Mục tiêu hoàn thiện pháp luật xác định
giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái
cơ cấu tổ chức tín dụng
Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào,
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của một
quốc gia luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp,
đặc biệt là đối với lĩnh vực pháp luật vốn
có nhiều biến động và phải chịu nhiều ảnh
hưởng của xu thế hội nhập quốc tế cũng như
thực tiễn nghiệp vụ kinh doanh như pháp
luật về ngân hàng, đặc biệt là pháp luật xác
định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động
tái cơ cấu TCTD. Điều đó như là một yếu
tố đặc thù của pháp luật ngân hàng, do vậy,
trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội
nhập của Việt Nam hiện nay, việc hoàn thiện
pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp
và xác định giá trị doanh nghiệp gắn với tái
cơ cấu TCTD phải xuất phát từ mục tiêu chủ
yếu, mang tính thực tiễn và khoa học để trên
cơ sở đó góp phần định hướng một cách hiệu
quả cho việc hoàn thiện pháp luật này ở Việt
Nam. Ở mức độ khái quát, có thể xác định
các mục tiêu đó bao gồm:
Thứ nhất, giải phóng mọi tiềm năng sẵn
có về nguồn lực tài chính của ngân hàng,
bảo đảm bắt kịp xu hướng phát triển của
ngân hàng trên thế giới, nâng cao năng lực
cạnh tranh.
Sự gia tăng các hoạt động tài chính tiền
tệ quốc tế trong vòng hai thập kỷ qua đã cho
thấy xu hướng phát triển của thị trường tài
chính tiền tệ quốc tế và tác động của nó đối
với nền tài chính tiền tệ mỗi nước. Sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ tin học và dịch
vụ Internet đã kéo theo sự bùng nổ các hoạt
động tài chính tiền tệ quốc tế. Sự tiến bộ của
khoa học công nghệ đã làm xuất hiện thêm
những công cụ tài chính mới. Việc gia tăng
nhanh dung lượng thị trường tài chính ngân
hàng cũng đồng thời làm xuất hiện những
nhu cầu mới về sản phẩm tài chính, theo đó
ảnh hướng đến việc xác định giá trị, tái cơ
cấu TCTD.
Những sản phẩm tài chính đã hiện hữu
trên thế giới như sự xuất hiện tiền ảo và chấp
nhận giao dịch bằng tiền ảo ở các quốc gia
trên thế giới đặt ra áp lực đối với Việt Nam:
có chấp nhận sự tồn tại của tiền ảo và có cho
phép giao dịch tiền ảo tồn tại trên lãnh thổ
Việt Nam hay không12? Đây là những câu
hỏi cần được làm rõ bằng chính sách và quy
định pháp luật cụ thể.
Không chỉ dừng lại ở việc xuất hiện tiền
ảo, các giao dịch ngân hàng điện tử, "ngân
hàng số" do sự phát triển của công nghệ số
đã dần trở nên phổ biến, sẽ trở thành hiện
thực ở Việt Nam khi Nhà nước phát động
"thời đại công nghệ 4.0" ở Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức tín dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
TRONG HOẠT ĐỘNG TÁI CƠ CẤU TỔ CHỨC TÍN DỤNG1
1 Bài viết có sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài NCKH cấp bộ: “Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong tái
cơ cấu tổ chức tín dụng ở Việt Nam” do PGS,TS. Vũ Hồng Anh làm Chủ nhiệm.
Tóm tắt:
Hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt
động tái cơ cấu tổ chức tín dụng là việc sửa đổi, bổ sung các quy
định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng và lĩnh vực liên quan
điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác định giá
trị tổ chức tín dụng gắn với hoạt động tái cơ cấu nhằm đảm bảo
tổ chức tín dụng đảm bảo và duy trì năng lực của mình trong hoạt
động ngân hàng, đồng thời đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các chủ
thể có liên quan phát sinh trong quá trình định giá và tái cơ cấu tổ
chức tín dụng. Bài viết phân tích quan niệm, tiêu chí và mục tiêu
hoàn thiện pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt
động tái cơ cấu tổ chức tín dụng.
