Ngoài ra, các vấn đề cụ thể về thủ tục
giải quyết kiến nghị; quyền, nghĩa vụ của
người kiến nghị; trách nhiệm của các cơ
quan giải quyết kiến nghị; trách nhiệm của
cá nhân, cơ quan không tiếp nhận, xử lý kiến
nghị kịp thời, đúng pháp luật cũng cần được
quy định rõ ràng. Đồng thời, nên quy định
tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của nhân dân
đối với VBQPPL khiếm khuyết là nội dung
bắt buộc và phải được coi trọng trong báo
cáo công tác thường kỳ của các cơ quan; coi
tiếp nhận và giải quyết kiến nghị là một
trong những tiêu chí để đánh giá hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của các CQNN.
Tóm lại, chất lượng của VBQPPL
không chỉ phụ thuộc vào các hoạt động
trong quá trình xây dựng văn bản mà còn
phụ thuộc vào các hoạt động kiểm soát văn
bản sau khi được ban hành. Các hoạt động
này chủ yếu do các CQNN có thẩm quyền
thực hiện, nhưng sự tham gia của nhân dân
vào quá trình này cũng góp phần không nhỏ
vào việc nâng cao chất lượng của văn bản.
Một cơ chế thích hợp để đảm bảo nhân dân
có thể tham gia vào việc kiểm soát VBQPPL
là vấn đề cần được tính đến trong quá trình
hoàn thiện pháp luật về ban hành VBQPPL
hiện nay
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của nhân dân đối với văn bản quy phạm pháp luật khiếm khuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOAÂN THIÏåN CÚ CHÏË TIÏËP NHÊÅN, GIAÃI QUYÏËT KIÏËN NGHÕ CUÃA
NHÊN DÊN ÀÖËI VÚÁI VÙN BAÃN QUY PHAÅM PHAÁP LUÊÅT KHIÏËM KHUYÏËT
Bùi Thị Đào*
47
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
Năm 1996, Luật Ban hành VBQPPL
1
đầu tiên được ban hành quy định về
thẩm quyền, thủ tục ban hành
VBQPPL của các CQNN ở trung ương và
năm 2004, Luật Ban hành VBQPPL của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được ban
hành quy định về thẩm quyền, thủ tục ban
hành VBQPPL của CQNN ở địa phương.
Kể từ đó đến nay, pháp luật về ban hành
VBQPPL không ngừng được hoàn thiện, tạo
cơ sở pháp lý cho hoạt động ban hành
VBQPPL đi vào nề nếp, số lượng văn bản
ban hành ngày càng nhiều với chất lượng
ngày càng tốt hơn. Ngày 22/6/2015, Quốc
hội thông qua Luật Ban hành VBQPPL năm
2015 quy định về văn bản và việc ban hành
VBQPPL của cả các CQNN ở trung ương và
địa phương.
Cũng như các lần trước, mục đích xây
dựng Luật Ban hành VBQPPL lần này
không chỉ là đưa ra các quy định để đảm bảo
các VBQPPL được ban hành ra có chất
lượng cao mà còn kiểm soát chất lượng của
các văn bản trong suốt quá trình văn bản có
hiệu lực pháp luật. Hướng tới mục đích đó,
điểm nhấn của pháp luật về ban hành
VBQPPL trong những năm gần đây là mở
rộng sự tham gia ngày càng nhiều của nhân
dân vào các giai đoạn của quá trình xây
dựng văn bản. Đặc biệt trong đó là sự tham
gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào dự
thảo văn bản. Để nhân dân có thể tham gia
đóng góp ý kiến, pháp luật vừa quy định
quyền đóng góp ý kiến của nhân dân, vừa
quy định trách nhiệm của Nhà nước bảo
đảm cho nhân dân thực hiện được quyền
* PGS,TS. Khoa Hành chính - Nhà nước, Đại học Luật Hà Nội.
1 Luật này đã được thay thế bởi Luật Ban hành VBQPPL năm 2008.
Trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), không thể tránh
khỏi việc xuất hiện những VBQPPL khiếm khuyết. Tham gia vào hoạt động xây dựng
và kiểm soát VBQPPL chủ yếu là các cơ quan nhà nước (CQNN), nhưng đồng thời
còn có các cá nhân, tổ chức khác. Các kiến nghị của nhân dân có thể giúp cho việc phát
hiện, xử lý các VBQPPL khiếm khuyết nhanh chóng, kịp thời hơn. Vì vậy, cần có cơ
chế phù hợp để nhân dân dễ dàng thực hiện quyền kiến nghị, như không hạn chế người
có quyền kiến nghị, quy định rõ thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, thủ tục giải
quyết kiến nghị của nhân dân đối với VBQPPL khiếm khuyết.
