“Điều 211. Thủ tục hỏi người làm
chứng
1. Theo yêu cầu của KSV, người bào
chữa, hoặc khi cần thiết chủ tọa phiên tòa có
thể quyết định cách ly người làm chứng để
cho họ không nghe được lời khai của nhau
hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.
Nếu lời khai của người làm chứng và bị cáo
có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa
có thể cách ly bị cáo trước khi hỏi người làm
chứng.
Người làm chứng được cách ly trước khi
được hỏi về vụ án, hoặc trước khi hỏi bị cáo,
hoặc khi người làm chứng và bị cáo đang trả
lời việc xét hỏi thì có thể bị tạm dừng và thực
hiện việc cách ly đối với họ.
4. Người làm chứng đã trình bày xong
nếu không cần phải trình bày gì thêm hoặc
lời khai của họ không có mâu thuẫn, giả tạo
thì họ có thể được rời phòng xử án khi phiên
tòa đang tiếp tục.
5. .”
Năm là, kiến nghị bổ sung trường hợp
bắt buộc phải công bố những lời khai tại Cơ
quan điều tra khi bị cáo chối tội và khi cần
phải đối chất tại khoản 2 Điều 208 Bộ luật
TTHS, vì trên thực tế xảy ra nhiều phiên
tranh tụng bị cáo không nhận tội, hoặc không
thừa nhận hành vi nào đó xuyên suốt từ quá
trình điều tra cho đến khi xét hỏi tại phiên
tòa. Cụ thể khoản 2 Điều 208 Bộ luật TTHS
được thiết lập như sau:
“Điều 208. Công bố những lời khai tại
Cơ quan điều tra
1. .
2. Chỉ được công bố những lời khai tại
Cơ quan điều tra trong những trường hợp sau
đây:
.
d) Bị cáo chối tội hoặc không thừa nhận
một trong những hành vi phạm tội do mình
gây ra, hoặc HĐXX xét thấy cần phải đối
chất tại phiên tòa”.
Sáu là, kiến nghị mở rộng đối tượng của
vật chứng và vật thể được đưa ra xem xét tại
phiên tòa theo quy định tại khoản 1 Điều 212
Bộ luật TTHS, gồm băng ghi âm, ghi hình và
phim, nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.
Cụ thể khoản 1 Điều 212 được thiết lập như
sau (bao gồm đặt tên gọi mới của điều luật
là “Xem xét vật chứng và vật thể liên quan
đến vụ án” thay cho tên gọi cũ là “Xem xét
vật chứng”).
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOAÂN THIÏåN QUY ÀÕNH CUÃA BÖÅ LUÊÅT TÖË TUÅNG HÒNH SÛÅ NÙM 2003
VÏÌ THUÃ TUÅC XEÁT HOÃI TAÅI PHIÏN TOÂA SÚ THÊÍM
NGUYỄN NGỌC KIỆN*
1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2003 về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa
sơ thẩm
1.1. Thủ tục trình bày cáo trạng
Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố
tụng hình sự (TTHS) năm 2003 thì trước khi
tiến hành xét hỏi, kiểm sát viên (KSV) đọc
cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung, nếu có.
Cần khẳng định rằng, đọc cáo trạng không
phải là hoạt động xét hỏi, mà là một thủ tục
TTHS bắt buộc tạo cơ sở cho hoạt động xét
hỏi liền ngay sau đó. Đồng thời với đọc cáo
trạng, KSV được trình bày ý kiến bổ sung,
nếu có. Vấn đề đặt ra ở đây là, việc bổ sung
của KSV chỉ để làm rõ, giải thích cáo trạng
hay bao gồm cả những tình tiết vụ án?
Ở nước ta, Viện kiểm sát thường lập cáo
trạng rất dài, phải công bố tốn rất nhiều thời
gian của phiên tòa. Cáo trạng đã tổng hợp
đầy đủ các vấn đề cần phải giải quyết trong
vụ án thì việc xét hỏi, lập luận, đưa ra chứng
cứ tranh tụng tại Tòa án sẽ mất đi tính hấp
dẫn. Cáo trạng trước đó đã được giao cho bị
cáo và người tham gia tố tụng1, giao cho Tòa
án và Cơ quan điều tra thì việc công bố lại
một lần nữa tại phiên tòa là không cần thiết,
lãng phí rất nhiều thời gian của phiên tranh
tụng. Để tránh khỏi định kiến thì nhiều nước
trên thế giới không có thủ tục đọc cáo trạng,
thậm chí cáo trạng được xây dựng rất vắn tắt
và chỉ giao cho Hội đồng xét xử (HĐXX)
trước khi bước vào hoạt động xét hỏi.