Phạm Thị Giang Thu*
* PGS.TS. Giảng viên cao cấp - Trường Đại học Luật Hà Nội
Abstract
Improvement of the legal regulations on valuation of enterprise in
the credit institution restructure is the amendments of provisions
in the laws on banking and on the related fields in social relations
that arise in the process of valuation of credit institutions in
association with restructuring activities. It is to ensure that the
credit institutions is capable to maintain their capacity in banking
performance. It is also to ensure their rights and obligations of the
related stakeholders in the process of valuation and restructure
of the credit institutions. This article provides the analysis of the
conception, criteria and objectives of improvement of the law on
valuation of enterprise in the credit institution restructure.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: xác định giá trị doanh
nghiệp, hoàn thiện pháp luật về xác
định giá trị doanh nghiệp, tái cơ cấu tổ
chức tín dụng
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 30/05/2019
Biên tập : 14/06/2019
Duyệt bài : 21/06/2019
Article Infomation:
Keywords: valuation of enterprises;
improvements of legal regulations on
valuation of enterprise; restructure of
credit institutions.
Article History:
Received : 30 May 2019
Edited : 14 Jun 2019
Approved : 21 Jun 2019
1. Quan niệm về xác định giá trị doanh
nghiệp trong mối quan hệ tái cơ cấu tổ
chức tín dụng
Thuật ngữ “tái cơ cấu” hiện đang được
sử dụng khá phổ biến và cũng có nhiều
cách hiểu khác nhau. Theo nhà nghiên cứu
Micheal Hammer và James Champy, tái cơ
cấu là “hoạt động xem xét và cấu trúc lại một
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
44 Số 14(390) T7/2019
phần hay toàn bộ một tổ chức, đơn vị nào
đó”2. Dưới góc độ lý thuyết, ngoài việc thiết
lập các chức năng và xem xét các nhiệm vụ
của từng bộ phận, chúng ta còn phải chú ý
tới các quy trình hoàn thiện từ khâu nguyên
liệu cho tới sản xuất, tiếp thị và phân phối3.
Tác giả Cameron quan niệm, tái cơ cấu là
một loạt các hoạt động do một tổ chức thiết
kế và tiến hành nhằm tăng tính hiệu suất,
năng suất lao động và khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp. Tái cơ cấu có thể xảy
ra trên ba mức độ: (i) Mức độ toàn cầu (vĩ
mô), ví dụ như tái cơ cấu các nước Đông
Âu cũ, tái cơ cấu nền kinh tế; (ii) Mức độ tổ
chức (chiến lược), ví dụ như thay đổi chiến
lược của công ty, phân khúc thị trường, sản
phẩm; và (iii) Mức độ vi mô (cá nhân) như
vấn đề liên quan đến căng thẳng cá nhân như
mất việc4...
Theo McKinley, Scherer5 và Bowman,
Singh6, tái cơ cấu doanh nghiệp là sự định
hình lại về cấu trúc của doanh nghiệp, gắn
liền với sự thay đổi về các chiến lược kinh
doanh và các hoạt động tác nghiệp bên trong
doanh nghiệp. Các tác giả này cho rằng, có
ba loại tái cơ cấu doanh nghiệp, gồm: tái cơ
cấu tổ chức doanh nghiệp, tái cơ cấu danh
mục đầu tư và tái cơ cấu hoạt động tài chính.
Thông thường, tái cơ cấu thường chỉ
được thực hiện khi đà phát triển của doanh
nghiệp bị chặn lại hoặc ở trường hợp xấu hơn
là bắt buộc phải làm để tồn tại, tránh bị phá
2 Michael Hammer and James Champy (1993), Reengineering the corporation: A Manifesto for Business Revolution,
Harper Business Books, New York, 1993
3 Michael Hammer and Stanton, S. (1995), The Reengineering Revolution, Harper Collins, London, 1995.
4 Cameron, K. (1994), Strategies for Successful Organizational Downsizing, Human Resource Mangament, 33, Summer,
p. 189 - 211.
5 McKinley W., Scherer A.G (2000), Some unanticipated consequences of organizational restructuring, Academy of
Management Review, volume 25, no 4.
6 Bowman E.H., Singh H. (1993), Corporate restructuring: reconfiguring the firm, Strategic Management Journal, vol-
ume 14.
