Về vấn đề này, điểm c khoản 4 Điều 52
Luật XLVPHC quy định “nếu hành vi thuộc
thẩm quyền xử phạt VPHC của nhiều người
thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền
xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có thẩm
quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm”. Chúng
tôi cho rằng, quy định này rất hợp lý. Bởi lẽ,
trong một vụ vi phạm với nhiều hành vi
thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau thì
không thể giao về cho bất cứ một cơ quan
chuyên môn nào, cũng không thể xé nhỏ vụ
này ra và đưa về cho từng cơ quan chuyên
ngành xử phạt13. Tuy nhiên, như đã trình bày
ở trên, trong lĩnh vực THADS do Chủ tịch
UBND các cấp không có thẩm quyền xử
phạt nên đương nhiên thẩm quyền xử phạt
trong trường hợp có nhiều vi phạm thuộc các
lĩnh vực khác nhau cũng sẽ không thuộc về
Chủ tịch UBND các cấp. Điều này gây khó
khăn cho công tác xử phạt trên thực tế, bởi
nếu chuyển cho Chủ tịch UBND xử phạt thì
trái pháp luật mà “xé lẻ” ra từng vụ việc cho
các chủ thể có thẩm quyền xử phạt thì cũng
không đúng pháp luật14.
Để khắc phục bất cập nêu trên, chúng tôi
cho rằng, cần sửa đổi Nghị định số 82 theo
hướng trao cho Chủ tịch UBND các cấp
thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực
THADS
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29Số 17 (417) - T9/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
1. Một số điểm mới của pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thi hành án dân sự
Ngày 15/7/2020, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (Nghị định số
82) quy định xử phạt vi phạm hành chính
(VPHC) trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành
chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi
hành án dân sự (THADS); phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã thay thế Nghị định số
110/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 67/2015/NĐ-CP) và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/9/2020. Liên quan đến xử
phạt VPHC trong lĩnh vực THADS, so với
trước đây Nghị định số 82 đã bổ sung một
số quy định mới đáng chú ý như sau:
Một là, bổ sung thêm các vi phạm hành
chính mới.
Điều 162 Luật Thi hành án dân sự năm
2008 (Luật THADS) quy định 10 loại VPHC
trong lĩnh vực THADS. Để cụ thể hóa việc
xử phạt đối với các vi phạm này, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 110/2013/NĐ-CP
đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Nguyễn Nhật Khanh*
Trần Quốc Minh**
*ThS.KhoaLuậtHànhchính-Nhànước,TrườngĐạihọcLuậtTp.HồChíMinh.
**ThS.KhoaLuậtHìnhsự,TrườngĐạihọcLuậtTp.HồChíMinh.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Vi phạm hành chính, xử
phạt vi phạm hành chính, thi hành
án dân sự.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 02/8/2020
Biên tập : 16/8/2020
Duyệt bài : 19/8/2020
Article Infomation:
Key words: Administrative
violations, sanctioning of
administrative violations, civil
judgment enforcement.
Article History:
Received : 02 Aug. 2020
Edited : 16 Aug. 2020
Approved : 19 Aug. 2020
Tóm tắt:
Xử phạt vi phạm hành chính được xem là một giải pháp hữu hiệu góp
phần bảo đảm hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống các vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Tuy nhiên, các quy định
của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này vẫn
còn tồn tại một số bất cập gây ra nhiều khó khăn cho công tác xử phạt
trong thực tiễn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số
bất cập của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thi hành án dân sự và đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Abstract:
Sanctioning of the administrative violations is known as a viable way
to ensure the effectiveness of the fights against and to prevent
administrative violations in the field of civil judgment enforcement.
However, a number of shortcomings still exist in the provisions of
the law on sanctioning of administrative violations, which causes
difficulties for the sanctioning in practices. In the scope of this article,
the author analyzes a number of shortcomings of the law on
sanctioning of administrative violations in the field of civil judgment
enforcement and recommends solutions for further improvements.
