Thứ tư, hoàn thiện quy định về trường
hợp VBQPPL hết hiệu lực
Chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung
Điều 154 Luật 2015 như sau:
“ Điều 154. Trường hợp VBQPPL hết
hiệu lực
VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc
một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được
quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
bằng VBQPPL mới của cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền;
3. Bị bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan
nhà nước, người có có thẩm quyền;
4. VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL
quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng
đồng thời hết hiệu lực.
19 Ví dụ, Luật Doanh nghiệp năm 2015 đã quy định áp dụng Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành: “Trường hợp
luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan
của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó”.
5. VBQPPL không còn đối tượng
điều chỉnh”.
Thứ năm, hoàn thiện quy định liên
quan đến ban hành VBQPPL theo trình tự
thủ tục rút gọn
Chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều
146 Luật 2015, bổ sung trường hợp bãi bỏ
VBQPPL cũng là trường hợp VBQPPL
được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn
để VBQPPL này có hiệu lực thi hành ngay
và VBQPPL bị bãi bỏ ngay sau khi bị bãi bỏ
sẽ hết hiệu lực.
Bên cạnh đó, cần bổ sung thẩm quyền
của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ trong việc ban hành VBQPPL theo trình
tự thủ tục rút gọn.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT
BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Tóm tắt:
Sự ra đời Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã
góp phần nâng cao chất lượng xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ở nước ta. Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, đã xuất hiện một
số quy định gây vướng mắc, bất cập, cần tiếp tục nghiên cứu, làm
rõ và khắc phục.
Nguyễn Đặng Phương Truyền*
* ThS. Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh
Abstract
The enforcement of the Law on Promulgation of Legal Documents
of 2015 has provided significant contribution to improvement of
the quality of development and promulgation of legal documents.
However, that the enforcement of the Law on Promulgation of
Legal Documents of 2015 for a time has appeared a number of
provisions providing obstacles and inadequacies, which need to be
reviewed, clarified for further improvements
Thông tin bài viết:
Từ khóa: quy phạm pháp luật, văn bản
quy phạm pháp luật.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 06/09/2018
Biên tập : 20/09/2018
Duyệt bài : 25/09/2018
Article Infomation:
Keywords: normative regulations, legal
documents
Article History:
Received : 06 Sep. 2018
Edited : 20 Sep. 2018
Approved : 25 Sep. 2018
1. Một số bất cập, vướng mắc của các quy
định trong Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015
Thứ nhất, về khái niệm văn bản quy
phạm pháp luật và quy phạm pháp luật1
Khi định nghĩa về văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL), thông qua việc giải
thích thuật ngữ “quy phạm pháp luật” Luật
1 Xem thêm Tiếp tục trao đổi về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật của Nguyễn Đặng Phương Truyền đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp số 08 (288),04/2015. Tác giả cũng đã có những phân tích, kiến nghị và trao đổi về khái niệm
VBQPPL.
Ban hành VBQPPL năm 2015 (Luật 2015)
đã gián tiếp khẳng định chủ thể ban hành
VBQPPL là người có thẩm quyền. Điều này
khắc phục những hạn chế của các Luật trước
đây khi định nghĩa về VBQPPL, chỉ khẳng
định VBQPPL do các cơ quan nhà nước ban
hành. Tuy nhiên, Luật 2015 vẫn quy định
VBQPPL ban hành theo đúng “thẩm quyền,
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Số 1(377) T1/2019
hình thức, trình tự, thủ tục”. Theo chúng tôi,
khi nói về thẩm quyền ban hành VBQPPL
thì đã bao gồm cả “hình thức” và “tên gọi”
VBQPPL thông qua việc quy định “thẩm
quyền hình thức” và “thẩm quyền nội dung”
của VBQPPL. Theo cách hiểu này, thẩm
quyền hình thức của VBQPPL đã chứa đựng
“tên gọi VBQPPL”. Do đó, cách liệt kê ban
hành theo “thẩm quyền, hình thức, trình tự,
thủ tục” là chưa thật sự thỏa đáng khi định
nghĩa về VBQPPL.
