Colonna so sánh hiệu quả của chích vào
khoang dưới nhện liều thử NMC 45 mg
lidocaine với adrenaline so với 3 ml nước muối
sinh lý (3). Tác giả kết luận là phong bế vận động
4 phút sau khi chích có độ nhậy 100% và độ đặc
hiệu 93%.
Abraham và cs(1), trong mục tiêu tìm liều thử
lý tưởng cho việc phát hiện đồng thời việc chích
nhầm vào mạch máu và khoang dưới nhệ, dùng
3 ml lidocaine 1,5% ưu trọng pha thêm
adrenaline (1:200.000) qua catheter NMC. Tần số
tim cuả mẹ tăng từ 76 2 nhịp/phút tăng lên 109
6 nhịp /phút nếu dung dịch chích vào mạch
máu, và mức phong bế cảm giác đạt đến mức S2
trong vòng 1,45 0,12 phút nếu dung dịch chích
nhầm vào khoang dưới nhện.
Liều thử NMC với lidocaine và đánh giá sức
cơ của chi dưới có thể là liều thử thuốc tê tối ưu
cho phát hiện catheter NMC đặt vào khoang
dưới nhện.
Hiện nay, việc giảm đau sản khoa bằng tê
NMC đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ đầu
1980 với sự kết hợp thuốc phiện và dùng nồng
độ thuốc tê rất thấp. Trong nghiên cứu của
chúng tôi liều nạp chỉ chứa 8 mg bupivacaine và
20 µg fentanyl, thấp hơn liều có thể gây tê tủy
sống cao và liều thử được khuyến cáo. Do đó,
để phát hiện khả năng catheter nằm trong mạch
máu thì sau khi chích hết liều nạp mà sản phụ
không mất cảm giác đau chúng tôi nghi ngờ
catheter nằm sai vị trí, có thể là trong mạch máu.
Để phát hiện catheter trong khoang dưới nhện
thì 10 phút sau khi làm liều nạp mà sản phụ liệt
vận động (không giơ cẳng chân lên được) và hết
đau nhanh hoàn toàn thì chúng tôi nghi ngờ là
catheter trong khoang dưới nhện. Với cách làm
này, nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận
ca nào bị ngộ độc thuốc tê, không trường hợp
nào bị tê tủy sống toàn thể.
Tuy nhiên, nếu cần dùng catheter NMC này
để chuyển mổ bắt con, chúng tôi sử dụng 5 ml
lidocaine 2% để làm liều thử và thêm adrenaline
vào liều thử này nếu không có chống chỉ định
(tiền sản giật, bệnh mạch vành, bẹnh hẹp van
tim, tăng cơn gò tử cung).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả và an toàn của giảm đau trong chuyển dạ với gây tê ngoài màng cứng bằng Bupivacaine nồng độ thấp kết hợp Fentanyl không dùng liều thử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 101
HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA GIẢM ĐAU TRONG CHUYỂN DẠ
VỚI GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG BẰNG BUPIVACAINE
NỒNG ĐỘ THẤP KẾT HỢP FENTANYL KHÔNG DÙNG LIỀU THỬ
Nguyễn Thị Thanh*, Nguyễn Trọng Thắng
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Liều thử với adrenaline và thuốc tê thường được dùng để kiểm tra catheter trong khoang ngoài
màng cứng không đi lệch vào mạch máu hay khoang dưới nhện. Trên sản phụ, việc dùng liều thử có thể gây tác
dụng phụ nghiêm trọng cho mẹ và thai nhi. Nhiều bác sĩ gây mê ưa chuộng quan điểm dùng kỹ thuật không liều
thử, trong đó”mỗi liều chích là liều thử”.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng giảm
đau trong chuyển dạ bằng bupivacaine nồng độ thấp 0.08% kết hợp fentanyl 2µg /ml, không dùng liều thử.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, thực nghiệm lâm sàng không nhóm chứng. Catheter
ngoài màng cứng được đặt cho 1.000 sản phụ từ tháng 6/2009 đến tháng 12/2010. Quan sát catheter và hút tìm
máu và dịch não tủy, đánh giá lâm sàng và monitor trước và trong khi chích ngắt quãng mỗi lần 5 ml/5 phút liều
đầu 10 – 12 ml dung dịch bupivacaine 0.08% có fentanyl 2 µg/ml. Sau khi kiểm tra mức độ giảm đau đạt, truyền
liên tục 6 – 10 ml/giờ dung dịch thuốc tê trên qua bơm tiêm điện.
