Công ty TNHH Hàn Việt áp dụng hình thức kế toán theo kiểu tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng, chịu sự chỉ đạo của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm thông báo cho Tổng giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. Kế toán trưởng đứng đầu phòng tài chính- kế toán. Dưới Kế toán trưởng là một phó phòng và các nhân viên kế toán. Còn ở dưới phân xưởng không có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có các nhân viên phụ trách phân xưởng ghi chép kết quả lao động, quá trình sản xuất kinh doanh và chuyển các chứng từ về phòng kế toán của công ty. Tại kho, có các thủ kho thuộc phòng Kế hoạch vật tư -Xuất nhập khẩu phụ trách việc theo dõi hàng tồn kho và định kỳ chuyển các chứng từ về phòng kế toán.
60 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện hạch toán tscđ tại công ty TNHH Hàn Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
619
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
5 189 704 187
4 480 140 185
7 657 474 136
6 543 250 552
2. Máy móc thiết bị
17 797 318 860
13 879 237 970
21 688 181 557
15 938 675 790
3. Phương tiện vận tải
1 024 773 533
387 870 812
1 654 053 693
863 025 282
4. Thiết bị văn phòng
293 186 914
255 256 445
434 904 913
328 873 995
TSCĐ vô hình
50 032 350
49 198 477
50 032 350
39 192 001
1. Phần mềm kế toán
50 032 350
49 198 477
50 032 350
39 192 001
Tổng cộng
24 355 015 844
19 051 703 889
31 484 646 649
23 713 017 620
Biểu 4: Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Công tác quản lý TSCĐ ở công ty TNHH Hàn Việt
Tại công ty TNHH Hàn Việt, TSCĐ được quản lý chặt chẽ theo cả chỉ tiêu giá trị và chỉ tiêu hiện vật.
Về mặt giá trị: Phòng Kế toán tài vụ trực tiếp quản lý các TSCĐ về mặt giá trị bằng việc theo dõi tình hình tăng, giảm, sửa chữa TSCĐ. Tính toán và theo dõi các chỉ tiêu: Nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại của từng TSCĐ.
Về mặt hiện vật: Phòng kế hoạch vật tư trực tiếp lập sổ sách theo dõi TSCĐ về mặt hiện vật, mỗi loại TSCĐ đều có một ký hiệu riêng. Ngoài ra, tất cả các tổ, các phân xưởng, phòng ban khi tiếp nhận TSCĐ đều có trách nhiệm quản lý, sử dụng TSCĐ đúng mục đích, kế hoạch đã đặt ra, phù hợp với các thông số kỹ thuật của TSCĐ. Do đặc điểm các TSCĐ ở công ty có giá trị lớn nhưng số lượng không nhiều nên công ty thường xuyên tiến hành kiểm kê TSCĐ nhằm mục đích quản lý tình trạng sử dụng các TSCĐ, xem xét xem TSCĐ nào không còn khả năng phát huy hiệu quả để tiến hành thanh lý, nhượng bán và đầu tư mua mới. Những TSCĐ thiếu, mất sẽ được quy rõ trách nhiệm cho từng cá nhân và có biện pháp giải quyết phù hợp.
Các tổ, phân xưởng, phòng ban khi có nhu cầu về đầu tư đổi mới , sửa chữa, thanh lý TSCĐ thì phải lập biên bản đề nghị gửi lên Tổng giám đốc công ty để xem xét và ra quyết định.
Công ty chỉ tiến hành đánh giá lại TSCĐ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước hoặc khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
II. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN BAN ĐẦU TSCĐ
TSCĐ tại công ty Hàn Việt chủ yếu được hình thành từ việc đầu tư mua sắm; xây dựng cơ bản hoàn thành.
Khi có nhu cầu đầu tư mới TSCĐ, ví dụ, khi tổ xuất hàng có nhu cầu mua mới 1 xe ô tô để chở hàng, bộ phận này sẽ đề xuất ý kiến lên phòng Kế hoạch vật tư, sau đó, phòng Kế hoạch vật tư sẽ lập “Biên bản đề nghị” mua sắm TSCĐ để trình lên Tổng giám đốc. Tổng giám đốc sẽ căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty để xem xét “Biên bản đề nghị”. Nếu được Tổng giám đốc xét duyệt, phòng Kế hoạch vật tư sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm nhà cung cấp, chủng loại ô tô, tìm hiểu về giá cả. Sau khi tìm hiểu tất cả các thông tin cần thiết, phòng Kế hoạch vật tư sẽ lập “Tờ trình” gửi lên Tổng giám đốc. Khi được Tổng giám đốc đồng ý, phòng Kế hoạch vật tư sẽ tiến hành gặp gỡ nhà cung cấp để thoả thuận về các điều khoản như: Thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, điều khoản bảo hànhvà chính thức ký hợp đồng. Bên bán lập “Biên bản bàn giao xe”, “Hoá đơn bán hàng” giao cho công ty. Sau khi nhận hàng và giao tiền đầy đủ, hai bên sẽ tiến hành lập “Biên bản thanh lý hợp đồng”. TSCĐ được giao cho bộ phận xuất hàng để trực tiếp sử dụng và quản lý.
CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ
Km 12 - Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội
TEL: (04)861 6084, 861 5380 FAX: (04)687 0969
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN XE ÔTÔ
SỐ 189/HĐKT-HANVICO
Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
Căn cứ vào nhu cầu của Công ty Hàn Việt (bên mua) và khả năng cung cấp ôtô của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ (bên bán).
Hôm nay, ngày 01/07/2006, chúng tôi gồm có:
BÊN MUA: CÔNG TY HÀN VIỆT (HANVICO)
Đại diện
Địa chỉ
Điện thoại
Mã số thuế
: Ông Phạm Văn Tuần Chức vụ: Giám đốc
: Km 14, Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội
: 04.861 7978 Fax : 04.861 8040
: 0100955275-1
(Dưới đây gọi tắt là bên A)
BÊN BÁN: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ
Đại diện
Địa chỉ
Điện thoại
Tài khoản
Mã số thuế
: Ông Trần Quyết Thắng Chức vụ: Giám đốc
: Km 12, Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội
: 04.861 6084/687 0761 Fax : 04.687 0969
: 21110000013616
: 0101049393
(Dưới đây gọi tắt là bên B)
Cùng nhau thoả thuận ký kết hợp đồng mua bán 01 chiếc xe ôtô ISUZU HiLander V- SPEC XTREME số tự động với các điều khoản sau:
ĐIỀU I: CHỦNG LOẠI HÀNG HOÁ
Bên A đồng ý mua và Bên B đồng ý bán 01 chiếc xe ôtô ISUZU HiLander V- SPEC XTREME số tự động do công ty ôtô ISUZU Việt Nam lắp ráp với linh kiện nhập khẩu từ Nhật Bản.
Chất lượng xe mới 100%, sản xuất và lắp ráp năm 2006, màu sơn Black (đen), tay trái thuận, các thông số kỹ thuật theo Catalogue đính kèm. Xe có đủ giấy tờ hợp lệ để đăng ký và lưu hành theo quy định của Nhà nước.
Các trang thiết bị kèm theo xe (mỗi xe 01 bộ) gồm: 01 lốp dự phòng và vỏ bao lốp dự phòng loại cứng; 01 tuýp tháo lốp, 01 kìm 150; 01 túi đựng đồ nghề; 02 điều khiển khoá cửa; 01 tuốc nơ vít 2 đầu; 02 chìa khoá.