Mặt khác, Luật 2015 giải thích quy
phạm pháp luật “được áp dụng lặp đi lặp
lại nhiều lần”. Theo chúng tôi, quy phạm
pháp luật được áp dụng nhiều lần tức là sự
áp dụng lặp đi lặp lại quy phạm pháp luật
đó, do đó, chỉ cần nêu “được áp dụng nhiều
lần” là đã bao hàm “lặp đi lặp lại”. Ngoài
ra, chúng tôi cho rằng, không nhất thiết phải
nêu quy phạm pháp luật “được Nhà nước
bảo đảm thực hiện” vì chính điều này dẫn
đến việc khẳng định “được Nhà nước bảo
đảm thực hiện” là đặc điểm của VBQPPL.
Bởi lẽ, bản chất của các văn bản quản lý nhà
nước là do các chủ thể có thẩm quyền trong
bộ máy nhà nước ban hành thì đương nhiên
các văn bản này dù là VBQPPL hay văn bản
hành chính không chứa quy phạm pháp luật
vẫn phải được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Thứ hai, về việc xác định văn bản
quản lý nhà nước là VBQPPL
Luật 2015 cùng với Nghị định số
34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính
phủ đã góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm
của VBQPPL, giúp các cơ quan, các chức
danh nhà nước khi ban hành các văn bản
quản lý nhà nước có cơ sở xác định những
2 Ví dụ khoản 3, Điều 3 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP đã chỉ ra các trường hợp Nghị quyết của HĐND và Quyết định
của UBND không phải là VBQPPL.
3 Ví dụ Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội của HĐND cấp huyện, cấp xã.
4 Xem Công văn số 4218/BTP-VĐCXDPL ngày 28/11/2016 của Bộ Tư pháp về việc trả lời một số quy định của Luật
Ban hành VBQPPL năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Bản tổng hợp và trả lời kiến nghị tại Hội nghị sơ kết
và giao ban công tác tư pháp khu vực phía Nam 6 tháng đầu năm 2017.
văn bản nào mình ban hành là VBQPPL
những văn bản nào không phải là VBQPPL2.
Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền
địa phương nhiều nơi vẫn còn lúng túng
trong việc xác định các văn bản quản lý nhà
nước do mình ban hành có phải là VBQPPL
hay không3. Điều này xuất phát từ quy định
của điểm l, khoản 3 Điều 3 Nghị định số
34/2016/NĐ-CP quy định các Nghị quyết,
Quyết định của HĐND và UBND không có
nội dung quy định tại các Điều 27, 28, 29
và 30 của Luật 2015 thì không được xem là
VBQPPL. Trong khi đó Điều 30 Luật 2015
quy định, HĐND cấp huyện, cấp xã ban
hành Nghị quyết, UBND cấp huyện, cấp xã
ban hành Quyết định để quy định những vấn
đề được luật giao. Quy định này có nghĩa
là chính quyền địa phương cấp huyện, cấp
xã muốn ban hành VBQPPL thì vấn đề đó
phải được giao trong luật của Quốc hội chứ
không phải được giao trong văn bản khác
(như nghị định, thông tư). Chính điều này
gây ra khó khăn, lúng túng trong thực tiễn
thực hiện. Vì vậy, một số địa phương đã có
văn bản hỏi ý kiến Bộ Tư pháp về việc xác
định văn bản của chính quyền địa phương
như nghị quyết của HĐND công bố danh
mục thu hồi đất, quy hoạch đất trồng lúa
hoặc nghị quyết về phát triển kinh tế - xã
hội của HĐND cấp huyện, cấp xã là văn bản
hành chính hay VBQPPL. Tuy nhiên, Bộ
Tư pháp chỉ khẳng định “để xác định nghị
quyết này có phải là VBQPPL hay không thì
cần phải đối chiếu nội dung cụ thể của nghị
quyết với khái niệm VBQPPL và khái niệm
quy phạm pháp luật tại Điều 2 và Điều 3 của
Luật 2015”4.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
23Số 1(377) T1/2019
Thứ ba, về hệ thống VBQPPL
Luật 2015 bổ sung thẩm quyền ban
hành VBQPPL của chính quyền địa phương
ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt để
phù hợp với quy định của Hiến pháp năm
2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015. Đồng thời, Luật 2015 đã
bãi bỏ hình thức VBQPPL liên tịch giữa Ủy
ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) hoặc
Chính phủ với năm cơ quan trung ương của
tổ chức chính trị - xã hội, chỉ giữ lại hình
thức VBQPPL liên tịch giữa UBTVQH
hoặc Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban
trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Mặt
khác, Luật cũng bãi bỏ hình thức chỉ thị của
UBND các cấp. Điều này góp phần đảm bảo
cho hệ thống VBQPPL ở nước ta thống nhất,
gọn nhẹ hơn.
