Kết luận
Bài viết này nhằm đánh giá hiệu ứng lan
truyền của FDI đến đổi mới sáng tạo tại
quốc gia tiếp nhận. Sử dụng mô hình GMM
hệ thống hai bước cho dữ liệu gồm 80 quốc
gia, chúng tôi tìm ra FDI khuyến khích hoạt
động nghiên cứu đổi mới công nghệ. Với
quốc gia nhận vốn, FDI là một nguồn lực
quan trọng giúp thúc đẩy quá trình đổi mới
sáng tạo qua 3 kênh lan truyền: (1) FDI
giúp giảm rào cản về vốn với các doanh
nghiệp khởi nghiệp, các dự án đổi mới
công nghệ- vốn là lĩnh vực khó nhận nguồn
vốn vay từ các ngân hàng thương mại, (2)
FDI tạo ra hiệu ứng chuyển giao công nghệ
giữa công ty mẹ và các công ty con tại nước
sở tại, đồng thời tạo hiệu ứng lan truyền
theo liên kết xuôi (forward linkage) và liên
kết ngược (backward linkage) với các nhà
cung cấp và nhà bán lẻ địa phương, (3) các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra áp
lực cạnh tranh lớn, buộc các công ty trong
nước phải tiến hành đổi mới công nghệ để
thích ứng với môi trường kinh doanh khắc
nghiệt hơn.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu ứng lan truyền từ FDI đến đổi mới sáng tạo: Kết quả từ mô hình GMM hệ thống hai bước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 221- Tháng 10. 2020
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Hiệu ứng lan truyền từ FDI đến đổi mới sáng tạo:
Kết quả từ mô hình GMM hệ thống hai bước
Trương Hoàng Diệp Hương
Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Trần Huy Tùng
Khoa Kinh tế, Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 16/05/2020
Ngày nhận bản sửa: 06/06/2020
Ngày duyệt đăng: 22/06/2020
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nhân tố quan trọng thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài tạo việc làm, với trình độ công nghệ, kinh nghiệm
quản lý, các công ty đa quốc gia được kỳ vọng tạo ra sự lan toả tri thức, qua đó lan
truyền tới đổi mới sáng tạo tại nước nhận vốn đầu tư. Bài viết này kiểm nghiệm tác
động của FDI đến đổi mới sáng tạo tại quốc gia tiếp nhận. Mô hình GMM được sử
dụng để ước lượng cho dữ liệu bảng gồm 80 quốc gia từ năm 2003 đến năm 2018.
Các kết quả ước lượng cho thấy FDI có tác động tích cực giúp thúc đấy quá trình
đổi mới sáng tạo, kể cả trong trường hợp các biến số vĩ mô khác được kiểm soát.
Từ khóa: FDI, đổi mới sáng tạo, GMM.
The spillover effects from FDI to innovation: Results from two-step system GMM
Abstract: Foreign direct investment (FDI) is one of the important factors promoting economic growth.
In addition to job creation, with the level of technology, management experience, multinational
companies are expected to spread the knowledge, thereby spreading to innovation in the host country.
This paper examines the impact of foreign direct investment (FDI) on innovation in the host country.
The GMM model is used to estimate table data of 80 countries from 2003 to 2018. The estimation
results show that foreign direct investment has a positive impact to help accelerate the innovation
process creation, even in the case of other macro variables under control.
Keywords: FDI, innovation, GMM.
Huong Hoang Diep Truong
Email: huongthd@hvnh.edu.vn
Research Institute for Banking, Banking Academy of Vietnam
Tung Huy Tran
Email: tungth@hvnh.edu.vn
Faculty of Economics, Banking Academy of Vietnam
1. Giới thiệu
Là một trong những yếu tố thúc đẩy
tiến trình toàn cầu hoá bên cạnh thương
mại và sự dịch chuyển lao động, FDI
là một nguồn vốn từ bên ngoài quan
trọng trong phát triển kinh tế tại các
quốc gia tiếp nhận, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Mặc dù tốc độ tăng
trưởng dòng vốn FDI toàn thế giới đã
TRƯƠNG HOÀNG DIỆP HƯƠNG - TRẦN HUY TÙNG
39Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
tăng trưởng bình quân 2,5% trong vòng 20
năm qua, quy mô dòng FDI toàn cầu năm
2018 đã tăng hơn 6 lần so với năm 1990.
Xu hướng giảm kể từ năm 2017 được lý
giải là do nhiều công ty đa quốc gia của Mỹ
thu hồi lợi nhuận về nước sau sự thay đổi
của Đạo luật Thuế năm 2017 (tax reform)
(UNCTAD, 2019); sự suy giảm tỷ lệ sinh
lời và sự kém hấp dẫn của các chính sách
về môi trường đầu tư.
Dòng FDI vào các nước trên thế giới cũng
có sự không đồng đều nhau. Theo dữ liệu
của UNCTAD (2020), trong khi FDI vào
các quốc gia phát triển đạt mức thấp nhất
kể từ năm 2004, dòng FDI vào các quốc gia
đang phát triển duy trì ở mức ổn định, tăng
nhẹ 2%. Cũng theo nguồn dữ liệu này, trong
khi FDI vào khu vực Châu Phi tăng 11%
lên mức 46 tỷ USD, tập trung chủ yếu khai
thác tài nguyên; FDI vào khu vực Châu Á
tăng 4%, chiếm tỷ trọng lớn nhất của dòng
FDI; FDI vào khu vực Châu Mỹ La tinh và
Carribe, trái lại, chứng kiến sự sụt giảm 6%.
Sự thay đổi trong tốc độ tăng trưởng FDI
toàn cầu dẫn đến sự gia tăng về mặt tỷ trọng
vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển,
chiếm khoảng 54% (UNCTAD, 2020).
Các chính sách từ tài khoá, tiền tệ hay cải
thiện môi trường đầu tư được nhiều quốc
gia áp dụng nhằm thu hút FDI nhờ vai trò
quan trọng của nguồn vốn này trong việc
tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, nhiều học giả bổ sung chính
sự tự nguyện hoặc không tự nguyện tạo ra
tính lan toả về tri thức công nghệ giúp các
doanh nghiệp nội địa cải thiện năng suất
(Blomstrom và Kokko 2001; Caves 1974;
Hallin và Holmstrom-Lind 2012). Thông
qua khuyếch tán tri thức qua hiệu ứng mô
phỏng, sự dịch chuyển lao động (Gorg và
Greenway 2004), các doanh nghiệp nội địa
tại nước tiếp nhận có thể đổi mới quy trình
quản lý, sản xuất, tăng tính cạnh tranh và
thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, Hayter và
Han (1998) cho rằng sự lo ngại về quyền
sở hữu tri thức/công nghệ- thứ mà có thể
không được bảo vệ tốt tại các quốc gia tiếp
nhận có thể khiến các công ty đa quốc gia
chỉ sử dụng công nghệ lạc hậu nhằm tránh
mất sự độc quyền về tri thức/công nghệ,
đồng thời tiết kiệm chi phí chuyển giao.
