Một số kiến nghị
Một là, cần sửa đổi Luật Thanh tra
năm 2010 theo hướng thừa nhận chức danh
“công chức khác” trong cơ cấu tổ chức của
Thanh tra huyện. Theo đó, khoản 2 Điều 26
Luật Thanh tra năm 2010 có thể được sửa
đổi như sau: “Thanh tra huyện có Chánh
Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra
viên và công chức khác”. Sửa đổi này vừa
đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất trong hệ
thống pháp luật vừa loại trừ tình trạng thiếu
hụt nhân lực trong tổ chức và hoạt động của
Thanh tra huyện.
Thứ hai, Chính phủ cần ban hành văn
bản sửa đổi số lượng cấp phó của người đứng
đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện trong Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
theo hướng giảm số lượng cấp phó như quy
định trong Thông tư liên tịch số 03/2014/
TTLT-TTCP-BNV. Theo đó, số lượng Phó
Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện không quá 02 người.
Với quy định này thì Thanh tra huyện sẽ có
không quá 02 Phó Chánh Thanh tra.
Thứ ba, nhằm bảo đảm sự tương thích
giữa Luật Thanh tra năm 2010 với Luật Tố
cáo năm 2018 thì cần cân nhắc kỹ lưỡng
về thẩm quyến giải quyết tố cáo của Chánh
thanh tra huyện. Nếu thừa nhận thẩm quyền
giải quyết tố cáo của Chánh thanh tra huyện
thì phải tiến hành sửa đổi Luật Tố cáo năm
2018. Tuy nhiên, Luật Tố cáo năm 2018
vừa mới được ban hành nên vấn đề sửa đổi
luật này khó khả thi. Ngược lại, nếu không
thừa nhận thẩm quyền giải quyết tố cáo của
Chánh thanh tra huyện thì cần sửa đổi Luật
Thanh tra năm 2010 theo hướng quy định
rõ: “Chánh thanh tra huyện giúp UBND cấp
huyện QLNN về công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo; có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại theo quy định của pháp luật về khiếu
nại”. Sửa đổi này tạo ra sự rõ ràng trong việc
áp dụng pháp luật. Theo đó, Chánh thanh tra
huyện có quyền trực tiếp “giải quyết khiếu
nại”, còn về tố cáo thì chỉ “tham mưu, giúp”
Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết tố cáo
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA HUYỆN
Tóm tắt:
Pháp luật hiện hành đã có những quy định rất cụ thể về tổ chức,
hoạt động của Thanh tra huyện. Tuy nhiên, qua hoạt động thực
tiễn cho thấy còn một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp.
Cao Vũ Minh*
* TS. Đại học Luật Tp. HCM.
Abstract:
The organization and operations of the inspection institution at
district level are specificly recorded in the existing legal regulations.
However, through its practical performances, there are still some
drawbacks and shortcomings that need to be reviewed for further
amendments.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Luật Thanh tra năm 2010,
thanh tra hành chính, thanh tra chuyên
ngành, thanh tra huyện.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 06/12/2018
Biên tập : 16/01/2019
Duyệt bài : 20/01/2019
Article Infomation:
Keywords: Law on Inspection of 2010,
administrative inspection, specialized
inspection, district inspection.
Article History:
Received : 06 Dec. 2018
Edited : 16 Jan. 2019
Approved : 20 Jan. 2019
1. Khái quát về “thanh tra huyện”
Theo quy định của Luật Thanh tra năm
2010, thuật ngữ “thanh tra” dùng để chỉ hai
khái niệm “thanh tra nhà nước” và “thanh
tra nhân dân”. Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy
định này có phần khiên cưỡng bởi khái niệm
“thanh tra nhân dân” tuy có chữ “thanh
tra”, nhưng thực ra về bản chất lại không
thực hiện hoạt động thanh tra mà thực hiện
1 Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Hồng
Đức - Hội Luật gia Việt Nam, 2017, tr. 707.
hoạt động giám sát1. Cụ thể, nếu như “thanh
tra nhà nước” mang tính quyền lực nhà
nước thì “thanh tra nhân dân” - một hình
thức giám sát của nhân dân lại không mang
tính quyền lực nhà nước. Khi thực hiện hoạt
động giám sát, thanh tra nhân dân chỉ có
quyền kiến nghị chứ không có quyền xử lý
vụ việc. Về tổ chức và hoạt động, thanh tra
nhân dân không nằm trong bộ máy nhà nước
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
16 Số 24(400) T12/2019
và cũng không thực hiện chức năng quản lý
nhà nước (QLNN).