Pháp luật TTHS hiện hành không quy định
thủ tục trình bày ý kiến của bị cáo về sự buộc
tội của KSV và đưa ra ý kiến về việc có nhận
tội hay không trước khi bước vào hoạt động xét
hỏi. Việc quy định bị cáo được đưa ra ý kiến
lập luận về nội dung buộc tội (có nhận tội hay
không, đồng ý hay không một phần hay toàn
bộ nội dung bị cáo buộc, lý do?) giúp cho định
hướng hoạt động tố tụng tiếp theo được thuận
lợi, là cách thức thực hiện quyền bào chữa,
quyền không phải chứng minh là mình vô tội.
Bên cạnh đó, pháp luật TTHS cũng chưa đặt ra
thủ tục người bị hại trình bày lời buộc tội, nếu
vụ án được khởi tố theo yêu cầu của họ. Trong
vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại,
xảy ra hai khả năng: thứ nhất, người bị hại tự
mình thực hiện việc buộc tội và không cần phải
KSV tham gia phiên tòa; thứ hai, người bị hại
và KSV cùng thực hiện việc buộc tội, trường
hợp này KSV phải tham gia phiên tòa. Ở
43NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
* ThS. Trường Đại học Luật - Đại học Huế.
1 Ở nước ta, thủ tục tố tụng chưa quy định phải giao cáo trạng cho bị hại và người tham gia tố tụng khác là một bất cập.
trường hợp thứ hai, phương thức, thời điểm
buộc tội có thể khác nhau. Đó là người bị hại
có thể tự mình hoặc người đại diện trình bày
lời buộc tội ngay sau khi KSV đọc cáo trạng
tại phiên tòa.
1.2. Chủ thể và phạm vi xét hỏi
Theo quy định tại Chương XX của Bộ
luật TTHS (Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa) thì
có thể phân chủ thể xét hỏi thành hai nhóm
đối tượng. Nhóm thứ nhất là người tiến hành
tố tụng và nhóm thứ hai là người tham gia tố
tụng. Ở nhóm thứ nhất, chủ thể xét hỏi gồm
có thẩm phán chủ tọa, các hội thẩm và KSV;
nhóm thứ hai, chủ thể xét hỏi gồm có: người
bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương
sự, người giám định, bị cáo; người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án,
người đại diện hợp pháp của những người
này; người làm chứng.
Vấn đề đặt ra là thủ tục xét hỏi chỉ xác
lập quyền xét hỏi trực tiếp thuộc về các thành
viên HĐXX, KSV và người bào chữa (nhóm
thứ nhất), còn các chủ thể xét hỏi khác
(nhóm thứ hai) chỉ có quyền xét hỏi gián
tiếp. Nghĩa là việc đặt câu hỏi phải thông qua
đề nghị HĐXX và HĐXX là người đặt câu
hỏi. Như vậy, ở đây đã xảy ra sự giới hạn và
sự phụ thuộc trong hoạt động xét hỏi, ảnh
hưởng đến việc thực hiện quyền của chủ thể
tham gia tố tụng và hiệu quả chứng minh bị
giảm sút.
Về phạm vi xét hỏi, được quy định tại
khoản 3 Điều 209 Bộ luật TTHS, đó là,
“KSV hỏi về những tình tiết của vụ án liên
quan đến việc buộc tội, gỡ tội bị cáo. Người
bào chữa hỏi về những tình tiết liên quan đến
việc bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự hỏi về những tình tiết liên quan đến
việc bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những
người tham gia phiên tòa có quyền đề nghị
với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình
tiết liên quan đến vụ án”. Quy định này vẫn
còn một số hạn chế là:
Một là, theo quy định của Bộ luật TTHS
thì HĐXX chịu trách nhiệm chính trong hoạt
động xét hỏi, có toàn quyền quyết định hỏi mọi
vấn đề trong vụ án. Dẫn đến một hệ quả tất yếu
là thực tế HĐXX đã lạm dụng hoạt động xét
hỏi; hỏi tường tận mọi vấn đề làm cho KSV và
người bào chữa không còn gì để hỏi. KSV
thường tìm xem có vấn đề gì HĐXX chưa hỏi
để đặt câu hỏi tránh bị trùng lặp.
