Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỷ XIX. Từ đầu thế kỷ XX đến nay phân tích tài chính thực sự được phát triển và được chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển của các tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin.
Nghiên cứu phân tích tài chính là khâu quan trọng trong quản lý doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các phương pháp, công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin trong quản lý doanh nghiệp nhằm xem xét, kiểm tra, đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính có các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp
61 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty TNHH Hoàng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hình tăng giảm nguồn vốn trong doanh nghiệp theo nguyên tắc:
Sử dụng vốn: Tăng tài sản và giảm nguồn vốn
Nguồn vốn: Tăng nguồn vốn và giảm tài sản
Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự thay đổi của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, cho ta thấy được nguồn vốn tăng giảm là bao nhiêu? sử dụng vốn như thế nào? Và sự thay đổi này có hợp lý hay không? Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quá sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1.Nhân tố chủ quan
Yếu tố đầu tiên mà ta phải nhắc đến là sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty tới công tác phân tích tài chính doanh nghiệp và bộ phận tài chính hay nói cách khác là nhu cầu nắm bắt thông tin của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc của bộ phận này.
Trình độ, nhận thức của cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ở đơn vị. Trong doanh nghiệp vấn đề nhân sự cần xem xét lại khi thiếu cán bộ quản lý có năng lực, hiểu biết về tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa cao, phần đông chưa có trình độ đại học. Hầu như công tác tài chính còn rập khuôn, máy móc theo mẫu có sẵn, không hiểu bản chất của chỉ tiêu kinh tế, không linh hoạt trong xử lý số liệu. Do vậy để công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả thực tế còn là vấn đề khó khăn.
Điều kiện kỹ thuật phương tiện máy móc thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp từ việc kỹ năng tính toán, tốc độ và chất lượng tính chính xác của kết quả phân tích tài chính.
Nguồn số liệu là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến phân tích tài chính, nếu số liệu không trung thực, không phản ánh đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp thì kết quả phân tích tài chính là không đúng không có tính chính xác. Phân tích tài chính của doanh nghiệp chủ yếu dựa trên các báo cáo tài chính nhưng khó có thể đảm bảo rằng các số liệu là hoàn toàn phản ánh đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh tại doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính thường phản ánh con số không thực về tình hình hoạt động kinh doanh của mình để giảm bớt số thuế phải nộp nhà nước theo quy định, nhằm hợp lý hoá những khoản chi không hợp lý và tránh được sự rò rỉ thông tin cho các đối thủ cạnh tranh. Điều này đã phần nào giải thích được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chung của các doanh nghiệp là: công tác phân tích tài chính đạt hiệu quả thấp và kém mang tính thực tiễn.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước thường quan tâm tới chỉ tiêu kế hoạch, các doanh nghiệp thường đề ra kế hoạch thấp hơn năng lực thực tế của mình để doanh nghiệp không bị sức ép quá lớn khi hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính. Vì vậy công tác phân tích, dự báo, lập kế hoạch thường được sử dụng sai mục đích. Đây là mục tiêu không có ý nghĩa về mặt hiệu quả, là hậu quả để lại của thời kỳ tập trung bao cấp trước đây.
1.3.2 Nhân tố khách quan
1.3.2.1.Môi trường kinh doanh
Trong cơ chế cũ, các doanh nghiệp nhà nước đều được cấp vốn dễ dàng, được giao các chỉ tiêu cần hoàn thành trong kỳ. Doanh nghiệp chỉ cần tiến hành sản xuất kinh doanh một cách máy móc, không chú trọng đến hiệu quả của công việc mà chỉ lo đáp ứng được chỉ tiêu đã được giao, chạy theo thành tích. Hoạt động mang nhiều tính thụ động, phụ thuộc. Đó chính là nguyên nhân tạo ra sự kém hiệu quả trong hệ thống các doanh nghiệp nhà nước trong thời kỳ đó và sự trì trệ, kém năng động trong tổ chức sản xuất kinh doanh đó vẫn còn ảnh hưởng không ít tới cung cách làm ăn của nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Từ khi đổi mới, nền kinh tế nước ta chuyển sang một hình thái mới, đó là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp phải tự mình tổ chức sản xuất kinh doanh theo phương thức hạch toán mới: lời ăn, lỗ chịu. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành vấn đề cấp bách sống còn của các doanh nghiệp đi đôi với nó là nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Doanh nghiệp cũng từ đó thấy được tầm quan trọng của việc phân tích hoạt động tài chính, tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp khi phân tích hoạt động tài chính có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Trong nền kinh tế thị trường để đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt bắt buộc doanh nghiệp phải chú trọng tới tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị mình. Công tác phân tích tài chính đã khẳng định được vai trò của mình và mang tính thực tiễn cao hơn. Các doanh nghiệp được phép chủ động tổ chức phân tích theo hướng dẫn chung của nhà nước và sử dụng các nguồn vốn theo cách thức phù hợp nhằm đạt kết quả cao nhất.
Một khó khăn nữa trong phân tích tài chính doanh nghiệp là thiếu thông tin. Trong điều kiện hiện nay thông tin chính thức và thông tin đã được kiểm chứng còn thiếu nhiều, trong khi lượng thông tin thiếu chính xác, truyền miệng lại tràn lan. Điều này gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong công tác phân tích, dự báo và hoạch định kế hoạch.
1.3.2.2.Môi trường pháp lý
Nhà nước cũng đã chú trọng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, đã có nhiều thông tư, quy định mang tính chất hướng dẫn, tư vấn cho các doanh nghiệp nhằm xử lý các vấn đề khó khăn thường gặp phải trong việc phân tích tài chính. Quy định chế độ báo cáo thường niên, tổ chức kiểm tra các báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm tạo ra những căn cứ trung thực cho công tác này. Nhà nước cũng đã có sự quan tâm tới công tác thống kê theo ngành dọc để hình thành những số liệu thống kê của từng ngành, từng lĩnh vực giúp cho việc so sánh, làm căn cứ cho doanh nghiệp trong hoạt động phân tích.