7 Thanh Kong (2017), Tái cấu trúc doanh nghiệp và những ví dụ điển hình trên sàn chứng khoán,
cau-truc-doanh-nghiep-va-nhung-vi-du-dien-hinh-tren-san-chung-khoan-20170703171847017.chn, truy cập ngày
1/7/2018
8 Dương Ngọc Quang (2013), Tái cơ cấu nền kinh tế: Từ lý luận đến thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số
12/2013.
9 Khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
sản7. Có nhiều trường hợp tái cơ cấu trong
hoàn cảnh bắt buộc như vậy đã giúp doanh
nghiệp chuyển mình, nhưng đa phần các
doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn,
thậm chí rơi vào thất bại. Như vậy, để tái cơ
cấu thành công, doanh nghiệp phải chủ động
thực hiện từ sớm, khi đó, doanh nghiệp có
thể đề ra kế hoạch và lộ trình rõ ràng, chính
xác, không bị áp lực trong tình huống nguy
cấp khiến việc triển khai bị chệch hướng,
mất kiểm soát. Các hoạt động tái cơ cấu
doanh nghiệp không chỉ bao gồm sắp xếp lại
cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thông qua
việc xây dựng lại sơ đồ cơ cấu tổ chức, thay
đổi các phòng ban chức năng với những tên
gọi mới, tái cơ cấu còn quan tâm đến tính hệ
thống và chuyên nghiệp trong phương thức
thực hiện, phối hợp và điều hành công việc.
Theo đó, tái cơ cấu có thể ở các cấp độ khác
nhau, cấp độ cao là sự thay đổi tầm nhìn,
chiến lược, cơ cấu lại toàn bộ tổ chức có tính
hệ thống; cấp thấp là sự chuyển đổi, sắp xếp
lại, đổi mới quy trình hoạt động và cũng có
thể bao gồm cả hai cấp, vừa làm thay đổi
tầm nhìn chiến lược, vừa thực hiện tổ chức
sắp xếp lại doanh nghiệp8.
Tổ chức tín dụng (TCTD) là doanh
nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động ngân hàng. TCTD bao gồm ngân
hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính
vi mô và quỹ tín dụng nhân dân9. TCTD có
vị trí là một trung gian tài chính, với chức
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 14(390) T7/2019
năng cơ bản là truyền dẫn vốn từ những nơi
tạm thời nhàn rỗi đến những nơi có nhu cầu
về vốn thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh
nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho cá nhân, tổ
chức và xã hội. Với đối tượng kinh doanh
trực tiếp là tiền tệ, các hoạt động ngân hàng
do TCTD thực hiện chứa đựng rủi ro cao và
rủi ro mang tính phản ứng dây chuyền. Ở mức
độ cao của sự rủi ro, hoạt động của các TCTD
có khả năng dẫn tới khủng hoảng kinh tế - xã
hội. Thêm vào đó, về cơ cấu tài chính và tài
sản, TCTD là doanh nghiệp có quy mô lớn
(vốn chủ sở hữu và tổng tài sản lớn), nguồn
vốn của các TCTD chứa đựng nhiều khoản
nợ được huy động từ bên ngoài. Bởi vậy, hệ
số nợ của các TCTD cao và cơ cấu tài sản của
TCTD thường đặc biệt. Những đặc thù này
đòi hỏi các TCTD phải có biện pháp quản lý
phù hợp và thường xuyên phải sắp xếp, cơ
cấu lại.
Khái niệm tái cơ cấu TCTD được các
nhà nghiên cứu đề cập trong bối cảnh nền
kinh tế gặp khó khăn, khủng hoảng, các
TCTD hoạt động kinh doanh trì trệ, kém
hiệu quả. Trên thế giới, như Claudia Dziobek
và Ceyla Pazarbasiogle định nghĩa, tái cơ
cấu TCTD nói chung, tái cơ cấu ngân hàng
thương mại nói riêng là biện pháp hướng tới
mục tiêu nâng cao hiệu suất hoạt động của
TCTD, bao gồm phục hồi khả năng thanh
toán, khả năng sinh lời, cải thiện năng lực
hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng
để làm tròn trách nhiệm của một trung gian
tài chính và khôi phục lòng tin của công
chúng. Theo đó, tái cơ cấu TCTD bao gồm
tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu hoạt động
và giám sát an toàn10. Tái cơ cấu tài chính
thường hướng đến việc phục hồi khả năng
thanh toán bằng cách cải thiện bảng cân đối
của các TCTD thông qua các biện pháp như
tăng vốn, giảm nợ hoặc nâng giá trị tài sản.