Giấy tờ kèm theo xe gồm (mỗi xe 01 bộ) có: 01 phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (bản chính) 01 hoá đơn bán hàng của công ty CP vận tải và dịch vụ (bản chính); 01 hoá đơn bán hàng của công ty ôtô ISUZU Việt Nam (bản sao); 01 giấy chứng nhận chất lượng ôtô (bản sao); 01 giấy các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của ôtô (bản sao); 01 bộ tờ khai hàng hoá nhập khẩu (bản sao); 01 sổ bảo hành; 01 quyển hướng dẫn sử dụng.
ĐIỀU II: GIÁ CẢ, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
II.1. GIÁ CẢ
TỔNG GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG : 629 280 160 VNĐ
(Bằng chữ: Sáu trăm hai mươi chín triệu, hai trăm tám mươi nghìn, một trăm sáu mươi đồng chẵn)
Ghi chú:
Giá trên đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt và VAT 10%
Giá trên không bao gồm các chi phí đăng ký lưu hành xe, thuế trước bạ, bảo hiểm theo quy định của Nhà nước.
Khi bàn giao xe, bên B sẽ giao cho bên A toàn bộ các giấy tờ liên quan đến chiếc xe như: Hoá đơn, giấy chứng nhận chất lượng xe xuất xưởng, sổ bảo hànhđể bên A làm thủ tục đăng ký xe.
II.2. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN:
Thanh toán theo phương thức tiền mặt hoặc chuyển khoản bằng tiền Đồng Việt Nam tính theo tỷ giá bán ra đồng Đô la Mỹ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và ngày ghi hoá đơn.
Bên A đặt cọc trước cho bên B số tiền là: 50.000.000đ (năm mươi triệu đồng chẵn) ngay sau khi hai bên ký kết hợp đồng.
Phần giá trị hợp đồng còn lại bên A thanh toán cho bên B trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận xe cùng toàn bộ thấy tờ kèm theo.
ĐIỀU III. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN GIAO XE:
III.1. ĐỊA ĐIỂM GIAO XE: Tại Hà Nội
III.2. THỜI GIAN GIAO XE: Giao xe trong vòng 40 ngày kể từ ngày hai bên ký hợp đồng và bên B nhận được số tiền đặt cọc từ bên A.
ĐIỀU IV: BẢO HÀNH
V.1. Xe được bảo hành trong thời gian 03 năm hoặc 60.000 km (Tuỳ vào điều kiện nào đến trước). Trong thời gian bảo hành, xe được miễn phí chi phí công tác bảo dưỡng 05 lần cho: 1.000km, 5.000km, 10.000km, 15.000km, 20.000km
V.2. Áp dụng chế độ bảo hành: Trung tâm bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa
Địa chỉ: Km 12 Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội
Điện thoại: 04 687 0003/861 6084 Fax: 04.861 7118
Hoặc tại các trung tâm bảo hành uỷ quyền của công ty trên toàn quốc.
ĐIỀU V: KHUYẾN MẠI
Khi bàn giao xe bên B sẽ giao cho bên A 01 phiếu bảo hiểm vật chất xe tương đương 1.5% giá trị xe, có thời hạn bảo hiểm 01 năm, trong đó ghi rõ tên khách hàng, số khung, số máy, thời hạn hiệu lực của bảo hiểm và trị giá bảo hiểm. Phiếu bảo hiểm vật chất do công ty BảoMinh phát hành và có giá trị trên toàn quốc (không được quy đổi thành tiền)
ĐIỀU VI: ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Nếu bên A đơn phương huỷ hợp đồng thì số tiền đặt cọc trước sẽ thuộc về bên B.
Hai biên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản hợp đồng nêu trên.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày được hai bên ký kết cho đến khi thanh lý hợp đồng, riêng điều IV ‘Bảo hành” trong hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có phát sinh tranh chấp, hai bên cùng nhau bàn bạc giải quyết. Nếu không tự giải quyết được, tranh chấp sẽ được đưa ra Toà kinh tế - Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội. Quyết định của Toà kinh tế - Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội là quyết định cuối cùng và bên vi phạm phải chịu toàn bộ án phí.
Hợp đồng được lập thành 02 bản, bên A giữ 01 bản, bên B giữ 01 bản, có giá trị như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A
CÔNG TY HÀN VIỆT
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
CÔNG TY CP VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu)
Biểu 5: Hợp đồng mua bán xe ôtô
HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG AN/2006B
Liên 2: Giao cho khách hàng 0050843
Ngày 01 tháng 7 năm 2006
Đơn vị bán hàng: Công ty CP vận tải và dịch vụ
Địa chỉ: Km 12, Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội
Số tài khoản: 21110000013616 MST: 0100142523
Điện thoại: 04.861 6084
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Minh
Tên đơn vị: Công ty TNHH Hàn Việt
Địa chỉ: Km 14, Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM/ CK MST: 0100955275-1
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
Ôtô ISUZU Hilander V-SPEC XTREME
Chiếc
01
572 072 873
572 072 873
Cộng tiền hàng : 572 072 873
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT : 57 207 287
Tổng cộng tiền thanh toán : 629 280 160
Số tiền viết bằng chữ: Sáu trăm hai mươi chín triệu, hai trăm tám mươi nghìn, một trăm sáu mươi đồng chẵn
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Biểu 6: Hoá đơn giá trị gia tăng
Đơn vị:.
Bộ phận:..
Mã đơn vị SDNS
PHIẾU CHI
Ngày 01háng 07 năm 2006
Quyển số:
Số:
Nợ :
Có:
Mẫu số C30-BB
Theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC
Ngày 30 tháng 3 năm 2006
của Bộ trưởng BTC
Họ, tên người nhận tiền: Nguyễn Văn Minh
Địa chỉ:
Lý do chi: Chi tiền đặt cọc mua xe ôtô
Số tiền: 50 000 000 (Viết bằng chữ) Năm mươi triệu đồng chẵn
Kèm theoChứng từ gốc
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người lập
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ)
+ Tỷ giá ngoại tệ (Vàng, bạc, đá quý)
+ Sô tiền quy đổi..
Biểu 7: Phiếu chi
Ngay sau khi mua sắm; xây dựng cơ bản hoàn thành, các TSCĐ đều được phân loại và tiến hành trích khấu hao. TSCĐ nào đã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng thì sẽ thôi không trích khấu hao. Kế toán lập “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” để tính mức khấu hao phải trích trong kỳ cho từng TSCĐ. Thời điểm trích và thôi trích khấu hao bắt đầu từ ngày có nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ.
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Năm 2006 Đơn vị tính: VNĐ
STT
TSCĐ
Tỷ lệ kh năm
(%)
Nơi sử dụg
Toàn dn
TK 627
TK 641
Nguyên giá
Khấu hao
1
Máy chần công nghiệp
10
593 280 660
59 328 066
59 328 066
Ôtô ISUZU
13
572 072 873
37 184 737
37 184 737
Cộng
31 484 646 649
2 518 585 147
2 246 090 935
126 922 146
Biểu 8: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Khi có nghiệp vụ giảm TSCĐ (Thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kiểm kê phát hiện thiếu TSCĐ), công ty sẽ tiến hành lập các hoá đơn, chứng từ liên quan như: Biên bản thanh lý TSCĐ, hoá đơn giá trị gia tăng, biên bản kiểm kê TSCĐ, biên bản đề nghị thanh lý TSCĐ. Ví dụ, khi xưởng sản xuất chăn, ga, gối nhận thấy có một máy cuốn vải đã cũ, bị hư hỏng nhiều, nếu sử dụng sẽ không có hiệu quả, tốn thời gian và chi phí, phân xưởng sẽ đề nghị lên phòng Kế hoạch vật tư. Phòng kế hoạch vật tư sẽ kiểm tra lại tình hình thực tế, nếu đúng như phân xưởng đã đề nghị, phòng này sẽ lập “Biên bản đề nghị thanh lý TSCĐ” và trình lên Tổng giám đốc. Xét thấy việc thanh lý máy cuốn vải là cần thiết, Tổng giám đốc sẽ thành lập Ban thanh lý, quyết định về giá bán TSCĐ và thông báo rộng rãi việc thanh lý TSCĐ cho các cán bộ công nhân viên trong công ty và ngoài công ty để tìm kiếm khách hàng.
CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT
Địa chỉ: Km 14, Quốc lộ 1A- Thanh Trì – Hà Nội
Điện thoại: 04.861 7978
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày 25 tháng 9 năm 2006
Số 01
Căn cứ quyết định số 30 ngày 18 tháng 9 năm 2006 của Tổng giám đốc Công ty TNHH Hàn Việt về việc thanh lý tài sản cố định.
I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:
- Ông: Phạm Văn Tuần - Tổng giám đốc công ty làm trưởng ban
- Bà: Trần Thị Tuyết - Trưởng phòng Kế toán tài vụ làm uỷ viên
- Ông: Lê Văn Giang - Trưởng phòng Kế hoạch vật tư làm uỷ viên
II. Tiến hành thanh lý TSCĐ :
Tên TSCĐ: Máy cuốn vải
Năm đưa vào sử dụng: 1999
Nước sản xuất: Hàn Quốc
Nguyên giá TSCĐ: 28 016 000 VNĐ
Hao mòn luỹ kế đến thời điểm thanh lý: 28 016 000 VNĐ
Giá trị còn lại: 0 VNĐ
III. Kết luận của Ban thanh lý:
Máy cuốn vải đã bị hư hỏng nhiều, quyết định thanh lý
Máy cuốn vải sẽ được chào bán cho tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty và mọi cá nhân, tổ chức ngoài công ty.
Giá bán: Thoả thuận
Ngày 25 tháng 9 năm 2006
Trưởng ban thanh lý
(Ký, họ tên)
IV. Kết quả thanh lý
Chi phí thanh lý: 0 Viết bằng chữ: Không
Giá trị thu hồi: 4 125 000 Viết bằng chữ: Bốn triệu, một trăm hai mươi lăm nghìn đồng chẵn.
Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày 25 tháng 9 năm 2006
Ngày 25 tháng 9 năm 2006
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Biểu 9: Biên bản thanh lý TSCĐ
III. HẠCH TOÁN CHI TIẾT TSCĐ
Khi có nghiệp vụ về TSCĐ, căn cứ vào các chứng từ ban đầu như: Biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn giá trị gia tăng, hợp đồng mua bán, biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán nhập các dữ liệu liên quan vào máy tính, với sự giúp đỡ của phần mềm EFFECT, số liệu sẽ tự động chuyển sang Sổ chi tiết TSCĐ, Sổ TSCĐ, Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ.
Sổ TSCĐ: Được lập hàng năm cho từng loại TSCĐ như: Máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc, phương tiện vận tải, để theo dõi tình hình tăng, giảm và giá trị còn lại của loại TSCĐ đó. Công ty không lập Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng; theo tình trạng sử dụng.
Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ: Cũng được lập theo kỳ kế toán là năm để theo dõi các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong kỳ trên phạm vi toàn công ty.
Sổ chi tiết TSCĐ: Tại công ty TNHH Hàn Việt, kế toán không lập Thẻ TSCĐ mà lập Sổ chi tiết TSCĐ để theo dõi tình hình tăng, giảm, khấu hao, giá trị còn lại của từng TSCĐ.
SỔ CHI TIẾT TSCĐ
Từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006
Tài khoản: 211 – Tài sản cố định
TSCĐ: Máy cuốn vải
Mã TSCĐ: 010036 Đvt: VNĐ
Ngày tháng
Chứng từ
Diễn giải
Tăng
Giảm
Hao mòn luỹ kế
Giá trị còn lại
SH
NT
25/09//2006
Thanh lý máy cuốn vải
28 016 000
28 016 000
0
Cộng
28 016 000
28 016 000
0
Biểu 10: Sổ chi tiết TSCĐ
BẢNG TỔNG HỢP TĂNG GIẢM TSCĐ
Từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006 Đvt: VNĐ
STT
TSCĐ
Diễn giải
Nguyên giá
Hao mòn tính đến khi ghi giảm TSCĐ
Xe ôtô ISUZU
Mua mới
572 072 873
Máy cuốn vải
Thanh lý
28 016 000
28 016 000
Cộng
7 230 166 951
50 268 073
Biểu 11: Bảng tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
Biểu 12: Sổ Tài sản cố định
SỔ TSCĐ
Loại TSCĐ: Phương tiện vận tải
Từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006
Stt
Ghi tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
TSCĐ
Nước sx
Thời gian đưa vào sử dụng
Mã TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao
Khấu hao
đã tính đến
khi ghi
giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do ghi giảm TSCĐ
SH
NT
Tỷ lệ KH
(%)
Mức KH
SH
NT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Xe ôtô ISUZU
Máy cuốn vải
01/07/2006
31/12/1999
020005
.
010036
572 072 873
28 016 000
13
23
37 184 737
0
28 016 000
01
25/9/2006
Thanh lý
Tổng
7 179 898 878
2 518 585 147
50 268 073
IV. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TSCĐ
4.1. Hạch toán tăng, giảm TSCĐ
TSCĐ trong công ty tăng trong hai trường hợp là đầu tư mua mới; Xây dựng cơ bản hoàn thành. TSCĐ giảm trong các trường hợp: Thanh lý, nhượng bán, kiểm kê phát hiện thiếu. Khi có nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, căn cứ vào các chứng từ ban đầu như: Hợp đồng mua bán hàng hoá, hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu chi; lệnh chi tiền, biên bản thanh lý TSCĐ, kế toán nhập dữ liệu vào máy vi tính, số liệu sẽ được tự động chuyển sang các sổ sách tổng hợp như: Chứng từ ghi sổ (TK 2111;2113), sổ cái TK 2111; 2113. TK 2111 được dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm của TSCĐ hữu hình và được chi tiết thành các TK cấp 3 để theo dõi tình hình tăng, giảm của các TSCĐ theo trạng thái biểu hiện. Ví dụ: TK 21112 “Nhà cửa, vật kiến trúc”, TK 21113 “Máy móc, thiết bị”,Mọi trường hợp tăng TSCĐ được hạch toán vào bên Nợ TK 2111 và các trường hợp giảm TSCĐ được hạch toán vào bên Có TK 2111. TK 2113 được sử dụng để theo dõi tình hình tăng, giảm của TSCĐ vô hình.
Ngoài các TK và sổ sách kể trên, khi nhập dữ liệu về nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, máy tính cũng sẽ tự động chuyển dữ liệu đến các sổ sách liên quan khác như: Sổ cái các TK 111, 112, 133, 331, 241
Chứng từ ghi sổ tại công ty TNHH Hàn Việt được mở theo kỳ (1 năm 1 lần) Kết hợp với nội dung của nghiệp vụ kinh tế.
