Về nguyên tắc xử lý đối với người dưới
18 tuổi phạm tội:
Khoản 4 Điều 91 BLHS quy định:
“Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự
và áp dụng một trong các biện pháp quy định
tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo
dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục
3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo
dục, phòng ngừa”.
Theo các quy định của BLHS, miễn
TNHS, miễn hình phạt, quyết định hình
phạt là các biện pháp kế tiếp thể hiện
sự phân hóa TNHS đối với người, pháp
nhân thương mại phạm tội. Tuy nhiên,
quy định tại Khoản 4 Điều 91 BLHS về
nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18
tuổi phạm tội là “Tòa án chỉ áp dụng hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
nếu xét thấy việc miễn TNHS không bảo
đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa” là còn
thiếu. Bởi vì, Tòa án chỉ áp dụng hình
phạt đối với người phạm tội, trong đó
có người dưới 18 tuổi phạm tội nếu việc
miễn TNHS hoặc (và) miễn hình phạt
(theo quy định của BLHS) không bảo
đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
Vì lẽ đó, theo chúng tôi, cần sửa đổi,
bổ sung Khoản 4 Điều 91 BLHS như sau:
“Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình
sự và áp dụng một trong các biện pháp quy
định tại Mục 2 hoặc việc miễn hình phạt
(có thể không áp dụng biện pháp giáo dục
tại trường giáo dưỡng) hoặc miễn hình
phạt và áp dụng biện pháp giáo dục tại
trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3
Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo
dục, phòng ngừa”.
Một số nội dung khác liên quan đến
việc xác định TNHS đối với pháp nhân
thương mại phạm tội như việc xác định lỗi
của pháp nhân thương mại phạm tội, xác
định phạm tội chưa đạt, tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội, đồng phạm, thời
hiệu truy cứu TNHS đối với pháp nhân
thương mại phạm tội hiện nay cũng chưa
được quy định cụ thể trong các quy định
của BLHS nên có thể dẫn đến những cách
hiểu và áp dụng khác nhau. Do vậy, cũng
rất cần được tiếp tục xem xét sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện một số quy định liên quan đến vấn đề trách nhiệm hình sự trong bộ luật hình sự năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
Chế định TNHS là một trong những chế định lớn, quan trọng nhất của luật hình sự. Bộ luật hình sự năm
1985, Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật
hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung
năm 2017, (sau đây gọi tắt là BLHS năm
2015) đều có nhiều quy định gắn với thuật
ngữ “trách nhiệm hình sự”. Trong BLHS
năm 2015, các quy định gắn với TNHS có
thể nhắc đến, như “Cơ sở của TNHS”, “Tuổi
chịu TNHS” (Điều 12), “Những trường hợp
loại trừ TNHS” (Chương IV), “Tình trạng
không có năng lực TNHS” (Điều 21), “Thời
hiệu truy cứu TNHS” (Điều 27), “Căn cứ
miễn TNHS” (Điều 29), “Các tình tiết giảm
nhẹ TNHS” (Điều 51), “Các tình tiết tăng
nặng TNHS” (Điều 52), “Điều kiện chịu
TNHS của pháp nhân thương mại” (Điều
75), “Phạm vi chịu TNHS của pháp nhân
thương mại” (Điều 76) Tuy nhiên, trong
khi có quy định về khái niệm hình phạt
(Điều 30) thì BLHS lại không có quy định
về khái niệm TNHS. Trong giới khoa học
luật hình sự, hiện nay còn những ý kiến
khác nhau liên quan đến các nội dung của
chế định TNHS, như khái niệm, đặc điểm
của TNHS, sự khác biệt giữa TNHS với
hình phạt, giữa TNHS với các biện pháp
xử lý hình sự khác, thời điểm bắt đầu và
thời điểm kết thúc của TNHS Cùng với
đó là những ý kiến khác nhau về tính hợp
lý của sự phân hóa TNHS trong các quy
định của BLHS, của các trường hợp miễn
TNHS. Trong bối cảnh đó, việc làm rõ các
nội dung liên quan đến chế định TNHS
trong BLHS năm 2015, đánh giá kỹ thuật
lập pháp liên quan đến chế định TNHS
trong BLHS năm 2015 để tiếp tục hoàn
thiện chế định này trong BLHS có ý nghĩa
* Tiến sĩ, Phó Vụ trưởng Vụ 7, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao
HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
PHẠM MẠNH HÙNG *
Chế định trách nhiệm hình sự (TNHS) là một trong những chế định lớn
và quan trọng nhất của luật hình sự. Tuy nhiên hiện nay vẫn có những ý kiến
khác nhau liên quan đến các nội dung của chế định TNHS, như khái niệm,
đặc điểm của TNHS, sự khác biệt giữa TNHS với hình phạt, giữa TNHS với
các biện pháp xử lý hình sự khác, thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc
của TNHS Bài viết góp phần làm rõ các nội dung về chế định TNHS trong
BLHS năm 2015, đánh giá kỹ thuật lập pháp liên quan đến chế định TNHS
trong BLHS năm 2015 để tiếp tục hoàn thiện chế định này.