Tái cơ cấu hoạt động hướng đến mục tiêu
nâng mức lợi nhuận bằng cách chú trọng
10 Claudia Dziobek, Ceyla Pazarbasioglu (1998), tlđd.
11 PGS.TS. Đinh Dũng Sỹ, Quan niệm về một hệ thống pháp luật toàn diện, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 18 (179),
tháng 9/2010.
đến chiến lược hoạt động, cải thiện hiệu quả,
năng lực quản lý và hệ thống kế toán, nâng
cao năng lực thẩm định tín dụng. Việc giám
sát các quy tắc an toàn được đặt ra nhằm
cải thiện năng lực hoạt động của toàn bộ hệ
thống ngân hàng dưới vai trò của một trung
gian tài chính.
2. Quan niệm về hoàn thiện pháp luật về
xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt
động tái cơ cấu tổ chức tín dụng
Về lý thuyết, theo quan điểm pháp luật
truyền thống, hệ thống pháp luật là “tổng thể
các quy phạm pháp luật (QPPL) có mối liên
hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân
định thành các chế định pháp luật, các ngành
luật và được thể hiện trong các văn bản do
Nhà nước ban hành theo những trình tự, thủ
tục và hình thức nhất định”. Hệ thống pháp
luật theo quan điểm này được xem xét theo
hai góc độ:
Thứ nhất, tổng thể các QPPL là hệ thống
cấu trúc (bên trong) của pháp luật, có mối
quan hệ nội tại thống nhất với nhau.
Thứ hai, hệ thống các văn bản QPPL,
được coi là hệ thống nguồn của pháp luật, là
hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật
hay hình thức tồn tại của pháp luật. Quan
điểm về nguồn luật của chúng ta hiện nay
mới chỉ công nhận các văn bản pháp luật là
nguồn luật nên hệ thống các văn bản pháp
luật hay nguồn luật cũng chính là hệ thống
pháp luật thực định11.
Từ quan niệm như trên, có thể nhận định
hoàn thiện pháp luật xác định giá trị doanh
nghiệp trong hoạt động tái cơ cấu tổ chức
tín dụng ở nước ta là việc sửa đổi, bổ sung
các quy định của pháp luật trong lĩnh vực
ngân hàng và lĩnh vực liên quan điều chỉnh
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác
định giá trị TCTD gắn với hoạt động tái cơ
cấu nhằm đảm bảo TCTD đảm bảo và duy
trì năng lực của mình trong hoạt động ngân
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 14(390) T7/2019
hàng, đồng thời đảm bảo quyền, nghĩa vụ
của các chủ thể có liên quan phát sinh trong
quá trình định giá và tái cơ cấu TCTD.
Về ý nghĩa, hoàn thiện pháp luật xác
định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động
tái cơ cấu tổ chức tín dụng là hoạt động góp
phần thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng và Nhà nước trong quản lý và điều
hành kinh tế. Trong Nghị quyết về Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-
2020, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành trung ương Đảng khoá XII đặt
ra nhiệm vụ phải đẩy mạnh cơ cấu tổng thể
các ngành, trong đó nhấn mạnh cơ cấu thị
trường tài chính, “nâng cao năng lực quản
trị của các tổ chức tín dụng theo quy định
của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc
tế”. Từ sau khủng hoảng kinh tế, hoạt động
của hệ thống TCTD trên thị trường đã bộc lộ
nhiều bất cập nội tại như tình trạng sở hữu
chéo, nợ xấu. Do đó, bên cạnh triệt để thực
hiện tái cơ cấu TCTD, hoàn thiện pháp luật
về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh
doanh ngân hàng chính là góp phần hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động và
đảm bảo tính ổn định của thị trường. Pháp
luật về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong
kinh doanh ngân hàng bao hàm các quy định
từ tiêu chuẩn, điều kiện thành lập TCTD,
các tiêu chí an toàn cần đáp ứng của TCTD,
và các quy định về hoạt động quản lý của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do đó,
hoàn thiện và đảm bảo hiệu quả thực thi
các quy định pháp luật này đồng nghĩa với
đảm bảo một thị trường tiền tệ hiệu quả. Bên
cạnh đó, hoàn thiện pháp luật về xác định
giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái cơ
cấu TCTD nhằm tăng cường bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu và của
chính TCTD, cùng với đó đảm bảo an toàn
hệ thống ngân hàng.
3. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật xác định
giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái
cơ cấu tổ chức tín dụng
Tiêu chí là những chuẩn mực, dấu hiệu
làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật,
hiện tượng. Tiêu chí hoàn thiện pháp luật về
bảm đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh
ngân hàng là những dấu hiệu, chuẩn mực dựa
vào đó để nhận biết, đánh giá được mức độ
hoàn thiện của pháp luật về bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng.
Những tiêu chí đó - xét về lý thuyết, là
những yếu tố làm nên giá trị của hệ thống;
xét về mặt thực tiễn, là những điều kiện đòi
hỏi công tác xây dựng pháp luật phải đáp
ứng để bảo đảm và phát huy vai trò to lớn
của pháp luật ngân hàng nói chung. Các
tiêu chí được đặt ra bao gồm tiêu chí về nội
dung, tiêu chí về hình thức và tiêu chí về tổ
chức, thực hiện.
Một là, tiêu chí về nội dung. Pháp luật
về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh
doanh ngân hàng phải đáp ứng được các tiêu
chuẩn về mặt nội dung cơ bản sau đây: có
nội dung phù hợp với quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng về phát triển thị trường
tài chính; phù hợp với các điều kiện chính
trị, kinh tế, xã hội tồn tại một cách khách
quan. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế
đang phát triển nóng, kèm theo đó là xu thế
hội nhập cao độ, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải thích ứng nhanh đồng thời đảm bảo
khả năng nội tại. Điều này càng được đề cao
trong hoạt động ngân hàng. Nền tài chính ở
Việt Nam so với các nước còn non trẻ, sự
can thiệp của Nhà nước vào thị trường còn
lớn, do đó hoàn thiện pháp luật phải căn cứ
trên tổng hoà các yếu tố kinh tế, chính trị,
xã hội và từ nhu cầu của thị trường; phù hợp
với những nguyên tắc, yêu cầu xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, thể
hiện ở những tiêu chí như tính công khai,
minh bạch, dân chủ và xã hội hoá...; phù hợp
với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế, các
điều kiện, tiêu chuẩn trong quan hệ thương
mại quốc tế.
Hai là, tiêu chí về hình thức. Hệ thống
pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
trong kinh doanh ngân hàng phải đảm bảo
tính toàn diện và thống nhất. Tính toàn diện
và hệ thống là tiêu chuẩn cơ bản thể hiện mức
độ hoàn thiện của bất kỳ hệ thống pháp luật
nào. Pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 14(390) T7/2019
vụ trong kinh doanh ngân hàng cần được
đặt không chỉ trong tổng hoà quy định pháp
luật ngân hàng mà phải đảm bảo sự thống
nhất của hệ thống pháp luật từ Hiến pháp
là đạo luật gốc cho đến Luật Các tổ chức
tín dụng và các luật có liên quan. Các QPPL
về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh
doanh ngân hàng không mâu thuẫn, chồng
chéo, triệt tiêu lẫn nhau, bảo đảm sự liên kết
chặt chẽ, sự phối hợp tác động điều chỉnh
của các văn bản theo một chiều, hướng nhất
định. Tiếp đó, sửa đổi, bổ sung QPPL phải
tuân thủ đúng thẩm quyền, quy trình xây
dựng và ban hành văn bản QPPL, phải dựa
trên điều kiện kinh tế, xã hội. Cùng với tính
thống nhất, toàn diện, pháp luật về bảo đảm
an toàn trong hoạt động của TCTD cần bảo
đảm hiệu quả và khả thi. Hoàn thiện pháp
luật không chỉ về hình thức và nội dung, mà
còn đánh giá sự tác động của các quy định
pháp luật đối với chính trị, kinh tế - xã hội và
hiệu quả của sự tác động đó.
Ngoài các tiêu chí trên, hoàn thiện pháp
luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong
thực hiện hoạt động ngân hàng còn cần đảm
bảo được tính thực thi.
4. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật luật
xác định giá trị doanh nghiệp trong hoạt
động tái cơ cấu tổ chức tín dụng
Với tư cách là một bộ phận thuộc
thượng tầng kiến trúc, pháp luật ngân hàng
điều chỉnh quan hệ xã hội có tính nhạy cảm
cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Đặc thù này đặt
ra yêu cầu nghiêm ngặt của việc xây dựng
và hoàn thiện pháp luật ngân hàng, bảo đảm
an toàn hoạt động ngân hàng, vì sự an toàn
của cả hệ thống TCTD và cả nền kinh tế.
Về mặt thực tiễn, Luật Ngân hàng nhà
nước và Luật Các TCTD đã áp dụng trên
thực tiễn trong một thời gian dài. Bên cạnh
những kết quả đạt được trong điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực
ngân hàng, bảo đảm an toàn hệ thống, đặc
biệt trong việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
của chủ thể kinh doanh trong quá trình hoạt
động, pháp luật ngân hàng cũng đang bộc lộ
những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện.
Chính sách kinh tế thị trường định
hướng XHCN, với các mục tiêu và định
hướng chiến lược ngày càng được xác định
rõ, chính là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá
trình hoàn thiện pháp luật, trong đó có pháp
luật ngân hàng và bộ phận pháp luật điều
chỉnh về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong
quá trình thực hiện hoạt động ngân hàng.
Hơn nữa, do chính tính đặc thù của nó mà
hoạt động của các TCTD không chỉ chịu
sự điều chỉnh pháp luật ngân hàng mà còn
chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên quan.
Thực tế này không chỉ đặt ra yêu cầu về tính
thống nhất của việc xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật kinh tế nói chung mà còn
đặt ra yêu cầu bảo đảm về tính thống nhất và
tính liên thông trong việc điều chỉnh pháp
luật về hoạt động ngân hàng. Đây cũng là
một đòi hỏi khách quan của việc tiếp tục
hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động
ngân hàng.
Ngoài ra, hội nhập quốc tế và ngân hàng
đang là xu thế khách quan do quá trình toàn
cầu hoá nền kinh tế thế giới và sự phát triển
của hoạt động ngân hàng. Quá trình nhất
thể hoá thị trường tài chính tiền tệ quốc tế
tất yếu dẫn tới việc tự do hoá hoạt động
ngân hàng, gây tác động mạnh mẽ đến thị
trường tài chính tiền tệ mỗi nước. Nó làm
cho các chuẩn mực và chất lượng dịch vụ
của hệ thống các ngân hàng một nước được
cải thiện, tăng cường khả năng cạnh tranh và
hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nâng cao
khả năng thích ứng với quá trình hội nhập
quốc tế. Hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ
phải chịu những tác động to lớn của quá trình
hội nhập quốc tế này trên cả hai phương diện
cơ hội và thách thức. Do tác động của quá
trình này, việc mở cửa thị trường tài chính
tiền tệ Việt Nam sẽ cho phép khơi thông các
kênh dẫn vốn quốc tế vào Việt Nam, tạo điều
kiện thuận lợi để tiếp tục học hỏi công nghệ
ngân hàng và trình độ kinh nghiệp quản lý
kinh doanh. Bên cạnh đó, các hạn chế về
vốn, tình trạng yếu kém về tài chính, sự
yếu kém về công nghệ, trình độ quản lý và
năng lực cạnh tranh, sự bất cập của hệ thống
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 14(390) T7/2019
pháp luật cũng đang là thách thức không nhỏ
trong quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời,
quá trình này cũng đặt ra các yêu cầu, chuẩn
mực pháp lý mới trong hoạt động ngân hàng,
đặc biệt trong yêu cầu bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ trong quá trình hoạt động.
Đặc điểm và xu hướng này của đời sống
quốc tế cũng đặt ra yêu cầu khách quan của
việc định hướng hoàn thiện pháp luật ngân
hàng nói chung và pháp luật bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng.