Hai là, việc xác định giới hạn phạm vi
xét hỏi chưa hợp lý. Theo đó, KSV được hỏi
về những tình tiết liên quan đến việc buộc
tội, gỡ tội. Hiểu và xác định như thế nào là
một tình tiết liên quan đến việc buộc tội và
không liên quan đến việc buộc tội? Chắc
chắn là không thể xác định đúng và đủ được.
Ví dụ, KSV cần phải hỏi để làm rõ hóa đơn
viện phí, ngày công lao động và thu nhập
thực tế của người bị hại để xác định trách
nhiệm bồi thường dân sự, hoặc là thủ tục xử
lý vật chứng, tài sản trong vụ án v.v.. thì có
phải là tình tiết buộc tội không? Giới hạn nội
dung xét hỏi của KSV đã hạn chế quyền hạn
chứng minh của chủ thể này, và trên thực tế
phạm vi xét hỏi như vậy đã không được KSV
xác định. Chủ thể này có thể hỏi bất kỳ vấn
đề nào liên quan đến vụ án. Bên cạnh đó,
phạm vi xét hỏi của KSV còn là những tình
tiết liên quan đến gỡ tội. Điều này có mâu
thuẫn chăng, vì tại phiên tòa, KSV chỉ làm
chức năng buộc tội, sao lại còn phải hỏi gỡ
tội? Ở đây có thể giải thích rằng, ở nước ta
Viện kiểm sát vừa thực hiện chức năng thực
hành quyền công tố nhà nước, vừa thực hiện
chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Tại phiên tòa, KSV vừa phải giữ quyền công
tố, tiến hành buộc tội, vừa phải kiểm sát hoạt
động xét xử của HĐXX để khắc phục vi
phạm tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích của bị
cáo và người tham gia tố tụng. Đơn cử như
HĐXX đã bỏ qua thủ tục giải thích quyền và
nghĩa vụ của người bào chữa hoặc người
tham gia tố tụng nào đó, hoặc thành viên
HĐXX không đúng, có vi phạm v.v.., lúc này
KSV trực tiếp yêu cầu HĐXX khắc phục
44 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
ngay. Do đó, nhiệm vụ được pháp luật TTHS
đặt ra là các cơ quan tiến hành tố tụng nói
chung, KSV nói riêng không được làm oan
người vô tội. Như vậy, không đơn thuần là
KSV chỉ đặt câu hỏi để buộc tội. Điều này là
có lợi cho hoạt động của bên bào chữa và bị
cáo. Trong trường hợp này, có thể nhìn thấy
ở đó sự hợp tác của KSV với người bào chữa
chứ không hoàn toàn là xét hỏi mang tính đối
tụng nữa.
Ba là, người bào chữa hỏi về những tình
tiết liên quan đến việc bào chữa, và người
bảo vệ quyền lợi của đương sự hỏi về những
tình tiết liên quan đến bảo vệ quyền lợi của
đương sự. Việc giới hạn như vậy cũng không
thể xác định được tình tiết nào là liên quan
hay không liên quan đến việc bào chữa, việc
bảo vệ quyền lợi của đương sự. Thực tế tại
phiên tòa sơ thẩm không thể phân định hay
bắt buộc các chủ thể xét hỏi và chủ thể đề
nghị xét hỏi làm đúng phạm vi xét hỏi như
vậy. Vì xét hỏi gắn liền với việc chứng minh,
với nhiều đối tượng chứng minh khác nhau
cần phải hỏi toàn diện và phải có phương
pháp, nghệ thuật trong hoạt động nghiệp vụ,
nghề nghiệp thì mới đạt hiệu quả. Dù biết
rằng nhà làm luật với ý chí mong muốn là
tránh cho việc xét hỏi lan man, kéo dài không
cần thiết, nhưng muốn vậy thì phải xác định
lại thủ tục, phương pháp xét hỏi, chứ không
phải là đặt ra phạm vi để giới hạn.
