- Kết hợp lý thuyết và thực
tiễn.
+ Kết hợp các doanh nghiệp
bảo hiểm trong các hoạt động
ngoài chuyên môn, ngoài lớp học
của hai bên nhằm tạo môi trường
chung cho sinh viên bảo hiểm
giao lưu với doanh nghiệp;
+ Mời chuyên gia của doanh
nghiệp bảo hiểm đến báo cáo
chuyên đề ngoại khóa hoặc tổ
chức kiến tập – tham quan doanh
nghiệp cho sinh viên chuyên
ngành;
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện hoạt động đào tạo chuyên ngành bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực bảo hiểm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
68
1. Bối cảnh hội nhập và nhu
cầu đào tạo nguồn nhân lực thị
trường bảo hiểm thương mại
VN
Từ khi Nghị định 100/CP
ngày 18/12/1993 được ban hành,
thị trường bảo hiểm VN đã có
hơn 20 năm ra đời và hoạt động.
Sau những bước đi chập chững
của giai đoạn đầu hình thành,
ngành bảo hiểm thương mại VN
đã chuyển mình bước sang giai
đoạn hội nhập quốc tế mà bắt đầu
từ việc gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO).
Kể từ 2007 đến nay, thị
trường bảo hiểm không ngừng
tăng trưởng mặc dù bị ảnh hưởng
không nhỏ từ cuộc khủng hoảng
kinh tế 2008. Năm 2014, số lượng
doanh nghiệp tăng gấp rưỡi (61
so với 40, trong đó, nhiều nhất
là lĩnh vực nhân thọ); doanh số
kinh doanh bảo hiểm tăng gấp 3
lần đạt 54.635 nghìn tỷ đồng, đầu
tư trở lại nền kinh tế đạt 128.938
nghìn tỷ mang lại doanh thu đầu
tư là 11.167 tỷ đồng, tổng vốn
chủ sở hữu đạt 44.747 tỷ đồng,
tổng tài sản 175.398 tỷ đồng. Để
đáp ứng cho hoạt động của thị
trường, số lượng lao động của
ngành cũng không ngừng tăng
lên tương ứng (so với 2007, tăng
gấp 3 lần).
Tuy nhiên, nổi lên một số vấn
đề:
Tăng chủ yếu tập trung ở số
đại lý bảo hiểm, đặc biệt là đại lý
Hoàn thiện hoạt động đào tạo
chuyên ngành bảo hiểm nhằm đáp ứng
nhu cầu nguồn nhân lực bảo hiểm
NguyễN TiếN HùNg
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Nhận ngày 18/09/2015 – Duyệt đăng 03/11/2015
Hình 1: Tăng trưởng thị trường bảo hiểm VN
Nguồn: Bộ Tài chính, Niên giám Thị trường bảo hiểm các năm
Quá trình hội nhập sẽ tiếp tục với mức độ sâu hơn khi VN tham gia AEC, TPP. Bên cạnh việc cam kết tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, cam kết về tự do dịch chuyển lao động có tay nghề
cũng phải thực hiện. Trong tình hình lao động VN năng suất còn thấp, thiếu kỹ
năng, chưa đáp ứng tiêu chuẩn tay nghề cao của các nhà tuyển dụng quốc tế
thì việc nhập khẩu lao động có chuyên môn cao là điều không tránh khỏi. Việc
chuẩn bị nguồn nhân lực cho nền kinh tế VN nói chung, cho thị trường bảo hiểm
thương mại VN nói riêng là thật sự cấp thiết. Việc đào tạo chuyên ngành bảo
hiểm ở các cơ sở đào tạo đại học VN hiện nay có những bất cập gì, cần làm gì
để có thể hoàn thiện?
Từ khóa: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015, Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), thị trường bảo hiểm, nguồn nhân lực bảo hiểm, hệ
thống đào tạo.
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Nghiên Cứu & Trao Đổi
69
nhân thọ (3,2 lần), số đại lý phi
nhân thọ tăng chậm hơn (1,9 lần).