Luật Thanh tra năm 2010 xác định cụ
thể hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước
bao gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra bộ,
cơ quan ngang bộ; Thanh tra tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương; Thanh tra sở; Thanh tra
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau
đây gọi chung là Thanh tra huyện).
Luật Thanh tra năm 2010 quy định:
“Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện, có trách nhiệm
giúp UBND cùng cấp QLNN về công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp
luật”2. Về cơ bản, các văn bản pháp luật
trước đây cũng như hiện hành đều thống
nhất quy định: “Thanh tra huyện là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện”. Điều
này cũng thừa nhận vị thế độc lập tương đối
của Thanh tra huyện, từ đó phát huy vai trò,
chức năng của cơ quan này.
2. Bất cập trong các quy định của pháp
luật về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra huyện
Thứ nhất, về cơ cấu, tổ chức của
Thanh tra huyện
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26
Luật Thanh tra năm 2010, “thanh tra huyện
có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh
tra và Thanh tra viên”. Để hướng dẫn thi
hành nội dung này, Điều 18 Nghị định số
86/2011/NĐ-CP ngày 22/09/2011 của Chính
phủ ngoài nhắc lại các chức danh Chánh
Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh
2 Khoản 1 Điều 26 Luật Thanh tra năm 2010.
3 Điều 6 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 92/2014/NĐ-CP) về
thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
4 Điều 23 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
09/6/2015) quy định:
“1. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản; người hướng dẫn tập sự phải nhận
xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản, gửi cơ quan sử dụng công chức.
2. Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người
tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu của ngạch công chức đang tập sự thì có văn bản đề nghị cơ quan quản lý
công chức ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương cho công chức được tuyển dụng”.
tra viên được quy định trong Luật Thanh
tra năm 2010, còn bổ sung thêm chức danh
“công chức khác”. Xét dưới góc độ pháp lý,
việc Nghị định số 86/2011/NĐ-CP bổ sung
thêm chức danh “công chức khác” là không
phù hợp với Luật Thanh tra năm 2010 bởi
theo quy định Chánh Thanh tra, Phó Chánh
Thanh tra, Thanh tra viên thuộc thanh tra
huyện là công chức và được bổ nhiệm vào
ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh
tra cũng như các nhiệm vụ khác theo sự
phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra
nhà nước3. Trong khi đó, “công chức khác”
được quy định trong Nghị định số 86/2011/
NĐ-CP tuy có thể là công chức nhưng lại
không được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra.
Trên thực tế, thanh tra là một hoạt
động mang tính chuyên môn nghiệp vụ rất
cao. Do đó, hoạt động thanh tra nói chung
và hoạt động của Thanh tra huyện nói riêng
phải được tiến hành bởi các thanh tra viên
được đào tạo bài bản về công tác thanh tra.
Ngoài những yêu cầu liên quan đến chuyên
môn, nghiệp vụ, văn bằng, chứng chỉ, một
chủ thể muốn được bổ nhiệm ngạch thanh
tra viên phải có thời gian ít nhất 02 năm làm
công tác thanh tra (không kể thời gian tập
sự, thử việc). Trường hợp là cán bộ, công
chức, viên chức, sỹ quan Quân đội nhân
dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ
quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ
quan thanh tra nhà nước thì phải có thời gian
ít nhất 05 năm giữ ngạch công chức, viên
chức, cấp hàm tương đương ngạch thanh tra
viên. Trong khi đó, một người được tuyển
dụng vào ngạch công chức chỉ cần trải qua
thời gian tập sự là được bổ nhiệm ngạch
công chức4.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
17Số 24(400) T12/2019
Hiện nay, trong tổ chức, Thanh tra
huyện thường bố trí một “công chức khác”
- là người không có ngạch thanh tra viên
để đảm nhận những công việc cụ thể theo
sự phân công của Chánh thanh tra. Về mặt
pháp lý, công chức này vẫn tham gia hoạt
động thanh tra và trở thành thành viên của
Đoàn thanh tra5. Tuy nhiên, trên thực tế,
hoạt động của các công chức này chú trọng
hơn vào công tác văn thư hành chính, tổng
hợp báo cáo, lưu trữ văn bản. Ví dụ, tại 05
huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau (thành phố
Cà Mau, huyện Đầm Dơi, huyện Trần Văn
Thời, huyện Thới Bình, huyện Cái Nước)
thì có tới 04 cơ quan Thanh tra huyện bố
trí một công chức phụ trách công việc tổng
hợp, thống kê (Thanh tra thành phố Cà Mau,
huyện Trần Văn Thời, huyện Thới Bình,
huyện Cái Nước)6.