Tuy nhiên, khoản 11 Điều 4 Luật 2015
chỉ quy định “VBQPPL của chính quyền địa
phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc
biệt” mà không nói rõ VBQPPL này có hình
thức (tên gọi) là gì. Căn cứ Điều 29 của Luật
2015, “HĐND ở đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt ban hành nghị quyết, UBND ở đơn
vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành
quyết định theo quy định của Luật này và
các luật khác có liên quan”, có thể xác định
HĐND, UBND ở đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt ban hành hình thức VBQPPL là
nghị quyết và quyết định.
Thứ tư, về thời điểm VBQPPL có hiệu
lực và trường hợp VBQPPL hết hiệu lực
Về thời điểm VBQPPL có hiệu lực:
Luật 2015 quy định, “thời điểm có hiệu lực
của toàn bộ hoặc một phần VBQPPL được
quy định tại văn bản đó nhưng không sớm
hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký
ban hành đối với VBQPPL của cơ quan nhà
5 Xem khoản 1, Điều 151 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.
6 Trước đây, Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004 quy định thời điểm có hiệu lực của VBQPPL của
cấp xã không sớm hơn 05 ngày kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành.
7 Các chức danh nhà nước.
nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày
kể từ ngày ký ban hành đối với VBQPPL
của HĐND; UBND cấp tỉnh; không sớm
hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với
VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện và
cấp xã”5. So với trước đây, Luật 2015 điều
chỉnh thời điểm có hiệu lực của VBQPPL
của chính quyền cấp xã là không sớm hơn 7
ngày kể từ ngày ký ban hành (giống với cấp
huyện)6.
Tuy nhiên, quy định nêu trên vẫn còn
một số bất cập, vướng mắc cần được làm rõ.
Trước hết, Luật quy định, “thời điểm có hiệu
lực của toàn bộ hoặc một phần VBQPPL
được quy định tại văn bản đó nhưng không
sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc
ký ban hành đối với VBQPPL của cơ quan
nhà nước trung ương...”. Như vậy, Luật chỉ
đề cập đến VBQPPL của “cơ quan nhà nước
trung ương” mà không đề cập đến VBQPPL
của người có thẩm quyền7 (Chủ tịch nước,
Thủ tướng Chính phủ).
