,
4 phôi mang gen dị hợp. Kết quả: trong 19 chu kỳ đầu tiên chuyển một phôi túi, kết quả 12 bệnh
nhân có thai sinh hóa đạt tỷ lệ 63,15%; 10 bệnh nhân có thai lâm sàng đạt 52,63%, 10 trẻ sinh
ra khỏe mạnh. Kết luận: chẩn đoán di truyền bệnh thalassemia trên phôi túi đạt hiệu quả cao,
chuyển 1 phôi túi đông lạnh tránh được đa thai, tỷ lệ có thai cao, các bé sinh ra khỏe mạnh.
* Từ khóa: Bệnh thalassemia; Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ; Nested-PCR; Stripassay.
Effect of Blastocyst Biopsy and Frozen Single Blastocyst Transfer
for Pre-implantation Genetic Diagnosis of Thalassemia
Summary
Objectives: To evalutate ability of the genetic diagnosis of thalassemia on blastocysts and
clinical results after transferring one frozen blastocyst. Subjects and methods: 19 couples in
whom both partners were α- or β-thalassemia carriers. All couples underwent fertilization
following ICSI (intracytoplasmic sperm injection) and biopsy blastocyst for preimplantation
genetic diagnosis. During diagnosing thalassaemia, all blastocysts were frozen by vitrification.
The patients were transffered only one blastocyst with 15 normal blastocysts and 4 heterozygous
blastocysts on the next cycle. Results: There were 12 patients succeding with chemical
pregnancy rate (63.15%), 10 clinical pregnancies (52.63%) with 10 healthy babies born.
Conclusions: Preimplantation genetic diagnosis is effective on blastocysts for the thalassemia.
Transferring one frozen blastocyst avoids multiple pregnancies, and maintains pregnant rate
with healthy babies born.
* Keywords: Thalassemia; Preimplantation genetic diagnosis; Nested-PCR; Stripassay.
* Học viện Quân y
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Tùng (tung_ttcnp@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 02/05/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 13/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 28/06/2018
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
46
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thalassemia là một trong những bệnh
huyết học di truyền đơn gen phổ biến
nhất trên thế giới. Ước tính trên thế giới
hiện có khoảng 7% dân số mang gen
bệnh; 1,1% các cặp vợ chồng có nguy cơ
sinh con bị bệnh; 0,27% trường hợp có
thai sinh ra con bị bệnh huyết sắc tố [2].
Ở Việt Nam, có khoảng 5 triệu người
mang gen và bị bệnh, ước tính khoảng
20.000 người bị thalassemia thể nặng,
mỗi năm khoảng 2.000 trẻ được sinh ra
mắc bệnh thalassemia [1]. Bệnh sinh do
thiếu hụt tổng hợp globin trong huyết sắc
tố (hemoglobin) của hồng cầu, chất lượng
hồng cầu suy giảm làm hồng cầu dễ bị
vỡ, dẫn đến thiếu máu mạn tính. Nguyên
nhân di truyền là do đột biến gen sản xuất
β-globin nằm trên nhiễm sắc thể 11 và
mất gen sản xuất α-globulin nằm trên
nhiễm sắc thể 16. Điều trị cho những
bệnh nhân (BN) này tạo ra một gánh
nặng cả về kinh tế cũng như tinh thần cho
gia đình và toàn xã hội.
Ứng dụng chẩn đoán di truyền trước
chuyển phôi (Preimplantation genetic
diagnosis - PGD) là phương pháp sàng
lọc phôi bất thường về mặt di truyền
được thực hiện trước khi cấy phôi vào
tử cung người mẹ. Handyside đã ứng
dụng kỹ thuật này trên một tế bào phôi từ
năm 1990, kể từ đó kỹ thuật này được ứng
dụng ngày càng phổ biến để thay thế cho
chẩn đoán trước sinh, tránh mang thai có
nguy cơ cao mắc các bệnh di truyền [3].
