Một là, cần thừa nhận hình phạt lao
động công ích. Qua nghiên cứu việc thi hành
hình phạt lao động công ích của Pháp, chúng
tôi nhận thấy đây là hình phạt rất hiệu quả
và dễ áp dụng. Chi phí bỏ ra để thực hiện lao
động công ích không lớn bằng lợi ích mà lao
động công ích mang lại. Lao động công ích
làm lợi cho cộng đồng xã hội. Ngoài ra, việc
tham gia lao động công ích cũng giúp cho
người phạm tội nhận thấy những giá trị nhất
định của mình khi đóng góp cho cộng đồng
để từ đó tự bản thân anh ta hướng mình tới
những hành vi tốt. Vì lẽ đó, pháp luật Việt
Nam cần ghi nhận lao động công ích là một
hình phạt, nó có thể đóng vai trò là hình phạt
chính hoặc hình phạt bổ sung. Việc lao động
công ích có thể đặt dưới sự tổ chức, sắp xếp,
giám sát và đánh giá của chính quyền địa
phương (trong trường hợp chính quyền địa
phương tổ chức hoạt động lao động công ích)
hoặc tổ chức (doanh nghiệp) cung cấp dịch
vụ lao động công ích. Hình phạt lao động
công ích có thể được tuyên kèm với hình
phạt cải tạo không giam giữ. Nếu lao động
công ích được coi là hình phạt chính thì nó
có thể được tuyên độc lập nhưng người bị kết
án bên cạnh việc chịu sự quản lý của cơ quan,
tổ chức tiến hành hoạt động công ích thì còn
phải chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình phạt không phải là hình phạt tù trong pháp luật hình sự pháp và những kiến nghị cho pháp luật hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Hình phạt không phải là hình phạt tù (peines non privatives de liberté)
là các hình phạt không tước quyền tự do của người phạm tội và không
phải là hình phạt tử hình và nhục hình. Bài viết nêu các hình phạt không
phải là hình phạt tù áp dụng đối với cá nhân phạm tội trong pháp luật
hình sự Pháp, qua đó gợi mở đối với Việt Nam.
HÌNH PHẠT KHÔNG PHẢI LÀ HÌNH PHẠT TÙ TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ PHÁP
VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CHO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Nguyễn Thị Hồng Hạnh*
Abstract:
Non-custodial sentences (peines non privatives de liberté) are the
penalties that do not deprive the offenders of freedom rights and are
not capital punishment and corporal punishment. This article provides
discussions of the non-prison sentences imposed on individuals
committing criminal offenses under French criminal law, thereby also
suggestions to Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Hình phạt không phải là
hình phạt tù; quyền tự do; hình phạt
tử hình; nhục hình
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 15/08/2017
Biên tập: 24/08/2017
Duyệt bài: 28/08/2017
Article Infomation:
Keywords: Non-custodial sentences;
freedom rights; capital punishment;
corporal punishment
Article History:
Received: 15 Aug. 2017
Edited: 24 Aug. 2017
Appproved: 28 Aug. 2017
* ThS, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
1. Quy định về hình phạt không phải là
hình phạt tù trong pháp luật hình sự Pháp
Theo Bộ luật Hình sự năm 1992 của
Pháp (BLHS 1992)1 thì các hình phạt không
phải là hình phạt tù bao gồm: (1) phạt tiền;
(2) phạt tiền theo ngày; (3) thực tập tư cách
1 Bộ luật Hình sự năm 1992 của Pháp được thông qua ngày 22/07/1992 và có hiệu lực ngày 01/03/1994. Chúng tôi dịch
theo nguyên văn tiếng Pháp từ trang https://www.legifrance.gouv.fr (Légifrance là trang web chính thức của Chính phủ
Pháp về phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật và các quyết định của Tòa án tối cao, Toà
phúc thẩm của Pháp).
công dân; (4) lao động công ích; (5) tước
hoặc hạn chế một số quyền; (6) hình phạt
bồi thường thiệt hại; (7) hình phạt giám sát
tư pháp xã hội.
Tội phạm trong pháp luật hình sự Pháp
được phân chia thành trọng tội, khinh tội và
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
55Số 17(345) T9/2017
tội vi cảnh, nên các hình phạt không phải
hình phạt tù cũng được quy định áp dụng
khác nhau tương ứng với phân nhóm hình
phạt trọng tội, hình phạt khinh tội và hình
phạt vi cảnh. Đối với trọng tội, các hình phạt
chính gồm hình phạt tù và hình phạt tiền,
trong đó hình phạt tiền có thể được tuyên
kèm hình phạt tù nhưng vẫn với tư cách là
hình phạt chính chứ không phải là hình phạt
bổ sung như trong pháp luật hình sự Việt
Nam. Đối với khinh tội, hình phạt chính bao
gồm phạt tù, phạt tiền, phạt tiền theo ngày,
hình phạt thực tập tư cách công dân, hình
phạt lao động công ích, hình phạt tước hoặc
hạn chế quyền, hình phạt bồi thường thiệt
hại. Đối với tội vi cảnh, hình phạt chính bao
gồm phạt tiền và hình phạt tước hoặc hạn chế
một số quyền, hình phạt bồi thường thiệt hại.
Trọng tội, khinh tội đều có thể áp dụng hình
phạt bổ sung quy định tại các Điều 131-10
BLHS 1992 và tội vi cảnh có thể áp dụng các
hình phạt bổ sung quy định tại Điều 131-16
BLHS 19922.
