Hoàn thiện quy định của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ và sử dụng lao động trong các thương vụ mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại

Một số kiến nghị Để bảo vệ quyền, lợi ích của các bên trong hoạt động M&A ngân hàng thương mại, bảo vệ quyền lợi của người lao động, chúng tôi cho rằng, cần hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ theo hướng sau: Một là, cần sửa đổi quy định Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 về việc xác định các thuật ngữ tài sản trí tuệ và cách thức định giá tài sản trí tuệ cho phù hợp với Thông tư số 127/2014/ TT- BTC. Hai là, bổ sung quy định về việc giải quyết sử dụng lao động khi M&A doanh nghiệp trong Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ba là, bổ sung quy định về thông báo cho người lao động phương án sử dụng lao động khi sáp nhập, mua lại ngân hàng trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2014 theo hướng, người lao động phải được lấy ý kiến rộng rãi về phương án sử dụng lao động khi sáp nhập, mua lại ngân hàng, để có được các thỏa thuận cụ thể về lao động giữa ngân hàng nhận sáp nhập, mua lại và ngân hàng được sáp nhập, mua lại

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ và sử dụng lao động trong các thương vụ mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC THƯƠNG VỤ MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1 1 Bài viết có sử dụng một số nội dung trong đề tài khoa học cấp Trường Đại học Luật Hà Nội “Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp, cạnh tranh và quản lý nhân sự trong quá trình mua bán, sáp nhập các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT Tóm tắt: Mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại (M&A) là con đường tất yếu trong lộ trình phát triển ngân hàng nhằm tái cấu trúc ngành ngân hàng. Tài sản trí tuệ và nguồn lao động là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các thương vụ mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại. Vì tài sản trí tuệ, chất lượng nhân sự sẽ là các lợi thế cạnh tranh của ngân hàng nhận mua lại, nhận sáp nhập. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về định giá tài sản trí tuệ và sử dụng lao động trong các thương vụ mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Trần Thị Bảo Ánh* * TS. Trường Đại học Luật Hà Nội Abstract Acquisition and merger of commercial banks (M&A) is an indispensable route in the banking development roadmap for restructure of the banking sector. Intellectual property and labour resource are important determinants for the success of acquisitions and mergers. It is because the intellectual property and the quality of human resources will be the competitive advantage of the acquiring and merging commercial banks. Therefore, the improvement of the law on valuation of the intellectual property and labour arrangements in the acquisition and merger of commercial banks in Vietnam shall provide both theoretical and practical significance. Thông tin bài viết: Từ khóa: mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam, hoàn thiện pháp luật về định giá tài sản trí tuệ, sử dụng lao động, M&A Lịch sử bài viết: Nhận bài : 25/09/2018 Biên tập : 02/10/2018 Duyệt bài : 09/10/2018 Article Infomation: Keywords: Acquisition and merger of commercial banks in Vietnam; improvement of the law on valuation of the intellectual property and labour arrangements; M&A Article History: Received : 25 Sep. 2018 Edited : 02 Oct. 2018 Approved : 09 Oct. 2018 1. Sự cần thiết của hoạt động M&A ngân hàng thương mại Ở Việt Nam, sau năm 1991, hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần ra đời. Năm 1997 là năm có số lượng ngân hàng thương mại cao nhất với 84 ngân hàng. Do sự tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 nên nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chịu áp lực phải THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 45Số 22(374) T11/2018 củng cố tập trung xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh bằng các biện pháp như giải thể, rút giấy phép, mua lại, sáp nhập ngân hàng. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 254 "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015" với mục đích tái cấu trúc ngành ngân hàng theo hướng giảm số lượng ngân hàng để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Đầu năm 2015, Chính phủ tiếp tục có Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2015. Theo đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan, bộ, ngành tạo điều kiện thúc đẩy nhanh các phương án mua lại, sáp nhập các tổ chức tín dụng nói chung, M&A ngân hàng thương mại nói riêng dựa trên cơ sở tự nguyện và đúng pháp luật. Hoạt động M&A ngân hàng thương mại trong giai đoạn này diễn ra khá sôi động, chủ yếu nằm trong chương trình tái cơ cấu bắt buộc của NHNN nhằm đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ. Trong hai năm 2012 và 2013, có một số thương vụ M&A ngân hàng như hợp nhất (SCB, Ficombank, Tinnghiabank); sáp nhập Habubank vào SHB; Thương vụ DaiABank và HD Bank hợp nhất thành HD Bank với mức vốn điều lệ tăng từ 5.000 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng. Ngày 22/5/2015, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) đã chính thức sáp nhập vào Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV). Cùng ngày 22/5/2015, PG Bank cũng đã sáp nhập vào Vietinbank; ngày 12/8/2015, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển Mê Kông (MDB) chính thức sáp nhập vào Maritime Bank Để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, NHNN cũng đã quyết định mua lại ba ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém với giá 0 đồng là Ngân hàng cổ phần Dầu khí Toàn cầu (G.PBank), Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) và Ngân hàng Xây dựng (VNCB). Đây là giải pháp tái cơ cấu chưa từng được áp dụng trước đây. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp M&A ngân hàng thương mại bắt nguồn từ tính đặc thù trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, cho vay, cung ứng các dịch vụ thanh toán và cung ứng các dịch vụ tài chính khác. Với hoạt động kinh doanh đặc thù liên quan đến lĩnh vực tiền tệ, tiềm ẩn nhiều rủi ro và có tác động đến nền kinh tế - xã hội nên ngân hàng phải tuân thủ nhiều yêu cầu trong hoạt động kinh doanh. Đó là phải đảm bảo tính liên tục, ổn định và không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, của những người gửi tiền và của các bên có liên quan; đảm bảo các điều kiện về vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn. Trong thời gian vừa qua, M&A ngân hàng thương mại tại Việt Nam chủ yếu là để thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại nghị định số 141/2006 NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định về danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng thì đến năm 2010, vốn điều lệ của mỗi ngân hàng thương mại phải ít nhất bằng vốn pháp định, đạt tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Mục đích M&A ngân hàng thương mại để đảm bảo được sự an toàn về tài chính cho hệ thống các ngân hàng (M&A nhằm tăng vốn điều lệ của ngân hàng); hạn chế nguy cơ đổ vỡ hệ thống ngân hàng; bảo đảm an toàn cho tài sản của Nhà nước; thực hiện việc chi trả bình thường đối với tiền gửi của khách hàng... Đối với ngân hàng bị mua lại hoặc bị sáp nhập, hoạt động M&A là một giải pháp để bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu và các nhà đầu tư; hạn chế rủi ro đến lợi ích của người gửi tiền và bảo đảm tính ổn định của hệ thống ngân hàng. Đối với ngân hàng mua lại hoặc nhận sáp nhập, hoạt động mua bán hoặc sáp nhập sẽ tận dụng được lợi thế kinh doanh, rút ngắn thời gian tham gia thị trường và giảm chi phí so với việc thành lập doanh nghiệp mới và vẫn kế thừa hệ thống khách hàng. Như vậy, M&A ngân hàng thương mại là con đường tất yếu trong lộ trình phát triển ngân hàng Việt Nam hiện tại và tương lai. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 46 Số 22(374) T11/2018 2. Quy định của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ và sử dụng lao động trong hoạt động M&A các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 2.1 Quy định của pháp luật về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động M&A các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đặc thù, đó là thực hiện các hoạt động ngân hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản2. Hoạt động ngân hàng có ảnh hưởng đến nền kinh tế và tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy M&A ngân hàng cần thiết phải được điều chỉnh trong những văn bản pháp luật riêng biệt. Các văn bản trực tiếp điều chỉnh M&A ngân hàng gồm: Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Thông tư số 04/2010/TT-NHNN của NHNN ngày 11/2/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng; Thông tư số 36/2015/TT-NHNN của NHNN ngày 31/12/2015 quy định tổ chức lại tổ chức tín dụng thay thế các quy định về sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/2/2010 của NHNN. Thuật ngữ tài sản trí tuệ gắn liền với thuật ngữ quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009; theo đó tài sản trí tuệ chính là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Nhìn nhận ở góc độ khác, theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Quyền tài sản là quyền 2 Xem khoản 2, khoản 12 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017. 