Về phương pháp tính điểm trong
phân loại ĐVHC
Nghị quyết số 1210 và Nghị quyết
số 1211 vẫn chưa có sự thay đổi cơ bản
về phương pháp tính điểm trong phân loại
ĐVHC nên chưa tạo được sự đột phá để địa
phương phát triển. Cơ sở để xác định các
mốc tính điểm chưa thật sự rõ ràng, thuyết
phục và có phần chủ quan, áp đặt, thiếu linh
hoạt. Việc áp dụng phương pháp tính điểm
sẽ khiến cho nhiều ĐVHC không bao giờ
có thể lên hạng được. Mặt khác, phương
pháp tính điểm đối với từng tiêu chí cũng
không thực hiện được mục tiêu sáp nhập
các ĐVHC. Do đó, chúng tôi cho rằng, cần
nghiên cứu thay đổi để phương pháp này có
sự linh hoạt, tiến gần tới mục tiêu sắp xếp,
sáp nhập các ĐVHC hơn. Theo đó, trong
việc tính điểm cần đặt ra một “tiêu chí tối
thiểu”, nếu không đạt được tiêu chí tối thiểu
này, bất kể tổng điểm có đạt hay không, thì
việc xếp loại ĐVHC sẽ bị hạ xuống một bậc.
Ở đây, chúng tôi đề xuất nên chọn “tiêu chí
tối thiểu” là tiêu chí về diện tích tự nhiên
để tạo cơ chế thúc đẩy địa phương phải sáp
nhập với nhau
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIÊU CHUẨN, THẨM QUYỀN,
THỦ TỤC PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY1
1 Bài viết có sử dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp bộ “Hoàn thiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn,
thẩm quyền, thủ tục phân loại ĐVHC theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương
năm 2015” do PGS.TS. Lê Minh Thông làm Chủ nhiệm.
Tóm tắt:
Trên cơ sở Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Ủy
ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1210/2016/
UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/
UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn
vị hành chính. Các văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng
cho việc sắp xếp, phân loại đô thị ở nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn áp
dụng quy định về tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị
hành chính cho thấy, cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định này
nhằm bảo đảm sự phát triển hài hòa, ổn định của các đơn vị hành
chính ở nước ta hiện nay.
Vũ Hồng Anh*
Nguyễn Duy Linh**
* PGS. TS. Viện Nghiên cứu Lập pháp
* ThS. Vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội
Abstract
The Standing Committee of the National Assembly issued the
Resolution No. 1210/2016/UBTVQH13 on Urban Classification
and the Resolution No. 1211/2016/ UBTVQH13 on standards
of the administration units and classification of administrative
unit, which was based on the Law on Organization of Local
Administration of 2015. These documents have provided an
important legal ground for the arrangements and classification
of urban centers in Vietnam. However, the practical enforcement
of legal regulations on standards, authority and procedures
for classification of the administrative units has provided with
necessity of further improvements to these regulations so that
it is to ensure the harmonized and stable developments of the
administrative units in Vietnam.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ
tục phân loại đơn vị hành chính
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 20/09/2018
Biên tập : 25/09/2018
Duyệt bài : 02/10/2018
Article Infomation:
Keywords: standards; authority;
procedures for classification of the
administrative units
Article History:
Received : 20 Sep. 2018
Edited : 25 Sep. 2018
Approved : 02 Oct. 2018
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 19(371) T10/2018
1. Sự cần thiết xác định tiêu chuẩn, thẩm
quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính
Phân loại đơn vị hành chính (ĐVHC)
là nhiệm vụ của mỗi quốc gia. Việc phân
loại ĐVHC là căn cứ để hoạch định chính
sách phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi ĐVHC
có đặc điểm riêng nên cần có chính sách
phát triển kinh tế - xã hội phù hợp. Bên cạnh
đó, việc phân loại ĐVHC cũng sẽ là cơ sở
cho việc xây dựng tổ chức bộ máy của chính
quyền địa phương; đồng thời làm cơ sở để
xây dựng chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức phù hợp với từng loại ĐVHC.