Số nhân viên trong doanh nghiệp
bảo hiểm tăng chậm, trung bình
chỉ khoảng 10%/năm. Điều này
cho thấy nhân lực tăng trưởng là
lực lượng nhân sự phục vụ chủ
yếu cho hệ thống phân phối sản
phẩm bảo hiểm, cho việc mở
rộng mạng lưới kinh doanh bảo
hiểm. Mặt khác, vòng đời hoạt
động của đại lý bảo hiểm khá
ngắn, con số thống kê chỉ phản
ánh số đại lý tại thời điểm cuối
năm; thực tế, số đại lý mới trong
năm lớn hơn rất nhiều. Điều này
đặt ra một bài toán cho vấn đề
đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu
về tiêu chuẩn đại lý do pháp luật
quy định.
Nhân lực quản trị chưa thực
sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu về số
lượng cho sự tăng trưởng nhanh
chóng của thị trường. Đặc biệt là
còn thiết hụt nhân lực chất lượng
cao cho mảng quản trị tài chính
(quản trị rủi ro, quản trị đầu tư)
và quản trị nghiệp vụ chuyên
sâu (chuyên viên định phí cho
cả hai lĩnh vực nhân thọ và phi
nhân thọ) cho các doanh nghiệp
bảo hiểm đặc biệt trong giai đoạn
tái cấu trúc thị trường và cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Điều này đặt ra bài toán về
đào tạo không chỉ cho các doanh
nghiệp bảo hiểm mà còn cho
ngành đào tạo của quốc gia (các
học viện, trường đại học,)
Quá trình hội nhập sẽ tiếp tục
với mức độ sâu hơn khi VN tiếp
tục tham gia vào các hiệp ước tự
do thương mại đa phương, cụ thể
là Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC) 2015 và Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP).
AEC và TPP với việc thúc đẩy
tự do hóa dịch chuyển hàng hóa,
dịch vụ giữa các nước thành viên
sẽ khuyến khích các hoạt động
kinh doanh và đầu tư tăng trưởng
mạnh, đương nhiên sẽ gia tăng
nhu cầu bảo hiểm, tạo cơ hội cho
thị trường phát triển. Tuy nhiên:
Lĩnh vực bảo hiểm cũng phải
thực hiện tự do hóa một cách sâu
rộng (phương thức 1, 2, 3). Năm
2015, VN cam kết thực hiện đối
với bảo hiểm gốc phi nhân thọ,
tái bảo hiểm và chuyển nhượng
tái bảo hiểm, trung gian bảo
hiểm. Trong bức tranh chung của
ngành bảo hiểm thương mại khu
vực và thế giới, thị trường VN có
quy mô và trình độ phát triển rất
“khiêm tốn”. Trong AEC, riêng
trong lĩnh vự phi nhân thọ (lĩnh
vực cam kết tự do hóa mạnh
nhất), thị trường VN chỉ mới
đuổi kịp Philippines và vẩn còn
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số DNBH, MGBH (công ty) 40 49 50 53 57 57 59 61
Doanh nghiệp phi nhân thọ 22 27 28 29 29 29 29 30
Doanh nghiệp nhân thọ 9 11 11 12 14 14 16 17
Doanh nghiệp tái bảo hiểm 1 1 1 1 2 2 2 2
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 8 10 10 11 12 12 12 12
Số lao động toàn ngành (người) 131.910 135.256 187.702 243.203 303.716 322.676 329.647 404.401
Nhân viên 13.046 12.339 23.066 13.986 20.123 17.812 19.237 22.600
Tổng cá nhân hoạt động đại lý(1) 118.864 122.917 164.636 229.217 283.593 304.864 310.410
Đại lý nhân thọ 81.998 87.762 127.030 169.146 217.917 238.780 241.373 312.184
Đại lý phi nhân thọ 36.866 35.155 37.561 60.071 65.676 66.084 69.037 69.617
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thị trường bảo hiểm các năm của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính.
Ghi chú:
Đây là số cá nhân hoạt động đại lý tại thời điểm 31/12 hàng năm, bao gồm đại lý cá nhân và cá nhân hoạt động tại các đại lý là tổ
chức.