48
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
này, bao gồm: quy định các hình thức lấy ý
kiến; trách nhiệm của cơ quan soạn thảo phải
lấy ý kiến nhân dân, phải tổng hợp, nghiên
cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp đối
với dự thảo. Riêng với quá trình kiểm soát
chất lượng văn bản trong thời gian thực thi,
tuy pháp luật đã có quy định về sự tham gia
của nhân dân vào giai đoạn này nhưng đang
thiếu cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực sự
tham gia được và tham gia hiệu quả vào việc
kiểm soát văn bản sau khi ban hành.
Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 bắt
đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2016, việc xây
dựng Nghị định chi tiết thi hành Luật này
đang đi vào giai đoạn cuối để có thể ban
hành và có hiệu lực cùng thời điểm Luật có
hiệu lực. Chúng tôi bàn thêm về việc hoàn
thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý kiến nghị của
nhân dân đối với VBQPPL khiếm khuyết.
Quan niệm về văn bản quy phạm pháp
luật khiếm khuyết
Hiện nay, trong pháp luật cũng như
khoa học pháp lý nói chung, chưa có định
nghĩa chính thức về VBQPPL khiếm khuyết.
Xét về mặt ngôn ngữ, khiếm khuyết có
nghĩa là thiếu sót2, thiếu thốn3. Như vậy,
VBQPPL khiếm khuyết là văn bản không có
đủ những dấu hiệu cần thiết của một
VBQPPL hoàn chỉnh.
Theo các quy định của pháp luật thì các
văn bản cho dù có chứa đựng quy phạm
pháp luật nhưng được ban hành không đúng
thẩm quyền, không đúng hình thức, không
đúng thủ tục thì không phải là VBQPPL4.
Đồng thời, những văn bản quy phạm có nội
dung trái pháp luật phải kịp thời đình chỉ
việc thi hành, hủy bỏ, bãi bỏ5; các quy định
mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc
không còn phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội phải kịp thời đình chỉ việc
thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung6.
Từ đó, có thể khái quát VBQPPL khiếm
khuyết là văn bản có một hoặc một số dấu
hiệu sau: được ban hành không đúng thẩm
quyền, không đúng hình thức, thủ tục pháp
luật quy định; có nội dung trái pháp luật,
mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với
tình hình kinh tế - xã hội. Sự tồn tại của các
VBQPPL khiếm khuyết một mặt làm giảm
giá trị của cả hệ thống pháp luật nói chung,
mặt khác, những văn bản khiếm khuyết tiềm
ẩn khả năng xâm phạm đến các quyền, lợi
ích chính đáng của cá nhân, tổ chức và xã
hội. Vì vậy, nhu cầu phát hiện, xử lý
VBQPPL khiếm khuyết rất cấp thiết.
Cơ sở lý luận và thực tiễn của quyền kiến
nghị của nhân dân đối với văn bản quy
phạm pháp luật khiếm khuyết
Theo pháp luật hiện hành, trách nhiệm
kịp thời phát hiện và xử lý VBQPPL sai trái
trước hết thuộc về cơ quan ban hành, cơ
quan giám sát, kiểm tra VBQPPL. Trách
nhiệm này là đương nhiên vì sự kiểm tra
VBQPPL của chính cơ quan ban hành là
biểu hiện của tính tự chịu trách nhiệm về
hoạt động của mỗi cơ quan và trách nhiệm
kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm là biểu
hiện của sự kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa
các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Tuy
nhiên, mỗi CQNN có rất nhiều công việc
cấp bách phải làm để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình, nên hoạt động kiểm tra,
giám sát không phải lúc nào cũng được coi
trọng đúng mức. Hơn nữa, cách thức các
CQNN nhìn nhận vấn đề thường xuất phát
từ góc độ sử dụng quyền lực, chưa kể đến
có sự bảo thủ hay bao che lẫn nhau nên
nhiều khi việc phát hiện, xử lý văn bản quy
2 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng 2003, tr. 500.
3 Đào Duy Anh, Hán- Việt từ điển, Nxb. Văn hóa thông tin, H., 2005, tr. 369.