Như vậy, Nghị định số 86/2011/NĐ-
CP quy định thêm chức danh “công chức
khác” để công chức này đảm nhận các công
việc mang tính chất văn phòng là phù hợp với
thực tiễn của công tác quản lý. Nếu không
có công chức này, Thanh tra huyện phải cắt
cử một thanh tra viên phụ trách công việc
mang tính chất văn phòng. Tất nhiên, công
việc này vẫn phải mang tính chuyên môn
nghiệp vụ nhưng thiên về yếu tố kỹ thuật
nhiều hơn. Cắt cử một thanh tra viên - người
được bổ nhiệm ngạch thanh tra vào các công
việc mang tính kỹ thuật và ít gắn với chuyên
môn thanh tra sẽ gây lãng phí nguồn nhân
lực. Điều này càng trở nên không cần thiết
trong bối cảnh lực lượng thanh tra huyện
5 Khoản 1 Điều 44 Luật Thanh tra năm 2010 quy định:
“Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn thanh tra;
d) Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra”.
6 Xem thêm: Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời; Quyết định số
02/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau; Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày
28/10/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Cái Nước; Quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 06/5/2015 của Ủy ban nhân
dân huyện Thới Bình; Quyết định số 482/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi.
còn ít và việc bổ nhiệm ngạch thanh tra viên
có những khó khăn nhất định do yêu cầu về
điều kiện bổ nhiệm khắt khe hơn rất nhiều
so với các ngạch công chức khác. Tuy nhiên,
tính hợp lý này lại bị “phủ định” bởi tính
hợp pháp vì Luật Thanh tra năm 2010 không
quy định chức danh “công chức khác” trong
cơ cấu tổ chức của Thanh tra huyện.
Thứ hai, về số lượng Phó Chánh thanh tra
Theo khoản 2 Điều 26 Luật Thanh
tra năm 2010, Chánh Thanh tra huyện do
Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với
Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh
tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực
hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh
Thanh tra huyện. Nghị định số 86/2011/
NĐ-CP giải thích rõ “Phó Chánh Thanh
tra huyện do Chủ tịch UBND cấp huyện bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị
của Chánh Thanh tra huyện. Phó Chánh
Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra
huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công
của Chánh Thanh tra huyện và chịu trách
nhiệm trước phát luật, trước Chánh Thanh
tra huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ
được giao”.
Ngày 05/05/2015, Chính phủ ban
hành Nghị định số 37/2014/NĐ-CP quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện. Theo khoản 3 Điều 5
Nghị định số 37/2014/NĐ-CP, ngoài người
đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND
cấp huyện (gọi là Trưởng phòng) thì số
lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
18 Số 24(400) T12/2019
môn thuộc UBND cấp huyện không quá
03 người. Là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện, về cơ cấu tổ chức, Thanh
tra huyện đương nhiên vẫn thuộc phạm vi
điều chỉnh của khoản 3 Điều 5 Nghị định
số 37/2014/NĐ-CP. Nói cách khác, Thanh
tra huyện ngoài Chánh Thanh tra, có thể
có không quá 03 Phó Chánh thanh tra. Tuy
nhiên, Điều 8 Thông tư liên tịch số 03/2014/
TTLT-TTCP-BNV ngày 08/09/2014 của
Tổng Thanh tra Chính phủ phối hợp Bộ
trưởng Bộ Nội vụ ban hành lại giới hạn:
“Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra và
không quá 02 Phó Chánh Thanh tra”. Rõ
ràng, trong trường hợp này, Thông tư liên
tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV đã quy
định số lượng Phó Chánh Thanh tra không
phù hợp với Nghị định số 37/2014/NĐ-CP.