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006
Số 03
Trích yếu
TÀI KHOẢN
Số tiền
Nợ
Có
Mua ôtô ISUZU
21114
331
572 072 873
Nhà xưởng II hoàn thành
21112
2412
1 093 404 573
Cộng
7 179 898 878
Biểu 13: Chứng từ ghi sổ số 03
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006
Số 04
Trích yếu
TÀI KHOẢN
Số tiền
Nợ
Có
Thanh lý máy cuốn vải
214
21113
28 016 000
Thanh lý máy may công nghiệp
214
21113
22 252 073
Cộng
50 268 073
Biểu 14: Chứng từ ghi sổ số 04
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006
Tài khoản: 2111 – Tài sản cố định hữu hình
Dư nợ đầu: 24 304 983 494
Dư có đầu:
Dư có:
Dư nợ: 31 434 614 299
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Diễn giải
TKĐƯ
SỐ TIỀN
SH
NT
Ps nợ
Ps có
03
31/12/2006
Mua ôtô ISUZU
331
572 072 873
03
31/12/2006
Xây dựng cơ bản hoàn thành
2412
2 467 769 949
04
Thanh lý máy cuốn vải
214
28 016 000
Cộng
7 179 898 878
50 268 073
Biểu 15: Sổ cái tài khoản 211
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006
Tài khoản: 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Dư nợ đầu: 1 666 544 276
Dư có đầu: 0
Dư có: 0
Dư nợ: 0
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK
ĐƯ
SỐ TIỀN
SH
NT
Ps nợ
Ps có
03
31/12/2006
Xây dựng cơ bản hoàn thành
21112
2 467 769 949
01
31/12/2006
Tiền mặt Việt Nam
1111
801 225 673
Cộng
801 225 673
2 467 769 949
Biểu 16: Sổ cái tài khoản 241
Biểu 17: Màn hình giao diện nghiệp vụ tăng TSCĐ
4.2. Hạch toán khấu hao TSCĐ
Hiện nay, công ty Hàn Việt áp dụng chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ – BTC ban hành ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính.
Việc xác định thời gian sử dụng TSCĐ cũng tuân theo các tiêu chuẩn mà quyết định này đưa ra như tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ, hiện trạng sử dụng TSCĐ, tuổi thọ kinh tế của TSCĐ và trong giới hạn khung thời gian sử dụng TSCĐ trong quyết định này.
Về phương pháp tính khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho tất cả các TSCĐ của công ty.
Công thức tính khấu hao:
MứcKH năm
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
=
Nguyên giá TSCĐ
*
Tỷ lệ % khấu hao năm
MứcKH tháng = MứcKH năm /12
Sổ sách sử dụng: Để hạch toán tổng hợp khấu hao TSCĐ, công ty sử dụng Chứng từ ghi sổ liên quan đến nghiệp vụ tăng, giảm khấu hao TSCĐ, sổ cái TK 214.
Ví dụ, trường hợp công ty mua ôtô ISUZU vào ngày 01/07/2006. Kế toán sẽ tiến hành phân loại TSCĐ vào nhóm “phương tiện vận tải” và tiến hành trích khấu hao kể từ ngày 01/07/2006. Như vậy, mức khấu hao của ôtô này phải trích trong năm 2006 sẽ bao gồm mức khấu hao của 6 tháng.
MứcKH năm 2006 = 572 072 873 * 0.13 * 6/12 = 37 184 737
Trường hợp công ty thanh lý máy cuốn vải, do TSCĐ đã khấu hao hết nên trong năm 2006 sẽ không trích khấu hao của TSCĐ này. Khấu hao luỹ kế tính đến khi thanh lý bằng nguyên giá, giá trị còn lại bằng 0.
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006
Số 05
Trích yếu
TÀI KHOẢN
Số tiền
Nợ
Có
Khấu hao TSCĐ tháng 7
6274
214
182 609 019
Khấu hao TSCĐ tháng 7
6414
214
10 489 434
Khấu hao TSCĐ tháng 7
6424
214
9 303 505
Khấu hao TSCĐ tháng 8
6274
214
190 246 145
Khấu hao TSCĐ tháng 8
6414
214
10 489 434
Khấu hao TSCĐ tháng 8
6424
214
9 303 505
Cộng
2 518 585 147
Biểu 18: Chứng từ ghi sổ số 05
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/01/2006 đến 31/12/2006
Tài khoản: 214 - Khấu hao TSCĐ
Dư nợ đầu: 0
Dư có đầu: 5 303 311 955
Dư có: 7 771 629 029
Dư nợ: 0
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
TK
ĐƯ
SỐ TIỀN
SH
NT
Ps nợ
Ps có
04
31/12/2006
Thanh lý máy cuốn vải
2113
28 016 000
04
31/12/2006
Thanh lý máy may công nghiệp
2113
22 252 073
05
31/12/2006
Khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng
6274
2 246 090 935
05
31/12/2006
Khấu hao phương tiện vận tải
6414
126 922 146
05
31/12/2006
Khấu hao nhà cửa, thiết bị văn phòng
6424
145 572 066
Cộng
50 268 073
2 518 585 147
Biểu 19: Sổ cái tài khoản 214
4.3. Hạch toán sửa chữa TSCĐ
Ở công ty Hàn Việt, các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ chủ yếu là sửa chữa nhỏ, mang tính chất thường xuyên. Đối với các nghiệp vụ này công ty hạch toán:
Nợ TK 627;641;642
Có TK 111;112;334;331
Công ty chưa lập kế hoạch sửa chữa lớn, chưa dự toán và tính trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào các TK chi phí tương ứng.
Dựa trên các chứng từ kế toán ban đầu, kế toán viên nhập dữ liệu vào máy vi tính, nhờ sự hỗ trợ của phần mềm EFFECT các số liệu sẽ tự động chuyển sang các sổ chi tiết, sổ tổng hợp liên quan đến nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao, sửa chữa TSCĐ. Sau đó, số liệu cũng sẽ tự động kết xuất ra Bảng cân đối tài khoản và các Báo cáo kế toán.
HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG CE/2006B
Liên 2: Giao cho khách hàng 0098093
Ngày 27 tháng 7 năm 2006
Đơn vị bán hàng: Công ty CP đại lý FORD Thủ Đô
Địa chỉ: Pháp Vân - Hoàng Liệt – Thanh Trì – Hà Nội
Số tài khoản: MST: 0101273187
Điện thoại:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Minh
Tên đơn vị: Công ty TNHH Hàn Việt
Địa chỉ: Km 14, Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM/ CK MST: 0100955275-1
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
Sửa chữa xe 29L-9054
01
2 210 000
Cộng tiền hàng : 2 210 000
Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT : 221 000
Tổng cộng tiền thanh toán : 2 431 000
Số tiền viết bằng chữ: Hai triệu bốn trăm ba mốt nghìn đồng chẵn
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Biểu 20: Hoá đơn giá trị gia tăng
Công ty: TNHH HÀN VIỆT
Km 14, Quốc lộ 1A – Thanh Trì – Hà Nội
MST: 010055275-1
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN NĂM 2006
Tài khoản
Số dư đầu năm
Số phát sinh trong năm
Số dư cuối năm
Nợ
Có
Nợ
Có
Nợ
Có
111 Tiền mặt
31 861 713
54 460 280 498
54 456 322 572
35 819 639
2111 TSCĐ hữu hình
24 304 983 494
7 179 898 878
50 268 073
31 434 614 299
2113 TSCĐ vô hình
50 032 350
0
0
50 032 350
214 Khấu hao TSCĐ
5 303 311 955
50 268 073
2 518 585 147
7 771 629 029
TỔNG CỘNG
62 188 217 154
62 188 217 154
513 439 257 126
513 439 257 126
91 490 810 524
91 490 810 524
Biểu 21: Bảng cân đối tài khoản
Chương ba: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT
I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT
Công ty TNHH Hàn Việt đã trải qua một thời gian tồn tại và phát triển không phải là quá dài, tuy nhiên với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên, công ty đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương và đất nước. Sự lớn mạnh của công ty thể hiện ở công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng, trong đó có kế toán TSCĐ.
