Một số kiến nghị nâng cao chất lượng
thẩm định nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh
Thứ nhất, cần bổ sung yêu cầu thẩm
định đối với tất cả các dự thảo nghị quyết
do các chủ thể có thẩm quyền trình HĐND
cấp tỉnh.
Điều này có nghĩa là đối với các dự
thảo nghị quyết do các cơ quan, tổ chức khác
ngoài UBND cấp tỉnh trình HĐND cũng cần
phải được Sở Tư pháp thẩm định trước khi
trình HĐND. Ngoài ra, để nâng cao chất
lượng thẩm định dự thảo nghị quyết, nhất
là những dự thảo nghị quyết có các tiêu chí
liên quan sâu đến nội dung, pháp luật cần
xem xét quy định thành phần bắt buộc trong
quy trình thẩm định là phải có đại diện của
nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp
của nghị quyết vào hội đồng thẩm định.
Đồng thời, nhằm hạn chế các vấn đề cần
giải trình hay những mâu thuẫn có thể nảy
sinh giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ
quan thẩm định, pháp luật cần quy định về
sự tham gia trực tiếp của cán bộ thẩm định
trong công tác soạn thảo văn bản, tham gia
vào các cuộc họp của tổ soạn thảo/biên tập
để nắm bắt các nội dung và các vấn đề trong
quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết; có
thể coi đây là sự chuẩn bị chủ động, tích cực
cho việc thẩm định chính thức, từ đó có thể
góp phần rút ngắn được thời gian thẩm định
sau này14.
Thứ hai, về nội dung thẩm định.
Cần bổ sung quy định hướng dẫn về
các tiêu chí cụ thể khi thẩm định dự thảo
VBQPPL nói chung và nghị quyết của
HĐND cấp tỉnh nói riêng. Chẳng hạn, khi
thẩm định về tính hợp hiến của dự thảo cần
xác định hai vấn đề cơ bản sau: (i) nội dung
dự thảo không được trái với các quy định cụ
thể của Hiến pháp liên quan tới lĩnh vực điều
chỉnh của dự thảo; (ii) nội dung của dự thảo
phải phù hợp với “tinh thần” của Hiến pháp
được thể hiện trong các quy phạm của Hiến
pháp (chứ không phải tinh thần của Hiến
pháp một cách chung chung). Mặc dù đây
là một tiêu chí rất khó nhưng cơ quan thẩm
định phải xác định được vấn đề này; hoặc
khi thẩm định về tính hợp pháp, cơ quan
thẩm định phải xác định được một số vấn
đề như: (i) dự thảo văn bản được ban hành
đúng thẩm quyền (gồm có thẩm quyền về
hình thức và thẩm quyền về nội dung); (ii)
dự thảo phải tuân thủ đầy đủ các quy định
của pháp luật về thủ tục xây dựng, ban hành;
hoặc tính thống nhất của dự thảo được xác
định dựa trên một số tiêu chí như: dự thảo
văn bản không mâu thuẫn, trùng lặp với các
văn bản khác do chính HĐND đã ban hành;
dự thảo văn bản không được mâu thuẫn với
văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban
hành,. Ngoài ra, pháp luật cần quy định rõ
phạm vi thẩm định dự thảo nghị quyết của
HĐND không chỉ bao gồm các vấn đề như
quy định của pháp luật hiện hành mà cần
phải xem xét bổ sung nội dung thẩm định
“tính khả thi” của dự thảo nghị quyết.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định của pháp luật về thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân cấp tỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH
Tóm tắt:
Theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm
quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật bằng hình thức nghị
quyết. Thực tiễn cho thấy, hoạt động xây dựng, ban hành nghị quyết
của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thời gian qua đã đạt được
nhiều kết quả khả quan, tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
tích cực vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến
chất lượng và hiệu quả thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Nguyễn Thị Ngọc Mai*
* ThS. GV. Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Abstract
Under the applicable legal ducuments, the provincial People's
Council has the authority to issue legal normative documents in
the form of resolutions. The practical perforcements show that the
issuance of resolutions by the provincial People's Council in recent
years has reached achievements and positive results. However,
besides the positive aspects, there still certain shortcomings
that affect the quality and effectiveness of enforcements of the
resolutions of the People's Council.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Hội đồng nhân dân, thẩm
định, dự thảo nghị quyết, báo cáo thẩm
định
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 20/05/2019
Biên tập : 20/07/2019
Duyệt bài : 23/07/2019
Article Infomation:
Keywords: People's Councils, appraisal,
draft resolutions and appraisal reports
Article History:
Received : 20 May 2019
Edited : 20 Jul. 2019
Approved : 23 Jul. 2019
1. Thực trạng hoạt động thẩm định dự
thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh
Theo số liệu thống kê của Cục Kiểm
tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư
pháp), trong năm 2017, cơ quan này đã tiến
hành kiểm tra 5.104 văn bản của Hội đồng
nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân
(UBND) cấp tỉnh, phát hiện 131 văn bản trái
pháp luật về nội dung, thẩm quyền cũng như
nhiều văn bản sai sót về căn cứ, thể thức,
1 Bộ Tư pháp, Báo cáo công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ giải pháp
năm 2018, tháng 4/2018, tr. 4.
