Hoàn thiện luật thi hành án hình sự nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người của phạm nhân

Ba là, bổ sung quy định về cơ quan có trách nhiệm trong THAHS là Bộ Ngoại giao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài. Bốn là, nghiên cứu bổ sung quy định về việc bảo đảm nhu cầu giải quyết các quan hệ dân sự của phạm nhân để bảo đảm quyền con người của phạm nhân. Năm là, bổ sung quy định và có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân. Sáu là, bổ sung các quy định về thủ tục, trình tự thi hành tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đang chấp hành hình phạt tù để thống nhất thực hiện. Bảy là, bổ sung các quy định về việc cơ quan THAHS có trách nhiệm kiểm tra đối với cán bộ THAHS của cơ quan mình; về trách nhiệm giám sát của các tổ chức đoàn thể thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại biểu dân cử đối với THAHS; xây dựng cơ chế pháp lý kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện thi hành án phạt tù; nghiên cứu tổ chức lắp đặt hòm thư khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân tại cơ quan thi hành án phạt tù để tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo của phạm nhân.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện luật thi hành án hình sự nhằm bảo đảm tốt hơn quyền con người của phạm nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ NHẰM BẢO ĐẢM TỐT HƠN QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHẠM NHÂN Tóm tắt: Bảy năm thi hành Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực, Luật này cũng đã bộc lộ những bất cập trong công tác thi hành án hình sự nói chung, trong việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân nói riêng. Do vậy, Luật này cần phải sửa đổi và hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo đảm quyền con người của phạm nhân trong tình hình mới. Bùi Xuân Phái* Nguyễn Đức Hòa** * TS. Trường Đại học Luật Hà Nội ** NCS. khóa 23, Trường Đại học Luật Hà Nội Abstract After seven years of enforcement of the Law on Execution of Criminal Judgments of 2010, it has been showed that, in addition to the positive aspects, the Law also revealed a number of inadequacies in execution of criminal judgment in general, in ensuring the human rights of the offenders in particular. Therefore, the Law is needed to be reviewed for further improvements in order to better meet the requirements of the offender's rights in the new situation. Thông tin bài viết: Từ khóa: quyền con người, thi hành án hình sự, phạm nhân. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 11/12/2018 Biên tập : 22/12/2018 Duyệt bài : 27/12/2018 Article Infomation: Keywords: human rights; execution of criminal judgments; offenders Article History: Received : 11 Dec. 2018 Edited : 22 Dec. 2018 Approved : 27 Dec. 2018 Luật Thi hành án hình sự (THAHS) năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Thi hành án phạt tù được quy định riêng trong Chương III gồm từ Điều 21 đến Điều 53 và được quy định gián tiếp ở nhiều điều luật khác. Có thể thấy, các quy định về quyền con người của phạm nhân trong Luật THAHS đã khá đầy đủ, đáng chú ý là các quyền sau: Quyền được khám sức khỏe ban đầu và được phổ biến về quyền và nghĩa vụ của mình (Điều 26); Quyền được thông báo cho thân nhân biết về nơi giam giữ mình (Điều 26); Quyền được học tập, học nghề (Điều 28); Quyền được lao động và hưởng thành quả lao động (Điều 29, Điều 30); Quyền được thông tin (Điều 28); Quyền được bảo đảm nhu cầu về ăn, ở, mặc (Điều 42, Điều 43); Quyền được tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ (Điều 44); Quyền được thăm gặp, liên lạc với thân nhân (Điều 46, Điều 47); Quyền được chăm sóc y tế (Điều 48); Quyền đối với phạm nhân là người chưa thành niên (các điều 50, 51, 52, 53); Quyền đối với BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 29Số 1(377) T1/2019 phạm nhân nữ có thai và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (Điều 45); Quyền khiếu nại, tố cáo (Chương III). Các quy định trên đã thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong việc giáo dục, cải tạo người phạm tội và ngày càng tương thích với pháp luật quốc tế về quyền con người, trong đó có Bộ luật Nhân quyền quốc tế và các văn bản pháp luật quốc tế có liên quan tới quyền con người của phạm nhân (như: Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân năm 1990; Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân năm 1955, Nguyên tắc Băng cốc...). Trong những năm qua, trên cơ sở quy định của pháp luật, các cơ quan THAHS đã tổ chức thực hiện hiệu quả việc bảo đảm các quyền con người của phạm nhân, góp phần nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước ta trong