Nước ta những năm gần đây công tác phân tích tài chính đã đạt được một phần tuy còn thấp và gặp không ít khó khăn nên mặc dù đã tiến bộ nhưng các doanh nghiệp cần quan tâm, chú trọng hơn để khắc phục những vướng mắc của phân tích tài chính nhằm đạt được mục tiêu đã định
1.3.2.3.Quản lý tài chính của Nhà nước
Đây chính là một trong những nhân tố khách quan quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ta đã biết Nhà nước tạo ra môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động và tiến hành quản lý các doanh nghiệp trên cơ sở các cơ chế quản lý do mình đặt ra. Bất kỳ một sự thay đổi cơ chế quản lý nào của Nhà nước đều tác động một cách trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này có thể thấy rõ qua việc Nhà nước ban hành và cho áp dụng luật thuế giá trị gia tăng vào ngày 1/1/1999, nó đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.
Chính vì vậy, một cơ chế quản lý ổn định, thích hợp với các loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển là hết sức cần thiết, là điều kiện giúp cho các doanh nghiệp yêm tâm tiến hành sản xuất kinh doanh tập trung, dồn mọi nỗ lực của mình vào kinh doanh mà không phải lo ngại sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Có như vậy các doanh nghiệp mới có thể có được hiệu quả kinh doanh trong hoạt động của mình
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG ANH
2.1. Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Anh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Anh là Công ty tư nhân, trụ sở chính tại Thị trấn Vĩnh lộc- huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang.
Công ty TNHH Hoàng Anh được sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số :150200011 cấp ngày 09/4/1994 đăng ký thay đổi lần 1 ngày 14/1/1997 , đăng ký thay đổi lần 2 ngày 25/6/2000 đăng ký thay đổi lần 3 ngày 01/5/2005 đăng ký thay đổi lần 4 vào ngày20/4/2007.
Địa chỉ trụ sở chính : Trung tâm3-TT Vĩnh lộc – Chiêm Hoá- Tuyên Quang.
Tên, địa chỉ, chi nhánh: Xí nghiệp xây lắp Việt Hoàng tại Na Hang
Vốn đăng ký khi thành lập công ty là : 3.000.000.000 đồng
Ngành ngề kinh doanh :
Xây dựng nhà các loại có quy mô vừa và nhỏ
Xây dựng công trình đường bộ có quy mô vừa và nhỏ
Xây dựng cá công trình thuỷ lợi có quy mô vừa và nhỏ
Xây dựng đường dây và trạm biến áp đIện có cấp đIện áp đến 35KV
Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
Cưa, xẻ và bào gỗ có nguồn gốc hợp pháp
Sản xuất đồ gỗ xây dựng từ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng gỗ có nguồn gốc hợp pháp.
Người đại diện theo pháp luật của công ty :
Họ và tên: Hoàng Anh Dũng.
Trong hai năm đầu hoạt động công ty gặp rất nhiều khó khăn cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn trụ sở công ty thì chật hẹp đa số cán bộ trong công ty đều mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tiễn
2.1.2.Tổ chức bộ máy
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Hoà ng Anh
Chủ tịch HĐTV
Giám đốc công ty
Phó Giám đốc
công ty
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Phòng kỹ thuật
Đội thi công số 1
Đội thi công số 3
Đội thi công số 2
Phòng kế hoạch
Xí nghiệp xây
lắp Việt Hoàng
a. Ban giám đốc
* Chức năng:
Trong công ty ban giám đốc là một số người trong hội đồng quản trị, có chức năng quản lý điều hành trực tiếp công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
* Nhiệm vụ:
+ Giám đốc: Đồng thời là chủ tịch HĐQT, là đại diện pháp lý của công ty, có nhiệm vụ điều hành tất cả các hoạt động trong công ty và là người chịu trách nhiệm cao nhất trong công ty.
+ Phó giám đốc: Hỗ trợ và giúp giám đốc trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thực hiện những nhiệm vụ mà giám đốc giao phó.
b. Phòng hành chính tổng hợp
* Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước về công ty. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tai công ty, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyền của công ty.
- Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại chi nhánh
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên công ty.
- Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị và phương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.
- Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng và sửa chữa nhà làm việc, điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước.
- Quản lý và sử dụng xe ô tô, điện, điện thoại và các trang thiết bị của chi nhánh. Định kỳ bảo dưỡng và khám xe ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe an toàn.
- Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy định của nhà nước và công ty
- Tổ chức thực hiện công tác y tế tại công ty
- Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết và ban giám đốc tiếp khách.
- Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ các khoản chi tiêu nội bộ của cơ quan
- Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan
- Lập báo cáo thuộc pham vi trách nhiệm của phòng
- Thực hiện một số công việc khác
c. Phòng kinh doanh
+ Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc công ty kế hoạch kinh doanh, tổng hợp phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của công ty.
* Nhiệm vụ:
- Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính, phân tích đánh giá
tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty.
- Làm công tác khác do giám đốc giao.
- Lập kế hoạch kinh doanh và tổ chức thực hiện các kế hoạch đó, tổ chức
các hoạt động quảng cáo, tuyển nhân viên.
d. Phòng kỹ thuật:
- Có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ kỹ thuật và cung cấp các thông tin kỹ thuật của hàng hoá, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.
e. Phòng kế toán
* Chức năng
Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của công ty theo đúng quy định hiện hành.
* Nhiệm vụ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, thanh toán theo quy định cuả nhà nước.
- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính kế toán, quyết toán kế hoạch
thu chi tài chính
- Thực hiện các nghiệp vụ về hoạch toán kế toán, tính tiền lương, các chế
độ BHXH, BHYT, KPCĐ
f. Các đội thi công
Đội thi công số 1,2, 3 Là các đội thi công trực thuộc công ty theo chế độ hạch toán nội bộ, thực hiện chế độ khoán của công ty. Các đội thi công thực hịên thi công các công trình do Giám đóc giao và hạch toán sản suất theo các chỉ tiêu được giao khoán, sau khi hoàn thành các công trình thì quyết toán với công ty. Các độ thi công trên địa bàn khác nhau song khi có nhiều công trình cùng được tiến hành thi công dồn dập công ty có thể điều phối, thay đổi địa bàn thi công của các đội để phù hợp với tình hình chung của công ty.
Để nhằm mục tiêu mở rông thị trường phục vụ cho việc tiêu thụ một khối lương sản phẩm được sản xuất ra ngày càng lớn, Công ty TNHH Hoàng Anh đã mở ra văn phòng chi nhánh là Xí nghiệp xây lắp Việt Hoàng đại diện cho công ty tại huyện Na Hang, Tuyên Quang.