kỹ thuật trình bày1. Thực trạng trên có nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về
công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp
luật (VBQPPL) của cơ quan tư pháp địa
phương chưa hoàn thiện.
Thực tiễn thẩm định dự thảo nghị
quyết thời gian qua cho thấy, công tác này
chưa được thực hiện nghiêm túc ở nhiều địa
phương, vẫn còn tình trạng ban hành nghị
quyết nhưng bỏ qua khâu thẩm định của cơ
quan tư pháp. Chẳng hạn ở tỉnh Gia Lai,
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
40 Số 13(389) T7/2019
“có kỳ họp, HĐND tỉnh thông qua 5 - 6 nghị
quyết nhưng chỉ có một dự thảo được Sở Tư
pháp thẩm định. Hoặc có khi, dự thảo văn
bản của UBND tỉnh nhưng văn bản thẩm
định của Sở Tư pháp lại gửi cho Sở Nội vụ,
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội yêu
cầu hiệu chỉnh để thông qua HĐND tỉnh...
Nói chung, việc thiếu văn bản thẩm định và
chất lượng thẩm định của Sở Tư pháp là vấn
đề thường xuyên được đặt ra tại các kỳ họp
của HĐND. Khi các Ban của HĐND tỉnh
yêu cầu thẩm tra thì cơ quan soạn thảo lại
đề nghị thông cảm, sẽ bổ sung...”2. Hoặc
ở tỉnh Bình Định, tổng số văn bản được
ban hành là 1.027 nhưng chỉ có 537/1.027
văn bản được thẩm định, số văn bản chưa
qua thẩm định chiếm 47,7%; con số này ở
Quảng Ngãi là 421/889 văn bản được thẩm
định; Thừa Thiên - Huế chỉ có 634/1462 văn
bản được thẩm định3. Năm 2017, qua rà soát
728 VBQPPL của HĐND, UBND TP. Hồ
Chí Minh còn hiệu lực thì phát hiện có 52
VBQPPL có dấu hiệu vi phạm, trong đó việc
vi phạm lớn nhất là các văn bản này không
được thẩm định, không được lấy ý kiến của
đối tượng được điều chỉnh trước lúc ban
hành 4. Thực trạng này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ ý
thức chưa coi trọng vai trò “gác cổng pháp
lý” của cơ quan tư pháp địa phương của các
cơ quan chủ trì soạn thảo cũng như từ sự
chưa hoàn thiện các quy định của pháp luật
về vấn đề này.
1.1. Nội dung và phạm vi thẩm định dự
thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh
Theo quy định của pháp luật, Sở Tư
pháp là cơ quan có trách nhiệm thẩm định
dự thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh
trong trường hợp dự thảo do UBND cùng
cấp trình. Căn cứ vào tính chất, nội dung
của dự thảo nghị quyết, việc thẩm định được
2 Phan Hồng Mẫn (Phó trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Gia Lai),Cần thẩm định VBQPPL theo quy định, Báo điện tử
Đại biểu nhân dân, (truy cập 29/2/2019).
3 Đoàn Thị Tố Uyên (2011), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm định dự thảo VBQPPL do cơ
quan tư pháp địa phương thực hiện, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề tháng 5, tr. 22.