Từ khóa: Trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự năm 2015.
Institution of criminal liability has been one of the biggest and most
important institution in criminal law. However, there have been different
viewpoints on this institution such as: its definition, characteristics, the
differences between criminal liability and penalties or other criminal
handling measures, starting time and finishing time of criminal liability,
etc. The article contributes to clarifying matters as well as evaluating
legistative techniques related to criminal liability in the Penal Code of
2015 in order to continue completing this insitution.
Keywords: Criminal liability, the Penal Code of 2015.
HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ...
22 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
quan trọng.
Như chúng ta đã biết, TNHS chỉ có
thể áp dụng đối với cá nhân hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện hành vi mà
luật hình sự coi là tội phạm. Các cơ quan
có thẩm quyền không thể áp dụng TNHS
sự đối với người hoặc pháp nhân thương
mại khi không chứng minh được người
hoặc pháp nhân thương mại đó thực
hiện hành vi tội phạm. Nguyên tắc suy
đoán vô tội được coi là nguyên tắc xuyên
suốt trong quá trình các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải
quyết vấn đề TNHS.
TNHS là một dạng trách nhiệm pháp
lý(1), là hậu quả bất lợi mà người hoặc
pháp nhân thương mại phải chịu do việc
thực hiện hành vi tội phạm. Khi được áp
dụng, trách nhiệm hình sự chính là hậu
quả thực tế bất lợi chứ không phải là
nghĩa vụ phải chịu hậu quả thực tế bất
lợi từ phía Nhà nước đối với người hoặc
pháp nhân thương mại đã thực hiện hành
vi tội phạm. Do vậy, cơ sở của TNHS là cơ
sở để buộc người hoặc pháp nhân thương
mại phải chịu hậu quả bất lợi từ phía Nhà
nước do việc người, pháp nhân thương
mại đã thực hiện hành vi mà BLHS quy
định là tội phạm. Truy cứu TNHS là hoạt
động tố tụng hình sự do các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành
các biện pháp tố tụng hình sự đưa người
hoặc pháp nhân thương mại phạm tội ra
Tòa án xét xử, áp dụng TNHS. Miễn TNHS
là miễn hậu quả bất lợi của việc thực hiện
hành vi tội phạm của người hoặc pháp
nhân phạm tội từ phía Nhà nước.
TNHS là trách nhiệm pháp lý nghiêm
khắc nhất so với các dạng trách nhiệm
pháp lý khác. So với trách nhiệm hành
chính, trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm
dân sự, thì tính nghiêm khắc nhất của
TNHS thể hiện ở chỗ, người hoặc pháp
1 Trách nhiệm pháp lý bao gồm trách nhiệm hành
chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự và
trách nhiệm hình sự.
nhân thương mại phải chịu TNHS là phải
chịu buộc tội Nhà nước và chịu sự kết án
bằng bản án kết tội của Tòa án, nhân danh
Nhà nước tuyên tại phiên tòa. Bản án kết
tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật là cơ
sở xác nhận chính thức người hoặc pháp
nhân thương mại “bị coi là có tội”. Ngoài
các trường hợp có thể được miễn hình
phạt, thì bản án kết tội của Tòa án luôn
đi kèm với hình phạt là biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc nhất. Mục đích của việc
áp dụng TNHS, trong đó có hình phạt, là
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích
của người hoặc pháp nhân thương mại
phạm tội.