Số 17 (417) - T9/202030
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
67/2015/NĐ-CP (Nghị định số 110) quy
định các VPHC trong lĩnh vực THADS
(Điều 52). Tuy nhiên, quy định việc xử phạt
đối với hành vi “chống đối, cản trở hay xúi
giục người khác chống đối, cản trở; có lời
nói, hành động lăng mạ, xúc phạm người thi
hành công vụ trong thi hành án; gây rối trật
tự nơi thi hành án hoặc có hành vi vi phạm
khác gây trở ngại cho hoạt động THADS
nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm
hình sự” không được quy định trong Nghị
định này. Khắc phục bất cập trên, Nghị định
số 82 đã bổ sung quy định xử phạt đối với
các hành vi nêu trên tại điểm d, đ, e khoản 2
Điều 64; đồng thời quy định xử phạt đối với
một số vi phạm mới trong hoạt động
THADS tại điểm d, đ, e, g, h khoản 4 Điều
64. Đặc biệt, để kịp thời xử phạt các VPHC
do thừa phát lại thực hiện trong lĩnh vực
THADS, Nghị định số 8 đã bổ sung Điều 65
quy định xử phạt đối với 17 hành vi vi phạm
của thừa phát lại.
Hai là, bổ sung hình thức xử phạt và
biện pháp khắc phục hậu quả.
Nghị định số 82 bổ sung quy định áp
dụng hình thức xử phạt bổ sung “Tước quyền
sử dụng thẻ thừa phát lại” và biện pháp khắc
phục hậu quả “Buộc nộp lại số lợi bất hợp
pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”
đối với VPHC trong lĩnh vực THADS do
thừa phát lại thực hiện nhằm đáp ứng yêu
cầu xử phạt tương xứng với tính chất, mức
độ vi phạm, đồng thời hướng đến việc khôi
phục lại trật tự quản lý nhà nước (QLNN) đã
bị xâm phạm bởi các hành vi vi phạm.
Ba là, bổ sung thẩm quyền xử phạt cho
một số chức danh.
Nghị định số 82 trao thẩm quyền xử
phạt cho các chức danh gồm: Trưởng đoàn
thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra
của Sở Tư pháp (xử phạt vi phạm tại Điều
65); Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành
của Bộ Tư pháp (xử phạt vi phạm tại các
khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 64; Điều 65),
Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp (xử phạt tất cả
vi phạm tại Điều 64; Điều 65); Cục trưởng
Cục Bổ trợ tư pháp (xử phạt vi phạm tại
Điều 65); Chi cục trưởng Chi cục THADS
(xử phạt vi phạm tại khoản 1 Điều 64; khoản
1 Điều 65); Cục trưởng Cục THADS,
Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân
khu (xử phạt vi phạm tại khoản 1, 2, 3, 4 và
5 Điều 64; các khoản 1, 2 và 3, điểm a và
điểm b khoản 4 Điều 65); Tổng cục trưởng
Tổng cục THADS (xử phạt vi phạm tại Điều
64; các khoản 1, 2, 3, điểm a và điểm b
khoản 4 Điều 65)1. Như vậy, so với Nghị
định số 110, Nghị định số 82 đã bổ sung
thẩm quyền xử phạt cho Trưởng đoàn thanh
tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở
Tư pháp; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp.
Đồng thời, bãi bỏ thẩm quyền xử phạt của
Thanh tra viên Bộ Tư pháp.
Những quy định mới nêu trên được kỳ
vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu xử phạt
VPHC trong lĩnh vực THADS trong thời
gian tới. Tuy nhiên, phân tích nội dung của
Nghị định số 82 chúng tôi cho rằng, văn bản
này vẫn tồn tại một số bất cập, gây trở ngại
cho hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực
THADS.
2. Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thi hành án dân sự
2.1. Về hình thức xử phạt chính
Nghị định số 82 quy định VPHC trong
lĩnh vực THADS áp dụng hai hình thức xử
phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Trong
đó, hai VPHC có thể áp dụng cảnh cáo hoặc
phạt tiền đối với hành vi: “Đã nhận giấy
1 Điểm a, b, c, d khoản 2, khoản 3 Điều 88 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.
