3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ
chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai
thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi
dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật”.
Trên cơ sở khoản 3 Điều 14 Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Tư pháp cần đánh
giá kết quả triển khai Nghị định số 66/2008/NĐ-
CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp để đề xuất, sửa đổi, bổ sung Nghị định
này. Đồng thời, Bộ Tài chính cần phối hợp với
Bộ Tư pháp nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông
tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày
12/10/2010 về hướng dẫn lập dự toán, sử dụng
và thanh quyết toán kinh phí dành cho công tác
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để hướng phù
hợp với thực tiễn triển khai công tác hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp và phù hợp với Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực, trong
đó, không còn hình thức văn bản Thông tư liên
tịch mà phải ban hành dưới hình thức Thông tư
hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và thanh quyết
toán kinh phí dành cho công tác hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp - Một nội dung quan trọng trong luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
40
HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP -
MỘT NỘI DUNG QUAN TRỌNG TRONG LUẬT HỖ TRỢ
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Nguyễn Thanh Tú1
Trần Minh Sơn2
Tóm tắt: Một trong những vấn đề quan trọng mà Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là
phải giải quyết là vấn đề hỗ trợ pháp lý cho DNNVV. Trong thời gian qua, mặc dù không ít
người cho rằng, không nên ghi nhận vấn đề này trong Luật nhưng cuối cùng, Quốc Hội đã thông
qua Luật Hỗ trợ DNNVV trong đó ghi nhận 7 nhóm biện pháp cho doanh nghiệp, trong số đó
có hỗ trợ pháp lý (Điều 14). Bài viết này góp phần trả lời cho câu hỏi tại sao Quốc Hội lại quyết
định như vậy.
Từ khóa: Nội dung hỗ trợ, Hỗ trợ pháp lý, Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành, phương
án ghi nhận.
Nhận bài: 01/8/2017; Hoàn thành biên tập: 15/8/2017; Duyệt đăng: 05/9/2017
Abstract: One of the most important issues of the Law on supporting SMEs is solving issues
relating to support content. Over the past years, though there have been opinions that this issue
should not be recognized in the the Law but finally, the National Assembly has approved the
Law on Supporting SMEs recognizing 7 groups of methods for enterprises including lega support
(Article 14). This article clarifies decision made by the National Assembly.
Keywords: support content, legal support, inter- sectoral program of legal support, realized plan.
Date of receiving: 01/8/2017; Date of editing: 15/8/2017; Date of publish approval:
05/9/2017
1. Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp –
một nhiệm vụ quan trọng đã được Nhà
nước ta thực hiện từ trước khi ban hành
Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong suốt 30 năm qua, để tạo điều kiện
thuận lợi về mọi mặt cho các doanh nghiệp thuộc
tất cả các thành phần kinh tế, nhất là doanh
nghiệp nhỏ và vừa hình thành và phát triển, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách
mới, mang tính đột phá mà trước đây, trong nền
kinh tế kế hoạch tập trung chưa thể có được. Về
cơ bản, các cơ chế, chính sách này là toàn diện,
tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp gia nhập
thị trường, hoạt động có hiệu quả trên thị trường,
cũng như trong giai đoạn rút khỏi thị trường. Sau
đây là một số ví dụ chứng minh cho nỗ lực này
của Nhà nước ta: năm 2016, Chính phủ đã ban
hành một loạt các Chương trình/Quỹ hỗ trợ cho
doanh nghiệp, trong đó phải kể đến là: “Quỹ hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tư với nguồn vốn là 2.000 tỷ đồng,
triển khai năm 2016 là 560 tỷ đồng. Đề án “Hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
quốc gia đến năm 2025” được phê duyệt theo
Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5
năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ với tổng
đầu tư đề án ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng;
Chính phủ ban hành một loạt các Nghị quyết về
hỗ trợ doanh nghiệp như: Nghị quyết số 35/NQ-
CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát
triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết số
19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 2 năm 2017 về
tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định
hướng đến năm 2020
1Tiến sĩ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp.