Một điều cần nói là khi ban hành Thông
tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV,
người có thẩm quyền vẫn căn cứ vào Nghị
định số 37/2014/NĐ-CP nhưng không hiểu
vì lý do gì mà số lượng Phó Chánh thanh tra
được quy định trong Thông tư liên tịch số
03/2014/TTLT-TTCP-BNV lại không phù
hợp với Nghị định số 37/2014/NĐ-CP.
Thứ ba, về thẩm quyền giải quyết tố
cáo của Thanh tra huyện và Chánh Thanh
tra huyện
Khoản 1 Điều 26 Luật Thanh tra năm
2010 quy định: “Thanh tra huyện là cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có
trách nhiệm giúp UBND cùng cấp QLNN về
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật”. Với quy định này, có thể hiểu,
Thanh tra huyện không chỉ tham mưu, giúp
UBND cấp huyện QLNN về công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng mà còn được trực tiếp có
quyền “giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
7 Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 646.
Điều 27 Luật Thanh tra năm 2010
khẳng định: “Thanh tra huyện giúp UBND
cấp huyện QLNN về công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải
quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo”. Do đó, để
thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố
cáo thì Thanh tra huyện cần được thừa nhận
quyền trực tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo
chứ không đơn thuần chỉ là chủ thể tham
mưu, giúp việc cho UBND cấp huyện trong
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Qua các phân tích trên, có thể thấy,
Luật Thanh tra năm 2010 không “ngần ngại”
quy định quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
cho Thanh tra huyện. Với tư duy đó thì việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo trước tiên và chủ
yếu phải thuộc về Chánh Thanh tra huyện7
bởi đây là người đứng đầu Thanh tra huyện.
Liên quan đến quyền giải quyết khiếu
nại, Điều 17 Luật Khiếu nại năm 2011 quy
định: “thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp
huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần đầu đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính của mình, của người có trách
nhiệm do mình quản lý trực tiếp”. Là thủ
trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện,
Chánh thanh tra huyện có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại. Như vậy, quy định về thẩm
quyền giải quyết khiếu nại của Chánh thanh
tra huyện được quy định thống nhất giữa
Luật Thanh tra năm 2010 với Luật Khiếu nại
năm 2011. Tuy nhiên, liên quan đến quyền
giải quyết tố cáo thì nghịch lý phát sinh bởi
Luật Tố cáo năm 2018 không quy định thẩm
quyền giải quyết tố cáo cho Chánh thanh tra
huyện. Ở địa phương, đối với Chánh thanh
tra, Luật Tố cáo năm 2018 chỉ quy định
Chánh Thanh tra tỉnh có quyền giải quyết tố
cáo và hoàn toàn “phớt lờ” thẩm quyền giải
quyết tố cáo của Chánh Thanh tra huyện.
Theo pháp luật về thanh tra, hoạt
động thanh tra chỉ được thực hiện khi có
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
19Số 24(400) T12/2019
quyết định thanh tra. Thủ trưởng cơ quan
thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và
thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện quyết
định thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thủ
trưởng cơ quan QLNN ra quyết định thanh
tra và thành lập Đoàn thanh tra. Trong quyết
định thanh tra phải thể hiện rõ nội dung liên
quan đến thành phần của Đoàn thanh tra bao
gồm: “Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra
viên và các thành viên khác của Đoàn thanh
tra”. Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn
thanh tra, các thành viên khác của Đoàn
thanh tra có thể ban hành các quyết định hay
thực hiện các hành vi trái pháp luật. Để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đối
tượng thanh tra có quyền khiếu nại, tố cáo8.
Theo điểm l khoản 1 Điều 48 Luật Thanh tra
năm 2010, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn
thanh tra, các thành viên khác của Đoàn
thanh tra sẽ thuộc thẩm quyền của người ra
quyết định thanh tra hành chính.