31Số 17 (417) - T9/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
báo, giấy triệu tập lần thứ hai của người có
thẩm quyền thi hành án nhưng không đến
địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập
mà không có lý do chính đáng” và hành vi
“thông báo không đúng về thời hạn, hình
thức của quyết định, giấy tờ, văn bản về
THADS cho đương sự và người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan theo quy định”.
Cách quy định này có ưu điểm là tạo
điều kiện cho người có thẩm quyền chủ động
trong quá trình thực hiện hoạt động QLNN
nhằm áp dụng pháp luật phù hợp với từng
hoàn cảnh, mục đích nhất định. Vì thế, tùy
vào tình hình cụ thể, người có thẩm quyền có
thể xem xét áp dụng hình thức phạt cảnh cáo
hoặc phạt tiền đối người vi phạm. Tuy nhiên,
nhược điểm của cách quy định này là trong
một số trường hợp nhất định, làm phát sinh
sự chồng chéo trong việc áp dụng hình thức
xử phạt cảnh cáo với hình thức phạt tiền.
Hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 (Luật XLVPHC) quy định:
“Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ
chức VPHC không nghiêm trọng, có tình tiết
giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng
hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi
hành vi VPHC do người chưa thành niên từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh
cáo được quyết định bằng văn bản”2. Quy
định này cho thấy, đối với cá nhân từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC thì trong mọi
trường hợp đều áp dụng hình thức xử phạt là
cảnh cáo. Do vậy, đối với nhóm đối tượng
này chỉ cần đáp ứng điều kiện về độ tuổi thì
người có thẩm quyền sẽ đương nhiên áp
dụng hình thức xử phạt cảnh cáo mà không
cần quan tâm điều kiện nào khác kèm theo.
Trong khi đó, đối với cá nhân từ đủ 16 tuổi
trở lên và tổ chức VPHC thì hình thức xử
phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng khi có đầy
đủ các điều kiện: (i) VPHC không nghiêm
trọng; (ii) có tình tiết giảm nhẹ; (iii) theo quy
định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh
cáo. Do vậy, khi áp dụng hình thức xử phạt
cảnh cáo trong thực tế, người có thẩm quyền
xử phạt phải bảo đảm VPHC đáp ứng đầy đủ
cả ba điều kiện nêu trên. Nói cách khác, nếu
thiếu một trong ba điều kiện này thì không
thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
Ví dụ, bà Nguyễn Thị A (đang mang thai
được 3 tháng) là người phải thi hành án trong
vụ án dân sự, tuy đã nhận giấy triệu tập lần
thứ hai của người có thẩm quyền thi hành án
nhưng bà A không đến địa điểm ghi trong
giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng.
Trong trường hợp này, bà A đã VPHC quy
định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định số 82 với
hình thức xử phạt chính là “Cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000
đồng”. Do bà A đang mang thai được 3
tháng nên khi xử phạt sẽ được áp dụng tình
tiết giảm nhẹ “Người VPHC là phụ nữ mang
thai” quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật
XLVPHC. Đối chiếu với các điều kiện áp
dụng hình thức xử phạt cảnh cáo có thể thấy
vi phạm của bà A đã hội đủ các điều kiện
theo luật định. Vì vậy, người có thẩm quyền
hoàn toàn có thể áp dụng hình thức xử phạt
cảnh cáo đối với VPHC nêu trên của bà A.
Tuy nhiên, đặt giả sử trường hợp này
người có thẩm quyền không xử phạt cảnh
cáo mà áp dụng phạt tiền đối với VPHC của
bà A thì hệ quả sẽ như thế nào? Theo khoản
4 Điều 23 Luật XLVPHC, đối với VPHC có
quy định áp dụng hình thức phạt tiền thì
người có thẩm quyền sẽ áp dụng mức tiền
phạt cụ thể theo hướng dẫn sau: “Mức tiền
phạt cụ thể đối với một hành vi VPHC là
mức trung bình của khung tiền phạt được
quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết
2 Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Số 17 (417) - T9/202032
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm
xuống nhưng không được giảm quá mức
tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình
tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng
lên nhưng không được vượt quá mức tiền
phạt tối đa của khung tiền phạt”. Do đó, đối
với vi phạm nêu trên thì người có thẩm
quyền cũng có thể quyết định áp dụng hình
thức phạt tiền đối với VPHC của bà A với
mức tiền phạt từ 500.000 đến dưới 750.000
đồng do có tình tiết giảm nhẹ “Người VPHC
là phụ nữ mang thai”.