2Thạc sĩ, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Tư vấn pháp luật và Bồi dưỡng nghiệp vụ, Câu lạc bộ Pháp chế doanh
nghiệp, Bộ Tư pháp.
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
41
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của doanh
nghiệp cũng như những bài học đắt giá mà các
doanh nghiệp Việt Nam phải trả trong thực tiễn
tranh chấp thương mại quốc tế, nhằm nâng cao
tri thức pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của
giới doanh nhân, những năm gần đây, Chính
phủ đã có sự quan tâm đặc biệt đến một nhu cầu
thiết yếu của các doanh nghiệp, đó là nhu cầu
về việc hỗ trợ pháp lý. Chính vì vậy, ngày 28
tháng 5 năm 2008 Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp (viết tắt là Nghị định số
66/2008/NĐ-CP). Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 05 tháng
5 năm 2010 phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp
lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn
2010-2014 (viết tắt là Chương trình 585)3. Bộ
Tư pháp và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư
liên tịch số 157/2010/TTLT/BTC-BTP ngày 12
tháng 10 năm 2010 hướng dẫn lập dự toán, thực
hiện và thanh quyết toán kinh phí dành cho công
tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (viết tắt là
Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT/BTC-
BTP). Một loạt các Chương trình hỗ trợ pháp lý
trong phạm vi ngành, địa phương do các Bộ, cơ
quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã được
ban hành nhằm thực hiện chủ trương nêu trên
của Chính phủ4.
Theo các văn bản pháp luật nêu trên thì hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp là việc Nhà nước
là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
thực hiện các hoạt động do pháp luật quy định
một cách miễn phí, nhằm nâng cao kiến thức
pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật của
doanh nghiệp. Góp phần bảo đảm nguyên tắc
bình đẳng trong kinh doanh, phòng ngừa, hạn
chế tranh chấp và nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Các quy định về
hỗ trợ pháp lý hiện hành cho doanh nghiệp
trong thời gian qua đã phần nào đáp ứng được
nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, qua 09 năm triển khai thực hiện Nghị
định số 66/2008/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số
157/2010/TTLT-BTC-BTP và các Chương
trình hỗ trợ pháp lý cụ thể cho doanh nghiệp
(Ví dụ Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành
dành cho doanh nghiệp ban hành kèm theo
Quyết định số 585 nêu trên), cho thấy, bên
cạnh những kết quả đã đạt được thì cũng bộc lộ
không ít hạn chế, bất cập, vướng mắc, khó
khăn, cần phải được nghiên cứu, khắc phục
nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp ở nước ta.
Như vậy, trước khi ban hành Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ở nước ta đã tồn
tại một chế định pháp luật đặc thù, đó là chế
định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp mà nòng
cốt của nó là Nghị định 66/2008/ NĐ-CP.
2. Sự cần thiết phải đưa việc hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp vào nội dung của Luật
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo. Ngày 01
tháng 10 năm 2016, Chính phủ có Tờ trình số
386/TTr-CP gửi Quốc Hội về dự án Luật Hỗ
trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là dự
án Luật) gồm 6 chương với 45 điều quy định
về những vấn đề chung; các nội dung hỗ trợ cơ
bản DNNVV; chương trình hỗ trợ trọng tâm
DNNVV; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
hỗ trợ DNNVV của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
ngân sách, cơ chế phối hợp, giám sát và đánh
giá hỗ trợ DNNVV và các điều khoản thi hành.
Khoản 3 Điều 16 dự thảo Luật kèm theo Tờ
trình Chính phủ quy định: “Nhà nước hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm
nâng cao nhận thức pháp lý, ý thức pháp luật
và thói quen tuân thủ pháp luật của doanh
nghiệp; tạo lập các điều kiện cần thiết phục vụ
3 Ngày 28 tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2139/QĐ-TTg về việc điều chỉnh
các dự án và tiếp tục thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010-2014.
4 Theo Báo cáo tổng kết năm 2016 về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Tư pháp số 42/BTP-
PLDSKT ký ngày 10 tháng 2 năm 2017 thì đã có 12 Bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban
hành Kế hoạch/Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
42
hoạt động thực thi pháp luật để giúp doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả; phòng chống
rủi ro pháp lý và tăng cường năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp; góp phần nâng cao
công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với doanh nghiệp”.
Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện dự
thảo Luật này, đã có ý kiến cho rằng, không
nên quy định chế định hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp trong dự thảo Luật. Mặc dù vậy,
cuối cùng thì Quốc Hội đã quyết định giữ lại
nội dung này trong Luật Hỗ trợ DNNVV vì các
lý do cơ bản như sau:
Thứ nhất, thực tế cho thấy, một trong
những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam
hiện nay là sự thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức
pháp luật và điều này đã dẫn tới những thiệt
hại không đáng có trong quá trình sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong
bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện
nay. Kinh doanh là hoạt động mang tính tổng
hợp. Thành công trong kinh doanh là do nhiều
yếu tố quyết định, trong số các yếu tố đó thì
yếu tố hiểu biết pháp luật đang ngày càng thể
hiện vai trò quan trọng của mình. Như vậy, sự
hiểu biết pháp luật đã trở thành một đòi hỏi
không thể thiếu được trong kinh doanh hiện
nay. Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hoạt
động tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn lại không có điều kiện để tự mình
có thể nâng cao kiến thức pháp lý cho cán bộ,
nhân viên của mình. Trong hoàn cảnh như vậy,
Nhà nước phải có sự trợ giúp cho họ thông qua
hoạt động hỗ trợ pháp lý của mình.
Ngoài ra, Báo cáo của Bộ Tư pháp năm
2016 cho thấy, việc xây dựng và vận hành các
trang thông tin, cơ sở dữ liệu pháp luật phục
vụ cho hoạt động của doanh nghiệp tại các Bộ,
ngành và địa phương vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp
tiếp cận thông tin pháp lý vẫn còn gặp nhiều
khó khăn: gần 60% doanh nghiệp được hỏi có
ý kiến về việc khó tiếp cận thông tin pháp lý
liên quan đến các biểu mẫu, thủ tục hành chính
cho doanh nghiệp; gần 70% doanh nghiệp có ý
kiến cho rằng, khó tiếp cận thông tin pháp lý
liên quan đến quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật và gần 80% doanh nghiệp có than
phiền về việc khó tiếp cận thông tin pháp lý
liên quan đến kế hoạch và quy hoạch5.
Chỉ số PCI năm 2016 của Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được
công bố ngày 14 tháng 3 năm 2017 tại Hà Nội
cho thấy, việc thực hiện thủ tục hành chính và
thủ tục pháp lý là khó khăn lớn thứ 4 mà doanh
nghiệp gặp phải trong tổng thể 10 khó khăn lớn
của doanh nghiệp trong năm 2016 (như tìm
kiếm khách hàng; tìm kiếm nguồn vốn; tìm
kiến nhân sự thích hợp; thực hiện các thủ tục
hành chính, pháp lý).
Ngoài ra, chỉ số PCI năm 2016 cũng cho
thấy, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ
cũng ít sử dụng tư vấn pháp luật hơn do thiếu
các nguồn lực để thuê các dịch vụ tư vấn pháp
lý cho mình.
Thứ hai, trong quá trình soạn thảo Luật
Hỗ trợ DNNVV, các tổ chức đại diện cho
doanh nghiệp như Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ
và vừa Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã
Việt Nam, Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp
thuộc Bộ Tư pháp... nhiều tổ chức, cá nhân
khác đã kiến nghị đưa chế định hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp vào dự thảo Luật. Đặc biệt
là, Hội đồng thẩm định dự án Luật6 gồm đại
diện các Bộ, ngành ở Trung ương, các chuyên
gia, các nhà khoa học cũng đã thống nhất quan
điểm, theo đó, cần phải coi hỗ trợ pháp lý là
một hoạt động độc lập, không thể thiếu trong
hệ thống các hoạt động mà Nhà nước cần thực
hiện nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa. Tóm lại, rất nhiều cơ quan, tổ chức thuộc
chính phủ cũng như giới doanh nghiệp đã nhất
trí coi hỗ trợ pháp lý là một bộ phận cấu thành
của nội dung khái niệm hỗ trợ cho doanh
5 Theo Báo cáo tổng kết năm 2016 về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của Bộ Tư pháp số 42/BTP-PLDSKT
ký ngày 10 tháng 2 năm 2017.