3 Chuyên đề: Định giá tài sản trí tuệ đối với hoạt động mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam, PGS. TS Vũ Thị Hải Yến, đề tài khoa học cấp trường Đại học Luật Hà Nội “Pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp, cạnh tranh và quản lý nhân sự trong quá trình mua bán, sáp nhập các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”. trị giá được thành tiền bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Như vậy quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản (quyền tài sản). Nhận thức về vai trò của sở hữu trí tuệ đối với tăng trưởng kinh tế đã kéo theo sự thay đổi trong quan niệm về tài sản trong các doanh nghiệp. Theo đánh giá của Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, “các tài sản trí tuệ đang là cơ sở để đánh giá sự trụ vững và hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp”3. Tài sản trí tuệ có những ưu thế như: (i) Không bị giới hạn phạm vi sử dụng có thể được khai thác cùng một lúc ở nhiều nơi; (ii) Tài sản trí tuệ là sản phẩm của sự sáng tạo không ngừng nghỉ của con người nên không bị khấu hao như tài sản hữu hình; (iii) Tài sản trí tuệ có khả năng sinh lợi quyết định sự gia tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ và tạo cho doanh nghiệp có ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Vì những ưu thế nổi trội như vậy nên việc định giá tài sản trí tuệ có ý nghĩa quan trọng và cần thiết trong các giao dịch M&A của doanh nghiệp để xác định lợi ích kinh tế của các bên tham gia M&A. Định giá tài sản trí tuệ có thể được hiểu là việc xác định giá trị bằng tiền của một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ, có thể chuyển giao và có thể tạo ra thu nhập tại một địa điểm, thời điểm xác định. Ở Việt Nam, quy định về định giá tài sản trí tuệ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật như Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009; Luật Doanh nghiệp năm 2014; Chuẩn mực kế toán số 04 về tài sản cố định vô hình ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (Chuẩn mực kế toán số 04); Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 thẩm định giá tài sản cố định vô hình được THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 47Số 22(374) T11/2018 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/ TT- BTC ngày 07/01/2014 của Bộ Tài chính (Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13) Quy định về định giá tài sản trí tuệ trong các văn bản nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thương mại nói chung, hoạt động M&A nói riêng. Bên cạnh đó, quy định về định giá tài sản trí tuệ của các văn bản này còn bộc lộ một số hạn chế sau: Một là: Quy định về tài sản trí tuệ trong các văn bản chưa thống nhất. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ hầu như không điều chỉnh trực tiếp mà chỉ đề cập đến các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách tính toán (dựa trên sổ sách) của tài sản vô hình, trong đó bao gồm các tài sản trí tuệ. Trong thực tiễn, điểm a khoản 7, Điều 18 Thông tư số 127/2014/ TT- BTC ngày 05/09/2014 Hướng dẫn xử lý tài chính và giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần có thừa nhận giá trị của thương hiệu (bao gồm nhãn hiệu và tên thương mại) được tính vào giá trị của doanh nghiệp khi cổ phần hóa4. Tuy nhiên, trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 quy định các nhãn hiệu hàng hóa được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là tài sản cố định vô hình để định giá tính vào giá trị doanh nghiệp và ghi vào sổ kế toán. Hai là: Việc định giá tài sản trí tuệ vẫn chưa theo một chuẩn mực chung. Do chưa có quy định thống nhất về các loại tài sản trí tuệ nên cách thức định giá có thể khác nhau và mang yếu tố cảm tính. Trên thực tế, mỗi ngân hàng thương mại Việt Nam 4 Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 5 năm, bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang web.... Thông tư số 127/2014 nay được thay bằng Thông tư số 41/2018 TT- BTC ngày 04/05/2018 hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. 5 Xem: tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoan-thien-quy-dinh-ve-dinh-gia-tai-san-tri-tue-trong-dieu-kien-hoi- nhap-kinh-te-117697.html, Hoàn thiện quy định về định giá tài sản trí tuệ trong điều kiện hội nhập kinh tế, Lê Minh Thái, Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, ngày 22/07/2017. định giá tài sản theo cách khác nhau; cùng một tài sản nhưng ở mỗi ngân hàng cho một kết quả định giá khác nhau. Việc định giá doanh nghiệp cũng chỉ dựa trên căn cứ số liệu sổ sách, bảng cân đối kế toán nên cũng rất khó xác định chính xác giá trị đích thực của doanh nghiệp, đặc biệt giá trị của doanh nghiệp là ngân hàng lại càng khó định giá do ngoài tài sản hữu hình còn có nhiều tài sản vô hình với giá trị lớn như: thương hiệu, bản quyền sáng chế, sản phẩm truyền thống, uy tín của đội ngũ lãnh đạo ngân hàng5. 