Những lập luận trên khiến cho các kết luận
về tác động của dòng FDI tới đổi mới sáng
tạo tại nước tiếp nhận có sự không thống
nhất giữa các quốc gia.
Một số lý thuyết trước đây đã chỉ ra đổi
mới sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế
(Aghion và Howitt 1992; Romer 1990), vì
vậy việc tìm ra tác động thực sự của dòng
vốn FDI đối với đổi mới sáng tạo là rất
quan trọng. Điều này không chỉ đóng góp
vào lý thuyết một kênh tác động mới của
FDI đối với phát triển kinh tế, nó còn có
ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản
lý liên quan tới các chính sách thu hút vốn
FDI. Với dữ liệu của 80 quốc gia trong giai
đoạn 2003- 2018 từ các nguồn dữ liệu do
Ngân hàng Thế giới (WDI) và Tổ chức sở
hữu trí tuệ thế giới (WIPO), nghiên cứu này
tìm thấy tác động tích cực của dòng vốn
FDI đối với đổi mới sáng tạo tại các nước
nhận vốn đầu tư. Về mặt cấu trúc, theo sau
phần giới thiệu, chúng tôi sẽ giới thiệu tổng
quan cơ sở luận về kết quả của các công
trình trước về tác động của FDI đối với đổi
mới sáng tạo, sau đó trình bày phương pháp
nghiên cứu. Thảo luận kết quả nghiên cứu
cùng kết luận và ngụ ý chính sách được thể
hiện cuối cùng.
2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Về mặt lý thuyết, FDI có ảnh hưởng tích
cực lẫn tiêu cực tới đổi mới sáng tạo tại
quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư. Tuỳ thuộc
Hiệu ứng lan truyền từ FDI đến đổi mới sáng tạo: Kết quả từ mô hình GMM hệ thống hai bước
40 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
vào các điều kiện khác nhau từ cả phía công
ty đa quốc gia và đặc điểm của nước nhận
vốn, tác động của FDI tới đổi mới sáng tạo
sẽ bị ảnh hưởng.
Lý thuyết chỉ ra thông qua cơ chế: liên kết
dọc, cạnh tranh, mô phỏng (bắt chước), hình
thành vốn con người và sự dịch chuyển lao
động (Gorg và Greenway, 2004; Berger và
Diez, 2008), FDI có tác động tích cực lên
đổi mới sáng tạo tại quốc gia nhận.
Thứ nhất, xét cơ chế liên kết dọc, trái với
việc các công ty đa quốc gia có thể muốn
ngăn chặn sự chuyển giao tri thức của họ
với các đối thủ cùng ngành nghề tại nước
nhận vốn, họ có nguyện vọng tăng hiệu
quả của các nhà cung cấp hoặc khách hàng
thông qua sự liên kết đầu vào- đầu ra. Các
công ty đa quốc gia có thể cung cấp hỗ trợ
kỹ thuật cho các bên cung ứng nhằm giúp
họ nâng cao chất lượng các sản phẩm trung
gian (Moran, 2001; Altenburg, 2000) hoặc
họ có thể đơn giản đặt mức tiêu chuẩn chất
lượng cao hơn cho các nguyên liệu đầu vào,
tạo ra động lực cho nhà cung cấp nội địa
nâng cấp công nghệ. Trong trường hợp FDI
là đối tượng cung cấp sản phẩm, các công
ty FDI có thể bán sản phẩm cho khách hàng
trong nước tạo ra sự chuyển giao tri thức
(đặc biệt là việc bán các tài sản cố định)
thông qua cung cấp dịch vụ đào tạo để học
hỏi cách thức hoạt động và vận hành của
các công cụ.
Thứ hai, xét đến cơ chế cạnh tranh, các công
ty đa quốc gia tham gia thị trường nội địa và
cạnh tranh với doanh nghiệp nội. Điều này
có thể thúc đẩy doanh nghiệp nội địa nỗ lực
cải thiện công nghệ thông qua tăng chi phí
đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D)
nhằm tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, hiệu
ứng cạnh tranh cũng có thể de doạ sự tồn tại
của các doanh nghiệp nội địa.
Thứ ba, ảnh hưởng của FDI đối với đổi mới
sáng tạo còn được lý giải qua cơ chế hiệu
ứng mô phỏng. Các chi nhánh của công ty
đa quốc gia tồn tại dựa trên công nghệ chất
lượng cao và quy trình hiện đại. Các công
ty nội địa có thể tiếp nhận những điểm này
nếu tiến hành quan sát, bắt chước, ứng dụng
các công nghệ hay quy trình. Tuy nhiên,
việc quan sát, bắt chước hay ứng dụng và
xa hơn là thương mại hoá được là chưa đủ
nếu tồn tại khoảng cách về công nghệ hoặc
mức độ phức tạp của sản phẩm cung cấp
bởi các công ty FDI. Do đó, một cơ chế lan
truyền nữa từ FDI đối với đổi mới sáng tạo
được lý giải bởi hiệu ứng hình thành vốn
con người và sự dịch chuyển lao động.
Cuối cùng, với cơ chế hình thành vốn con
người, để hoạt động tại các nước tiếp nhận
vốn FDI, các công ty đa quốc gia có thể
phải liên kết với các trung tâm nghiên cứu
và đào tạo, thậm chí tài trợ chi phí đào tạo
nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực
phù hợp (Blomstrom và Kokko, 2002). Cơ
hội việc làm tại các doanh nghiệp FDI có
thể thúc đẩy sinh viên lựa chọn các ngành
khoa học và công nghệ mới. Khi các công
ty đa quốc gia không thể thuê toàn bộ lực
lượng này, nó có thể làm tăng nguồn cung
nguồn nhân lực chất lượng cao. Với cơ
chế dịch chuyển lao động hay còn có thể
gọi là dịch chuyển tri thức, các công ty đa
quốc gia sử dụng công nghệ và quy trình
quản lý hiện đại. Người lao động học hỏi
bằng cách thực hiện và nhận tri thức để
cải thiện kỹ năng. Nhờ sự dịch chuyển lao
động, tri thức và kỹ năng được khuyếch tán
trong quốc gia tiếp nhận (Altenburg, 2000;
Fosfuri, Motta & Ronde, 2001; Djankov và
Hoekmann, 1999; Görg và Strobl, 2001).
