Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong tố tụng dân sự

Những quy định về quyền hưởng dụng và quyền bề mặt trong BLDS năm 2015 đã mở ra những khả năng và tạo ra hiệu quả điều chỉnh cao hơn của pháp luật dân sự, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu dân sự liên quan đến bất động sản, trong đó có đất đai. Những quy định về quyền hưởng dụng và quyền bề mặt tạo ra quyền của người không phải là chủ sở hữu đất đai, bất động sản khác có quyền sử dụng các loại tài sản này trong xây dựng các vật kiến trúc, các hệ thống giao thông, trồng trọt cây cối, đồng thời những quy định này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong quan hệ tài sản một cách có hiệu quả, tránh lãng phí vì tài sản được khai thác tối đa, do không tuyệt đối hóa quyền sở hữu tài sản. BLDS năm 2015 đã khắc phục được những khiếm khuyết trong BLDS năm 2005, là có những quy định về quyền hưởng dụng và quyền bề mặt

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOAÂN THIÏÅN CAÁC QUY ÀÕNH CUÃA PHAÁP LUÊÅT VÏÌ TRAÁCH NHIÏÅM BÖÌI THÛÚÂNG CUÃA NHAÂ NÛÚÁC TRONG TÖË TUÅNG DÊN SÛÅ LươNg DANh TùNg* 35 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT * ThS, Luật sư Công ty luật hợp danh Đông Nam Á - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội. 1. Các kết quả quan trọng đạt được khi thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Việc Quốc hội ban hành Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định chính sách của Đảng và Nhà nước trong thực hiện các mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trong đó, có quyền được bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay. Sau hơn 6 năm thi hành, về cơ bản Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 đã đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu tạo cơ chế khả thi để người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường; bảo đảm sự ổn định của hoạt động công vụ, giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan nhà nước, người thi hành công vụ với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bị thiệt hại. Thông qua việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước, công chức nhà nước tiếp tục có sự chuyển biến về ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ, nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa, vai trò của pháp luật về TNBT của Nhà nước, qua đó, nâng cao trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân theo tinh thần: để tránh phát sinh TNBT nhà nước thì không có hành vi trái pháp luật trong thi hành công vụ. Người bị thiệt hại thuận lợi hơn trong thực hiện quyền yêu cầu bồi Luật Trách nhiệm bồi thường (TNBT) của Nhà nước năm 2010 là văn bản pháp luật quan trọng để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có căn cứ pháp lý thực hiện TNBT của mình đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Tuy nhiên, do Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 được xây dựng trên cơ sở phù hợp với Hiến pháp năm 1992, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005; phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, điều kiện làm việc và thực thi công vụ thời kỳ trước năm 2010, do vậy, đến nay đã bộc lộ một số khiếm khuyết cần được sửa đổi, bổ sung. 36 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT thường trong cả ba lĩnh vực quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án1. Một số trường hợp điển hình về thực hiện TNBT của Nhà nước có thể kể đến như: - Tháng 8/2015, Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Thái Bình đã tuyên án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Lương Ngọc Phi, nguyên Giám đốc Công ty Khai thác chế biến nông hải sản xuất khẩu Hòa Bình khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường thiệt hại cho ông Phi số tiền hơn 22,9 tỷ đồng do TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt ông Phi 17 năm tù giam oan sai2. - Tháng 9/2015, TAND cấp cao tại Hà Nội đã chi trả 7,2 tỷ đồng tiền bồi thường oan sai cho ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang do ông Chấn bị ngồi tù oan trong 10 năm3. Tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 ngày 07/01/2016, Bộ Tư pháp đã thống kê số lượng đơn khởi kiện yêu cầu TAND các cấp thụ lý, xét xử giải quyết bồi thường dân sự là 51 vụ án dân sự về bồi thường nhà nước. Đây là các vụ việc những người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có TNBT và khởi kiện ra TAND. Đến thời điểm ngày 07/01/2016, TAND các cấp đã giải quyết xong 39 vụ việc, số tiền bồi thường là 32,5 tỷ đồng, còn 12 vụ việc vẫn đang tiếp tục giải quyết4. Trong suốt 6 năm, TAND các cấp mới chỉ thụ lý giải quyết 51 vụ việc dân sự về bồi thường nhà nước trên địa bàn cả nước là con số quá ít ỏi. Riêng trong lĩnh vực tố tụng dân sự (TTDS) chưa được Ban Tổ chức Hội nghị tổng kết cụ thể. Có ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các cơ quan nhà nước không giải quyết bồi thường thiệt hại được nhiều là do một bộ phận người dân chưa biết về TNBT của Nhà nước hoặc không hiểu rõ các quy định về TNBT của Nhà nước nên không hoàn thành được các thủ tục cần thiết, hoặc gửi đơn yêu cầu bồi thường không đúng cơ quan có TNBT nhà nước. Đây là ý kiến chủ quan, bởi ngay các quy định trong Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 cũng đang có những khiếm khuyết và không thống nhất với Hiến pháp năm 2013, đặc biệt sẽ không thống nhất với Bộ luật TTDS năm 20155, Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 20156. 