Hoàn thiện chính sách và pháp luật về chuyển giao công nghệ

Thứ nhất, cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CGCN năm 2006 nhằm thúc đẩy hoạt động CGCN, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, góp phần phát triển thị trường công nghệ cũng như hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động CGCN. Việc sửa đổi, bổ sungLuật CGCN cần tập trung vào các nội dung sau: - Bổ sung các quy định về CGCN trong nước, trong đó nghiên cứu kỹ quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với kết quả nghiên cứu có sử dụng nguồn vốn nhà nước, quy định về CGCN từ kết quả nghiên cứu sử dụng vốn ngân sách nhà nước; - Bổ sung quy định về CGCN từ Việt Nam ra nước ngoài và sửa đổi một số quy định về CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam, nhất là việc CGCN từ các dự án FDI cho các doanh nghiệp trong nước; - Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong quá trình quản lý công nghệ và CGCN; sửa đổi quy định về phân cấp quản lý hoạt động CGCN; sửa đổi để tăng cường công tác hậu kiểm trong quản lý công nghệ và CGCN;

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện chính sách và pháp luật về chuyển giao công nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÑNH SAÁCH HOAÂN THIÏÅN CHÑNH SAÁCH VAÂ PHAÁP LUÊÅT VÏÌ CHUYÏÍN GIAO CÖNG NGHÏÅ PHạM CHí TruNg* * TS, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội. 1 Văn kiện Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam, phần Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 (năm 2011) tr. 15. 1. Hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến chuyển giao công nghệ Hệ thống văn bản có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến CGCN rất đồ sộ. Cụ thể, có tới 13 bộ luật, luật liên quan trực tiếp và 311 văn bản nghị định, thông tư hướng dẫn, trong đó quan trọng nhất là Luật CGCN được Quốc hội khóa XI ban hành năm 2006, kỳ họp thứ 10. Đây là đạo luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động CGCN, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để thúc đẩy việc đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cũng từ năm 2006 đến nay, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), trong đó có các quy định điều chỉnh hoạt động CGCN như Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT), Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Công nghệ cao, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2011-2020 đã xác định1: “Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ hiện đại, trước hết là đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn; ưu tiên phát triển công nghệ cao”. Quyết định số 1244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/7/2011 về phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Trong thời gian qua, hệ thống chính sách và pháp luật về chuyển giao công nghệ (CGCN) đã tạo nền tảng cơ bản cho hoạt động quản lý nhà nước về CGCN, cũng như hình thành hành lang pháp lý quan trọng để phát triển, điều chỉnh các quan hệ và hoạt động CGCN của các doanh nghiệp và tổ chức trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong việc ban hành chính sách và pháp luật liên quan tới chuyển giao công nghệ, do vậy, cần phải có các giải pháp hoàn thiện. 34 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016 35 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016 CHÑNH SAÁCH KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011-2015 nhấn mạnh: “Hình thành hệ thống các tổ chức dịch vụ, tư vấn, môi giới CGCN; các tổ chức xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ, hỗ trợ thực thi bảo hộ quyền SHTT, khai thác, sử dụng sáng chế trong các trường đại học, viện nghiên cứu. Tổ chức hoạt động có hiệu quả, nâng cao giá trị thực của các chợ công nghệ, thiết bị và sàn giao dịch công nghệ”. Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 cũng nhấn mạnh: “Phát triển hệ thống các tổ chức dịch vụ CGCN, các chợ công nghệ và thiết bị. Bảo đảm thực thi pháp luật về SHTT, khai thác và sử dụng có hiệu quả các sáng chế. Tổ chức triển lãm giới thiệu các thành tựu đổi mới và sáng tạo KH&CN”. 2. Một số hạn chế trong việc ban hành chính sách, pháp luật liên quan tới chuyển giao công nghệ Văn bản pháp luật còn trùng lắp, chồng chéo, nhiều kẽ hở Chương V Luật CGCN năm 2006 có quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động CGCN. Theo đó, Luật phân cấp quản lý hoạt động CGCN cho từng cơ quan như: trách nhiệm của Bộ KH&CN (Điều 52), trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ (Điều 53), trách nhiệm của UBND các cấp (Điều 54). Để quản lý hoạt động CGCN, các cơ quan này phải ban hành nhiều VBQPPL. Vì thế, hoạt động CGCN chịu sự điều chỉnh của rất nhiều VBQPPL ở nhiều cấp, trong nhiều lĩnh vực liên quan như: KH&CN, nông nghiệp và phát triển nông thôn, kinh tế, kế hoạch và đầu tư, xây dựng gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Khoản 1 Điều 25 Luật CGCN năm 2006 quy định: “Các bên tham gia giao kết hợp đồng CGCN có quyền đăng ký hợp đồng CGCN tại cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN có thẩm quyền làm cơ sở để được hưởng các ưu đãi theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Như vậy, nếu không cần thiết, doanh nghiệp thực hiện dự án có nội dung CGCN sẽ không phải đăng ký hợp đồng CGCN. Về thẩm tra các dự án đầu tư, khoản 1 Điều 47 Luật Đầu tư năm 2005 quy định: “Đối với dự án đầu tư trong nước, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và dự án thuộc Danh mục dự án đầu tư có điều kiện thì phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư”. Như vậy, những dự án đầu tư dưới 300 tỷ, không nằm trong danh mục hạn chế đầu tư đều không thuộc diện bắt buộc phải làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Do đó, những dự án này sẽ không phải làm thủ tục thẩm tra công nghệ. Với điều kiện thực tiễn hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, nên hầu hết các dự án đầu tư dưới 300 tỷ đều có hiện tượng doanh nghiệp nhập, CGCN cũ hoặc lạc hậu, không đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường. Đây cũng là một kẽ hở của chính sách và pháp luật ở nước ta trong công tác quản lý CGCN. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2005, đã quy định không rõ ràng về thẩm tra công nghệ đối với các dự án đầu tư. Điểm b, khoản 1, Điều 45 về Hồ sơ thẩm tra quy định: “Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất; giải pháp công nghệ và giải pháp về môi trường”. Tuy nhiên, tại khoản 3, Điều 45, không có nội dung thẩm tra công nghệ mà chỉ có các nội dung về sự phù hợp với quy hoạch, nhu cầu sử dụng đất, tiến độ thực hiện dự án và giải pháp về môi trường. Chính vì vậy, tại các địa phương, thường là 36 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016 CHÑNH SAÁCH các Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP trước, sau đó mới chuyển cho Sở KH&CN thẩm tra công nghệ. Vì vậy, hầu hết các dự án đầu tư tại các địa phương, khi chuyển qua bước thẩm tra công nghệ đều đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, ngược lại với Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN ngày 24/9/2009 của Bộ KH&CN về Hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư. Điểm b khoản 1, Điều 32 Luật Đầu tư năm 2014, về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh có quy định: “Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về CGCN”. Trong khi đó, điểm e, khoản 6, Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014 quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh: “Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này”. Như vậy, nếu quy định chỉ dự án có sử dụng các công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định về pháp luật CGCN mới được đánh giá, thẩm định thì sẽ rất bất cập. Bởi, nhiều dự án có sử dụng công nghệ khác không nằm trong danh mục hạn chế chuyển giao sẽ không được đánh giá, thẩm định xem trình độ công nghệ của dự án đó ở mức nào, cao hay thấp, có gây tác động xấu tới môi trường hay không? Văn bản pháp luật ban hành chưa kịp thời và đồng bộ Mặc dù đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật để điều chỉnh hoạt động CGCN, nhưng một số văn bản vẫn chưa được ban hành kịp thời và đồng bộ, có tình trạng luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư. Đơn cử: Luật CGCN ban hành ngày 29/11/2006 nhưng tới ngày 31/12/2008, Chính phủ mới được ban hành Nghị định số 113/2008/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật CGCN; tương tự, Thông tư số 10/2009/TT-BKHCN của Bộ KH&CN về hướng dẫn thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư tới ngày 24/4/2009 mới ban hành; Quyết định số 1244/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 2011 - 2015, nhưng tới 25/7/2011 mới được ban hành là quá chậm.; Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đã được Bộ KH&CN ban hành ngày 15/7/2014. Tuy nhiên, Thông tư này đã ngừng hiệu lực thi hành theo Quyết định số 2279/QĐ-BKHCN ngày 29/8/2014 của Bộ trưởng Bộ KH&CN. Cho tới ngày 13/11/2015, Bộ KH&CN mới ban hành Thông tư số 23/2015/TT-BKHCN để thay thế cho Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN và từ ngày 01/7/2016, thông tư này mới có hiệu lực. Như vậy, suốt trong thời gian dài, một khoảng trống pháp luật đã tồn tại trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Nhiều quy định trong văn bản pháp luật có nội dung khó khả thi Tại khoản 1 Điều 6, Nghị định số133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật CGCN có nội dung: “Hợp đồng CGCN không bắt buộc phải đăng ký”, do đó, các doanh nghiệp khi nhập công nghệ về để sản xuất, kinh doanh đã không đăng ký với đơn vị quản lý tại địa bàn, nên việc quản lý công nghệ được chuyển giao đã không khả thi. Về Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21/5/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động CGCN và Thông tư số 04/2010/TT-BKHCN của Bộ KH&CN hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2009/NĐ-CP thì theo báo cáo của các địa phương và bộ ngành, hầu như chưa có trường hợp nào vi phạm trong CGCN bị xử phạt vi phạm hành chính. 37 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016 CHÑNH SAÁCH 2 Báo cáo công tác thi hành Luật CGCN và đánh giá thực trạng hoạt động CGCN - Bộ KH&CN, tháng 12/2016. Thông tư số 35/2012/TT- BKHCN ngày 16/12/2012 của Bộ KH&CN hướng dẫn chế độ Báo cáo thống kê cơ sở về CGCN. Tuy nhiên, việc báo cáo thống kê này tại các doanh nghiệp và các tổ chức KH&CN trong cả nước còn ít được thực hiện. Đơn cử như tại tỉnh Thừa Thiên Huế, qua khảo sát phát phiếu (mẫu phiếu kèm theo thông tư số 35/2012/TT- BKHCN) tới 100 doanh nghiệp và tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh năm 2012 thì chỉ có 01 doanh nghiệp và 01 tổ chức KH&CN có hoạt động CGCN. Như vậy, trong thời gian vừa qua, công tác tạo lập, xây dựng chính sách và hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ và thúc đẩy hoạt động CGCN ở nước ta vẫn còn những tồn tại và bất cập. 3. Những tồn tại trong việc thực thi pháp luật về chuyển giao công nghệ Quá trình thực thi chính sách, pháp luật về CGCN để phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ở nước ta đã bộc lộ một số tồn tại như sau: Về đăng ký và cấp giấy đăng ký hợp đồng CGCN Qua số liệu từ Bộ KH&CN cho thấy, sau 8 năm thực