Hồ chí minh toàn tập 3 (1930 - 1945)

Quân đoàn, sư đoàn đến trung đội, tiểu đội là hình thể của tổ chức. Mệnh lệnh, điều lệnh, các nhiệm vụ là nhiệm vụ của tổ chức. Tổ chức cần phải chặt chẽ, thống nhất. 2- Kỷ luật cần nghiêm minh. Tổ chức là cơ thể của quân sự. Kỷ luật là sinh mệnh của quân sự. 3- Kế hoạch cần rất tỉ mỉ, đầy đủ. Điều kiện: 1- Đối tượng; 2- Hoàn cảnh, địa hình, giao thông, vệ sinh, quân đội bạn, lực lượng ta, lực lượng kẻ thù; 3- Nhiệm vụ và mục đích của ta; 4- Công việc chuẩn bị: lương thực, súng đạn, giao thông, vệ sinh.

doc327 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hồ chí minh toàn tập 3 (1930 - 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày 3-7-1885), Tôn Thất Thuyết, người đứng đầu phái chủ trương chống Pháp trong triều đình, đã tổ chức đưa vua Hàm Nghi (lúc này còn nhỏ) chạy ra Sơn Phòng (Quảng Trị) để tổ chức lực lượng chống Pháp. Ngày 10-7-1885, đến Sơn Phòng, vua Hàm Nghi đã xuống chiếu Cần Vương hô hào toàn dân nổi dậy chống Pháp. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, các sĩ phu, văn thân yêu nước nhiều nơi đã nổi dậy chống Pháp, nhất là ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ mà tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê (vùng rừng núi Hương Sơn, Hà Tĩnh) do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo. Tr. 31. 8. Vụ "Hà thành đầu độc": Đây là nói về vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội vào tháng 6 năm 1908. Một số sĩ phu yêu nước cùng với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám chủ trương đánh úp Hà Nội, đã liên lạc với những người lính khố đỏ yêu nước trong quân đội Pháp. Theo kế hoạch, đến bữa ăn tối ngày 27-6, những người lính khố đỏ làm đầu bếp sẽ bỏ thuốc độc vào thức ăn để giết bọn sĩ quan Pháp, sau đó nghĩa binh sẽ cướp kho vũ khí, đánh chiếm các công sở, phối hợp với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám từ ngoài đánh vào Hà Nội. Kết quả là một số đông lính Pháp đã bị ngộ độc. Nhưng do kế hoạch bị lộ, cho nên những binh sĩ yêu nước làm nội ứng bị thực dân Pháp tàn sát rất dã man. Tr.32. 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), đại biểu các nước tham gia chiến tranh đã họp hội nghị ở Vécxây (Pháp), từ ngày 18-6-1919 đến ngày 21-1-1920. Mục đích của Hội nghị này là nhằm chia lại thế giới giữa các nước đế quốc thắng trận và trút hậu quả chiến tranh lên đầu nhân dân các nước thua trận và các dân tộc bị áp bức. Nhân danh nhóm người Việt Nam yêu nước, Nguyễn ái Quốc đã gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Nội dung bản yêu sách gồm 8 điểm, đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận và thực hiện các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó không những được gửi đến các đoàn đại biểu các nước Đồng minh, các nghị sĩ Pháp mà còn được Người thuê in thành 6.000 tờ truyền đơn (in tại nhà in Sácpăngchiê, số 70, phố Gôbơlanh), gửi đăng trên các báo, gửi các nhà hoạt động chính trị có tên tuổi, phân phát trong các buổi hội họp, mít tinh, gửi cho các Việt kiều ở Pháp và gửi về nước. Bản yêu sách đó đã làm chấn động dư luận Pháp, có tiếng vang lớn trong nhân dân ta và nhân dân các thuộc địa Pháp. Bản yêu sách có tác dụng thức tỉnh, cổ vũ nhân dân ta vùng lên đấu tranh cách mạng. Tr.34. 10. Hội liên hiệp thuộc địa: Một tổ chức cách mạng do Nguyễn ái Quốc cùng một số nhà hoạt động cách mạng của các nước thuộc địa Pháp như Mađagátxca, Máctiních, Haiti, Angiêri, Tuynidi, Marốc, v.v. thành lập năm 1921 tại Pari (thủ đô nước Pháp), với sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp. Mục đích của Hội là đoàn kết các dân tộc thuộc địa trong một mặt trận chung để đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc. Nguyễn ái Quốc được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội, làm uỷ viên thường trực của Hội. Năm 1922, Hội liên hiệp thuộc địa cho xuất bản báo Người cùng khổ (Le Paria). Người là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo. Người đã viết nhiều bài cho báo, vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của cái gọi là "khai hoá văn minh" của thực dân Pháp ở các thuộc địa. Sự ra đời của Hội liên hiệp thuộc địa và tờ báo Người cùng khổ là những sự kiện chính trị quan trọng đối với các dân tộc bị áp bức. Tuy chỉ hoạt động đến năm 1926, nhưng Hội đã góp phần đáng kể vào việc đoàn kết nhân dân các nước thuộc địa trong một mặt trận chung, chống chủ nghĩa đế quốc Pháp, xây dựng tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc địa Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp, thức tỉnh nhân dân các thuộc địa vùng lên đấu tranh. Tr.34. 11. Tháng 6 năm 1924, Méclanh, toàn quyền Đông Dương sang thăm Nhật Bản, Hồng Công, Vân Nam. Trên đường về, y ghé lại Quảng Châu thăm Sa Diện, tô giới Pháp. Tâm tâm xã - một tổ chức yêu nước của người Việt Nam ở Quảng Châu, cử Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Sơn tổ chức vụ ném bom ám sát tên toàn quyền Méclanh vào ngày 19-6-1924, khi y đến Sa Diện. Việc không thành, Phạm Hồng Thái đã hy sinh trên dòng Châu Giang. Tuy vậy, tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã có tiếng vang rất lớn. Đó là "chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân", thức tỉnh nhân dân ta đứng dậy đấu tranh cách mạng và cảnh cáo mạnh mẽ bọn thực dân xâm lược. Tr.34. 12. Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội: Cuối năm 1924 sau một thời gian hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Nguyễn ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để xúc tiến việc chuẩn bị thành lập Đảng. Tháng 6-1925, tại đây, Người đã sáng lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội - một tổ chức tiền thân của Đảng ta. Hội có Chính cương, Chương trình hoạt động và Điều lệ tóm tắt. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần báo Thanh niên. Tại Quảng Châu, Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã mở các lớp huấn luyện chính trị. Nguyễn ái Quốc là người trực tiếp phụ trách tổ chức và huấn luyện các lớp học này. Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội là một tổ chức cách mạng đầu tiên ở nước ta theo xu hướng chủ nghĩa cộng sản khoa học. Hội đã đi vào quần chúng, vận động công nhân, nông dân theo quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Được sự giáo dục của Nguyễn ái Quốc về chủ nghĩa Mác- Lênin, về đường lối và phương pháp cách mạng, về đạo đức cách mạng, được rèn luyện trong phong trào đấu tranh của quần chúng, rất nhiều cán bộ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội sau này đã trở thành những người cộng sản chân chính và là nòng cốt của Đảng ta. Là tổ chức tiền thân của Đảng, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình là người chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho một đảng cộng sản chân chính ra đời ở Việt Nam. Tr.34. 