1.3. Phương pháp và trình tự xét hỏi
- Về phương pháp xét hỏi. Theo quy định
tại Điều 207, Điều 209, Điều 210, Điều 211
và Điều 215 của Bộ luật TTHS, có thể phân
chia các phương pháp xét hỏi như sau: xét hỏi
từng người, xét hỏi bổ sung, xét hỏi kết hợp
với biện pháp cách ly bị cáo và người làm
chứng, xét hỏi kết hợp với công bố lời khai
tại cơ quan điều tra, xem xét vật chứng, xem
xét tại chỗ và trình bày, công bố các tài liệu
của vụ án. Trong các phương pháp xét hỏi đó,
chúng ta chú ý đến phương pháp xét hỏi kết
hợp với biện pháp cách ly bị cáo và người
làm chứng. Phương pháp này với ý nghĩa là
tạo tâm lý thuận lợi cho người khai, làm cho
người được xét hỏi không nghe được lời khai
của nhau hoặc tiếp xúc với những người có
liên quan. Trong quá trình xét hỏi, chủ tọa
phiên tòa có thể cho cách ly các bị cáo với
nhau, cách ly bị cáo với người làm chứng và
cách ly người làm chứng với nhau.
Vấn đề đặt ra, một là, các quy phạm của
Bộ luật TTHS nêu trên chỉ quy định cho
HĐXX được áp dụng biện pháp cách ly
trong xét hỏi, còn các chủ thể khác như KSV,
người bào chữa, bị cáo và người tham gia tố
tụng khác muốn áp dụng thủ tục này phải
thông qua đề nghị HĐXX (thực tế hiếm khi
gặp)2. Đó là một hạn chế, ảnh hưởng đến
quyền chứng minh thông qua tranh tụng của
các bên. Do vậy, pháp luật tố tụng không
những phải mở rộng về chủ thể có quyền yêu
cầu, đề nghị chủ tọa áp dụng biện pháp cách
ly, mà về thời gian thực hiện cách ly phải quy
định cụ thể cả trước và trong khi xét hỏi để
tạo ra sự linh động, hiệu quả. Hai là, trên
phương diện thực tiễn, HĐXX hiếm khi thực
hiện biện pháp cách ly trong xét hỏi như đã
nêu, cho dù vụ án đó phải cách ly. Lý do là dự
đoán lời khai của bị cáo có trái ngược nhau
hay không, người làm chứng khai có ảnh
hưởng đến bị cáo, đến người làm chứng đối
lập hay không thì rất khó và do luật chưa quy
định cụ thể người tham gia tố tụng được yêu
cầu, đề nghị chủ tọa phiên tòa thực hiện biện
pháp cách ly. Ba là, về mặt kỹ thuật lập pháp,
khoản 2 Điều 204 Bộ luật TTHS chỉ nên quy
định về giải thích quyền và nghĩa vụ cho
người làm chứng, còn biện pháp cách ly đối
45NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
2 Pháp luật nhiều nước trên thế giới quy định rõ ràng quyền đề nghị này, như Pháp, Nga, Nhật Bản. Ở Pháp còn quy định
Công tố viên, bị cáo và người tham gia tố tụng khác có quyền đề nghị chủ tọa cách ly người làm chứng trước khi xét hỏi;
Ở Nhật, việc cách ly bị cáo khi lấy lời khai người làm chứng chỉ khi có mặt luật sư của bị cáo tại phiên tòa...
với chủ thể này nên được quy định thống nhất
tại Điều 211 Bộ luật TTHS, nhằm tránh cùng
vấn đề nhưng lại được quy định tản mạn.
Bên cạnh đó còn phải chú ý đến phương
pháp xét hỏi kết hợp với xem xét vật chứng.
Vật chứng là một nguồn chứng cứ có giá trị
chứng minh cao nhất, nhưng Điều 212 Bộ
luật TTHS lại không quy định bắt buộc là
trong quá trình xét hỏi, chủ tọa phiên tòa phải
để cho bị cáo, người làm chứng hoặc những
người tham gia tố tụng khác trực tiếp xem
xét vật chứng và đưa ra lời nhận xét3. Vì thế
mà trên thực tế hầu hết các phiên tòa hình sự
sơ thẩm ở nước ta chưa coi trọng việc trưng
diện vật chứng ra trước tòa để kết hợp với
việc xét hỏi, hoặc là khi cần phải đưa vật
chứng ra để chứng minh thì Tòa án chỉ đưa
biên bản xác nhận vật chứng. Đó là một
trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả
chứng minh. Bên cạnh vật chứng và ảnh, thì
cần thiết phải bổ sung quy định công bố băng
ghi âm hoặc ghi hình và phim đáp ứng yêu
cầu thực tiễn.