Mặt khác, trước đây, đối với VBQPPL
của chính quyền địa phương, mốc thời gian
để quy định thời điểm có hiệu lực là thời
điểm HĐND thông qua (đối với nghị quyết
hoặc thời điểm Chủ tịch UBND ký ban hành
(đối với quyết định, chỉ thị). Quy định hiện
nay của Luật 2015 không rõ ràng thời điểm
có hiệu lực của các VBQPPL của chính
quyền địa phương (không sớm hơn 10 hoặc
7 ngày kể từ ngày ký ban hành) gây vướng
mắc cho các địa phương trong thực tiễn thi
hành. Do đó, Bộ Tư pháp phải giải thích mốc
thời điểm này theo Luật 2015 được hiểu là
thời điểm Chủ tịch HĐND ký chứng thực
nghị quyết. Tuy nhiên, theo chúng tôi, thực
tiễn cho thấy, mốc thời điểm này nên tính từ
thời điểm HĐND thông qua Nghị quyết là
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
24 Số 1(377) T1/2019
phù hợp hơn. Bởi lẽ, nghị quyết là VBQPPL
thuộc thẩm quyền của HĐND thì phải chọn
mốc có thời điểm có hiệu lực của VBQPPL
của HĐND là “không sớm hơn kể từ ngày
HĐND thông qua Nghị quyết” chứ không
quy định thời điểm có hiệu lực của VBQPPL
của HĐND “không sớm hơn kể từ ngày
Chủ tịch HĐND ký chứng thực Nghị quyết”.
Luật 2015 dành một chương (Chương
XII) quy định về ban hành VBQPPL theo
trình tự, thủ tụ rút gọn8. Theo đó, Điều 146
Luật 2015 quy định các trường hợp VBQPPL
được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn:
(1) Trường hợp khẩn cấp theo quy định của
pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp
đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên
tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách
để giải quyết những vấn đề phát sinh trong
thực tiễn theo quyết định của Quốc hội; (2)
Trường hợp để ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc
một phần của VBQPPL trong một thời hạn
nhất định (3) Trường hợp cần sửa đổi ngay
cho phù hợp với VBQPPL mới được ban
hành. Mặc dù, so với Luật 2008, quy định
này phù hợp hơn, nhưng theo chúng tôi,
Luật 2015 vẫn chưa quy định đối với trường
hợp bãi bỏ VBQPPL, bởi theo quy định,
VBQPPL chỉ được bãi bỏ bằng VBQPPL.
Do đó, trường hợp cần bãi bỏ VBQPPL thì
VBQPPL ban hành để bãi bỏ VBQPPL nên
được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn
để VBQPPL bãi bỏ VBQPPL có hiệu lực thi
hành ngay.
8 Xem Điều 146 - 149 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.
9 Trên thực tế vấn đề này đang tạo ra sự không thống nhất và khó khăn trong thực hiện việc ngưng hiệu lực các Thông
tư của các Bộ. Ví dụ như trường hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 53/2017/TT-BTNMT để ngưng
hiệu lực khoản 5 Điều 6 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT về việc ghi đầy đủ tên thành viên hộ gia đình trên sổ đỏ.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 05/12/2017. Như vậy Thông tư có hiệu lực sau 1 ngày kể từ ngày ký.
Trường hợp Bộ Khoa học và Công nghệ lại hoàn toàn khác, ngày 25/5/2017 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Thông tư số 05/2017/TT-BKHCN ngưng hiệu lực một phần Thông tư số 13/2015/TT-BKHCN ngày 21/7/2015 về việc
sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010 hướng dẫn bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/7/2017. Có lẽ vì Luật Ban hành VBQPPL không quy định thẩm quyền ban hành
VBQPPL theo trình tự rút gọn cho Bộ trưởng nên Bộ không quy định Thông tư để ngưng hiệu lực Thông tư số 13/2015/
TT-BKHCN có hiệu lực kể từ ngày ký mà Bộ phải quy định theo đúng Điều 151 Luật 2015.
Mặt khác, Điều 147 Luật 2015 trao
thẩm quyền cho UBTVQH, Chủ tịch nước,
Thủ tướng Chính phủ, Thường trực HĐND
cấp tỉnh quyết định việc xây dựng, ban
hành VBQPPL của mình theo trình tự, thủ
tục rút gọn. Như vậy chỉ có các VBQPPL
của UBTVQH, Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ, HĐND cấp tỉnh được ban hành
theo trình tự, thủ tục rút gọn. Điều này dẫn
đến việc các chủ thể khác như Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không được
ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút
gọn. Trên thực tế, phát sinh tình huống Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cần
ban hành VBQPPL theo trình tự thủ tục rút
gọn để “ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một
phần của VBQPPL trong một thời hạn nhất
định”. Các chủ thể này đã sử dụng hình thức
ban hành thông tư để ngưng hiệu lực các quy
định trong thông tư do chính mình ban hành
và các Bộ đã có cách quy định rất khác nhau
và không thống nhất9.