4 Báo mới, “TP HCM: Nhiều văn bản quy phạm pháp luật không qua thẩm định”, [https://baomoi.com/tp-hcm-nhieu-
van-ban-quy-pham-phap-luat-khong-qua-tham-dinh/c/22591950.epi] (truy cập ngày 10/2/2019)
thực hiện theo một trong các hình thức sau:
Thứ nhất, đối với những nghị quyết
liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư
pháp chủ trì soạn thảo thì Giám đốc Sở Tư
pháp thành lập hội đồng tư vấn thẩm định và
quyết định tổng số thành viên của hội đồng,
bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có
liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học;
trường hợp thẩm định do dự thảo nghị quyết
của HĐND do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo
thì đại diện Sở Tư pháp không quá 1/3 tổng
số thành viên hội đồng. Hội đồng tư vấn
thẩm định hoạt động theo nguyên tắc tập thể
và quyết định theo đa số;
Thứ hai, đối với các dự thảo nghị
quyết của HĐND cấp tỉnh có nội dung đơn
giản, rõ ràng, không phức tạp, không liên
quan đến nhiều lĩnh vực thì tổ chức cuộc
họp tư vấn thẩm định. Khi thẩm định dự
thảo, cơ quan thẩm định tiến hành kiểm tra
về tất cả các mặt của dự thảo nhưng thông
thường, cán bộ thẩm định thường quan tâm
đến các yếu tố về đối tượng, phạm vi điều
chỉnh của dự thảo nghị quyết; tính hợp hiến,
tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo
nghị quyết với hệ thống pháp luật, nội dung
dự thảo nghị quyết với các chính sách trong
đề nghị xây dựng nghị quyết đã được thông
qua; ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản,...
So với phạm vi thẩm định quy định tại
khoản 3 Điều 24 Luật Ban hành VBQPPL
của HĐND và UBND năm 2004 trước đây,
Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 đã mở
rộng phạm vi thẩm định khi yêu cầu cơ quan
tư pháp phải thẩm định cả “sự phù hợp nội
dung dự thảo nghị quyết với các quy định
trong văn bản đã giao cho HĐND quy định
chi tiết; nội dung dự thảo nghị quyết với
các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị
quyết đã được thông qua” (điểm c khoản 3
Điều 121). Tuy nhiên, nếu xem xét cụ thể
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
41Số 13(389) T7/2019
các nội dung sẽ cho thấy, hoạt động thẩm
định mới chỉ tập trung ở khía cạnh pháp lý
và thể thức, kỹ thuật xây dựng văn bản, chưa
mang tính tư vấn chuyên sâu về nội dung
của văn bản, chẳng hạn như, xem xét về tính
khả thi của dự thảo - một trong những biểu
hiện quan trọng trong tính hợp lý của văn
bản. Nếu tính hợp lý của VBQPPL được quy
định là một nội dung bắt buộc phải thẩm
định trong dự thảo VBQPPL của các chủ
thể có thẩm quyền ở trung ương như luật,
pháp lệnh, nghị quyết do Chính phủ trình
hay nghị định của Chính phủ, quyết định
của Thủ tướng Chính phủ5 thì đối với dự
thảo VBQPPL của chính quyền địa phương,
trong đó có nghị quyết của HĐND lại không
đặt ra yêu cầu này. Nếu trước đây, Luật Ban
hành VBQPPL của HĐND và UBND năm
2004 quy định “tính khả thi của dự thảo nghị
quyết” là nội dung mà cơ quan tư pháp có
thể phát biểu, đưa ra ý kiến một cách “tùy
nghi” thì Luật Ban hành VBQPPL năm 2015
không còn đề cập đến vấn đề này nữa. Trên
thực tế, khi tiến hành thẩm định nội dung
này, cán bộ thẩm định đã gặp rất nhiều khó
khăn như người thẩm định không có đủ kiến
thức chuyên sâu về lĩnh vực được dự thảo
điều chỉnh như cơ quan soạn thảo nên không
thể đảm bảo thẩm định tính khả thi với hiệu
quả cao; nguồn thông tin hạn chế hơn so
với cơ quan tiến hành thẩm tra; hồ sơ thẩm
định không đầy đủ, thiếu các văn bản chỉ rõ
về tính khả thi của văn bản, ví dụ như thiếu
báo cáo đánh giá tác động của văn bản. Vì
vậy, nhiều trường hợp việc thẩm định văn
bản trở nên hình thức6. Do đó, nếu buộc cơ
quan thẩm định “phải chịu trách nhiệm về
tính khả thi của văn bản” thì quy định này
lại trở thành không “khả thi”. Tuy nhiên, đối
với một VBQPPL, bên cạnh việc đảm bảo
khía cạnh pháp lý của văn bản thì cũng cần
5 Xem Điều 58, Điều 92, Điều 98, Điều 102 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015.
6 Bộ Tư pháp - Dự án phát triển lập pháp quốc gia tại Việt Nam (NLD), Báo cáo khảo sát đánh giá thi hành luật ban hành
VBQPPL của HĐND và UBND năm 2004 và Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, tr. 67.