Kết quả: Có 56 (5,6%) trường hợp chạm mạch, 10 (1 %) trường hợp thủng màng cứng khi đi kim. Hút và
quan sát đã phát hiện 4 (0,4%) TH hút ra dịch não tủy, 2 (0,2%) nghi ngờ catheter trong khoang dưới nhện; 04
(0,4%) TH hút ra máu. Tất cả các trường hợp này catheter được rút ra và đặt lại ở vị trí khác. Tỉ lệ giảm đau tốt
là 94.4%. Tỉ lệ sản phụ không liệt vận động là 97,2% (Bromage IV). Tỉ lệ tụt huyết áp là 2,2%. Tỉ lệ sanh thường
66,7%, sanh giúp 14,7%, sanh mổ 18,6%.
Kết luận: Dùng dung dịch thuốc tê nồng độ thấp kết hợp với thuốc phiện, hút và tiêm ngắt quãng thuốc tê
qua catheter ngoài màng cứng là an toàn và hiệu quả để giảm đau trong chuyển dạ.
Từ khóa: giảm đau sản khoa, tê ngoài màng cứng, liều thử.
ABSTRACT
SAFETY AND EFFICACY OF LOW CONCENTRATION BUPIVACAINE ASSOCIATED FENTANYL IN
EPIDURAL LABOR ANALGESIA WITHOUT TEST DOSE
Nguyen Thi Thanh, Nguyen Trong Thang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 101 - 108
Background: Epidural test dose with epinephrine and local anesthetics was used to detected intravascular
and intrathecal epidural catheter misplacement. The use of these tests dose in pregnant women during epidural
labor analgesia may induce significant adverse events for mother and fetus. Many anesthesiologist prefer the
approach for no test dose technique in which”every dose is test dose”.
Objectives: To evaluate the safety and efficacity of epidural labor analgesia with low concentration of
bupivacaine 0.08% associated with fentanyl 2µg/ ml without test dose.
Methods: This prospective clinical trial without control group was realized from June 2009 to December
* Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Thanh, ĐT: 0918578857, Email: nguyenthithanh@pnt.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 102
2010 in Nhan Dan Gia Dinh Hospital. Epidural catheters were inserted in 1000 laboring women. Catheters were
observed and aspirated for blood or cerebrospinal fluide before and during injecting the initial bolus. 10 to 12 ml of
bupivacaine 0,08% with fentanyl 2 µg/ ml was admisnisted by fractionated injection of 5 ml every 5 minutes
with aspirated test. After checking the level of analgesia, the same anesthetic solution was perfused continuously
with rate 6 – 10 ml/h via epidural catheter.
Results: Aspiration and observation identified 56 (5,61%) bleeding and 10 (1,6%) dural perforations during
procedure; 4 (0,4%) case with CSF in the catheter, 2 (0,2%) suspected intrathecal placed catheters; 4 (0,4%) cases
with blood in the catheters. These catheters were removed and replaced in other site. The success rate is 94.4%.
The ratio of Bromage score IV is 97,2%. The rate of hypotension is 2,2%. The ratio of spontanous vaginal,
instrumental and cesarean delivery are 79.1 %, 7.35% and 13.4% respectively.
Conclusion: Using dilute solution of local anesthetic and opioid, aspiraion and incremental drug injection
via epiduaral catheter is safe and efficace for labor analgesia.
Key words: labor analgesia, epidural analgesia,VAS, test doses.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng là
phương pháp giảm đau hiệu quả cho các sản
phụ khi sanh. Do hậu quả nghiêm trọng của
việc catheter không đúng vị trí, bác sĩ gây mê
phải xác định catheter đúng vị trí. Liều thử lý
tưởng phải cho phép phát hiện catheter trong
mạch máu hay khoang dưới nhện. Các nghiên
cứu trên sản phụ cho thấy 15 µg adrenaline
không đủ độ nhạy và độ đặc hiệu để loại bỏ khả
năng catheter trong mạch máu(7) và việc dùng
adrenaline có thể gây các tác dụng phụ có ý
nghĩa (giảm lưu lượng máu tử cung-nhau sau
chích adrenaline tĩnh mạch hay ngoài màng
cứng). Hơn nữa, việc chích liều thử có
adrenaline phải thực hiện ngay sau cơn gò tử
cung để phân biệt nhịp tim nhanh do adrenaline
và nhịp tim nhanh do đau bụng(4). Việc dùng
catheter nhiều lỗ làm giảm tỉ lệ catheter trong
mạch máu không được phát hiện rất thấp (0,6%)
đồng thời với hiệu quả giảm đau của việc dùng
liều nhỏ thuốc tê nồng độ thấp có/không kết
hợp thuốc phiện truyền liên tục qua catheter
NMC, một số tác giả cho rằng việc dùng một
cách hệ thống liều thử chứa adrenaline là không
được chứng minh. Nếu không đạt giảm đau sau
một liều nhỏ thuốc tê là có khả năng catheter
nằm trong mạch máu mà không phát hiện được
bằng nghiệm pháp hút. Để phát hiện catheter
đặt trong khoang dưới nhện, các nghiên cứu tìm
phong bế vận động của chân (mức da S1) sau
khi tiêm thuốc tê. Hiện nay, không có nghiên
cứu ngẫu nhiên có đối chứng nào cho thấy là
lidocaine 45 mg thì hiệu quả hơn các phương
pháp khác (bupivacaine 8 mg, ropivacaine 15
mg) trong việc phát hiện catheter trong khoang
dưới nhện. Ngoài ra, các biến chứng nghiêm
trọng (tê tủy sống toàn bộ với liệt hô hấp, tụt
huyết áp nặng và tim thai chậm) đã xảy ra khi
dùng các thuốc này làm liều thử ở sản phụ (14).