* Chức năng
- Kinh doanh, tiêu thụ các mặt hàng mà Công ty TNHH Hoàng Anh sản xuất.
- Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động được công ty giao
- Chấp hành luật pháp của nhà nước, quy định của công ty
* Nhiệm vụ
Thực hiện quâ trình kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp, hiến pháp
của nước Việt Nam. Thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ của nhà nước với cán bộ công nhân viên chi nhánh.
Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, thi công các công trình thuỷ lợi,
công trình dân dụng trên địa bàn huyện Na Hang
Hoàn thiện việc tổ chức, sắp xếp nhân sự vào các phòng ban phù hợp
với chức năng nhiệm vụ của chi nhánh.
2.1.3. Tình hình hoạt động của công ty
Bảng 1.2: Tổng quát tình hình Công ty qua 3 năm (2004- 2006)
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Doanh thu tiêu thụ
1.000đ
2.979.449
3.177.573
2.673.106
2
Công trình xây dựng
C trình
6
8
6
3
Nộp ngân sách
1.000đ
310.000
429.000
230.000
4
Kết quả kinh doanh
1.000đ
28.671
30.401
-20.967
5
Lao động bình quân
Người
360
359
220
6
Thu nhập bình quân
đ/n/th
682.000
762.300
989.000
(Nguồn số liệu do Phòng Kế toán Công ty TNHH Hoàng Anh)
2.2 Thực trạng nội dung phân tích tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Anh
2.2.1. Phân tích khái quát hoạt động tài chính của Công ty
* Nguồn số liệu
2.2.1.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng1: Bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Hoàng Anh
Năm 2004 đến năm 2006
ĐVT: đồng
TÀI SẢN
Mã số
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
A/ TSLĐ và ĐTNH
100
6.605.321.766
7.120.747.582
7.250.737.592
I. Tiền
110
82.011.326
51.953.600
44.628.354
1. Tiền mặt tại quỹ
111
32.852.446
7.993.902
18.168.069
2. Tiền gửi ngân hàng
112
49.158.880
43.959.698
26.460.285
II. Các khoản phải thu
130
4.018.222.073
4.728.589.711
5.189.583.369
1. Phải thu của khách hàng
131
3.620.962.663
4.617.004.311
4.940.500.369
2. Trả trước cho người bán
132
252.000.000
8.000.000
8.000.000
3. Các khoản phải thu khác
138
145.259.410
103.585.400
241.083.000
III. Hàng tồn kho
140
2.461.983.777
2.308.015.176
1.964.310.374
1. Nguyên liệu,vật liệu tồn kho
142
2.445.754.848
2.284.309.717
1.946.523.535
2.Công cụ, dụng cụ trong kho
143
16.228.929
23.705.459
17.786.839
3. Thành phẩm tồn kho
145
IV. Tài sản lưu động
150
43.104.590
32.189.095
52.215.495
1. Tạm ứng
151
12.262.490
20.689.095
25.074.795
2. Chi phí trả trước
152
11.500.000
27.140.700
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
30.842.100
26.352.442
B- TSCĐ và ĐT Dài hạn
200
2.241.036.107
2.107.266.778
2.207.572.407
I. Tài sản cố định hữu hình
211
2.139.566.284
2.017.145.011
2.121.438.607
1. Nguyên giá
212
2.326.465.897
2.136.349.774
2.405.724.128
2. Giá trị hao mòn
213
186.899.613
119.204.763
284.285.521
II. Chi phí XDCB dở dang
230
62.279.823
49.711.667
34.323.700
III.Chi phí trả trước dài hạn
241
39.190.000
40.410.100
51.810.100
Tổng cộng Tài sản
250
8.846.357.873
9.228.014.360
9.458.309.999
Nguồn vốn
Mã số
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
A/ Nợ phải trả
300
5.489.779.563
5.746.577.993
4.633.112.972
I . Nợ ngắn hạn
310
5.119.721.080
5.376.519.510
4.195.349.689
1. Vay ngắn hạn
311
1.954.497.856
2.654.190.700
1.825.003.933
2. Phải trả cho người bán
313
2.271.858.867
1.302.676.893
1.902.440.405
3. Người mua trả tiền trước
314
2.594.600
70.427.656
4.Thuế và các khoản nộp NN
315
692.833.980
1.189.632.455
255.672.418
5. Phải trả CNV
316
191.505.777
222.729.977
139.262.700
6. Phải trả, phải nộp khác
318
6.430.000
7.289.485
2.542.577
II. Nợ dài hạn
320
370.058.483
370.058.483
437.763.283
III. Nợ khác
330
B/ nguồn vốn chủ sở hữu
400
3.356.578.310
3.481.436.367
4.825.197.027
I. Nguồn vốn, Quỹ
410
3.354.035.285
3.481.436.367
4.825.197.027
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
3.233.565.737
3.233.565.737
4.488.200.000
2. Lợi nhuận chưa phân phối
416
120.469.548
247.870.630
336.997.027
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
420
2.543.025
Quỹ khen thưởng phúc lợi
422
2.543.025
Tổng cộng nguồn vốn
8.846.357.873
9.228.014.360
9.458.309.999
( Nguồn số liệu do phòng tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh)
2.2.1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 2 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Anh
ĐVT: Đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm
2004
2005
2006
1
Tổng doanh thu
9.060.699.380
9.175.724.179
10.042.584.290
2
Các khoản giảm trừ
11.249.484
28.151.100
19.477.950
3
Doanh thu thuần
9.049.449.896
9.147.573.079
10.023.106.340
4
Giá vốn hàng bán
7.257.304.926
7.132.355.107
7.858.499.650
5
Chi phí bán hàng
13.008.972
29.745.916
50.000.112
6
Chi phí quản lý DN
1.288.803.879
1.284.575.628
1.456.565.996
7
Thu nhập HĐ tài chính
4.943.726
3.957.856
120.042.153
8
Chi phí HĐ tài chính
348.952.896
489.707.016
504.158.496
9
Thu nhập khác
10
Chi phí khác
23.686.900
56.905.150
48.735.300
11
Tổng thu nhập trước thuế
146.313.949
215.147.268
274.924.239
(Nguồn số liệu: Phòng tài chính kế toán Công ty cung cấp)
2.2.1.3 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty TNHH Hoàng Anh
* Đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp :
- Hình thức sở hữu vốn : Sở hữu tư nhân
- Lĩnh vực kinh doanh :
- Tổng số công nhân viên : 30
Trong đ ó : Nữ 12
Nam 18
Trong đó : Nhân viên quản lý : 8 người
- Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáo
* Chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp :
- Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác : Đồng Việt nam
- Hình thức sổ kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ
- Phương pháp kế toán tài sản cố định :
- Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình :
Theo QĐ 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003
- Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích, hoặc tỷ lệ khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : Khấu hao theo phương pháp đường thẳng
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho :
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo trị giá thực tế hàng hoá nhập kho
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Bình quân gia quyền
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : Kê khai thường xuyên.
- Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng.
- Chính sách kế toán với chi phí đi vay
+ Chính sách kế toán được áp dụng cho chi phí đi vay:
+ Tổng số chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ
+ Tỷ lệ vốn hoá được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ
- Phương pháp xác định doanh thu và phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng.
- Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch cung cấp, dịch vụ;
- Phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng xây dựng
2.2.1.4 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp của Công ty TNHH Hoàng Anh
Khi nghiên cứu về thực trạng phân tích tài chính của Công ty TNHH Hoàng Anh em thấy công ty đã sử dụng một số phương pháp phân tích để phân tích các nội dung sau:
a. Phân tích các khoản mục trong bảng cân đối kế toán
*Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn Công ty TNHH Hoàng Anh
Theo cách phân tích này công ty đã lập bảng cân đối kế toán qua 3 năm để so sánh như sau:
- Về tài sản: Tỷ trọng tài sản lưu động chiếm trên 40% và giảm dần qua các năm từ 2004 đến năm 2006, tỷ trọng này rất thấp tuy vậy tỷ trọng này giảm do giảm công nợ phải thu và tồn kho thì lại là rất tốt để công ty có thể giảm một phần chi phí vốn do bị chiếm dụng và ứ đọng hàng hoá.
Về tài sản cố định tăng không nhiều lắm do công ty cải tạo máy móc thiết bị song cũng cần xem xét lại bởi đầu tư vào tài sản cố định mà chất lượng sản phẩm và năng suất lao động không được nâng cao thì lại là không hợp lý.Thêm nữa tuổi đời sản phẩm đã đến giai đoạn bão hoà và suy thoái thì không nên kéo dài thêm mà công ty cần có phương án khám phá sản phẩm mới và thu hồi vốn đầu tư không cần thiết đầu tư thêm vào tài sản cố định làm tăng giá thành sản phẩm.
- Về nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu của công ty quá thấp công ty không có một cơ cấu vốn tối ưu để có thể được hưởng đòn bẩy tài chính. Do vậy chi phí vốn cao cũng là một nguyên nhân làm giá thành sản phẩm cao khó có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và cả sản phẩm thay thế trên thị trường.
Ngoài ra vốn chủ sở hữu giảm nhanh qua các năm do vậy công ty cần có biện pháp chấm dứt ngay tình trạng thua lỗ kéo dài có thể là mất vốn hoàn toàn. Nợ dài hạn giảm do công ty dùng nguồn khấu hao cơ bản và một phần vốn lưu động để thanh toán trả nợ ngân hàng do vậy càng lún sâu vào tình trạng mất cân đối về vốn làm công ty khó khăn hơn trong thanh toán.
b.Phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Theo cách phân tích này các chỉ tiêu trong bảng kết quả kinh doanh đặc biệt là doanh thu thuần qua 3 năm có tăng nhưng mức tăng chưa đáng kể, giá vốn hàng bán năm 2005 giảm so với năm 2004 là 1,07% nhưng đến năm 2006 lại tiếp tục tăng 1,10% điều này chứng tỏ trong năm 2006 công ty đ ã chi ra một khoản rất lớn trong việc mua nguyên vật liệu
c. Phân tích khái quát các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu
* Nhóm chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán
Ta phân tích các chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán như: Hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời. Dựa vào các nguồn số liệu tài chính năm 2006 của Công ty TNHH Hoàng Anh ta có:
TSLĐ
Hệ số thanh toán ngắn hạn = ---------------------
Nợ ngắn hạn
52.215.495
= ---------------------- = 0,01
4.195.349.689
Vốn bằng tiền+ Phải thu
Hệ số thanh toán nhanh = ------------------------------
Nợ ngắn hạn
5.234.211.723
= ---------------------- = 1.25
4.195.349.689
Vốn bằng tiền
Hệ số thanh toán tức thời = ------------------------
Nợ đến hạn
4.825.197.027
= ---------------------- = 1.15
4.195.349.689
Hệ số thanh toán ngắn hạn bằng 1 nghĩa là tài sản lưu động vừa đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, tỷ suất này bằng 2 là hợp lý nếu lớn hơn 2 được xem là đầu tư thừa TSLĐ.