1.1 Hình phạt tiền và hình phạt tiền
theo ngày
Pháp luật hình sự Pháp không liệt kê
hình phạt tiền vào nhóm hình phạt bổ sung.
Các nhà làm luật Pháp coi hình phạt tiền là
hình phạt chính và nó có thể tồn tại với tư
cách là một hình phạt độc lập trong một số
tội hoặc là hình phạt chính đi kèm hình phạt
tù trong phần lớn các tội.
Trong phần chung BLHS 1992 không
quy định mức tối thiểu hay tối đa của hình
phạt tiền. Tại các điều luật cụ thể về tội
2 Khi tuyên hình phạt, nếu thẩm phán chỉ chọn áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung thì các hình phạt này trở thành
hình phạt chính do pháp luật hình sự Pháp không quy định phải có hình phạt chính mới có các hình phạt bổ sung.
3 Jean Pradel (2008), Droit pénal comparé, 3e édition, Dalloz, p. 502.
phạm, các nhà làm luật Pháp cũng không
đưa ra khung hình phạt tiền mà quy định
mức phạt tiền cụ thể (tối đa). Ví dụ Điều
225-2 BLHS 1992 quy định: “Hành vi phân
biệt đối xử được định nghĩa tại Điều 225-1
đối với cá nhân hoặc pháp nhân sẽ bị phạt tù
ba năm và phạt tiền 45.000 euro: (1) Từ chối
cung cấp hàng hóa, dịch vụ; (2) Ngăn cản
hoạt động kinh doanh thông thường;”.
Trong BLHS 1992, hầu như tất cả
các tội vi cảnh, khinh tội đều có hình phạt
tiền, trừ các trọng tội thì hình phạt tiền rất
hiếm khi được quy định3. Ví dụ, Điều 433-
20 BLHS 1992 quy định: “Người nào đang
trong thời kỳ hôn nhân mà kết hôn với người
khác trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân
đang tồn tại thì bị phạt tù một năm và phạt
tiền 45.000 euro”. Cũng có trường hợp, phạt
tiền là hình phạt duy nhất. Ví dụ, hành vi xúc
phạm quốc ca hoặc quốc kỳ trong một cuộc
diễu hành bị phạt 7.500 euro (Điều 433-5-1
BLHS 1992), hành vi lưu thông tiền giả mà
đã biết là tiền giả bị phạt 7.500 euro (Điều
442-7 BLHS 1992). Tòa án có thể phân
chia khoản tiền phạt cho khinh tội hoặc cho
tội vi cảnh thành nhiều đợt trên cơ sở tình
trạng sức khỏe, gia đình, nghề nghiệp, xã
hội trong khoảng thời gian không quá 3 năm
(Điều 132-28 BLHS 1992).
Bên cạnh hình phạt tiền, Pháp còn
quy định hình phạt tiền theo ngày (le jour-
amende). Phạt tiền theo ngày được phát triển
đầu tiên ở Phần Lan vào năm 1921. Sau đó,
hình phạt này được du nhập vào Pháp kể từ
năm 1983. Đến nay, hình phạt tiền theo ngày
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
56 Số 17(345) T9/2017
được quy định trong BLHS 1992. Lý do của
sự tồn tại hình phạt tiền theo ngày là do sự
thay đổi của giá trị đồng tiền. So với hình
phạt tiền, hình phạt tiền theo ngày có thể dễ
dàng điều chỉnh khi có sự lạm phát hoặc suy
thoái4.
Hình phạt tiền theo ngày có thể được
áp dụng cùng với hình phạt tù đối với khinh
tội (Điều 131-5 BLHS 1992). Theo quan
điểm của những người ủng hộ hình phạt tiền
theo ngày thì hình phạt tiền theo ngày có
những lợi ích sau5: (1) Hình phạt tiền theo
ngày có thể bảo đảm công bằng và phù hợp
với hoàn cảnh của người phạm tội ; (2) Khi
áp dụng hình phạt tiền theo ngày thì hoàn
cảnh, tình hình tài sản của người phạm tội
được xem xét; (3) Có thể sử dụng hình phạt
tiền theo ngày với phạm vi rộng nên có thể
hạn chế việc sử dụng hình phạt tù; (4) Số
ngày chịu phạt tiền được xác định trên cơ sở
mức độ phạm tội, vì vậy số ngày phạt tiền
cũng có mối liện hệ với số ngày phạt tù, cải
tạo không giam giữ hay thời gian lao động
công ích. Vì vậy, phạt tiền có thể là con số
tham chiếu chung cho các hình phạt khác;
(5) So với hình phạt tiền thì hình phạt tiền
theo ngày tỏ ra công bằng hơn khi số ngày
phạt tiền được xác định trên cơ sở mức độ
phạm tội, tính nguy hiểm của hành vi; (6)
Sử dụng hình phạt tiền theo ngày sẽ dễ dàng
chuyển từ hình phạt tiền theo ngày sang số
ngày phạt tù do không thi hành hình phạt
tiền theo ngày
4 Michael Tonry & Richard S. Frase (Editing) (2001), Sentencing and Sanctions in Western Countries, Oxford University
Press, p. 306.
5 Michael Tonry & Richard S. Frase (Editing) (2001), Sentencing and Sanctions in Western Countries, Oxford University
Press, p. 308.