việc chăm lo, bảo vệ, bảo đảm quyền con người. Hàng chục nghìn người đã chấp hành xong hình phạt tù, được trở về với gia đình và cộng đồng, nhiều người trong số họ đã có nhiều đóng góp cho xã hội sau khi mãn hạn tù. Bên cạnh đó, thực tế công tác thi hành án phạt tù đã cho thấy, Luật THAHS năm 2010 đã bộc lộ một số bất cập trong việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân, thể hiện ở những điểm sau đây: 1. Một số bất cập trong việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân Thứ nhất, về những quy định chung Một là, về nguyên tắc THAHS Luật THAHS năm 2010 quy định 8 nguyên tắc THAHS. Trong đó tại khoản 3 Điều 4 quy định nguyên tắc: “Bảo đảm nhân đạo XHCN; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án”. Tuy nhiên, vấn đề tôn trọng về thân thể, sức khỏe, danh dự của người chấp hành án, trong đó có phạm nhân, chưa được đề cập trong nguyên tắc này. Chúng ta biết rằng, thi hành án phạt tù thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý là lực lượng chức năng và đối tượng chịu sự quản lý là phạm nhân. Đây là mối quan hệ bất bình đẳng, trong đó phạm nhân là đối tượng yếu thế, chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo của chủ thể quản lý. Hơn nữa, môi trường trại giam là môi trường rất phức tạp, bao gồm những con người đã từng vi phạm pháp luật hình sự, nhiều người trong số họ vốn là người côn đồ hung hãn, ngoan cố chống đối, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, bất tuân pháp luật. Do đó, trong trại giam rất dễ xảy ra những hành vi xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự, thậm chí là tính mạng của phạm nhân. Điều 20 Hiến pháp năm 2013 đã trân trọng ghi nhận nguyên tắc “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có một chương (Chương XIV) quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS) năm 2015 đã đưa ra các quy định có tính nguyên tắc trong TTHS: “Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể” (Điều 10), “Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân” (Điều 11). Tuy nhiên, quy định hiện hành của Luật THAHS năm 2010 chưa bảo đảm sự thống nhất với quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật khác có liên quan. Hai là, về những hành vi bị nghiêm cấm trong THAHS Điều 9 Luật THAHS năm 2010 quy định những hành vi bị nghiêm cấm trong THAHS, trong đó có những quy định đối với người có trách nhiệm THAHS và người bị THAHS. Tuy nhiên, hành vi tra tấn chưa được thể hiện trong Điều này. Ở phạm vi quốc tế, Điều 55 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền năm 1948 quy định: “Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm”. Khoản 2 Điều 2 Công ước Chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt tàn bạo hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm năm 1984 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 30 Số 1(377) T1/2019 ghi rõ: “Không có bất kỳ hoàn cảnh ngoại lệ nào, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe doạ bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn”. Ngày 07/11/2013, Việt Nam đã ký kết Công ước của Liên hiệp quốc về Chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Cùng với đó, Điều 10 Bộ luật TTHS năm 2015 đã ghi nhận nguyên tắc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể: “... Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người”. Trong khi đó, Luật THAHS lại chưa có quy định về cấm tra tấn. Đây là một khuyết thiếu đáng kể, cần phải được bổ sung kịp thời. Thứ hai, về một số nội dung cụ thể Một là, về tổ chức giam giữ phạm nhân Khoản 1 Điều 27 Luật THAHS năm 2010 quy định: “Trại giam tổ chức giam giữ phạm nhân như sau: a) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm; b) Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành án tốt, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù còn dưới 15 năm”. Khoản 2 Điều này quy định: “Trong các khu giam giữ quy định tại khoản 1 Điều này, những phạm nhân dưới đây được bố trí giam giữ riêng: a) Phạm nhân nữ; b) Phạm nhân là người chưa thành niên; c) Phạm nhân là người nước ngoài; d) Phạm nhân là người có bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm; đ) Phạm nhân có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án; e) Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy, quy chế trại giam. 1 Theo Báo cáo của Bộ Công an về công tác THAHS năm 2013. 