2. một số hạn chế và kiến nghị hoàn thiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2.1. Quy định giới hạn trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong tố tụng dân sự đã giới hạn quyền dân sự của người bị thiệt hại Điều 2 BLDS năm 2015 quy định: “1. Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, 1 Nguồn: 2 Nguồn: 20151016103518509.htm. 3 Nguồn: 4 5 Bộ luật TTDS năm 2015 được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. 6 BLDS năm 2015 được Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. 37 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy, BLDS năm 2015 đã nhắc lại quy định tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 rất rõ ràng: quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo luật và trong những trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, các quy định của Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật trong lĩnh vực TTDS lại giới hạn phạm vi bồi thường nhà nước đối với công dân, như vậy đã có sự hạn chế quyền con người, quyền công dân, trái với quy định của Hiến pháp năm 2013, không thống nhất với quy định của BLDS năm 2015. Điều 28 Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 quy định về phạm vi TNBT trong hoạt động TTDS, tố tụng hành chính: “Nhà nước có TNBT thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành TTDS, tố tụng hành chính gây ra trong các trường hợp sau đây: 1. Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp (BPKC) tạm thời; 2. Áp dụng BPKC tạm thời khác với BPKC tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu; 3. Áp dụng BPKC tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng BPKC tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức; 4. Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án”. Theo nội dung Điều 28 Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 thì những hành vi trái pháp luật của người tiến hành TTDS gây ra chỉ trong những trường hợp đã liệt kê trên thì Nhà nước mới có TNBT cho người bị thiệt hại. Nói cách khác là những trường hợp không nằm trong quy định tại Điều 28 Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 thì sẽ không được bồi thường. Giới hạn phạm vi TNBT của Nhà nước trong hoạt động TTDS quy định tại Điều 28 Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 đã thể hiện những bất cập sau: Thứ nhất, quy định về TNBT của Nhà nước do hành vi trái pháp luật của người tiến hành TTDS gây ra khi áp dụng BPKC tạm thời chưa bao quát hết được những thiệt hại có thể xảy ra trên thực tế, mà nguyên nhân xuất phát từ người tiến hành hoạt động TTDS. Điều 28 Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 đã liệt kê lại các trường hợp Tòa án phải bồi thường khi áp dụng BPKC tạm thời được quy định tại khoản 2 Điều 101 Bộ luật TTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) quy định về trách nhiệm do áp dụng BPKC tạm thời không đúng. Việc Tòa án áp dụng BPKC tạm thời sai thì phải có TNBT thiệt hại cho người bị thiệt hại do bị áp dụng BPKC tạm thời sai là đương nhiên. Tuy nhiên, do Điều 101 Bộ luật TTDS không có quy định trách nhiệm của Tòa án trong trường hợp người tiến hành hoạt động TTDS không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKC tạm thời của đương sự, trong khi tại Điều 124 Bộ luật TTDS lại có quy định về việc đương sự có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKC tạm thời. Để Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 được thi hành tốt trong lĩnh vực TTDS, Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18/9/2012 của TAND tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp được ban hành hướng dẫn thực hiện TNBT của Nhà nước trong hoạt động TTDS (Thông tư số 01). Điều 2 Thông tư số 01 đã hướng dẫn các trường hợp Tòa án có TNBT, đồng thời hướng dẫn rõ thêm việc Tòa án tự mình áp dụng BPKC tạm thời trong 02 loại việc cụ thể: 1. Người đã tiến hành tố tụng tự mình ra quyết định áp dụng BPKC tạm thời không 38 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 Bộ luật TTDS năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011. 