Tỷ suất khả năng thanh toán nhanh bằng tiền và các khoản có thể chuyển hoá thành tiền này bằng 1 là hợp lý nếu lớn hơn 1 là công ty có khả năng thanh toán nhanh, nếu nhỏ hơn 1 là công ty khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
* Phân tích các nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
Công ty đã áp dụng và phân tích các chỉ tiêu sau để phân tích về cơ cấu tài chính:
Năm 2006:
Nợ phải trả 4.195.349.689
Hệ số nợ tổng tài sản = ------------------ = --------------------- = 0,44
Tổng tài sản 9.458.309.999
Nợ phải trả 4.195.349.689
Hệ số nợ vốn cổ phần = --------------------- = --------------------- = 0.87
Vốn chủ sở hữu 4.825.197.027
TSCĐ hoặc TSLĐ 52.215.495
Hệ số cơ cấu tài sản = ----------------------- = ------------------ = 0,01
Tổng tài sản 9.458.309.999
Tổng vốn CSH 4.825.197.027
Hệ số cơ cấu nguồn vốn= --------------------- = --------------------- = 0.51
Tổng nguồn vốn 9.458.309.999
* Nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Công ty đã áp dụng và phân tích các chỉ tiêu sau:
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho = ----------------------
Hàng tồn kho
7.257.304.926
= ------------------------ = 3.69
1.964.310.374
Doanh thu thuần 10.023.106.340
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = -------------------- = --------------------- = 4,72
TSCĐ 2.121.438.607
Doanh thu thuần 10.023.106.340
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản= -------------------- = -------------------- = 1,06
Tổng tài sản 9.458.309.999
Các chỉ tiêu ở Công ty TNHH Hoàng Anh đã được tính toán và xắp xếp theo bảng sau:
Bảng 3: BẢNG TÍNH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CHỦ YẾU Ở CÔNG TY TNHH HOÀNG ANH
ĐVT: Đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Hệ số thanh toán ngắn hạn
1
0,74
0,01
2
Hệ số thanh toán nhanh
0,66
0,51
1,25
3
Hệ số thanh toán tức thời
0,016
0,005
1,15
4
Hệ số nợ tổng tài sản
0,87
0,98
0,44
5
Hệ số nợ vốn cổ phần
6,9
51,2
0,87
6
Hệ số cơ cấu nguồn vốn CSH
0,13
0,02
0,51
7
Vòng quay hàng tồn kho
4,12
7,22
3,69
8
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
2
2,15
4,72
9
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
0,92
1,15
1,06
( Nguồn số liệu do phòng tài chính công ty cung cấp)
Nhìn vào bảng tính toán các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty TNHH Hoàng Anh công ty đã thấy được khả năng thanh toán của mình quá yếu công ty gặp rất nhiều khó khăn trong chi trả các khoản nợ đến hạn. Chính vì vậy trong việc mua nguyên vật liệu công ty không thể chủ động lựa chọn mua những loại hàng mà mình mong muốn cả về chất lượng cũng như về giá cả. Nghiêm trọng hơn là hệ số này giảm dần qua các năm cho thấy công ty rất dễ bị phá sản nếu không có được biện pháp kịp thời khi các khoản nợ đến hạn cùng lúc hoặc gần nhau.
Hệ số nợ tổng tài sản tương đối cao do công ty hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và chiếm dụng của bạn hàng.
Nếu nhìn vào vòng quay vốn lưu động có dấu hiệu khả quan thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại có dấu hiệu đi lên cho thấy công ty đã biết tận dụng công suất máy móc thiết bị, để sản lượng càng ngày càng tăng
Nhìn vào hệ số nợ vốn cổ phần cho ta thấy năm 2005 cứ 1 đồng vốn tự có của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho 51,2 đồng vốn nợ.
Vòng quay hàng tồn kho tăng cho thấy công ty đã quan tâm đến việc xúc tiến bán hàng song công tác này cần phát huy hơn nữa để có thể thu hồi vốn nhanh.
2.3. Đánh giá thực trạng nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Công ty TNHH Hoàng Anh
2.3.1. Kết quả đạt được
Bằng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cơ chế thị trường với chính khả năng và sức sáng tạo của mình toàn thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH Hoàng Anh đã phấn đấu để tồn tại dù chưa phát triển song sản phẩm của công ty đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Biết khai thác những thuận lợi nắm bắt thời cơ trong sản xuất kinh doanh và đạt được một số thành tựu:
Các báo cáo tài chính được lập đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của cục thống kê, sở chủ quản và các ban ngành.
Về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp công ty đã cố gắng tính toán chi tiết các khoản mục chi phí để có thể nắm bắt sự tăng, giảm định mức hàng tuần, hàng tháng giúp ban giám đốc có được thông tin, ra các quyết định kịp thời.
Công ty đã sử dụng phương pháp so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ để phân tích các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn. Đánh giá tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của nó để đánh giá sự tăng trưởng của tài sản và nguồn vốn của công ty kể cả về số tương đối và số tuyệt đối.
Công ty đã sử dụng phương pháp tỷ lệ để phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu như nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính, nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động để thấy được khả năng chi trả những yếu kém trong hoạt động tài chính của công ty.
Công ty đã sử dụng phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh để phân tích, so sánh các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh để thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận, sự thay đổi của doanh thu cũng như chi phí chiếm trong doanh thu cả về số tương đối và số tuyệt đối.
Năm 2004 Công ty đã bắt nhịp vào xu thế đổi mới doanh nghiệp cụ thể là công ty đã tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá từ đó tổ chức lại sản xuất, đây là một hướng đi đúng có thể đem lại những thành tựu to lớn làm sức bật cho những năm tiếp theo.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1.Hạn chế
Bên cạnh những thành tích đạt được công ty còn tồn tại một số hạn chế lớn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể là:
Công ty chưa biết sử dụng đến phương pháp phân tích Dopont để thấy được những bất lợi khi kinh doanh bị lỗ mà công ty vẫn duy trì một cơ cấu vốn có tỷ lệ nợ vay quá cao.
Công ty chưa biết sử dụng phương pháp phân tích tỷ lệ để tìm ra điểm hoà vốn, doanh thu hoà vốn cho công ty mình thấy được ngưỡng mà công ty sản xuất không bị lỗ từ đó có thể xác định quy mô sản xuất, quy mô đầu tư.
Công ty chưa sử dụng phương pháp so sánh để phân tích những nội dung quan trọng trong phân tích khái quát tài chính doanh nghiệp như phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh để thấy được cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp, những chỉ tiêu nào ảnh hưởng đến tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty chưa sử dụng hết các chỉ tiêu trong phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu như nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận : ROA; ROE
Công ty chưa biết sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá mức tăng trưởng từ đó để có thể thấy được vị trí của mình trên thương trường hay sự đóng góp của mình vào sự tăng trưởng GDP.
Công ty chưa biết phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ để có thể thấy được mức độ đóng góp của từng hoạt động vào việc tạo tiền.
Công ty chưa xem xét đến những rủi ro trong kinh doanh và mạo hiểm tài chính và vì vậy khi đầu tư công ty đã sử dụng vốn một cách rất bất hợp lý.
2.3.2.2.Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Việc phân tích tài chính doanh nghiệp đối với công ty là việc làm chiếu lệ để báo cáo cơ quan chủ quản chứ không nhằm mục đích xem xét dự đoán ra quyết định trong kinh doanh cũng như trong đầu tư hay tài trợ. Cũng chính vì công ty không đầu tư cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp nên nhiều năm qua công ty không thể nhìn nhận rõ những cái thiếu cái yếu của hoạt động tài chính của công ty mình.
Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty chưa được chú trọng quan tâm sử dụng đầy đủ mọi phương pháp phân tích do vậy nhiều khi không đem lại được những thông tin chính xác kịp thời để ban lãnh đạo có thể ra các quyết định đúng đắn.
Sau khi phân tích tài chính doanh nghiệp công ty chưa đưa ra được những nhận xét đánh giá cụ thể có tính chính xác thể hiện những vấn đề bức bách trong hoạt động tài chính của công ty để từ đó tìm ra biện pháp tích cực từ đó chưa đưa ra những dự đoán và ra quyết định đúng đắn trong quản lý cũng như trong công tác đầu tư, tài trợ cho tài sản cố định.
Mạng lưới thông tin trong công ty còn thiếu và yếu chưa đủ đáp ứng những nhu cầu bức thiết trong việc nắm bắt những thông tin về thị trường chính vì vậy công ty đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư có thể đem lại lợi nhuận cho công ty.
Bộ phận tài chính chưa được trang bị một hệ thống máy móc phương tiện hiện đại để có thể đạt được các kết quả chính xác, nhanh chóng kịp thời giúp ban quản trị có quyết định đúng đắn.
Trình độ cán bộ không được quan tâm đào tạo và đào tạo lại một cách liên tục để có thể nắm bắt được những xu thế mới trên thị trường và trên thế giới.
Phương pháp phân tích tài chính tại công ty sử dụng còn sơ sài
Nguyên nhân khách quan
Hệ thống pháp lý chưa đầy đủ, phù hợp hơn nữa lại còn thường xuyên sửa đổiđiều này đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác phân tích tài chính.
Thiếu hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề, cùng khu vực, chưa có chỉ tiêu trung bình ngành do đó việc phân tích tài chính không thể đưa ra được những kết quả chính xác, đánh giá một cách toàn diện về tình của công ty so với các công ty khác trong cùng ngành, trong cùng khu vực so với đối thủ cạnh tranh.
Việc phân tích tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Chính vì vậy hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta đều chỉ phân tích mang tính hình thức, tham khảo,việc phân tích chưa triệt để để phục vụ cho công tác quản lý tài chính. Chính vì còn mới mẻ nên thiếu hẳn hệ thống văn bản quy định rõ và hướng dẫn cụ thể về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, trong các tài liệu hướng dẫn lập báo cáo tài chính chỉ đưa ra một vài chỉ tiêu cơ bản. Bên cạnh đó ở nước ta hiện nay thiếu hẳn hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG ANH
3.1. Định hướng của công ty trong thời gian tới
3.1.1. Định hướng phát triển của công ty
- Mở rộng địa bàn ra các tỉnh lân cận, thiết lập hệ thống các chi nhánh ở các tỉnh.
- Tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh, đặc biệt ở khu vực dịch vụ cho thuê nhà.
- Đầu tư thiết bị thi công tiên tiến để thi công các chung cư cao tầng, trong thời gian tới sẽ xây dựng ở Chiêm Hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn.
- Tiếp tục rà soát quy chế khoán đã ban hành trong năm 2001 để hoàn thiện, hoàn chỉnh những cơ chế còn gây phiền phức cho sản xuất nhằm giải phóng sức sản xuất nhưng vẫn giữ được kỉ cương nề nếp.
- Nghiên cứu tập trung xây dựng xí nghiệp mũi nhọn, mở rộng quyền để dần nâng hạng công ty, tạo điều kiện cho xí nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh độc lập.
- Tạo nguồn vốn và có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt quan tâm đến thu nhập của cán bộ kỹ thuật trẻ có trình độ, có năng lực làm nòng cốt trong sự nghiệp đổi mới của đơn vị.
- Hoàn thiện quy chế tự ứng vốn thi công đối với các xí nghiệp thành viên nhằm khai thác tối đa nội lực của đơn vị.
3.1.2.Mục tiêu
Trong 3 năm tới Công ty đặt ra một số mục tiêu sau cho công tác phân tích tài chính:
Công ty có kế hoạch mua sắm trang bị hệ thống máy tính sử dụng phần mềm kế toán thay cho việc theo dõi thủ công hiện nay với tổng mức đầu tư là 100 triệu đồng.
Quy định lập các báo cáo thường xuyên hàng tháng, phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán hàng tháng, quy định chế độ báo cáo quyết toán hàng tuần tính toán chi tiết cho từng loại sản phẩm.
Giao cho bộ phận tài chính hoàn thiện các phương pháp phân tích, các nội dung phân tích, các chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính từ các góc độ khác nhau.
Tiếp nhận một nhân viên tài chính có trình độ đại học chính quy chuyên trách đảm nhận nhiệm vụ phân tích tài chính và báo cáo các hoạt động tài chính của công ty trong các cuộc họp giao ban vào thứ hai hàng tuần.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp
Là một doanh nghiệp tư nhân thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, xây dựng công trình với mục tiêu lấy thu bù chi đảm bảo có lãi và sự tăng trưởng của Công ty thì công ty TNHH Hoàng Anh rất cần thiết phải nắm bắt rõ tình hình tài chính của mình từ đó có các quyết định đúng đắn và kịp thời .
Sau một thời gian tìm hiểu, qua phân tích các quá trình từ việc thu thập thông tin đến xử lý thông tin, dự đoán ra quyết định của công ty em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp công ty TNHH Hoàng Anh, cụ thể như sau:
3.2.1. Tổ chức tốt công tác phân tích tài chính
Để nâng cao chất lượng quản trị, điều hành doanh nghiệp, một giải pháp quan trọng mà công ty cần phải thực hiện ngay đó là: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cho ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, tổ chức tốt công tác phân tích tài chính. Cụ thể, công ty cần tiến hành ngay một số việc sau:
+ Xác định ngay từ chiến lược của công ty vị trí và vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp phải được coi như một biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, bởi nhờ đó, ban giám đốc công ty có thể nhận biết những biến đổi bất thường, những dấu hiệu bất an trong quá trình kinh doanh.
+ Tổ chức nguồn nhân sự cho công tác phân tích:
Tại công ty hiện nay, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đang do Phòng tài chính kế toán đảm nhiệm. Hầu hết nhân viên của phòng được đào tạo về ngành kế toán nên kiến thức và sự am hiểu về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế dẫn đến việc tiến hành công tác phân tích tài chính gặp rất nhiều khó khăn khiến hiệu quả của phân tích không cao. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần có các kế hoạch đào tạo hoặc cử các nhân viên đi học để nâng cao trình độ hiểu biết trong lĩnh vực tài chính để xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ cao có khả năng phân tích tổng hợp đánh giá được tình hình tài chính.