6 Bernard Bouloc (2013), Droit pénal general, 23e édition, Dalloz, p. 454.
7 Bernard Bouloc (2013), Tlđd., tr. 454.
Khi mới du nhập vào Pháp, hình phạt
tiền theo ngày có bản chất là hình phạt thay
thế cho hình phạt tù. Tuy nhiên, hình phạt
tiền theo ngày được tuyên kèm cùng hình
phạt tù (Điều 131-5 BLHS 1992). “Các
thẩm phán có thể tuyên đồng thời hình phạt
tù và phạt tiền theo ngày, hình phạt này đã
trở thành "một hình phạt chính chung” (une
peine principale générale)”6. Hình phạt tiền
theo ngày được tính bằng khoản thu nhập
hàng ngày của người bị kết án nhân với
một số ngày nhất định. Số ngày không thể
vượt quá ba trăm sáu mươi và số tiền phạt
mỗi ngày xác định bằng các khoản thu nhập
và trách nhiệm của người bị kết án, không
thể vượt quá 1.000 €, kể từ Đạo luật ngày
09/3/2004. “Bằng cách này, thẩm phán có
thể vượt quá mức tối đa thông thường của
mức tiền phạt áp dụng với các hành vi phạm
tội liên quan”7. Điều 131-25 BLHS 1992
quy định việc thanh toán thiếu toàn bộ hoặc
một phần kéo theo việc bắt giam người bị
kết án trong một thời hạn tương ứng với tổng
số ngày chưa thanh toán tiền phạt. Khi thực
hiện việc giam giữ này sẽ chấm dứt những
khoản nợ của người bị kết án. Ngoài ra, hình
phạt tiền theo ngày không phải là hình phạt
tiền. Vì vậy, không được tổng hợp hình phạt
tiền theo ngày với hình phạt tiền (Điều 131-
9 BLHS 1992).
Nói tóm lại, theo các nhà làm luật và
tòa án Pháp, hình phạt tiền, hình phạt tiền
theo ngày được coi là hình phạt chính. Trong
đó, hình phạt tiền có thể được áp dụng độc
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
57Số 17(345) T9/2017
lập hoặc áp dụng kèm theo hình phạt tù theo
quy định cụ thể trong các điều luật quy định
về tội phạm, hình phạt tiền theo ngày là hình
phạt chính chung luôn được áp dụng kèm
theo hình phạt tù.
1.2 Hình phạt thực tập tư cách công
dân và hình phạt lao động công ích
Ở Pháp, thực tập tư cách công dân và
lao động công ích là hai hình phạt mang tính
tự nguyện, nghĩa là các hình phạt này được
áp dụng để thay thế hình phạt tù và chỉ được
áp dụng khi người bị kết án không phản đối.
Đối với hình phạt thực tập tư cách
công dân (le stage de citoyenneté): Theo
Điều 131-5-1 BLHS 1992, khi một khinh
tội phải chịu một hình phạt tù, tòa án có thể
thay vì phạt tù, tuyên một khóa thực tập tư
cách công dân, với mục đích nhắc lại những
giá trị của nền Cộng hòa về sự khoan dung
và sự tôn trọng phẩm giá con người, những
điều vốn là nền tảng của xã hội. Tòa án sẽ
chỉ định hình phạt này với chi phí khóa
học do người bị kết án trả nếu tổng chi phí
không vượt quá tiền phạt tội tiểu hình cấp
độ 3. Hình phạt này không thể tuyên cho bị
cáo nếu bị cáo từ chối hoặc không có mặt
tại phiên tòa. Toà án khi tuyên hình phạt này
(với sự đồng ý của bị cáo) sẽ đồng thời ấn
định thời gian của hình phạt tù hoặc mức
hình phạt tiền mà thẩm phán thi hành hình
phạt sẽ ra quyết định áp dụng nếu như người
bị kết án không thi hành hình phạt thực tập
tư cách công dân.
Đối với lao động công ích (travail
d'intérêt géneral): Học tập theo hình phạt
phục vụ cộng đồng (community service
8 Bernard Bouloc (2013), Tlđd., tr. 455.
9 Ngoài thẩm quyền của các cơ quan quản lý trại giam, Pháp còn tố tụng hoá quá trình chấp hành hình phạt của người bị
kết án với quy định về thẩm quyền của toà án, thẩm phán thi hành hình phạt trong việc quyết định các biện pháp có tính
chất cá thể hoá. Xem thêm, Trần Văn Dũng & Hoàng Ngọc Thành (2012), Hình phạt tù có thời hạn tiếp cận dưới góc
độ so sánh giữa Luật hình sự Việt Nam và Cộng hòa Pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 01/2012 (số 02), tr. 44.
order) của Vương quốc Anh8, Điều 131-8
BLHS 1992 quy định, lao động công ích
là hình phạt thay thế hình phạt tù và được
áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Theo pháp luật Pháp, lao động công ích
không thể được tuyên bởi tòa án quân sự.
Hình phạt này không thể được quyết định
bởi thẩm phán mà không có sự đồng ý của
đương sự, người phải có mặt tại phiên tòa
(Điều 131-8, đoạn 2 BLHS 1992). Điều
này xuất phát từ một quyền hiến định của
cá nhân được ghi nhận trong Điều 4 Công
ước châu Âu về quyền con người năm 1950:
“Không ai phải thực hiện lao động cưỡng
bức hoặc bắt buộc”.