Câu hỏi có tính thực tiễn đặt ra là người
có thẩm quyền sẽ dựa vào tiêu chí nào để
quyết định áp dụng hình thức xử phạt cảnh
cáo hay phạt tiền trong khi cùng một VPHC
với tính chất, mức độ nguy hiểm giống nhau.
Rõ ràng trong trường hợp này, pháp luật về
xử phạt VPHC nói chung và Nghị định số 82
nói riêng, hoàn toàn không có câu trả lời mà
việc áp dụng cảnh cáo hay phạt tiền hoàn
toàn phụ thuộc vào ý chí của người có thẩm
quyền xử phạt trên cơ sở “tùy nghi hành
chính”3. Cách quy định này vô hình trung
cũng đã đồng nhất cảnh cáo và phạt tiền,
trong khi hậu quả pháp lý của hai hình thức
xử phạt này rất khác nhau. Hình thức xử phạt
cảnh cáo mang ý nghĩa giáo dục, có mục
đích nhắc nhở chủ thể vi phạm tôn trọng và
chấp hành các quy định pháp luật về QLNN.
Trong khi đó, hình thức phạt tiền nhằm mục
đích tước đi một khoản lợi ích vật chất trực
tiếp của chủ thể vi phạm, làm cho họ bị thiệt
hại về tài sản.
Trong khi đó, việc xử phạt VPHC phải
tuân thủ một nguyên tắc quan trọng đó là
“bảo đảm công bằng”4, nội dung nguyên tắc
này đòi hỏi hoạt động xử phạt VPHC phải
bảo đảm cho người vi phạm được xử lý phù
hợp với tính chất và mức độ vi phạm, có căn
cứ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, không
làm oan, sai nhưng đồng thời phải bảo đảm
xử lý nghiêm minh5; các VPHC có tính chất,
mức độ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như
nhau thì phải bị xử phạt với hình thức giống
nhau. Tuy nhiên, với bất cập nêu trên, trong
nhiều trường hợp, nội dung của nguyên tắc
xử phạt quan trọng này không được bảo đảm
thực hiện, dẫn đến mục đích phân hóa trách
nhiệm hành chính không đạt được.
Để khắc phục bất cập này, chúng tôi cho
rằng, cần sửa đổi Nghị định số 82 theo hướng
bỏ cách quy định một VPHC trong lĩnh vực
THADS vừa có thể phạt cảnh cáo, vừa có thể
phạt tiền. Theo đó, nếu đánh giá VPHC là
không nghiêm trọng và không cần thiết phải
áp dụng hình thức phạt tiền thì quy định hành
vi đó chỉ áp dụng hình thức xử phạt chính là
cảnh cáo mà không kèm theo hình thức phạt
tiền. Cách quy định này không những giải
quyết được tình trạng không rõ ràng trong
việc áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo và
phạt tiền khi xử phạt đối với VPHC “có tình
tiết giảm nhẹ”, đồng thời cũng phù hợp với
yêu cầu của Nghị định số 81.
Bên cạnh đó, cần sửa đổi Luật
XLVPHC, theo hướng bỏ điều kiện “VPHC
có tình tiết giảm nhẹ” khi áp dụng hình thức
xử phạt cảnh cáo đối với chủ thể vi phạm là
cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, bởi trong
trường hợp VPHC chỉ bị phạt cảnh cáo
nhưng người vi phạm không có tình tiết
giảm nhẹ thì người có thẩm quyền rơi vào
tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu xử phạt
cảnh cáo mà không có tình tiết giảm nhẹ thì
không đáp ứng điều kiện áp dụng, ngược lại
nếu vì thiếu tình tiết giảm nhẹ mà bỏ qua
3 Cao Vũ Minh (2013), “Bàn về quyền tùy nghi trong hoạt động của các cơ quan hành chính”, Tạp chí Nhà
nước và pháp luật, số 11, tr.10-20.