+ Xây dựng quy trình phân tích tài chính của công ty một cách cụ thể, chi tiết làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ phân tích.
Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay ở công ty vẫn chưa được đi vào nề nếp, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do ban giám đốc công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức. Vì vậy, cho đến nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể, chi tiết về mục đích, ý nghĩa, cơ chế tổ chức thực hiện, đặc biệt là hướng dẫn quy trình tự thực hiện công tác phân tích.
Như vậy công ty cần sớm ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. Quy định rõ về thời điểm phân tích, phân tích cái gi? Ai là người đảm nhận công việc? Và cuối cùng là trình báo cáo cho ai?
3.2.2. Hoàn thiện nguồn thông tin sử dụng trong công tác phân tích
Để công tác phân tích tài chính có thể đưa ra được những kết quả chính xác về tình hình tài chính thì công ty cần phải có nguồn thông tin đảm bảo tính đầy đủ, chính xác.
Đối với nguồn thông tin bên trong: hiện nay công ty thực hiện việc lập các báo cáo tài chính theo đúng các chế độ quy định của nhà nước. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, trong quá trình phân tích hiện nay công ty mới chỉ sử dụng số liệu trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là một nguồn thông tin quan trọng phản ánh năng lực tài chính của công ty. Trên báo cáo này cho phép đánh giá khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán, khả năng sử dụng tiền nhàn rỗi trong đầu tư, ngoài ra báo cáo này còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch thu chi trong những năm tiếp sau. Do đó, trong những năm tới, công ty nên sử dụng thông tin trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ như là một thông tin không thể thiếu cho công tác phân tích.
Hơn nữa, việc lập và phân tích đầy đủ các số liệu trên báo cáo tài chính sẽ tạo nên một ấn tượng tốt về sự quy củ trong quản trị, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các đối tượng bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty khi hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài.
Sử dụng đầy đủ thông tin phải đi đôi với yêu cầu chất lượng của nguồn thông tin đó. Do vậy, hiện nay khi chưa có những quy định cụ thể Nhà nước về chế độ kiểm toán bắt buộc với các doanh nghiệp, thì trưởng phòng tài chính kế toán nên chỉ đạo công tác kiểm toán nội bộ trong công ty nhằm đảm bảo thông tin được sử dụng là thông tin "sạch".
Đối với nguồn thông tin bên ngoài: để các kết luận trong bài phân tích tài chính có tính chất thuýet phục cao công ty cần sử dụng các thông tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh như: thông tin về tình hình tăng trưởng, suy thoái kinh tế...
- Thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ...
- Thông tin về lạm phát...
- Thông tin về sự thay đổi chỉ số giá của các loại hàng hoá sử dụng trong kinhdoanh.Nguồn thông tin giúp công ty có được những giải pháp hợp lý trong trường hợp khan hiếm hàng hoá hay chỉ số giá biên động bát thường...
- Các chủ trương chính sách lớn của nhà nước liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như: việc tham gia hội nhập AFTA,WTO, luật hải quan, chính sách thuế suất đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích
3.2.3.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Để phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ta tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định diễn biến thay đổi nguồn vốn và sử dụng vốn:
- Lập bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn bằng cách chuyển toàn bộ các khoản mục trên bảng cân đối kế toán thành cột dọc.
- Tính toán sự thay đổi của từng khoản mục trên bảng cân đối và phản ánh vào cột sử dụng vốn hoặc nguồn vốn theo nguyên tắc sau:
+ Sử dụng vốn tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn.
+ Diễn biến nguồn vốn tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.
Bước 2: Lập bảng phân tích và thực hiện việc phân tích sử dụng vốn và diễn biến nguồn vốn trong kỳ bằng cách sắp xếp các khoản liên quan đên việc sử dụng vốn và các khoản liên quan đến việc thay đổi nguồn vốn thành hai phần như hình thức bảng cân đối kế toán. Đánh giá tổng quát số vốn trong kỳ sử dụng vào việc gì và tình hình huy động vốn trong kỳ dẫn đến sự tăng giảm tài sản trong kỳ.
Bước 3: Định hướng cho việc sử dụng vốn và huy động vốn cho kỳ tiếp theo.
3.2.3.2. Phân tích thêm các chỉ tiêu tài chính đặc trưng
Để đưa ra được những kết quả phân tích một cách chính xác đầy đủ thì việc hoàn thiện nội dung phân tích là rất quan trọng. Tại công ty hệ thống phân tích còn thiếu vì thế cần thiết phải bổ sung tạo nên một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của công ty. Có thể hệ thống hoá các chỉ tiêu phân tích cần bổ sung dưới đây:
Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ hữu =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
- Hệ số thanh toán lãi vay =
Lãi vay phải trả
GTCL của TSCĐ hình thành từ vốn vay
- Hệ số thanh toán nợ dài hạn =
Nợ dài hạn
Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ TSCĐ =
TSCĐ và ĐT dài hạn
Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Doanh thu thuần
Vòng quay tiền =
Tiền và các khoản tương đương tiền
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu bình quân ngày
3.2.4. Thực hiện kế hoạch tài chính định kỳ
Một yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thị trường là doanh nghiệp phải có chiến lược như thế nào. Chiến lược của doanh nghiệp phản ánh tầm nhìn của nhà quản lý với các hoạt động của doanh nghiệp trong môi trường luôn biến động, trong môi trường đó ai có tầm nhìn tốt sẽ là người quản lý thành công. Chiến lược được thể hiện ở các kế hoạch khác nhau, trên cơ sở kế hoạch tài chính, các kế hoạch khác được lập ra để đảm bảo đạt được các mục tiêu mong muốn. Do đó công ty cần lập kế hoạch tài chính thông qua kết quả của phân tích tài chính. Các kế hoạch phải phản ánh được các thay đổi có thể xảy ra của môi trường hay là đặt hoạt động của công ty dưới các điều kiện khác nhau để xem xét.
Kế hoạch tài chính mới chỉ cung cấp các dự tính của việc huy động, khai thác, phân phối và sử dụng nguồn tài chính cho thời kỳ cả một năm, bổ sung cho kế hoạch tài chính dài hạn. Vì vậy công ty cần đồng thời xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn.