Hiện nay, tại một số trung tâm tổng liều thuốc tê
NMC (thí dụ 10 ml bupivacaine 0,08%) trong
liều nạp có thể thấp hơn liều có thể gây tê tủy
sống cao và đôi khi thấp hơn hoặc bằng liều thử
được khuyến cáo. Do đó, nhiều bác sĩ gây mê
dùng kỹ thuật”mỗi liều thuốc là liều thử”và liều
nạp với thuốc tê nồng độ thấp kết hợp với thuốc
phiện có thể xem như”liều thử”.
Dựa theo các kết quả nghiên cứu trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu để đánh giá hiệu quả
và tính an toàn của tê ngoài màng cứng giảm
đau sản khoa với bupivacaine nồng độ thấp kết
hợp với fentanyl không dùng liều thử.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá hiệu quả giảm đau của
phương pháp gây tê ngoài màng cứng với
nồng độ bupivacaine 0,08% phối hợp với
fentanyl 2 µg/ml.
2. Xác định tính an toàn khi không làm liều
thử.
3. Xác định tỉ lệ catheter chạm mạch hay vào
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 103
trong khoang dưới nhện
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu, thực nghiệm lâm sàng
không nhóm chứng. Đối tượng nghiên cứu là
những sản phụ có yêu cầu giảm đau sản khoa
và không có chống chỉ định gây tê ngoài màng
cứng: nhiễm trùng vùng lưng, sốt, rối loạn đông
máu, dị dạng cột sống.
Phác đồ nghiên cứu được Hội Đồng Khoa
Học của bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho
phép thực hiện. Các thai phụ tham gia nghiên
cứu được bác sĩ sản khoa khám đánh giá khả
năng sanh thường, bác sỹ GMHS khám để phát
hiện chống chỉ định của gây tê ngoài màng
cứng, thai phụ ký giấy tự nguyện làm giảm đau
sản khoa. Trong thời gian từ tháng 6/2009 đến
tháng 12/2010, 1.000 thai phụ đã được đặt
catheter ngoài màng cứng để làm giảm đau
trong chuyển dạ theo phác đồ. Bác sĩ gây mê
chọn tư thế thai phụ khi làm tê (nằm hay ngồi)
và lối vào (đường giữa hay đường bên). Chúng
tôi sử dụng kim Tuohy 18G với catheter 20G có
3 lỗ (BBraun), vị trí gây tê L3-L4 hay L4-L5, xác
định khoang ngoài màng cứng bằng phương
pháp mất sức cản bằng khí hoặc nước muối sinh
lý, luồn catheter 3 – 5 cm. Sau khi hút kiểm tra
không có máu hay dịch não tủy, tiến hành chích
liều nạp bằng dung dịch bupivacaine (Marcaine)
0.08% có fentanyl 2 µg/ml; liều 10 ml cho sản
phụ thấp hơn 160 cm và 12 ml với sản phụ cao
hơn 160 cm. Liều nạp được chích ngắt quãng 5
ml dung dịch thuốc tê mỗi 3 – 5 phút với test
hút, đồng thời theo dõi mạch, ECG, monitor tim
thai. Đánh giá mức độ giảm đau và sự đối xứng,
đánh giá độ Bromage. Sau đó, truyền liên tục
vào catheter ngoài màng cứng 6 – 10ml/giờ
dung dịch thuốc tê trên qua bơm tiêm tự động.
