Hoàn thiện luật phòng, chống rửa tiền năm 2012

2.4 Hoàn thiện quy định về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro Cần bổ sung quy định cụ thể cho đối tượng báo cáo về việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, các tiêu chuẩn mức độ cụ thể để xác định khách hàng có điều kiện gì sẽ được coi là khách hàng có mức độ rủi ro cao, khách hàng có rủi ro thấp hơn, tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng tuân thủ quy định pháp luật về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, góp phần nâng cao công tác phòng, chống rửa tiền qua các tổ chức tín dụng. 5 KYC: nhận biết khách hàng; CDD: cập nhật thông tin khách hàng 2.5 Hoàn thiện quy định về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan phòng, chống rửa tiền Để đảm bảo hiệu quả quản lý trong quá trình thực hiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền cũng như việc thực hiện thẩm quyền ký kết các quy chế, biên bản ghi nhớ trao đổi thông tin với các cơ quan phòng, chống rửa tiền trong và ngoài nước, cần sửa đổi Luật năm 2012 theo hướng bổ sung mở rộng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN và cơ quan phòng, chống rửa tiền. 2.6 Hoàn thiện quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong hoạt động phòng, chống rửa tiền Nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong hoạt động phòng, chống rửa tiền, cần luật hóa trách nhiệm của nhân viên các tổ chức tín dụng trong công tác phòng, chống rửa tiền. Điều này đã được thực hiện ở một số nước như Mỹ và cộng đồng châu Âu. Ngoài những cá nhân, pháp nhân có hành vi rửa tiền một cách trực tiếp, nhân viên ngân hàng vô ý hay cố ý tiếp tay cho hành vi rửa tiền qua tổ chức tín dụng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện luật phòng, chống rửa tiền năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đinh Xuân Thảo* Vũ Hồng Anh** * PGS. TS. Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp. ** PGS. TS. Viện Nghiên cứu Lập pháp. HOÀN THIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN NĂM 20121 1 Bài viết có sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài cấp bộ: “Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền qua tổ chức tín dụng trong điều kiện hội nhập quốc tế - Cở sở lý luận và thực tiễn” do PGS. TS. Đinh Xuân Thảo làm chủ nhiệm. Tóm tắt: Ngày 18/6/2012, Luật Phòng, chống rửa tiền đã được Quốc hội thông qua, đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam, thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần minh bạch hóa nền tài chính tiền tệ quốc gia, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Trải qua 5 năm thi hành, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 bộc lộ những bất cập hạn chế nhất định gây ảnh hưởng đến hoạt động phòng, chống rửa tiền ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 là rất cần thiết. Abstract On 18 June, 2012, the Law on Prevention of Money Laundering was adopted by the National Assembly, which marked a milestone in the improvement of the legal framework on money laundering prevention and controlling in Vietnam. It is the policy of the Party and the State of Vietnam for further transparency of the national monetary and financial system, meeting the needs of international integration on money laundering prevention and controlling. For five years of its enforcement, the Law on Prevention of Money Laundering of 2012 has revealed a number of certain limited constraints that affect the prevention and controlling of money laundering in our country. Therefore, it is necessary to review and study for further improvement of the Law on Prevention of Money Laundering of 2012. Thông tin bài viết: Từ khóa: hoàn thiện pháp luật, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 Lịch sử bài viết: Nhận bài : 09/10/2018 Biên tập : 15/10/2018 Duyệt bài : 22/10/2018 Article Infomation: Keywords: law improvement; Law on Prevention of Money Laundering of 2012 Article History: Received : 09 Oct. 2018 Edited : 15 Oct. 2018 Approved : 22 Oct. 2018 THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 45Số 23(375) T12/2018 Phòng, chống rửa tiền thông qua các tổ chức tín dụng là hoạt động phát hiện ra các