Thêm nữa, người lao động trước có thể sử
dụng tri thức này để thiết lập ngay chính
doanh nghiệp của mình (UNCTAD, 2001).
TRƯƠNG HOÀNG DIỆP HƯƠNG - TRẦN HUY TÙNG
41Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Tuy có sự tác động tích cực từ FDI đến đổi
mới sáng tạo qua các kênh trên, lý thuyết
cũng chỉ ra điều kiện để tác động này được
cải thiện như năng lực hấp thụ và ứng dụng
công nghệ mới của doanh nghiệp nội địa,
môi trường kinh tế thúc đẩy sự chuyển
giao tri thức như thế nào. Ngoài ra, bản
thân chính các công ty FDI cũng có thể tác
động vào ảnh hưởng từ FDI đến đổi mới
sáng tạo. Cụ thể, chuyển giao công nghệ
sẽ nhanh hơn nếu các công ty FDI nhanh
chóng thiết lập mạng lưới liên kết xuôi,
ngược bởi vì các doanh nghiệp nội địa có
sự liên quan với chuỗi cung ứng và phân
phối có thể tiếp cận với công nghệ mới,
thúc đẩy sự khuyếch tán.
Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu thực
nghiệm khảo sát ảnh hưởng của FDI đối
với đổi mới sáng tạo cũng chia làm ba
nhóm kết quả gồm: (i) các nghiên cứu tìm
ra tác động FDI đối với đổi mới sáng tạo
là tích cực, (ii) các nghiên cứu tìm ra tác
động của FDI đối với đổi mới sáng tạo là
tiêu cực và (iii) tác động của FDI đối với
đổi mới sáng tạo có thể tích cực hoặc tiêu
cực phụ thuộc vào các điều kiện nhất định.
Nhóm nghiên cứu tìm ra tác động tích
cực của FDI lên đổi mới sáng tạo có thể
kể đến gồm Sjoholm (1999); Cheung và
Lin (2004); Branstetter (2001); Keller và
Yeaple (2009); Kokko (1996) và Driffield
(1999, 2004). Trong khi Sjoholm (1999)
tìm thấy những lợi ích mang lại từ FDI đến
các doanh nghiệp tại Indonesia, Cheung
và Lin (2004) khẳng định tác động tích cực
của FDI đối với đổi mới sáng tạo tại Trung
Quốc thông qua thước đo số lượng bằng
sáng chế. Nguyên nhân thúc đẩy đổi mới
sáng tạo từ khu vực FDI được Branstetter
(2001) lý giải nhờ thúc đẩy sự học hỏi công
nghệ nước ngoài của các doanh nghiệp nội
địa. Ngoài ra, sự xuất hiện của khu vực FDI
cũng thúc đẩy khả năng cạnh tranh (Kokko,
1996), từ đó tăng cường đầu tư nghiên cứu
và phát triển công nghệ mới. Tác động tích
cực từ FDI đối với đổi mới sáng tạo còn có
ý nghĩa ngay cả với các quốc gia phát triển
như Anh và Mỹ. Keller và Yeaple (2009), sử
dụng dữ liệu các doanh nghiệp nội địa Mỹ
giai đoạn 1987- 1996, kết luận sự lan toả từ
các doanh nghiệp nước ngoài tới các doanh
nghiệp Mỹ có thể lý giải một phần cho sự
tăng trưởng năng suất của Mỹ. Trong khi đó,
Driffield (1999) chỉ ra sự ảnh hưởng tích cực
trong cạnh tranh tại Anh. Bên cạnh các bằng
chứng tác động tích cực của FDI lên đổi mới
sáng tạo trong phạm vi từng quốc gia, một
số nghiên cứu khác tìm thấy kết quả tương
tự, thậm chí so sánh mức độ tác động của
FDI lên đổi mới sáng tạo có sự khác nhau
giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát
triển. Findlay (1978) gợi ý khoảng cách
giữa sự phát triển của hai nền kinh tế tạo
ra khoảng cách về cơ hội khai thác tại các
quốc gia kém phát triển hơn và áp lực lớn
hơn cho sự thay đổi và áp dụng công nghệ
mới. Tốc độ áp dụng tri thức là hàm của sự
hội tụ và sự mở rộng hoạt động của doanh
nghiệp FDI. Trong khi đó, Xu (2000) đã tiến
hành so sánh tác động của FDI đến từ các
doanh nghiệp Mỹ đến năng suất của nước
tiếp nhận là quốc gia phát triển và đang phát
triển. Thu thập 40 nước có các công ty đa
quốc gia của Mỹ hoạt động từ 1966- 1994,
tác giả tìm thấy các quốc gia phát triển nhận
được sự tăng trưởng về năng suất, trong khi
các quốc gia đang phát triển không có được
điều này.
Nhóm nghiên cứu tìm ra tác động tiêu cực
của FDI lên đổi mới sáng tạo có thể kể đến
là Aitken và Harrison (1999); Chen (2007);
Haskell và cộng sự (2007).
Aitken và Harrison (1999) chỉ ra kết quả
tiêu cực của FDI đối với đổi mới sáng tạo
Hiệu ứng lan truyền từ FDI đến đổi mới sáng tạo: Kết quả từ mô hình GMM hệ thống hai bước
42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
được giải thích thông qua yếu tố cạnh tranh
(Aitken và Harrison, 1999; Konings, 2001).
Các tác giả phản biện rằng các công ty đa
quốc gia có chi phí biên thấp do những lợi
thế riêng của mình cho phép họ có thể thu
hút nhân sự chất lượng của doanh nghiệp nội
địa, tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong
nước giảm sản xuất và chuyển sang đường
cong chi phí trung bình. Tuy nhiên, lập luận
này có thể mâu thuẫn với những thảo luận
trong lý thuyết. Lý thuyết trước cho rằng
cạnh tranh như một kênh để lan tỏa tri thức
(Kokko, 1996; Driffield (1999, 2004)). Một
số doanh nghiệp có thể trải qua hiệu ứng
cạnh tranh tiêu cực trong ngắn hạn (sản xuất
tại đường chi phí sản xuất bình quân), trái
lại các doanh nghiệp khác có thể tăng cường
hiệu quả (dịch chuyển đường chi phí sản
xuất bình quân xuống) do cạnh tranh được
gia tăng trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Bằng chứng về ảnh hưởng tích cực của cạnh
tranh được tìm thấy trong nghiên cứu của
Kokko (1996) đối với Mexico và Driffield
(1999, 2004) đối với Anh. Lý giải việc khó
tìm thấy tác động tích cực của hiệu ứng lan
toả tri thức trong ngắn hạn đó là tồn tại sự
lệch pha về thời gian đối với việc các doanh
nghiệp nội địa học hỏi từ các doanh nghiệp
FDI. Các doanh nghiệp đa quốc gia có thể
bảo vệ các lợi thế của họ nhằm ngăn chặn
sự lan toả tri thức sang các doanh nghiệp
nội địa. Sự lan toả tri thức tích cực có thể
tiếp cận tới các công ty con của các công ty
FDI. Do đó, việc đo lường tác động lan toả
tri thức tổng hợp có thể bỏ sót kênh lan toả
tri thức này.