Quốc gia PBH phi nhân thọ(triệu USD)
Thị phần trong Asean
(%)
PBH/người
(USD)
2007 2014 2007 2014 2014
Asean 14,370 33,636 100 100 43.60
Singapore 4,221 11,468 29.4 34.1 919
Malaysia 2,939 6,633 20.5 19.7 186
Thái Lan 3,764 8,400 26.2 25.0 126
Indonesia 2,210 6,148 15.4 18.3 20
Philippines 774 1,369 5.4 4.1 14
Vietnam 463 1,293 3.2 3.7 14
Bảng 1: Tình hình thị trường bảo hiểm VN từ khi gia nhập WTO
Bảng 2: So sánh quy mô thị trường bảo hiểm VN trong khối Asean, 2014
Nguồn: Swissre, Sigma nhiều số
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
70
sau khá xa Singapore, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan.
Nếu xét trong TPP, thị trường
bảo hiểm VN gần như không
đáng kể bên cạnh những “người
khổng lồ” top đầu thế giới: Mỹ,
Nhật, Úc, Canada, Tương quan
so sánh đó cho thấy có nguy cơ,
VN lại là nơi nhập khẩu dịch vụ
bảo hiểm từ các quốc gia thành
viên khác để đáp ứng nhu cầu
bảo hiểm cho dòng vốn đầu tư từ
các quốc gia đó. Để giữ “miếng
bánh” đó, thị trường bảo hiểm
VN phải chuẩn bị từ bây giờ.
Bên cạnh việc cam kết tự do
lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ
và đầu tư, cam kết về tự do dịch
chuyển lao động có tay nghề
cũng phải thực hiện. Trong tình
hình lao động VN năng suất còn
thấp, thiếu kỹ năng, chưa đáp ứng
tiêu chuẩn tay nghề cao của các
nhà tuyển dụng lớn thì việc nhập
khẩu lao động có chuyên môn
cao là điều không tránh khỏi.
Việc chuẩn bị nguồn nhân lực
cho nền kinh tế VN nói chung,
cho thị trường bảo hiểm thương
mại VN là thật sự cấp thiết và là
bài toán đặt ra cho ngành giáo
dục – đào tạo.
2. Nhận diện những bất cập
trong đào tạo chuyên ngành
bảo hiểm ở các cơ sở đào tạo đại
học hiện nay
2.1. Đầu vào
(1) Có sự mâu thuẫn rất lớn:
Trong khi quy mô thị trường
ngày càng lớn (số lượng công
ty, doanh thu,...) kéo theo nhu
cầu nhân lực cho thị trường ngày
càng tăng nhưng số lượng sinh
viên có nhu cầu học và đăng ký
vào chuyên ngành bảo hiểm là
thấp (nếu không nói là rất thấp)
ngay cả ở những trường, học
viện có chuyên ngành bảo hiểm
lâu đời;
(2) Trong đó, lượng sinh viên
vào chuyên ngành bảo hiểm với
nguyện vọng 2 chiếm đa số. Cần
giải thích thêm là hiện nay, ở đa số
cơ sở đào tạo, sinh viên đăng ký
thi và trúng tuyển theo mã ngành
chung, sau khi kết thúc giai đoạn
đào tạo kiến thức cơ bản (từ 3-4
học kỳ) sẽ phân vào các chuyên
ngành. Việc đa số sinh viên vào
chuyên ngành với nguyện vọng
2 tạo áp lực rất lớn cho Khoa/Bộ
môn đào tạo chuyên ngành bảo
hiểm vì: Chất lượng sinh viên đầu
vào chưa cao, tinh thần – thái độ
làm việc thiếu chủ động, ý thức
nghề nghiệp chưa rõ ràng; và
(3) Đầu vào chuyên ngành
của sinh viên thường xét ở điểm
trung bình tích lũy của các môn
học, chưa có bất kỳ cuộc kiểm
tra toàn diện sinh viên nào nhằm
xác định tính cách, tố chất tiềm
ẩn tương thích với ngành gì làm
cơ sở cho việc lựa chọn chuyên
ngành.