13. Cuộc bạo động Yên Bái: Cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức và thực hiện. Việt Nam Quốc dân đảng là một tổ chức cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản, thành lập ngày 25-12-1927. Do đường lối tổ chức không chặt chẽ, lại kết nạp đảng viên dễ dãi, để bọn mật thám chui vào nên đầu năm 1930, cơ sở của Đảng bị vỡ ở nhiều nơi, nhiều cán bộ đảng viên bị bắt. Trước tình hình đó, các lãnh tụ của Đảng là Nguyễn Thái Học và Nguyễn Khắc Nhu quyết định khởi nghĩa, vì cho rằng: đằng nào Đảng cũng bị khủng bố và bị tiêu diệt, cho nên cứ bạo động, "không thành công cũng thành nhân". Ngày 9-2-1930, 10 giờ tối, bạo động đã nổ ra. Nghĩa quân chiếm các đồn Pháp ở Yên Bái. Một bộ phận binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp phản chiến tham gia vào quân khởi nghĩa. Nghĩa quân chiếm được nhà dây thép, nhà ga, phát truyền đơn, hô hào quần chúng và binh lính hưởng ứng. Ngay sáng hôm sau, thực dân Pháp đã phản công, cuộc bạo động bị thất bại. Trong vòng một tuần, phong trào khởi nghĩa bị dập tắt ở các nơi. Nguyễn Thái Học và các lãnh tụ khác bị bắt và bị xử tử. Việt Nam Quốc dân đảng cũng bị tan rã. Trong lúc Việt Nam Quốc dân đảng chuẩn bị khởi nghĩa, Nguyễn ái Quốc đang ở Xiêm (Thái Lan). Nghe tin đó, Nguyễn ái Quốc đã nhận xét: "Cuộc bạo động nổ ra lúc này là quá sớm, và khó thành công". Người muốn gặp các lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân đảng để "bàn lại kế hoạch" nhưng không thực hiện được. Trong lúc Nguyễn ái Quốc vượt biên giới Thái Lan đến Trung Quốc, cuộc bạo động đã được chuẩn bị và vẫn nổ ra như trên. Tr.36. 14. Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta): Tuần báo công khai bằng tiếng Pháp của Đảng xuất bản tại Hà Nội trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939). Trong thời gian trở lại hoạt động ở Trung Quốc (1938), Nguyễn ái Quốc đã theo dõi sát sao cuộc vận động thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Dưới danh nghĩa một nhà báo Trung Quốc, Người viết một số bài báo gửi đăng trên tờ Notre Voix. Trên các bài báo đó, Người đều ghi: Quế Lâm, ngày... và ký tên P.C.LIN. Thông qua những bài báo này, Người truyền đạt cho Đảng ta những nội dung chính về đường lối chủ trương của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản và góp phần chỉ đạo cách mạng trong nước. Tr.121. 15. Báo Dân chúng: Cơ quan trung ương của Đảng xuất bản công khai từ ngày 22-7-1938 tại Sài Gòn, dưới danh nghĩa là cơ quan của những người lao động và dân chúng Đông Dương. Trụ sở của toà báo đặt tại số nhà 51E, phố Grimô, sau chuyển về số nhà 43 phố Hamơlanh, Sài Gòn. Lúc đầu báo ra hàng tuần, mỗi số 3000-4000 bản, về sau mỗi tuần ra 2 kỳ với số lượng là 10.000 bản. Những số đặc biệt ra 15.000 bản và công khai in ảnh các lãnh tụ cách mạng của thế giới như Mác, Ăngghen, Lênin... Mặc dù bị bọn thực dân Pháp gây nhiều trở ngại, trong hơn 1 năm hoạt động, báo Dân chúng đã ra được gần 100 số. Các số báo 46 (21-1-1939), 47 (24-1-1939), 48 (28-1-1939) đã đăng bài của Nguyễn ái Quốc: Những sự hung tàn của đế quốc Nhựt, với bút danh P.C.LIN. Cũng như các tờ báo khác của Đảng, báo Dân chúng đã thực sự trở thành vũ khí đấu tranh của Đảng, tuyên truyền đường lối chính sách, nhất là đường lối về Mặt trận Dân chủ, động viên, giáo dục và tổ chức quần chúng, mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong nhân dân và tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân vào Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Tr.121. 16. Chủ nghĩa Tờrốtxki: Một trường phái tư tưởng của những người đi theo đường lối và quan điểm của Tờrốtxki. Đó là khuynh hướng tư tưởng cơ hội chủ nghĩa "tả" khuynh, đối lập với chủ nghĩa Lênin. Trong phong trào công nhân Nga, Tờrốtxki luôn luôn chống lại Lênin trên những vấn đề cơ bản của cách mạng như: vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản, tính tất yếu của liên minh công nông, thái độ của Đảng đối với cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, khả năng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong một nước... Chủ nghĩa Tờrốtxki có ảnh hưởng đến một số phần tử cơ hội chủ nghĩa trong các đảng cộng sản ở các nước. Các đảng cộng sản đã tiến hành đấu tranh không khoan nhượng chống bọn tờrốtxkít trên các mặt tư tưởng và chính trị để thực hiện đúng đắn đường lối Mác - Lênin do Quốc tế Cộng sản đề ra. ở nước ta, bọn tờrốtxkít được chính quyền thực dân Pháp lợi dụng, đã ra sức khiêu khích và chống phá cách mạng. Nguyễn ái Quốc chỉ rõ: "Đối với bọn tờrốtxkít, không thể có thoả hiệp nào, một nhượng bộ nào. Phải dùng mọi cách để lột mặt nạ chúng làm tay sai cho chủ nghĩa phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị"... Tr.125. 17. Mặt trận dân chủ Đông Dương: Trước sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới do phát xít Đức, ý, Nhật ráo riết chuẩn bị, theo chủ trương của Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản đều chuyển hướng hoạt động, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít, chống chiến tranh. ở Việt Nam, tháng 7-1936, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp hội nghị quyết định thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương, sau đó đổi tên là Mặt trận dân chủ Đông Dương. Tr.138. 18. Mặt trận nhân dân Pháp: Được thành lập năm 1935 theo sáng kiến của Đảng Cộng sản Pháp. Tham gia Mặt trận, có Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội cùng nhiều đảng phái và tổ chức cấp tiến khác, nhằm chống lại chủ nghĩa phát xít. Năm 1936, Mặt trận nhân dân giành được thắng lợi lớn trong cuộc bầu cử nghị viện. Chính phủ Mặt trận nhân dân (1936-1938) đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Những chính sách tiến bộ ấy đã có ảnh hưởng đến tình hình Đông Dương. Kết hợp chặt chẽ chính sách của Mặt trận Dân chủ Đông Dương với các hoạt động bí mật, Đảng ta đã triệt để lợi dụng những khả năng tổ chức và đấu tranh công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp để phát triển lực lượng cách mạng của nhân dân. Nhờ đó, phong trào đấu tranh trong thời kỳ này phát triển mạnh mẽ. Tr.138. 19. Hội Nhân quyền: Tổ chức dân chủ tư sản nhằm đấu tranh đòi bảo vệ những quyền tự do tư sản. Tổ chức này được thành lập năm 1898 ở Pháp, do sáng kiến của nhà văn Pháp Trariơ, nhân vụ nhà cầm quyền Pháp xử phạt nhà văn Emin Dôla. Tr.143. 