Các nghiên cứu nổi bật tìm thấy các điều
kiện như khoảng cách công nghệ, trình
độ công nghệ hay khoảng cách địa lý có
thể tác động vào quá trình ảnh hưởng của
FDI đối với đổi mới sáng tạo gồm Glass và
Saggi (1998); Cohen và Levinthal (1990);
Monastiriotis và Alegria (2011); Yokota và
Tomohara (2010).
Glass và Saggi (1998) tìm ra vai trò của
khoảng cách công nghệ giữa các nước tiếp
nhận với các nước đầu tư. Bất kỳ khoảng
cách nào về công nghệ sẽ là dấu hiệu cảnh
báo đối với các công ty đa quốc gia về khả
năng hấp thụ công nghệ. Khoảng cách công
nghệ càng lớn, khả năng thấp chất lượng
công nghệ được chuyển giao và dẫn đến sự
lan toả tri thức tiềm năng là thấp. Tương tự,
Monastiriotis và Alegria (2011) cũng chỉ
ra ảnh hưởng mạnh của khoảng cách công
nghệ giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận và
khả năng hấp thụ của nước tiếp nhận trong
quá trình chuyển giao công nghệ thông qua
FDI. Bên cạnh khoảng cách công nghệ, các
nghiên cứu cũng tìm ra trình độ công nghệ
của nước tiếp nhận có ảnh hưởng tới hiệu
quả lan toả từ FDI đến đổi mới sáng tạo.
Một số nhóm tác giả tập trung đo lường
trình độ công nghệ ở cấp vĩ mô, số khác
đo lường trình độ công nghệ ở cấp độ của
nguồn nhân lực tại quốc gia tiếp nhận.
Cohen và Levinthal (1990) cho rằng trình
độ công nghệ có thể là nhân tố giới hạn tốc
độ lan toả tri thức từ các doanh nghiệp FDI
đến các doanh nghiệp nội địa, thêm nữa,
giao tiếp cũng có thể là nguyên nhân tác
động lên hiệu quả của quá trình chuyển
giao tri thức. Với phương pháp ngưỡng áp
dụng trên mẫu gồm 54 quốc gia trong giai
đoạn 1980- 2009, Loukil (2016) tìm ra giá
trị ngưỡng về sự phát triển công nghệ của
nước tiếp nhận ảnh hưởng tới việc FDI thúc
đẩy đổi mới sáng tạo như thế nào. Theo đó,
tác giả kết luận có sự ảnh hưởng phi tuyến
giữa FDI và đổi mới sáng tạo, đồng thời
ngụ ý các quốc gia bên cạnh thu hút FDI thì
cần nâng cao khả năng hấp thụ của doanh
nghiệp nội địa nhằm tăng sự tiếp nhận lợi
ích từ các công ty đa quốc gia. Về trình độ
công nghệ trên khía cạnh trình độ của nguồn
TRƯƠNG HOÀNG DIỆP HƯƠNG - TRẦN HUY TÙNG
43Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
nhân lực, Yokota và Tomohara (2010) cho
rằng chuyển giao công nghệ thông qua
FDI liên quan tới kỹ năng của nhân công
nước tiếp nhận. Ủng hộ quan điểm này của
Yokota và Tomohara (2010) còn có Sinani
và Klaus (2004) với trường hợp tại Estonia,
nhấn mạnh chính yếu tố vốn con người có
thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa FDI và
đổi mới sáng tạo.
Một số nghiên cứu khác tìm ra khoảng cách
địa lý ảnh hưởng tới hiệu quả lan toả từ FDI
đến đổi mới sáng tạo tại nước tiếp nhận. Với
dữ liệu ở cấp độ doanh nghiệp và ngành của
18 quốc gia, Gorodbichenko, Svejnar và
Terell (2019) chứng minh sự lan toả của FDI
tới đổi mới sáng tạo chịu ảnh hưởng bởi tính
địa phương, tức là các doanh nghiệp nội địa
ở gần với các doanh nghiệp FDI sẽ tiếp nhận
tốt hơn tri thức hơn là toàn bộ các doanh
nghiệp nội địa. Cũng tìm ra điều tương tự,
Khachoo và cộng sự (n.d) tìm thấy tác động
của FDI lên đổi mới sáng tạo và năng suất
của các doanh nghiệp mới, theo đó, doanh
nghiệp mới gần các FDI sẽ thu được lợi ích
lớn hơn.
Nhìn chung, các nghiên cứu trước thể hiện
hiệu ứng lan truyền từ FDI đến đổi mới
sáng tạo tại các quốc gia nhận có sự đa
dạng, tuỳ thuộc vào các điều kiện, bối cảnh
khác nhau. Với dữ liệu thu thập từ 80 quốc
gia trong giai đoạn 2003- 2018, nghiên
cứu này sẽ tiến hành kiểm định giả thuyết:
“Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khuyến
khích mức độ đổi mới sáng tạo tại quốc
gia nhận vốn đầu tư”. Kết quả nghiên cứu
sẽ là cơ sở để đưa ra một số ngụ ý chính
sách cho các quốc gia tiếp nhận, đặc biệt là
các quốc gia đang phát triển trong việc thiết
kế các chính sách thu hút FDI.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mô hình nghiên cứu
Tham khảo các nghiên cứu trước đó của
Bottazzi và Peri (2003), và Tebaldi và
Elmslie (2013), nhằm đánh giá mối quan hệ
giữa FDI và đổi mới sáng tạo, bài viết sử
dụng mô hình nghiên cứu động dưới đây.