Khi sổ thai và khâu tầng sinh môn, nếu còn đau,
chích thêm 4 – 8ml dung dịch thuốc tê qua
catheter NMC. Nếu cần mổ lấy thai: cho thêm 16
– 20ml lidocaine 2% có 50 µg fentanyl.
Trong suốt quá trình chuyển dạ, sản phụ
được nằm nghiêng hoặc kê gối dưới mông, thở
oxy 2 lít/phút, theo dõi mạch, huyết áp 5 phút/
lần trong 20 phút đầu sau đó mỗi 30 phút. Theo
dõi tình trạng ức chế vận động hai chân (độ
Bromage), tác dụng giảm đau khi có cơn co và
tình trạng toàn thân của sản phụ. Thai phụ được
theo dõi sản khoa bao gồm cơn co (tần số,
cường độ, độ dài), tim thai và tương quan tim
thai – cơn co bằng monitor, độ mở CTC, độ lọt
thai, trong suốt quá trình chuyển dạ.. Sau khi
sanh, ngưng truyền thuốc và rút bỏ catheter sau
2 giờ.
Khi hút ra máu hoặc ra dịch não tủy,
catheter được rút ra và đặt lại ở khe liên đốt
khác. Catheter nghi ngờ trong mạch máu khi hút
ra máu hoặc không hút ra máu nhưng không
giảm đau sau liều nạp. Catheter nghi ngờ trong
khoang dưới nhện khi hút ra dịch não tủy hay
khi không hút ra dịch não tủy nhưng có mức tê
cao hay liệt vận động khi chích liều nạp.
Các số liệu của mỗi sản phụ được thu thập
trong phiếu thu thập số liệu. Trong đó, chúng
tôi ghi nhận các thông tin về sản phụ, độ sâu
của catheter, có máu hay dịch não tủy trong
catheter, kết quả giảm đau sau liều nạp, các tác
dụng phụ, cách sanh, điểm Apgar của trẻ sơ
sinh.
Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê
SPSS 15.0. Các biến số liên tục có phân phối
chuẩn được tình bày bằng số trung bình độ
lệch chuẩn. Các biến số định tính được trình bày
bằng tần suất và tỉ lệ phần trăm (%).
KẾT QUẢ
Phát hiện catheter không đúng vị trí
Trong thời gian từ tháng 6/2009 – 12/2010,
chúng tôi đã đặt catheter ngoài màng cứng giảm
đau trong chuyển dạ cho 1000 thai phụ (Bảng 1).
Bảng 1: Đặc điểm của thai phụ
Tuổi(năm) 26,5 ± 2,5(16 – 43)
Cân năng (kg) 59,7 ± 3,3 (43 – 98)
Chiều cao (cm) 155,6 ± 3,9 (136 – 170)
Con so/con rạ 770/230
Liên quan đến kỹ thuật gây tê có 56 (5,6%)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 104
trường hợp chạm mạch khi đi kim, có 10 (1%)
trường hợp thủng màng cứng khi làm thủ thuật.
Các trường hợp này được rút catheter và đi kim,
đặt catheter lại ở vị trí khác.
Có 4 (0,4%) trường hợp nghiệm pháp hút
có máu trong catheter, 1 (0,1%) trường hợp
nghiệm pháp hút có máu sau khi tiêm liều
nạp. Các trường hợp này bác sĩ gây mê rút
catheter và đặt lại catheter ở vị trí khác.
Trường hợp catheter hút ra máu sau khi làm
liều nạp, bác sĩ gây mê quyết định rút bỏ
catheter và làm tê tủy sống liều thấp (2,5 mg
bupivacaine). Thai phụ này sau đó sanh
thường.
Có 4 (0,4%) trường hợp hút catheter ra dịch
não tủy; 2 (0,2%) trường hợp nghi ngờ catheter
nằm trong khoang dưới nhện. Trong đó 1
trường hợp nghiệm pháp hút thử không ra dịch
não tủy nhưng khi đang làm liều nạp được 6 ml
(4,8 mg bupivacaine) thì ghi nhận sản phụ có tê
chân, độ Bromage II. Bác sĩ gây mê nghi ngờ
catheter nằm trong khoang dưới nhện nên quyết
định rút ra và đặt lại catheter ở vị trí khác, tiếp
tục truyền liên tục thuốc tê 6 ml/giờ, sản phụ
sanh thường. Có 1 trường hợp nghiệm pháp hút
không ra dịch não tủy, khi làm liều nạp được 6
ml thì ghi nhận sản phụ tê chân với độ Bromage
II và hết đau hoàn toàn. Bác sĩ gây mê nghi ngờ
catheter nằm trong khoang dưới nhện nên
ngưng chích thuốc tê. Sau đó, thai phụ sanh hút.