Như vậy, khi tiến hành thanh tra đối
với phòng, ban chuyên môn thuộc UBND
cấp huyện, UBND xã, phường, thị trấn (sau
đây gọi chung là UBND cấp xã), đơn vị sự
nghiệp công lập, đơn vị khác do Chủ tịch
UBND cấp huyện quyết định thành lập thì
thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thành
lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ
thanh tra thuộc về Chánh Thanh tra huyện.
Đối với vụ việc phức tạp, vụ việc đặc biệt
phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý
của nhiều cơ quan, đơn vị thì thẩm quyền ra
quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh
tra (hoặc Đoàn thanh tra liên ngành) để thực
hiện nhiệm vụ thanh tra thuộc về Chủ tịch
UBND cấp huyện. Nếu đối tượng thanh tra
khiếu nại, tố cáo thì thẩm quyền giải quyết
thuộc về người ra quyết định thanh tra hành
chính - tức là Chủ tịch UBND cấp huyện
8 Điều 73, 74 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP.
9 Thanh tra Chính phủ, Báo cáo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2012 - 2015 và nhiệm vụ, giải
pháp trong thời gian tới tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày
7/10/2016 (theo Công điện số 771/CĐ-VPCP ngày 4/10/2016 của Văn phòng Chính phủ).
hoặc Chánh Thanh tra huyện. Trong trường
hợp Chủ tịch UBND cấp huyện ra quyết
định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra
thì không có vấn đề gì đáng nói. Lúc này
Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ là người trực
tiếp giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên,
nếu Chánh Thanh tra huyện là người ra quyết
định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra thì
phát sinh bất cập. Như đã trình bày, Chánh
Thanh tra huyện chỉ có quyền giải quyết
khiếu nại mà không có quyền giải quyết tố
cáo. Việc giải quyết tố cáo sẽ chuyển sang
cho Chủ tịch UBND cấp huyện mặc dù Chủ
tịch UBND cấp huyện là người không ra
quyết định thanh tra và cũng không thành lập
Đoàn thanh tra trong trường hợp này.
Quy định “khước từ” thẩm quyền giải
quyết tố cáo của Chánh Thanh tra huyện
trong Luật Tố cáo năm 2018 không chỉ mâu
thuẫn với Luật Thanh tra năm 2010 mà vô
hình trung còn hạn chế hiệu quả hoạt động
của Thanh tra huyện. Trong thực tiễn, lực
lượng Thanh tra nói chung và Chánh Thanh
tra huyện nói riêng vẫn là những chủ thể rất
quan trọng trong hoạt động thẩm tra, xác
minh, tham gia giải quyết tố cáo9.
Thứ tư, quyền trưng tập cộng tác viên
thanh tra
Điều 35 Luật Thanh tra năm 2010 quy
định: “trong hoạt động thanh tra, cơ quan
thanh tra nhà nước có quyền trưng tập cộng
tác viên thanh tra. Cộng tác viên thanh tra
là người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp
với nhiệm vụ thanh tra”. Khoản 4 Điều 17
Nghị định số 86/2011/NĐ-CP giải thích cụ
thể hơn thẩm quyền trưng tập cộng tác viên
thanh tra thuộc về Chánh Thanh tra huyện.
Theo đó, Chánh Thanh tra huyện trưng tập
công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có
liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
20 Số 24(400) T12/2019
Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam
thì “trưng tập” (trưng: gọi ra, thu cho nhà
nước; tập: hợp lại) là “tập trung, gọi ra thực
hiện nhiệm vụ cho nhà nước trong những
trường hợp khẩn cấp liên quan đến việc
công”10. Như vậy, trưng tập là một biện pháp
do Chánh Thanh tra huyện áp dụng nhằm
huy động lực lượng công chức, viên chức
của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia
hoạt động thanh tra do mình đang phụ trách.