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
43
nghiệp nhỏ và vừa. Vì vậy, không thể không
có chế định hỗ trợ pháp lý trong Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ ba, cần đưa hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp vào Luật Hỗ trợ DNNVV để tiếp tục
ghi nhận và nâng cao hơn nữa tầm quan trọng
của chính sách này đối với doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Các nội dung hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp đã được Chính phủ quy định tại Nghị
định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp và được thực hiện bước đầu có
hiệu quả trên thực tế, nhất là thông qua
Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành
cho doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt kèm theo Quyết định số 585/QĐ-
TTg ngày 05 tháng 5 năm 2010 (giai đoạn
2010-2014) và Quyết định số 2139/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 11 năm 2014 (giai đoạn 2015-
2020). Hiện nay, theo thống kê, có 12 bộ,
ngành và hầu hết các địa phương đã ban hành
Kế hoạch/Chương trình hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp và thực hiện có hiệu quả công
tác này trên thực tế, nhận được sự phản hồi tích
cực từ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, nhất
là đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy, việc đưa nội dung hỗ trợ pháp lý
vào Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là
nhằm luật hóa các quy định pháp luật về hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp đã được thực hiện
trong thời gian qua nhưng dưới những hình
thức pháp lý thấp như Nghị định và Thông tư
liên tịch. Các quy định này trong Luật, dù là ít
ỏi nhưng sẽ làm cơ sở pháp lý quan trọng, có
tính chất nền tảng cho việc sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện các văn bản dưới luật cũng như cho
việc triển khai một cách có hiệu quả cơ chế hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ tư, việc Luật hóa trách nhiệm của Nhà
nước trong việc hỗ trợ pháp lý cho DNNVV là
phù hợp với xu hướng chung của nhiều nước
trên thế giới. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy,
hiện nay có hai quan điểm khác nhau về hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quan điểm thứ nhất, (của một số quốc gia
như Đài Loan, Singapore, Úc) cho rằng,
trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và
khu vực, các quốc gia đa số là thành viên của
các tổ chức quốc tế, tham gia ký kết các điều
ước quốc tế song phương hoặc đa phương,
trong đó thể hiện rõ sự tôn trọng đối với cạnh
tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, vì vậy,
mọi hình thức hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp đều không thuộc trách
nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia. Như vậy, theo
quan điểm này thì doanh nghiệp phải tự tìm
hiểu, trang bị kiến thức pháp luật và khi có vấn
đề pháp lý xảy ra trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh thì phải chủ động tìm tới các văn
phòng luật sư, công ty luật để ký hợp đồng
dịch vụ pháp lý, qua đó mà giải quyết các
tranh chấp, vướng mắc của mình.
Quan điểm thứ hai, (của các quốc gia như
Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Cộng hòa
Liên Bang Nga) lại cho rằng, Nhà nước cần
coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng phục
vụ của mình, vì vậy, song song với những hỗ
trợ về tài chính, kỹ thuật, khoa học công nghệ,
khởi nghiệp doanh nghiệp, Nhà nước cần
phải hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp này dưới
nhiều hình thức khác nhau, với các nội dung
khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã
hội cụ thể của mình. Tại Cộng hòa Pháp, năm
1978 đã ban hành Luật số 78-753 quy định cơ
quan nhà nước có trách nhiệm trả lời chính xác
mọi câu hỏi của cá nhân và doanh nghiệp có
liên quan đến các quy định pháp luật7. Tại
nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển như
Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... bên cạnh việc
6Dự thảo Luật đã được Hội đồng thẩm định do Bộ Tư pháp chủ trì tiến hành thẩm định và có Báo cáo thẩm định
dự án Luật số 223/BC-HĐTĐ ngày 19/8/2016. Cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên
quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định, chỉnh lý dự thảo Luật.