2.2. Quá trình đào tạo
(1) Vấn đề chuẩn đầu ra:
Trong những năm gần đây, việc
xây dựng nội dung chương trình
đào tạo đều có xây dựng chuẩn
đầu ra, tuy nhiên:
- Thông thường chỉ xây cho
ngành (và cũng có khi khá giống
nhau giữa các ngành), chưa được
cụ thể hóa hoặc bổ sung cho phù
hợp với đặc trưng, yêu cầu của
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Tổng doanh thu phí bảo hiểm (Triệu USD)
Thế giới 4,060,870 4,269,737 4,066,095 4,338,964 4,596,687 4,612,514 4,640,941 4,778,248
Châu Á 840,601 933,358 989,451 1,161,118 1,298,139 1,346,223 1,278,780 1,317,566
Asean 41,358 45,493 44,669 57,169 67,799 76,241 80,776 98,684
VN 1,027 1,289 1,440 1,657 1,845 1,973 2,115 2,682
Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ (Triệu USD)
Thế giới 2,393,089 2,490,421 2,331,566 2,520,072 2,627,168 2,620,864 2,608,091 2,654,549
Châu Á 623,469 690,951 732,267 855,370 941,958 957,712 898,413 892,318
Asean 26,988 29,329 28,252 35,693 41,945 46,599 59,152 66,060
VN 565 660 671 741 818 882 984 1,290
Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ (Triệu USD)
Thế giới 1,667,780 1,779,316 1,734,529 1,818,893 1,969,519 1,991,650 2,032,850 2,123,669
Châu Á 217,132 242,407 257,184 305,748 356,180 388,511 380,366 425,248
Asean 14,370 16,164 16,417 21,476 25,854 29,642 21,624 33,636
VN 463 629 769 916 1,027 1,091 1,131 1,293
Bảng 3: Tình hình thị trường bảo hiểm VN trong bối cảnh chung của khu vực và thế giới
Nguồn: Swissre, Sigma nhiều số
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Nghiên Cứu & Trao Đổi
71
từng chuyên ngành hẹp, trong đó
có chuyên ngành bảo hiểm;
- Những chuẩn đầu ra được
đưa ra chưa thực sự xuất phát từ
việc khảo sát nhu cầu thực tế của
thị trường lao động ngành bảo
hiểm;
- Ngay cả khi việc khảo sát đó
có thực hiện thì cũng khó có thể
chấp nhận những yêu cầu thực tế
đó khi thị trường hiện nay vẫn
còn tình trạng “phi kỹ thuật” như
đánh giá của nhiều chuyên gia
trong ngành;
- Các chuẩn đầu ra cũng chưa
được cụ thể hóa trong syllabus
của từng học phần, đặc biệt trong
các học phần chuyên ngành.
(2) Về quan điểm xây dựng hệ
thống đào tạo:
- Mặc dù chuẩn đầu ra được
xác định khá toàn diện từ kiến
thức đến kỹ năng nhưng việc
xây dựng hệ thống đào tạo vẫn
tập trung vào việc cung cấp kiến
thức theo công thức “giảng viên
cơ hữu - giáo trình môn học - số
tiết” chứ chưa thực sự xây dựng
một hệ thống: “chương trình –
phương pháp – môi trường đào
tạo” hướng đến các mục tiêu đầu
ra đã xác định;
- Phương pháp đào tạo tích
cực được nhắc đến nhiều nhưng
còn nhiều trở ngại làm cho hiệu
quả ứng dụng vẫn còn là vấn đề
bỏ ngỏ;
- Môi trường làm việc còn
chưa chuẩn để đảm bảo rèn luyện
thái độ và kỹ năng làm việc
chuyên nghiệp cho sinh viên, đặc
biệt các hoạt động ngoại khóa
gắn chuyên ngành bảo hiểm vẫn
chưa thực sự được quan tâm
đúng mức.