Tất nhiên, khi tham gia hoạt động thanh tra,
lực lượng công chức, viên chức sẽ trở thành
các cộng tác viên thanh tra và thực hiện các
công việc liên quan đến thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
Về thủ tục, việc trưng tập cộng tác viên
thanh tra phải thực hiện bằng văn bản. Nội
dung văn bản trưng tập cộng tác viên thanh
tra phải ghi rõ căn cứ để trưng tập, đối tượng
được trưng tập, thời gian trưng tập, nơi làm
việc, chế độ đãi ngộ. Trước khi trưng tập
cộng tác viên thanh tra, Chánh Thanh tra
huyện phải thống nhất với cơ quan quản lý
trực tiếp người được trưng tập11.
Hiện nay, ngoài thẩm quyền trưng tập
Cộng tác viên Thanh tra của Chánh thanh
tra huyện thì Thông tư liên tịch số 03/2014/
TTLT-TTCP-BNV còn quy định: “Thanh tra
huyện được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên
quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham
gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, phòng, chống tham nhũng”. Câu hỏi
đặt ra “trưng tập cộng tác viên thanh tra”
với “yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan
cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia
các Đoàn thanh tra” là giống nhau hay khác
nhau? Nếu là giống nhau thì không thực sự
thuyết phục bởi “yêu cầu cơ quan, đơn vị có
liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức
10 Nguyễn Lân, Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2006, tr. 1941.
11 Điều 23 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 92/2014/NĐ-CP ngày 08/10/2014) quy
định về trưng tập cộng tác viên thanh tra.
12 “Trưng tập cộng tác viên thanh tra” được áp dụng đối với đối tượng là công chức, viên chức. Trong khi đó, “yêu cầu
cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh tra” được áp dụng đối với đối
tượng là cán bộ, công chức, viên chức. Như vậy, phạm vi chịu sự tác động chỉ khác nhau ở đối tượng “cán bộ”.
tham gia các Đoàn thanh tra” thuộc thẩm
quyền của Thanh tra huyện, còn “trưng tập
cộng tác viên thanh tra” thuộc thẩm quyền
của cá nhân Chánh thanh tra huyện. “Trưng
tập cộng tác viên thanh tra” được áp dụng
đối với công chức, viên chức. Trong khi đó,
“yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử
cán bộ, công chức, viên chức tham gia các
Đoàn thanh tra” không chỉ áp dụng đối với
công chức, viên chức mà còn được áp dụng
đối với cán bộ.
Ngược lại, nếu cho rằng “trưng tập
cộng tác viên thanh tra” với “yêu cầu cơ
quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công
chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh
tra” là khác nhau thì cũng có những vướng
mắc. Đối chiếu quyền “trưng tập cộng tác
viên thanh tra” của Chánh thanh tra huyện
với quyền “yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên
quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham
gia các Đoàn thanh tra” của Thanh tra
huyện thì dường như hai biện pháp này chưa
có sự phân biệt rõ ràng trong việc áp dụng.
Nói cách khác là hai biện pháp này có sự
chồng lấn về mục đích và thủ tục thực hiện.
Như đã trình bày, “trưng tập cộng tác
viên thanh tra” là biện pháp nhằm huy động
lực lượng công chức, viên chức thuộc biên
chế cơ quan, đơn vị khác tham gia Đoàn
thanh tra. Trong khi đó, “yêu cầu cơ quan,
đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức,
viên chức tham gia các Đoàn thanh tra”
cũng nhằm mục đích huy động cán bộ, công
chức, viên chức thuộc biên chế cơ quan, đơn
vị khác tham gia Đoàn thanh tra. Như vậy,
hai biện pháp này đã có sự chồng lấn với nhau
về mục đích thực hiện và đối tượng được huy
động (đều được áp dụng đối với đối tượng là
công chức, viên chức)12.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
21Số 24(400) T12/2019
Việc “trưng tập cộng tác viên thanh
tra” phải thực hiện bằng văn bản và trước
khi trưng tập, cơ quan trưng tập phải thống
nhất ý kiến với cơ quan quản lý trực tiếp của
người được trưng tập. Tương tự, “yêu cầu cơ
quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công
chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh
tra” cũng phải thực hiện bằng văn bản và
trước khi tiến hành việc cử người, cơ quan
yêu cầu và cơ quan cử người đều phải thống
nhất ý kiến với nhau. Như vậy, hai biện pháp
này cũng giống nhau về thủ tục thực hiện.