- Về trình tự xét hỏi. Theo quy định tại
Điều 207 Bộ luật TTHS thì lần lượt chủ tọa
hỏi trước rồi đến các hội thẩm, sau đó đến
KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi
của đương sự. Vận dụng quy định này trong
những năm qua, HĐXX đã đảm trách chính
hoạt động xét hỏi, khiến cho KSV và người
bào chữa bị lu mờ, và sự áp đặt chính kiến
của HĐXX là không thể tránh khỏi. Chính vì
trình tự xét hỏi và trách nhiệm xét hỏi không
hợp lý, đã không làm rõ được các chức năng
cơ bản tại phiên tòa; không bảo đảm yếu tố
bình đẳng trong hoạt động tranh tụng.
Trong thời gian qua có nhiều ý kiến cho
rằng, khi cải cách, sửa đổi thủ tục xét hỏi thì
nên để cho HĐXX làm vai trò “trọng tài”,
đứng giữa các bên để đưa ra phán quyết như
ở nhiều nước trên thế giới theo hệ tranh tụng.
Thiết nghĩ, không nên hiểu và thiết kế vai trò
của HĐXX trong xét hỏi là “trọng tài”. Như
vậy sẽ rập khuôn, làm cho HĐXX sẽ bị động.
Vì vậy, cần quy định để cho HĐXX xét hỏi
sau cùng, với vai trò phụ, chỉ hỏi bổ sung khi
các tình tiết vụ án chưa được làm rõ.
2. Hoàn thiện Bộ luật luật Tố tụng hình sự
năm 2003 về các quy định thủ tục xét hỏi
tại phiên tòa sơ thẩm
Một là, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều
206 Bộ luật TTHS về thủ tục trình bày cáo
trạng: i) đổi tên gọi điều luật là “Đọc bản cáo
trạng” thành “Trình bày lời buộc tội và ý kiến
của bị cáo”; ii) về nội dung điều luật: loại bỏ
thủ tục đọc cáo trạng của KSV tại phiên tòa
hình sự sơ thẩm nhằm khắc phục hạn chế,
vướng mắc của nó, thay vào đó là bổ sung
thủ tục trình bày lời buộc tội của KSV và giải
thích, bổ sung luận điểm truy tố nếu cần
thiết; bổ sung thủ tục người bị hại trình bày
ý kiến buộc tội trong trường hợp khởi tố vụ
án theo yêu của họ; bổ sung thủ tục chủ tọa
phiên tòa hỏi bị cáo có hiểu nội dung buộc
tội hay không, có nhận tội hay không và có
cần trình bày ý kiến của bị cáo về việc bị
KSV cáo buộc hay không. Cụ thể Điều 206
được thiết kế như sau:
“Điều 206. Trình bày lời buộc tội và ý
kiến của bị cáo
Trước khi tiến hành xét hỏi, KSV trình
bày lời buộc tội; giải thích, bổ sung làm rõ
nội dung luận điểm truy tố, nếu có. Người bị
hại hoặc người đại diện của họ có mặt tại
phiên tòa trình bày lời buộc tội trong trường
hợp vụ án bắt buộc phải khởi tố theo yêu cầu
của họ.
Sau đó chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo về
việc có hiểu nội dung buộc tội hay không, có
nhận tội hay không và bị cáo (kể cả người
46 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
3 Trường hợp vật chứng không thể đưa đến phiên tòa thì khi có yêu cầu của các bên tham gia phiên tòa, hoặc xét thấy cần
thiết mới đến nơi gửi/giữ vật chứng để xem xét.
bào chữa cho bị cáo) có cần bày tỏ thái độ
với lời buộc tội hay không”.