Về các trường hợp VBQPPL hết hiệu
lực. Điều 154 Luật Ban hành VBQPPL năm
2015 quy định bốn trường hợp VBQPPL
hết hiệu lực: (1) Hết thời hạn có hiệu lực đã
được quy định trong văn bản; (2) Được sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VBQPPL
mới của chính cơ quan nhà nước đã ban
hành văn bản đó; (3) Bị bãi bỏ bằng một văn
bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(4) VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy
định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng
thời hết hiệu lực”. Trong số các trường hợp
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
25Số 1(377) T1/2019
nêu trên, trường hợp (2) VBQPPL hết hiệu
lực khi “được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
bằng VBQPPL mới của chính cơ quan nhà
nước đã ban hành văn bản đó”10 chưa đảm
bảo tính thống nhất, vì trên thực tế, vẫn có
thể VBQPPL được thay thế bằng VBQPPL
không phải của chính cơ quan đó mà bằng
VBQPPL của chủ thể có thẩm quyền như
nghị định của Chính phủ thay thế quyết định
của Thủ tướng Chính phủ, luật của Quốc hội
thay thế pháp lệnh của UBTVQH
Trường hợp (3) quy định VBQPPL hết
hiệu lực khi “bị bãi bỏ bằng một văn bản của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, nhưng
thực tế vẫn xảy ra trường hợp VBQPPL hết
hiệu lực khi bị người có thẩm quyền (chức
danh nhà nước có thẩm quyền) bãi bỏ, ví dụ
Thủ tướng có thẩm quyền bãi bỏ VBQPPL
của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ, Chủ tịch UBND cấp trên có thẩm
quyền bãi bỏ VBQPPL của UBND cấp dưới
trực tiếp11...
Bên cạnh đó, trường hợp (4) quy định,
“VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy
định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng
thời hết hiệu lực” được bổ sung nhằm khẳng
định các VBQPPL quy định chi tiết thi hành
các VBQPPL hết hiệu lực thì cũng hết hiệu
lực. Quy định này nhằm khắc phục tình trạng
áp dụng các VBQPPL chi tiết khi VBQPPL
được hướng dẫn chi tiết đã hết hiệu lực. Để
thực hiện được quy định này, yêu cầu đặt
ra là phải có ngay các VBQPPL mới hướng
dẫn chi tiết thi hành. Tuy nhiên, thực trạng
hiện nay cho thấy, “tình trạng nợ đọng văn
bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
còn khá phổ biến”12.
10 Khoản 2, Điều 154 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.
11 Xem Luật 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
12 Kết luận số 01-KL/TW, ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ
Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến
năm 2020.
13 Điều 156 của Luật 2015.
Thứ năm, về nguyên tắc áp dụng
VBQPPL
Luật 2015 tiếp tục kế thừa các quy
định về nguyên tắc áp dụng VBQPPL được
quy định trong các Luật Ban hành VBQPPL
trước đây và có sự bổ sung cho phù hợp13..
Đặc biệt Luật 2015 đã bổ sung nguyên tắc
quan trọng, “việc áp dụng VBQPPL trong
nước không được cản trở việc thực hiện điều
ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam
là thành viên. Trong trường hợp VBQPPL
trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng
hòa XHCN Việt Nam là thành viên có quy
định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ
Hiến pháp”. Quy định này phù hợp với xu
thế hội nhập quốc tế và tuân thủ cam kết của
nước ta trong thực hiện các điều ước quốc
tế, đồng thời cũng đảm bảo tính tối thượng
của Hiến pháp quốc gia.