hiện Luật CGCN, Bộ KH&CN mới chỉ cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho gần 300 hợp đồng CGCN (Bảng 1), trong đó có tới 252 hợp đồng CGCN thuộc các dự án FDI, chỉ có khoảng 40 hợp đồng CGCN là CGCN độc lập, trong đó có 11 hợp đồng của cơ quan, Tổng công ty Nhà nước. (xem Bảng 1) Trên thực tế, các hoạt động CGCN được thực hiện còn lớn hơn con số hợp đồng CGCN đã đăng ký trên đây rất nhiều. Nguyên nhân của việc còn ít các hợp đồng CGCN được đăng ký chủ yếu là: Thứ nhất, trong Luật CGCN năm 2006 quy định các tổ chức, cá nhân có quyền tự nguyện đăng ký hợp đồng CGCN, không bắt 38 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016 CHÑNH SAÁCH 3 Báo cáo công tác thi hành Luật CGCN và đánh giá thực trạng hoạt động CGCN - Bộ KH&CN, tháng 12/2016. 4 Như trên. buộc đăng ký. Các chủ dự án đầu tư thường lồng ghép với hợp đồng kinh tế mua sắm thiết bị mà không tiến hành ký kết hợp đồng CGCN riêng. Thêm vào đó, có chính sách ưu đãi từ việc đăng ký, nhưng trên thực tế không có ưu đãi cụ thể. Do vậy, các tổ chức, cá nhân không được hưởng lợi gì từ việc đăng ký hợp đồng CGCN. Thứ hai, mặc dù thủ tục đăng ký hợp đồng CGCN hiện nay cũng đơn giản nhưng lại chưa triển khai việc đăng ký trực tuyến, do đó vẫn chưa tạo điều kiện tối ưu cho tổ chức, cá nhân khi đăng ký hợp đồng CGCN. Các doanh nghiệp FDI đăng ký hợp đồng CGCN chủ yếu là để thực hiện các hoạt động CGCN giữa các công ty mẹ ở nước ngoài với công ty con ở Việt Nam nhằm mục đích đưa chi phí CGCN vào sản xuất để giảm lợi nhuận và giảm thuế. Bởi, về nguyên tắc, giá trị công nghệ chuyển giao trong hợp đồng vẫn được tính vào vốn đầu tư và hạch toán chi phí CGCN vào chi phí thực tế của doanh nghiệp, nhưng thực tế triển khai hoạt động CGCN như thế nào thì chưa quản lý được. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể khai tăng vốn đầu tư để tăng chi phí, chuyển giá nhằm trốn thuế. Như vậy, công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng CGCN trong thời gian qua còn nhiều tồn tại và bất cập, chưa phù hợp và chưa theo kịp với thực tiễn của tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Các quy định đối với CGCN trong nước Theo Bộ KH&CN, từ năm 2007 đến nay, trong tổng số 300 hợp đồng CGCN được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, chỉ có 19 hợp đồng CGCN trong nước3. Điều này cho thấy các viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động CGCN vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc đăng ký hợp đồng CGCN. Như vậy, Luật CGCN năm 2006 mới chú trọng đến các hoạt động CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam, còn CGCN trong nước, đặc biệt là chuyển giao kết quả nghiên cứu giữa các viện, trường với doanh nghiệp chưa được đặt ra một cách chi tiết và cụ thể. Hơn nữa, việc chuyển giao và lan tỏa công nghệ giữa các dự án FDI tới các doanh nghiệp trong nước còn chưa đạt được như kỳ vọng; tỷ lệ nội địa hóa thấp, nền công nghiệp hỗ trợ chưa được phát triển xứng tầm. Trong khi đó, các hoạt động này hiện nay đang rất cần có chính sách và hành lang pháp lý cụ thể để khuyến khích, thúc đẩy. Các quy định đối với CGCN từ Việt Nam ra nước ngoài Những năm vừa qua, làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tăng mạnh. Tính đến hết năm 2015, có khoảng 900 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư Việt Nam đạt trên 21 tỷ đô la Mỹ4. Đầu tư gắn liền với công nghệ, nên mặc dù Việt Nam là nước đang phát triển nhưng một số công nghệ trong nước nghiên cứu và ứng dụng đã được quốc tế quan tâm và đánh giá cao. Tuy nhiên, trong Luật CGCN năm 2006 chưa quy định rõ và chi tiết về việc CGCN ra nước ngoài, đặc biệt đối với những công nghệ được nghiên cứu từ ngân sách nhà nước. Do đó, trong giai đoạn vừa qua, Bộ KH&CN cũng