4 Điều 2 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.
5 Điều 2 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý VBQPPL.
6 Điều 3 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa VBQPPL.
49
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
phạm pháp luật khiếm khuyết khá khó khăn,
chậm trễ. Trong khi đó, các đối tượng tác
động của văn bản là người được hưởng lợi
ích hoặc chịu thiệt hại trực tiếp từ việc thi
hành văn bản cũng có thể phát hiện ra các
khiếm khuyết, nhất là sự bất hợp lý của các
quy định. Bên cạnh đó, VBQPPL còn ảnh
hưởng gián tiếp đến cả các cá nhân, tổ chức
không phải đối tượng tác động trực tiếp của
văn bản. Vì vậy, việc quy định quyền kiến
nghị của nhân dân đối với văn bản quy phạm
pháp luật khiếm khuyết là sự bù đắp cho
những hạn chế của cơ chế giám sát, kiểm tra,
tự kiểm tra của các CQNN.
Mặt khác, nhân dân vốn có quyền giám
sát hoạt động của bộ máy nhà nước và chỉ
có các quy phạm pháp luật do cơ quan
quyền lực ban hành mới có thể được coi là
biểu hiện ý chí của nhân dân7. Đối với hoạt
động của bộ máy hành chính, người dân
không chỉ cần quyền giám sát gián tiếp
thông qua cơ quan quyền lực, mà còn cần
đến quyền giám sát trực tiếp. Hay đơn giản
hơn, khi nói pháp luật là phương tiện để Nhà
nước quản lý xã hội là muốn nói pháp luật
được đặt ra không phải chỉ vì Nhà nước mà
cao hơn nữa là vì xã hội. Khi đó, nhân dân
chính là “người tiêu dùng” sản phẩm do Nhà
nước tạo ra. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu
dùng là trách nhiệm của nhà sản xuất. Đưa
ra ý kiến phản hồi về chất lượng sản phẩm
là quyền của người tiêu dùng nên cần được
trân trọng và ý kiến này cũng giúp nhà sản
xuất nâng cao chất lượng sản phẩm của
mình. Một lý do nữa cho sự cần thiết quy
định và thực hiện quyền kiến nghị của nhân
dân về văn bản quy phạm pháp luật là
quyền này được xem xét trong mối quan hệ
với quyền đề nghị xây dựng pháp luật,
quyền đóng góp ý kiến cho các dự thảo
VBQPPL. Tất cả các quyền đó đều có chung
mục đích là tạo ra từng văn bản và cả hệ
thống VBQPPL thực sự phù hợp với đối
tượng tác động, phù hợp với thực tế xã hội.
Vậy nếu các quyền đề nghị xây dựng pháp
luật, đóng góp ý kiến cho dự thảo văn bản
ngày càng được pháp luật quy định chi tiết,
được chú ý bảo đảm thực hiện trên thực tế
thì không có lý do gì mà quyền đưa ra ý kiến
về VBQPPL khiếm khuyết lại không được
chú ý một cách tương xứng.
Việc nhân dân kiến nghị về văn bản quy
phạm pháp luật khiếm khuyết có thể thực
hiện bằng nhiều cách khác nhau. Có quốc
gia trên thế giới cho phép cá nhân, tổ chức
kiện một văn bản quy phạm pháp luật. Tuy
nhiên, đặt trong điều kiện Việt Nam hiện
nay, việc quy định quyền khiếu nại hay
khiếu kiện đối với VBQPPL chưa có tính
khả thi. Một là, việc theo đuổi thủ tục khiếu
nại, khiếu kiện là công việc phức tạp cả đối
với người khiếu nại, khiếu kiện và các
CQNN có thẩm quyền giải quyết khiếu nại,
khiếu kiện, nên pháp luật phải quy định chặt
chẽ phạm vi người có quyền khiếu nại,
khiếu kiện. Vì văn bản quy phạm pháp luật
mới chỉ đưa ra các tình huống giả định đối
với những đối tượng tác động chung nên dấu
hiệu bị xâm phạm quyền và lợi ích của
người khiếu nại, khiếu kiện nếu hiểu là đã
bị xâm phạm như đối với văn bản cá biệt thì
quá cứng nhắc, làm hạn chế khả năng phát
hiện, xử lý văn bản khiếm khuyết; nhưng
nếu chỉ cần có khả năng bị xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp là có quyền khiếu
nại, khiếu kiện thì lại khó xác định khi nào
thì khả năng đó có thể trở thành hiện thực
và liệu có thể thực sự trở thành hiện thực