(Bảng 2).
Bảng 2: Các vấn đề liên quan đến catheter
Vấn đề Số lượng Tỷ lệ %
Thủng màng cứng khi đi kim 10 1,0
Hút catheter ra dich não tủy 04 0,4
Nghi ngờ thủng màng cứng 02 0,2
Chạm mạch khi đi kim 56 5,6
Hút catheter ra máu 04 0,4
Hút catheter có máu sau khi bolus 01 0,1
Mức tê cao 26 2,6
Tê lệch 12 1,4
Tê bàn cờ 1 0,1
Đặc điểm kỹ thuật tê ngoài màng cứng
Chúng tôi thực hiện gây tê ở tư thế ngồi
cho 436 (43,6%) thai phụ, tư thế nằm cho 564
(56,4%) thai phụ với 987 (98,7%) trường hợp
đi đường giữa.
Vị trí gây tê: 4 (0,4%) TH ở L2-L3, 493 (49,3%)
TH ở L3-L4 và 503 (50,3 %) TH ở L4-L5.
Khoảng cách da-khoang ngoài màng cứng
trung bình là 4,121 ± 0,52 cm (2,5 – 8 cm).
Độ sâu luồn catheter trung vị là 4 cm.
Thời gian từ lúc gây tê đến khi sổ thai trung
bình là 2,2 ± 1,2 giờ (0,1 – 8,1 giờ).
Tổng thể tích thuốc tê trung bình là 29,7 ± 3.5
ml (8 – 76 ml), tương đương với liều
bupivacaine trung bình là 23,7 ± 2,8 mg (6,4 –
60,8 mg).
Hiệu quả giảm đau
Giảm đau tốt với VAS <3 trong 944 (94,4%)
sản phụ, có 47 trường hợp còn đau nhẹ với điểm
VAS 4-5; có 19 trường hợp sau tê vẫn đau với
VAS > 5. Chỉ có 19 ca sau khi tê vẫn đau với mức
đau VAS > 5.
Mức phong bế vận động
Không có phong bế vận động với độ
Bromage IV trong 972 (97,2%) sản phụ. Độ
Bromage III có 19 (1,9%) trường hợp; độ
Bromage II có 7 (0,7%) trường hợp và có 2 (0,2%)
trường hợp có liệt vận động với độ Bromage I.
Cách sanh
Sanh thường 666 (66,6%) trường hợp.
Sanh mổ 187 (18,7%) trường hợp, trong đó
có 135 trường hợp do bất xứng đầu chậu, 01
trường hợp song thai, 51 trường hợp do tim thai
không bảo đảm.
Sanh giúp 147 (14,7%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 105
66.6%
18.70%
14.70%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
sanh thường sanh mỗ sanh giúp
sanh thường
sanh mỗ
sanh giúp
Biểu đồ 1. Cách sanh khi làm giảm đau trong chuyển dạ
Tác dụng phụ của tê ngoài màng cứng
Bảng 3: Tác dụng phụ của tê ngoài màng cứng
Triệu chứng Số lượng Tỷ lệ %
Hạ huyết áp 22 2,20
Buồn nôn - nôn 5 0,5
Đau đầu 2 0,2
Đau lưng 4 0,4
Lạnh run 8 0,8
Bí tiểu 11 1,1
Ngứa 2 0,2
Có 22 (2,2%) sản phụ bị hạ huyết áp. Sau khi
xử trí tạm ngưng thuốc, truyền dịch nhanh, thở
oxy, kê gối dưới mông phải hoặc nằm nghiêng
thì huyết áp hồi phục, không có sản phụ nào
phải sử dụng thuốc vận mạch.
Có 11 sản phụ bí tiểu sau sanh tự hồi phục
trong vòng 2 ngày.
Có 2 sản phụ đau đầu sau thủng màng cứng
được xử trí nằm nghỉ, thuốc giảm đau
paracetamol-codein, không làm bloodpatch.
Tác động lên thai nhi
996 trẻ sơ sinh có điểm Afgar sau 1 phút >
7 sau 1 phút và 998 trẻ có điểm Afgar sau 5
phút là 9.