Hình phạt lao động công ích nhằm
thực hiện một công việc lao động công ích
không lương, vì lợi ích của một cơ quan nhà
nước, một cơ sở công lập hoặc một hiệp hội
có thẩm quyền. Thời giờ lao động công ích
do tòa án ấn định, nhưng ít nhất là 40 giờ
và không quá 210 giờ. Thời gian hoàn thành
lao động công ích không được quá 18 tháng.
Trong mỗi cấp xét xử, thẩm phán thi hành
hình phạt thiết lập danh sách các công việc
lao động công ích có khả năng được đề nghị
thực hiện theo ý kiến của Viện Công tố và
tham khảo ý kiến của tất cả cơ quan công
quyền có thẩm quyền chịu trách nhiệm về
phòng chống tội phạm; trong trường hợp
kết án vì một vi phạm giao thông đường bộ,
công việc phải thực hiện tốt nhất nên diễn ra
trong một cơ sở chăm sóc người bị thương
đường bộ9. Cũng chính thẩm phán thi hành
hình phạt ấn định cách thức thực hiện công
việc công ích như tổ chức được hưởng thụ,
những việc cần phải làm, lịch làm việc...
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
58 Số 17(345) T9/2017
Lao động công ích nói chung tuân theo quy
định của pháp luật lao động (Điều 131-23
BLHS 1992). Nếu gây thiệt hại cho bên thứ
ba trong quá trình thực hiện, Nhà nước sẽ
bồi thường cho các nạn nhân, nhưng sẽ được
thay thế nghĩa vụ bởi người bị kết án (Điều
131-24 BLHS 1992). Trong thời hạn thực
hiện công việc, người bị kết án phải đáp ứng
các biện pháp giám sát theo quy định tại
Điều 132-55 BLHS 1992 như đáp ứng lệnh
triệu tập của thẩm phán thi hành hình phạt,
giải thích lý do thay đổi công việc hoặc nơi
cư trú, xin phép trước với bất kỳ việc đi lại
nào cản trở việc lao động công ích, tiếp nhận
nhân viên xã hội và bàn giao cho người đó
toàn bộ tài liệu liên quan đến việc thực hiện
hình phạt. Sau khi hoàn thành công việc
được quy định, hình phạt được coi như là
đã được thi hành và các nghĩa vụ giám sát
chấm dứt. Kể từ Đạo luật ngày 09/3/2004,
thẩm phán xét xử có thể ấn định hình phạt tù
và phạt tiền cho người bị kết án trong trường
hợp không thực hiện công việc. Thẩm phán
thi hành hình phạt sau đó áp dụng thi hành
những hình phạt này. “Lao động công ích
liên quan đến khoảng 16.000 người bị kết
án. Nó được tuyên thường xuyên hơn. Lao
động công ích còn có thể được áp dụng như
một hình phạt bổ sung”10.
1.3 Các hình phạt tước hoặc hạn
chế một số quyền và hình phạt bồi thường
thiệt hại
Các hình phạt tước hoặc hạn chế
một số quyền tự do (peines privatives ou
restrictives de liberté) được quy định tại
Điều 131-6 BLHS 1992 bao gồm: (1) Đình
chỉ bằng lái xe trong một thời hạn nhiều nhất
05 năm, việc đình chỉ này có thể bị giới hạn
đối với việc lái xe nằm ngoài các hoạt động
10 Bernard Bouloc (2013), Tlđd., tr. 457
11 Bernard Bouloc (2013), Tlđd., tr. 458.
nghề nghiệp (trừ trường hợp khinh tội mà
đình chỉ bằng lái xe không bị giới hạn đối
với việc lái xe nằm ngoài hoạt động nghề
nghiệp); (2) Cấm lái một số phương tiện
nhất định trong thời hạn 05 năm; (3) Hủy
bằng lái xe cùng với việc cấm xin cấp bằng
mới trong thời hạn 05 năm; (4) Tịch thu
một hoặc nhiều phương tiện thuộc sở hữu
của người bị kết án; (5) Cấm lưu hành một
hoặc một số phương tiện của người bị kết
án trong thời hạn tối đa 01 năm; (6) Cấm
sở hữu hoặc mang vũ khí có giấy phép, thời
hạn cấm là tối đa 05 năm; (7) Tịch thu một
hoặc nhiều vũ khí thuộc sở hữu của người
bị kết án hoặc vũ khí mà người này có thể
sử dụng tự do; (8) Thu hồi giấy phép săn
bắn cùng với việc cấm xin giấy phép săn
bắn trong thời hạn 05 năm; (9) Cấm ký phát
hành séc, trừ trường hợp các séc chấp nhận
người ký phát séc rút tiền từ người được ký
phát hoặc séc có chứng nhận sử dụng như
thẻ thanh toán, thời hạn cấm là 05 năm; (10)
Tịch thu đặc biệt (confiscation spéciale) thu
hồi vật sử dụng để phạm tội hoặc sử dụng vì
mục đích phạm tội hoặc là vật là kết quả do
phạm tội mà có. Biện pháp này không được
áp dụng đối với các tội phạm trong lĩnh vực
báo chí11; (11) Thẩm phán có thể cấm, trong
một thời hạn tối đa 05 năm, việc thực hiện
một hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội khi
mà khả năng thực hiện các hoạt động này
đã được cố ý sử dụng để chuẩn bị hoặc thực
hiện tội phạm. Việc cấm này không áp dụng
đối với việc ủy quyền bầu cử hoặc ủy quyền
chịu trách nhiệm công đoàn, không được áp
dụng đối với các tội phạm trong lĩnh vực
báo chí; (12) Cấm xuất hiện ở những nơi
được ấn định trong bản án, cấm xuất hiện ở
những nơi đã thực hiện tội phạm. Thời hạn
cấm là 03 năm; (13) Cấm giao du với những
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
59Số 17(345) T9/2017
người bị kết án, đặc biệt là chính phạm và
tòng phạm của tội phạm. Thời hạn cấm là 03
năm; (14) Cấm quan hệ với những người cụ
thể được xác định bởi tòa án như là nạn nhân
của tội phạm. Thời hạn cấm là 03 năm; (15)
Cấm trong thời hạn nhiều nhất 05 năm, thực
hiện một nghề nghiệp thương mại hoặc công
nghiệp, điều hành hoặc quản lý một doanh
nghiệp thương mại hoặc công nghiệp.