Trong xu thế phát triển tất yếu của thị trường, công ty gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh của các công ty trong và ngoài nước. Vì vậy công ty phải đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của mình để có biện pháp ứng xử phù hợp. Qua thời gian thực tập tại công ty, bằng những kiến thức thực tế và lý thuyết em nhận thấy công tác quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ có những ưu điểm, khuyết điểm sau:
Về công tác quản lý TSCĐ
Ưu điểm
Hiện nay, TSCĐ ở công ty đã được quản lý tương đối chặt chẽ cả về mặt giá trị và hiện vật. Ban giám đốc công ty đã có sự liên kết, phối hợp với tất cả các phòng ban, phân xưởng để tìm ra những phương hướng và giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề quản lý TSCĐ góp phần nâng cao hệu quả kinh doanh chung của công ty. Ngoài sự quản lý chung của Ban giám đốc, trách nhiệm quản lý TSCĐ còn được quy định cụ thể, rõ ràng đến từng bộ phận, từng cá nhân. Điều này, đã khiến cho mọi bộ phận, nhân viên hay công nhân đều tự ý thức được trách nhiệm của mình. Các đơn vị sau khi tiếp nhận TSCĐ đã sử dụng đúng theo mục đích, kế hoạch của công ty đặt ra và phù hợp với chức năng, đặc tính kỹ thuật của các TSCĐ.
Khi xảy ra hiện tượng thiếu mất TSCĐ, công ty đều tiến hành điều tra nguyên nhân cụ thể để có thể truy cứu trách nhiệm một cách chính xác. Mức độ bồi thường phụ thuộc vào điều kiện khách quan cũng như mức độ tổn thất mà cá nhân hay đơn vị đó gây ra.
Các TSCĐ trong công ty đều được mã hoá. Vì vậy rất thuận lợi cho quản lý khi muốn xác định một tài sản hay một nhóm tài sản bất kỳ. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi phần mềm kế toán ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với công tác kế toán của công ty thì việc mã hoá các TSCĐ sẽ càng phát huy được sự thuận tiện của mình.
Hạn chế
Mặc dù công tác quản lý TSCĐ ở công ty đã được thực hiện khá tốt tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập.
Các TSCĐ mới chỉ được phân loại và quản lý theo hình thái biểu hiện mà không có sự quản lý theo tình trạng hay mục đích sử dụng. Đây là một cản trở cho công ty trong viêc cập nhật thông tin về tình trạng của từng TSCĐ, về nhu cầu sửa chữa hay đổi mới, làm giảm hiệu quả đầu tư, sử dụng TSCĐ.
Công tác kiểm kê được tiến hành tương đối thường xuyên, tuy nhiên việc kiểm kê này thường không có kế hoạch cụ thể, không thành lập đội kiểm kê và không lập biên bản kiểm kê, không có sự đối chiếu một cách cụ thể giữa sổ sách và thực tế mà chỉ dựa vào sự quan sát của ban lãnh đạo. Như vậy, chất lượng thông tin của cuộc kiểm kê đôi khi sẽ thiếu chính xác và phản ánh không đầy đủ thực trạng của TSCĐ, có những sai hỏng không được phát hiện kịp thời.
Về công tác đầu tư, đổi mới TSCĐ
ĐVT: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
±
%
1
NGTSCĐ đầu năm
21 035 255 143
24 355 015 844
3 319 760 701
15.8
2
NGTSCĐ cuối năm
24 355 015 844
31 484 646 649
7 129 630 805
29.3
3
NGTSCĐ bình quân
22 695 135 494
27 919 831 247
5 224 695 753
23.0
4
NGTSCĐ tăng trong năm
3 347 255 424
7 179 898 878
3 832 643 454
114.5
5
NGTSCĐ giảm trong năm
27 494 723
50 268 073
22 773 350
82.8
6
Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ
5 303 311 955
7 771 629 029
2 468 317 074
46.5
7
Hệ số tăng TSCĐ = (4)/(3)
0.147
0.257
0.110
74.4
8
Hệ số giảm TSCĐ = (5)/(3)
0.001
0.002
0.001
48.6
9
Hệ số hao mòn TSCĐ = (6)/(2)
0.218
0.247
0.029
13.4
Biểu 22: Một số chỉ tiêu phân tích tình hình biến động TSCĐ
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nguyên giá TSCĐ đầu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 3 319 760 701 VNĐ (tương ứng 15.8%), Nguyên giá TSCĐ cuối năm 2006 tăng so với năm 2005 là 7 129 630 805 đ (tương ứng 29.3%) và Nguyên giá TSCĐ bình quân năm 2006 tăng so với năm 2005 là 5 224 695 753 đ (tương ứng 23%). Điều này phản ánh sự tăng lên về quy mô TSCĐ nói riêng và quy mô sản xuất kinh doanh nói chung. Ngoài ra, các chỉ tiêu “Hệ số tăng TSCĐ” và “Hệ số giảm TSCĐ” năm 2006 đều lớn hơn năm 2005 chứng tỏ công ty không chỉ chú trọng đến việc tăng TSCĐ về số lượng, quy mô mà còn tích cực đầu tư đổi mới trang thiết bị, loại bỏ những TSCĐ cũ, lạc hậu góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Về hiệu quả sử dụng TSCĐ
Để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ ta xem xét bảng sau:
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
±
%
1. Doanh thu thuần (đ)
35 875 738 325
47 510 583 412
11 634 845 087
32.4
2. Lợi nhuận gộp (đ)
2 482 308 716
6 502 120 189
4 019 811 473
161.9
3. NG TSCĐ bình quân (đ)
22 695 135 494
27 919 831 247
5 224 695 753
23.0
4. Tỷ suất doanh thu thuần so với TSCĐ (%)
158.08
170.17
12.09
5. Tỷ suất lợi nhuận so với TSCĐ (%)
10.94
23.29
12.35
6. Suất hao phí TSCĐ so với doanh thu
0.63
0.59
-0.04
7. Suất hao phí TSCĐ so với lợi nhuận
9.14
4.29
-4.85
Biểu 23: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ
Qua bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty năm 2006 nhìn chung đều tăng so với năm 2005. Năm 2005, tỷ suất doanh thu thuần so với TSCĐ là 158.08% tức là cứ 100đ TSCĐ sẽ tạo ra được 158.08đ doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận so với TSCĐ là 10.94% có nghĩa cứ 100đ TSCĐ sẽ tạo ra được 10.94đ lợi nhuận. Các chỉ tiêu này tương ứng năm 2006 là 170.17% và 23.29%. Điều này cho thấy sức sản xuất của TSCĐ năm 2006 đã tăng hơn so với năm 2005. Nó cho thấy sự tăng lên về hiệu quả quản lý, sử dụng TSCĐ dẫn đến chất lượng của hoạt động kinh doanh nói chung cũng tăng lên. Có được kết quả này là do công ty đã chú trọng đến công tác quản lý, đầu tư đổi mới TSCĐ và tích cực thanh lý các TSCĐ không mang lại hiệu quả cao.