Hai là, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều
207 Bộ luật TTHS về trình tự xét hỏi, bằng
việc đổi tên gọi điều luật là “Trình tự xét hỏi”
thành “Phương pháp xét hỏi và trình tự xét
hỏi”. Về nội dung điều luật: i) bổ sung quyền
xét hỏi trực tiếp của bị cáo và người tham gia
tố tụng khác để bảo đảm quyền chất vấn trực
tiếp và đối mặt với những cáo buộc lẫn nhau
từ hai phía buộc tội và bào chữa. Điều đó làm
tăng cường yếu tố tranh tụng. Các chủ thể
này có quyền được xét hỏi trực tiếp theo
trình tự, chỉ đề nghị HĐXX khi muốn hỏi bổ
sung; ii) bổ sung cụ thể hơn về các phương
pháp xét hỏi nhằm tạo ra sự linh hoạt. Đó là
đặt KSV chịu trách nhiệm chính trong việc
xét hỏi, HĐXX chỉ hỏi bổ sung khi thấy cần
thiết; chủ thể xét hỏi được quyền lựa chọn bị
cáo hoặc người tham gia tố tụng nào trước
để hỏi; khắc phục thực trạng trong hoạt động
xét hỏi không gắn với việc trưng diện và làm
rõ vật chứng, cũng như bị cáo và người tham
gia tố tụng khác không được nhận xét vật
chứng tại phiên tòa (chỉ xem qua biên bản
mô tả vật chứng trong giai đoạn điều tra); iii)
nhằm khắc phục bất cập trong việc điều
khiển phiên tòa, tạo ra sự bình đẳng, dân chủ
trong hoạt động tranh tụng, kiến nghị bổ
sung quy định chủ tọa phiên tòa không được
hạn chế thời gian xét hỏi, nhưng có quyền cắt
những câu hỏi có tính gợi ý, vòng vo, hoặc
không liên quan đến vụ án. Cụ thể, Điều 207
nên được thiết kế như sau:
“Điều 207. Phương pháp và trình tự
xét hỏi
1. KSV phải xác định đầy đủ các tình tiết
về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo
thứ tự xét hỏi hợp lý. KSV hỏi bị cáo trước,
khi cần thiết thì có thể hỏi người bị hại,
người làm chứng trước.
2. KSV hỏi trước rồi đến người bào
chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự,
bị cáo và người tham gia tố tụng khác, sau
đó đến HĐXX.
Bị cáo và người tham gia tố tụng khác
có quyền trực tiếp đặt câu hỏi đối với bị cáo
và người tham gia tố tụng khác. HĐXX chỉ
hỏi khi xét thấy việc xét hỏi chưa đầy đủ hoặc
có mâu thuẫn.
3. Khi xét hỏi, KSV, người bào chữa và
HĐXX phải xem xét vật chứng trong vụ án;
trong quá trình xét hỏi, chủ tọa phiên tòa
phải để cho bị cáo, người làm chứng hoặc
những người tham gia tố tụng khác trực tiếp
xem xét vật chứng và đưa ra lời nhận xét.
4. Chủ tọa phiên tòa không được hạn
chế thời gian xét hỏi, tạo điều kiện cho người
bào chữa, người tham gia tố tụng đặt câu
hỏi, nhưng có quyền cắt những câu hỏi có
tính gợi ý, vòng vo lặp lại hoặc không liên
quan đến vụ án”.
Ba là, kiến nghị sửa đổi Điều 209 Bộ luật
TTHS về hỏi bị cáo. Theo đó, loại bỏ khoản
2 của Điều luật này. Bởi vì, nội dung của quy
định này cho thấy sự lặp lại, khó hiểu và
rườm rà, đó là: bị cáo trình bày ý kiến về bản
cáo trạng và những tình tiết vụ án, sau đó
HĐXX hỏi thêm những điểm mà bị cáo trình
bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Ngoài
ra, cần loại bỏ khoản 3 Điều luật này. Bởi vì
ở đó đã giới hạn nội dung xét hỏi của KSV,
người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của
đương sự (chỉ được hỏi những tình tiết liên
quan đến việc buộc tội, gỡ tội, việc bào chữa,
việc bảo vệ quyền lợi của đương sự) là thiếu
tính khả thi. Nó cũng không đạt được mục
đích của nhà làm luật là tránh cho việc xét hỏi
thiếu trọng tâm, bị kéo dài. Về mặt quy phạm,
vô hình trung nó đã bó hẹp những vấn đề cần
phải chứng minh trong vụ án.