Có hai giai đoạn sinh thiết phôi để cung cấp
vật liệu di truyền cho chẩn đoán là giai đoạn
phôi phân chia và giai đoạn phôi túi. Mỗi
giai đoạn sinh thiết có thuận lợi và hạn chế
nhất định. Sinh thiết phôi túi có nhiều thuận
lợi, ngoài việc loại bỏ các phôi không phát
triển ở giai đoạn phân chia, tế bào lấy ra
khỏi phôi ít ảnh hưởng đến phôi phát triển
sau này, đặc biệt là cung cấp vật liệu di
truyền nhiều hơn giúp cho chẩn đoán di
truyền chính xác.
Mục tiêu của nghiên cứu: Đánh giá khả
năng chẩn đoán di truyền bệnh thalassemia
trên phôi túi và kết quả lâm sàng sau chuyển
1 phôi túi đông lạnh.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn lựa chọn: 19 cặp vợ chồng
được chẩn đoán mang gen bị bệnh
thalassemia, đều được tư vấn về quy
trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm
và chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi
tại Viện Mô phôi Lâm sàng Quân đội và
Khoa Di truyền, Học viện Quân y.
* Tiêu chuẩn loại trừ: suy buồng trứng,
bất thường tử cung, tinh trùng kém.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu.
* Phác đồ kích thích buồng trứng:
Kích thích buồng trứng có kiểm soát
sử dụng phác đồ GnRH đối đồng vận.
BN được kích trứng vào ngày 2 của chu
kỳ bằng liều FSH phù hợp với đáp ứng
của từng BN. GnRH đối đồng vận 0,25 mg
(orgalutran hoặc cetrotide) bắt đầu vào
ngày thứ 6 của FSH. Khi có ít nhất 3 nang
> 17 mm sẽ gây trưởng thành noãn bằng
GnRH đồng vận 0,2 mg (dipherelin).
Chọc hút noãn qua ngả âm đạo sau 35 giờ
dùng GnRH đồng vận.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
47
* Nuôi cấy và sinh thiết phôi:
Sau 16 - 18 giờ thực hiện kỹ thuật
(tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - ICSI),
noãn được đánh giá thụ tinh, nuôi cấy
noãn thụ tinh bình thường đến giai đoạn
phôi túi. Phân loại phôi túi dựa trên đánh
giá đồng thuận alpha của Hiệp hội ESHRE
2011 [4].
Sáng ngày 5, khi phôi túi đã phân biệt
rõ nụ phôi và tế bào lá nuôi, đục lỗ thủng
màng trong suốt kích thước 7 µm đối diện
với nụ phôi. Chờ khoảng 4 giờ khi các tế
bào lá nuôi thoát qua lỗ thủng màng trong
suốt có số lượng 6 - 7 tế bào, tiến hành
sinh thiết phôi. Các tế bào lá nuôi sau
sinh thiết được rửa bằng môi trường
PBS1X + 1% PVP và cho vào ống PCR,
gửi đến labo di truyền.
* Chẩn đoán di truyền đột biến trên
phôi sinh thiết:
Tách ADN từ mẫu máu nghiên cứu
(mẫu bố, mẫu máu của mẹ, mẫu máu của
con) bằng bộ kít Qiagen. Mẫu phôi được
tách ADN và khuếch đại bằng bộ kít
RepliG (Hãng Qiagen). Sản phẩm khuếch
đại được pha loãng 100 lần, dung dịch
ADN pha loãng sẽ dùng để nhân gen gây
bệnh α, β-thalassemia. Tiến hành phản
ứng nested-PCR theo quy trình của Wang
và CS (2003) có cải biên [5]:
- PCR vòng 1: nhân gen β-globin với
thể tích 50 μl chứa dịch ly giải 1 tế bào;
0,2 μM mỗi primer vòng 1; 0,2 mM mỗi
loại deoxyribonucleotide triphosphate (dNTP)
và 2,5 đơn vị HotStarTaq ADN polymerase
(Qiagen) trong 1X PCR buffer chứa 1,5 mM
MgCl2.
- PCR vòng 2: nhân gen β-globin, sử dụng
3 μl sản phẩm PCR vòng 1. Thành phần
phản ứng tương tự như vòng 1, ngoại trừ
ADN polymerase giảm còn 1 đơn vị. Chu
trình nhiệt tương tự như PCR vòng 1.