TNHS do Tòa án, nhân danh Nhà
nước áp dụng đối với người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội. Nếu như
việc truy cứu TNHS tuân theo thủ tục tố
tụng hình sự, được thực hiện bởi các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
(Cơ quan điều tra, Cơ quan khác được
giao thực hiện tiến hành một số hoạt động
điều tra, Viện kiểm sát), thì việc áp dụng
TNHS, nghĩa là áp dụng hậu quả bất lợi
của việc phạm tội đối với người hoặc
pháp nhân thương mại phạm tội chỉ có
thể được thực hiện bởi Tòa án, nhân danh
Nhà nước tuyên án bằng một bản án kết
tội tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát có thể quyết
định miễn TNHS đối với người hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội khi có căn cứ
miễn TNHS theo quy định của BLHS
trước khi vụ án được chuyển đến Tòa án
(bằng quyết định đình chỉ điều tra đối
với bị can của Cơ quan điều tra trong giai
đoạn điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ
án đối với bị can trong giai đoạn truy tố
(căn cứ Điều 16, Điều 29, khoản 2 Điều 91
BLHS), nhưng chỉ có Tòa án là cơ quan
duy nhất có thẩm quyền nhân danh Nhà
nước áp dụng TNHS, kết tội người hoặc
pháp nhân thương mại phạm tội bằng bản
án kết tội. Theo nguyên tắc suy đoán vô
tội, thì người hoặc pháp nhân bị buộc tội
PHẠM MẠNH HÙNG
23Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội của
Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Từ những phân tích trên, có thể đưa
ra khái niệm TNHS như sau: TNHS là một
dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp
lý bất lợi mà người, pháp nhân thương mại
phạm tội phải chịu trước Nhà nước do việc
thực hiện hành vi phạm tội của mình, do Tòa
án nhân danh Nhà nước áp dụng và được thể
hiện ở bản án kết tội của Tòa án cũng như
hình phạt mà Tòa án quyết định đối với người,
pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ
hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp
nhân thương mại đó.
Với quan niệm về TNHS như trên,
ở phương diện kỹ thuật lập pháp, theo
chúng tôi, một số quy định liên quan đến
chế định TNHS trong BLHS năm 2015
chưa thật sự hợp lý, cần được cân nhắc
để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Cụ thể
như sau:
1. Về cơ sở của Trách nhiệm hình sự
Điều 2 BLHS năm 2015 quy định về
cơ sở của TNHS. Theo đó, khoản 1 Điều
2 sử dụng cụm từ “Chỉ người nào phạm
một tội mới phải chịu TNHS”, khoản 2 sử
dụng cụm từ “Chỉ pháp nhân thương mại
nào phạm một tội mới phải chịu TNHS”.
Theo chúng tôi, quy định tại Điều 2
BLHS có những bất hợp lý sau đây:
Một là, cơ sở của TNHS của người
(cá nhân) và pháp nhân thương mại
đều giống nhau. Đó là việc người, pháp
nhân thương mại thực hiện hành vi
mà BLHS quy định là tội phạm. Hay
nói cách khác, cơ sở của TNHS là việc
thực hiện hành vi của người, pháp nhân
thương mại thỏa mãn các dấu hiệu của
cấu thành tội phạm được quy định trong
BLHS. Khoản 2 Điều 2 BLHS viện dẫn
Điều 76 BLHS, mà Điều 76 BLHS quy
định về phạm vi phải chịu TNHS đối với
pháp nhân thương mại. Theo chúng tôi,
không nên viện dẫn quy định phạm vi
phải chịu TNHS của pháp nhân thương
mại phạm tội vào trong quy định về cơ sở
của TNHS. Vì nếu quy định về phạm vi
phải chịu TNHS, thì cũng phải có phạm
vi phải chịu TNHS của người phạm tội
(ngoài những quy định chung, phạm vi
phải chịu TNHS của người phạm tội còn
được quy định tại Điều 12 BLHS (Tuổi
chịu TNHS), Điều 14 BLHS (Chuẩn
bị phạm tội)... Do vậy, theo chúng tôi,
không nên viện dẫn Điều 76 tại khoản 2
Điều 2 và không cần quy định cơ sở của
TNHS thành 02 khoản riêng.