7 Nguồn: Báo cáo của Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của EC cho Việt Nam (ETV2) tại Hội thảo: “Kinh nghiệm một
số nước về trợ giúp pháp luật cho doanh nghiệp và nghiên cứu vận dụng tại Bộ Tài chính” ngày 15/11/2007.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
44
hỗ trợ trực tiếp về tài chính, kỹ thuật, cơ chế
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
đang được vận hành hiệu quả, đặt trọng tâm
vào các giải pháp phòng tránh rủi ro pháp lý
trong kinh doanh, hỗ trợ cung cấp thông tin,
nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật
của doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp
tại các quốc gia này tránh được những thua
thiệt không đáng có, ngày càng khẳng định vị
thế không chỉ tại thị trường nội địa mà còn cả
trên thị trường quốc tế.
Nhìn nhận một cách tổng quan về chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta
trong những năm gần đây cho thấy, Đảng và
Nhà nước ta đã chuyển doanh nghiệp từ đối
tượng quản lý sang đối tượng phục vụ. Hiến
pháp năm 2013 đã ghi nhận những đặc trưng
cơ bản nhất của nền kinh tế nước ta8. Hiến pháp
cũng đã ghi nhận các quyền tự do trong sản
xuất, kinh doanh của doanh nhân (khoản 3
Điều 51 Hiến pháp năm 2013). Lần đầu tiên
trong lịch sử hành pháp,Thủ tướng Chính phủ
đã ký quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm làm
ngày doanh nhân Việt Nam. Vừa qua, Chính
phủ đã ban hành một loạt các Nghị quyết để hỗ
trợ doanh nghiệp như: Nghị quyết số 35/NQ-
CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát
triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết
số 19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 2 năm 2017
về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm
2017, định hướng đến năm 2020. Tất cả những
việc làm trên của Đảng, Nhà nước ta cho thấy,
Việt Nam đang thi hành một chính sách hỗ trợ
tương tự như đa số các nước trên thế giới đã
làm theo hướng, việc hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp là cần thiết nhưng chỉ tập trung vào
nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa - đối tượng có
sự thiếu hụt về kiến thức pháp luật, năng lực
cạnh tranh, cũng như về vốn, kỹ thuật, khoa
học công nghệ
Thứ năm, hiện nay, vai trò của các tổ chức
đại diện của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
việc hỗ trợ nói chung và hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng còn rất hạn
chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh
nghiệp, do đó rất cần sự tiếp sức của Nhà nước.
Theo thống kê hiện nay của Bộ Nội vụ, Việt
Nam có khoảng trên 300 hội có phạm vi hoạt
động toàn quốc và hơn 2000 hội hoạt động
trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, trong số đó có 300 tổ chức là đại diện
cho doanh nghiệp9. Các tổ chức này chủ yếu
tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn như
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng. Chỉ
riêng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh đã chiếm hơn 42% trên tổng số các tổ
chức đại diện cho doanh nghiệp trên cả nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay chỉ có hơn
30% tổ chức đại diện cho doanh nghiệp đang
hoạt động tốt, số còn lại đang hoạt động cầm
chừng và thực sự chưa phát huy hết vai trò của
mình trong việc hỗ trợ pháp lý để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của các hội viên. Hiện
nay, nhiều tổ chức đại diện cho doanh nghiệp
đã đưa nhiệm vụ này thành nhiệm vụ hàng đầu
và trọng tâm trong hoạt động của tổ chức mình
như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Câu lạc
bộ pháp chế doanh nghiệp10, nhưng trên thực
tế, hiệu quả hoạt động vẫn chưa cao, chưa đáp
ứng được nhu cầu của doanh nghiệp trong việc
giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh.