Minisequencing tiến hành với
SNaPshotTM multiplex ready reaction mix
(Applied Biosystems) và 0,2 μM mỗi
minisequencing primer theo quy trình của
nhà sản xuất.
* Trình tự mồi gen β-globin vòng 1:
β-F1* ACGGCTGTCATCACTTAGAC
β-R1* AAGAGGTATGAACATGATTAGC
* Chu trình nhiệt phản ứng nested PCR:
- 1 chu kỳ: 950C trong 15 phút.
- 30 chu kỳ: 950C trong 45 giây.
- 30 chu kỳ: 560C trong 45 giây.
- 30 chu kỳ: 720C trong 2 phút.
- 1 chu kỳ: 720C trong 5 phút.
* Trình tự mồi gen β-globin vòng 2:
BGLO-2F GTCATCACTTAGACCTCACC
BGLO-2R CAGAATAATCCAGCCTTATCC
Sản phẩm nhân vòng 2 được tinh sạch,
chạy multiplex minisequensing, sử dụng
kít SNaPshot multiplex theo quy trình
với các mồi minisequencing. Sản phẩm
minisequencing được điện di tự động trên
máy 3130xl Genetic analyzer, phân tích
bằng phần mềm GeneMapper ID v 3.2.
Kết quả này được kiểm chứng lại bằng
bộ kít tripassay để xác định 22 đột biến
của gen β-thalassemia và 21 đột biến gen
α-thalassemia.
* Quy trình đông lạnh và rã đông phôi
túi bằng kỹ thuật thuỷ tinh hoá theo phương
pháp Cryotop của Massashige Kuwayama
(2005) [6]:
- Chuẩn bị niêm mạc tử cung để chuyển
phôi túi đông lạnh:
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
48
+ Thuốc sử dụng: estrogen (valiera 2 mg,
progynova 2 mg) 4 - 6 mg/ngày từ ngày
thứ 2 của chu kỳ kinh. Siêu âm đo niêm
mạc tử cung vào ngày thứ 10 của chu
kỳ kinh, chỉnh liều progynova.
+ Ngày 12 - 14: siêu âm đo niêm mạc
tử cung: nếu niêm mạc tử cung ≥ 8 mm
thì bổ sung utrogestan 800 mg/ngày (đặt
âm đạo) trước 5 ngày chuyển phôi.
* Phương pháp đánh giá kết quả lâm
sàng:
- Đánh giá có thai sinh hóa: sau 2 tuần
chuyển phôi, định lượng nồng độ β-hCG
> 30 mIU/ml.
- Đánh giá có thai lâm sàng: sau 5 - 6
tuần chuyển phôi, siêu âm kiểm tra thấy
có túi ối, có tim thai.
- Tỷ lệ làm tổ: tỷ lệ phần trăm của tổng
số thai có được trên tổng số phôi chuyển.
- Tỷ lệ thai sinh sống: trẻ sinh ra khỏe
mạnh.
* Phương pháp xử lý số liệu:
Phân tích số liệu thống kê bằng phần
mềm SPSS 13.0 (Statistical products for
the social services).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1: Một số đặc điểm bệnh di truyền
lặn của 19 cặp vợ chồng BN mang gen
bệnh thalassemia.
Phân loại
β-thalassemia α-thalassemia
Số lượng
(38 BN)
16 BN
(42,11%)
22 BN
(57,89%)
Đột biến gen
Cd17: 8 BN
(50%)
Cd26: 4 BN
(25%)
Cd41/42: 4 BN
(25%)
Mất gen SEA:
22 BN (100%)
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng của BN
thalassemia.