2.2 Quy định của pháp luật về việc sử dụng lao động trong các thương vụ M&A ngân hàng thương mại M&A ngân hàng là những sự kiện có tác động lớn đến việc giải quyết lao động trong ngân hàng và có thể làm cho nhiều người lao động đang làm việc cho ngân hàng thương mại bị mất việc làm. Vì vậy, pháp luật phải có các quy định bảo vệ quyền lợi người lao động theo hướng đảm bảo quyền làm việc của người lao động sau khi ngân hàng bị sáp nhập, mua lại. Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong những trường hợp sáp nhập doanh nghiệp. Cụ thể như sau: “1. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Trong trường hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 48 Số 22(374) T11/2018 quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. 2. Trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. 3. Trong trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này”. Quy định trên cho thấy, đối với lao động hiện có của ngân hàng bị sáp nhập, mua lại sẽ được ngân hàng nhận sáp nhập, mua lại giải quyết theo hai phương án là: tiếp nhận và tiếp tục sử dụng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Về nguyên tắc, trên cơ sở phương án sử dụng lao động được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng sáp nhập ngân hàng, ngân hàng nhận sáp nhập phải tiếp nhận và sử dụng hết số lao động hiện có của ngân hàng bị sáp nhập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi thương lượng, các ngân hàng nhận sáp nhập, mua lại thường chỉ cam kết đảm bảo việc làm cho toàn bộ nhân viên của ngân hàng bị sáp nhập, bị mua lại6. Thủ tục sử dụng lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 35; khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động năm 2012. Theo đó, ngân hàng nhận sáp nhập và người lao động sẽ tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, chủ yếu để thay đổi thông tin về người sử dụng lao động (chuyển từ ngân hàng bị sáp nhập sang ngân hàng nhận sáp nhập) và một số nội dung của hợp đồng lao động. 6 Trong vụ Ngân hàng Habubank (HBB) sáp nhập vào Ngân hàng SHB, Đề án sáp nhập HBB vào SHB được SHB trình trong Đại hội đồng cổ đông có những nội dung chính theo quy định của Thông tư 04/2010/TT-NHNN của NHNN. Các yêu cầu về giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động được đảm bảo và làm rõ trong đề án sáp nhập. Do HBB sáp nhập vào SHB, không phải hợp nhất nên ngân hàng sau sáp nhập vẫn giữ pháp nhân của SHB và hoạt động với Hội đồng quản trị và Ban điều hành của SHB. Về cơ bản, ngân hàng sau sáp nhập vẫn giữ nguyên cơ cấu nhân sự hiện tại của SHB, có bổ sung thêm một số cá nhân có năng lực quản trị và năng lực chuyên môn từ HBB mà SHB đánh giá đáp ứng đủ điều kiện để tham gia điều hành. Cơ cấu nhân sự của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát cuối cùng được Đại hội đồng cổ đông quyết định. Bộ máy tổ chức của HBB sau khi sáp nhập sẽ được thực hiện theo bộ máy tổ chức của SHB. Ngân hàng sau sáp nhập sẽ tiếp tục và sử dụng tất cả những cán bộ, nhân viên hiện tại của SHB và HBB vào ngày sáp nhập. Cán bộ nhân viên thì căn cứ theo năng lực và nhu cầu sẽ được tiếp nhận nhưng sẽ sắp xếp công việc theo năng lực phù hợp nghiệp vụ, bộ máy tổ chức, đảm bảo sau sáp nhập hoạt động chuyên nghiệp. Ngoài ra, theo quy định của điểm a, b khoản 2 Điều 195 Luật Doanh nghiệp năm 2014, các bên phải thông báo hợp đồng sáp nhập cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua phương án sáp nhập (trong hợp đồng phải có nội dung về phương án sử dụng lao động khi sáp nhập doanh nghiệp). Tuy nhiên, cho đến nay, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2014 vẫn chưa cụ thể hóa nội dung này. 2. Một số kiến nghị Để bảo vệ quyền, lợi ích của các bên trong hoạt động M&A ngân hàng thương mại, bảo vệ quyền lợi của người lao động, chúng tôi cho rằng, cần hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ theo hướng sau: Một là, cần sửa đổi quy định Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 về việc xác định các thuật ngữ tài sản trí tuệ và cách thức định giá tài sản trí tuệ cho phù hợp với Thông tư số 127/2014/ TT- BTC. Hai là, bổ sung quy định về việc giải quyết sử dụng lao động khi M&A doanh nghiệp trong Bộ luật Lao động năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ba là, bổ sung quy định về thông báo cho người lao động phương án sử dụng lao động khi sáp nhập, mua lại ngân hàng trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2014 theo hướng, người lao động phải được lấy ý kiến rộng rãi về phương án sử dụng lao động khi sáp nhập, mua lại ngân hàng, để có được các thỏa thuận cụ thể về lao động giữa ngân hàng nhận sáp nhập, mua lại và ngân hàng được sáp nhập, mua lại■ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 49Số 22(374) T11/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_dinh_gia_tai_san_tri_tu.pdf