APP
i, t
= α + β
1
FDI
i, t
+ δ' X
i, t
+ η
i
+ ε
i, t
(1)
Trong đó, APP
i, t
là mức độ đổi mới sáng tạo
tại một quốc gia (đo lường bằng số lượng
đơn xin cấp bằng sáng chế của cư dân); FDI
i,
t
là vốn đầu tư nước ngoài (đo lường bằng
lượng vốn đầu tư nước ngoài vào ròng); X
i,
t
là các biến kiểm soát được sử dụng trong
các nghiên cứu về FDI- đổi mới công nghệ,
bao gồm GDP đầu người (GCAP- đo lường
mức độ phát triển kinh tế), chỉ tiêu tín dụng
tư nhân (CRE- đo lường mức độ phát triển
tài chính), độ mở thương mại (OPEN- đo
lường độ mở nền kinh tế), và chi tiêu cho
nghiên cứu phát triển (RD- đo lường mức
độ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển). η
thể hiện đặc điểm của quốc gia, ε là sai số
trong mô hình, i và t đại diện cho quốc gia
và thời gian. Theo giả thuyết nghiên cứu,
hệ số của FDI, β
1
được kỳ vọng có giá trị
dương và có ý nghĩa thống kê.
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Bài viết dựa theo các nghiên cứu trước đó
của Bottazzi và Peri (2003), và Tebaldi và
Elmslie (2013) để đo lường mức độ đổi
mới sáng tạo tại quốc gia thông qua dữ liệu
về số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế của
cư dân (APP). Dữ liệu này được lấy từ bộ
dữ liệu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO), một tổ chức thuộc Liên hợp quốc
và được chuyển thành dạng logarit tự nhiên.
Dữ liệu về vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
được đo lường bằng FDI vào dòng (%GDP)
từ bộ chỉ số phát triển thế giới (WDI) của
Hiệu ứng lan truyền từ FDI đến đổi mới sáng tạo: Kết quả từ mô hình GMM hệ thống hai bước
44 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
Ngân hàng Thế giới (Worldbank-WB). Do
nghiên cứu tập trung vào các quốc gia nhận
FDI, các quan sát có FDI vào dòng âm bị
loại bỏ. Các biến kiểm soát khác, bao gồm
GCAP là logarit của GDP đầu người, độ
mở thương mại (OPEN) đo bằng tổng mức
xuất nhập khẩu (%GDP), CRE đo lường
bằng chỉ tiêu tín dụng tư nhân của các ngân
hàng tiền gửi và các tổ chức tài chính khác
(%GDP), và RD đo lường mức độ chi tiêu
cho nghiên cứu và phát triển (%GDP) được
lấy từ bộ chỉ số phát triển thế giới (WDI) do
WB cung cấp. Do phụ thuộc vào độ sẵn có
của dữ liệu, nghiên cứu bao gồm 80 quốc
gia với thời gian nghiên cứu từ năm 2003-
2018.
3.3. Phương pháp ước lượng
Để đánh giá tác động của FDI đến đổi mới
sáng tạo dựa trên dữ liệu bảng, nghiên cứu
lựa chọn giữa mô hình tác động cố định và
mô hình tác động ngẫu nhiên ước lượng mô
hình (1). Mô hình tác động cố định khám
phá mối quan hệ giữa các biến độc lập và
biến phụ thuộc trong một quốc gia. Mỗi
quốc gia có đặc điểm riêng, có thể có hoặc
không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Mô hình tác động cố định giả định rằng đặc
điểm của mỗi quốc gia có tác động hoặc
thiên vị biến dự đoán hoặc biến phụ thuộc,
do đó cần kiểm soát tác động này. Ngược
lại, mô hình tác động ngẫu nhiên giả định
rằng sự biến thiên giữa các quốc gia là ngẫu
nhiên và không tương quan với biến dự
đoán hoặc biến phụ thuộc trong mô hình.
Để quyết định dạng của mô hình, kiểm
nghiệm Hausman được thực hiện, trong
đó giả thuyết Ho là mô hình tác động ngẫu
nhiên.
Bên cạnh đó, do biến phụ thuộc là số lượng
bằng phát minh sáng chế được cho là chịu
tác động mạnh từ số lượng bằng phát minh
xin cấp phép trong giai đoạn trước, bài
nghiên cứu sử dụng thêm phương pháp ước
lượng GMM hệ thống (system GMM) được
giới thiệu bởi Arellano và Bond (1991)
và sau đó được phát triển bởi Blundell và
Bond (1998) nhằm đánh giá tác động trên
dữ liệu bảng động. Phương pháp GMM
được sử dụng do ít nhất 3 lý do: (1) để kiểm
soát tác động của các biến đặc điểm quốc
gia, (2) để giải quyết vấn đề biến nội sinh
trong mô hình (một số biến như FDI, phát
triển tài chính và chất lượng thể chế thường
được cho là biến nội sinh trong các nghiên
cứu trước đây), và (3) để giải quyết vấn đề
tự tương quan do có biến trễ của biến phụ
thuộc. Uớc lượng GMM hệ thống 2 bước
(two step system GMM) được lựa chọn sử
dụng do tính hiệu quả của phương pháp này
so với ước lượng GMM khác biệt (different
GMM) hoặc ước lượng 1 bước (one step
system GMM). Ngoài ra, tác giả sử dụng
hiệu chỉnh mẫu Windmeijer (2005) để ước
lượng sai số chuẩn mạnh (robust standard
error) và bổ sung thêm biến giả thời gian
trong mô hình để loại trừ tương quan theo
thời gian giữa các quốc gia. Theo đó, mô
hình (1) được chuyển về dạng sau:
APP
i, t
= α + β
1
APP
i, t
+ β
2
FDI
i, t
+ δ' X
i, t
+ η
i
+ ε
i, t
(2)
Độ vững của ước lượng GMM phụ thuộc
vào giả định sai số không có tương quan
chuỗi và giá trị của các biến công cụ sử
dụng. Theo đó, kiểm nghiệm Hasen (1998)
J-test giúp đánh giá vấn đề về sử dụng
biến công cụ quá mức. Kiểm định AR (2)
đánh giá về tương quan chuỗi bậc 2 trong
mô hình, qua đó cho thấy chất lượng của
các biến công cụ sử dụng. Việc chấp nhận
giả thuyết H
0
cung cấp bằng chứng về tính
chính xác của phương pháp GMM.
4. Kết quả nghiên cứu
TRƯƠNG HOÀNG DIỆP HƯƠNG - TRẦN HUY TÙNG
45Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Bảng 1 và Bảng 2 diễn tả thống kê mô tả và
ma trận tương quan của các biến sử dụng
trong bài viết này. Ma trận hệ số tương
quan cho thấy không có hệ số tương quan
nào lớn hơn 0,8. Hệ số tương quan cao nhất
0,7031 thể hiện mức độ tương quan giữa
chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển và thu
nhập bình quân đầu người. Như vậy, mô
hình không gặp vấn đề về tự tương quan.