Về công tác hạch toán TSCĐ
Ưu điểm
Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung góp phần đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của kế toán trưởng về nhiệm vụ cũng như đảm bảo được sự chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo công ty.
Mặc dù nhân viên trong công ty được tổ chức theo các phòng ban, được chuyên môn hoá và được phân công, phân nhiệm cụ thể nhưng phòng kế toán luôn luôn có sự liên hệ chặt chẽ với các phòng ban khác giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty được liên tục, thống nhất, tăng hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý.
Trong quá trình hoạt động, các nhân viên trong phòng kế toán luôn cập nhật và áp dụng theo những văn bản, quyết định mới nhất về chế độ kế toán như quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003, quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 do Bộ Tài Chính Ban hành. Nhờ đó, công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán TSCĐ nói riêng của công ty luôn theo kịp với những thay đổi của thị trường, không bị lạc hậu so với các doanh nghiệp khác.
Một ưu điểm nổi bật đó là Công ty đã ứng dụng phầm mềm EFFECT để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán. Điều này làm cho công việc được nhanh chóng, gọn nhẹ và chính xác hơn rất nhiều, giúp hạn chế các sai sót thường mắc phải khi thực hiện kế toán thủ công. Hơn nữa, nó còn giúp giảm bớt gánh nặng công việc cho phòng kế toán, nâng cao hiệu quả công việc.
Việc hạch toán tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đều thực hiện đúng theo cơ sở pháp lý, chứng từ hợp lệ. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập, luân chuyển, lưu trữ và bảo quản chứng từ cũng như việc kiểm tra đối chiếu giữa số liệu thực tế với số liệu kế toán. Quy trình luân chuyển chứng từ đã được tổ chức tương đối chặt chẽ theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận có liên quan, từ Ban giám đốc đến kế toán tổng hợp, kế toán phần hành TSCĐ và các bộ phận sử dụng. Ngoài ra các chứng từ tăng, giảm TSCĐ đều được lưu giữ vào bộ hồ sơ riêng và được sắp xếp theo thứ tự thời gian tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết.
Về tài khoản kế toán: Hiện nay công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 do Bộ Tài Chính ban hành, đồng thời mở thêm các TK chi tiết cấp 3, cấp 4 phù hợp với điều kiện thực tế tại công ty để thuận lợi cho quá trình hạch toán.
Tất cả các TSCĐ đều được phân loại, mã hoá ngay sau khi mua về; đầu tư xây dựng hoàn thành và được trính khấu hao ngay từ ngày có nghiệp vụ tăng TSCĐ. Ngoài ra, mỗi TSCĐ sẽ được quy định một thời gian trính khấu hao khác nhau phù hợp với đặc điểm, công suất của TSCĐ đó và tuân theo đúng quy định của BTC. Điều này sẽ tạo ra sự chính xác trong việc hạch toán khấu hao TSCĐ.
Hạn chế
Về tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán được tổ chức theo phương pháp ghép việc, hơn nữa do thiếu nhân lực nên có nhân viên phải kiêm nhiều phần hành cùng lúc dẫn đến hiệu quả làm việc giảm sút, nhiều khi có sự chồng chéo công việc. Hiện nay, kế toán trưởng của công ty vẫn kiêm công việc thủ quỹ làm cho công tác quản lý và giám sát tài chính gặp phải nhiều khó khăn.
Hiện tại, công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho tất cả các loại TSCĐ. Mặc dù, cách tính của phương pháp này rất đơn giản, dễ thực hiện nhưng trong một số trường hợp như công suất làm việc của TSCĐ không như nhau tại mọi thời điểm thì cách tính này sẽ cho mức khấu hao của các kỳ là không đúng với tình hình sử dụng thực tế, hơn nữa chi phí khấu hao TSCĐ chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí SXKD của công ty từ đó sẽ dẫn đến sự sai lệch trong việc phản ánh chi phí sản xuất, giá vốn hàng bán, lợi nhuận kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp.
Mặc dù áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC của BTC, tuy nhiên đối với các TSCĐ phục vụ cho việc bán hàng, kế toán vẫn tiến hành hạch toán khấu hao trên TK 641, và khấu hao TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh vẫn được hạch toán trên TK 627 như vậy là không phù hợp với quy định. Bởi vì, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa không sử dụng TK 641 và TK 627 mà tất cả chi phí khấu hao đều được hạch toán vào TK 642 và TK 154.
Về tiêu chuẩn TSCĐ: Theo quy định hiện nay, điều kiện về giá trị để một tài sản được ghi nhận là TSCĐ là phải có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, hiện nay ở công ty có nhiều tài sản có giá trị dưới 10 triệu đồng nhưng vẫn được ghi nhận là TSCĐ, như: Máy nén khí (9.809.524đ), máy giặt (5.818.181đ), máy vắt sổ (8.253.000đ)
Về sổ sách kế toán: Hiện tại ở công ty Hàn Việt mới chỉ sử dụng Sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp mà chưa mở Sổ chi tiết theo đơn vị và tình trạng sử dụng. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn khi tính toán và lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Một hạn chế nữa trong công tác quản lý, hạch toán TSCĐ là công ty hầu như không tiến hành phân tích và lập báo cáo quản trị về hiệu quả sử dụng TSCĐ. Như vậy sẽ gây khó khăn trong việc quyết định hướng đầu tư và biện pháp sử dụng TSCĐ sao cho hợp lý.
II. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ HẠCH TOÁN TSCĐ VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH HÀN VIỆT
Nguyên tắc hoàn thiện hạch toán TSCĐ
Hoàn thiện hạch toán TSCĐ phải phù hợp với các thông lệ quốc tế, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập. Điều này sẽ giúp cho công ty bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, có khả năng cạnh tranh khi các doanh nghiệp nước ngoài tràn vào.
Hoàn thiện hạch toán TSCĐ phải tuân theo Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán cũng như các quyết định, thông tư hướng dẫn liên quan đến TSCĐ do BTC ban hành.
Hoàn thiện hạch toán TSCĐ còn phải dựa vào nhu cầu thực tế về thông tin mà các đối tượng quan tâm và phải phù hợp với đặc điểm của công ty về vốn, tài sản, nguồn nhân lực sao cho có thể khai thác được tối đa công suất của các TSCĐ.
Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán TSCĐ
Để có thể tồn tại và chiến thắng được trên mặt trận kinh tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách, biện pháp để phối hợp đồng bộ và hiệu quả tất cả các phòng ban, các nguồn lực trong doanh nghiệp mình. Kế toán với tư cách là ngôn ngữ của kinh doanh sẽ cung cấp thông tin cho tất cả các đối tượng quan tâm từ ban lãnh đạo công ty, các cơ quan nhà nước đến các tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp như ngân hàng, chủ đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp. Vì vậy, hoàn thiện công tác hạch toán kế toán là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty TNHH Hàn Việt nói riêng.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ chiếm vị trí rất quan trọng. Nó là cơ sở vật chất để tăng năng suất lao động, phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, hiệu quả hoạt động kinh doanh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, TSCĐ trong doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng thì việc quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ càng trở nên cấp thiết.
Riêng đối với công ty TNHH Hàn Việt, do TSCĐ có vai trò quan trọng đối với sự thành bại của công ty, hơn nữa công tác hạch toán TSCĐ ở đây vẫn còn có những điểm hạn chế như đã trình bày ở trên nên việc không ngừng hoàn thiện hạch toán TSCĐ là rất cần thiết. Nó là một đòi hỏi vừa mang tính nguyên tắc vừa phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Hàn Việt, bằng những hiểu biết của mình về công ty, về tình hình quản lý, sử dụng và hạch toán TSCĐ ở đây, cùng với sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thanh Quý, em xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán TSCĐ tại công ty TNHH Hàn Việt.