Cùng với lao động công ích, hình phạt
thực tập tư cách công dân cũng được sử
dụng để thay thế hình phạt tù hoặc thay thế
hình phạt tiền theo quy định tại Điều 131-9
BLHS 1992.
Ngoài ra, Pháp còn quy định hình phạt
bồi thường (sanction-réparation). Hình phạt
này áp dụng đối với các tội vi cảnh cấp độ 5
(Điều 131-15-1 BLHS 1992) và đối với các
khinh tội (Điều 131-8-1 BLHS 1992). Hình
phạt này bắt buộc người bị kết án tiến hành
bồi thường những thiệt hại mà các nạn nhân
đã phải gánh chịu trong thời hạn và theo cách
thức đã được ấn định bởi thẩm phán. Với sự
đồng ý của bị cáo và nạn nhân, hình phạt bồi
thường có thể được thực hiện bằng hiện vật.
Hình phạt này cũng có thể là phục hồi lại
tình trạng tài sản bị hư hỏng trong quá trình
thực hiện tội phạm. Khi tuyên hình phạt này,
tòa án xét xử ấn định thời hạn tối đa của hình
phạt tù (không quá sáu tháng) hoặc số tiền
phạt (không quá 15.000 €). Trong trường
hợp người bị kết án vi phạm các nghĩa vụ
bồi thường, thẩm phán thi hành hình phạt
sẽ yêu cầu người bị kết án thực hiện toàn
bộ hoặc một phần, với những điều kiện quy
định tại Điều 712-6 Bộ luật Tố tụng hình sự
12 Bernard Bouloc (2013), Tlđd., tr. 460.
(TTHS). Nếu tội phạm ban đầu chỉ có thể bị
phạt tiền, tòa án chỉ có thể ấn định một án
phạt tiền12.
Hình phạt này khá lạ lẫm đối với Việt
Nam, bởi lẽ, trong quan niệm của chúng ta,
bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự.
Tuy nhiên, pháp luật hình sự của Pháp đã
thừa nhận hình phạt này với tư cách là hình
phạt thay thế của hình phạt tù hoặc hình
phạt tiền. Hình phạt này cũng có thể được
áp dụng đồng thời với hình phạt tù hoặc hình
phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung.
Sự ra đời của hình phạt mới này trên hết
nhấn mạnh đến vai trò của các nạn nhân ở vị
trí trung tâm của tư pháp hình sự, thậm chí
là đối với cả hình phạt.
1.4 Hình phạt giám sát tư pháp xã hội
Điều 131-36-1 BLHS 1992 của Pháp
đề cập đến giám sát tư pháp xã hội (le suivi
socio-judiciaire) với tư cách là một hình
phạt. Theo Điều 131-36-1 BLHS 1992:
“Nếu pháp luật có quy định, tòa án xét xử
có thể ra một lệnh giám sát tư pháp xã hội.
Giám sát tư pháp xã hội buộc người bị kết
án phải báo cáo với thẩm phán thi hành hình
phạt và trong một thời hạn được ấn định bởi
toà án xét xử phải chịu các biện pháp giám
sát và hỗ trợ nhằm ngăn ngừa tái phạm. Thời
hạn giám sát tư pháp xã hội không quá 10
năm đối với khinh tội hoặc 20 năm đối với
trọng tội. Tuy nhiên, trong trường hợp khinh
tội, thời hạn giám sát tư pháp xã hội có thể
kéo dài đến 20 năm bằng một quyết định đặc
biệt và có cơ sở của tòa án sơ thẩm; đối với
trường hợp trọng tội mà hình phạt tù là 30
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
60 Số 17(345) T9/2017
năm, thời hạn giám sát tư pháp xã hội có
thể kéo dài đến 30 năm; đối với trường hợp
trọng tội có hình phạt là tù chung thân thì
toà đại hình có thể không giới hạn thời hạn
giám sát tư pháp xã hội, nhưng phải dành
khả năng cho toà án thi hành hình phạt chấm
dứt biện pháp này sau 30 năm theo những
điều kiện và cách thức quy định tại tại Điều
712-7 Bộ luật TTHS”.