(3) Về nội dung đào tạo:
- Vì xem như là một chuyên
ngành hẹp (của ngành Tài chính
– Ngân hàng/ ngành Kinh tế)
nên việc xây dựng các môn học
chuyên ngành chưa phản ánh
đầy đủ nội dung hoạt động của
định chế bảo hiểm (thường chỉ
xoáy vào nghiệp vụ bảo hiểm
chứ chưa quan tâm đến khối kiến
thức đầu tư tài chính - một mảng
hoạt động quan trọng của định
chế tài chính bảo hiểm);
- Trong điều kiện thời lượng
rất hạn chế (theo học chế tín chỉ),
lẽ ra nên cung cấp kiến thức nền,
cung cấp mô hình/ phương pháp
tiếp cận giúp người học tự khám
phá vấn đề thì lại tập trung vô
việc cung cấp chi tiết về nghiệp
vụ bảo hiểm hoặc thay vì cho
sinh viên tiếp cận xu hướng quốc
tế, thông lệ của các thị trường
phát triển thì thay vào đó lại cung
cấp cho sinh viên những quy
định pháp luật của VN (nhiều khi
chưa thực sự hoàn thiện);
- Trong điều kiện đào tạo theo
tín chỉ nhưng các khối kiến thức
còn khá cứng nhắc, môn thay thế/
môn tự chọn còn ít, chưa tạo điều
kiện cho sinh viên tích lũy thêm
kiến thức hoặc chuyển điểm khi
học bằng thứ hai;
(4) Về đội ngũ giảng viên:
- Đa số được đào tạo bài
bản, hàn lâm nhưng thiếu kinh
nghiệm thực tế trong ngành bảo
hiểm. Một số nơi vì mới xây
dựng chuyên ngành nên giảng
viên được biệt phái từ ngành/
chuyên ngành khác sang dẫn đến
chưa đảm bảo độ sâu về chuyên
môn;
- Việc tham gia đào tạo của các
chuyên gia đến từ doanh nghiệp
bảo hiểm còn rất hạn chế.
2.3. Đầu ra
(1) Trong khi lượng đào tạo
chuyên ngành không nhiều, số
tốt nghiệp ra trường ít ỏi nhưng
lại không thể gắn bó với nghề
bảo hiểm. Có thể nêu một số
trường hợp sau:
- Đối với nhóm sinh viên khá
giỏi, có năng lực nghiên cứu, sau
khi ra trường, vì thị trường bảo
hiểm thường tuyển sinh viên bảo
hiểm mới ra trường vào vị trí
bán hàng (đặc biệt khách hàng
cá nhân) nên họ có xu hướng
bỏ nghề bảo hiểm tìm kiếm vị
trí quản trị viên ở các định chế
khác. Một số không ít sinh viên
sau 5 năm ra trrường với 2 bằng
tốt nghiệp 2 ngành khác nhau
(học chế tín chỉ cho phép học hai
ngành cùng lúc) hoặc tiếp tục học
lên cao học (trong và ngoài nước)
với ngành khác như quản trị kinh
doanh, hay tài chính, ngân hàng
và sau đó cũng không quay về thị
trường bảo hiểm vì họ dễ dàng có
vị trí tốt ở các ngành khác;
- Hệ quả của đầu vào chuyên
ngành thấp, một số sinh viên cứ
loay hoay “vòng xoáy” trả nợ
học phần từ năm này sang năm
khác nên không để tâm đến việc
hoàn thiện các kỹ năng cho bản
thân vì vậy khi ra trường, không
đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển
dụng, những lời than phiền của
doanh nghiệp thường về các vấn
đề:
+ Thiếu khả năng tư duy độc
lập, ra quyết định, lúng túng
không biết vận dụng kiến thức
vào thực tế;
+ Thiếu các kỹ năng cần thiết
cho công việc (Anh ngữ, giao
tiếp, các kỹ năng mềm và kỹ
năng chuyên môn khác);
+ Thái độ làm việc chưa tích
cực (thiếu đam mê nghề nghiệp,
thích nhảy việc);
(2) Tuy nhiên, cũng không
phải không có những trường hợp,
sinh viên mới ra trường bị doanh
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015
Nghiên Cứu & Trao Đổi
72
nghiệp từ chối hoặc không trụ
được vì những vấn đề chủ quan,
nhạy cảm của tình trạng “thị
trường bảo hiểm phi kỹ thuật”
hiện nay như: doanh nghiệp chỉ
tuyển nam/ nữ (vấn đề giới), chỉ
tuyển khi có mối quan hệ quen
biết với chính quyền hoặc cơ
quan quản lý (vấn đề quan hệ),
không biết sử dụng các tiểu xảo/
lách luật/ cạnh tranh không lành
mạnh,...