4 Điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Việc xử phạt vi phạm hành
chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng
quy định của pháp luật”.
33Số 17 (417) - T9/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
việc xử phạt sẽ dẫn tới hệ quả là “bỏ lọt” vi
phạm, điều này hoàn toàn không phù hợp
với nguyên tắc xử phạt VPHC.
2.2. Về biện pháp khắc phục hậu quả
“Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được
do thực hiện vi phạm hành chính”
Nghị định số 82 quy định, biện pháp
“Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được
do thực hiện VPHC” được áp dụng đối với
06 hành vi vi phạm của thừa phát lại trong
lĩnh vực THADS gồm: (i) Thanh toán tiền
thi hành án không đúng thứ tự, chia tỷ lệ
không đúng quy định; (ii) Chi tiền mặt
không đúng quy định đối với trường hợp
người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ
quan, tổ chức, cá nhân có tài khoản ngân
hàng; (iii) Thu tiền thi hành án nhưng nộp
vào quỹ không đúng quy định; (iv) Thanh
toán tiền thi hành án không đúng đối tượng;
không đúng thời hạn theo quy định; (v) Xác
minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành
án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân
và những người là người thân thích của
mình, bao gồm: vợ, chồng, con đẻ, con nuôi,
cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội,
bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu,
cô, dì và anh, chị, em ruột của thừa phát lại,
của vợ hoặc chồng của thừa phát lại; cháu
ruột mà thừa phát lại là ông, bà, bác, chú,
cậu, cô, dì; (vi) Sử dụng tiền thi hành án
không đúng quy định. Tuy nhiên, Nghị định
số 82 quy định cụ thể cách tính giá trị “số lợi
bất hợp pháp”, do đó gây ra khó khăn cho
chủ thể có thẩm quyền khi áp dụng biện
pháp này trong thực tế.
Để hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện
pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có
được do thực hiện VPHC, Điều 37 Luật
XLVPHC quy định cá nhân, tổ chức vi phạm
phải nộp lại số lợi bất hợp pháp là tiền, tài
sản, giấy tờ và vật có giá có được từ VPHC
mà cá nhân, tổ chức đó đã thực hiện để sung
vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho
đối tượng bị chiếm đoạt; nếu cá nhân, tổ
chức VPHC không tự nguyện thực hiện thì
bị cưỡng chế thực hiện. Như vậy, Luật
XLVPHC đã khoanh vùng số lợi bất hợp
pháp có được từ VPHC gồm tiền, tài sản,
giấy tờ và vật có giá; đồng thời quy định rõ
số lợi bất hợp pháp do cá nhân, tổ chức
VPHC nộp lại sẽ được xử lý bằng 2 cách: (i)
Sung vào ngân sách nhà nước hoặc (ii) Hoàn
trả cho đối tượng bị chiếm đoạt. Tuy nhiên,
Luật XLVPHC chỉ mới dừng lại ở việc quy
định về các khoản lợi được coi là “số lợi bất
hợp pháp” cũng như cách thức nộp lại số lợi
bất hợp pháp mà chưa quy định về cách tính
giá trị “số lợi bất hợp pháp”6.
Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, để
hướng dẫn cách xác định số lợi bất hợp pháp
do thực hiện VPHC theo quy định tại Nghị
định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ
Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông
tư số 11/2015/TT-BKHCN trong đó có
hướng dẫn cụ thể cách xác định số lợi bất
hợp pháp có được do thực hiện VPHC.
Trong hoạt động thương mại, sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng, để hướng dẫn
cách xác định số lợi bất hợp pháp do thực
hiện VPHC trong Nghị định số
185/2013/NĐ-CP của Chính phủ7, Bộ Tài
chính đã ban hành Thông tư số
149/2014/TT-BTC quy định về số lợi bất
hợp pháp có được do thực hiện hành vi
VPHC để sung vào ngân sách nhà nước.
5 Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ biên), “Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012” (Tái bản
lần thứ 1), Nxb. Hồng Đức, năm 2017, tr.135.