Chỉ tiêu X ± SD
Tuổi trung bình 29,68 ± 3,03
AMH (ng) 3,82 ± 0,46
AFC (nang thứ cấp siêu âm
ngày 2 chu kỳ)
12,89 ± 1,25
Liều FSH (IU)/ngày 172,36 ± 20,15
E2 (pg) ngày cho thuốc rụng
noãn bằng GnRH đồng vận
3744,21 ± 428,17
Số nang noãn ≥ 17 mm ngày
cho thuốc rụng noãn bằng
GnRH đồng vận
12,26 ± 1,64
Số noãn trưởng thành (M2) 10,36 ± 1,31
Tỷ lệ quá kích buồng trứng Không có
trường hợp nào
BN ở độ tuổi 30, chỉ số AMH và AFC
thể hiện khả năng dự trữ buồng trứng
bình thường. Liều trung bình FSH kích
thích buồng trứng ở liều nhẹ, GnRH đồng
vận 3744,21 ± 428,17 pg.
* Kết quả tạo phôi túi của BN thalassemia:
Số noãn thụ tinh trung bình: 7,31 ± 1,02;
tỷ lệ thụ tinh: 70,75 ± 7,47%; số phôi túi
trung bình: 4,42 ± 0,96; tỷ lệ phôi túi tạo
được 60,62 ± 10,41%. Chất lượng phôi
túi: 84 phôi túi, trong đó phôi tốt: 70 phôi
(83,3%); phôi trung bình: 10 phôi (11,9%);
phôi kém: 4 phôi (4,8%).
* Kết quả chẩn đoán di truyền phôi túi
của BN thalassemia:
Nhóm α-thalassemia: 19/51 phôi (37,2%)
được chẩn đoán di truyền bình thường
không mất gen SEA, 21/51 phôi (41,2%)
dị hợp bị mất hai gen SEA và 11/51 phôi
(21,6%) bị bệnh mất cả 4 gen SEA. Đối
với nhóm β-thalassemia, 7/29 phôi (24,1%)
được chẩn đoán bình thường, 14/29 phôi
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
49
(48,3%) dị hợp bị đột biến một gen, 8/29
phôi (27,6%) bị bệnh đột biến cả 2 gen.
* Kết quả rã đông và chuyển phôi túi
của 19 BN thalassemia:
Tỷ lệ phôi túi sống sau rã đông: 19/19 BN
(100%), trong đó 15 phôi bình thường
và 4 phôi dị hợp. Số phôi chuyển: 1 phôi.
Tỷ lệ phôi làm tổ: 10/19 BN (52,63%);
tỷ lệ thai sinh hóa: 12/19 BN (63,15%);
tỷ lệ thai lâm sàng: 10/19 BN (52,63%),
do 2 túi ối không có mầm thai và không
có tim thai; tỷ lệ thai sinh sống: 10/19 BN
(52,63%) không có biểu hiện bệnh lý
thalassemia, trong đó 8 trẻ không mang
gen bệnh và chỉ có 2 trẻ mang gen dị hợp.
Đơn thai: 10 BN; đa thai: 0 BN.
BÀN LUẬN
Thành công chung của PGD là trẻ sinh
ra khỏe mạnh, do đó cần kết hợp tốt
giữa chẩn đoán di truyền chính xác và kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản, phụ thuộc vào tuổi,
dự trữ buồng trứng, chất lượng tinh trùng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi
trung bình 29,68 ± 3,03; AMH 3,82 ± 0,46 ng;
AFC 12,89 ± 1,25, cho thấy BN có dự trữ
bình thường sẽ hạn chế việc đáp ứng kém
cũng như đáp ứng quá mức. Toàn bộ BN
sử dụng phác đồ GnRH đồng vận trong
kích thích buồng trứng với liều FSH trung
bình, số noãn trưởng thành trung bình thu
được 10,36 ± 1,31. Theo nghiên cứu tổng
hợp của Sunkara (2011) phân tích trên
450.135 chu kỳ IVF thấy có mối liên quan
giữa số noãn, tỷ lệ sinh sống và tuổi
người phụ nữ. Tỷ lệ sinh sống đạt cao
nhất khi có số noãn xấp xỉ 15 ở nhóm tuổi
18 - 34 là 40% [7]. BN trong nghiên cứu
của chúng tôi tương ứng với nhóm có khả
năng sinh sống cao nhất của Sunkara.