như các địa phương trong cả nước chưa có hợp đồng CGCN nào của Việt Nam ra nước ngoài được đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng CGCN. Dịch vụ CGCN Hoạt động của các tổ chức dịch vụ CGCN như giám định công nghệ, đánh giá công nghệ, định giá công nghệ góp phần không nhỏ vào thành công của hoạt động 39 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 12(316) T6/2016 CHÑNH SAÁCH 5 Báo cáo số 94/BC-UBND ngày 15/4/2013 về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gửi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. CGCN nói riêng và sự phát triển của thị trường công nghệ nói chung. Tuy nhiên, các tổ chức này phải là các tổ chức có đủ điều kiện mới hoạt động tốt vì bản thân công nghệ là một loại hàng hoá vô hình, loại hình dịch vụ chuyển CGCN, trong đó dịch vụ đánh giá công nghệ, dịch vụ định giá công nghệ và dịch vụ giám định công nghệ là loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện. Luật CGCN năm 2006 đã quy định, chỉ có hoạt động giám định công nghệ mới là hoạt động dịch vụ có điều kiện, còn đánh giá công nghệ, định giá công nghệ, không được coi là hoạt động dịch vụ có điều kiện. Do hành lang pháp luật còn chưa quy định rõ, vì vậy, trong thời gian qua, việc quản lý, vận hành các tổ chức dịch vụ CGCN còn gặp không ít những khó khăn và lung túng. Công nghệ hạn chế chuyển giao Luật CGCN năm 2006 có quy định việc cấp Giấy phép CGCN đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, tuy nhiên, thông tin từ Bộ KH&CN cũng như các địa phương trong cả nước cho thấy, trong thời gian qua, chúng ta cũng chưa thẩm định một trường hợp nào. Cơ chế phối hợp trong quá trình quản lý công nghệ và CGCN Do có sự chồng chéo và kẽ hở trong hệ thống pháp luật về CGCN, nên trong thực tế, cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN chỉ quản lý phần ngọn, vì khi chủ đầu tư dự án hoặc đối tác nước ngoài liên doanh hoặc đầu tư 100% vốn tại Việt Nam nộp hồ sơ cho cơ quan chức năng để đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhưng các cơ quan quản lý KH&CN rất ít khi được hỏi ý kiến. Do đó, việc thẩm định phần công nghệ, thiết bị, máy móc của dự án bị xem nhẹ. Chính vì vậy, cơ quan quản lý về công nghệ không nắm được luồng công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam ngay từ khâu đầu vào, trừ những dự án đầu tư có điều kiện và những dự án đầu tư do Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư. Chỉ đến khi dự án được cấp Giấy phép đầu tư, các bên lập hợp đồng CGCN để đăng ký với cơ quan quản lý KH&CN, lúc đó, cơ quan quản lý về công nghệ mới biết. Đến thời điểm này, dù là công nghệ hiện đại hay lạc hậu thì nhà đầu tư cũng đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư rồi. Như vậy, trong thời gian qua tại các địa phương, cơ chế phối hợp giữa sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý các khu công nghiệp, sở KH&CN, sở công thương, cơ quan thuế, hải quan còn chưa được rõ ràng và ăn khớp, chủ yếu là phối hợp khi có vụ việc, cơ chế hậu kiểm còn ít được thực hiện. Do đó, một số công tác như việc thẩm định và cho ý kiến về công nghệ của các dự án đầu tư còn bị xem nhẹ. Báo cáo từ các địa phương cho thấy5: nhiều công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường đã được chuyển giao và lắp đặt tại các dự án. Từ cuối năm 2011, Trung Quốc thông báo sẽ loại bỏ 2.255 doanh nghiệp sử dụng công nghệ, thiết bị và máy móc lạc hậu. Nếu chúng ta không có những hành lang pháp lý đủ mạnh, đặc biệt là tình trạng thẩm định các dự án đầu tư có công nghệ đi kèm không được đẩy mạnh thì những công nghệ lạc hậu sẽ “chảy” vào nước ta. Thẩm quyền ban hành 03 danh mục công nghệ Luật CGCN năm 2006 quy định đối với 03 Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Danh mục công nghệ cấm chuyển giao thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Bộ KH&CN ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chí và quy trình xác định 03 danh mục nêu trên. 40 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 12(316) T6/2016 CHÑNH SAÁCH 6 Báo cáo công tác thi hành Luật CGCN và đánh giá thực trạng hoạt động CGCN - Bộ KH&CN, tháng 12/2016. 