Trừ trường hợp có quyết định khác,
người bị kết án giám sát tư pháp phải chấp
hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, theo các
điều kiện của Điều L. 3711-1 của Bộ luật
Sức khỏe cộng đồng, nếu chứng minh rằng
họ là đối tượng phải tuân thủ sự điều trị, sau
một cuộc giám định y tế được trưng cầu bởi
chuyên gia y tế phù hợp với các quy định
TTHS13.
Việc giám sát tư pháp xã hội bao gồm
các biện pháp giám sát được quy định tại
Điều 132-44 BLHS 1992 của Pháp bao gồm:
đáp ứng các giấy triệu tập của thẩm phán thi
hành hình phạt; tiếp nhận những lần viếng
thăm của nhân viên xã hội, cung cấp cho
nhân viên xã hội các thông tin hoặc tài liệu
xác nhận về phương thức sống và việc hoàn
thành nghĩa vụ của người bị kết án; báo cho
nhân viên xã hội về việc thay đổi công việc;
báo cho nhân viên xã hội khi thay đổi nơi
cư trú hoặc vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 15
ngày và thông báo rõ ngày quay lại nơi cư
trú; phải được sự chấp thuận của thẩm phán
thi hành hình phạt trong trường hợp ra nước
ngoài và bất kỳ sự thay đổi nào về việc làm
hoặc nơi cưu trú nếu như việc thay đổi này
cản trở người bị kết án thực hiện nghĩa vụ.
13 Bernard Bouloc (2013), Tlđd., tr. 473.
Trong quá trình thi hành biện pháp
giám sát tư pháp xã hội, người bị kết án phải
tuân thủ các nghĩa vụ do thẩm phán ấn định
theo quy định tại Điều 132-45 BLHS 1992.
Có thể liệt kê một số nghĩa vụ: thực hiện
một hoạt động nghề nghiệp hoặc theo một
khóa học về giáo dục hoặc đào tạo nghề; cư
trú tại một nơi được chỉ định; chịu sự kiểm
tra y tế, điều trị y tế và khi cần thiết phải
điều trị tại bệnh viện; chứng minh rằng anh
ta đang đóng góp vào chi phí của gia đình
hoặc thường xuyên trả nợ các khoản trợ
cấp; bồi thường thiệt hại do hành vi phạm
tội gây ra trong khả năng của mình kể cả
trong trường hợp tòa án không tuyên anh
ta phải bồi thường; chứng minh rằng anh ta
thanh toán nghĩa vụ tài chính đối với ngân
sách nhà nước là kết quả của việc quyết định
hình phạt trong khả năng có thể thanh toán;
không được lái các phương tiện được ghi
trong bằng lái xe theo quy định của Bộ luật
giao thông; không thực hiện các hoạt động
nghề nghiệp mà việc thực hiện hoạt động
này hoặc trong hoàn cảnh của hoạt động
này, tội phạm đã được thực hiện; không xuất
hiện ở những nơi đặc biệt đã được chỉ định;
không được thường xuyên gặp gỡ hoặc tham
gia vào các mối quan hệ với một số người
hoặc loại người nhất định, đặc biệt là nạn
nhân của tội phạm; và các nghĩa vụ khác
được quy định trong Điều luật này.
Trong quá trình giám sát tư pháp xã
hội, người bị kết án có thể phải mang thiết
bị điện tử di động. “Trong trường hợp người
được giám sát tư pháp xã hội bị áp dụng biện
pháp giám sát điện tử di động, người bị kết
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
61Số 17(345) T9/2017
án sẽ phải mang một thiết bị phát cho phép
bất cứ lúc nào cũng có thể xác định từ xa vị
trí của người này trên toàn bộ lãnh thổ quốc
gia, trong hai năm - được gia hạn một lần
với khinh tội, hai lần với trọng tội - (Điều
131-36-12 BLHS 1992). Đương sự sẽ được
thông báo rằng việc áp dụng biện pháp này
sẽ không diễn ra nếu không có sự đồng ý của
đương sự, nhưng việc từ chối hoặc không
tuân thủ các nghĩa vụ sẽ kéo theo việc thi
hành hình phạt tù được tuyên quy định tại
đoạn 3 Điều 131-36-1 BLHS 1992”14.
Khi biện pháp giám sát tư pháp xã
hội đi kèm với một hình phạt tước quyền
tự do, nó được áp dụng trong thời hạn được
ấn định trong quyết định của bản án, tính từ
ngày hình phạt tước quyền tự do kết thúc.
Nhưng đương sự có thể bắt đầu việc điều trị
trong thời hạn chấp hành hình phạt tù (đoạn
3 Điều 131-36-4 BLHS 1992). Tương tự,
người này cũng phải thi hành hình phạt tại
một cơ sở chuyên biệt cho phép hình thức
giám sát y tế và tâm lý (Điều 717-1, 763-
7 Bộ luật TTHS)15. Khi không có hình phạt
tước quyền tự do, biện pháp này phải được
áp dụng ngay sau khi có quyết định cuối
cùng của tòa án, trừ trường hợp lệnh yêu cầu
thi hành biện pháp này một cách tạm thời đã
từng được tuyên áp dụng16. Hình phạt tù chỉ
là lựa chọn cuối cùng sau khi cân nhắc tính
chất và mức độ của tội phạm không thể sử
dụng các hình phạt không phải là hình phạt
tù khác17.