Điều đáng nói là so với “trưng tập cộng
tác viên thanh tra”, biện pháp “yêu cầu cơ
quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công
chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh
tra” lại không được quy định trong Luật
Thanh tra năm 2010 với tính chất là công
việc thuộc thẩm quyền của Thanh tra huyện.
Vì vậy, việc Thông tư liên tịch số 03/2014/
TTLT-TTCP-BNV quy định biện pháp “yêu
cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ,
công chức, viên chức tham gia các Đoàn
thanh tra” về mặt thực tế là đã “bổ sung”
thêm quyền cho Thanh tra huyện. Tuy nhiên,
sự “bổ sung” này không phù hợp với Luật
Thanh tra năm 2010 và ít nhiều có sự chồng
chéo với biện pháp “trưng tập cộng tác viên
thanh tra” thuộc thẩm quyền của Chánh
thanh tra huyện.
3. Một số kiến nghị
Một là, cần sửa đổi Luật Thanh tra
năm 2010 theo hướng thừa nhận chức danh
“công chức khác” trong cơ cấu tổ chức của
Thanh tra huyện. Theo đó, khoản 2 Điều 26
Luật Thanh tra năm 2010 có thể được sửa
đổi như sau: “Thanh tra huyện có Chánh
Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra
viên và công chức khác”. Sửa đổi này vừa
đáp ứng yêu cầu về tính thống nhất trong hệ
thống pháp luật vừa loại trừ tình trạng thiếu
hụt nhân lực trong tổ chức và hoạt động của
Thanh tra huyện.
Thứ hai, Chính phủ cần ban hành văn
bản sửa đổi số lượng cấp phó của người đứng
đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện trong Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
theo hướng giảm số lượng cấp phó như quy
định trong Thông tư liên tịch số 03/2014/
TTLT-TTCP-BNV. Theo đó, số lượng Phó
Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp huyện không quá 02 người.
Với quy định này thì Thanh tra huyện sẽ có
không quá 02 Phó Chánh Thanh tra.
Thứ ba, nhằm bảo đảm sự tương thích
giữa Luật Thanh tra năm 2010 với Luật Tố
cáo năm 2018 thì cần cân nhắc kỹ lưỡng
về thẩm quyến giải quyết tố cáo của Chánh
thanh tra huyện. Nếu thừa nhận thẩm quyền
giải quyết tố cáo của Chánh thanh tra huyện
thì phải tiến hành sửa đổi Luật Tố cáo năm
2018. Tuy nhiên, Luật Tố cáo năm 2018
vừa mới được ban hành nên vấn đề sửa đổi
luật này khó khả thi. Ngược lại, nếu không
thừa nhận thẩm quyền giải quyết tố cáo của
Chánh thanh tra huyện thì cần sửa đổi Luật
Thanh tra năm 2010 theo hướng quy định
rõ: “Chánh thanh tra huyện giúp UBND cấp
huyện QLNN về công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo; có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại theo quy định của pháp luật về khiếu
nại”. Sửa đổi này tạo ra sự rõ ràng trong việc
áp dụng pháp luật. Theo đó, Chánh thanh tra
huyện có quyền trực tiếp “giải quyết khiếu
nại”, còn về tố cáo thì chỉ “tham mưu, giúp”
Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết tố cáo.
Cuối cùng, nhà làm luật cần xem xét
lại cơ sở pháp lý của biện pháp “yêu cầu cơ
quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công
chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh
tra” được quy định trong Thông tư liên tịch
số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV. Hiện nay,
Luật Thanh tra năm 2010 không quy định
“yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử
cán bộ, công chức, viên chức tham gia các
Đoàn thanh tra” là một biện pháp thuộc
thẩm quyền của Thanh tra huyện. Điều đó
có nghĩa biện pháp này không thể được áp
dụng với tính chất là một công việc thuộc
thẩm quyền của Thanh tra huyện. Trong
trường hợp nhận thấy đây là một biện pháp
tốt nhằm huy động nhân lực tham gia vào
(Xem tiếp trang 40)
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
22 Số 24(400) T12/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cac_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_to_chuc_va_hoat_don.pdf