8 Khoản 1 Điều 51 Hiếp pháp năm 2013 tuyên bố: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
9 Báo cáo của Bộ Nội vụ về công tác hội năm 2016.
10 Sau khi có Nghị định số 66/2008/NĐ-CP nhiều tổ chức đại diện cho doanh nghiệp đã thành lập hoặc nâng cấp
các đơn vị trực thuộc chuyên triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hội viên. Ví dụ: Hiệp hội doanh
nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có Trung tâm hỗ trợ pháp luật và phát triển nguồn nhân lực; Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam có Ban Pháp chế; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có Trung tâm tư vấn pháp luật; Câu lạc
bộ pháp chế doanh nghiệp có Trung tâm tư vấn pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ
Soá chuyeân ñeà thaùng 9/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
45
3. Nội dung chế định hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Với những lý do nêu trên, việc ghi nhận cơ
chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong Luật
là rất cần thiết và quan trọng đối với cộng đồng
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Vấn đề
còn lại là ở chỗ nên quy định về hỗ trợ như thế
nào trong Luật. Trong quá trình thực hiện công
việc này đã có 2 phương án được nêu ra :
+ Phương án 1: Quy định một điều riêng
về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa và nội dung của điều luật này phải đáp
ứng được hai yêu cầu đó là: (1) nêu rõ, cụ thể
các hình thức (biện pháp) hỗ trợ cho doanh
nghiệp như hỗ trợ về thông tin pháp lý; xây
dựng tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý; giải
đáp pháp luật; hỗ trợ DNNVV trong việc
tham gia tố tụng dân sự, thương mại; tiếp
nhận kiến nghị của doanh nghiệp nhỏ và vừa
về hoàn thiện pháp luật và xây dựng, thực
hiện các Chương trình hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp và (2) là nêu rõ vai trò, ý nghĩa,
tác dụng của hoạt động hỗ trợ pháp lý đối với
các DNNVV.
+ Phương án 2: Không xây dựng một điều
luật riêng mà chỉ cần một khoản của Điều 14
có tên gọi là Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp
lý với nội dung gọn nhẹ, đơn giản để làm cơ
sở pháp lý cho Chính Phủ hoàn thiện thêm cơ
chế này trong một Nghị định riêng sẽ được ban
hành để thay thế cho Nghị định 66/2008/NĐ-
CP đã tỏ ra lỗi thời.
Qua thảo luận, Quốc Hội đã quyết định giải
quyết vấn đề này theo phương án 2 với nội
dung cụ thể được quy định tại Khoản 3 Điều
14 như sau:
“3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ
chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai
thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương
trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi
dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật”.
Trên cơ sở khoản 3 Điều 14 Luật Hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Tư pháp cần đánh
giá kết quả triển khai Nghị định số 66/2008/NĐ-
CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp để đề xuất, sửa đổi, bổ sung Nghị định
này. Đồng thời, Bộ Tài chính cần phối hợp với
Bộ Tư pháp nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông
tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày
12/10/2010 về hướng dẫn lập dự toán, sử dụng
và thanh quyết toán kinh phí dành cho công tác
hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để hướng phù
hợp với thực tiễn triển khai công tác hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của
doanh nghiệp và phù hợp với Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực, trong
đó, không còn hình thức văn bản Thông tư liên
tịch mà phải ban hành dưới hình thức Thông tư
hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và thanh quyết
toán kinh phí dành cho công tác hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp./.
Thứ ba, một hạn chế có thể nêu ra liên quan
đến quy định trong Luật Hỗ trợ DNNVVvề vấn
đề này là các lĩnh vực kinh doanh đặc thù, cần
được Nhà nước đặc biệt khuyến khích thông qua
các biện pháp hỗ trợ riêng thì còn rất nhiều chứ
không chỉ có trong ba lĩnh vực như trong Luật.
Vì vậy, khi Nhà nước muốn hỗ trợ riêng cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các
lĩnh vực này thì lại không có cơ sở pháp lý để
thực hiện. Vì vậy, sẽ là tốt hơn nếu Luật Hỗ trợ
DNNVVcó thêm một quy định mới, theo hướng
mở để tạo cơ sở pháp lý cho Nhà nước thực hiện
công tác hỗ trợ của mình đối với các ngành,
nghề, lĩnh vực kinh doanh sẽ hình thành trong
tương lai mà Nhà nước ta muốn khuyến khích
phát triển bằng biện pháp hỗ trợ riêng./.
HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA...
(Tiếp theo trang 39)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho_tro_phap_ly_cho_doanh_nghiep_mot_noi_dung_quan_trong_tron.pdf