6 Nguyễn Nhật Khanh (2018), “Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do
thực hiện vi phạm hành chính”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 07, tr.46, 48.
7 Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015/NĐ-CP và Nghị định số 141/2018/NĐ-CP.
Số 17 (417) - T9/202034
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí,
hóa đơn, Bộ Tài chính cũng đã ban hành
Thông tư số 31/2014/TT-BTC hướng dẫn xử
phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá
tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP8, trong đó
có quy định về cách xác định số tiền thu lợi
do VPHC.
Do đã có quy định hướng dẫn cụ thể thế
nào là “số lợi bất hợp pháp” nên ở các lĩnh
vực nêu trên, việc áp dụng biện pháp “buộc
nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực
hiện VPHC” trở nên dễ dàng. Trong khi đó,
đối với VPHC của thừa phát lại trong lĩnh
vực THADS, vì chưa có quy định hướng dẫn
cụ thể cách xác định “số lợi bất hợp pháp”
nên việc giải quyết bài toán này là điều
không hề đơn giản, dẫn đến việc áp dụng
biện pháp này gặp nhiều khó khăn, gây lúng
túng cho người có thẩm quyền xử phạt.
Để khắc phục bất cập này, chúng tôi cho
rằng cần sửa đổi Nghị định số 82 theo hướng
bổ sung quy định về cách xác định “số lợi
bất hợp pháp” đối với VPHC do thừa phát
lại thực hiện trong lĩnh vực THADS làm cơ
sở cho việc áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp
có được do thực hiện VPHC”.
2.3. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Thứ nhất, sự chồng chéo giữa các văn
bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) về thẩm
quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực THADS
Do tầm quan trọng của thẩm quyền xử
phạt VPHC nên Luật XLVPHC đã khái quát
hóa thành nguyên tắc xử phạt là “việc xử phạt
VPHC được tiến hành nhanh chóng, công
khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm
công bằng, đúng quy định của pháp luật”9.
Với bản chất là hoạt động thực thi quyền lực
nhà nước nên việc xử phạt VPHC phải do các
chủ thể có thẩm quyền thực hiện, điều này bảo
đảm tính hợp pháp của việc xử phạt. Tuy
nhiên, quy định về thẩm quyền xử phạt VPHC
trong lĩnh vực THADS vẫn chưa có sự thống
nhất giữa các VBQPPL có liên quan.
Một là, sự chồng chéo giữa Luật
THADS và Luật XLVPHC về thẩm quyền xử
phạt trong lĩnh vực THADS.
Theo quy định của Điều 163 Luật
THADS, những người sau đây có quyền xử
phạt VPHC trong THADS: i. Chấp hành
viên đang giải quyết việc thi hành án; ii. Tổ
trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ án
phá sản; iii. Thủ trưởng cơ quan THADS cấp
huyện; iv. Thủ trưởng cơ quan THADS cấp
tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp
quân khu. Trong khi đó, Điều 49 Luật
XLVPHC quy định thẩm quyền xử phạt cho
các chức danh trong cơ quan THADS gồm:
i. Chấp hành viên THADS đang thi hành
công vụ; ii. Chi Cục trưởng Chi cục
THADS; iii. Chấp hành viên THADS là Tổ
trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ
việc phá sản; iv. Cục trưởng Cục THADS,
Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân
khu; v. Tổng cục trưởng Tổng cục THADS.
Quy định về thẩm quyền xử phạt của hai
văn bản luật trên cho thấy, chưa có sự thống
nhất về thẩm quyền xử phạt của các chức
danh trong cơ quan THADS. Luật THADS
không quy định thẩm quyền xử phạt cho
Tổng cục trưởng Tổng cục THADS, trong
khi Luật XLVPHC lại trao thẩm quyền xử
phạt cho chức danh này. Vậy câu hỏi đặt ra
là sẽ áp dụng quy định nào để xác định Tổng
cục trưởng Tổng cục THADS có thẩm quyền
xử phạt trong lĩnh vực THADS hay không?
8 Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 49/2016/NĐ-CP.