Hai là, tại Điều 2 BLHS sử dụng
thuật ngữ “phạm một tội” là chưa hợp
lý vì “phạm một tội” dùng để phân biệt
với “phạm nhiều tội” (Điều 55 BLHS
quy định về quyết định hình phạt
trong trường hợp phạm nhiều tội). Khi
người, pháp nhân thương mại phạm
một tội hay phạm nhiều tội đều là cơ
sở để truy cứu, áp dụng TNHS đối với
người, pháp nhân thương mại phạm
tội đó. Mặt khác ngoài những quy định
chung, các điều 14, 15, 17 BLHS còn quy
định về TNHS đối với các trường hợp
riêng biệt: chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt, đồng phạm.
Vì các lẽ trên, theo chúng tôi, có thể
sửa đổi Điều 2 về cơ sở của TNHS như sau:
Phương án 1: Chỉ người, pháp nhân
thương mại thực hiện hành vi mà Bộ luật
này quy định là tội phạm mới phải chịu
TNHS.
Phương án 2: Cơ sở của TNHS đối
với người, pháp nhân thương mại là việc
thực hiện hành vi của người, pháp nhân
thương mại thỏa mãn các dấu hiệu của
CTTP được Bộ luật này quy định.
2. Về khái niệm tội phạm
Nghiên cứu quy định tại Khoản 1
Điều 8 BLHS, chúng tôi nhận thấy có một
số điểm chưa hợp lý sau:
Một là, đối với người (cá nhân), Khoản
1 Điều 8 BLHS quy định về một trong các
dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã
hội bị coi là tội phạm là hành vi đó “do
người có năng lực TNHS” thực hiện, còn
HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ...
24 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
đối với pháp nhân thương mại lại không
quy định về dấu hiệu (điều kiện) của pháp
nhân thương mại thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội phải có dấu hiệu (điều
kiện) quy định tại Điều 75 BLHS.
Hai là, tại đoạn cuối Khoản 1 Điều
8 BLHS sau khi liệt kê các quyền, lợi ích
hợp pháp bị hành vi nguy hiểm cho xã
hội xâm hại bị coi là tội phạm, thì đã khái
quát bằng câu “Xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật XHCN mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.
Trong khi đó, BLHS lại không quy định
khái niệm “bị xử lý hình sự”.
Căn cứ các quy định về xử lý đối với
tội phạm, có thể thấy, đối với tội phạm thì
các biện pháp xử lý đối với người, pháp
nhân thương mại phạm tội có thể là miễn
TNHS, miễn hình phạt hoặc quyết định
loại, mức hình phạt cụ thể.
Miễn TNHS là biện pháp xử lý đối
với người phạm tội được quy định tại
Điều 16, Điều 29 BLHS, Khoản 2 Điều 91
BLHS (miễn TNHS và áp dụng một trong
các biện pháp giám sát, giáo dục đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội)...
Miễn hình phạt là biện pháp xử lý đối
với người, pháp nhân thương mại phạm
tội được quy định tại Điều 59 và Điều 88
BLHS.
Quyết định hình phạt là biện pháp xử
lý đối với người, pháp nhân thương mại
phạm tội được quy định từ điều 50, 51, 52,
53, 54, 55, 56, 57, 58, 83, 84, 85, 86, 87, 102,
103, 104 BLHS.
Ngoài ra, BLHS còn quy định một
trong các biện pháp xử lý là biện pháp
giáo dục tại trường giáo dưỡng (khoản 4
Điều 91 và Điều 96 BLHS) có thể áp dụng
đối với người phạm tội dưới 18 tuổi (biện
pháp này có thể quyết định cùng với biện
pháp miễn hình phạt).
Tuy nhiên, người phạm tội cũng có
thể không bị áp dụng biện pháp xử lý nào
theo quy định của BLHS nếu tội phạm mà
người phạm tội thực hiện thuộc trường
hợp hết thời hiệu truy cứu TNHS theo
quy định tại Điều 27 BLHS.
Như vậy, có thể thấy, nếu người,
pháp nhân thương mại phạm tội thì
thông thường là bị truy cứu TNHS, bị
kết tội bằng bản án kết tội và bị Tòa án
quyết định hình phạt, song cũng có thể
được miễn hình phạt hoặc miễn TNHS
hoặc không bị xử lý bất cứ biện pháp nào
theo quy định của BLHS do hết thời hiệu
truy cứu TNHS. Mặt khác, theo chúng tôi,
TNHS, hình phạt, miễn hình phạt không
phải thuộc tính bên trong của tội phạm
mà là hậu quả pháp lý của tội phạm. Do
vậy, không nên quy định việc “phải bị xử
lý hình sự” trong quy định về khái niệm
tội phạm.