không. Hai là, việc giải quyết khiếu nại,
khiếu kiện thường kéo theo việc khắc phục
hậu quả bất lợi do việc thực hiện văn bản
gây ra. Chính khả năng được khắc phục hậu
quả bất lợi này là mục đích lớn nhất của
người khiếu nại, khiếu kiện trong đại đa số
các trường hợp mà vì nó, họ cố gắng theo
7 Prosper Weil, Luật Hành chính, Nxb. Thế giới, H., 1995, tr. 105
50
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
đuổi việc khiếu nại, khiếu kiện. Đối với văn
bản quy phạm pháp luật, xác định hậu quả
do việc thực hiện văn bản gây ra là cực kỳ
khó khăn vì có những hậu quả trực tiếp, hậu
quả gián tiếp, hậu quả trước mắt, hậu quả
lâu dài, hậu quả có thể vật chất hóa được và
hậu quả không thể vật chất hóa được. Tương
tự như vậy, xác định người phải chịu hậu
quả bất lợi cũng không hề dễ dàng do phạm
vi đối tượng tác động của văn bản quy phạm
pháp luật rất rộng và nói chung khó có thể
kiểm soát được văn bản đã thực sự tác động
tới những ai trong số những đối tượng chung
đó và mức độ thiệt hại mà họ phải gánh chịu
là như thế nào. Việc khắc phục hậu quả do
VBQPPL gây ra trong phần nhiều các
trường hợp là không thể thực hiện được.
Đây cũng là một trong những lý do khiến
cho nhiều nước trên thế giới không đặt ra
vấn đề trách nhiệm nhà nước đối với lĩnh
vực lập pháp8, còn trong lĩnh vực hành pháp
thì thường chỉ có trách nhiệm của công chức
vi phạm pháp luật trong khi thi hành công
vụ. Vậy, nếu không đặt ra vấn đề khắc phục
hậu quả hoặc không thể thực hiện được việc
khắc phục hậu quả thì không tạo ra được
động lực để cá nhân, tổ chức khiếu nại,
khiếu kiện và cũng khó khuyến khích họ
theo đuổi việc khiếu nại, khiếu kiện. Ba là,
theo pháp luật hiện hành, quyền khiếu nại,
khiếu kiện mới chỉ được quy định đối với
quyết định hành chính cá biệt bị cho là trái
pháp luật, điều đó chứng tỏ việc giải quyết
khiếu nại, khiếu kiện đối với các quyết định
bất hợp lý là rất khó và càng khó khăn đối
với văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi
đó, việc quy định quyền kiến nghị và bảo
đảm thực hiện quyền kiến nghị của nhân dân
đối với văn bản quy phạm pháp luật khiếm
khuyết có tính khả thi hơn, vì phạm vi
những người có quyền kiến nghị rất rộng,
không bị hạn chế bởi các điều kiện như là
đối tượng tác động của quyết định, hay phải
có quyền và lợi ích liên quan Đồng thời,
thủ tục giải quyết kiến nghị đơn giản hơn thủ
tục giải quyết khiếu nại, giải quyết vụ án
hành chính.
Nếu như trước đây, người dân dễ dàng
chấp nhận sự áp đặt của Nhà nước, thờ ơ với
công việc của Nhà nước nên không có thói
quen đánh giá, tham gia hoạt động của Nhà
nước, do vậy không mấy khi sử dụng đến
quyền kiến nghị thì nay điều đó đang thay
đổi. Càng ngày, người dân càng có có ý thức
tự bảo vệ quyền, lợi ích của mình, của xã hội
hơn, khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề
cũng tăng lên, số lượng kiến nghị nói chung
và kiến nghị về VBQPPL nói riêng ngày
càng nhiều. Mặt khác, thực tế quản lý thời
gian qua cho thấy, có nhiều văn bản quy
phạm pháp luật trái pháp luật, không hợp lý
tạo nên những bức xúc trong dư luận xã hội
một thời gian dài. Giả thiết là có cơ chế hữu
hiệu tiếp nhận và xử lý ý kiến của người
dân, đồng thời tích cực tuyên truyền, động
viên người dân sử dụng cơ chế này như một
phương tiện bảo vệ quyền, lợi ích của cá
nhân, tổ chức, của xã hội cũng như hỗ trợ
Nhà nước đánh giá, phát hiện các yếu kém
trong quản lý, thì các VBQPPL sai trái sẽ
nhanh chóng được phát hiện và xử lý kịp
thời, góp phần bảo đảm pháp chế, củng cố
lòng tin của nhân dân vào Nhà nước.