7 Hoàng Minh Hà (2011), “Luận bàn về tiêu chí thẩm định tính khả thi của dự thảo VBQPPL”, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật, Số chuyên đề tháng 5-2011, tr. 14.
8 Bộ Tư pháp (2018), “Báo cáo số 60/BC-BTP ngày 12/3/2018 của Bộ Tư pháp phục vụ hoạt động chất vấn và trả lời chất
vấn tại phiên họp thứ 22 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội”, tr. 8.
phải quan tâm đến tính thực tiễn của chúng
bởi sức sống của một văn bản không chỉ phụ
thuộc vào sự phù hợp của nó với các yêu
cầu của Nhà nước mà đời sống thực tế của
nó lại nghiêng về sự phù hợp với các yêu
cầu của xã hội, “tính khả thi là một trong
nhiều dấu hiệu mang lại hiệu lực thực tế cho
VBQPPL”7. Đánh giá về công tác thẩm định
thời gian qua, Bộ Tư pháp cho rằng, “chất
lượng thẩm định tuy từng bước đã được nâng
cao, nhưng chưa đồng đều, đôi khi chưa chú
trọng đúng mức đến tính khả thi, tính hợp
lý của các chính sách và quy định trong dự
thảo văn bản”8. Bên cạnh đó, mặc dù yêu
cầu cơ quan thẩm định phải xem xét về tính
hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự
thảo nhưng quy định của pháp luật trước đây
và hiện nay vẫn không đưa ra được hướng
dẫn về các tiêu chí cụ thể để đánh giá tính
hợp hiến, hợp pháp Trên thực tế, báo cáo
thẩm định thường chỉ đánh giá chung chung,
khái quát là “phù hợp”, vì vậy, mặc dù đã
được thẩm định nhưng vẫn có văn bản sai
sót khi được ban hành.
Hiện nay, mặc dù thẩm định là khâu
bắt buộc phải thực hiện trong quy trình
xây dựng, ban hành nghị quyết của HĐND
nhưng Luật Ban hành VBQPPL năm 2015
chỉ mới quy định yêu cầu thẩm định dự thảo
nghị quyết của HĐND cấp tỉnh do UBND
cấp tỉnh trình HĐND, còn đối với dự thảo
nghị quyết do các cơ quan, tổ chức khác
trình HĐND thì pháp luật không quy định
bắt buộc phải thẩm định và chủ thể nào thẩm
định mà chỉ quy định các cơ quan, tổ chức
trình phải gửi tờ trình, dự thảo nghị quyết và
các tài liệu có liên quan đến UBND cấp tỉnh
để cơ quan này có ý kiến; còn UBND cho ý
kiến về vấn đề gì thì pháp luật cũng không
quy định rõ.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
42 Số 13(389) T7/2019
1.2. Hồ sơ và thời hạn thẩm định dự thảo
nghị quyết của HĐND cấp tỉnh
Một trong những nguyên nhân làm
ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự thảo
nghị quyết của HĐND hiện nay liên quan
đến hồ sơ và thời hạn gửi hồ sơ dự thảo để
thẩm định của cơ quan soạn thảo. Trên thực
tế, hồ sơ gửi thẩm định thường không đầy
đủ theo quy định, nhiều trường hợp hồ sơ
chưa đủ các tài liệu cần thiết, chỉ có tờ trình
với nội dung sơ sài, bản dự thảo nghị quyết
với chất lượng không đáp ứng yêu cầu và
bản tổng hợp ý kiến góp ý dự thảo được làm
chiếu lệ, thủ tục còn nhiều sai sót đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng, tiến độ thẩm định9.