9 Cao Vũ Minh (2020), “Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01, tr.17, 18.
35Số 17 (417) - T9/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
10 Điều 9 Luật Phá sản năm 2004.
Xét về hiệu lực áp dụng, khoản 3 Điều
156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015 (Luật BHVBQPPL) quy
định: “Trong trường hợp các VBQPPL do
cùng một cơ quan ban hành có quy định
khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng
quy định của VBQPPL ban hành sau”. Như
vậy, trong trường hợp này, quy định của Luật
XLVPHC được áp dụng và Tổng cục trưởng
Tổng cục THADS sẽ có thẩm quyền xử phạt.
Tuy nhiên, ngày 25/11/2014, Quốc hội
thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật THADS; trong đó, khoản 49 Điều
1 sửa đổi, bổ sung thẩm quyền xử phạt
VPHC trong lĩnh vực THADS nhưng không
ghi nhận thẩm quyền xử phạt cho chức danh
Tổng cục trưởng Tổng cục THADS. Vận
dụng quy định về hiệu lực áp dụng của Luật
BHVBQPPL thì Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật THADS năm 2014 có giá
trị áp dụng nên Tổng cục trưởng Tổng cục
THADS sẽ không có thẩm quyền xử phạt.
Do đó, nếu dựa vào thời điểm ban hành để
xác định hiệu lực áp dụng của VBQPPL thì
câu chuyện mâu thuẫn, chồng chéo về thẩm
quyền xử phạt trong lĩnh vực THADS giữa
các văn bản này sẽ không có hồi kết, từ đó
tạo ra sự lúng túng khi áp dụng pháp luật.
Ngoài ra, khoản 49 Điều 1 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật THADS năm
2014 đã bãi bỏ quy định về thẩm quyền xử
phạt VPHC của Tổ trưởng tổ quản lý, thanh
lý tài sản của vụ án phá sản cho phù hợp với
Luật Phá sản năm 2014. Trước đây, Luật Phá
sản năm 2004 quy định việc quản lý, thanh
lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm
vào tình trạng phá sản do Tổ quản lý, thanh
lý tài sản thực hiện. Tổ quản lý, thanh lý tài
sản được thành lập bởi quyết định của Thẩm
phán, trong đó chấp hành viên của cơ quan
thi hành án cùng cấp sẽ làm Tổ trưởng10. Do
vậy, Luật THADS và Luật XLVPHC mới
trao thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh
vực THADS cho Chấp hành viên THADS là
Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ
việc phá sản. Tuy nhiên, Luật Phá sản năm
2014 đã thay thế chế định Tổ quản lý, thanh
lý tài sản bằng một chế định Quản tài viên
và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Việc quản lý, thanh lý tài sản của doanh
nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
trong quá trình giải quyết phá sản sẽ do
Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý,
thanh lý tài sản thực hiện. Do chức danh Tổ
trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của vụ án
phá sản không còn tồn tại, nên việc bãi bỏ
thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực
THADS của chức danh này là hợp lý. Tuy
nhiên, sửa đổi này vẫn chưa dứt điểm vì Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
THADS năm 2014 chỉ bãi bỏ thẩm quyền xử
phạt của Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài
sản của vụ án phá sản trong Luật THADS
chứ không bãi bỏ quy định về thẩm quyền
xử phạt của chức danh này trong Luật
XLVPHC nên vẫn tồn tại mâu thuẫn về thẩm
quyền xử phạt.
Hai là, sự chồng chéo giữa Luật THADS
và các Nghị định của Chính phủ về thẩm
quyền xử phạt trong lĩnh vực THADS.
Như đã trình bày ở trên, Nghị định số
110/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 67/2015/NĐ-CP) và Nghị định số 82
đều trao thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực
THADS cho các chức danh thuộc hai nhóm
cơ quan là cơ quan thanh tra và cơ quan
THADS. Tuy nhiên, Luật THADS và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
THADS năm 2014 chỉ quy định thẩm quyền
xử phạt cho các chức danh thuộc cơ quan
THADS, chứ không trao thẩm quyền xử
phạt cho các chức danh trong cơ quan thanh
Số 17 (417) - T9/202036
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
11 Nguyễn Cửu Việt (2013), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.186.
12 Khoản 3 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
13 Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nxb. Hồng
Đức, năm 2017, tr.373.