2.4. Đào tạo tiếp tục, đào tạo lại
(1) Phần lớn doanh nghiệp
bảo hiểm không quan tâm thực
sự đến việc tạo điều kiện thực tập
nghề nghiệp của sinh viên, chưa
hợp tác chặt chẽ với trường trong
việc tạo điều kiện thực tập, quản
lý sinh viên thực tập, có khi biến
học phần thực tập thành hình
thức và mang tính đối phó;
(2) Hệ thống đào tạo của
doanh nghiệp chưa mang tính
đào tạo tiếp tục cho người tốt
nghiệp chuyên ngành bảo hiểm;
(3) Hệ thống chứng chỉ nghề
nghiệp bảo hiểm trong nướcđã
bắt đầu hình thành nhưng chương
trình đào tạo của các trường đại
học vẫn chưa “kết nối” với hệ
thống chứng chỉ này; và
(4) Chưa có đào tạo chuyên
ngành bảo hiểm ở bậc cao hơn
như cao học, nghiên cứu sinh
tiến sĩ,...
3. Một số phương hướng và giải
pháp hoàn thiện
3.1. Xây dựng hệ thống đào tạo
xuất phát từ hệ thống chuẩn đầu
ra gắn với nhu cầu của thị trường
lao động ngành
(1) Xây dựng chuẩn đầu ra
toàn diện gắn với nhu cầu thị
trường
- Trước hết, thị trường bảo
hiểm VN cần thiết phải được
“lành mạnh hóa”, khắc phục tình
trạng “phi kỹ thuật”. Có như
vậy thì mới có sự gặp nhau giữa
chuẩn đầu ra của đào tạo đại học
chuyên ngành bảo hiểm với nhu
cầu “đầu vào” đối với lao động
cho thị trường;
- Đảm bảo tính toàn diện theo
mô hình KTAS gồm: Tư duy (T)
- Kiến thức (K) - Kỹ năng (S) –
Thái độ (A);
- Định kỳ cần có nghiên cứu
khảo sát nhu cầu của người sử
dụng lao động nhằm xác định,
điều chỉnh bộ chuẩn đầu ra nói
riêng và chiến lược đào tạo
chuyên ngành cho phù hợp.
(2) Chuyển hệ thống từ mô
hình “Giảng viên – Giáo trình
- Số tiết lên lớp” sang mô hình
“Chương trình – Phương pháp –
Môi trường làm việc”
- Áp dụng phương pháp đào
tạo chủ động:
+ Áp dụng phương pháp chủ
động tích cực nhằm phát triển tư
duy người học;
+ Không dừng lại ở việc
“dạy - học” (giáo trình lý thuyết.
thuyết giảng) mà còn phát triển
khả năng nghiên cứu ứng dụng
(kỹ năng tư duy thực tiễn) cho
người học thông qua bộ học liệu
đa dạng: workbook, hệ thống câu
hỏi thảo luận nhóm; case-study
gắn liền các sự kiện thực tế trên
thị trường bảo hiểm;
+ Bên cạnh đó, áp dụng các
kỹ thuật giảng dạy đa dạng còn
nhằm phát triển kỹ năng cho sinh
viên: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ
Hình 2: Hệ thống đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra toàn diện – Mô hình KTAS
Hình 3: Các cấp bậc nhận thức và mối liên hệ với phương pháp đào tạo
HƯỚNG DẪN -
NGHIÊN CỨU
DẠY - HỌC KiẾN THỨC
TƯ DUY
Nhận thức bậc cao
Evaluation
(đánh giá)
Synthesis
(tổng hợp)
Analysis (phân tích)
Application (áp dụng)
Comprehension (hiểu)
Knowledge (biết)
Nhận thức cơ bản
CHUAÅN ÑAÀU RA
Tö duy
Kieán thöùc
Kyõ naêng
Thaùi ñoä
Số 25 (35) - Tháng 11-12/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Nghiên Cứu & Trao Đổi
73
năng thuyết trình, kỹ năng phát
hiện và giải quyết vấn đề, kỹ
năng tự hoàn thiện, kỹ năng học
tập suốt đời
- Xây dựng chương trình đào
tạo phù hợp.