Vì các lẽ trên, theo chúng tôi, Khoản
1 Điều 8 BLHS cần được sửa đổi, bổ sung
như sau:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại, có (thỏa mãn) các
điều kiện được quy định tại Điều 75 Bộ
luật này thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền
con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật
tự pháp luật xã hội chủ nghĩa” (bỏ đoạn “mà
theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý
hình sự”).
3. Về tuổi chịu TNHS
Điều 12 BLHS quy định về tuổi chịu
TNHS. Theo quy định tại Khoản 2 Điều
12 BLHS, thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi phải chịu TNHS về tội rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
quy định tại một số điều luật cụ thể của
BLHS. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều
14 BLHS, thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi còn phải chịu TNHS về cả tội phạm
PHẠM MẠNH HÙNG
25Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
nghiêm trọng quy định tại Khoản 3 Điều
123 và tội phạm ít nghiêm trọng được quy
định tại Khoản 6 Điều 134 BLHS. Do vậy,
để bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ của
các quy định của BLHS, theo chúng tôi,
cần sửa đổi, bổ sung quy định tại Khoản 2
Điều 12 BLHS như sau:
“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
quy định Điều 123, các khoản 3, 4, 5, 6
Điều 134 BLHS và tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy
định tại một trong các điều 141, 142, 143,
144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178,
248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287,
289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này”.
4. Về án tích
Như đã phân tích, TNHS là một dạng
trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so
với các dạng trách nhiệm pháp lý khác (so
với trách nhiệm hành chính, trách nhiệm
kỷ luật, trách nhiệm dân sự). Tính chất
nghiêm khắc nhất của TNHS so với các
dạng trách nhiệm pháp lý khác thể hiện ở
chỗ, người, pháp nhân thương mại phạm
tội bị truy cứu TNHS theo thủ tục tố tụng
hình sự với những biện pháp cưỡng chế
có tính chất tố tụng nghiêm khắc và bị kết
tội bằng bản án kết tội của Tòa án.
Theo nguyên tắc suy đoán vô tội, thời
điểm bản án kết tội của Tòa án đối với
người, pháp nhân thương mại phạm tội là
thời điểm người, pháp nhân thương mại
phạm tội chính thức “bị coi là có tội”, bị coi
là có án tích. Án tích đối với người, pháp
nhân thương mại phạm tội chỉ được xóa
khi đáp ứng các điều kiện được quy định
trong BLHS.
Người, pháp nhân thương mại phạm
tội đã bị kết án nhưng chưa được xóa án
tích mà lại thực hiện hành vi mà BLHS quy
định, thì có thể bị coi là tái phạm hoặc tái
phạm nguy hiểm theo quy định tại Điều
53 BLHS; có thể bị áp dụng tình tiết định
khung hình phạt tăng nặng trong các tội
phạm mà điều luật có quy định dấu hiệu
tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết
định khung hình phạt tăng nặng. Trong
các trường hợp khác, người, pháp nhân
phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái
phạm nguy hiểm thì có thể bị áp dụng tình
tiết tăng nặng TNHS quy định tại Điểm
h Khoản 1 Điều 52 hoặc Điểm d Khoản 1
Điều 85 BLHS.
Điều đáng lưu ý là trong nhiều điều
luật của BLHS, tình tiết người, pháp nhân
thương mại “đã bị xử phạt hành chính (hoặc
đã bị xử lý kỷ luật đối với người phạm tội)
về hành vi... (hoặc một trong các hành vi...)
hoặc đã bị kết án về tội... (hoặc một trong
các tội...), chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm” là một trong các dấu hiệu của cấu
thành tội phạm.
Theo Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành
chính năm 2012, thì cá nhân, tổ chức bị
xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong
thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành
xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc
01 năm, kể từ ngày chấp hành xong
quyết định xử phạt hành chính khác hoặc
từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính mà không
tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt
vi phạm hành chính.
Theo Khoản 3 Điều 20 Nghị định
34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính
phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với
công chức; Khoản 3 Điều 19 Nghị định
27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính
phủ Quy định về xử lý kỷ luật viên chức
và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của
viên chức, thì sau 12 tháng kể từ ngày
quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu công
chức, viên chức không tiếp tục có hành vi
vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì
quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực mà
không cần có văn bản về việc chấm dứt
hiệu lực.