Trong lãnh thổ quốc gia, các ĐVHC
có sự khác nhau về diện tích, mật độ dân số,
điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội.
Sự khác nhau về các điều kiện này xác định
tính chất của từng loại ĐVHC. Vì vậy, có sự
phân biệt giữa ĐVHC cấp tỉnh, cấp huyện,
cấp xã. Mỗi cấp ĐVHC lại có sự khác nhau
về tính chất. Ví dụ, ĐVHC cấp tỉnh có tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; ĐVHC
cấp huyện có huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh; ĐVHC cấp xã có xã, phường,
thị trấn. Từng loại ĐVHC cũng có thể được
chia thành các loại khác nhau như: ĐVHC
cấp tỉnh có tỉnh loại 1, tỉnh loại 2, tỉnh loại
3; ĐVHC cấp huyện có huyện loại 1, huyện
loại 2, huyện loại 3 Để có thể xác định
một cách chính xác, bảo đảm sự thống nhất,
công bằng trong phân loại ĐVHC cần thiết
phải xác lập tiêu chuẩn cho từng loại ĐVHC.
Hệ tiêu chuẩn này cần mang tính định lượng
rõ ràng như về số lượng dân số, diện tích tự
nhiên, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ
số hộ nghèo. Bên cạnh đó, cần xác định
những tiêu chí mang tính chất đặc thù liên
quan đến địa chính trị, địa văn hóa Khi đã
xác định được tiêu chuẩn phân loại ĐVHC
sẽ bảo đảm cho việc phân loại hành chính
được khách quan, không phụ thuộc vào ý
chí chủ quan của cơ quan, cá nhân có thẩm
quyền. Điều này bảo đảm sự công bằng,
tránh sự tùy tiện trong phân loại ĐVHC.
Việc xác định tiêu chuẩn phân loại
ĐVHC còn bảo đảm tính hiệu quả trong việc
phân loại ĐVHC. Khi các ĐVHC được phân
chia phù hợp với tiêu chuẩn đã định làm cơ
sở cho việc hoạch định chính sách phù hợp
với sự phát triển của ĐVHC đó, đồng thời
sẽ bảo đảm phát huy được hiệu quả của
chính sách đã được hoạch định. Việc xác
định tiêu chuẩn phân loại ĐVHC sẽ tạo cơ
sở giúp cho các ĐVHC phấn đấu đạt chuẩn
để duy trì hoặc nâng cấp ĐVHC lên ở loại
cao hơn. Các tiêu chuẩn phân loại ĐVHC
thường mang tính định lượng sẽ giúp cho
chính quyền địa phương thuận lợi hơn trong
việc lên kế hoạch tập trung nguồn lực, phấn
đấu đạt được những tiêu chuẩn cần thiết cho
việc nâng loại ĐVHC.
ĐVHC là phần lãnh thổ của quốc gia,
gắn liền với chủ quyền của quốc gia. Vì vậy,
thẩm quyền cao nhất phân chia ĐVHC phải
thuộc về cơ quan đại diện nhân dân. Ở nước
ta, Quốc hội với tính chất là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất có thẩm quyền quyết định phân
chia ĐVHC cấp tỉnh. Việc phân chia ĐVHC
dưới cấp tỉnh được phân cấp cho UBTVQH
là cơ quan thường trực của Quốc hội.
Việc phân loại ĐVHC còn nhằm mục
đích ổn định hệ thống các ĐVHC, ổn định
chính quyền địa phương, qua đó hoạch định
và xây dựng chính sách phát triển kinh tế -
xã hội phù hợp với từng ĐVHC. Hoạt động
này mang tính chất quản lý nhà nước, vì vậy,
thẩm quyền quyết định phân loại ĐVHC
thuộc về Chính phủ, các bộ ngành và chính
quyền địa phương. Để bảo đảm nguyên tắc
phân cấp trong quản lý nhà nước, bảo đảm
tính thực tế, tính khả thi của việc phân loại
ĐVHC, đồng thời phù hợp với tính chất của
việc phân loại ĐVHC, việc xác định thẩm
quyền phân loại ĐVHC cấp tỉnh, huyện,
xã cần tương ứng với từng cấp ĐVHC cấp
tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Theo đó, việc phân
loại ĐVHC tỉnh, huyện cần do trung ương
thực hiện; việc phân loại ĐVHC cấp xã cần
do chính quyền địa phương thực hiện. Việc
phân cấp này bảo đảm tính linh hoạt, đồng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 19(371) T10/2018
thời bảo đảm ràng buộc trách nhiệm cao
trong hoạt động phân loại ĐVHC.