2. Người đã tiến hành tố tụng tự mình ra các quyết định áp dụng BPKC tạm thời thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 Bộ luật TTDS khi không có đủ các điều kiện quy định tại các Điều 103, 104, 105, 106, 107 Bộ luật TTDS năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011. Như vậy, trong hoạt động TTDS, việc Tòa án áp dụng không đúng điều luật hoặc có điều luật để áp dụng nhưng không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì đều phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Tuy nhiên, cả Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 và Thông tư số 01 đều không nêu trường hợp Tòa án không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKC tạm thời theo yêu cầu của đương sự mà dẫn tới hậu quả gây thiệt hại đến quyền lợi của họ hoặc người thứ ba, hoặc làm mất khả năng thi hành án dân sự mà không phải bồi thường là một thiếu sót, vì hành vi này của người tiến hành tố tụng cũng gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích chính đáng của đương sự tham gia tố tụng. Để đảm bảo quyền lợi của đương sự tham gia tố tụng, Bộ luật TTDS năm 2015 đã kịp thời bổ sung quy định: Tòa án phải bồi thường thiệt hại cho người tham gia tố tụng đã có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng BPKC tạm thời hợp lệ, có căn cứ pháp luật nhưng vì Tòa án chậm trễ ra quyết định áp dụng BPKC tạm thời hoặc vì lý do không chính đáng mà không áp dụng BPKC tạm thời dẫn tới gây thiệt hại đến quyền lợi của đương sự có yêu cầu. Quy định này đã đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tham gia tố tụng, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để mở rộng phạm vi TNBT của Nhà nước trong hoạt động TTDS. Để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật TTDS năm 2015 và BLDS năm 2015, Quốc hội cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều 28 Luật TNBT của Nhà nước năm 2010. Có như vậy mới kịp thời đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng, người thứ ba bị thiệt hại trong hoạt động TTDS. Thứ hai, quy định tại khoản 4 Điều 28 Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 về việc Nhà nước có TNBT thiệt hại do hành vi của người tiến hành TTDS gây ra khi ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án cũng chưa bao quát được những hành vi của người tiến hành tố tụng có thể gây ra thiệt hại cho người tham gia tố tụng hoặc người thứ ba. Một trong những căn cứ xác lập quyền dân sự được quy định tại Điều 8 BLDS năm 2015 là: “7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Theo tinh thần của quy định này thì người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật đương nhiên có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật phải có TNBT những thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người này gây ra. Trong quá trình thực thi công vụ, người tiến hành tố tụng có hành vi cố ý ra bản án, quyết định trái pháp luật hoặc người tiến hành tố tụng có hành vi cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, và do đó họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có cơ sở để TAND có thẩm quyền ban hành văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành tố tụng, văn bản này là một trong hai điều kiện để người bị thiệt hại yêu cầu Tòa án bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu người đã tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng không bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức thì sẽ rất khó xác định hành vi của người đã tiến hành tố tụng trái pháp luật hay không. Mặt khác, khoản 4 Điều 28 Luật TNBT 39 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT của Nhà nước năm 2010 quy định gộp cả hai hành vi của người đã tiến hành TTDS là ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật là chưa hợp lý. Việc ra bản án của Tòa án thì chỉ có thể do Hội đồng xét xử có thẩm quyền xét xử ban hành, cũng có nghĩa là bản án do tập thể những người tiến hành tố tụng quyết định. Đối với quyết định của Tòa án thì có thể do một Thẩm phán (tức người đã tiến hành TTDS) ban hành hoặc do Hội đồng xét xử ban hành. Trong hoạt động TTDS, có nhiều loại quyết định do TAND có thẩm quyền thụ lý vụ việc dân sự ban hành như: Quyết định trả lại đơn khởi kiện, Quyết định định giá tài sản có tranh chấp hoặc có yêu cầu bồi thường tài sản, Quyết định không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn, Quyết định giải quyết khiếu nại trong TTDS, Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đều có khả năng gây thiệt hại cho đương sự, người thứ ba. Ví dụ: Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ kiện dân sự mà không có lý do chính đáng, dẫn đến vụ kiện kéo dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của đương sự. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định đương sự bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp này. Vì vậy, khi luật không quy định tách bạch hình thức các quyết định nằm trong phạm vi TNBT của Nhà nước, sẽ hạn chế quyền lợi hợp pháp của công dân, đồng thời gây khó khăn, lúng túng cho cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định hành vi trái pháp luật của người đã tiến hành TTDS. 2.2. Quy định giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án chưa bảo đảm quyền khởi kiện của người bị thiệt hại Khoản 1 Điều 22 Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 quy định: “1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 20 của Luật này mà cơ quan có TNBT không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị hại nhận được quyết định nhưng không đồng ý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 của Luật này để yêu cầu giải quyết bồi thường”. Các quy định của Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 về thủ tục giải quyết bồi thường bắt buộc người bị thiệt hại phải thực hiện theo trình tự, thủ tục kéo dài. Trước tiên phải khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ; tiếp theo phải gửi đơn yêu cầu bồi thường (kèm theo tài liệu) đến cơ quan có TNBT; nếu trong thời hạn 100 ngày, cơ quan có TNBT không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định bồi thường thì mới có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết bồi thường. Có thể hiểu rằng, khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền thì người bị thiệt hại chưa thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết bồi thường. Thời hạn để cơ quan nhà nước có TNBT thiệt hại giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 quá dài và buộc người bị thiệt hại khi đi đòi quyền lợi chính đáng của mình phải qua nhiều giai đoạn khiếu nại, tố tụng, trong khi chính người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cũng đồng thời là người lãnh đạo cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường. Mặt khác, khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ không giải quyết khiếu nại hoặc kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại thì quyền lợi chính đáng của người bị thiệt hại lại tiếp tục bị xâm phạm lần nữa. Mặc dù Luật TNBT của Nhà nước năm 2010 có quy định về việc áp dụng thời hạn về giải quyết khiếu nại, tố cáo để buộc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải xem xét, kết luận bằng văn bản về hành vi trái pháp luật của người thi (Xem tiÕp trang 52) VÏÌ QUYÏÌN HÛÚÃNG DUÅNG VAÂ QUYÏÌN BÏÌ MÙÅT PhùNg TruNg TậP* * PGS,TS. Trường Đại học Luật Hà Nội. 40 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 1. Quyền hưởng dụng Quyền hưởng dụng được quy định tại mục 2, Chương XIV từ Điều 257 đến Điều 266 trong Bộ Luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Điều 257 quy định: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định”. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng (Điều 258): “Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc”. Các quy định tại Điều 257 và Điều 258 BLDS năm 2015, không chỉ đã tạo ra khả năng thực hiện các quyền dân sự của chủ sở hữu, mà còn là điều kiện cho các chủ thể không phải là chủ sở hữu khai thác tài sản. Quy định về quyền hưởng dụng là quy định đáp ứng được kịp thời nhu cầu của chủ thể và là một biện pháp tiết kiệm trong việc khai thác tài sản, mà không phải khi nào cũng phải thông qua các hợp đồng thuê, mượn. Quy định này giúp giảm được rất nhiều những chi phí về tài sản và thời gian. Chủ thể có quyền hưởng dụng khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức trên tài sản tương tự như chủ sở hữu, trong một thời hạn nhất định. Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng là do luật định hoặc do chủ sở hữu tài sản để lại di chúc sau khi qua đời. Do luật định về quyền hưởng dụng trong trường hợp vợ hoặc chồng chết trước, người vợ hoặc người chồng còn sống có quyền quản lý tài sản của người đã chết là di sản thừa kế chưa chia và hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc khai thác tài sản này hoặc sử dụng phần nhà là di sản thừa kế chưa chia của người chồng hoặc của người vợ quá cố. Quy định về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng theo di chúc là một cải cách căn bản trong việc khai thác tài sản của người đã chết bằng hưởng dụng, mà không phải là người được chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản theo thừa kế. Quy định về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng theo di chúc đã tạo ra khả năng duy trì khối di sản của người chết để lại và bảo đảm quyền của những người thừa kế theo pháp luật, khi người hưởng dụng đầu tiên qua đời hoặc hết thời hạn hưởng dụng tối đa theo luật định là 30 năm. Chủ thể hưởng dụng có thể là cá nhân, 41 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT có thể là pháp nhân. Theo quy định tại khoản 2 Điều 260 BLDS năm 2015 thì người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng. Quy định này nhằm khai thác triệt để tài sản là đối tượng hưởng dụng, tránh lãng phí trong trường hợp người hưởng dụng không có nhu cầu hoăc không khai thác hết giá trị kinh tế của tài sản hưởng dụng. Quy