Cơ sở pháp lý của quyền kiến nghị của
nhân dân đối với văn bản quy phạm pháp
luật khiếm khuyết
Hiện nay, các quy định về kiến nghị của
nhân dân đối với VBQPPL khiếm khuyết
còn tản mạn và chưa đầy đủ, bao gồm quy
định: “Cơ quan, tổ chức, công dân khi phát
hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu
thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp
thì kiến nghị CQNN có trách nhiệm thực
hiện rà soát văn bản”9 quy định về phương
thức kiểm tra: “Kiểm tra văn bản khi nhận
8 Văn phòng Quốc hội, Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở một số nước, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
2007, tr. 19.
51
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 15(319) T8/2016
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
9 Điều 6 Nghị định số 16/2013/ NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa VBQPPL.
10 Điều 5 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý VBQPPL.
11 Điều 6 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa VBQPPL.
được yêu cầu, kiến nghị của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân phản ánh về văn bản có dấu
hiệu trái pháp luật”10; quy định về trách
nhiệm của cơ quan nhận được kiến nghị:
“Trường hợp nội dung kiến nghị rà soát
thuộc trách nhiệm rà soát của mình thì cơ
quan nhận được kiến nghị xem xét để thực
hiện rà soát theo quy định. Trường hợp nội
dung kiến nghị rà soát không thuộc trách
nhiệm rà soát của mình thì cơ quan nhận
được kiến nghị phải chuyển kiến nghị đó
đến cơ quan có trách nhiệm rà soát văn bản,
đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức,
công dân có kiến nghị rà soát”11.
Như vậy, có thể khẳng định pháp luật về
ban hành VBQPPL đã quy định, nhân dân
có quyền kiến nghị đối với các văn bản
khiếm khuyết. Nhưng chỉ với các quy định
đó thì khi nhân dân muốn kiến nghị về
VBQPPL khiếm khuyết, về căn bản họ
không biết phải thực hiện quyền này ở đâu
và thực hiện như thế nào. Ngay cả các
CQNN cũng không có căn cứ pháp lý rõ
ràng để xác định mỗi cơ quan có thẩm quyền
giải quyết kiến nghị đối với những văn bản
nào và cách thức giải quyết ra sao.
Chính sự thiếu sót đó của pháp luật làm
cho nhân dân khó thực hiện được quyền
kiến nghị và đó cũng là nguyên nhân khiến
các CQNN không quan tâm đúng mức đến
việc tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện
quyền kiến nghị và càng ít chú ý đến việc
giải quyết các kiến nghị của họ.
giải pháp hoàn thiện cơ chế tiếp nhận,
giải quyết kiến nghị của nhân dân đối với
văn bản quy phạm pháp luật khiếm
khuyết
Để hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, giải quyết
kiến nghị của nhân dân đối với VBQPPL
khiếm khuyết, Nhà nước cần quy định trực
tiếp, đầy đủ, cụ thể về quyền kiến nghị và thủ
tục giải quyết kiến nghị. Trong đó, phải thể
hiện được những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, người có quyền kiến nghị: Vì
việc giải quyết kiến nghị không kéo theo
việc giải quyết những vấn đề liên quan đến
quyền và lợi ích của người kiến nghị đối với
văn bản bị kiến nghị, hơn nữa, để phát huy
trí tuệ, tính tích cực xã hội của mọi công
dân, pháp luật không nên hạn chế phạm vi
người có quyền kiến nghị bởi bất kỳ điều
kiện nào, ngoại trừ điều kiện về năng lực
hành vi của cá nhân. Nói cách khác, mọi
công dân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
đều có quyền kiến nghị đối với VBQPPL
khiếm khuyết. Có như vậy, các văn bản
khiếm khuyết mới được phát hiện nhanh
chóng, kịp thời.
Thứ hai, thẩm quyền tiếp nhận và giải
quyết kiến nghị: Do văn bản bị kiến nghị có
thể là văn bản của trung ương hoặc địa
phương ban hành nên để thuận tiện cho
người kiến nghị, cơ quan tiếp nhận kiến nghị
không nhất thiết phải là cơ quan có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ văn
bản bị kiến nghị. Cơ quan tiếp nhận kiến
nghị có trách nhiệm xem xét kiến nghị. Nếu
nhận thấy kiến nghị không có cơ sở thì phải
trả lời cho người kiến nghị, nói rõ lý do.