yếu tố cơ bản của hoạt động rửa tiền như bản chất, mục đích, cách thức cũng như các giai đoạn của quy trình rửa tiền, đồng thời thực hiện nghiệp vụ, theo quy định pháp luật, để phá vỡ liên kết trong các giai đoạn rửa tiền. Hoạt động phòng, chống rửa tiền thông qua các tổ chức tín dụng gồm hai giai đoạn: giai đoạn phòng và giai đoạn chống. Mỗi giai đoạn đều có vai trò nhất định, có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, trong đó, giai đoạn phòng ngừa thường được thực hiện trước giai đoạn chống. Hiểu một cách chung nhất, phòng ngừa hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền thông qua các tổ chức tín dụng chính là những biện pháp được triển khai nhằm hạn chế lượng tiền “bẩn” lớn, không cho “xâm nhập” hay hòa trộn vào các loại nguồn vốn “sạch” khác qua các tổ chức tín dụng. Giai đoạn chống có thể được hình dung là giai đoạn phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm đối với hành vi rửa tiền thông qua các tổ chức tín dụng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của pháp luật trong cuộc đấu tranh phòng, chống rửa tiền thông qua các tổ chức tín dụng, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật phòng, chống rửa tiền năm 2012. 1. Kết quả đạt được và những hạn chế của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 (Luật năm 2012), đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam, góp phần minh bạch hóa nền tài chính tiền tệ quốc gia, thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Nhằm hướng dẫn đầy đủ các biện pháp phòng, chống rửa tiền cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các văn bản hướng dẫn Luật như: Nghị định số 116/2013/NĐ- CP ngày 4/10/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012; Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 hướng dẫn một số quy định về phòng, chống rửa tiền; Thông tư 31/2014/ TT-NHNN ngày 11/11/2014, có hiệu lực từ ngày 26/12/2014, sửa đổi và bổ sung một số điều của Thông tư 35/2013/TT-NHNN; Quyết định số 20/2013/QĐ-Ttg quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo. Việc ban hành Luật năm 2012 đã đạt được một số kết quả sau: - Luật năm 2012 đã đáp ứng được nhu cầu nâng cao công tác phòng, chống rửa tiền và mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật về phòng, chống rửa tiền so với Nghị định số 74/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung những bất cập, thiếu sót của Nghị định số 74/2005/ NĐ-CP đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam, minh bạch hóa nền tài chính quốc gia và đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. - Luật năm 2012 đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế, tiến đến thực hiện đầy đủ các chuẩn mực, cam kết quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền mà Chính phủ Việt Nam đã ký và tham gia. Cụ thể, năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Nhóm Châu Á - Thái Bình Dương về chống rửa tiền (APG), theo đó, Việt Nam phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thành viên của APG về thực hiện 40 Khuyến nghị về chống rửa tiền và 09 Khuyến nghị đặc biệt về chống tài trợ khủng bố của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF). Năm 2008, APG đã tiến hành đánh giá cơ chế phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố của Việt THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 46 Số 23(375) T12/2018 Nam theo công thức 40+9 của FATF. Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong công tác phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, song mức độ tuân thủ và thực hiện các khuyến nghị mà FATF đề ra còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở kết quả đánh giá trên, APG đã đưa ra 138 kiến nghị mà Việt Nam cần thực hiện để hoàn thiện hệ thống chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, trong đó có kiến nghị phải sửa đổi khung pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà cụ thể là cần nhanh chóng xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Chống tài trợ khủng bố. - Luật năm 2012 đáp ứng các hành động được nêu trong Kế hoạch hành động mà FATF đưa ra cho Việt Nam. Kể từ năm 2010, Việt Nam đã và đang chịu sự rà soát của Nhóm xem xét các vấn đề hợp tác quốc tế (ICRG) thuộc FATF. Thông qua Báo cáo rà soát sơ bộ và Báo cáo rà soát sâu gửi cho Việt Nam, ICRG đều nhận định, Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố, trong đó một nội dung quan trọng là xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống khủng bố. Tại Hội nghị toàn thể của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) diễn ra tại Pháp từ ngày 17-22/10/2010, Chính phủ Việt Nam đã cam kết ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền2. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, qua thực tiễn thi hành, Luật năm 2012 đã bộc lộ một số hạn chế sau đây: Một là, hạn chế trong việc xác định phạm vi điều chỉnh. Luật năm 2012 tập trung chủ yếu vào phòng, chống rửa tiền thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, rửa tiền 2 Nguyễn Hữu Nghĩa, Đào Quốc Tính, Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Nguyễn Thị Minh Thơ, Trần Thị Hoài Thu (2014), Pháp luật về phòng, chống rửa tiền, Đặc san tuyên truyền pháp luật, (01), tr. 24, 25. được thực hiện thông qua rất nhiều kênh như đầu tư vào nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản, chứng khoán và ngân hàng chỉ là một kênh trong số những con đường mà tội phạm lợi dụng để rửa tiền. Mặc dù Luật năm 2012 đã thể hiện được cam kết của Việt Nam đối với quốc tế trong lĩnh vực chống tài trợ khủng bố, tuy nhiên, việc đưa nội dung chống tài trợ khủng bố vào trong Luật Phòng, chống rửa tiền là chưa thực sự hợp lý. Bởi lẽ, nội dung chính của Luật Phòng, chống rửa tiền cần tập trung vào vấn đề chống rửa tiền; những vấn đề cụ thể xử lý tài trợ khủng bố phải được quy định trong Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013. Hơn nữa, hai đạo luật này có thời gian ban hành khác nhau, do đó sẽ tạo nên sự chênh nhau khi những vấn đề cần phải xử lý. Hai là, hạn chế trong việc quy định một số khái niệm, thuật ngữ. Khái niệm “rửa tiền” được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật năm 2012 vừa bao gồm những hành vi được nêu tại Bộ luật Hình sự đồng thời cũng bao gồm các hành vi “Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có” hay “Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản”. Về bản chất, những hành vi này là tội “đồng phạm” hoặc tội “chiếm đoạt, sử dụng tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có” đã được quy định trong Bộ luật Hình sự, điều này có thể dẫn đến việc trùng lặp nội dung giữa các điều khoản. Mặt khác, Công ước của Liên hợp quốc về Chống tội phạm có tổ chức xuyên THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 47Số 23(375) T12/2018 quốc gia (Công ước Palermo) chỉ yêu cầu các quốc gia phải hình sự hóa các hành vi liên quan chứ không xác định hành vi nào là rửa tiền, hành vi nào là đồng phạm. Điểm khác nhau của pháp luật hình sự Việt Nam so với pháp luật hình sự quốc tế là: tội phạm “rửa tiền” tại Việt Nam có tất cả các tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là tội phạm nguồn, trong khi phần lớn các nước và chuẩn mực quốc tế, cũng chỉ giới hạn tội phạm nguồn của tội rửa tiền ở những tội phạm nghiêm trọng, có tạo nên nguồn tiền phạm tội mà thôi3. Bên cạnh đó, các quy định về nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng; chủ sở hữu hưởng lợi; đánh giá rủi ro khách hàng; bảo đảm bí mật thông tin; người có ảnh hưởng chính trị; giám sát đặc biệt giao dịch chưa thật sự phù hợp, còn gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện. Ba là, hạn chế trong quy định về cập nhật thông tin nhận biết khách hàng Điều 9 Luật năm 2012 quy định về những thông tin chính về khách hàng mà đối tượng báo cáo cần phải nhận biết, bao gồm thông tin về chính khách hàng, thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi đứng đằng sau khách hàng đó và mục đích của khách hàng trong mối quan hệ với đối tượng báo cáo. Tuy nhiên thực tế cho thấy, một số thông tin hiện nay chưa được các đối tượng báo cáo quan tâm và thực hiện đúng. Ví dụ, thông tin về nghề nghiệp, chức vụ, số điện thoại, địa chỉ nơi ở hiện tại của khách hàng là người Việt Nam, địa chỉ nơi cư trú của khách hàng là người nước ngoài thường được coi là những thông tin nhạy cảm và ít khi được khách hàng cung cấp vì sợ bị lạm dụng cho những hoạt động phạm tội. Vì vậy, cần phải xây dựng được một môi trường bình đẳng trước pháp 3 Nguyễn Hữu Nghĩa, Đào Quốc Tính, Nguyễn Thị Thúy Ngọc, Nguyễn Thị Minh Thơ, Trần Thị Hoài Thu (2014), Pháp luật về phòng, chống rửa tiền, Đặc san tuyên truyền pháp luật, (01), tr. 35. luật cho tất cả các đối tượng báo cáo và điều quan trọng là gây dựng được lòng tin trong xã hội về sự tôn trọng nguyên tắc bảo mật thông tin cá nhân, chỉ sử dụng thông tin cho những mục đích được pháp luật cho phép và phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với tổ chức, cá nhân để lộ thông tin. Bốn là, bất cập về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro Điều 12 Luật năm 2012 quy định về việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, nhưng không xác định tiêu chí để xác định khách hàng có mức độ rủi ro cao, khách hàng có mức độ rủi ro thấp. Việc xếp mức độ cao, thấp hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế, đặc điểm tổ chức hệ thống và khả năng của chính đối tượng báo cáo cũng như yêu cầu của cơ quan chức năng theo từng thời kỳ. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 12 Luật năm 2012 quy định: “Đối với khách hàng có mức độ rủi ro thấp, đối tượng báo cáo có thể áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng ở mức độ thấp hơn nhưng phải bảo đảm thu thập được đầy đủ thông tin về khách hàng quy định tại Điều 9 của Luật này”. Như vậy, về bản chất, đối tượng báo cáo buộc phải phân loại khách hàng của mình ở mức rủi ro thấp. Bởi lẽ, nếu phân loại rủi ro cao hơn, đối tượng báo cáo buộc phải áp dụng các biện pháp nhận biết cao hơn (với mức rủi ro trung bình) hoặc nhận biết tăng cường theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam, gây mất nhiều thời gian và chi phí. Ngoài ra, với khách hàng có mức rủi ro cao, khoản 1 Điều 13 Luật năm 2012 quy định thêm trường hợp về khách hàng cá nhân là người nước ngoài có ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cấp cao trong các cơ quan, tổ chức hữu quan của nước ngoài (NHNN Việt Nam thông báo danh THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 48 Số 23(375) T12/2018 sách khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị quy định tại khoản này trên cơ sở khuyến nghị của tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền). Tuy nhiên, Luật lại không xác định thế nào được coi là “quản lý cấp cao”, cũng không xác định “cơ quan, tổ chức nước ngoài” là cơ quan, tổ chức nào (cơ quan chính phủ? cơ quan nhà nước? chính phủ?...). Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, danh sách các cá nhân có ảnh hưởng chính trị được chính phủ các nước quy định theo chức danh trong một số loại hình cơ quan, tổ chức. Năm là, mặc dù Luật năm 2012 và văn bản hướng dẫn đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến phòng, chống rửa tiền thuộc thẩm quyền của NHNN và cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc NHNN nhưng vẫn chưa có quy định cụ thể về cơ quan phòng, chống rửa tiền, dẫn đến trong quá trình thực hiện còn có nhiều ý kiến khác nhau, không thống nhất trong quy trình xử lý các nội dung về phòng, chống rửa tiền cũng như thẩm quyền ký kết các quy chế, biên bản ghi nhớ trao đổi thông tin với các cơ quan phòng, chống rửa tiền trong và ngoài nước. Sáu là, Luật năm 2012 quy định tổ chức tín dụng có trách nhiệm xây dựng quy trình kiểm soát, kiểm toán nội bộ bảo đảm cho việc phòng, chống rửa tiền có hiệu quả và đúng pháp luật; phân công cán bộ triển khai thực hiện các chính sách, kế hoạch, quy trình, biện pháp phòng, chống rửa tiền; xây dựng quy trình tìm hiểu, cập nhật thông tin và thủ tục nhận biết khách hàng; lưu giữ, cập nhật số liệu và báo cáo các giao dịch đáng ngờ v.v.. Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng còn có nghĩa vụ không được tiết lộ thông tin về việc đã báo cáo giao dịch đáng ngờ hoặc các thông tin có liên quan cho NHNN Việt Nam4. 