Luật 2015 quy định “Trong trường
hợp các VBQPPL có quy định khác nhau về
cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu
lực pháp lý cao hơn” và “Trong trường hợp
các VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành
có quy định khác nhau về cùng một vấn đề
thì áp dụng quy định của VBQPPL ban hành
sau”. Tuy nhiên, Luật 2015 chưa dự liệu hết
các trường hợp phát sinh trong thực tế. Ví
dụ, trường hợp hai thông tư do hai Bộ hoặc
liên bộ ban hành nhưng lại có quy định khác
nhau về một vấn đề. Ví dụ: Thông tư liên
tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày
03/09/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản
lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh
tế, khu kinh tế cửa khẩu và Thông tư số
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
26 Số 1(377) T1/2019
32/2014/TT-BLĐTBXH ngày 01/12/2014
của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
hướng dẫn ủy quyền thực hiện một số nhiệm
vụ quản lý nhà nước về lao động trong khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và
khu công nghệ cao cùng quy định về việc
Ban Quản lý Khu kinh tế nhận thông báo
làm thêm giờ của doanh nghiệp trong khu
công nghiệp, khu kinh tế nhưng quy định
tổng số giờ làm thêm trong một năm ở hai
văn bản lại khác nhau14.
2. Một số kiến nghị
Thứ nhất, hoàn thiện khái niệm
VBQPPL
Về khái niệm VBQPPL, chúng tôi cho
rằng, “VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà
nước, chức danh nhà nước15 ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo Luật định16, trong đó
có các quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt
buộc chung, được áp dụng nhiều lần đối với
mọi đối tượng hay một nhóm đối tượng, để
điều chỉnh các quan hệ xã hội”17.
Thứ hai, hoàn thiện quy định về hệ
thống VBQPPL
Đối với VBQPPL của chính quyền
địa phương, thay vì quy định: nghị quyết
của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), nghị
quyết của HĐND huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là cấp huyện), nghị quyết của HĐND xã,
14 Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV quy định Ban Quản lý khu kinh tế nhận thông báo về việc tổ chức
làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền
của Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Thông tư 32/2014/TT-BLĐTBXH quy định Ban Quản lý Khu kinh tế nhận
thông báo của doanh nghiệp trong khu công nghiệp việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm”.
15 Hoặc có thể sử dụng cụm từ “người có thẩm quyền” , “cá nhân có thẩm quyền”.
16 Hoặc có thể sử dụng cụm từ “theo quy định của pháp luật”.
17 Xem Bài viết “Một số ý kiến tiếp tục trao đổi về khái niệm VBQPPL”, Nguyễn Đặng Phương Truyền, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp, số 08 (288), tháng 4/2015.
18 Điều 59 Dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc quy định tổ chức
chính quyền địa phương ở đặc khu gồm HĐND và UBND, xem Dự thảo 7, Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại kỳ
họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV,
aspx?ItemID=1319&TabIndex=1&LanID=1513
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp
xã), chỉ cần quy định “nghị quyết của HĐND
các cấp”, đồng thời, thay vì quy định: quyết
định của UBND cấp tỉnh, quyết định của
UBND cấp huyện, quyết định của UBND
cấp xã chỉ cần quy định: “quyết định của
UBND các cấp”.
Mặt khác, cần quy định rõ hình thức
và thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính
quyền địa phương ở đơn vị hành chính -
kinh tế đặc biệt. Quy định này cần chú ý đến
quy định của Luật Đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú
Quốc nếu Luật này được Quốc hội thông
qua. Theo chúng tôi, nếu Quốc hội thông
qua phương án chính quyền địa phương ở
đây vẫn có HĐND và UBND18 thì ghép quy
định thẩm quyền và hình thức VBQPPL
vào chung quy định đối với HĐND, UBND
các cấp. Theo đó quy định “nghị quyết của
HĐND các cấp và HĐND ở đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt” và “quyết định của
UBND các cấp và UBND ở đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt”.