Trong trường hợp cơ quan tiếp nhận kiến
nghị không phải là cơ quan có thẩm quyền
xử lý văn bản thì cơ quan đó phải chuyển
kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lý
và thông báo cho người kiến nghị biết về
việc chuyển kiến nghị đó.
Thứ ba, công khai hóa việc giải quyết
kiến nghị: Do người có quyền kiến nghị
không phải lúc nào cũng là người có quyền,
lợi ích liên quan nên mặc dù mức độ tha
thiết đối với kết quả giải quyết kiến nghị sẽ
không bằng trường hợp khiếu nại, hoặc khởi
kiện quyết định hành chính cá biệt, nhưng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
người trực tiếp kiến nghị và những người
khác sẽ hài lòng và được khích lệ nếu kiến
nghị của họ được trả lời sau một khoảng thời
gian nhất định. Mặt khác, công khai hóa kết
quả giải quyết kiến nghị cũng đòi hỏi các
CQNN có thẩm quyền có trách nhiệm hơn,
nghiêm túc hơn trong việc tiếp nhận, giải
quyết kiến nghị.
Ngoài ra, các vấn đề cụ thể về thủ tục
giải quyết kiến nghị; quyền, nghĩa vụ của
người kiến nghị; trách nhiệm của các cơ
quan giải quyết kiến nghị; trách nhiệm của
cá nhân, cơ quan không tiếp nhận, xử lý kiến
nghị kịp thời, đúng pháp luật cũng cần được
quy định rõ ràng. Đồng thời, nên quy định
tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của nhân dân
đối với VBQPPL khiếm khuyết là nội dung
bắt buộc và phải được coi trọng trong báo
cáo công tác thường kỳ của các cơ quan; coi
tiếp nhận và giải quyết kiến nghị là một
trong những tiêu chí để đánh giá hiệu lực,
hiệu quả hoạt động của các CQNN.
Tóm lại, chất lượng của VBQPPL
không chỉ phụ thuộc vào các hoạt động
trong quá trình xây dựng văn bản mà còn
phụ thuộc vào các hoạt động kiểm soát văn
bản sau khi được ban hành. Các hoạt động
này chủ yếu do các CQNN có thẩm quyền
thực hiện, nhưng sự tham gia của nhân dân
vào quá trình này cũng góp phần không nhỏ
vào việc nâng cao chất lượng của văn bản.
Một cơ chế thích hợp để đảm bảo nhân dân
có thể tham gia vào việc kiểm soát VBQPPL
là vấn đề cần được tính đến trong quá trình
hoàn thiện pháp luật về ban hành VBQPPL
hiện nay n
52
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 15(319) T8/2016
hành công vụ, nhưng lại không thống nhất
với Luật Khiếu nại năm 2011. Cụ thể, Điều
33 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về
khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành
chính thì người khiếu nại có quyền khởi kiện
ngay khi khiếu nại lần đầu không được giải
quyết trong thời hạn hoặc khiếu nại không
được người có thẩm quyền giải quyết7. Đối
chiếu với Luật TNBT của Nhà nước năm
2010 thì người bị thiệt hại không thể khởi
kiện theo thủ tục hành chính mà chỉ có thể
khởi kiện theo thủ tục TTDS nhưng họ lại
cũng chưa thể khởi kiện nếu họ chưa thực
hiện việc gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt
hại và chưa qua thủ tục thương lượng việc
bồi thường.
Để tạo sự thống nhất trong các quy định
của pháp luật về TNBT của Nhà nước và để
đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại
trong TTDS, cần phải sửa đổi Điều 22 Luật
TNBT của Nhà nước năm 2010 theo hướng
người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa
án yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại sau
khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
không giải quyết khiếu nại hoặc hết thời hạn
giải quyết khiếu nại mà khiếu nại vẫn chưa
được người có thẩm quyền giải quyết xong n
HOAÂN THIÏÅN CAÁC QUY ÀÕNH...
(TiÕp theo trang 39)
7 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định:
“Điều 33. Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại
lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại
không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi
lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài
liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật này mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc
người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa
án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_co_che_tiep_nhan_giai_quyet_kien_nghi_cua_nhan_da.pdf