Việc thi hành giám sát tư pháp xã hội
14 Bernard Bouloc (2013), Tlđd., tr. 474.
15 Bernard Bouloc (2013), Tlđd., tr. 474.
16 Bernard Bouloc (2013), Tlđd., tr. 475.
17 Xem thêm Bernard Bouloc (2013), Tlđd., tr. 459.
được đặt dưới sự giám sát của thẩm phán thi
hành hình phạt, nơi người bị kết án được chỉ
định cư trú. Để bảo đảm người thi hành thực
hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quá trình
giám sát tư pháp xã hội, Điều 131-6-1 BLHS
1992 quy định: tòa án xét xử có quyền quyết
định mức hình phạt tù đối với người bị kết
án trong trường hợp bị kết án không tuân
thủ nghĩa vụ. Hình phạt tù sẽ được áp dụng
tối đa là 03 năm nếu thuộc trường hợp khinh
tội, 07 năm đối với trường hợp trọng tội.
2. Những kiến nghị đối với pháp luật hình
sự Việt Nam
Trong điều kiện kinh tế - xã hội của
Việt Nam hiện nay, tình hình tội phạm diễn
biến phức tạp, nhiều loại tội phạm mới xuất
hiện, các cơ quan tư pháp còn lúng túng trong
việc phòng ngừa và đấu tranh chống các tội
phạm này, nên việc áp dụng cơ chế hình phạt
không phải là hình phạt tù thay thế cho hình
phạt tù một cách “thông thoáng” như pháp
luật hình sự Pháp có thể gây nguy cơ tòa án
áp dụng hình phạt quá nhẹ không bảo đảm
tính răn đe. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay,
Việt Nam chưa thể tiếp thu toàn bộ cơ chế
hình phạt không phải là hình phạt tù như
Pháp áp dụng. Tuy nhiên, những nhân tố hợp
lý trong hệ thống các hình phạt này có thể
được tiếp thu và học tập theo hướng đa dạng
hóa các hình phạt để tạo cho tòa án nhiều
công cụ hơn nữa để lựa chọn.
Một là, cần thừa nhận hình phạt lao
động công ích. Qua nghiên cứu việc thi hành
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
62 Số 17(345) T9/2017
hình phạt lao động công ích của Pháp, chúng
tôi nhận thấy đây là hình phạt rất hiệu quả
và dễ áp dụng. Chi phí bỏ ra để thực hiện lao
động công ích không lớn bằng lợi ích mà lao
động công ích mang lại. Lao động công ích
làm lợi cho cộng đồng xã hội. Ngoài ra, việc
tham gia lao động công ích cũng giúp cho
người phạm tội nhận thấy những giá trị nhất
định của mình khi đóng góp cho cộng đồng
để từ đó tự bản thân anh ta hướng mình tới
những hành vi tốt. Vì lẽ đó, pháp luật Việt
Nam cần ghi nhận lao động công ích là một
hình phạt, nó có thể đóng vai trò là hình phạt
chính hoặc hình phạt bổ sung. Việc lao động
công ích có thể đặt dưới sự tổ chức, sắp xếp,
giám sát và đánh giá của chính quyền địa
phương (trong trường hợp chính quyền địa
phương tổ chức hoạt động lao động công ích)
hoặc tổ chức (doanh nghiệp) cung cấp dịch
vụ lao động công ích. Hình phạt lao động
công ích có thể được tuyên kèm với hình
phạt cải tạo không giam giữ. Nếu lao động
công ích được coi là hình phạt chính thì nó
có thể được tuyên độc lập nhưng người bị kết
án bên cạnh việc chịu sự quản lý của cơ quan,
tổ chức tiến hành hoạt động công ích thì còn
phải chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền.
Hai là, cần đa dạng hóa thêm các hình
phạt tước hoặc hạn chế quyền của cá nhân
phạm tội như các hình phạt sau đây: cấm lái
một số phương tiện nhất định; thu hồi giấy
phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ và không
cho cấp giấy phép, giấy chứng nhận, chứng
chỉ trong một thời hạn nhất định; thu hồi
tài sản của người phạm tội tham ô hoặc các
tội phạm liên quan đến chức vụ, tội phạm
ma túy, tội phạm rửa tiền mà người phạm
tội không chứng minh được nguồn gốc hợp
pháp và chính đáng của các tài sản này; cấm
ký phát séc hoặc giấy tờ có giá tương đương;
cấm sử dụng thẻ thanh toán; cấm xuất hiện
tại những nơi nhất định; cấm xác lập những
mối quan hệ nhất định. Các hình phạt tước
hoặc hạn chế quyền có thể là hình phạt
chính hoặc hình phạt bổ sung. Với tư cách
là hình phạt chính, hình phạt tước hoặc hạn
chế quyền có thể được tuyên nhằm thay thế
hình phạt tiền. Trong trường hợp này, tòa án
sẽ cân nhắc việc áp dụng hình phạt tiền hay
hình phạt tước hoặc hạn chế quyền trên cơ sở
đánh giá tình hình tài chính của người bị kết
án, mối liên quan giữa quyền sẽ bị tước hoặc
hạn chế với hành vi phạm tội để ra quyết định
phù hợp.