3.2.5.Hoàn thiện phương pháp phân tích
Hiện nay Công ty TNHH Hoàng Anh cũng như các chủ thể kinh tế khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam mới chỉ áp dụng 2 phương pháp phân tích là phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh do vậy không thể đáp ứng được yêu cầu đề ra. Để tháo gỡ những vướng mắc trên công ty nên nhanh chóng đưa phương pháp phân tích Dupont vào áp dụng trong công tác phân tích tài chinh.
Khi sử dụng phương pháp tài chính Dupont, các cán bộ phân tích tài chính của công ty sẽ xác định được chính xác các nguyên nhân căn bản dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của công ty.
Công ty cần xây dưng hệ thống thông tin quản lý để theo dõi tình hình tiêu thụ hàng, hàng tồn kho của từng xí nghiệp. Hệ thông này sẽ quản lý các tình hình xuất nhập các mặt hàng, tình hình tồn kho, thông tin về việc phân phối hàng trong nội bộ giữa các xí nghiệp, tình hình giá cả Như vậy sẽ giúp cho việc kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của các xí nghịêp tốt hơn, ban lãnh đạo sẽ nhanh nhận biết được những mặt hàng nào tiêu thụ tốt mặt hàng nào ứ đọng để từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp phát huy được điểm mạnh của từng đơn vị, khắc phục những khó khăn, giảm rủi ro khi có biến động của thị trường.
Hệ thống thông tin này sẽ cung cấp thông tin đầy đủ chính xác để công tác phân tích tài chính có thể tiến hành thuận lợi và đưa ra những kết quả chính xác hiệu quả cao.
3.3 Một số kiến nghị
Em xin kiến nghị với Nhà nước một số việc như sau:
* Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là điều kiện, tiền đề cho sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác kinh tế.
Một hành lang pháp lý đồng bộ và thống nhất sẽ tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần xây dựng thuỷ lợi 1 nói riêng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung một sự ổn định để phát triển.
Môi trường pháp luật tốt còn đảm bảo cho sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các thành phần kinh tế, tạo được sự cạnh tranh lành mạnh, xoá bỏ các tiêu cực trong kinh doanh như buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng... trong nền kinh tế. Vì vậy, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý theo hướng đồng bộ, thống nhất.
Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung những bộ luật cũ sao cho phù hợp với tình hình mới. Với mỗi bộ luật, cần phải có các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
*Về môi trường kinh tế
Đó là tất cả những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, đó là chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Các chính sách này đúng đắn và phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên một môi trường kinh tế ổn định và phát triển, từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự tác động của các chính sách vĩ mô được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Thủ tục hành chính:
Đây là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước cần phải cải thiện thủ tục hành chính cho thuận tiện, rõ ràng, gọn nhẹ, giảm bớt các chi phí thủ tục giấy tờ, thời gian chờ đợi tránh gây ra tình trạng tham nhũng, hối lộ, cửa quyền, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Lãi suất vay ngân hàng:
Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ đắc lực và hữu hiệu nhất với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
Nhưng mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng là lãi suất và điều kiện thanh toán. Lãi suất được coi như một chi phí vốn mà việc tăng giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vì thế ngân hàng phải tính toán một cách hợp lý sao cho lãi suất tiền vay luôn nhỏ hơn lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp. Khung lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định phải đảm bảo vừa khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, vừa hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh thuận lợi.
Các ngân hàng cũng cần xem xét điều kiện cho vay. Nếu ngân hàng đó quá khắt khe trong việc lựa chọn khách hàng thì doanh nghiệp khó có thể vay vốn của ngân hàng. Ngược lại, nếu ngân hàng quá dễ dãi trong việc cho khách hàng vay vốn có thể khiến doanh nghiệp xác định không đúng nhu cầu của mình, dễ dẫn đến khoản nợ khó đòi.
KẾT LUẬN
Là một doanh nghiệp kinh doanh phụ thuộc trong cơ chế thị trường công ty TNHH Hoàng Anh cũng như bao doanh nghiệp khác luôn phải đối mặt với tình hình cạnh tranh gay gắt trên thi trường để kiếm tìm lợi nhuận và mở rộng quy mô.
Những năm qua công ty TNHH Hoàng Anh đã có nhiều cố gắng tích cực vươn lên trong hoạt động kinh doanh nhưng bên cạnh đó trong công tác quản lý tài chính và phân tích hoạt động tài chính vẫn có nhiều hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh tế của công ty.
Qua nghiên cứu công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Công ty TNHH Hoàng Anh, em thấy công việc phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty chưa được xem trọng cũng chính vì vậy công ty chưa nhìn nhận rõ nguy cơ phá sản, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ này để từ đó có biện pháp tích cực đưa công ty thoát khỏi tình trạng thua lỗ.
Cũng chính vì lý do này thời gian thực tập tại Công ty TNHH Hoàng Anh em xin nghiên cứu về đề tài : Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh.
Mục đích là nhằm hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty, những thuận lợi và khó khăn và tìm ra biện pháp tích cực nâng cao hiệu quả SXKD trong thời gian tới.
Sau thời gian thực tập tại công ty em đã tiếp thu được những kiến thức thực tế về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng và hoạt động tài chính doanh nghiệp nói chung. Từ đó em có mạnh dạn đưa ra một số biện pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp đối với công ty.
Tuy nhiên do sự hạn chế về thời gian và tầm hiểu biết nên việc phân tích đánh giá của đề tài chưa thật sâu sắc, các biện pháp chưa đầy đủ và hoàn thiện. Song em cũng hy vọng phần nào giúp ích được cho công tác phân tích đánh giá tình hình tài chính cho công ty được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Lưu Thị Hương, cảm ơn ban lãnh đạo của Công ty TNHH Hoàng Anh đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: Lý thuyết tài chính NXB TC -2000
2. Giáo trình :Tài chính doanh nghiệp- NXBLĐ - 2004
4. Báo cáo tài chính Công ty TNHH Hoàng Anh năm 2004, năm 2005, năm 2006
5. Quy chế quản lý tài chính của Công ty TNHH Hoàng Anh
6. Giáo trình: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NXB thống kê
7. Các tài liệu khác
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7887.doc