Bốn là, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy
định tại Điều 204 Bộ luật TTHS về giải thích
quyền, nghĩa vụ và cách ly người làm chứng
và Điều 211 Bộ luật TTHS về hỏi người làm
chứng. Theo đó, mở rộng các chủ thể là KSV,
47NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
người bào chữa và bị cáo, người tham gia tố
tụng khác có quyền đưa ra yêu cầu, đề nghị
chủ tọa áp dụng biện pháp cách ly người làm
chứng, về thời gian thực hiện cách ly phải
quy định cụ thể cả trước và trong khi xét hỏi
để tạo ra sự linh hoạt; về mặt kỹ thuật lập
pháp, cùng một vấn đề cách ly người làm
chứng nhưng được quy định tại khoản 2 Điều
204 và lặp lại tại khoản 1 Điều 211 là không
hợp lý, do đó cần sửa đổi nhằm tránh việc
quy định tản mạn và được cụ thể hơn; đồng
thời để tạo ra sự linh hoạt, thuận lợi về thời
gian tham gia phiên tòa, thì không nên bắt
buộc trong mọi trường hợp người làm chứng
phải ở lại phiên tòa khi họ đã trình bày xong.
Như vậy, bỏ đi quy định tại khoản 2 Điều
204 và đặt tên gọi mới của Điều 204 là “Điều
204. Giải thích quyền, nghĩa vụ người làm
chứng”. Điều 211 với tên gọi mới “Thủ tục
hỏi người làm chứng”, được bổ sung khoản
1 và sửa đổi khoản 4 như sau: (lưu ý là nội
dung của các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 211
được giữ nguyên, sắp xếp lại thứ tự theo số
thập phân):
“Điều 211. Thủ tục hỏi người làm
chứng
1. Theo yêu cầu của KSV, người bào
chữa, hoặc khi cần thiết chủ tọa phiên tòa có
thể quyết định cách ly người làm chứng để
cho họ không nghe được lời khai của nhau
hoặc tiếp xúc với những người có liên quan.
Nếu lời khai của người làm chứng và bị cáo
có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa
có thể cách ly bị cáo trước khi hỏi người làm
chứng.
Người làm chứng được cách ly trước khi
được hỏi về vụ án, hoặc trước khi hỏi bị cáo,
hoặc khi người làm chứng và bị cáo đang trả
lời việc xét hỏi thì có thể bị tạm dừng và thực
hiện việc cách ly đối với họ.
2. ...
3. ...
4. Người làm chứng đã trình bày xong
nếu không cần phải trình bày gì thêm hoặc
lời khai của họ không có mâu thuẫn, giả tạo
thì họ có thể được rời phòng xử án khi phiên
tòa đang tiếp tục.
5. ...”
Năm là, kiến nghị bổ sung trường hợp
bắt buộc phải công bố những lời khai tại Cơ
quan điều tra khi bị cáo chối tội và khi cần
phải đối chất tại khoản 2 Điều 208 Bộ luật
TTHS, vì trên thực tế xảy ra nhiều phiên
tranh tụng bị cáo không nhận tội, hoặc không
thừa nhận hành vi nào đó xuyên suốt từ quá
trình điều tra cho đến khi xét hỏi tại phiên
tòa. Cụ thể khoản 2 Điều 208 Bộ luật TTHS
được thiết lập như sau:
“Điều 208. Công bố những lời khai tại
Cơ quan điều tra
1. ...
2. Chỉ được công bố những lời khai tại
Cơ quan điều tra trong những trường hợp sau
đây:
...
d) Bị cáo chối tội hoặc không thừa nhận
một trong những hành vi phạm tội do mình
gây ra, hoặc HĐXX xét thấy cần phải đối
chất tại phiên tòa”.
Sáu là, kiến nghị mở rộng đối tượng của
vật chứng và vật thể được đưa ra xem xét tại
phiên tòa theo quy định tại khoản 1 Điều 212
Bộ luật TTHS, gồm băng ghi âm, ghi hình và
phim, nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.
Cụ thể khoản 1 Điều 212 được thiết lập như
sau (bao gồm đặt tên gọi mới của điều luật
là “Xem xét vật chứng và vật thể liên quan
đến vụ án” thay cho tên gọi cũ là “Xem xét
vật chứng”).
“Điều 212. Xem xét vật chứng và vật
thể liên quan đến vụ án
1. Vật chứng, ảnh chụp vật chứng hoặc
biên bản xác nhận vật chứng, và băng ghi âm
hoặc ghi hình và phim được đưa ra để xem
xét tại phiên tòa.”n
48 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 22 (302) T11/2015
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_cua_bo_luat_to_tung_hinh_su_nam_2003_ve.pdf