Bảng 3 ghi lại kết quả ước lượng tác động
của FDI đến đổi mới sáng tạo tại quốc gia
nhận vốn. Trong đó, cột 1, 3 là mô hình
cơ sở kiểm định mối quan hệ giữa FDI và
đổi mới sáng tạo, cột 2, 4 là mô hình có
kiểm soát cho các biến vĩ mô khác. Đối với
mô hình (1), kiểm định Hausman test cho
p-value < 0,05, bác bỏ giả thuyết H0, cho
thấy dạng của mô hình là mô hình tác động
cố định. Bên cạnh đó, kiểm định về phương
sai sai số thay đổi của mô hình tác động cố
định (sử dụng kiểm định Wald) cho p-value
< 0,05, bác bỏ giả thuyết Ho, cho thấy mô
hình có vấn đề về phương sai sai số thay
đổi. Để vượt qua lỗi trên, tác giả sử dụng
sai số chuẩn mạnh (robust standard error).
Đối với mô hình (2), kiểm định Hasen
J-test không bác bỏ giả thuyết Ho về xác
định biến công cụ quá mức, cho thấy biến
công cụ sử dụng có giá trị. Ngoài ra, kiểm
định tự tương quan không bác bỏ giả thuyết
về không tương quan bậc 2, tuy nhiên bác
bỏ giả thuyết về không tương quan bậc 1.
Hệ số của biến trễ biến độc lập nằm trong
khoảng từ 0,996 đến 1,047 và có ý nghĩa
thống kê đã khẳng định giả thuyết rằng
mức độ đổi mới sáng tạo có xu hướng phụ
thuộc vào dữ liệu quá khứ, cho thấy đổi
mới sáng tạo là một quá trình có tính cộng
dồn. Điều này ủng hộ việc sử dụng mô hình
động để nghiên cứu về đổi mới sáng tạo.
Bảng 1. Thống kê mô tả
Biến Số lượng quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất
l_APP 1.209 6,273 2,523 0 14,147
FDI 1.274 6,539 21,307 0,001 451,639
l_GCAP 1.274 9,116 1,299 5,849 11,609
CRE 1.170 66,888 46,784 0,698 260,701
OPEN 1.273 44,754 29,435 95,50 218,663
RD 976 1,28 1,003 0,008 4,553
Nguồn: tính toán từ phần mềm Stata
Bảng 2. Ma trận tương quan
l_APP FDI l_GCAP RD CRE OPEN
l_APP 1
FDI 0,1356 1
l_GCAP 0,4810 0,0805 1
RD 0,5763 0,0400 0,7031 1
CRE 0,4806 0,0574 0,6545 0,6083 1
OPEN -0,1906 0,3507 0,2417 0,0531 0,1326 1
Nguồn: tính toán từ phần mềm Stata
Hiệu ứng lan truyền từ FDI đến đổi mới sáng tạo: Kết quả từ mô hình GMM hệ thống hai bước
46 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
Các kiểm định trên cho thấy kết quả tại mô
hình (1) và (2) là ước lượng không chệch
và nhất quán.
Kết quả ước lượng từ mô hình tác động cố
định cho thấy mối quan hệ cùng chiều và
có ý nghĩa thống kê giữa FDI và số lượng
bằng phát minh sáng chế xin cấp phép, kể
cả khi bổ sung thêm các biến số kinh tế vĩ
mô khác. Việc kiểm soát cho biến nội sinh
trong mô hình GMM không làm thay đổi
kết quả trên. Điều này ủng hộ giả thuyết Ho
rằng FDI có hiệu ứng tích cực tới mức độ
đổi mới công nghệ. Tại quốc gia nhận vốn,
tồn tại quá trình lan tỏa công nghệ giữa
công ty mẹ với công ty con, giữa các công
ty đa quốc gia với công ty nội địa thông
qua liên kết ngược (với công ty cung cấp)
và liên kết xuôi (với công ty khách hàng),
cũng như với các công ty trong cùng ngành
sản xuất thông qua cạnh tranh. Kết quả này
là nhất quán với một số nghiên cứu trước
Bảng 3. Kết quả ước lượng- tác động của FDI tới đổi mới sáng tạo tại quốc gia nhận
(1)
Fixed effect
model
Two-step System
GMM
(2) (3) (4)
Số lượng bằng sáng chế xin cấp phép bởi
cư dân năm (t - 1)
l_appr(-1) 1,047*** 0,996***
0,049 0,036
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng (%GDP)
FDI 0,001** 0,002*** 0,003** 0,003**
0,0006 0,0006 0,001 0,001
Logarit của thu nhập bình quân đầu người
l_GCAP 0,505 -0,173*
0,329 0,101
Chi nghiên cứu phát triển (%GDP)
RD 0,392** 0,194*
0,177 0,110
Tín dụng tư nhân của các ngân hàng tiền
gửi và các tổ chức tài chính khác (%GDP)
CRE 0,002 0,0002
0,001 0,0007
Tổng mức xuất nhập khẩu (%GDP)
OPEN 0,005 -0,001
0,006 0,002
cons 6,262*** 0,953 -0,21 .
0,003 3,070 0,362
Số lượng quan sát 1208 883 1071 776
Số quốc gia 80 80 80 80
Số biến công cụ 19 26
AR(2) p-value 0,144 0,266
Hansen p-value . 0,434
Ghi chú: Bảng này thể hiện kết quả ước lượng của mô hình (1) (cột 1, 2) và mô hình (2) (cột 3, 4). Biến
phụ thuộc thể hiện mức độ đổi mới sáng tạo, đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng bằng sáng chế xin
cấp phép bởi cư dân. Biến giả thời gian được đưa vào mô hình và có ý nghĩa thống kê, nhưng không được
báo cáo trong bảng để tiết kiệm diện tích Sai số chuẩn chỉnh sửa (corrected standard error) in nghiêng.
***,**,* thể hiện có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, và 10%, tương ứng.
Nguồn: tính toán từ phần mềm Stata
TRƯƠNG HOÀNG DIỆP HƯƠNG - TRẦN HUY TÙNG
47Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
đó về tác động của FDI đến đổi mới công
nghệ như Cheung và Lin (2004), Vahter
(2010), Ang và Madsen (2013).