Thứ ba, hoàn thiện quy định về thời
điểm VBQPPL có hiệu lực
Theo chúng tôi, cần quy định thống
nhất mốc tính thời điểm có hiệu lực của
VBQPPL của chính quyền địa phương
“không sớm hơn... kể từ ngày VBQPPL
được thông qua hoặc ký ban hành”. Để đảm
bảo tính hệ thống, cần khẳng định cả thời
điểm có hiệu lực của VBQPPL do các chức
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
27Số 1(377) T1/2019
danh nhà nước ở trung ương ban hành. Đồng
thời, cần bổ sung thời điểm có hiệu lực của
VBQPPL của chính quyền địa phương ở
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Do đó,
chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản
1 Điều 152 Luật 2015 như sau:
“ Điều 151. Thời điểm có hiệu lực của
VBQPPL
1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ
hoặc một phần của VBQPPL được quy định
tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày
kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối
với VBQPPL của cơ quan nhà nước, chức
danh nhà nước ở trung ương; không sớm hơn
10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban
hành đối với VBQPPL của HĐND; UBND
cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày
thông qua hoặc ký ban hành đối với VBQPPL
của HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã và ở
đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt”.
Thứ tư, hoàn thiện quy định về trường
hợp VBQPPL hết hiệu lực
Chúng tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung
Điều 154 Luật 2015 như sau:
“ Điều 154. Trường hợp VBQPPL hết
hiệu lực
VBQPPL hết hiệu lực toàn bộ hoặc
một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được
quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
bằng VBQPPL mới của cơ quan nhà nước,
người có thẩm quyền;
3. Bị bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan
nhà nước, người có có thẩm quyền;
4. VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL
quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng
đồng thời hết hiệu lực.
19 Ví dụ, Luật Doanh nghiệp năm 2015 đã quy định áp dụng Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành: “Trường hợp
luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan
của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó”.
5. VBQPPL không còn đối tượng
điều chỉnh”.
Thứ năm, hoàn thiện quy định liên
quan đến ban hành VBQPPL theo trình tự
thủ tục rút gọn
Chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều
146 Luật 2015, bổ sung trường hợp bãi bỏ
VBQPPL cũng là trường hợp VBQPPL
được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn
để VBQPPL này có hiệu lực thi hành ngay
và VBQPPL bị bãi bỏ ngay sau khi bị bãi bỏ
sẽ hết hiệu lực.
Bên cạnh đó, cần bổ sung thẩm quyền
của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
Bộ trong việc ban hành VBQPPL theo trình
tự thủ tục rút gọn.
Thứ sáu, bổ sung nguyên tắc áp dụng
VBQPPL
Luật 2015 cần quy định việc áp
dụng VBQPPL trong các trường hợp các
VBQPPL sau đây quy định về cùng một vấn
đề nhưng có quy định khác nhau: (1) Nghị
quyết của UBTVQH và Nghị quyết liên tịch
giữa UBTVQH với Đoàn Chủ tịch Ủy ban
Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; (2)
Thông tư của Bộ trưởng và Thông tư của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác
và với các Thông tư liên tịch. Bởi lẽ những
trường hợp này rất khó xác định VBQPPL
nào có hiệu lực pháp lý cao hơn và những
trường hợp này cũng không phải là trường
hợp VBQPPL do cùng một cơ quan ban hành
mà Luật 2015 đã quy định. Do đó, chúng
tôi cho rằng, cần xem xét, bổ sung nguyên
tắc áp dụng VBQPPL trong Điều 146 Luật
2015 theo hướng quy định ưu tiên áp dụng
VBQPPL quy định về lĩnh vực đó (văn bản
chuyên ngành). Đây là nguyên tắc mà nhiều
VBQPPL hiện nay đã có quy định19■
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
28 Số 1(377) T1/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cac_quy_dinh_cua_luat_ban_hanh_van_ban_quy_pham_p.pdf