2 Theo Báo cáo của Tổng cục Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư pháp về Tổng kết công tác THAHS và hỗ trợ tư pháp năm 2017. Đối với việc giam giữ phạm nhân trong trại tạm giam, khoản 3 Điều 27 quy định: “Trong trại tạm giam, những phạm nhân quy định tại điểm a và e khoản 2 Điều này được bố trí giam giữ riêng”. Trong những năm qua, với sự phát triển của tự do, dân chủ và tinh thần cởi mở hơn của xã hội, hiện tượng người đồng tính, người chuyển giới công khai giới tính thật của mình đã ngày càng trở nên phổ biến, phạm nhân là người chuyển giới cũng tăng lên. Luật THAHS lại chưa có quy định về nơi giam giữ riêng đối với những người này, việc giam giữ chung những phạm nhân là người chuyển giới với những phạm nhân không phải là người chuyển giới sẽ tiềm ẩn nguy cơ xảy ra vấn đề bị kỳ thị, xa lánh, mặc cảm và bị xâm hại. Chúng tôi cho rằng, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người chuyển giới, cần bổ sung quy định về việc phân loại phạm nhân để giam giữ riêng đối với những người chuyển giới. Bên cạnh đó, cần bổ sung quy định về việc phân loại phạm nhân để giam giữ riêng đối với những người đồng tính, người chưa xác định được giới tính. Hiện nay, tội phạm là người nước ngoài đang có xu hướng gia tăng, phạm nhân là người nước ngoài chấp hành án tại các trại giam của Việt Nam cũng tăng lên đáng kể. Nếu như năm 2013 chỉ có 374 phạm nhân1 là người nước ngoài chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ do Bộ Công an quản lý, thì đến năm 2017 con số này đã là 513 người2. Luật THAHS năm 2010 chỉ quy định tại khoản 1 Điều 27 bố trí giam giữ riêng đối với phạm nhân là người nước ngoài (điểm c, khoản 2 Điều 27), nhưng thực tế hiện nay cho thấy, cán bộ làm công tác quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân đang rất hạn chế về ngoại ngữ, khó khăn trong giao tiếp với người nước ngoài, và như vậy, khó có thể đảm bảo đầy đủ về quyền con người của phạm nhân là người nước ngoài do bất đồng ngôn ngữ gây ra, nhất là khi phạm nhân là người nước ngoài có những yêu cầu về BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 31Số 1(377) T1/2019 khiếu nại, tố cáo hoặc phản ánh các vấn đề liên quan đến quyền con người của mình. Hai là, về thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài Chương XIV Luật THAHS về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước trong quản lý công tác THAHS đã quy định về trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý nhà nước về THAHS, gồm: Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, phạm nhân là người nước ngoài có xu hướng tăng lên, việc tiếp xúc lãnh sự, thăm gặp giữa tổ chức, cá nhân là người nước ngoài với phạm nhân là người nước ngoài đang chấp hành án tại các cơ sở giam giữ diễn ra khá phổ biến. Luật THAHS chưa quy định đầy đủ về cơ quan có liên quan là Bộ Ngoại giao trong công tác quản lý nhà nước về THAHS nói chung, thi hành án phạt tù nói riêng, gây khó khăn cho thực hiện việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân. Ba là, về nhu cầu giải quyết các quan hệ dân sự của phạm nhân Trong thực tiễn, có rất nhiều quan hệ dân sự có liên quan đến quyền con người của phạm nhân song chưa được quy định trong Luật THAHS năm 2010, ví dụ như: vấn đề thực hiện quyền kết hôn của phạm nhân (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 không cấm), vấn đề giải quyết ly hôn trong trường hợp phạm nhân là người đơn phương đề xuất Bốn là, về bảo đảm nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của phạm nhân Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng được Quốc hội khóa XIV ban hành ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đã tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Khoản 5 Điều 6 của Luật này quy định: “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bảy tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”. Tuy nhiên, trong Luật THAHS chưa bao hàm quy định cho phép phạm nhân có quyền sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Năm là, về vấn đề tha tù trước thời hạn có điều kiện BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Điều 66) và Bộ luật TTHS năm 2015 (Điều 368) có quy định mới về tha tù trước thời hạn có điều kiện. Điều này thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta trong việc đối xử với người phạm tội, làm giảm gánh nặng về chi phí trong công tác THAHS. Tuy nhiên, do đây là chế định mới, xuất hiện sau khi Luật THAHS năm 2010 có hiệu lực, nên vấn đề này cũng chưa được quy định trong Luật, nhất là về thủ tục, trình tự thực hiện việc tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân. Sáu là, về kiểm tra, giám sát, kiểm sát THAHS - Về kiểm tra THAHS Khoản 1 Điều 33 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thường xuyên kiểm tra việc tiến hành các hoạt động tố tụng thuộc thẩm quyền; thực hiện kiểm soát giữa các cơ quan trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”. Luật THAHS hiện hành mới chỉ quy định về trách nhiệm kiểm tra công tác THAHS của cơ quan quản lý THAHS, chưa quy định