Bên cạnh FDI, chi nghiên cứu và phát triển
có tác động tích cực và có ý nghĩa thống
kê tới đổi mới sáng tạo. Kết quả nghiên
cứu này phù hợp với các nghiên cứu về đổi
mới sáng tạo. Ngoài ra, khi kiểm soát cho
vấn đề nội sinh, hệ số của biến thu nhập
bình quân đầu người là âm và có ý nghĩa
thống kê. Điều này ngụ ý rằng các nước có
thu nhập cao hơn có tốc độ tăng đổi mới
sáng tạo thấp hơn. Có thể hiểu rằng thực
tế các quốc gia có thu nhập bình quân đầu
người cao đã tích lũy được số lượng đáng
kể bằng phát minh sách chế, do đó tốc độ
tăng bằng phát minh sáng chế xin cấp phép
mới sẽ thấp hơn (Nguyen, Schinckus và Su,
2016). Trong khi đó, tốc độ tăng bằng phát
minh sáng chế xin cấp phép tại các nước
có thu nhập thấp (với số lượng bằng phát
minh sáng chế được đăng ký thấp) sẽ cao
hơn. Nói một cách khác, số lượng bằng
phát minh sáng chế xin cấp phép mới có
xu hướng hội tụ (convergence effect). Tức
là khi số lượng bằng sáng chế đang thấp
thì tốc độ tăng bằng phát minh sáng chế
sẽ cao hơn trường hợp khi số lượng bằng
sáng chế đang ở mức cao và ngược lại. Các
biến kiểm soát khác như mức độ phát triển
tài chính và độ mở thương mại không có
mức tương quan có ý nghĩa thống kê với số
lượng bằng sáng chế xin cấp phép.
5. Kết luận
Bài viết này nhằm đánh giá hiệu ứng lan
truyền của FDI đến đổi mới sáng tạo tại
quốc gia tiếp nhận. Sử dụng mô hình GMM
hệ thống hai bước cho dữ liệu gồm 80 quốc
gia, chúng tôi tìm ra FDI khuyến khích hoạt
động nghiên cứu đổi mới công nghệ. Với
quốc gia nhận vốn, FDI là một nguồn lực
quan trọng giúp thúc đẩy quá trình đổi mới
sáng tạo qua 3 kênh lan truyền: (1) FDI
giúp giảm rào cản về vốn với các doanh
nghiệp khởi nghiệp, các dự án đổi mới
công nghệ- vốn là lĩnh vực khó nhận nguồn
vốn vay từ các ngân hàng thương mại, (2)
FDI tạo ra hiệu ứng chuyển giao công nghệ
giữa công ty mẹ và các công ty con tại nước
sở tại, đồng thời tạo hiệu ứng lan truyền
theo liên kết xuôi (forward linkage) và liên
kết ngược (backward linkage) với các nhà
cung cấp và nhà bán lẻ địa phương, (3) các
công ty có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra áp
lực cạnh tranh lớn, buộc các công ty trong
nước phải tiến hành đổi mới công nghệ để
thích ứng với môi trường kinh doanh khắc
nghiệt hơn.
Kết quả này có ý nghĩa quan trọng với các
nhà hoạch định chính sách khi các cơ quan
điều hành có thể cân nhắc tận dụng và thu
hút nguồn vốn FDI để nâng cao mức độ đổi
mới sáng tạo trong nước, từ đó tạo động
lực cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là FDI chỉ
tác động tích cực trong việc lan tỏa đổi mới
sáng tạo từ các doanh nghiệp có vốn nước
ngoài tới các doanh nghiệp địa phương
trong trường hợp các doanh nghiệp này có
đủ năng lực để hấp thụ các nguồn lợi từ
vốn đầu tư nước ngoài (Monastiriotis và
Alegria, 2011). Ngược lại, nguồn vốn này
có thể làm giảm mức độ nghiên cứu phát
triển của các doanh nghiệp nội địa do ảnh
hưởng từ cạnh tranh (Wang và cộng sự,
2013). Do đó, bên cạnh việc thu hút vốn
FDI phục vụ phát triển kinh tế, các quốc
gia cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
trong nước nâng cao đổi mới sáng tạo
thông qua việc phát triển dịch vụ tài chính,
tăng chi tiêu nghiên cứu phát triển, và cải
thiện nguồn nhân lực. Tuy tìm ra tác động
tích cực của FDI đối với đổi mới sáng tạo,
nghiên cứu của chúng tôi chưa kiểm tra
Hiệu ứng lan truyền từ FDI đến đổi mới sáng tạo: Kết quả từ mô hình GMM hệ thống hai bước
48 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
xem liệu có một ngưỡng cho FDI đối với
đổi mới sáng tạo như các nghiên cứu trước
đã chỉ ra hay không. Khoảng trống này có
thể dành cho những nghiên cứu tiếp theo ■
Tài liệu tham khảo
1. Aghion, P. & Howitt, P. (1998). Endogenous growth theory. The MIT Press, Cambridge, Massachusetts.
2. Aitken B., Harrison A., (1999). Do domestic firms benefit from direct foreign investment? Evidence from Venezuela.
American Economic Review. Vol 89(3), pp.605-618
3. Altenburg, T. (2000). Linkages and spillovers between transnational corporations and small and medium-
sized enterprises in developing countries – opportunities and policies, in UNCTAD (ed), TNC-SME Linkages for
development; issues-experiences-best practices, Newyork: United Nations
4. Ang, J. & Madsen, J. (2013). International R&D Spillovers and Productivity Trends in the Asian Miracle
Economics, truy cập tại [https://doi.org/10.1111/j.1465-7295.2012.00488.x]
5. Arellano, M. & Bond, S.R (1991). Some tests of specification for panel data: Montel Carlo evidence and an
application to employment equations, Review of Economic Studies, Vol. 58, pp. 277-97
6. Blomström M., & Kokko A., (1998). Multinational corporations and spillovers. Journal of Economic Surveys.
Vol.12(3), pp.247–277
7. Blomstrom, M. & Kokko, A. (2002). FDI and human capital: A research agenda . Technical Papers OECD
Development Centre no. 195, available from
8. Blundell, R. & Bond, S. (1998). Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models. Journal
of Econometrics. Vol.87, pp. 115-43
9. Bottazzi, L. & Peri, G. (2003). Innovation and spillovers in regions: evidence from European patent
data. European Economic Review. Vo. 47, pp.687–710. doi:10.1016/S0014-2921(02)00307-0
10. Branstetter, L. G. (2001). Are knowledge spillovers international or intranational in scope? Microeconometric
evidence from the US and Japan. Journal of International Economics.Vol. 53, pp. 53-79.