20. Việt Nam Quốc dân đảng: Một tổ chức theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, được thành lập ngày 25-12-1927, do Nguyễn Thái Học đứng đầu. Thành phần chủ yếu của Việt Nam Quốc dân đảng gồm tiểu tư sản, trí thức thành thị, học sinh, sinh viên, giáo viên, công chức, người làm nghề tự do... Tổ chức của Việt Nam Quốc dân đảng có các cấp: Tổng bộ, Kỳ bộ, Tỉnh bộ, và Chi bộ nhưng chưa có hệ thống chặt chẽ trong toàn quốc. Việt Nam Quốc dân đảng thiếu một đường lối chính trị thật sự khoa học, không liên kết với phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân. Suốt thời gian Việt Nam Quốc dân đảng tồn tại, cơ sở chủ yếu của nó là ở Bắc Kỳ. Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2-1930) bị thất bại, Việt Nam Quốc dân đảng bị tan rã. Một số đảng viên có lòng yêu nước và có tinh thần chiến đấu thì chuyển dần sang lập trường của chủ nghĩa cộng sản và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Một số không hoạt động, còn một số làm tay sai cho đế quốc. Tr.166. 21. Việt Nam độc lập đồng minh hội: Một hội quần chúng do ông Hồ Học Lãm, một chí sĩ yêu nước sống ở Trung Quốc nhiều năm tổ chức, nhằm tập hợp những người yêu nước Việt Nam đấu tranh cho nền độc lập dân tộc. Hội được thành lập năm 1935. Tr.186. 22. Làng Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đây là nơi có nhiều di tích lịch sử quan trọng của cách mạng nước ta; đặc biệt là hang Cốc Bó - nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày đầu Người từ nước ngoài trở về nước lãnh đạo cách mạng. Tr.195. 23. Khởi nghĩa Nam Kỳ: Sống dưới hai tầng áp bức của Pháp và Nhật, nhân dân Việt Nam vô cùng cực khổ. Năm 1940, thực dân Pháp bắt binh lính người Việt đi đánh nhau với quân Thái Lan. Việc đó gây hoang mang và bất bình trong binh lính người Việt Nam và gia đình họ. Phong trào chống chiến tranh, phản đối việc điều ra mặt trận đã lan rộng và sôi nổi trong binh lính người Việt và nhân dân Nam Kỳ. Trước tình hình sục sôi đó, tháng 7-1940, Xứ uỷ Nam Kỳ quyết định phải tích cực chuẩn bị khởi nghĩa. Nhận định rằng cuộc khởi nghĩa đó chưa được chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, chưa có đủ điều kiện khách quan và chủ quan, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tháng 11-1940 đã quyết định đình chỉ cuộc khởi nghĩa và cử đồng chí Phan Đăng Lưu về truyền đạt quyết định của Trung ương. Nhưng lệnh khởi nghĩa đã được phát đi. Đêm 23-11-1940, cuộc khởi nghĩa đã nổ ra rất anh dũng. Nhiều đồn bốt địch bị hạ, nhiều cầu cống, đường sá bị phá ... Chính quyền địch ở một số xã và quận hoang mang, tan rã. Chính quyền cách mạng những nơi đó được thành lập, đã thực hiện những quyền dân chủ, bảo vệ trị an, xét xử bọn phản cách mạng... Lá cờ đỏ sao vàng đã xuất hiện lần đầu tiên. Nhưng sau đó, thực dân Pháp điều động lục quân Pháp và cả lính lê dương từ Bắc Kỳ vào tàn sát rất dã man nhân dân khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tuy thất bại, nhưng đã tỏ rõ lòng căm thù sâu sắc của nhân dân ta đối với bọn thực dân Pháp, tinh thần đấu tranh vô cùng anh dũng của quần chúng cách mạng. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ cùng với cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra trước đó ít lâu là những tiếng súng báo hiệu cuộc khởi nghĩa toàn quốc đang đến, nhân dân các dân tộc Đông Dương đã kiên quyết đứng lên dùng bạo lực cách mạng để giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của bọn thực dân và bè lũ tay sai. Tr.197. 24. Báo Việt Nam độc lập: Cơ quan tuyên truyền của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập. Mục đích của tờ báo là "cốt làm cho dân ta biết, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng tự do" (Việt Nam độc lập, số 101 (tức số 1), ngày 1-8-1941). Các bài đăng trên báo Việt Nam độc lập luôn luôn chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính của dân tộc là phát xít Nhật - Pháp và bọn tay sai, tố cáo những tội ác dã man của địch, kịp thời vạch trần những âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của chúng trên mọi lĩnh vực. Tờ báo đã cổ động mọi tầng lớp nhân dân tham gia các Hội cứu quốc như Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc... Báo cũng thường xuyên có các bài phân tích sâu sắc, nhạy bén về tình hình và nhiệm vụ cách mạng, giúp cho cán bộ và nhân dân hiểu đúng tình hình và hành động đúng với chủ trương của Đảng. Trong thời gian hoạt động ở Cao Bằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cho báo Việt Nam độc lập sự chỉ đạo trực tiếp và Người còn tham gia duyệt bài, viết bài, có khi cả việc trình bày, minh hoạ và in báo. Nhiều thơ ca của Người, lần đầu in trên báo này và thường không ký tên. Báo Việt Nam độc lập dưới sự trực tiếp chỉ đạo và tham gia của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ số 1, ngày 1-8-1941 đến tháng 8-1942, Người ra nước ngoài công tác là trên 30 số, 400 bản, mỗi tháng ra 3 số, mỗi số trên 2 trang, khổ nhỏ, in đá. Báo Việt Nam độc lập số 1 đánh số 101 và tiếp theo 102, 103 với ý nghĩa kế tục lịch sử của những tờ báo cách mạng ra đời từ trước đó. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra nước ngoài công tác, đồng chí Phạm Văn Đồng được phân công trực tiếp chỉ đạo tờ báo đến tháng 4-1945. Lúc đầu Việt Nam độc lập là của Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng. Sau này, căn cứ địa cách mạng mở rộng ra hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Cạn, báo Việt Nam độc lập trở thành cơ quan của liên tỉnh bộ Việt Minh - Cao Bằng- Bắc Cạn, từ số 229 đến 286 (tức là số 129 đến 186), rồi liên tỉnh bộ Việt Minh ba tỉnh Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn, từ số 287 đến 325 (tức là số 187 đến 225). Sau Cách mạng Tháng Tám, báo Việt Nam độc lập tiếp tục xuất bản ở Cao - Bắc - Lạng, rồi Cao Bằng. Tr.199. 25. Mặt trận Việt Minh (hoặc Việt Minh): Là tên gọi tắt của Hội Việt Nam độc lập đồng minh, được thành lập tại Pác Bó (Cao Bằng), ngày 19-5-1941 theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước đó, và theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 5-1941), nhằm mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp và phát xít Nhật. Hội gồm các thành viên là Đảng Cộng sản Đông Dương và các Hội cứu quốc như Hội Công nhân cứu quốc, Hội Nông dân cứu quốc, Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Quân nhân cứu quốc, Hội Phụ lão cứu quốc, Hội Phật giáo cứu quốc, Hội Nhi đồng cứu quốc,v.v.. Đây là một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trị và tôn giáo yêu nước, thành một lực lượng cách mạng hùng mạnh để chống kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam lúc ấy là thực dân Pháp và phát xít Nhật. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, theo chủ trương của Đảng nhằm mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất để kháng chiến và kiến quốc, Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam ra đời (gọi tắt là Liên Việt). Việt Minh đã gia nhập Liên Việt cùng nhau vận động nhân dân tham gia cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Ngày 5-3-1951, tại Đại hội Mặt trận thống nhất dân tộc toàn quốc, đã thống nhất hai tổ chức Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên - Việt. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, để đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới, tháng 9-1955, Mặt trận Liên - Việt được tổ chức lại thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tr.205. 26. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945): Cuộc chiến tranh do bọn phát xít Đức, ý, Nhật gây ra với âm mưu chia lại thị trường thế giới và tiêu diệt nước Nga Xôviết, lúc đầu mang tính chất chiến tranh đế quốc, sau trở thành chiến tranh chống phát xít của phe Đồng minh chống phe trục phát xít (Đức - ý - Nhật). Với quy mô và sự ác liệt của nó, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã cuốn hút 72 nước với 1.700 triệu người vào vòng chiến. Tổng số quân tham chiến là 110 triệu. Loài người đã phải chịu một tai hoạ rất khủng khiếp, hơn 55 triệu người bị chết, chiến sự diễn ra trên lãnh thổ của hơn 40 nước với một khối lượng của cải vật chất khổng lồ tới 316 tỷ đôla, bị chiến tranh tiêu huỷ. Chiến tranh kết thúc với sự thắng lợi của lực lượng Đồng minh. Các lực lượng phát xít đã bị tiêu diệt. Liên Xô không những đã giành được thắng lợi vẻ vang trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941-1945) mà còn trực tiếp giải phóng cho nhân dân nhiều nước châu Âu khỏi tai hoạ phát xít. Thắng lợi ấy đã tạo điều kiện cho nhiều nước châu á giành được thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tr.208. 27. Lịch sử nước ta: Tập diễn ca lịch sử do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào khoảng cuối năm 1941, tại Cao Bằng. Hiện nay Bảo tàng Cách mạng Việt Nam còn giữ được một số bản in cuốn Lịch sử nước ta xuất bản năm 1942, năm 1947 và năm 1949. Bản in những lần sau so với bản in năm 1942 có được bổ sung và sửa chữa. Nhưng do chưa xác minh được người sửa tác phẩm này nên bài Lịch sử nước ta in trong Tập 3 này theo đúng văn bản do Bộ tuyên truyền của Việt Minh xuất bản tháng 2-1942, đồng thời có chú thích một số điểm thuộc về lịch sử và một số điểm mà các bản in sau này đã sửa chữa hoặc bổ sung. Tập diễn ca lịch sử này được viết để làm tài liệu học tập cho cán bộ trong các lớp huấn luyện ở chiến khu thời đó, và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân ta, nhằm giáo dục và động viên mọi người phát huy truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc, góp phần chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Lịch sử nước ta đã in sâu vào tâm trí của nhiều đồng chí và đồng bào ta, có người đến nay vẫn còn thuộc lòng toàn văn hoặc từng đoạn của tập diễn ca này. Tr. 219. 28. Chiến thuật du kích: Một trong những tác phẩm đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về quân sự. Hiện nay mới tìm thấy cuốn Chiến thuật du kích (quyển II) do Việt Minh xuất bản năm 1942. Ngoài ra còn thấy cuốn Chiến thuật du kích (quyển IV) do Việt Minh xuất bản năm 1944 (viết về: phòng ngự, đánh đuổi, rút lui) và Chiến thuật du kích (Tủ sách giải phóng), Việt Minh xuất bản năm 1945 (viết về: Công tác phá hoại in kèm Điều lệ của Tiểu tổ du kích). Cuốn Chiến thuật du kích (quyển II) xuất bản năm 1942 được Việt Minh xuất bản lại năm 1944 dưới tên gọi là Cách đánh du kích (quyển II). (Đến tháng 11-1945, cuốn sách này được Việt Minh Nghệ An tái bản). Cách đánh du kích (quyển II) có nội dung đúng như Chiến thuật du kích (quyển II) xuất bản năm 1942. Vì vậy, trong lần xuất bản này chỉ sử dụng cuốn Chiến thuật du kích (quyển II) do Việt Minh xuất bản năm 1942. Hai cuốn Chiến thuật du kích trên đây, mới tìm được, để ở phần Phụ lục. Tất cả các cuốn sách đã tìm thấy đều viết ngắn gọn, giản dị nhưng đầy đủ, phù hợp với việc huấn luyện quân sự và điều kiện hoạt động của thời kỳ này. Chiến thuật du kích do Việt Minh xuất bản tháng 5-1944 là sự tổng hợp và phát triển nội dung của các cuốn trên. Đó là cuốn sách chi tiết nhất về chiến tranh du kích, gồm 13 chương và được sử dụng để huấn luyện cho cán bộ quân sự (Tủ sách cán bộ) trong thời gian chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám. Tr.247. 29. Nhật ký trong tù: Tháng 8-1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Cao Bằng sang Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế chống xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Sau khi đến Túc Vinh (một thị trấn thuộc huyện Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc), Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam. Trong hơn một năm trời, Người lần lượt bị giam trong khoảng 30 nhà tù của 13 huyện ở tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian này, Người đã ghi Nhật ký trong tù, bằng chữ Hán. Tập Nhật ký gồm 134 bài, được ghi vào một cuốn sổ tay, bìa màu xanh, trang đầu có vẽ hình hai cánh tay bị xích kèm theo bốn câu thơ: "Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao; Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao". Nhật ký trong tù lên án chế độ nhà tù hà khắc của chính quyền Tưởng Giới Thạch và thể hiện tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tinh thần lạc quan cách mạng và tình cảm nhân đạo cộng sản chủ nghĩa cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là một tác phẩm văn học lớn của một chiến sĩ cộng sản vĩ đại. Tr.263. 30. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân: Tháng 12-1944, trên cơ sở lực lượng chính trị của cách mạng đã phát triển mạnh và lực lượng vũ trang nhân dân đang hình thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập ngày 22-12-1944, tại khu rừng Sam Cao thuộc tổng Hoàng Hoa Thám, châu Nguyên Bình, Cao Bằng (nay thuộc xã Cẩm Lý, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng). Bản Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là một tài liệu ngắn, gọn, súc tích, có tính chất như một cương lĩnh quân sự vắn tắt bao gồm những vấn đề chủ yếu trong đường lối quân sự của Đảng như: vũ trang toàn dân, kháng chiến toàn dân, nguyên tắc và phương châm xây dựng các đội quân chủ lực và phát triển các lực lượng vũ trang địa phương, phương thức hoạt động kết hợp quân sự với chính trị, nguyên tắc tác chiến của lực lượng vũ trang nhân dân. Tr.543. 31. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại cuộc mít tinh của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội ngày 2-9-1945 đã được in trên các báo Cứu quốc ngày 5-9-1945, báo Độc lập ngày 7-9-1945, báo Cờ giải phóng ngày 12-9-1945... Từ sau năm 1954, Tuyên ngôn Độc lập được in lại trên các sách Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, tập I, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội xuất bản năm 1958, Hồ Chí Minh Tuyển tập, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội xuất bản năm 1960, Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, xuất bản lần thứ nhất năm 1983, v.v.. Trong lần xuất bản thứ hai bộ Hồ Chí Minh Toàn tập, theo sự chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư và Bộ Chính trị, Tuyên ngôn Độc lập được công bố dựa theo bài ghi âm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hiện được lưu giữ tại Viện Hồ Chí Minh trực thuộc Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời có tham khảo bản công bố đầu tiên trên báo Cứu quốc số ra ngày 5-9-1945. Tr.555. 32. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Hoa Kỳ: Trong cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Bắc Mỹ chống chủ nghĩa thực dân Anh (1775-1781), các xứ thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã tổ chức các cuộc Đại hội đại biểu để thảo luận những biện pháp chống bọn thực dân Anh. Đại hội lần thứ hai họp ở Philađenphia năm 1775 đã cử ra một Uỷ ban do Giépphécxơn làm Chủ tịch để thảo ra một bản nghị quyết tuyên bố các xứ thuộc địa là những nước tự do độc lập, tách khỏi phạm vi, quyền lực của Anh hoàng. Bản dự án nghị quyết này được đại biểu 13 bang thông qua ngày 4-7-1776 và trở thành Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Bản Tuyên ngôn Độc lập này tiêu biểu cho nguyện vọng các dân tộc thuộc địa ở Bắc Mỹ đấu tranh để giành lại độc lập tự do cho nhân dân Mỹ lúc bấy giờ. Sau khi giành được độc lập, giai cấp tư sản Mỹ lên nắm chính quyền đã phản bội quyền lợi của nhân dân, thi hành chính sách phân biệt chủng tộc, áp bức bóc lột nhân dân trong nước, đồng thời xâm lược các nước khác. Chúng đã thực hiện những thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, áp dụng chính sách thâm độc và nham hiểm của chủ nghĩa thực dân mới, thống trị về mặt kinh tế và lũng đoạn về chính trị nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, chà đạp trắng trợn lên những nguyên tắc tự do, bình đẳng đã ghi trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Vận dụng tinh thần, tư tưởng tự do, bình đẳng - tiêu biểu cho nguyện vọng độc lập, tự do của nhân dân Mỹ, khi soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích một câu trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, khẳng định quyền bình đẳng, tự do và độc lập của nhân dân Việt Nam. Tr.555. 33. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp: Cuộc cách mạng năm 1789 ở Pháp là một cuộc cách mạng tư sản điển hình. Sau khi lật đổ chính quyền phong kiến, chính quyền mới- chính quyền tư sản- được thiết lập. Ngày 26-8-1789, Hội nghị lập hiến do chính quyền mới này tổ chức đã thông qua một văn kiện có tính chất cương lĩnh - bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền nổi tiếng của cách mạng Pháp . Bản Tuyên ngôn này đã công khai ghi rõ các quyền tự do dân chủ: tự do thân thể, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, quyền bình đẳng của mọi người trước pháp luật, quyền chống áp bức... Bản Tuyên ngôn đã có ảnh hưởng lớn đến phong trào của nhân dân các nước đang đấu tranh chống chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Nhưng khi giai cấp tư sản đã giành được quyền thống trị đất nước, chúng đã công khai chà đạp lên các quyền tự do dân chủ đó. Chúng ra sức bóc lột nhân dân lao động ở trong nước và thực hiện chính sách xâm lược và bóc lột các thuộc địa vô cùng tàn khốc. Tr. 555. 34. Đồng minh: Liên minh các nước chống chủ nghĩa phát xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), hình thành vào cuối năm 1941 đầu năm 1942. Tháng 1-1942, tại Oasinhtơn (Mỹ), 26 nước Đồng minh trong đó có Liên Xô, Anh, Mỹ ký chung vào bản Tuyên ngôn chống phát xít xâm lược và bảo đảm trong cuộc chiến tranh này không có sự giảng hoà riêng rẽ. Nhưng mục đích của việc ký Tuyên ngôn đó rất khác nhau. Liên Xô ký Tuyên ngôn này nhằm mục đích tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, khôi phục chế độ dân chủ ở châu Âu. Còn Mỹ và Anh ký Tuyên ngôn nhằm đánh bại thế lực của Đức và Nhật để xác lập quyền bá chủ thế giới. Về sau, các chính phủ Mỹ và Anh đã phản bội Đồng minh, phá hoại tất cả các điều khoản trong Tuyên ngôn. Tr. 557. 35. Hội nghị Têhêrăng: Hội nghị của đại diện ba nước Liên Xô, Mỹ và Anh họp từ ngày 28-11 đến ngày 1-12-1943 tại Têhêrăng (thủ đô nước Iran). Hội nghị đã thông qua kế hoạch tiêu diệt các lực lượng vũ trang của phát xít Đức, quyết định mở mặt trận thứ hai ở châu Âu trước ngày 1-5-1944 và thông qua Nghị quyết bảo đảm nền hoà bình lâu dài trên toàn thế giới sau chiến tranh, v.v.. Nhưng sau đó, giới cầm quyền ở Mỹ và Anh không thi hành đầy đủ những điều khoản đã được ký ở Hội nghị này. Tr. 557. 36. Hội nghị Cựu Kim Sơn: Hội nghị gồm đại diện 51 nước do Liên Xô, Mỹ, Anh và Trung Quốc (chính phủ Tưởng Giới Thạch) triệu tập, họp tại Cựu Kim Sơn (tức Xan Phranxixcô, một thành phố công nghiệp và hải cảng của nước Mỹ) từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945 để thành lập một tổ chức quốc tế lấy tên là Liên hợp quốc. Mục đích thành lập tổ chức quốc tế này là nhằm ngăn ngừa và loại trừ những mối đe doạ đối với hoà bình, phát triển quan hệ thân thiện giữa các dân tộc và thực hiện sự hợp tác giữa các nước để giải quyết những vấn đề quốc tế; tôn trọng các quyền tự do căn bản của con người, không phân biệt chủng tộc, nam, nữ, tiếng nói và tín ngưỡng. Tất cả các nước hội viên đều bình đẳng, không một nước nào có quyền can thiệp vào nội bộ của các nước khác. Nhưng tất cả những nguyên tắc quan trọng trên đây đều bị bọn đế quốc thực dân vi phạm nên không thể thực hiện đầy đủ được. Tr.557. BảN CHỉ DẫN TÊN NGƯờI B Bà TRIệU (tên thật là Triệu Thị Trinh): Quê ở huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá. Năm 19 tuổi (năm 248), bà đã cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Hán (Trung Quốc). Cuộc khởi nghĩa làm cho quân giặc lo sợ và tìm mọi cách để dập tắt. Bà đã hy sinh oanh liệt trong trận chiến đấu ở núi Tùng, xã Phú Diễn, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá. Đến nay ở đây vẫn còn lăng mộ và đền thờ Bà Triệu. Đ ĐƠCU, Giăng: (1884-1963) Năm 1940, là toàn quyền Pháp ở Đông Dương. Đơcu đã thi hành chính sách hợp tác với quân phiệt Nhật, ký với Nhật nhiều hiệp ước nhân nhượng cho chúng những quyền lợi về các mặt quân sự, chính trị, kinh tế. Nhưng đến đầu năm 1945, để đề phòng nguy cơ bị quân đội Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương, bọn quân phiệt Nhật Bản đã làm cuộc đảo chính đêm mồng 9-3-1945, bắt giữ toàn quyền Đờcu và bè lũ, chiếm giữ các cơ quan hành chính và quân sự Pháp trên toàn Đông Dương. H HAI Bà TRƯNG (Trưng Trắc và Trưng Nhị): Tháng 3 năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống giặc phong kiến Đông Hán từ phương Bắc xâm lược và thống trị nước ta. Phong trào được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Chỉ trong một thời gian ngắn, 65 huyện thành, tức là toàn bộ nước ta hồi đó, đã được giải phóng. Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh (nay thuộc huyện Mê Linh). Sau 3 năm nước ta giành được quyền độc lập tự chủ, nhà Đông Hán một lần nữa lại đem quân xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bị thất bại. Tuy vậy, khởi nghĩa của Hai Bà Trưng - cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược đầu tiên ở nước ta, đã để lại một trang sử vẻ vang trong cuộc đấu tranh chống xâm lược giành quyền độc lập cho dân tộc. HOàNG HOA THáM tức Đề Thám (1864-1913): Lãnh tụ của nghĩa quân Yên Thế. Năm 1888, ông tham gia phong trào khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Pháp ở vùng Yên Thế. Nhờ có lòng dũng cảm, tài chỉ huy, nghệ thuật thu phục lòng người, ông trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân. Cuộc chiến đấu do ông chỉ huy kéo dài ngót 30 năm, đã làm cho kẻ thù nhiều phen khốn đốn. Không khuất phục được nghĩa quân bằng quân sự, năm 1913 thực dân Pháp đã cho tay sai ám hại ông. Phong trào khởi nghĩa bị dập tắt. Cuộc khởi nghĩa và chiến tranh du kích ở Yên Thế là một phong trào đấu tranh yêu nước quyết liệt và bền bỉ, góp phần tô thắm truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc Việt Nam. L LÊ LợI: Anh hùng dân tộc, sinh ngày 10-9-1385 trong một gia đình "Đời đời làm quân trưởng một phương" (văn bia Vĩnh Lăng). Ông là người yêu nước, cương trực, khảng khái. Năm 1406, nhà Minh xâm lược nước ta. Trước cảnh nước mất nhà tan, ông rất đau lòng và nuôi chí diệt giặc cứu nước. Ngày 7-2-1418, sau quá trình chuẩn bị và vận động nhân dân, Lê Lợi được Nguyễn Trãi giúp sức đã phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá). Được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng chuyển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Cuộc kháng chiến vĩ đại này kéo dài 10 năm (1418-1428) và kết thúc thắng lợi, lật đổ ách thống trị của nhà Minh- một quốc gia phong kiến hùng cường lúc bấy giờ. Sau khi chiến thắng quân Minh, ngày 29-4-1428, Lê Lợi lên ngôi vua và lập ra triều Lê đưa chế độ phong kiến Việt Nam lên giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất. Lý THƯờNG KIệT (1019-1105): Anh hùng dân tộc, quê ở phường Thái Hoà, Hà Nội. Từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người có chí hướng, ham đọc sách và say sưa nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ. Dưới triều Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông, ông đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong triều. Khi Lý Nhân Tông lên ngôi, ông giữ chức Phụ quốc thái uý, cương vị như Tể tướng. Năm 1072, lợi dụng lúc Lý Thánh Tông mất, quân Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. Chúng xây dựng nhiều căn cứ, tích trữ lương thực và khí giới ở Ung Châu... Vì vậy, ngày 27-10-1075, Lý Thường Kiệt phải chủ động tiến công sang đất Tống để tiêu diệt trước căn cứ xâm lược của kẻ thù rồi nhanh chóng quay về phòng thủ đất nước. Ngày 1-3-1076, quân ta chiếm được thành Ung Châu rồi nhanh chóng rút về xây dựng tuyến phòng thủ sông Cầu. Quả nhiên, cuối năm 1076, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Nhưng do đã chuẩn bị trước và động viên được lực lượng của nhân dân chống giặc, nên quân Tống xâm lược đã thất bại và tháng 3-1077 phải rút chạy về nước chúng. Cuộc kháng chiến anh hùng của dân tộc ta hoàn toàn thắng lợi. Lý Thường Kiệt đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Ông là một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà chính trị và ngoại giao xuất sắc. M MáCTI, Ăngđrê (1886-1956): sĩ quan cơ khí trong Hải quân Pháp. Ông có mặt trong cuộc tiến công của quân đội Pháp vào nước Nga Xôviết và là người tham gia cuộc nổi dậy của binh lính Pháp phản chiến năm 1919. Ông bị tòa án quân sự kết án tù. Năm 1923, ra tù, được bầu vào nghị viện và gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha, ông được cử làm thanh tra trong binh đoàn quốc tế tham chiến chống phát xít. Những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, ông công tác ở Liên Xô. Ông nhiều năm làm ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (1935), Mácti được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản và là Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, tham gia Ban Bí thư. Sau này, vì đấu tranh nội bộ, ông bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Pháp ngày 30-12-1952. N NGÔ QUYềN (899-944): Anh hùng dân tộc, một tướng lĩnh tài giỏi, chí lớn, mưu cao, quê ở Đường Lâm (nay thuộc Ba Vì - Hà Nội). Trước nguy cơ xâm lược của nhà Nam Hán, Ngô Quyền đã hạ thành Đại La, giết chết tên bán nước Kiều Công Tiễn, trừ mối hoạ bên trong, ổn định tình hình trong nước và gấp rút chuẩn bị lực lượng kháng chiến. Ông là người tổ chức chiến dịch Bạch Đằng lịch sử. Chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng đã đánh bại mưu đồ xâm lược của nhà Nam Hán, chấm dứt một thời kỳ mất nước kéo dài hơn một nghìn năm và mở ra một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc. Trên cơ sở thắng lợi quân sự vang dội đó, Ngô Quyền đã tiến lên một bước củng cố nền độc lập dân tộc. Ông đã quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của bọn phong kiến phương Bắc và tự xưng vương, lập thành một vương quốc độc lập. Dưới thời Ngô Quyền, triều đình đã được xây dựng theo thể chế của một quốc gia phong kiến độc lập. NGUYễN HảI THầN (1878-1959): tên thật là Vũ Hải Thu, quê ở Đại Từ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông cũ. Năm 1905 theo cụ Phan Bội Châu sang Trung Quốc, đã theo học các trường võ bị Hoàng Phố, Hồ Nam, Thiều Quan, vốn là thành viên Việt Nam Quang phục hội, sau là đảng viên Đại Việt, tham gia quân đội Quốc dân đảng, được cử làm liên trưởng (tương đương như đại đội trưởng) kiêm tri huyện. Vì có "công" trong việc tàn sát đẫm máu các chiến sĩ Công xã Quảng Châu (1927), nên được chính quyền Tưởng Giới Thạch tin dùng. Năm 1931, Nguyễn Hải Thần về Quảng Châu mở cửa hàng xem số tử vi. Sau đó được chính quyền Tưởng tập họp cùng Vũ Hồng Khanh và một số người có tư tưởng chống cộng lập ra Việt Nam cách mạng đồng minh hội. Năm 1945, Nguyễn Hải Thần theo đoàn quân của Tiêu Văn về Việt Nam. Để thực hiện sách lược tạm hoà hoãn với quân Tưởng nhằm tập trung lực lượng kháng chiến ở Nam Bộ, ngày 1-1-1946, Nguyễn Hải Thần được cử giữ chức Phó Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sau đó được cử bổ sung vào Quốc hội không qua bầu cử và giữ chức Phó Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Sau khi quân Tưởng rút về Trung Quốc, Nguyễn Hải Thần bỏ trốn theo quân Tưởng về Nam Kinh. Năm 1947, Nguyễn Hải Thần lại về Quảng Châu tiếp tục mở cửa hàng xem số tử vi và sống ở Trung Quốc cho đến lúc chết (1959). NGUYễN HUệ, tức QUANG TRUNG (1753-1792): Sang thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc, toàn diện. Đây là thời kỳ phân tranh giữa hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Phong trào Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa địa phương ở Quy Nhơn đã phát triển rộng ở nhiều nơi trong nước, rồi tiến lên thành phong trào quật khởi của cả dân tộc, quét sạch các tập đoàn phong kiến thối nát trong Nam, ngoài Bắc, khôi phục nền thống nhất đất nước. Nguyễn Huệ thực chất là lãnh tụ và linh hồn của phong trào Tây Sơn. Nguyễn Huệ đã lãnh đạo quân dân ta đập tan cuộc xâm lược của phong kiến Xiêm (1784 - 1785). Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thống lĩnh quân đội chuẩn bị đại phá quân Thanh. Chỉ trong 5 ngày đêm đầu xuân Kỷ Dậu (từ ngày 25 đến 30-1-1789), dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung, nhân dân ta đã tiêu diệt 20 vạn quân Mãn Thanh. Đây là một chiến công vĩ đại và thần kỳ trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Quang Trung không những là một nhà quân sự thiên tài, một danh tướng mà còn biểu thị một tài năng lỗi lạc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Quang Trung là một vị anh hùng dân tộc trí dũng song toàn có một sự nghiệp vẻ vang trong lịch sử dân tộc ta. NGUYễN THị MINH KHAI (1-11-1910 - 26-8-1941) còn có tên là Vinh, con một viên chức xe lửa ở thành phố Vinh, Nghệ An. Năm 1927, Nguyễn Thị Minh Khai tham gia tổ chức Hội Hưng Nam (tiền thân của Tân Việt cách mạng đảng). Đầu năm 1930, Nguyễn Thị Minh Khai chuyển sang thành đảng viên của Đông Dương Cộng sản liên đoàn. Tháng 3-1930, Nguyễn Thị Minh Khai được cử sang công tác tại Văn phòng chi nhánh Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản (trụ sở tại Hồng Công, Trung Quốc). Tháng 7-1935, đồng chí là thành viên trong đoàn đại biểu do Đảng ta cử đi dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva. Tại Đại hội, với biệt danh Phan Lan, đồng chí đã đọc bản tham luận về vai trò của phụ nữ Đông Dương trong cuộc đấu tranh cách mạng. Về nước, đồng chí được cử vào Xứ uỷ Nam Kỳ và trực tiếp làm Bí thư Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn. Ngày 30-7-1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt và bị giết hại vào ngày 26-8-1941. NGUYễN TƯờNG TAM (1905-1963): Tức Nhất Linh, quê gốc ở Quảng Nam. Nguyễn Tường Tam là người cầm đầu nhóm Tự lực văn đoàn, chủ nhiệm báo Phong Hoá và Ngày nay. Năm 1940, đứng ra lập đảng Đại Việt Dân chính thân Nhật. Do sách lược của Chính phủ ta tạm thời hoà hoãn với Tưởng, tháng 3-1946, được bổ sung vào Quốc hội không thông qua bầu cử và giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến; là trưởng đoàn đại biểu Chính phủ đi dự Hội nghị Đà Lạt (4-1946) và được cử làm trưởng đoàn đại biểu Chính phủ ta dự Hội nghị Phôngtennơblô, nhưng Nguyễn Tường Tam đã bỏ nhiệm vụ. Sau đó theo Vũ Hồng Khanh đi Vân Nam (Trung Quốc) rồi tiếp tục làm tay sai cho thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ. Chết năm 1963 tại Sài Gòn. P PHạM HồNG THáI: (1895-1924) Một thanh niên Việt Nam yêu nước, quê ở Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An, tham gia nhóm Tâm tâm xã (tức Tân Việt thanh niên đoàn) - một tổ chức cách mạng quốc gia của người Việt Nam, thành lập năm 1923 ở Quảng Châu (Trung Quốc). Phạm Hồng Thái hy sinh ngày 19-6-1924 tại Châu Giang (Quảng Châu) sau khi ném tạc đạn ám sát tên Méclanh, toàn quyền Đông Dương, nhưng không thành công. PHAN BộI CHÂU: (1867-1940) quê ở Đan Nhiễm, Nam Đàn, Nghệ An, một nhà yêu nước có nhiều hoạt động tích cực trong những năm đầu của thế kỷ XX. Tham gia lập Duy Tân hội (1904) tổ chức phong trào Đông Du (1905-1908), lập Việt Nam Quang phục hội (1912). Tháng 6-1925, thực dân Pháp bắt cóc cụ ở Trung Quốc rồi bí mật đưa về giam ở Hà Nội và định kết án tử hình. Mặc dù thực dân Pháp cố tình bưng bít, nhưng tin cụ Phan Bội Châu bị bắt vẫn lọt ra ngoài. Lập tức, một phong trào đấu tranh rầm rộ đòi thả Phan Bội Châu diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú. Đông đảo các tầng lớp nhân dân xuống đường biểu tình, hàng trăm cụ già đón xe Toàn quyền Pháp đưa đơn phản kháng, nhiều tập thể gửi điện cho Toàn quyền Pháp ở Đông Dương; nhiều đơn kháng nghị gửi đến Quốc hội Pháp, Tổng thống Pháp, đại sứ Pháp tại Tòa án quốc tế La Hay, Hội quốc liên, v.v.. Cùng với phong trào để tang Phan Châu Trinh, phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu đã thúc đẩy tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp đòi thả tù chính trị và đòi quyền dân sinh dân chủ. Trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân ta, ngày 21-12-1926, thực dân Pháp buộc phải trả lại tự do cho cụ Phan Bội Châu, nhưng chúng lại giam lỏng cụ ở Huế cho đến lúc cụ qua đời. PHAN CHâu TRINH (1872-1926): Quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc Quảng Nam - Đà Nẵng). Sau khi đỗ Phó bảng, có thời gian ông đã làm quan trong triều đình Huế, nhưng rồi từ chức về quê hoạt động chính trị. Ông chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành các cải cách, thực hiện tự do, dân chủ làm cho dân giàu nước mạnh rồi sau đó mới tính đến chuyện giải phóng dân tộc. Năm 1906, sau chuyến đi Nhật về, ông ra sức tuyên truyền chủ trương cải cách của mình và ông đã trở thành một trong những người cầm đầu xu hướng cải lương ở nước ta hồi đầu thế kỷ XX. Năm 1908, khi phong trào chống thuế của nông dân Trung Bộ bị đàn áp, ông bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo. Năm 1911, nhờ có Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, ông được trả tự do và sau đó sang cư trú ở Pháp. Năm 1925, ông về nước, lâm bệnh và mất vào đầu năm 1926. PHAN ĐìNH PHùNG (1847-1895): Một sĩ phu yêu nước nổi tiếng cuối thế kỷ XIX. Hưởng ứng chiếu Cần Vương (1885) của vua Hàm Nghi, ông đã đứng ra tổ chức khởi nghĩa chống thực dân Pháp, lập căn cứ ở vùng rừng núi Hương Sơn, huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh). Ông đã lãnh đạo nghĩa quân duy trì cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp trong 10 năm trời. Mặc dù địch dùng nhiều âm mưu thâm độc, vừa dụ dỗ vừa dùng vũ lực đe doạ, nhưng ông và nghĩa quân Hương Khê vẫn không chịu khuất phục. Năm 1895, ông lâm bệnh và mất tại căn cứ. T TÔN Tử là cách xưng tên Tôn Vũ, nhà quân sự lớn sống ở cuối thế kỷ VI trước Công nguyên, tướng nước Ngô dưới triều vua Hạp Lư thời Xuân Thu (722-481 trước Công nguyên), tác giả Tôn Tử binh pháp, bộ binh thư sớm nhất thế giới đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được