Ba là, pháp luật hình sự Pháp có nhiều
quy định cả về mặt nội dung và tố tụng để
bảo đảm thi hành được hình phạt tiền trên
thực tiễn. Vì vậy, hình phạt tiền được áp
dụng rất phổ biến ở Pháp và tỏ ra rất hiệu
quả. Pháp luật Việt Nam cần dành cho tòa
án quyền phân chia hình phạt tiền thành
nhiều đợt thanh toán cho phù hợp với hoàn
cảnh của người phạm tội, tuy nhiên thời hạn
thanh toán không thể vượt quá thời hạn luật
định. Ví dụ, theo pháp luật của Pháp, thời
hạn thanh toán không được quá 03 năm.
Tiếp theo, cần phải quy định cơ chế chuyển
phạt tiền thành phạt tù trong trường hợp
người bị kết án không chấp hành hình phạt
này. Bản chất của quy định này là bảo đảm
việc thi hành bản án của tòa án, bảo đảm
tính nghiêm minh của pháp luật. Quy định
này cũng góp phần bảo đảm tính khả thi của
các quy định phạt tiền là hình phạt mà trong
tương lai sẽ tiếp tục thay thế các hình phạt tù
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
63Số 17(345) T9/2017
trong các tội phạm cụ thể. Về cách quy đổi
từ hình phạt tiền sang hình phạt tù thì cần
xác định trong luật mức phạt tiền/ngày. Đối
với trường hợp cụ thể thì xác định mức tổng
mức tiền chia cho số tiền phạt/ngày sẽ được
tổng số ngày phải trả tiền. Cứ một ngày trả
tiền tương ứng với một ngày tù. Quy định
này rất cần thiết, bởi mặc dù chúng ta có tội
không chấp hành bản án của tòa án, nhưng
thủ tục khởi tố, truy tố, xét xử mất rất nhiều
thời gian sẽ làm giảm hiệu quả của hình
phạt tiền nếu áp dụng quy định này để truy
cứu trách nhiệm hình sự của người bị kết
án không thi hành án phạt tiền. Tuy nhiên,
nếu áp dụng cơ chế chuyển từ hình phạt tiền
sang hình phạt tù thì thủ tục rất nhanh gọn,
chỉ cần một quyết định của Tòa án tuyên
chuyển hình phạt tiền sang hình phạt tù là
có thể thi hành ngay hình phạt tù đối với
người bị kết án. Sau cùng, trong các quy
định về thi hành hình phạt tiền, có thể trao
cho Nhà nước quyền ưu tiên trên tài sản của
người phải thi hành. Trong trường hợp người
thi hành không thi hành hình phạt tiền, cơ
quan thi hành án có quyền thu hồi tài sản của
người phải thi hành để tiến hành bán nhằm
bù đắp vào chi phí cưỡng chế và số tiền phạt.
Ngoài ra, pháp luật cũng cần thừa nhận cơ
chế người phải thi hành sử dụng tài sản của
mình để bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán
tiền phạt bằng các biện pháp dân sự như cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh.
Bốn là, cần hoàn thiện các quy định về
cấm cư trú và quản chế. Hình phạt giám sát
tư pháp xã hội của Pháp tỏ ra rất hiệu quả
trong việc ngăn ngừa tái phạm. Pháp luật
hình sự của Việt Nam cũng đề cập đến hai
hình phạt có bản chất ngăn ngừa tái phạm
đó là cấm cư trú và quản chế. Tuy nhiên các
hình phạt này chỉ là hình phạt bổ sung và tòa
án Việt Nam chỉ áp dụng hai hình phạt này
nếu trong điều luật quy định về tội phạm cụ
thể có quy định. Như vậy, các trường hợp áp
dụng cấm cư trú hoặc quản chế không được
rộng như các trường hợp áp dụng giám sát tư
pháp xã hội. Mặc dù trong nội dung của cấm
cư trú và quản chế cũng đã có những biện
pháp nhằm phòng ngừa việc phạm tội mới
nhưng so với nội dung của hình phạt giám
sát tư pháp xã hội thì cấm cư trú vẫn nặng
về thủ tục hành chính mà chưa có nhiều các
giải pháp thực chất có hiệu quả nhằm ngăn
ngừa phạm tội mới. Vì vậy, chúng tôi cho
rằng, cần hoàn thiện các quy định về cấm cư
trú, quản chế theo hướng nhập cấm cư trú và
quản chế thành một để tạo một hình phạt có
nội dung tổng quát như hình phạt giám sát tư
pháp xã hội. Hình phạt này vẫn có thể lấy tên
là quản chế. Hình phạt này sẽ được áp dụng
cho mọi trường hợp người bị kết án đã chấp
hành xong hình phạt tù và cấm cư trú sẽ như
là một lệnh đặc biệt mà tòa án áp dụng trong
trường hợp áp dụng hình phạt quản chế đối
với người bị kết án. Người bị áp dụng quản
chế phải tuân theo các biện pháp kiểm tra y
tế, chữa bệnh bắt buộc với các chi phí hợp lý
được luật hoá do người bị quản chế chịu. Tòa
án có quyền tuyên tước hoặc hạn chế một
số quyền nhất định của người bị quản chế
nhằm ngăn ngừa người bị quản chế tái phạm.
Ngoài ra, Tòa án có quyền tuyên buộc người
bị quản chế phải thực hiện một hoặc một số
nghĩa vụ nhất định nhằm giám sát hành vi
của người bị quản chế đồng thời ngăn ngừa
người bị quản chế tái phạm
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
64 Số 17(345) T9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hinh_phat_khong_phai_la_hinh_phat_tu_trong_phap_luat_hinh_su.pdf