về trách nhiệm kiểm tra việc THAHS của cơ quan THAHS đối với cán bộ làm công tác THAHS của cơ quan mình, do đó chưa phát huy được hết trách nhiệm của cơ quan thi hành án phạt tù trong việc kịp thời nắm bắt những khó khăn, hạn chế và tiêu cực trong thực hiện việc THAHS cũng như việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân. - Về giám sát THAHS Bộ luật TTHS năm 2015 quy định về các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát trong TTHS gồm: Cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu dân BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 32 Số 1(377) T1/2019 cử. Như vậy, Luật THAHS hiện hành chưa quy định về chủ thể giám sát THAHS là các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (gồm Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ...) và đại biểu dân cử, do đó chưa phát huy được vai trò của các tổ chức này trong THAHS, trong đó có việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân, nhất là trong trường hợp phạm nhân trước khi chấp hành án đã từng là thành viên của tổ chức mình. - Về kiểm sát THAHS Quy định hiện hành về kiểm sát THAHS vẫn chưa thực sự đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả. Điều này thể hiện ở chỗ, Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc THAHS, trong đó có thi hành án phạt tù của cơ quan thi hành án phạt tù (trại giam, trại tạm giam...), tuy nhiên, cơ chế bảo đảm cho Viện kiểm sát có thể nắm bắt một cách chính xác việc tuân theo pháp luật của cơ quan thi hành án phạt tù chưa bảo đảm cho Viện kiểm sát thực hiện tốt nhiệm vụ này. Bởi lẽ, các thông tin về hoạt động của cơ quan thi hành án phạt tù lại do cơ quan này cung cấp. Mặc dù Viện kiểm sát có quyền kiểm sát trực tiếp, song cũng không phải lúc nào Viện kiểm sát cũng có thể tiến hành thực hiện hoạt động này để thu thập thông tin. 2. Một số kiến nghị hoàn thiện Luật Thi hành án hình sự Để hoàn thiện quy định của Luật THAHS, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền của phạm nhân, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: Một là, bổ sung nguyên tắc về bảo đảm thân thể, sức khỏe, danh dự của người chấp hành án và nghiêm cấm hành vi tra tấn, trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo trong THAHS cho thống nhất với các quy định của các đạo luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự đã được ban hành và tương thích với các quy định trong Bộ luật nhân quyền quốc tế và các văn bản pháp luật quốc tế khác có liên quan. Hai là, bổ sung quy định về giam giữ riêng đối với phạm nhân là người đồng tính, người chuyển giới, người chưa xác định rõ giới tính; bổ sung quy định về việc tổ chức giam giữ phạm nhân là người nước ngoài tại cơ sở giam giữ riêng, trên cơ sở đó cơ quan THAHS tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ có trình độ ngoại ngữ tốt làm công tác quản lý giam giữ đối với những người này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm quyền con người của phạm nhân là người nước ngoài. Ba là, bổ sung quy định về cơ quan có trách nhiệm trong THAHS là Bộ Ngoại giao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là người nước ngoài. Bốn là, nghiên cứu bổ sung quy định về việc bảo đảm nhu cầu giải quyết các quan hệ dân sự của phạm nhân để bảo đảm quyền con người của phạm nhân. Năm là, bổ sung quy định và có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của phạm nhân. Sáu là, bổ sung các quy định về thủ tục, trình tự thi hành tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đang chấp hành hình phạt tù để thống nhất thực hiện. Bảy là, bổ sung các quy định về việc cơ quan THAHS có trách nhiệm kiểm tra đối với cán bộ THAHS của cơ quan mình; về trách nhiệm giám sát của các tổ chức đoàn thể thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại biểu dân cử đối với THAHS; xây dựng cơ chế pháp lý kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện thi hành án phạt tù; nghiên cứu tổ chức lắp đặt hòm thư khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát nhân dân tại cơ quan thi hành án phạt tù để tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo của phạm nhân...■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Cảm, Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. 2. Nguyễn Ngọc Chí (Cb.), Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Nxb. Hồng Đức, 2015. 3. Các báo báo về công tác THAHS năm 2013 và 2014 của Bộ Công an; các báo cáo tổng kết công tác THAHS và hỗ trợ tư pháp năm 2015, 2016, 2017 của Tổng cục Cảnh sát THAHS và hỗ trợ tư pháp. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 33Số 1(377) T1/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_luat_thi_hanh_an_hinh_su_nham_bao_dam_tot_hon_quy.pdf