Sinh thiết phôi túi là kỹ thuật xâm lấn
nhằm hạn chế ảnh hưởng phát triển phôi
sau sinh thiết, điều này phụ thuộc vào kỹ
năng của kỹ thuật viên. Một yêu cầu của
kỹ thuật là cần tạo lỗ thủng màng trong
suốt để tạo thuận lợi cho tế bào lá nuôi
chui ra. Chúng tôi chọn thời điểm đục lỗ
màng trong suốt vào ngày 5 tại vị trí đối
diện với nụ phôi để hạn chế sự tác động
đến nụ phôi. Chẩn đoán di truyền sau
sinh thiết cần có thời gian, chúng tôi lựa
chọn đông phôi toàn bộ sau sinh thiết và
chờ kết quả xét nghiệm di truyền. Nhờ sự
phát triển của kỹ thuật đông lạnh thủy tinh
hóa, kết quả lâm sàng giữa chuyển phôi
đông lạnh không thấp hơn so với chuyển
phôi tươi [8]. Ngoài ra, không chuyển phôi
tươi sẽ làm giảm đáng kể hội chứng quá
kích buồng trứng - là một trong các biến
chứng hay gặp trong hỗ trợ sinh sản.
Chúng tôi không gặp trường hợp nào quá
kích buồng trứng do sử dụng phôi đông
lạnh toàn bộ và GnRH đồng vận gây
trưởng thành noãn thay cho hCG, đây là
yếu tố chính gây quá kích buồng trứng
trên BN có nguy cơ cao. Ở các chu kỳ
sau đó, 10/19 trường hợp (52,63%) đầu
tiên chuyển phôi có thai lâm sàng. Tỷ lệ
có thai của chúng tôi thấp hơn, nghiên cứu
của Kokkali chuyển trung bình 3 phôi/người,
6 trường hợp có thai thì 2 trường hợp có
thai đôi [9]. Chúng tôi chỉ chuyển 1 phôi
duy nhất nên không có trường hợp nào
đa thai.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy sinh
thiết tế bào lá nuôi của phôi túi dùng cho
xét nghiệm di truyền có nhiều thuận lợi.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
50
Thứ nhất: cung cấp vật liệu di truyền
nhiều hơn do sinh thiết từ 5 - 10 tế bào lá
nuôi giúp tăng thành công trong khuếch
đại gen thay vì sinh thiết 1 - 2 tế bào của
phôi giai đoạn phân chia, bằng thực tế kỹ
thuật PGD thực hiện khó khăn khi lượng
ADN cung cấp hạn chế, sẽ dẫn đến thất
bại khuếch đại gen hoặc mất alen [10].
Thứ hai: phôi túi có tiềm năng phát triển
cao hơn so với phôi giai đoạn phân chia,
thực tế các nghiên cứu cho thấy sinh thiết
phôi giai đoạn phân chia làm giảm đáng
kể tỷ lệ làm tổ của phôi, còn sinh thiết phôi
túi không bị ảnh hưởng [11]. Trong 80 phôi
được lựa chọn sinh thiết chẩn đoán di truyền
đã thành công cả 80 phôi trong khuếch
đại toàn bộ gen và chẩn đoán chính xác
đột biến gen bệnh α, β-thalassemia.
Nghiên cứu PGD về β-thalassemia của
Li Fan và CS (2017) thực hiện trên 86 phôi
túi, khuếch đại thành công 82 phôi (95,4%),
chẩn đoán xác định được 80 phôi [12].
Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử
dụng kỹ thuật minisequencing có cải biên
và kỹ thuật stripassay (Kít của Vienlab, Áo)
để chẩn đoán các đột biến thalassemia
trên phôi và trên mẫu bố mẹ của phôi.
Nghiên cứu của Wang và CS (2003)
chẩn đoán cho 89 mẫu, trong đó chủ yếu
là BN mang đột biến IVS2-654 và IVS1-5,
với 27 BN và 8 BN cd17, 5 BN cd41/42,
còn lại là đột biến khác [5]. Trong nghiên
cứu mặc dù số lượng gia đình bị bệnh
β-thalassemia nghiên cứu còn hạn chế,
nhưng thống kê cho thấy các đột biến
chủ yếu là cd17, cd26, cd41/41. Đối với
các gia đình có α-thalassemia tham gia
nghiên cứu đột biến đều là đứt đoạn
gen SEA. Chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật
stripassay để chẩn đoán phôi của gia đình
mang đứt đoạn gen SEA và đã chẩn đoán
được 51 phôi của gia đình bị α-thalassemia
và 29 phôi có β-thalassemia.