Như vậy, trách nhiệm hành chính,
trách nhiệm kỷ luật luôn gắn liền với dấu
hiệu “đã bị xử phạt hành chính” hoặc “đã bị
xử lý kỷ luật” nếu người, pháp nhân bị xử
HOÀN THIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ...
26 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
phạt hành chính hoặc xử lý kỷ luật (đối
với người vi phạm) về hành vi vi phạm
nhưng chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị
xử phạt hành chính hoặc quyết định xử
lý kỷ luật chưa chấm dứt hiệu lực mà lại
thực hiện hành vi vi phạm nào đó. Đáng
lưu ý là, trong các quy định của pháp luật
về xử phạt hành chính và quyết định xử
lý kỷ luật không có quy định nào về việc
người, pháp nhân thương mại bị xử phạt
hành chính (hoặc bị xử lý kỷ luật đối với
người vi phạm) mà lại được coi là chưa
(không) bị xử phạt vi phạm hành chính
hoặc không (chưa) bị xử lý kỷ luật. Do
vậy, theo chúng tôi, hoàn toàn không hợp
lý khi quy định người bị Tòa án kết tội,
bị coi là có tội, lại không bị coi là có án
tích theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 và
Khoản 1 Điều 107 BLHS.
Có thể thấy sự không hợp lý trong
quy định về việc người, pháp nhân bị
kết án bằng bản án kết tội của Tòa án lại
nhưng không bị coi là có án tích. Có thể
thấy rõ điều này qua các trường hợp mà
BLHS quy định dấu hiệu người, pháp
nhân thương mại “đã bị xử phạt hành
chính (hoặc đã bị xử lý kỷ luật đối với người
phạm tội) về hành vi... (hoặc một trong các
hành vi...) hoặc đã bị kết án về tội... (hoặc một
trong các tội...), chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm” là một trong các dấu hiệu
của tội phạm cụ thể.
Ví dụ, theo quy định tại Điểm b
Khoản 1 Điều 188 BLHS, thì người đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
quy định tại Điều 188 hoặc tại một trong
các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195,
196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án
về một trong các tội này, chưa được xóa
án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền
từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Với quy định trên, trường hợp
người buôn bán qua biên giới hoặc từ
khu phi thuế quan vào nội địa hoặc
ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền
Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý
trị giá dưới 100.000.000 đồng nhưng đã
bị xử phạt vi phạm hành chính (đã có
quyết định xử phạt hành chính nhưng
chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử
phạt hành chính) về hành vi quy định
tại Điều 188 hoặc tại một trong các điều
189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và
200 của BLHS thì hành vi cấu thành tội
buôn lậu và người thực hiện hành vi bị
truy cứu TNHS theo quy định tại Điểm
b Khoản 1 Điều 88 BLHS.
Tuy nhiên, trường hợp người buôn
bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế
quan vào nội địa hoặc ngược lại trái
pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam,
ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá
dưới 100.000.000 đồng nhưng trước đó
lại có bản án kết tội nhưng người phạm
tội được miễn hình phạt về tội phạm
quy định tại Điều 188 hoặc tại một trong
các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195,
196 và 200 của BLHS, thì hành vi sau của
người đó lại không cấu thành tội buôn
lậu và người thực hiện hành vi sẽ không
bị truy cứu TNHS theo quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều 88 BLHS.
Rõ ràng, trong trường hợp trên,
TNHS đối với người bị kết án mà không
bị coi là có án tích không thể hiện được
tính nghiêm khắc của TNHS so với trách
nhiệm hành chính nếu người đó bị phạt
hành chính, chưa phản án được tính
thống nhất trong đường lối xử lý và trong
việc triển khai thực hiện chính sách hình
sự bằng hoạt động lập pháp hình sự.