đánh giá cao. TÔRÊ, Môrixơ (1900-1964): Nhà hoạt động chính trị Pháp của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ông là Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp năm 1924, ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng năm 1925, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp từ năm 1930 đến năm 1964. Môrixơ Tôrê là ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản từ năm 1928 đến năm 1943. TRầN HƯNG ĐạO (1213-1300): Tên thật là Trần Quốc Tuấn, là anh hùng dân tộc, văn võ song toàn, được triều đình nhà Trần phong tước Hưng Đạo vương và được cử giữ chức Quốc công tiết chế (Tổng chỉ huy quân đội). Ông đã tham gia lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất và là người chỉ huy tối cao cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba chống giặc Nguyên. Trước nguy cơ xâm lược của bọn phong kiến phương Bắc, ông luôn luôn đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước lên trên hết, chủ động giải quyết những bất hoà trong hoàng tộc, củng cố khối đoàn kết toàn dân, tập trung lực lượng chiến đấu bảo vệ đất nước. Ông là tác giả của Hịch tướng sĩ nổi tiếng và là tác giả của tác phẩm quân sự: Vạn Kiếp tông bí truyền thư... TRầN PHú (1-5-1904 - 6-9-1931): Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương, quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1925, đồng chí tham gia sáng lập Hội Phục Việt, tổ chức tiền thân của Tân Việt cách mạng đảng. Năm 1926, đồng chí tham dự lớp huấn luyện cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc) do Nguyễn ái Quốc tổ chức, sau đó được cử sang học tại Trường đại học phương Đông Liên Xô. Tháng 4-1930, Trần Phú về nước, được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1930). Đồng chí đã cùng Ban Thường vụ Trung ương khởi thảo Luận cương chính trị của Đảng. Bản Luận cương được Hội nghị Trung ương lần thứ nhất (10-1930) thông qua. Tại Hội nghị này, Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng. Ngày 19-4-1931, Trần Phú bị thực dân Pháp bắt. ở trong tù, đồng chí đã bị kẻ thù tra tấn hết sức dã man. Do bị bệnh nặng, sức yếu không qua nổi, đồng chí đã hy sinh ngày 6-9-1931. TRƯƠNG BộI CÔNG: tên thật là Nguyễn Văn Chiến, thuộc lớp Đông Du, tốt nghiệp khoá II Học viện Quân sự Bảo Định, là trung đoàn trưởng trong quân đội Trung Quốc (Quốc dân đảng), sau là giáo vụ trưởng của Học viện Quân sự Nam Ninh. Trong thời gian làm việc ở Đệ tứ chiến khu, Công có liên hệ chặt chẽ với Trương Phát Khuê, dần dần lộ rõ bộ mặt phản bội. TRƯƠNG PHáT KHUÊ, sinh năm 1896 tại Quảng Đông tốt nghiệp Học viện Quân sự Hà Bắc. Trong thời kỳ Quốc Cộng hợp tác ở Quảng Châu (1924-1927), Trương có liên lạc với tướng quân Xôviết Galen, lúc bấy giờ là cố vấn quân sự cho quân đội Quốc dân đảng. Là tư lệnh Quân đoàn 4, Trương đã làm cho Quân đoàn này nổi tiếng là "Quân đoàn thép" trong thời kỳ Bắc phạt. Nhiều tướng lĩnh cao cấp của Giải phóng quân Trung Quốc sau này đã phục vụ trong Quân đoàn 4 như Diệp Kiếm Anh lúc đó là tham mưu trưởng, Diệp Đĩnh là sư đoàn trưởng, Lâm Bưu là tiểu đoàn trưởng. Những năm 40 Trương là Tư lệnh Đệ tứ chiến khu của Quốc dân đảng. Về sau, Trương không còn là đảng viên Quốc dân đảng nữa, nhưng trên thực tế vẫn trung thành với đảng ấy. Từ năm 1949, Trương đã ráo riết hoạt động nhằm tổ chức "lực lượng thứ ba", nhưng không có kết quả. Đi thăm Mỹ năm 1960, nói chuyện nhiều buổi ở New York, Baltimore, Washington, Boston và San Francisco, Trương kêu gọi người Hoa "chiến đấu" chống "Trung cộng" để "khôi phục Trung Hoa dân quốc" trên lục địa, nhưng Trương cũng bất đồng ý kiến với nhà cầm quyền Đài Loan. TƯởNG GiớI THạCH (1887-1975), người tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Học quân sự ở Nhật. Năm 1923, giữ chức Tham mưu trưởng Tổng hành dinh Chính phủ quân sự Quảng Đông. Năm 1924, được Tôn Trung Sơn cử đi khảo sát về quân sự ở Liên Xô rồi về nước giữ chức Hiệu trưởng Trường quân sự Hoàng Phố. Sau khi Tôn Trung Sơn mất, Tưởng Giới Thạch giữ chức Chủ tịch Ban thường vụ Ban Chấp hành trung ương Quốc dân đảng, Tổng tư lệnh quân cách mạng quốc dân. Năm 1948, giữ chức Tổng thống. Tháng 1-1949, Tưởng Giới Thạch từ chức, cùng năm rút ra Đài Loan, tiếp tục giữ chức Tổng tài Quốc dân đảng và Tổng thống Trung Hoa dân quốc ở Đài Loan. U UYNXƠN, Vuđrô (1865-1924): Tổng thống nước Mỹ từ năm 1913 đến năm 1921. Dưới thời Uynxơn, về đối nội, Chính phủ Mỹ đã thi hành chính sách đàn áp dã man phong trào công nhân; về đối ngoại, Chính phủ đó thi hành chính sách ăn cướp và bành trướng, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nước khác, đặc biệt là với các nước châu Mỹ la tinh. Năm 1918, Uynxơn đưa ra "Chương trình 14 điểm". Thực chất chương trình này là một chính sách xâm lược nhằm thiết lập ách thống trị của đế quốc Mỹ trên thế giới, chống lại nước Nga Xôviết mới ra đời. Chính sách này được che đậy bằng những lời lẽ mỹ miều "dân chủ", "quyền dân tộc tự quyết". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch rõ: "Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp lớn". Năm 1920, Uynxơn bị thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và thôi hoạt động chính trị. V VAYĂNG CUTUYARIÊ, Pôn (1892-1937): một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp; nguyên nghị sĩ Quốc hội Pháp, cựu chủ nhiệm báo L'Humanité. Ông là người giới thiệu Nguyễn ái Quốc vào Đảng Xã hội Pháp (1919). Tại Đại hội Tua năm 1920, ông là một trong những người đấu tranh bảo vệ chủ trương của Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản, là một trong những người ủng hộ bài phát biểu của Nguyễn ái Quốc ở Đại hội này. Khi Nguyễn ái Quốc bị bắt ở Hồng Công, ông tích cực vận động và giúp đỡ Nguyễn ái Quốc thoát khỏi nhà tù, trốn đi Thượng Hải, bắt liên lạc với tổ chức để sang Liên Xô. Vũ HồNG KHANH: Tên thật là Vũ Văn Giản, người làng Thổ Tang tỉnh Vĩnh Yên cũ. Năm 1928, Vũ Hồng Khanh tham gia Việt Nam Quốc dân đảng. Sau vụ bạo động của Quốc dân đảng ở Yên Bái (đầu năm 1930) thất bại, chạy sang Trung Quốc lợi dụng danh nghĩa Quốc dân đảng để đầu cơ cách mạng. Năm 1945, theo chân quân đội Tưởng về nước để chống phá cách mạng. Thực hiện sách lược hoà hoãn với quân Tưởng, Vũ Hồng Khanh là một trong 50 đại biểu của Việt quốc được bổ sung vào Quốc hội không qua bầu cử và được cử làm Phó Chủ tịch uỷ viên quân sự hội. Cuối tháng 6-1946, theo chân quân đội Tưởng lại chạy sang Trung Quốc. Năm 1949, khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi, Vũ Hồng Khanh theo tàn quân của Bạch Sùng Hy chạy về Cao Bằng và ra làm tay sai cho Pháp. Năm 1954, Vũ Hồng Khanh chạy vào miền Nam làm tay sai cho Mỹ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHOCHIMINHTOANTAP_TAP3.doc