+ Trước hết, cần xác định
chiến lược đào tạo dài hạn nguồn
nhân lực cho thị trường bảo hiểm
VN, theo đó, định vị việc đào
tạo lĩnh vực bảo hiểm trong hệ
thống ngành/ chuyên ngành một
cách phù hợp. Cụ thể: duy trì
việc đào tạo chuyên ngành hẹp
trong ngành chung (Kinh tế/ Tài
chính-Ngân hàng) hay tách thành
ngành lớn với nhiều hệ/ bậc đào
tạo. Việc này quyết định rất lớn
đến việc quy hoạch nội dung
chương trình đào tạo;
+ Giả định vẫn tiếp tục duy
trình đào tạo bảo hiểm như là
một chuyên ngành hẹp trong
ngành tài chính – ngân hàng, nội
dung đào tạo của chuyên ngành
này cần có sự điều chỉnh nhằm
phù hợp với thực tiễn hoạt động
kinh doanh của định chế bảo
hiểm trên thị trường: không chỉ
đào tạo nội dung kinh doanh bảo
hiểm thuần túy mà còn phải bổ
sung nội dung đầu tư tài chính.
Tuy nhiên, việc bổ sung này cần
phù hợp với đặc trưng ngành bảo
hiểm, tránh tình trạng lắp ghép
“cơ học” các môn học của nhiều
chuyên ngành. Cân đối thời
lượng đào tạo cho các khối kiến
thức: nguyên lý cơ sở - kỷ thuật
nghiệp vụ chuyên ngành - quản
trị chuyên ngành, để người học
có thể có đủ nền tảng phát triển
sau này;
+ Trong điều kiện thời lượng
đào tạo nội dung chuyên ngành
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thời
lượng, việc xây dựng nội dung
đào tạo cần tập trung vào: những
kiến thức nền tảng, phương pháp
tiếp cận – phân tích – đánh giá
vấn đề, kỹ năng ứng dụng vào
thực tiễn nhằm giúp sinh viên tự
thân phát triển bản thân sau này,
tránh sa đà vào giới thiệu kiến
thức từng nghiệp vụ cụ thể;
+ Xây dựng syllabus từng học
phần không chỉ thể hiện nội dung
chuyên môn mà còn cụ thể hóa
các mục tiêu nhằm đạt bộ chuẩn
đầu ra toàn diện (KTAS) trong
kế hoạch giảng dạy chi tiết, cách
đánh giá, cung cấp cho người
học hệ thống tài liệu tham khảo
trong và ngoài nước để tăng tính
chủ động tự nghiên cứu;
- Xây dựng môi trường làm
việc tích cực
+ Khuyến khích phát triển
các câu lạc bộ - nhóm học thuật
nhằm tăng cường các hoạt động
ngoại khóa gắn với ngành/chuyên
ngành bảo hiểm nhằm phát triển
kỹ năng cho sinh viên chuyên
ngành;
+ Tăng cường công tác quản
trị nhà trường, thanh tra đào tạo,
siết chặt kỷ luật lao động, kỹ
cương học đường nhằm nâng cao
ý thức – thái độ làm việc chuyên
nghiệp cho sinh viên;
- Vai trò của giảng viên và
giáo trình: Việc chuyển đổi sang
mô hình mới không hạ thấp vai
trò của “giảng viên” và “giáo
trình” trong hệ thống đào tạo
mà đòi hỏi việc quy hoạch giảng
viên không cứng nhắc theo kiểu
giao việc cho người có sẵn mà
phải là chọn người đáp ứng yêu
cầu về chuyên môn và phương
pháp đào tạo. Về giáo trình, cũng
không dừng lại ở việc biên soạn
giáo trình chuẩn mà phải là việc
lựa chọn giáo trình phù hợp và
danh mục tài liệu tham khảo từ
nguồn tài liệu chuyên ngành đa
dạng trong và ngoài nước.
3.2. Xây dựng hệ thống đào tạo
mang tính liên thông cao
- Kết hợp lý thuyết và thực
tiễn.
+ Kết hợp các doanh nghiệp
bảo hiểm trong các hoạt động
ngoài chuyên môn, ngoài lớp học
của hai bên nhằm tạo môi trường
chung cho sinh viên bảo hiểm
giao lưu với doanh nghiệp;
+ Mời chuyên gia của doanh
nghiệp bảo hiểm đến báo cáo
chuyên đề ngoại khóa hoặc tổ
chức kiến tập – tham quan doanh
nghiệp cho sinh viên chuyên
ngành;
Hình 4: Các chuyên ngành đào tạo phổ biến thuộc ngành Tài chính – Ngân hàng
(Xem tiếp trang 90)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_hoat_dong_dao_tao_chuyen_nganh_bao_hiem_nham_dap.pdf