Vì lẽ trên, theo chúng tôi, cần bỏ quy
định về việc bị kết án mà người bị kết án
không bị coi là có án tích tại Khoản 2 Điều
69 BLHS.
5. Một số vấn đề khác
Vấn đề TNHS của pháp nhân trong
trường hợp chuẩn bị phạm tội:
BLHS năm 2015 quy định pháp
nhân thương mại phải chịu TNHS về tội
tài trợ khủng bố (Điều 300), tội rửa tiền
PHẠM MẠNH HÙNG
27Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
(Điều 324 BLHS). Tuy nhiên, nếu như,
theo quy định tại Điều 14 và các điều
300, 324 BLHS, đối với người chuẩn bị
phạm tội tài trợ khủng bố hoặc chuẩn bị
phạm tội rửa tiền, thì phải chịu TNHS
theo Khoản 2 Điều 300 hoặc Khoản 4
Điều 324 BLHS, còn pháp nhân thương
mại thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội
tài trợ khủng bố hoặc chuẩn bị phạm tội
rửa tiền thì hành vi lại không cấu thành
tội tài trợ khủng bố, tội rửa tiền và pháp
nhân thương mại không phải chịu TNHS
về hai tội phạm này. Đây là điều không
hợp lý. Theo chúng tôi, nếu đã quy định
TNHS của pháp nhân thương mại về tội
tài trợ khủng bố và tội rửa tiền và đã quy
định về việc người chuẩn bị phạm tội
tài trợ khủng bố, tội rửa tiền phải chịu
TNHS, thì cũng cần quy định TNHS đối
với pháp nhân thương mại trong trường
hợp pháp nhân thương mại chuẩn bị
phạm tội đối với hai tội phạm này.
Vấn đề miễn TNHS của pháp nhân
thương mại:
Miễn TNHS là một trong các biện
pháp xử lý đối với tội phạm. BLHS đã quy
định về miễn TNHS đối với người phạm
tội trong các trường hợp được quy định tại
Điều 16, Điều 29, Khoản 2 Điều 91 BLHS,
nhưng chưa có quy định về miễn TNHS
đối với pháp nhân thương mại phạm tội.
Để bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán trong
chính sách xử lý hình sự, theo chúng tôi,
cần bổ sung quy định về miễn TNHS đối
với pháp nhân thương mại phạm tội.
Về nguyên tắc xử lý đối với người dưới
18 tuổi phạm tội:
Khoản 4 Điều 91 BLHS quy định:
“Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự
và áp dụng một trong các biện pháp quy định
tại Mục 2 hoặc việc áp dụng biện pháp giáo
dục tại trường giáo dưỡng quy định tại Mục
3 Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo
dục, phòng ngừa”.
Theo các quy định của BLHS, miễn
TNHS, miễn hình phạt, quyết định hình
phạt là các biện pháp kế tiếp thể hiện
sự phân hóa TNHS đối với người, pháp
nhân thương mại phạm tội. Tuy nhiên,
quy định tại Khoản 4 Điều 91 BLHS về
nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18
tuổi phạm tội là “Tòa án chỉ áp dụng hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
nếu xét thấy việc miễn TNHS không bảo
đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa” là còn
thiếu. Bởi vì, Tòa án chỉ áp dụng hình
phạt đối với người phạm tội, trong đó
có người dưới 18 tuổi phạm tội nếu việc
miễn TNHS hoặc (và) miễn hình phạt
(theo quy định của BLHS) không bảo
đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
Vì lẽ đó, theo chúng tôi, cần sửa đổi,
bổ sung Khoản 4 Điều 91 BLHS như sau:
“Khi xét xử, Tòa án chỉ áp dụng hình
phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình
sự và áp dụng một trong các biện pháp quy
định tại Mục 2 hoặc việc miễn hình phạt
(có thể không áp dụng biện pháp giáo dục
tại trường giáo dưỡng) hoặc miễn hình
phạt và áp dụng biện pháp giáo dục tại
trường giáo dưỡng quy định tại Mục 3
Chương này không bảo đảm hiệu quả giáo
dục, phòng ngừa”.
Một số nội dung khác liên quan đến
việc xác định TNHS đối với pháp nhân
thương mại phạm tội như việc xác định lỗi
của pháp nhân thương mại phạm tội, xác
định phạm tội chưa đạt, tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội, đồng phạm, thời
hiệu truy cứu TNHS đối với pháp nhân
thương mại phạm tội hiện nay cũng chưa
được quy định cụ thể trong các quy định
của BLHS nên có thể dẫn đến những cách
hiểu và áp dụng khác nhau. Do vậy, cũng
rất cần được tiếp tục xem xét sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_mot_so_quy_dinh_lien_quan_den_van_de_trach_nhiem.pdf