Về thời hạn gửi hồ sơ dự thảo để thẩm
định, hầu như cơ quan chủ trì soạn thảo
không tuân thủ đúng thời hạn gửi hồ sơ dẫn
đến cơ quan thẩm định rơi vào thế bị động,
thiếu thời gian cần thiết để tiến hành thẩm
định. Theo quy định của pháp luật, chậm
nhất là 20 ngày trước ngày UBND họp, cơ
quan chủ trì soạn thảo phải gửi hồ sơ dự thảo
nghị quyết của HĐND cấp tỉnh đến Sở Tư
pháp để thẩm định. Thực tiễn triển khai công
tác này ở địa phương cho thấy, quy định về
thời gian thẩm định như vậy phù hợp với các
dự thảo nghị quyết có nội dung đơn giản,
còn đối với các dự thảo nghị quyết có nội
dung phức tạp, phạm vi điều chỉnh rộng bắt
buộc phải thành lập hội đồng tư vấn thẩm
định thì khoảng thời gian này là chưa đủ để
chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ
chức cuộc họp, chưa đủ thời gian cho các
chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu hồ sơ,
tài liệu và chuẩn bị ý kiến phát biểu có chất
lượng tại cuộc họp. Hơn nữa, trên thực tế
cơ quan chủ trì soạn thảo thường chưa thực
hiện đúng quy định về thời gian gửi dự thảo
nghị quyết đến Sở Tư pháp để thẩm định
nên một số trường hợp gửi văn bản trong
tình trạng rất gấp để kịp trình UBND xem
xét, thảo luận tại phiên họp. Khi đó, vì thẩm
định trong thời gian ngắn, gấp gáp sẽ khó có
thể tổ chức các hình thức thẩm định phù hợp
9 Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật Ban hành VBQPPL của
HĐND và UBND năm 2004, Hà Nội, tháng 11/2013
và báo cáo thẩm định phát biểu được toàn
diện các vấn đề của dự thảo. Pháp luật quy
định thời gian thẩm định là 20 ngày nhưng
thực ra, Sở Tư pháp chỉ có 10 ngày để tiến
hành thực hiện tất cả các khâu từ xử lý hồ
sơ, nghiên cứu hồ sơ, lấy kiến chuyên gia,
nhà khoa học, tổng hợp các căn cứ pháp
lý... vì báo cáo thẩm định phải được gửi đến
cơ quan chủ trì soạn thảo trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ
gửi thẩm định (khoản 4 Điều 121 Luật Ban
hành VBQPPL năm 2015).
1.3 Về giá trị của Báo cáo thẩm định dự
thảo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh
Kết quả thẩm định của cơ quan tư pháp
phải được thể hiện bằng hình thức nhất định.
Trước đây, cả Luật Ban hành VBQPPL của
HĐND và UBND năm 2004 và Nghị định số
91/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và
UBND năm 2004 đều không quy định về
hình thức, cơ cấu của văn bản thẩm định. Vì
vậy, trong thực tiễn, có địa phương khi thẩm
định sử dụng hình thức công văn thẩm định
nhưng cũng có địa phương dùng hình thức
báo cáo thẩm định. Sự không thống nhất này
dẫn đến tình trạng vẫn có sự sai sót về thể
thức, kỹ thuật trình bày trong văn bản thẩm
định, từ đó làm ảnh hưởng tới “uy tín” của
văn bản thẩm định. Luật Ban hành VBQPPL
năm 2015 ra đời đã xác định rõ kết quả thẩm
định của cơ quan tư pháp được thể hiện dưới
hình thức báo cáo - Báo cáo thẩm định.
Giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định
là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm, đặc
biệt là từ phía cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ
quan thẩm định và cơ quan thẩm tra. Giá trị
của báo cáo này có ý nghĩa trong trường hợp
có mâu thuẫn giữa ý kiến của cơ quan thẩm
định và cơ quan chủ trì soạn thảo cũng như
khi dự thảo nghị quyết sau khi chỉnh sửa có
sự thay đổi nhiều so với nội dung ban đầu.
Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 đã xác
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
43Số 13(389) T7/2019
định báo cáo thẩm định có giá trị bắt buộc
đối với cơ quan chủ trì soạn thảo. Điều 121
Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 quy
định, báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ
ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung
thẩm định và ý kiến về việc dự án (chính
xác phải là dự thảo) đủ điều kiện hoặc chưa
đủ điều kiện trình UBND và cơ quan chủ trì
soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu
ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự
thảo nghị quyết Điều này có nghĩa là cơ
quan chủ trì soạn thảo phải tiếp thu toàn bộ
ý kiến thẩm định dù đồng ý hay không đồng
ý với ý kiến thẩm định. Hay nói cách khác,
giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định mang
tính bắt buộc, cơ quan soạn thảo phải tuân
theo. Luật Ban hành VBQPPL năm 2015
cũng xác định cơ quan chủ trì soạn thảo có
trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm
định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị
quyết và gửi các văn bản này đến Sở Tư
pháp khi trình UBND dự thảo nghị quyết.