11. Chen, Y. (2007). Impact of direct foreign investment on regional innovation capability: A case of China. Journal of
Data Science. Vol. 5, pp. 577-596.
12. Cheung, K.Y. & Lin, P. (2004). Spillover effects of FDI on innovation in China: Evidence from provincial data.
China Economic Review. Vol. 15, no. 1, pp. 25-44.
13. Cohen, W.M. & Levinthal, D.A. (1990). Absorptive capacity: A new perspective on learning and innovation.
Administrative Science Quarterly. Vol. 35, pp. 128-152.
14. Djankov, Simeon, and Bernard Hoekman. (2000). Foreign Investment and Productivity Growth in Czech
Enterprises. World Bank Economic Review. Vol 14(1) pp.49–64.
15. Driffield, N. (1999). Determinants of entry and exit in the foreign owned sector of UK manufacturing, Applied
Economics Letters. Vol. 6, pp. 153-156.
16. Driffield, N. (2004). Regional policy and spillovers from FDI in the UK. Annals of Regional Science, Vol. 38,
pp.579-594
17. Findlay, R. (1978). Relative backwardness, direct foreign investment, and the transfer of technology: a simple
dynamic model. The Quarterly Journal of Economics. Vol. 92(1), pp. 1-16.
18. Fosfuri, A., Motta, M., & Ronde, T. (2001). Foreign direct investment and spillovers through workers’ mobility.
Journal of International Economics. Vol 53(1), pp. 205–222.
19. Glass, A. J., & Saggi, K. (1998). International technology transfer and the technology gap. Journal of Development
Economics. Vol 55(2), pp.369-398
20. Gorg, H., & Greenway, D. , (2004). Much Ado about Nothing? Do Domestic Firms Really Benefit from Foreign
Direct Investment?. accessed at www.researchgate.net/publication/220019789
21. Görg, H., & Strobl, E. (2001). Multinational companies and productivity spillovers: A meta-analysis. The
Economic Journal. Vol.111(475), pp.723–739.
22. Gorodbichenko, Y., Svejnar, J., & Terell, K. (2019). Do foreign investment and trade spur innovation?, European
Economic Review, 121, https://doi.org/10.1016/j.euroecorev.2019.103343
23. Hansen, B.E. (1999). Threshold effects in non dynamic panels: estimation, testing and inference, Journal of
Econometrics. vol. 93, pp. 345-368.
24. Haskell, J., S. Pereira, and M. Slaughter. (2007). Does inward foreign investment boost the productivity of
25. domestic firms?, Review of Economics and Statistics, 89:3, pp.482–496
26. Haskell, J., S. Pereira, and M. Slaughter. (2007). Does inward foreign investment boost the productivity of
domestic firms?, Review of Economics and Statistics, 89:3, pp.482–496
27. Hayter, R. & Han, S. (1998). Reflections on China’s open policy towards direct foreign investment. Regional
TRƯƠNG HOÀNG DIỆP HƯƠNG - TRẦN HUY TÙNG
49Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Studies. Vol. 32, pp. 1-16.
28. Keller, W. & Yeaple, S.R. (2009). Multinational enterprises, international trade, and Productivity Growth: Firm-
Level Evidence from the United States. Review of Economics and Statistics, 91, 821-831.
rest.91.4.821
29. Khachoo, Qayoom., Sharma, Ruchi., & Dhanora, Madan., Does proximity to the frontier facilitate FDI-
spawned spillovers on innovation and productivity?. Journal of Economics and Business. https://doi.org/10.1016/j.
jeconbus.2018.03.002
30. Kokko, A. (1996). Productivity spillovers from competition between local firms and foreign affiliates. Journal of
International Development. Vol. 8, pp. 517-530.
31. Konings, J. (2001). The effects of foreign direct investment on domestic firms: Evidence from firm-level panel
32. data in emerging economies. Economics of Transition, 9(3), pp. 619–633.
33. Konings, J. (2001). The effects of foreign direct investment on domestic firms: Evidence from firm-level panel data
in emerging economies. Economics of Transition, 9(3), pp. 619–633.
34. Loukil K., (2016). Foreign Direct Investment and Technological Innovation in Developing Countries. Oradea
Journal of Business and Economics. Vol.1(2)
35. Monastiriotis, V. & Alegria, R. (2011). Origin of FDI and Intra -Industry Domestic productivity growth: Firm level
evidence from the United States, Review of Economics and Statistics, vol. 91, pp. 821-831.
36. Moran, T. (2001). Parental Supervision: The New Paradigm for Foreign Direct Investment and Development,
Washington, DC: Institute for International Economics
37. Nguyen, PC., Schinckus, C. & Su, T. (2016). Do economic openess and institutional quality influence patents?
Evidence from GMM systems estimates. International Economics, https://doi.org/10.1016/j.inteco.2018.10.002
38. Romer, P.M. (1990). Endogenous technological change. Journal of Political Economy. Vol. 98, pp.71-102.
39. Sinani, E. & Meyer, K. (2004). Spillovers of technology transfer from FDI: The Case of Estonia. Journal of
Comparative Economics, Vol. 32 (3), pp.445-446
40. Sjoholm, F. (1999). Productivity growth in Indonesia: the role of regional characteristics and direct foreign
investment, Economic Development and Cultural Change, vol. 47, no. 3, pp.559-584.
41. Tebaldi, E. & Elmslie, B. (2013). Doese instutional quality impact innovation? Evidence from cross patent grant
data. Applied Economics. Vol.45(7), pp.887-900
42. UNCTAD (20019). Training manual on statistics for FDI and the operations of TNCs. Volume 1, Geneva
43. UNCTAD (2020). Available on: https://unctad.org/en/Pages/DIAE/FDI%20Statistics/FDI-Statistics.aspx
44. Vahter, P. (2010). Does FDI spur innovation, productivity and knowledge sourcing by incumbent firms? Evidence
from manufacturing industry in Estonia. William Davidson Institute Working Papers Series wp986, William Davidson
Institute at the University of Michigan.
45. Wang, D., Gu, F., Tse, D. & Yim, C. (2013). When does FDI matter? The roles of local and ethnic origins of FDI.
International Business Review. Vol.22, pp.450-465
46. Xu, B. (2000). Multinational Enterprises, Technology Diffusion, and Host Country, Journal of Development
Economics. Vol. 62, pp.477-493.
47. Yokota, K. & Tomohara, A. (2010). Modeling FDI- Induced Technology Spillovers, International Trade Journal.
Vol. 24(1), pp.5-34.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hieu_ung_lan_truyen_tu_fdi_den_doi_moi_sang_tao_ket_qua_tu_m.pdf