Sự hài lòng của sản phụ
Có 12 sản phụ không hài lòng với gây tê
giảm đau, trong đó có 1 ca phải sử dụng thêm
thuốc giảm đau khác.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi dùng liều nạp
làm liều thử, với cách hút lập lại và chia nhỏ
liều nạp 3 -4 ml, cách nhau 3 – 5 phút. Chúng
tôi ghi nhận tỉ lệ catheter nằm trong mạch
máu là 0,5% và tỉ lệ catheter nằm trong
khoang dưới nhện là 0,6%. Chúng tôi sử dụng
liều nạp 10-12 ml bupivacaine 0,08% và
fentanyl 2µg/ml chứa bupivacaine khoảng 8 -
9,6 mg và fentanyl khoảng 20- 24 µg, liều này
tương đương với liều tê tủy sống thường
dùng để mổ bắt con tại bệnh viện.
Catheter NMC có thể đặt nhầm vào mạch
máu (1 – 10%) hay trong khoang dưới nhện
(2%). Thông thường, nghiệm pháp hút catheter
có thể phát hiện việc đặt nhầm, tuy nhiên,
nghiệm pháp hút đôi khi cũng âm tính giả. Sử
dụng catheter NMC 20G nhiều lỗ, Norris và cs
đã ghi nhận 60 catheter đặt vào mạch máu nhờ
nghiệm pháp hút từ 1.029 catheter NMC đặt cho
thai phụ đang chuyển dạ(12). Hai catheter khác
cũng bị nghi ngờ trong mạch máu dù nghiệm
pháp hút âm tính. Richardson, Lee và Wissler
báo cáo 5 trường hợp catheter NMC đặt nhầm
vào khoang dưới nhện sau nghiệm pháp hút âm
tính với dịch não tủy trong 1.962 catheter NMC
đặt trong thời gian 17 tháng (14).
Liều thử lý tưởng phải phát hiện đồng
thời việc đặt nhầm catheter vào mạch máu và
khoang dưới nhện.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 106
Liều thử với adrenaline là phương pháp
thông dụng nhất để phát hiện catheter trong
mạch máu. Năm 1981, nghiên cứu của Moore và
Batra(10) trên 175 người bệnh không có thai, 15 µg
adrenaline (1:200.000) làm tăng tần số tim từ 79
14 nhịp/phút lên 111 15 nhịp/phút trong vòng
23 6 giây sau khi chích và về giá trị nền trong
vòng 32 33 giây. Năm 1986, Leighton và
Norris(9) ghi nhận 15 µg adrenaline làm tăng tần
số tim > 25 nhịp /phút trên số nền và kéo dài
trên 15 giây chỉ có trong 50% trường hợp.
Sử dụng tiêu chuẩn tăng tần số tim > 10
nhịp/phút so với số nền, Colonna(2) phát hiện
mọi trường hợp chích vào mạch máu với
adrenaline (15 và 10 microgram) với độ nhậy
100% ở sản phụ. Tất cả việc chích thuốc được
làm trong lúc tử cung dãn và nhịp tim mẹ được
theo dõi bằng máy đo độ bảo hòa oxy theo
mạch nẩy. Trên một nghiên cứu sau đó trên 209
sản phụ không dùng thuốc, Colonna và Nagaraj
(3) xác định độ nhậy của adrenaline là 100% với
độ đặc hiệu là 96%. Trong nghiên cứu này, nếu
nghiệm pháp hút catheter NMC là âm tính, liều
thử lidocaine 45 mg và adrenaline 15 µg được
cho vào lúc tử cung dãn. Một sự tăng đột ngột
tần số tim của mẹ 10 nhịp/phút, trong vòng 1
phút sau khi chích, với giai đoạn tăng nhanh
trên 1 nhịp/phút. Tất cả trường hợp với liều thử
adrenaline dương tính sẽ nhận 5 ml lidocaine là
liều thử thứ hai. Nếu ghi nhận ù tai hay /và vị
kim loại trong miệng sẽ được xem là nghiệm
pháp dương tính.
Trên sản phụ, để phát hiện catheter nằm
trong mạch máu, adrenaline không phải là
nghiệm pháp tốt (vì giá trị dự báo dương thấp)
và chưa được nghiên cứu đầy đủ để khuyến cáo
sử dụng. Liều adrenaline 15 µg đã được báo cáo
là có tác dụng không tốt trên thai nhi (giảm lưu
lượng máu tử cung-nhau khi chích tĩnh mạch
hay ngoài màng cứng)(6). Do đó, sử dụng liều
thử có adrenaline được chỉ định chọn lọc với
theo dõi ECG và monitor tim thai.