4 Khoản 2 Điều 29 Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng thực hiện trách nhiệm báo cáo hoặc cung cấp thông tin có liên quan đến giao dịch lại không bị coi là vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm bí mật tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng hay các quy định khác về bảo đảm bí mật thông tin cho khách hàng. Như vậy việc quy định trách nhiệm của tổ chức tài chính trong luật phòng, chống rửa tiền là không đồng nhất. Bảy là, hạn chế trong các quy định pháp luật về hợp tác quốc tế Tại khoản 2 Điều 48 Luật năm 2012 quy định: “NHNN Việt Nam thực hiện trao đổi thông tin về phòng, chống rửa tiền với cơ quan phòng, chống rửa tiền nước ngoài và các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về phạm vi nội dung thông tin được phép trao đổi, trong khi đó việc tiết lộ các thông tin tài chính của các tổ chức tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của khách hàng, tổ chức tín dụng thậm chí là cả lợi ích quốc gia. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu trao đổi thông tin dựa trên cơ sở các Điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết tham gia (bao gồm cả các Hiệp định tương trợ tư pháp) và dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia và các lợi ích quan trọng khác của quốc gia. 2. Kiến nghị hoàn thiện Luật năm 2012 2.1 Hoàn thiện quy định về phạm vi áp dụng Trước hết, cần sửa đổi, bổ sung Luật năm 2012 với tư cách là một đạo luật chung, rửa tiền được tiến hành qua nhiều kênh, nhiều lĩnh vực không chỉ đơn thuần trong lĩnh vực ngân hàng, phải liệt kê cặn kẽ các nội dung, bao quát hết được các lĩnh vực đời sống xã hội mà có thể diễn ra hoạt động rửa tiền như lĩnh vực ngân hàng, lĩnh vực bảo THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 49Số 23(375) T12/2018 hiểm, lĩnh vực chứng khoán, lĩnh vực trò chơi có thưởng và casino, lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực luật sư, kế toán, công chứng... Bên cạnh đó, do tại thời điểm xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền, Việt Nam vẫn chưa có quy định pháp luật về phòng, chống khủng bố và tài trợ khủng bố nên để đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, Luật năm 2012 đã quy định về hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, do đó, điều khoản về phạm vi điều chỉnh và báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố tại Luật Phòng, chống rửa tiền cần được hủy bỏ. 2.2 Hoàn thiện quy định về khái niệm rửa tiền Để bảo đảm phù hợp với chuẩn mực quốc tế về khái niệm rửa tiền, cần sửa đổi, bổ sung Luật năm 2012 theo hướng tiếp thu quy định của Luật mẫu về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố năm 2005 của Liên hiệp quốc. Theo đó, rửa tiền là hành vi: - Chuyển đổi, chuyển nhượng tài sản mà người đó biết, phải biết hoặc nghi ngờ là tài sản do phạm tội mà có nhằm mục đích giấu giếm hoặc che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản để giúp bất kỳ người nào tham gia thực hiện tội phạm nguồn tránh khỏi những hậu quả pháp lý do hành vi của người đó gây ra; - Giấu giếm hoặc che đậy bản chất thực, nguồn gốc, đặc điểm, sự định đoạt, sự dịch chuyển hoặc quyền sở hữu và các quyền liên quan đến tài sản mà người đó biết, buộc phải biết hoặc nghi ngờ là tài sản do phạm tội mà có; - Việc có được, chiếm hữu hoặc sử dụng tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đó mà người đó biết, phải biết hoặc nghi ngờ là tài sản do phạm tội mà có; - Tham gia, liên kết hoặc âm mưu thực hiện, cố gắng thực hiện, xúi giục, tạo điều kiện và chỉ dẫn thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào được quy định theo điều này. 2.3 Hoàn thiện quy định về biện pháp nhận biết khách hàng Cần sửa đổi Luật năm 2012 về các biện pháp nhận biết khách hàng theo một quy tắc chung, đó là mức độ nhận biết khách hàng cần phải tương ứng với nguy cơ rửa tiền có thể tìm thấy trong tiểu sử sơ lược (nằm trong tất cả các thông tin có được từ những nguồn khác nhau) của khách hàng. Trong một số trường hợp, cần quy định những mức độ nhận biết khách hàng nghiêm ngặt hơn mức quy định chung. Ví dụ, trường hợp: khách hàng không trực diện, khách hàng tới từ những quốc gia không áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng, chống rửa tiền hay những quốc gia có tai tiếng về nạn rửa tiền Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, cho phép các tổ chức tín dụng có quyền áp dụng thủ tục nhận biết khách hàng đơn giản hơn (trường hợp khách hàng