5. Mục tiêu hoàn thiện pháp luật xác định
giá trị doanh nghiệp trong hoạt động tái
cơ cấu tổ chức tín dụng
Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào,
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của một
quốc gia luôn là vấn đề khó khăn, phức tạp,
đặc biệt là đối với lĩnh vực pháp luật vốn
có nhiều biến động và phải chịu nhiều ảnh
hưởng của xu thế hội nhập quốc tế cũng như
thực tiễn nghiệp vụ kinh doanh như pháp
luật về ngân hàng, đặc biệt là pháp luật xác
định giá trị doanh nghiệp trong hoạt động
tái cơ cấu TCTD. Điều đó như là một yếu
tố đặc thù của pháp luật ngân hàng, do vậy,
trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội
nhập của Việt Nam hiện nay, việc hoàn thiện
pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp
và xác định giá trị doanh nghiệp gắn với tái
cơ cấu TCTD phải xuất phát từ mục tiêu chủ
yếu, mang tính thực tiễn và khoa học để trên
cơ sở đó góp phần định hướng một cách hiệu
quả cho việc hoàn thiện pháp luật này ở Việt
Nam. Ở mức độ khái quát, có thể xác định
các mục tiêu đó bao gồm:
Thứ nhất, giải phóng mọi tiềm năng sẵn
có về nguồn lực tài chính của ngân hàng,
12 Đại biểu Quốc hội kiến nghị nên để Đại học FPT tiếp tục thí điểm Bitcoin,
nen-de-dai-hoc-fpt-tiep-tuc-thi-diem-bitcoin-20171101093909222.chn, truy cập ngày 1/11/2017.
13 Ngày 6/11/2017, "Đề cập về sự phát triển của lĩnh vực thanh toán di động, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng,
ngoài việc cần lắng nghe, đối thoại thì để hệ sinh thái thanh toán di động thành hiện thực, Chính phủ cam kết sớm thực
thi hoàn thiện chính sách tài chính và công nghệ thông tin để triển khai mô hình Chính phủ điện tử, tạo điều kiện để Việt
Nam mạnh lên bằng công nghệ thông tin. Ngoài ra, Chính phủ cũng hoàn thiện khung khổ pháp lý, đẩy mạnh phát triển
đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, cũng như đẩy mạnh quảng bá, truyền thông để giúp cho mọi chủ thể, người
dân hiểu được tiện ích mang lại cho hệ sinh thái thanh toán di động".
bảo đảm bắt kịp xu hướng phát triển của
ngân hàng trên thế giới, nâng cao năng lực
cạnh tranh.
Sự gia tăng các hoạt động tài chính tiền
tệ quốc tế trong vòng hai thập kỷ qua đã cho
thấy xu hướng phát triển của thị trường tài
chính tiền tệ quốc tế và tác động của nó đối
với nền tài chính tiền tệ mỗi nước. Sự phát
triển mạnh mẽ của công nghệ tin học và dịch
vụ Internet đã kéo theo sự bùng nổ các hoạt
động tài chính tiền tệ quốc tế. Sự tiến bộ của
khoa học công nghệ đã làm xuất hiện thêm
những công cụ tài chính mới. Việc gia tăng
nhanh dung lượng thị trường tài chính ngân
hàng cũng đồng thời làm xuất hiện những
nhu cầu mới về sản phẩm tài chính, theo đó
ảnh hướng đến việc xác định giá trị, tái cơ
cấu TCTD.
Những sản phẩm tài chính đã hiện hữu
trên thế giới như sự xuất hiện tiền ảo và chấp
nhận giao dịch bằng tiền ảo ở các quốc gia
trên thế giới đặt ra áp lực đối với Việt Nam:
có chấp nhận sự tồn tại của tiền ảo và có cho
phép giao dịch tiền ảo tồn tại trên lãnh thổ
Việt Nam hay không12? Đây là những câu
hỏi cần được làm rõ bằng chính sách và quy
định pháp luật cụ thể.
Không chỉ dừng lại ở việc xuất hiện tiền
ảo, các giao dịch ngân hàng điện tử, "ngân
hàng số" do sự phát triển của công nghệ số
đã dần trở nên phổ biến, sẽ trở thành hiện
thực ở Việt Nam khi Nhà nước phát động
"thời đại công nghệ 4.0" ở Việt Nam13.
Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật phải
nhằm mục tiêu tạo ra sự tương thích và phù
hợp giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật
quốc tế, giữa pháp luật Việt Nam với pháp
luật của các quốc gia khác ở ngoài khu vực.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 14(390) T7/2019
Có thể nói, đây là mục tiêu khó khăn bởi
chúng ta phải xây dựng mới các thiết chế
cơ bản của nền kinh tế thị trường trên cơ
sở nền tảng kiến thức và kinh nghiệm quản
lý của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Lịch sử thế giới đã chứng minh, một quốc
gia muốn phát triển và muốn khẳng định vị
thế của mình thì phải mở cửa hội nhập một
cách sâu rộng. Để đạt mục tiêu này, pháp
luật phải có nhiều quy định được xây dựng
trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý quốc tế để
luật hóa các phương pháp xác định giá trị tổ
chức tín dụng với tư cách là mô hình doanh
nghiệp đặc thù, không làm tổn hại đến lợi
ích của các chủ sở hữu TCTD được đưa vào
đánh giá cùng, không làm ảnh hưởng đến
nhà đầu tư trong trường hợp có sự thay đổi
chủ sở hữu khi tái cơ cấu. Việc tái cơ cấu
TCTD cũng cần được ghi nhận bằng pháp
luật các phương thức và quy trình tái cơ cấu
để không gây ra phản ứng xã hội đồng thời
không tổn hại cho Nhà nước (đối với trường
hợp Nhà nước mua lại bắt buộc).
Thứ ba, bảo đảm an toàn hệ thống ngân
hàng, quyền và lợi ích hợp pháp của người
gửi tiền. Trong bối cảnh kinh tế biến động,
lại xuất phát từ đặc thù nhạy cảm, việc kiểm
soát chặt chẽ hoạt động ngân hàng là rất cần
thiết trong suốt quá trình định giá và tái cơ
cấu TCTD. Bên cạnh việc đặt ra các quy định
về xác định giá trị TCTD, quy định về tái cơ
cấu TCTD cần phải tính đầy đủ những hậu
quả kinh tế phát sinh khi TCTD bị tái cơ cấu
bắt buộc và có phương án xử lý phù hợp
của đại biểu Quốc hội, của UBTVQH đối với
những nội dung mới phát sinh hoặc có sự thay
đổi lớn so với dự án Chính phủ trình, trừ trường
hợp Thủ tướng thấy cần thiết phải trình Chính
phủ thảo luận, cho ý kiến.
(3) Cụ thể hóa thẩm quyền của Thủ
tướng được yêu cầu triệu tập kỳ họp bất
thường của Quốc hội để thảo luận, thông
qua dự án luật khi cần thiết; quyền triệu
tập phiên họp bất thường của UBTVQH để
thảo luận, cho ý kiến đối với những dự án
luật cần trình Quốc hội ban hành khẩn cấp
hoặc để thảo luận, thông qua những dự án
pháp lệnh nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách
trong quản lý điều hành của Chính phủ.
Thẩm quyền này của Thủ tướng với tư cách
là người đứng đầu cơ quan thực hiện quyền
hành pháp là nhằm bảo đảm quyền chủ động
11 Theo quy định hiện hành, thành viên Chính phủ tham dự các kỳ họp, phiên họp của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân
tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo trách nhiệm thừa ủy quyền của Thủ tướng thay mặt Chính phủ hoặc được mời.
của Chính phủ có thể trình Quốc hội bất cứ
dự án luật nào vào bất cứ thời điểm nào để
kịp thời phục vụ cho hoạt động quản lý, điều
hành của mình.
(4) Trao quyền cho Thủ tướng Chính
phủ ký trình Chủ tịch nước công bố luật,
pháp lệnh; tham mưu, trình Chủ tịch nước
đề nghị Quốc hội xem xét lại pháp lệnh
được thông qua (theo quy định tại khoản 1
Điều 88 Hiến pháp năm 2013).
5) Quy định quyền của thành viên
Chính phủ11 được tham dự và phát biểu ý
kiến tại các phiên họp Quốc hội, các phiên
họp của UBTVQH, các cuộc họp của Hội
đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
trong quá trình thẩm tra, thảo luận, xem xét,
thông qua luật, pháp lệnh
KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC CỦA CHÍNH PHỦ...
(Tiếp theo trang 10)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 14(390) T7/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_phap_luat_ve_xac_dinh_gia_tri_doanh_nghiep_trong.pdf