Bác sĩ gây mê phải lưu ý đến độc tính tiềm
năng của liều thuốc tê nếu chích nhầm vào
mạch máu. Nếu liều thuốc tê dự định cho có
thể gây độc tính nếu chích vào mạch máu thì
phải chắc chắn là catheter không nằm trong
mạch máu. Tuy nhiên, hiện nay sự thay đổi
trong thực hành giảm đau sản khoa bằng tê
NMC với catheter nhiều lỗ và truyền chậm
liều thuốc tê nồng độ thấp có thể chứng minh
được việc từ bỏ liều thử với adrenaline nếu
nghiệm pháp hút âm tính. Nếu nghiệm pháp
hút nghi ngờ, bác sĩ gây mê phải làm liều thử
với adrenaline hoặc đặt lại catheter. Nếu tê
NMC không đạt độ phong bế cảm giác, bác sĩ
gây mê phải cảnh báo về khả năng catheter
nằm không đúng vị trí và phải loại bỏ khả
năng catheter nằm trong mạch máu trước khi
chích liều bolus thuốc tê nồng độ cao (chuyển
mổ bắt con qua catheter ngoài màng cứng).
Một số liều thử -không dùng thuốc tê đã
được đề nghị để phát hiện catheter NMC nằm
trong mạch máu. Các triệu chứng chủ quan
(buồn ngủ, sảng khóai) có thể phân biệt một
cách chính xác chích vào tĩnh mạch fentanyl 100
µg qua catheter NMC ở sản phụ. Nồng độ đỉnh
trong máu của fentanyl đạt ngay lập tức và xảy
ra 5- 10 phút sau khi chích NMC(11).
Leighton đánh giá khả năng dùng khí trời
như chỉ điểm của catheter nằm trong mạch máu
(8). Chích 1 ml khí trời qua catheter NMC và theo
dõi tiếng tim bằng Doppler tim thai đặt trước
tim. Kết quả cho thấy chỉ có 2% dương tính giả.
Tuy nhiên, khi lập lại nghiên cứu với catheter
nhiều lỗ thì chỉ phát hiện được 82% catheter
trong mạch máu.
Có thể phát hiện được catheter NMC nằm
trong khoang dưới nhện sau khi chích liều
thử thuốc tê qua sự thay đổi vận động, phong
bế giao cảm (huyết áp, châm ấm) và phong bế
cảm giác (mức tê, đau khi có cơn gò). Liều thử
thuốc tê phải có thời gian khởi phát có ý
nghĩa trên thực hành lâm sàng, có tác dụng
lâm sàng nhưng an toàn (nguy cơ tối thiểu bị
tê tủy sống toàn bộ). Liều thuốc tê này phải
không có độc tính thần kinh.
Daoud, Collis và cs đánh giá phong bế vận
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 107
động S1 để xác định liều thử tin cậy và an toàn
cho giảm đau NMC(5). Dùng các phân tích dữ
liệu trên sản phụ mổ bắt con chương trình, họ
đã tính ED97,5 của bupivacaine là 9,7 mg với
19,4 µg fentanyl. Các tác giả đánh giá phong bế
vận động S1 sau 10 phút. Tương tự, Prince và
cs(13) kết luận dấu hiệu xác định duy nhất của
catheter trong khoang dưới nhện sau khi chích
7,5 mg bupivacaine là không thể nâng thẳng
cẳng chân sau 10 phút. Tuy nhiên, do phải chờ
10 phút mới đánh giá được độ tê cao nên có thể
cách này kém giá trị thực hành lâm sàng vì đa số
bác sĩ gây mê đánh giá các dấu hiệu và triệu
chứng sau 5 phút.
Colonna so sánh hiệu quả của chích vào
khoang dưới nhện liều thử NMC 45 mg
lidocaine với adrenaline so với 3 ml nước muối
sinh lý (3). Tác giả kết luận là phong bế vận động
4 phút sau khi chích có độ nhậy 100% và độ đặc
hiệu 93%.
Abraham và cs(1), trong mục tiêu tìm liều thử
lý tưởng cho việc phát hiện đồng thời việc chích
nhầm vào mạch máu và khoang dưới nhệ, dùng
3 ml lidocaine 1,5% ưu trọng pha thêm
adrenaline (1:200.000) qua catheter NMC. Tần số
tim cuả mẹ tăng từ 76 2 nhịp/phút tăng lên 109
6 nhịp /phút nếu dung dịch chích vào mạch
máu, và mức phong bế cảm giác đạt đến mức S2
trong vòng 1,45 0,12 phút nếu dung dịch chích
nhầm vào khoang dưới nhện.
Liều thử NMC với lidocaine và đánh giá sức
cơ của chi dưới có thể là liều thử thuốc tê tối ưu
cho phát hiện catheter NMC đặt vào khoang
dưới nhện.