7 Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, do sự tiến bộ của KH&CN, sự biến đổi của kinh tế -xã hội, khi cần phải bổ sung, cập nhật 03 danh mục trên cho sát thực, phải tuân thủ các quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên mất rất nhiều thời gian, do đó, làm ảnh hưởng đến việc triển khai và thực thi Luật CGCN. Công tác quản lý hoạt động CGCN tại địa phương Hệ thống pháp luật mà đặc biệt là Luật CGCN năm 2006 và các văn bản hướng dẫn đã có, tuy nhiên, trên thực tế, công tác quản lý hoạt động CGCN chỉ thực sự được triển khai tại 30 địa phương trên tổng số 63 tỉnh/thành phố trong cả nước6. Quy định về xác định giá trị tài sản vô hình nói chung, quyền SHTT nói riêng Hoạt động CGCN không những liên quan trực tiếp máy móc, thiết bị mà còn liên quan tới các loại tài sản vô hình, quyền SHTT như: các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng, bí mật kinh doanh, thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, đặc điểm nhận dạng sản phẩm, các số liệu kỹ thuật. Đối với các nước phát triển, việc mua bán tài sản vô hình là quyền SHTT phổ biến từ nhiều năm nay. Ở Việt Nam, quan hệ này đã xuất hiện và việc định giá tài sản vô hình trong doanh nghiệp đã được áp dụng. Chẳng hạn, trong quá trình góp vốn liên doanh, nhãn hiệu “P/S” được định giá là 5,3 triệu USD, nhãn hiệu “333” được định giá là 9 triệu USD7. Tuy nhiên, pháp luật nước ta chưa có quy định về phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình nói chung, quyền SHTT nói riêng. Do đó, trong thời gian vừa qua, việc xác định giá trị tài sản vô hình và quyền SHTT trong các hoạt động CGCN thực sự còn nhiều vướng mắc, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 4. Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện Việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về CGCN và thực hiện tốt những quy định đó trong thực tiễn đang là những đòi hỏi cấp bách đối với Việt Nam, khi mà nền kinh tế đang thực hiện việc tái cấu trúc và hội nhập kinh tế. Chúng tôi kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong CGCN ở nước ta trong thời gian tới như sau: Thứ nhất, cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CGCN năm 2006 nhằm thúc đẩy hoạt động CGCN, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, góp phần phát triển thị trường công nghệ cũng như hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động CGCN. Việc sửa đổi, bổ sungLuật CGCN cần tập trung vào các nội dung sau: - Bổ sung các quy định về CGCN trong nước, trong đó nghiên cứu kỹ quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với kết quả nghiên cứu có sử dụng nguồn vốn nhà nước, quy định về CGCN từ kết quả nghiên cứu sử dụng vốn ngân sách nhà nước; - Bổ sung quy định về CGCN từ Việt Nam ra nước ngoài và sửa đổi một số quy định về CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam, nhất là việc CGCN từ các dự án FDI cho các doanh nghiệp trong nước; - Sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong quá trình quản lý công nghệ và CGCN; sửa đổi quy định về phân cấp quản lý hoạt động CGCN; sửa đổi để tăng cường công tác hậu kiểm trong quản lý công nghệ và CGCN; - Sửa đổi quy định về thẩm quyền ban hành 03 danh mục công nghệ theo hướng (Xem tiÕp trang 53)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_chinh_sach_va_phap_luat_ve_chuyen_giao_cong_nghe.pdf
Tài liệu liên quan