KẾT LUẬN
Chẩn đoán di truyền trên phôi túi đạt
hiệu quả cao, chuyển 1 phôi túi sau khi
đông lạnh tránh được đa thai, tỷ lệ có thai
cao, các bé sinh ra khỏe mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Tảo và CS. Báo cáo tổng
kết đề tài cấp nhà nước: Nghiên cứu quy trình
chẩn đoán một số bệnh di truyền trước
chuyển phôi để sàng lọc phôi thụ tinh trong
ống nghiệm. 2015.
2. David Weatherall, Olu Akinyaju. Inherited
disorders of hemoglobin. Disease Control
Priorities in Developing Countries. 2005,
pp.663-660.
3. Handyside A.H, Kontogianni E.H,
Hardy K, Winston R.M. Pregnancies from
biopsied human preimplantation embryos
sexed by Y-specific DNA amplification. Nature.
1990, 344, pp.768-770.
4. Alpha scientists in reproductive
medicine and ESHRE special interest group
of embryo. The Istabul consensus workshop
on embryo assessment proceedings of an
expert meeting. Human Reproduction. 2011,
26 (6), pp.1270-1283.
5. Wang Wen, Shirley, Samuel. Multiplex
minisequencing screen for common
Southeast Asian and Indian β-thalassemia
mutation. Clinical Chemistry. 2003, 49 (2),
pp.209-218.
6. Kuwayama M, Vajta G, Ieda S, Kato O.
Comparison of open and closed methods
for vitrification of human embryos and the
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2018
51
elimination of potential contamination. Report
Biomed Online. 2005, 11, pp.608- 614.
7. Sunkara S.K, Rittenberg V, Raine-
Fenning N, Bhattacharya S, Zamora J,
Coomarasamy A. Association between the
number of eggs and live birth in IVF treatment:
an analysis of 400135 treatment cycles.
Human Reprod. 2011, 7, pp.1768-1774.
8. Roque M, Lattes K, Serra S, Sola I, Geber S,
Carreras R, Checa M.A. Fresh embryo
transfer versus frozen embryo transfer in in
vitro fertilization cycles: a systematic review
and meta-analysis. Fertil Steril. 2013, 99,
pp.156-162.
9. Kokkali G, Synodinos J.T, Vrettou C,
Stavrou D, Jones G.M, Cram D.S, Makrakis E,
Trounson A.O, Kanavakis E, Pantos K.
Blastocyst biopsy versus cleavage stage biopsy
and blastocyst transfer for preimplantation
genetic diagnosis of β-thalassemia: a pilot
study. Human reproduction. 2007, 22 (5),
pp.1443-1449.
10. Chang L.J, Huang C.C, Tsai Y.Y, Hung
C.C, Fang M.Y, Lin Y.C, Su Y.N, Yang.
Blastocyst biopsy and vitrification are effective
for preimplantation genetic diagnosis of
monogentic diseases. Hum Repro. 2013, 28,
pp.1435-1444.
11. Scott R.T Jr, Upham K.M, Forman Ẹ,
Zhao T, Treff N.R. Cleavage-stage biopsy
significantly impairs human embryonic
implantation potential while blastocyst biopsy
does not: a randomized and paired clinical
trial. Fertil Steril. 2013, 100, pp.624-630.
12. Li F, Aiping Q, Wugao L, Xinlin L,
Lihong W, Ren Cai, Yufu J. Genetic diagnosis
of β-thalassemia preimplantation using short
tandem repeats in human cryopreserved
blastocysts. J Clin Exp Pathol 2. 2017, 10 (7),
pp.7586-7595.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_sinh_thiet_phoi_tui_va_chuyen_mot_phoi_tui_dong_lan.pdf