Quy định này có ý nghĩa quan trọng trong
việc cơ quan thẩm định kiểm soát nội dung
dự thảo nghị quyết, tránh trường hợp sau khi
tiếp thu ý kiến và chỉnh sửa nhiều lần, dự
thảo cuối cùng trình UBND có thể có nội
dung khác hoàn toàn so với dự thảo ban đầu
và có thể có nội dung không phù hợp, thậm
chí trái pháp luật. Tuy nhiên, từ quy định
này của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015
cũng cho thấy, nếu “bắt buộc” cơ quan chủ
trì soạn thảo phải tiếp thu ý kiến thẩm định
để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo về mọi vấn
đề thì dường như không phù hợp bởi lẽ đối
với những ý kiến thẩm định liên quan đến
tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất thì
cơ quan chủ trì soạn thảo bắt buộc phải tiếp
thu nhưng còn đối với những vấn đề mang
tính chuyên môn thì liệu rằng ý kiến của cơ
quan thẩm định trong mọi trường hợp có
10 Đinh Công Tuấn (2009), Hoàn thiện pháp luật về thẩm định dự thảo VBQPPL của cơ quan tư pháp địa phương”, Tạp
chí Nghiên cứu Lập pháp, số 19 (156), tr. 20.
11 Bộ Tư pháp, Bản tổng hợp tiếp nhận và trả lời kiến nghị của các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương đối với công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Tư pháp từ đầu năm 2018 đến nay, (tháng 7/2018)
12 Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
luôn phù hợp không? Liên quan đến vấn đề
này cũng có ý kiến cho rằng, “về mặt pháp
lý, rõ ràng văn bản thẩm định không phải là
VBQPPL nên đương nhiên nó không có giá
trị bắt buộc đối tượng phải thi hành và cũng
không có chế tài đối với những người không
thi hành”10.
1.4 Về các điều kiện đảm bảo cho công tác
thẩm định dự thảo nghị quyết của HĐND
cấp tỉnh
Một trong những khó khăn chung gặp
phải trong công tác thẩm định mà các địa
phương đều chia sẻ đó là vấn đề về nhân
lực. Ngoài những khó khăn về nhân lực,
trong công tác thẩm định còn gặp một “rào
cản” nữa ảnh hưởng tới chất lượng thẩm
định - đó chính là nguồn tài chính chi cho
công tác xây dựng, ban hành VBQPPL nói
chung và công tác thẩm định nói riêng. Hiện
nay, nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước
cấp chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác
xây dựng pháp luật, còn quá thấp so với yêu
cầu của công việc11. Thông tư số 338/2016/
TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính
quy định mức chi cho công tác xây dựng
VBQPPL của HĐND cấp tỉnh như sau: xây
dựng đề cương chi tiết dự thảo văn bản mới
hoặc thay thế là 950.000 đồng/đề cương;
đề cương văn bản sửa đổi, bổ sung mức chi
650.000 đồng/đề cương; soạn thảo văn bản
mới hoặc thay thế: mức chi 3.200.000 đồng/
dự thảo văn bản còn văn bản sửa đổi, bổ
sung một số điều: mức chi 2.700.000 đồng/
dự thảo văn bản; mức cho cho công tác thẩm
định là 500.000 đồng/báo cáo thẩm định12.
Với khoản kinh phí này, Sở Tư pháp không
thể tổ chức các hoạt động thẩm định có chất
lượng, đặc biệt đối với các văn bản thực hiện
quy trình xây dựng chính sách phải thực
hiện nhiều hoạt động phức tạp đòi hỏi tốn
nhiều nguồn lực về tài chính cũng như con
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
44 Số 13(389) T7/2019
người hoặc trong trường hợp phải thành lập
hội đồng tư vấn thẩm định. Kết quả khảo sát
ở một số tỉnh, thành như Tuyên Quang, Đà
Nẵng, Quảng Ngãi, Đồng Nai và TP. Hồ Chí
Minh cho thấy, chỉ có từ 23%- 32% cán bộ
được khảo sát cho rằng kinh phí thẩm định
đã đáp ứng được các công việc cần thiết của
công tác thẩm định13. Hơn nữa, Thông tư số
338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ
Tài chính quy định mức chi chung cho công
tác xây dựng VBQPPL áp dụng trên phạm vi
cả nước, tất cả các tỉnh, thành đều áp dụng
mức chi như nhau là không hợp lý trong khi
điều kiện kinh tế - xã hội là không hoàn toàn
giống nhau. Điều này cũng có ảnh hưởng rất
nhiều đến chất lượng thẩm định nói riêng và
chất lượng nghị quyết nói chung.
2. Một số kiến nghị nâng cao chất lượng
thẩm định nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh
Thứ nhất, cần bổ sung yêu cầu thẩm
định đối với tất cả các dự thảo nghị quyết
do các chủ thể có thẩm quyền trình HĐND
cấp tỉnh.