14 Cao Vũ Minh (2020), “Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01, tr.24.
tra. Như vậy, trong lĩnh vực THADS, giữa
các VBQPPL này không có sự thống nhất về
thẩm quyền xử phạt.
Để giải quyết các bất cập trên, chúng tôi
cho rằng cần rà soát các quy định về thẩm
quyền xử phạt trong lĩnh vực THADS trong
các VBQPPL nêu trên để thống nhất thẩm
quyền xử phạt cho các chức danh cụ thể, qua
đó loại bỏ các mâu thuẫn, chồng chéo giữa
các VBQPPL với nhau để bảo đảm sự thống
nhất trong hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp
lý cho việc thực hiện xử lý đối với các
VPHC trong lĩnh vực THADS nhằm duy trì
và bảo đảm trật tự QLNN.
Thứ hai, việc không trao thẩm quyền xử
phạt VPHC trong lĩnh vực THADS cho Chủ
tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp sẽ
làm phát sinh một số bất cập khi xác định
thẩm quyền xử phạt trong thực tế.
Xét ở góc độ lý luận, UBND là cơ quan
hành chính nhà nước có thẩm quyền
chung11 - quản lý mọi ngành, mọi lĩnh vực
trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền
được phân cấp. Từ đó, Luật XLVPHC đã
trao cho người đứng đầu UBND các cấp là
Chủ tịch UBND thẩm quyền xử phạt VPHC
trong các lĩnh vực QLNN ở địa phương12.
Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định số
82, trong lĩnh vực THADS, Chủ tịch
UBND các cấp không có thẩm quyền xử
phạt VPHC.
Có thể thấy rằng, Luật XLVPHC là luật
khung quy định các vấn đề chung liên quan
đến xử phạt VPHC, trong đó có thẩm quyền
xử phạt, thẩm quyền xử phạt trong các lĩnh
vực QLNN cụ thể sẽ do Chính phủ quyết
định. Do vậy, việc Nghị định số 82 không
trao quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực
THADS cho Chủ tịch UBND các cấp có thể
dựa trên lý do đặc thù của từng lĩnh vực
QLNN. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý phát sinh
là trường hợp một cá nhân, tổ chức cùng lúc
thực hiện nhiều VPHC thuộc các lĩnh vực
khác nhau trong đó có vi phạm thuộc lĩnh
vực THADS thì chủ thể nào sẽ có thẩm
quyền xử phạt?
Về vấn đề này, điểm c khoản 4 Điều 52
Luật XLVPHC quy định “nếu hành vi thuộc
thẩm quyền xử phạt VPHC của nhiều người
thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền
xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có thẩm
quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm”. Chúng
tôi cho rằng, quy định này rất hợp lý. Bởi lẽ,
trong một vụ vi phạm với nhiều hành vi
thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau thì
không thể giao về cho bất cứ một cơ quan
chuyên môn nào, cũng không thể xé nhỏ vụ
này ra và đưa về cho từng cơ quan chuyên
ngành xử phạt13. Tuy nhiên, như đã trình bày
ở trên, trong lĩnh vực THADS do Chủ tịch
UBND các cấp không có thẩm quyền xử
phạt nên đương nhiên thẩm quyền xử phạt
trong trường hợp có nhiều vi phạm thuộc các
lĩnh vực khác nhau cũng sẽ không thuộc về
Chủ tịch UBND các cấp. Điều này gây khó
khăn cho công tác xử phạt trên thực tế, bởi
nếu chuyển cho Chủ tịch UBND xử phạt thì
trái pháp luật mà “xé lẻ” ra từng vụ việc cho
các chủ thể có thẩm quyền xử phạt thì cũng
không đúng pháp luật14.
Để khắc phục bất cập nêu trên, chúng tôi
cho rằng, cần sửa đổi Nghị định số 82 theo
hướng trao cho Chủ tịch UBND các cấp
thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực
THADS n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_phap_luat_ve_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_trong_lin.pdf