Hiện nay, việc giảm đau sản khoa bằng tê
NMC đã có nhiều thay đổi so với thời kỳ đầu
1980 với sự kết hợp thuốc phiện và dùng nồng
độ thuốc tê rất thấp. Trong nghiên cứu của
chúng tôi liều nạp chỉ chứa 8 mg bupivacaine và
20 µg fentanyl, thấp hơn liều có thể gây tê tủy
sống cao và liều thử được khuyến cáo. Do đó,
để phát hiện khả năng catheter nằm trong mạch
máu thì sau khi chích hết liều nạp mà sản phụ
không mất cảm giác đau chúng tôi nghi ngờ
catheter nằm sai vị trí, có thể là trong mạch máu.
Để phát hiện catheter trong khoang dưới nhện
thì 10 phút sau khi làm liều nạp mà sản phụ liệt
vận động (không giơ cẳng chân lên được) và hết
đau nhanh hoàn toàn thì chúng tôi nghi ngờ là
catheter trong khoang dưới nhện. Với cách làm
này, nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận
ca nào bị ngộ độc thuốc tê, không trường hợp
nào bị tê tủy sống toàn thể.
Tuy nhiên, nếu cần dùng catheter NMC này
để chuyển mổ bắt con, chúng tôi sử dụng 5 ml
lidocaine 2% để làm liều thử và thêm adrenaline
vào liều thử này nếu không có chống chỉ định
(tiền sản giật, bệnh mạch vành, bẹnh hẹp van
tim, tăng cơn gò tử cung).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu thực hiện trên 1.000 catheter
NMC trên sản phụ trong thời gian 18 tháng cho
thấy dùng bupivacaine nồng độ thấp 0,08% kết
hợp với fentanyl 2 µg/ml, không dùng liều thử
là an toàn và và hiệu quả để giảm đau trong
chuyển dạ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AbrahamRA, Harris AP, Maxwell LG, Kaplow S (1986),”The
efficacy of 1.5% lidocaine with 7.5% dextrose and epinephrine as
an epidural test dose for obstetrics”, Anesthesiology, 64(1): 116-
119.
2. Colonna –Romano P, Lingaraju N, Godfrey SD, Braitman LE
(1996),”Epidural test dose and intravascular injection in
obstetrics: sensitivity, specificity, and lowest effective dose”,
Anesth Analg, 76(5): 1174-5.
3. Colonna –Romano P, Nagaraj L (1998),”Test to evaluate
intravenous placement of epidural catheters in labouring
women: a prospective clinical study”, Anesth analg, 87(1): 923-5.
4. Colonna –Romano P, Salvage R, Lingaraju N, Seitman DT
(1993),”Epinephrine-induced tachycardia is different from
contraction-associated tachycardia in laboring patients”, Anesth
Analg, 82(2): 294-6.
5. Daoud Z, Collis RE, Ateleanu B, Mapleson WW
(2002),”Evaluation of S1 motor block to determine a safe reliable
test for epidural analg”, Br J Anaesth, 89(3): 442-5.
6. Guay J (2006),”The epidural test dose: a review”, AnesthAnalg,
102(3): 921-929.
7. Leighton BL, Norris MC (1993),”Epidural test dose and
intravascular injection in obstetrics: sensitivity, specificity”,
Anesth Analg, 76(5): 1174-1175.
8. Leighton BL, Norris MC, Dessimone CA, Roko T, Grosse JB
(1990),”The air test as a clinically useful indicator of
intravenously placed epidural catheters”, 73(4): 610-613.
9. Leighton BL, Norris MC, Sosis M (1986),”Limitations of an
epinephrine epidural anesthesia test dose in laboring patients
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Gây Mê Hồi Sức 108
(abstract)”, Anesthesiology, 65: 403.
10. Moore DC, Batra MS (1981),”The components of an effective
test dose prior to epidural block”, Anesthesiology, 55:693-96.
11. Morris GF, Gore-Hickman W, Lang SA, Yip RW (1994),”Can
parturients distinguish between intravenous and epidural
fentanyl?”, Can J Anesth, 41(8): 667-72.
12. Norris MC, Fogel ST, Dalman H et al (1998),”Labor epidural
analgesia without an intravascular”test dose”“, Anesthesiology,
88 (6): 1495-501.
13. Prince G, McGregor D (1986),”Obstetric epidural test dose: a
reappraisal”, Anaesthesia, 41: 1240-1250.
14. Richardson MG, Lee AC, Wissler (1996),”High spinal anesthesia
after epidural test dose administration in five obstetric patients”,
Reg Anesth, 21 (2): 119-23.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_qua_va_an_toan_cua_giam_dau_trong_chuyen_da_voi_gay_te.pdf