định này phù hợp với đời sống trong xã hội phát triển nền kinh tế thị trường, đặc biệt đối với việc khai thác những tư liệu sản xuất trong sản xuất, kinh doanh mà tài sản là sản nghiệp như các nhà máy, hệ thống dây chuyền trong sản xuất hàng hóa và các tư liệu sản xuất khác. Quy định về quyền hưởng dụng tài sản trong BLDS năm 2015 là một cải cách trong tư duy lập pháp tại Việt Nam, kể từ năm 1945 đến nay. BLDS năm 2005 chưa có quy định về quyền hưởng dụng tài sản một cách cụ thể, cho nên BLDS năm 2015 quy định về quyền hưởng dụng là kịp thời và thật sự cần thiết. Quyền hưởng dụng được hiểu là một yếu tố của quyền sở hữu cho nên quyền này có thể là đối tượng của giao dịch dân sự, và phổ biến nhất là trong giao dịch mà người hưởng dụng được quyền thu lợi từ việc hưởng dụng đó. Hưởng dụng là quyền của người không phải là chủ sở hữu của tài sản, nhưng có quyền hưởng dụng các lợi ích do tài sản mang lại trên căn cứ hợp đồng hoặc do pháp luật quy định. Trước đây, Bộ An Nam giản yếu năm 1883 đã phỏng theo luật của Cộng hoà Pháp cùng thời kỳ đó nên Điều 384 quy định: Người cha được quyền hưởng dụng pháp định đối với tài sản riêng của con cho đến khi người con 18 tuổi (người mẹ chỉ được hưởng dụng tài sản của con sau khi người cha chết với điều kiện người mẹ không kết hôn với người khác - không tái giá). Khi người con đến 18 tuổi, người cha được hưởng dụng phải ghi chép về các khoản hoa lợi phát sinh từ tài sản của người con. Nếu chi phí nuôi dưỡng người con này vẫn còn thừa, thì khoản dư thừa này người cha có nghĩa vụ trả lại cho người con. Trong Bộ Dân luật Trung kỳ (1936) và Dân luật Bắc kỳ (1931) đều không có quy định về hưởng dụng tài sản của con chưa đến 18 tuổi. Bởi vì, theo quy định của pháp luật dân sự Trung Kỳ và Bắc Kỳ thì các con còn ở chung với cha, mẹ không có quyền có tài sản riêng, trừ trường hợp các con đã trưởng thành và đã thoát quyền khỏi người cha, người mẹ theo phương thức “kiến giả nhất phận”. Quyền hưởng dụng còn được quy định trong trường hợp người chồng chết trước người vợ. Theo quy định trong Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ thì sau khi người chồng chết, người vợ goá có các quyền: - Hưởng toàn quyền sở hữu tài sản của người chồng nếu bên nhà chồng không còn bất kỳ người thừa kế nào và quyền hưởng dụng hoa lợi do toàn bộ di sản của người chồng để lại sau khi chết. Người vợ có quyền hưởng dụng tất cả tài sản của người chồng để lại, chỉ trừ hương hỏa (Án lệ Nam phần không công nhận người đàn bà có tài sản riêng, do vậy người vợ góa có toàn quyền hưởng dụng đối với tất cả tài sản do người chồng để lại). Về quyền hưởng dụng là quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng có quyền thu lợi dựa trên cơ sở thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, thì theo quy định tại Điều 577 Trung Kỳ hộ luật, quyền hưởng dụng thu lợi có thể không có điều kiện, có kỳ hạn, có thể có điều kiện. Theo quy định tại Điều 578 Trung Kỳ hộ luật thì quyền hưởng dụng được xác lập có thể có kỳ hạn, có thể không có kỳ hạn hoặc có điều kiện, nhưng tối đa đến hết cuộc đời người hưởng dụng. Riêng đối với quyền hưởng dụng được lập ra có kỳ hạn hay cho một 42 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT pháp nhân hưởng dụng, thì thời hạn tối đa không quá 30 năm. Người hưởng dụng theo quy định tại Điều 587 Trung Kỳ hộ luật còn có quyền cho thuê, cho mượn tài sản mà mình có quyền hưởng dụng. Ngược lại, người hưởng dụng không có quyền yêu cầu chủ sở hữu của tài sản mà mình hưởng dụng phải hoàn trả một khoản tiền với lý do người hưởng dụng đã chi phí làm tăng giá trị của tài sản mà mình hưởng dụng (Điều 591). Trong Dân luật Bắc kỳ, quyền hưởng dụng cũng được xác lập trên cơ sở luật định hoặc theo thỏa thuận (Điều 557). Quyền hưởng dụng có thể vô điều kiện, hay có thời hạn. Quyền hưởng dụng được xác lập có điều kiện hoặc có thời hạn nhưng tối đa cũng không vượt quá cuộc đời người hưởng dụng. Theo Điều 559 Dân luật Bắc kỳ, thì người hưởng dụng có quyền được hưởng tất cả hoa lợi do việc sử dụng tài sản mang lại. Điều 571 quy định, người hưởng dụng không có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản do mình hưởng dụng đền bù trong trường hợp người hưởng dụng có công hoặc chi phí làm tăng giá trị của tài sản do mình hưởng dụng. Về quyền hưởng dụng, theo tính chất là quan hệ vật quyền, Bộ Dân luật năm 1972 của Việt Nam Cộng hòa (chế độ Sài Gòn trước năm 1975) cũng có quy định về quyền dụng ích. Điều 417 quy định: “Quyền dụng ích là một vật quyền cho phép hưởng dụng và thu lợi một tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác trong một thời gian không quá đời sống của người thụ hưởng, với trách vụ giữ nguyên tài sản ấy”, và: “Người dụng ích được hưởng mọi hoa lợi, dù là hoa lợi tự nhiên, canh tác hay dân sự” (Điều 420). Quyền của người dụng ích cũng tương tự như quyền của chủ sở hữu tài sản trong quan hệ về quyền địa dịch. Điều 425 quy định: “Người dụng ích hưởng quyền địa dịch và mọi quyền lợi liên quan đến bất động sản dụng ích, y như chủ sở hữu”. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và của người dụng ích được quy định tại Điều 430: “Sở hữu chủ không được phép có hành vi gì phương hại đến quyền lợi của người dụng ích. Về phần người dụng ích, cũng không thể đòi bồi hoàn gì về những tu bổ đã làm trong thời gian dụng ích dù những tu bổ này làm cho giá trị tài sản gia tăng, khi mãn kết quyền dụng ích. Tuy nhiên, người dụng ích hoặc thừa kế được quyền tháo dỡ những đồ trang trí đã được gắn vào nơi dụng ích, nhưng những nơi ấy phải được chỉnh lập lại như cũ”. Theo quy định tại Điều 438, thì quyền dụng ích chấm dứt trong trường hợp: - Người dụng ích chết; - Quyền dụng ích và quyền sở hữu được xác lập ở một chủ thể; - Tài sản dụng ích bị tiêu hủy; - Người dụng ích không hưởng dụng tài tài sản mình có quyền dụng ích trong thời gian 20 năm. Về quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản nhưng lại có quyền hưởng dụng tài sản của người khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận được quy định trong Dân luật Bắc kỳ năm 1931, Dân luật Trung kỳ năm 1936 và Bộ Dân luật Sài Gòn năm 1972, để nhằm làm rõ một vấn đề là quyền hưởng dụng hay còn gọi là quyền dụng ích là nhu cầu của quan hệ vật quyền; nó phát sinh một cách khách quan trong xã hội và đã được các BLDS ở nước ta dưới thời thực dân - phong kiến và trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam đều có những quy định điều chỉnh quan hệ quyền hưởng dụng. Tuy nhiên, BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 của Cộng hoà XHCN Việt Nam đã không có một quy định nào về quyền hưởng dụng. Nguyên nhân của sự thiếu vắng quy định này là cách đặt vấn đề và quan điểm lập pháp chỉ nhằm quy định về quyền sở hữu, coi quyền sở hữu như một quyền 43 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT năng tối cao. Về thực chất, quyền sở hữu tài sản cũng chỉ có vai trò là một thành tố của quan hệ vật quyền mà thôi. Vì vậy, nhiều yếu tố có liên quan đến quyền sở hữu đã không được chú ý và đề cập, chỉ tập trung quy định về quyền sở hữu tài sản, mà không quy định về những quan hệ khác có liên quan đó là quan hệ vật quyền. Thực chất, quyền bề mặt, quyền thuê dài hạn bất động sản của người khác, quyền hưởng dụng tài sản của người không phải là chủ sở hữu tài sản, quyền dụng ích tài sản của người khác và quyền địa dịch đều là những thành tố của quan hệ vật quyền. Khắc phục sự thiếu vắng những quy định mang tính khách quan và phù hợp với đời sống xã hội, BLDS năm 2015 đã quy định về quyền hưởng dụng với 10 điều, điều chỉnh quan hệ về quyền hưởng dụng tài sản (từ Điều 257 đến Điều 266). Những quy định về quyền hưởng dụng nhằm điều chỉnh căn cứ xác lập quyền hưởng dụng do luật định hoặc theo di chúc (Điều 258), hiệu lực của quyền hưởng dụng được xác định, quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác (Điều 259), thời hạn hưởng dụng dựa trên thỏa thuận của chủ sở hữu tài sản và người hưởng dụng hoặc do luật định nhưng tối đa đến hết cuộc đời người hưởng dụng đầu tiên là cá nhân, đối với người hưởng dụng là cá nhân; đối với pháp nhân hưởng dụng đến khi pháp nhân chấm dứt nhưng tối đa là 30 năm nếu pháp nhân là người hưởng dụng đầu tiên. Như vậy, thời hạn hưởng dụng tối đa đối với cá nhân là đến thời điểm cá nhân qua đời và đối với pháp nhân tối đa là 30 năm. Thời hạn hưởng dụng do luật định và người hưởng dụng có thể được chuyển giao, nhưng thời điểm để tính thời hạn bắt đầu từ người hưởng dụng đầu tiên. Căn cứ vào các quy định về quyền của người hưởng dụng (Điều 261), nghĩa vụ của người hưởng dụng (Điều 262), quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản (Điều 263) thì người hưởng dụng có các quyền: - Khai thác, sử dụng tài sản và thu hoa lợi, lợi tức; - Yêu cầu chủ sở hữu sửa chữa tài sản là đối tượng mình đang khai thác; - Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. - Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức trong thời hạn khai thác tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng. Đặc biệt, ngoài các quyền trên, chủ thể hưởng dụng có nghĩa vụ được quy định tại Điều 262 gồm: nhận tài sản theo hiện trạng, thực hiện đăng ký nếu có quy định; khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng tài sản; giữ gìn, bảo quản tài sản như của chính mình; bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ và thực hiện nghĩa vụ phù hợp với yêu cầu kỹ thuật theo tập quán về bảo quản tài sản. Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu sau khi hết thời hạn hưởng dụng. Tương ứng với quyền và nghĩa vụ của bên có quyền hưởng dụng, là quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản theo quy định tại Điều 263 và Điều 264 BLDS năm 2015, thì chủ sở hữu vẫn có quyền định đoạt tài sản, nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập. Như vậy, quyền hưởng dụng của chủ thể không thay đổi trong trường hợp tài sản là đối tượng của quyền này vẫn tồn tại và có sự thay đổi về chủ sở hữu trong các trường hợp chuyển giao quyền sở hữu như bán, tặng cho, đổi, để lại thừa kế tài sản. Chủ sở hữu tài sản cũng có quyền đơn phương truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình như khai thác tài sản không đúng với công dụng, mục đích, quản lý tài sản không 44 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT chu đáo dẫn đến tình trạng hư hỏng, xuống cấp, hao phí Ngoài các quyền trên, chủ sở hữu tài sản, theo quy định tại khoản 4 Điều 263 có nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị tài sản. Quan hệ về quyền hưởng dụng tài sản là một quan hệ pháp luật dân sự. Vì vậy, có các điều kiện phát sinh, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể khi thời hạn của quyền sử dụng đã hết; theo thỏa thuận của các bên; người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng như: mua, được tặng cho, khấu trừ nghĩa vụ dân sự, được thừa kế tài sản là đối tượng đang hưởng dụng Quyền hưởng dụng còn bị chấm dứt trong trường hợp người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật định hoặc tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn hoặc theo quyết định của Tòa án và các căn cứ khác do luật định. Đối tượng của quyền hưởng dụng không còn là trường hợp tài sản bị tiêu hủy hoặc hưởng dụng mặt nước để khai thác nuôi trồng thủy sản nhưng đã cạn kiệt do bị sa mạc hóa, bị ô nhiễm nặng hoặc cây ăn quả không còn khả năng ra hoa kết trái do bị già cỗi, bị đổ gẫy, bị hỏa hoạn, diện tích đồi rừng bị lở, xói mòn do mưa lũ cuốn trôi 2. Quyền bề mặt Quyền bề mặt được quy định từ Điều 267 đến Điều 273 BLDS năm 2015: “Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác”. Về quyền bề mặt, có thể hiểu như quyền sử dụng phần không gian trên bề mặt bất động sản và phổ biến là đất đai để xây dựng các công trình dân dụng hoặc công nghiệp và sử dụng cả phần phía trên và phía dưới mặt đất. Vì vậy, quyền bề mặt có một đặc điểm của một vật quyền. Bề mặt của một vật chất cần phải được xác định về không gian ba chiều của nó. Trong thực tế có rất nhiều sự kiện liên quan đến việc sử dụng bề mặt của những vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng bề mặt đất đai. Ngoài ra, còn những vật kiến trúc được xây dựng trên bề mặt... Bề mặt còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn theo chiều thẳng đứng, mặt cắt ngang và dọc của một vật kiến trúc nhất định đang tồn tại trên mặt đất, mà người có quyền sử dụng bề mặt đó không phải là chủ sở hữu của tài sản. Căn cứ xác lập quyền bề mặt theo quy định tại Điều 268 BLDS năm 2015: - Quyền bề mặt được xác lập theo quy định của luật; - Quyền bề mặt được xác lập theo thỏa thuận, hoặc theo di chúc. Quyền bề mặt được xác lập theo một trong ba căn cứ trên và có hiệu lực theo quy định tại Điều 269 BLDS năm 2015. Theo quy định tại Điều 269, thì quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm bên có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt (trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có liên quan có quy định khác). Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Về thời hạn của quyền bề mặt: Do quyền sử dụng đất có thời hạn nên thời hạn của quyền bề mặt cũng được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc nhưng không vượt quá thời hạn sử dụng đất (Khoản 1 Điều 270). Nếu quyền bề 45 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT mặt đối với đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản thì thời hạn của quyền bề mặt loại đất này không quá 20 năm, thời hạn quyền bề mặt đối với đất ở là quyền sử dụng lâu dài. Theo quy định tại Điều 271 BLDS năm 2015 thì chủ thể của quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên măt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác phù hợp với quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo quy định tại khoản 2 Điều 271, thì chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với những tài sản được tạo lập trên đất. Tại khoản 3, Điều 271 quy định trong trường hợp bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng. Theo quy định tại Điều 272 thì quyền bề mặt chấm dứt trong các trường hợp: - Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết; - Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một. Chấm dứt quyền bề mặt trong trường hợp này là khi người có quyền bề mặt được chuyển giao quyền sở hữu tài sản là đối tượng của quyền bề mặt hoặc quyền sử dụng đất thông qua giao dịch được tặng cho, mua bán, đổi tài sản, thừa kế tài sản hoặc khấu trừ nghĩa vụ về tài sản; - Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình; - Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật Đất đai; - Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật. Một trong những vấn đề phức tạp nhất là việc xử lý tài sản khi quyền bề mặt chấm dứt. Khoản 1 Điều 273 BLDS năm 2015 quy định: “1. Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”. Theo quy định này, thì chủ thể của quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó. Trong trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản (Khoản 2 Điều 273). BLDS năm 2005 có quy định về hợp đồng thuê khoán tại Điều 501, có liên quan đến quyền bề mặt. Tuy nhiên, hợp đồng thuê khoán và hợp đồng thuê dài hạn không thuộc về quyền bề mặt. Bởi vì hợp đồng thuê khoán và hợp đồng thuê dài hạn được xác lập theo sự thỏa thuận của bên có tài sản và bên thuê khoán tài sản. Còn quyền bề mặt được xác lập trên các căn cứ khác ngoài thỏa thuận, là do luật định và theo di chúc. Điều 502 BLDS năm 2005 quy định về đối tượng của hợp đồng thuê khoán liên quan đến quyền sử dụng bề mặt như mặt nước chưa khai thác. Khi đã xác định được đối tượng của quyền bề mặt, thì việc xác định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản và quyền và nghĩa vụ của người có quyền bề mặt không còn là vấn đề phức tạp nữa. Theo đó, khi giải quyết tranh chấp liên quan đến bề mặt thì Tòa án có căn cứ để áp dụng và luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ có cơ sở pháp lý để viện dẫn, lập luận. 46 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT Tuy nhiên, khi đề cập đến quyền bề mặt thì sự cần thiết phải làm rõ những vấn đề có liên quan: - Quyền sử dụng bề mặt có thời hạn như thế nào đối với mặt nước? - Bề mặt của bất động sản được sử dụng vào mục đích canh tác hay xây dựng? Xây dựng công trình kiến trúc kiên cố hay bán kiên cố trên bề mặt đất đai, mặt nước? Trên thực tế hiện nay, nếu pháp luật quy định về quyền bề mặt liên quan đến đất đai sẽ có nhiều vấn đề cần phải được giải quyết bằng pháp luật tương ứng. Thứ nhất, đất đai, rừng núi, sông hồ thuộc sở hữu của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp. Như vậy, nếu một cá nhân hay tổ chức có quyền sử dụng đất do thuê của Nhà nước lại xây dựng các công trình kiến trúc trên diện tích đất thuê và sau đó cá nhân, tổ chức này lại chuyển giao quyền sở hữu đối với vật kiến trúc đó cho chủ thể khác thông qua hợp đồng mua bán, đến khi hết thời hạn sử dụng bề mặt, nhưng vật kiến trúc thuộc quyền sở hữu của người mua, thì quyền của người mua đối với bề mặt như thế nào? Cũng tương tự như vậy, người sử dụng mặt nước thông qua hợp đồng hay luật định đã xây dựng bến cảng, cầu tàu nhưng khi hết hạn sử dụng mặt nước thì các vật được xây dựng như cầu, cảng, cầu tàu được giải quyết như thế nào? Những vấn đề này cần được hướng dẫn cách giải quyết. Thứ hai, cách nay không lâu, nhiều người đã có quan điểm là chỉ cho phép sở hữu có thời hạn đối với căn hộ chung cư. Quan điểm này vừa trái với nguyên tắc bảo vệ quyền sở hữu nhà ở, vừa tạo điều kiện cho nhà đầu tư xây dựng khu chung cư có thể không mấy quan tâm đến chất lượng công trình được bán cho người mua vì người mua này chỉ có quyền sở hữu có thời hạn. Nếu có quy định như vậy, thì sẽ có một loạt nhà chung cư kém chất lượng được xây dựng và quyền dân sự của người mua căn hộ chung cư đó sẽ bị tước đoạt và thậm chí, giá mua còn đắt hơn số tiền chi ra để thuê nhà! Chúng tôi hoàn toàn không đồng tình với quan điểm sở hữu có thời hạn, vì bản chất của quyền sở hữu là tuyệt đối và vô thời hạn khi tài sản là khách thể của quyền đó vẫn tồn tại. Quy định về quyền hưởng dụng và quyền bề mặt không chỉ là vấn đề thay đổi câu chữ hay cách gọi trong quan hệ tài sản, mà quy định này tuân thủ phương pháp khoa học biện chứng để xác định các thành tố trong quan hệ vật quyền, mà quyền sở hữu tài sản chỉ với vai trò là một thành tố trong quan hệ đó. Quan hệ về quyền hưởng dụng và quyền bề mặt trong BLDS năm 2015 là một bước tiến trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam. Những quy định về quyền hưởng dụng và quyền bề mặt trong BLDS năm 2015 đã mở ra những khả năng và tạo ra hiệu quả điều chỉnh cao hơn của pháp luật dân sự, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu dân sự liên quan đến bất động sản, trong đó có đất đai. Những quy định về quyền hưởng dụng và quyền bề mặt tạo ra quyền của người không phải là chủ sở hữu đất đai, bất động sản khác có quyền sử dụng các loại tài sản này trong xây dựng các vật kiến trúc, các hệ thống giao thông, trồng trọt cây cối, đồng thời những quy định này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong quan hệ tài sản một cách có hiệu quả, tránh lãng phí vì tài sản được khai thác tối đa, do không tuyệt đối hóa quyền sở hữu tài sản. BLDS năm 2015 đã khắc phục được những khiếm khuyết trong BLDS năm 2005, là có những quy định về quyền hưởng dụng và quyền bề mặt n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cac_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_trach_nhiem_boi_thu.pdf
Tài liệu liên quan