Các giải pháp hoàn thiện hạch toán TSCĐ
Đối với bộ máy kế toán: Công ty nên tổ chức lại cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, tách biệt công việc của nhân viên kế toán với công việc của thủ quỹ để những thông tin về tình hình tài chính được minh bạch hơn. Ngoài ra, công ty cũng nên bổ sung thêm nguồn nhân lực, đồng thời tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức cho lao động kế toán để tránh một người phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc.
Để công tác quản lý TSCĐ được sát sao và có hiệu quả hơn, công ty nên phân loại TSCĐ theo cả chỉ tiêu tình trạng sử dụng. Theo đó, TSCĐ trong công ty được chia thành TSCĐ đang dùng trong quản lý, sản xuất kinh doanh và TSCĐ chờ xử lý. TSCĐ chờ xử lý bao gồm các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng chưa thanh lý, TSCĐ bị hư hỏng, TSCĐ không dùng đến.
Chỉ tiêu
Nguyên giá
Hao mòn luỹ kế
Giá trị còn lại
1. TSCĐ đang dùng
2. TSCĐ chờ xử lý
Tổng cộng
Biểu 24: Bảng phân loại TSCĐ theo tình trạng sử dụng
Một vấn đề nữa đặt ra đối với công tác quản lý TSCĐ, đó là để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, gây lãng phí thì công ty nên đẩy mạnh hoạt động thanh lý TSCĐ để thu hồi vốn, tái đầu tư mới TSCĐ. Bởi vì, thực tế hiện nay ở công ty có nhiều TSCĐ như máy móc, thiết bị đã được đưa vào sử dụng từ náy đầu thành lập (1999), và đã khấu hao hết, công suất giảm, tuy nhiên, vẫn đang được sử dụng. Chính điều này sẽ là một rào cản đối với công ty trong tiến trình hội nhập.
Công ty nên áp dụng các phương pháp tính khấu hao khác nhau cho các loại TSCĐ để đảm bảo sự chính xác của các thông tin về chi phí, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Ví dụ, “Nhà cửa vật kiến trúc” nên áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng còn đối với “Máy móc, thiết bị” vì chúng trực tiếp tham gia vào sản xuất ra sản phẩm nên công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh. Tuy nhiên, việc đa dạng các phương pháp tính khấu hao TSCĐ phải căn cứ vào nhiều yếu tố.
Các căn để doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Dựa vào quy định của Bộ Tài Chính:
Theo quy định hiện hành của Bộ Tài Chính, doanh nghiệp được lựa chọn để tính khấu hao TSCĐ theo một trong 3 phương pháp là: Phương pháp đường thẳng (khấu hao đều theo thời gian), phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm (khấu hao theo sản lượng) và phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
- Dựa vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh khác nhau, vì vậy, doanh nghiệp phải dựa vào loại hình, ngành nghề kinh doanh cũng như những đặc điểm về sản phẩm, dịch vụ mà mình sản xuất ra để lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ phù hợp nhất.
- Dựa vào đặc điểm của TSCĐ
TSCĐ của doanh nghiệp có rất nhiều loại với đặc tính hao mòn khác nhau, cho nên, doanh nghiệp phải xác định phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ. Ví dụ: Đối với một TSCĐ có hao mòn vô hình lớn thì không nên áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng mà nên sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. Ngoài ra, áp dụng phương pháp tính khấu hao nào đối với từng loại TSCĐ còn phải đảm bảo các yêu cầu do nhà nước đặt ra. Ví dụ:
Khi áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, TSCĐ phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
Là TSCĐ đầu tư mới;
Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Phương pháp khấu hao theo sản lượng được áp dụng để tính khấu hao các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm theo công suất thiết kế của TSCĐ;
Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế
- Dựa vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp:
Để tồn tại và phát triển trong thị trường đầy biến động như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải có hướng đi đúng đắn và phù hợp. Để thực hiện được điều này các nhà quản trị luôn phải nghiên cứu để vạch ra các mục tiêu chiến lược cho từng giai đoạn cụ thể và xác định mục tiêu nào là quan trọng nhất đối với doanh nghiệp mình. Với mỗi mục tiêu khác nhau doanh nghiệp sẽ lựa chọn một phương pháp tính khấu hao khác nhau cho phù hợp nhất.
Một trong những mục tiêu cơ bản mà các doanh nghiệp thường hướng tới đó là “ Thuế”, đây là một khoản không nhỏ mà các doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập phải nộp càng lớn thì lợi nhuận thuần sau thuế càng nhỏ. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể có xu hướng muốn phản ánh lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh thấp để giảm số thuế phải nộp. Trong điều kiện cụ thể, như trên đã phân tích, doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp nào cho chi phí khấu hao TSCĐ là lớn nhất, khi đó lợi nhuận trước thuế là nhỏ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhỏ nhất và lợi nhuận sau thuế là lớn nhất.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động mà nhu cầu mở rộng sản xuất luôn được đặt lên hàng đầu thì nhu cầu về vốn là hết sức cần thiết. Mức lợi nhuận cao là một dấu hiệu khẳng định tình hình hoạt động của doanh nghiệp là khả quan, điều này tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng. Trong điều kiện này, doanh nghiệp nên áp dụng tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp nào cho chi phí khấu hao TSCĐ là nhỏ nhất, khi đó lợi nhuận trước thuế trên báo cáo kết quả kinh doanh sẽ là lớn nhất.
Như vậy, các phương pháp tính khấu hao TSCĐ khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau về chi phí khấu hao TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, do đó, công ty cần dựa vào điều kiện cụ thể của công ty mình cũng như những quy định của nhà nước để lựa chọn được phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng loại hay từng nhóm TSCĐ, góp phần đạt được những mục tiêu trong hoạt động SXKD
Những tài sản chưa đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ (có giá trị dưới 10 triệu đồng) công ty nên chuyển thành công cụ, dụng cụ để làm cho sự phân loại tài sản được chính xác. Từ đây các thông tin về chi phí khấu hao, chi phí sản xuất, lợi nhuận sẽ chính xác hơn, tạo ra cái nhìn đúng đắn về tình hình kinh doanh của công ty không chỉ đối với ban giám đốc mà còn đối với các đối tượng quan tâm bên ngoài doanh nghiệp.
Xác định giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ.
Công ty nên đưa chỉ tiêu “giá trị thu hồi ước tính” vào trong công thức tính khấu hao, bởi vì:
Giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ là chỉ tiêu nói lên số tiền có thể thu hồi được khi tiến hành thanh lý hay bán những tài sản đã hết khấu hao. Một trong những đặc điểm cơ bản của TSCĐ là dù tài sản có cũ, lạc hậu, hư hỏng thì vẫn còn một lượng giá trị có thể thu hồi được, kể cả trong trường hợp 100% hình thái vật chất của tài sản được thu hồi dưới dạng phế liệu. Công thức tính khấu hao hiện nay không tính đến giá trị thu hồi, như vậy làm cho cách tính đơn giản hơn, loại bỏ một số yếu tố ước tính, nhưng việc không đưa giá trị thu hồi vào công thức tính khấu hao là chưa phù hợp vì:
- Trên thực tế có rất nhiều TSCĐ khi thanh lý sẽ thu hồi được với số tiền lớn, như: Nhà cửa, ô tônếu không tính tới giá trị thu hồi được thì ta đã gián tiếp làm cho mức khấu hao được hạch toán vào chi phí sản xuất cao hơn thực tế.