mở tài khoản là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín). Hiện nay, Luật năm 2012 chưa quy định rõ ràng về việc ngăn chặn mở tài khoản hoặc chấm dứt mối quan hệ nếu các yêu cầu về cập nhật thông tin khách hàng (CDD) liên quan không được đáp ứng; đồng thời, không có yêu cầu rõ ràng đối với các ngân hàng trong việc xác minh đối với khách hàng là pháp nhân và các tổ chức có tư cách pháp lý rằng bất kỳ người nào đại diện cho khách hàng cũng cần xác minh hoặc xác minh nhận dạng người đó. Mặc dù Luật năm 2012 đã quy định về việc ủy quyền các cá nhân đại diện cho khách hàng, điều này không tự động được hiểu rằng các tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nhận dạng và xác minh việc tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý. Do đó, cần nghiên cứu, bổ sung quy định nhận dạng thông tin khách hàng, cập nhật thông tin khách hàng để xác định chủ sở hữu thụ hưởng hoặc người điều khiển hoạt động của một pháp nhân hoặc một thỏa thuận pháp lý nhằm ngăn chặn việc mở các tài khoản nặc danh THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 50 Số 23(375) T12/2018 hoặc tài khoản đứng tên giả mạo. Đồng thời, cần có biện pháp yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại khách hàng trên cơ sở rủi ro và áp dụng các biện pháp KYC/ CDD5 đối với nhóm khách hàng và giao dịch có rủi ro cao như khách hàng là cá nhân có ảnh hưởng chính trị (bao gồm cả cá nhân có ảnh hưởng chính trị trong nước/nước ngoài), quan hệ ngân hàng đại lý, các giao dịch lớn bất thường và phức tạp, các giao dịch sử dụng công nghệ mới và không gặp trực tiếp, hoạt động kinh doanh qua giới thiệu. 2.4 Hoàn thiện quy định về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro Cần bổ sung quy định cụ thể cho đối tượng báo cáo về việc phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, các tiêu chuẩn mức độ cụ thể để xác định khách hàng có điều kiện gì sẽ được coi là khách hàng có mức độ rủi ro cao, khách hàng có rủi ro thấp hơn, tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng tuân thủ quy định pháp luật về phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro, góp phần nâng cao công tác phòng, chống rửa tiền qua các tổ chức tín dụng. 5 KYC: nhận biết khách hàng; CDD: cập nhật thông tin khách hàng 2.5 Hoàn thiện quy định về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan phòng, chống rửa tiền Để đảm bảo hiệu quả quản lý trong quá trình thực hiện pháp luật về phòng, chống rửa tiền cũng như việc thực hiện thẩm quyền ký kết các quy chế, biên bản ghi nhớ trao đổi thông tin với các cơ quan phòng, chống rửa tiền trong và ngoài nước, cần sửa đổi Luật năm 2012 theo hướng bổ sung mở rộng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN và cơ quan phòng, chống rửa tiền. 2.6 Hoàn thiện quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong hoạt động phòng, chống rửa tiền Nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong hoạt động phòng, chống rửa tiền, cần luật hóa trách nhiệm của nhân viên các tổ chức tín dụng trong công tác phòng, chống rửa tiền. Điều này đã được thực hiện ở một số nước như Mỹ và cộng đồng châu Âu. Ngoài những cá nhân, pháp nhân có hành vi rửa tiền một cách trực tiếp, nhân viên ngân hàng vô ý hay cố ý tiếp tay cho hành vi rửa tiền qua tổ chức tín dụng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tuân, Infonet, Các ngân hàng đã thực sự quan tâm đến phòng, chống rửa tiền?, [ cac-ngan-hang-da-thuc-su-quan-tam-den-phong-chong-rua-tien-post169877.info] 2. Nguyễn Vũ, Nhiều ngân hàng xây dựng “phòng tuyến” chống rửa tiền, [ Nhieu-ngan-hang-xay-dung-phong-tuyen-chong-rua-tien-post150187.html] 3. Minh Nhật, “Ngân hàng cần chủ động bảo mật hệ thống thông tin”, [ thong-tin.html] 4. Phạm Hồng Hải, “Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền”, [] 5. Nguyễn Đức Lam, “Chống rửa tiền – Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới”, [] 6. Đoàn Hồng Lê, Vusta, “Kinh nghiệm của Hồng Kông vào việc chống tội phạm “rửa tiền” ở nước ta hiện nay”, THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 51Số 23(375) T12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_luat_phong_chong_rua_tien_nam_2012.pdf
Tài liệu liên quan