Điều này có nghĩa là đối với các dự
thảo nghị quyết do các cơ quan, tổ chức khác
ngoài UBND cấp tỉnh trình HĐND cũng cần
phải được Sở Tư pháp thẩm định trước khi
trình HĐND. Ngoài ra, để nâng cao chất
lượng thẩm định dự thảo nghị quyết, nhất
là những dự thảo nghị quyết có các tiêu chí
liên quan sâu đến nội dung, pháp luật cần
xem xét quy định thành phần bắt buộc trong
quy trình thẩm định là phải có đại diện của
nhóm đối tượng chịu sự tác động trực tiếp
của nghị quyết vào hội đồng thẩm định.
Đồng thời, nhằm hạn chế các vấn đề cần
giải trình hay những mâu thuẫn có thể nảy
sinh giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ
quan thẩm định, pháp luật cần quy định về
sự tham gia trực tiếp của cán bộ thẩm định
trong công tác soạn thảo văn bản, tham gia
13 Bộ Tư pháp và Dự án phát triển lập pháp quốc gia (NLD), Báo cáo khảo sát đánh giá thi hành Luật Ban hành VBQPPL
của HĐND và UBND năm 2004 và Luật Ban hành VBQPPL năm 2008, tr. 79.
14 Hiện nay Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Ban hành VBQPPL tại khoản 4 Điều 49 chỉ quy định chung về trách nhiệm của Sở Tư pháp tham gia vào các
hoạt động của cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình soạn thảo.
vào các cuộc họp của tổ soạn thảo/biên tập
để nắm bắt các nội dung và các vấn đề trong
quá trình xây dựng dự thảo nghị quyết; có
thể coi đây là sự chuẩn bị chủ động, tích cực
cho việc thẩm định chính thức, từ đó có thể
góp phần rút ngắn được thời gian thẩm định
sau này14.
Thứ hai, về nội dung thẩm định.
Cần bổ sung quy định hướng dẫn về
các tiêu chí cụ thể khi thẩm định dự thảo
VBQPPL nói chung và nghị quyết của
HĐND cấp tỉnh nói riêng. Chẳng hạn, khi
thẩm định về tính hợp hiến của dự thảo cần
xác định hai vấn đề cơ bản sau: (i) nội dung
dự thảo không được trái với các quy định cụ
thể của Hiến pháp liên quan tới lĩnh vực điều
chỉnh của dự thảo; (ii) nội dung của dự thảo
phải phù hợp với “tinh thần” của Hiến pháp
được thể hiện trong các quy phạm của Hiến
pháp (chứ không phải tinh thần của Hiến
pháp một cách chung chung). Mặc dù đây
là một tiêu chí rất khó nhưng cơ quan thẩm
định phải xác định được vấn đề này; hoặc
khi thẩm định về tính hợp pháp, cơ quan
thẩm định phải xác định được một số vấn
đề như: (i) dự thảo văn bản được ban hành
đúng thẩm quyền (gồm có thẩm quyền về
hình thức và thẩm quyền về nội dung); (ii)
dự thảo phải tuân thủ đầy đủ các quy định
của pháp luật về thủ tục xây dựng, ban hành;
hoặc tính thống nhất của dự thảo được xác
định dựa trên một số tiêu chí như: dự thảo
văn bản không mâu thuẫn, trùng lặp với các
văn bản khác do chính HĐND đã ban hành;
dự thảo văn bản không được mâu thuẫn với
văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban
hành,... Ngoài ra, pháp luật cần quy định rõ
phạm vi thẩm định dự thảo nghị quyết của
HĐND không chỉ bao gồm các vấn đề như
quy định của pháp luật hiện hành mà cần
phải xem xét bổ sung nội dung thẩm định
“tính khả thi” của dự thảo nghị quyết.
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
45Số 13(389) T7/2019
Thứ ba, về hồ sơ và thời gian thẩm định.
Để đảm bảo chất lượng thẩm định, các
cơ quan chủ trì soạn thảo cần phải chuẩn bị
hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật,
trong đó ngoài việc đảm bảo chất lượng của
dự thảo tờ trình, cơ quan chủ trì soạn thảo
nghị quyết cần quan tâm đến chất lượng của
Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp
ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; nghiên
cứu bổ sung vào hồ sơ thẩm định thêm một
loại tài liệu nữa là “Bản thuyết minh chi tiết
về dự thảo nghị quyết và báo cáo đánh giá
tác động của dự thảo nghị quyết”. Nếu các
tài liệu này được cung cấp đầy đủ sẽ giúp
cho cơ quan thẩm định có được cái nhìn
tổng quan hơn về dự thảo để từ đó có thể
đưa ra các đánh giá khách quan, phù hợp.
Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL năm
2015 theo hướng tăng thời gian thẩm định
đối với những dự thảo nghị quyết có nội
dung phức tạp, phạm vi điều chỉnh rộng, bắt
buộc phải thành lập hội đồng tư vấn thẩm
định lên 30 ngày để đảm bảo cơ quan thẩm
định có đủ thời gian cần thiết tiến hành công
tác thẩm định đảm bảo chất lượng. Đồng
thời, cần quy định thống nhất cách tính thời
hạn là theo ngày làm việc hay theo ngày lịch
thông thường. Bởi lẽ nếu tính theo ngày lịch
thông thường có thể dẫn tới thời gian thẩm
định còn rút ngắn hơn. Ví dụ, cơ quan chủ
trì soạn thảo gửi đủ hồ sơ thẩm định đến Sở
Tư pháp vào ngày 03/5/2019 (thứ Sáu) thì
có nghĩa là đến ngày 12/5/2019 (ngày Chủ
nhật), Sở Tư pháp phải gửi báo cáo thẩm
định đến cơ quan chủ trì soạn thảo. Như vậy,
thực tế cơ quan thẩm định chỉ có 06 ngày
làm việc (tính cả ngày nhận đủ hồ sơ) để tiến
hành thẩm định. Do đó, chúng tôi kiến nghị
thời hạn trong luật sẽ được tính thống nhất
theo ngày làm việc.
Thứ tư, về giá trị pháp lý của báo cáo
thẩm định.
Theo quy định của pháp luật hiện nay,
cơ quan chủ trì soạn thảo buộc phải tiếp thu
ý kiến của cơ quan thẩm định. Tuy nhiên,
pháp luật cần quy định cụ thể giá trị pháp lý
của báo cáo thẩm định ở mức độ phù hợp.
Chúng tôi cho rằng, trong báo cáo thẩm
định, đối với những ý kiến thẩm định chung
như đánh giá về tính hợp hiến, hợp pháp,
tính thống nhất của dự thảo nghị quyết trong
hệ thống pháp luật... cơ quan chủ trì soạn
thảo bắt buộc phải tiếp thu nhưng còn đối
với những vấn đề mang tính chuyên môn
thì cơ quan soạn thảo vẫn có thể “bảo lưu”
mà không bắt buộc phải chỉnh lý theo ý kiến
thẩm định. Đồng thời, để hạn chế phần nào
những mâu thuẫn có thể xảy ra, khi tiến hành
thẩm định, cơ quan thẩm định nên chủ động
trao đổi ý kiến với cơ quan soạn thảo trước
khi đưa ra ý kiến thẩm định, từ đó giảm bớt
các khúc mắc và mâu thuẫn có thể phát sinh.
Thứ năm, về các điều kiện đảm bảo
cho công tác thẩm định dự thảo nghị quyết.
Công tác thẩm định giữ vai trò quan
trong trong quy trình xây dựng, ban hành
nghị quyết của HĐND cấp tỉnh nói riêng và
quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của
chính quyền địa phương nói chung nên cần
nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác
quan trọng này. Cụ thể, ngoài việc tăng thêm
“biên chế”, cần phải được chuyên nghiệp
hóa hoạt động thẩm định; nghiên cứu, xây
dựng chức danh cho cán bộ làm công tác
thẩm định như “thẩm định viên” với các tiêu
chuẩn, điều kiện cụ thể, thủ tục công nhận/
bổ nhiệm... để đảm bảo tính chuyên nghiệp,
tính độc lập chịu trách nhiệm trong thẩm
định, đồng thời để họ có thể nhận được mức
phụ cấp tương xứng, từ đó khuyến khích sự
nhiệt tình của họ trong công việc.
Ngoài ra, để góp phần nâng cao chất
lượng thẩm định dự thảo nghị quyết, cần
tăng mức kinh phí dành cho công tác xây
dựng, ban hành VBQPPL, trong đó có công
tác thẩm định dự thảo văn bản để có thể đáp
ứng được những “nhu cầu cần thiết” cho
công tác này. Mức chi có thể căn cứ vào tính
chất của từng loại văn bản (mức độ đơn giản
- phức tạp, phạm vi ảnh hưởng nhỏ hay lớn,
nhu cầu thành lập hội đồng thẩm định, ...) và
điều kiện kinh tế - xã hội ở từng địa phương
(hoàn toàn từ ngân sách nhà nước hoặc có
thể huy động thêm các nguồn lực xã hội
khác để phục vụ cho công tác thẩm định)■
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
46 Số 13(389) T7/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_tham_dinh_du_thao_van_b.pdf