- Giá trị thu hồi là cái vốn có của TSCĐ, việc sử dụng giá trị thu hồi làm cho TSCĐ không bao giờ được khấu hao hết nguyên giá, như vậy không những hợp lý mà còn nâng cao trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp đối với TSCĐ, đồng thời nếu có xảy ra hư hỏng hay mất mát TSCĐ thì sẽ dễ dàng cho việc xác định mức trách nhiệm vật chất đối với người phạm lỗi.
- Đối với các TSCĐ đã thôi trích khấu hao, việc sử dụng chỉ tiêu giá trị có thể thu hồi còn giúp cho việc ghi nhận chi phí bất thường (ghi nợ TK 811) để so sánh với giá trị thu được (ghi có TK 711) giúp ta xác định được lãi, lỗ bất thường chính xác hơn.
- Theo chế độ kế toán của các nước tiên tiến, chỉ tiêu giá trị thu hồi vẫn được đưa vào trong công thức tính khấu hao kể cả khi tính khấu hao theo phương pháp sản lượng hay khấu hao nhanh.
Qua những nội dung đã nêu, thiết nghĩ công ty nên đưa giá trị thu hồi vào công thức tính khấu hao, tuy nhiên, việc ước tính giá trị thu hồi như thế nào lại là một bài toán cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Khi đó, công thức tính khấu hao sẽ là:
Mkh năm
=
Nguyên giá TSCĐ – giá trị thu hồi ước tính
Số năm sử dụng
Về sổ sách kế toán: Để thuận lợi cho quá trình quản lý, lập bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ, công ty nên sử dụng cả Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng.
Ghi tăng TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên, nhãn hiệu, quy cách TSCĐ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chứng từ
Lý do
Số lượng
Số tiền
SH
NT
SH
NT
Biểu 25: Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng
Thực hiện phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ:
Bên cạnh việc hạch toán TSCĐ, định kỳ công ty nên tiến hành phân tích Báo cáo tài chính để thấy được tình hình và hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua các thông tin về tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ kết hợp với các thông tin về doanh thu, lợi nhuận trong kỳ.
Các chỉ tiêu phân tích tình hình biến động TSCĐ.
NG TSCĐ tăng trong kỳ
NG TSCĐ giảm trong kỳ
NG TSCĐ tăng do đầu tư, đổi mới
NG TSCĐ giảm do cũ, lạc hậu
Hệ số tăng TSCĐ
=
NG TSCĐ tăng trong kỳ
NG TSCĐ bình quân
Hệ số giảm TSCĐ
=
NG TSCĐ giảm trong kỳ
NG TSCĐ bình quân
Hệ số đổi mới TSCĐ
=
NG TSCĐ tăng do đầu tư, đổi mới
NG TSCĐ bình quân
Hệ số loại bỏ TSCĐ
=
NG TSCĐ giảm do cũ, lạc hậu
NG TSCĐ bình quân
Hệ số hao mòn TSCĐ
=
Giá trị hao mòn luỹ kế
NG TSCĐ cuối kỳ
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ
Sức sinh lợi của TSCĐ
=
Lợi nhuận gộp
NG TSCĐ bình quân
Sức sản xuất của TSCĐ
=
Doanh thu thuần
NG TSCĐ bình quân
Suất hao phí TSCĐ
=
NG TSCĐ bình quân
Doanh thu thuần
Suất hao phí TSCĐ
=
NG TSCĐ bình quân
Lợi nhuận gộp
Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ
Đầu tư TSCĐ hợp lý về cơ cấu, chất lượng hiện đại: Công ty phải có kế hoạch mua sắm, đổi mới TSCĐ kịp thời, phù hợp với nhu cầu thực tế đồng thời phân bổ cho các đối tượng sử dụng hợp lý để tránh tình trạng thừa; thiếu TSCĐ. Ngoài ra, cơ cấu các loại TSCĐ cũng phải tính toán kỹ lưỡng sao cho có thể đổi mới một cách đồng bộ, tránh tình trạng đầu tư quá nhiều vào một loại máy móc, thiết bị nào đó. Khi quyết định mua bất kỳ loại TSCĐ nào, công ty cũng phải có sự tìm hiểu kỹ về các nhà cung cấp cũng như các loại TSCĐ để lựa chọn cho mình một loại máy móc, thiết bị và một nhà cung cấp thích hợp, đảm vảo năng suất, chất lượng của sản phẩm, tạo được năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Đa dạng hoá các phương án đầu tư TSCĐ: Hiện nay, TSCĐ ở công ty tăng lên từ hai nguồn là mua mới và đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. Trong một nền kinh tế năng động như hiện nay, để phát huy hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty có thể nghiên cứu để đa dạng hoá các phương án đầu tư như: Thuê hoạt động; thuê tài chính TSCĐ. Đặc biệt hình thức thuê tài chính TSCĐ hiện nay rất phổ biến. Nó sẽ giúp cho công ty không phải huy động tập trung tức thời một lượng vốn lớn để mua TSCĐ mà sẽ được thanh toán khoản tiền thuê trong nhiều kỳ. Đây thực chất là hình thức thuê vốn trung và dài hạn.
Bố trí dây truyền sản xuất và có biện pháp sử dụng hợp lý TSCĐ. Ngoài ra, công ty cũng nên chú ý tuyển chọn, đào tạo đội ngũ công nhân lao động có tay nghề,trình độ chuyên môn cao để có thể sử dụng và vận hành tốt các máy móc thiết bị hiện đại nhằm khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị.
Để có thể thực hiện tốt các giải pháp trên trước hết cần có sự quyết tâm cố gắng của toàn thể Ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên và người lao động trong công ty. Đây chính là điều kiện tiên quyết, là nền tảng cho mọi thành công của công ty. Ngoài ra, cũng cần có sự phối hợp ăn ý, đồng bộ giữa các thành viên, phòng ban, phân xưởng để giúp cho quá trình sản xuất được vận hành liên tục và có hiệu quả. Không chỉ liên kết giữa các phòng ban trong công ty mà công ty còn cần có sự hợp tác với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước bởi có như vậy công ty sẽ tranh thủ được sự giúp đỡ về nguồn vốn, nguồn nhân lực đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệp quý báu về sản xuất và kỹ thuật, đây là một điều kiện rất tốt để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng TSCĐ.
KẾT LUẬN
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào và ở bất kỳ nơi đâu, không ai có thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của kế toán. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán TSCĐ nói riêng luôn là một yêu cầu cần thiết nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ. Nó sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất như công ty TNHH Hàn Việt nơi mà TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản thì hoàn thiện hạch toán TSCĐ càng trở nên cần thiết.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, bằng những kiến thức đã được học trong nhà trường kết hợp với những kiến thức đã thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty HANVICO, em đã quyết định thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
“Hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại công ty TNHH Hàn Việt”.
Mặc dù đã thực sự cố gắng, tuy nhiên do trình độ còn hạn chế nên Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thày cô giáo và các bạn để những kiến thức về lĩnh vực này ngày càng được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo TS Nguyễn Thanh Quý cùng các anh chị trong công ty TNHH Hàn Việt đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TSCĐ
: Tài sản cố định
NG
: Nguyên giá
TK
: Tài khoản
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
BTC
: Bộ Tài Chính
KH
: Khấu hao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2549.doc