Việc xác định quy trình, thủ tục phân
loại ĐVHC giúp cho hoạt động phân loại
ĐVHC được thực hiện một cách khách quan
và khoa học, ngăn ngừa tình trạng tùy tiện,
vụ lợi trong hoạt động phân loại ĐVHC.
Bên cạnh đó, thủ tục phân loại ĐVHC cũng
giúp cho cơ quan có liên quan xác định trước
được những việc cần thực hiện trong quá
trình phân loại ĐVHC. Điều này bảo đảm
tính chủ động, kịp thời trong hoạt động phân
loại ĐVHC.
Ngoài ra, việc xác định rõ ràng, đầy
đủ quy trình, thủ tục phân loại ĐVHC sẽ
tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm tra, giám
sát cuả cơ quan có thẩm quyền đối với việc
thực hiện pháp luật về tiêu chuẩn, thẩm
quyền phân loại ĐVHC. Điều này góp phần
nâng cao trách nhiệm của các cơ quan có
liên quan trong hoạt động phân loại ĐVHC,
bảo đảm hiệu quả của hoạt động giám sát
việc thực hiện pháp luật về tiêu chuẩn, thẩm
quyền, thủ tục phân loại ĐVHC.
2. Quy định của pháp luật về tiêu chuẩn,
thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị
hành chính
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, Quốc
hội ban hành Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015 (Luật năm 2015). Luật
năm 2015 quy định cụ thể: các ĐVHC trên
được gọi chung theo ba cấp: cấp tỉnh, cấp
huyện và cấp xã. ĐVHC tương đương
quận, huyện, thị xã trong thành phố trực
thuộc trung ương được gọi là thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Các
đô thị mới sẽ được lập ra trong thành phố
trực thuộc trung ương đóng vai trò như
thành phố vệ tinh của đô thị - thành phố
trung tâm. Ngoài ra, còn có “đơn vị hành
chính - kinh tế (ĐVHC-KT) đặc biệt” do
Quốc hội thành lập.
Ngày 25/05/2016, Ủy ban thường vụ
Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết
số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn
của ĐVHC và phân loại ĐVHC (Nghị quyết
số 1211) để tiếp tục cụ thể hóa thêm một
bước các quy định của Hiến pháp năm 2013
và Luật năm 2015. Nghị quyết số 1211 được
xây dựng trên cơ sở kế thừa nội dung của
nhiều quy định về phân loại ĐVHC trước
đó, đồng thời nâng cao các tiêu chuẩn đối
với ĐVHC, quy định cụ thể, chặt chẽ hơn
về thủ tục, thẩm quyền phân loại ĐVHC.
Theo quy định của Nghị quyết số 1211, các
ĐVHC trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam gồm:
- ĐVHC đặc biệt là TP. Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh;
- ĐVHC cấp tỉnh loại I, loại II, loại III;
- ĐVHC cấp huyện loại I, loại II,
loại III;
- ĐVHC cấp xã loại I, loại II, loại III;
Đồng thời, Nghị quyết còn phân định
chính quyền địa phương ở các vùng nông
thôn, gồm: tỉnh, huyện, xã; chính quyền
địa phương ở vùng đô thị, gồm: thành phố
trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương; phường, thị trấn;
chính quyền địa phương vùng hải đảo, chính
quyền địa phương ở ĐVHC - KT đặc biệt.
Việc phân loại ĐVHC nhằm xây dựng
tổ chức bộ máy hợp lý, quy định nhiệm vụ
quyền hạn và có cơ chế, chính sách phù
hợp nhằm phát huy tốt hơn hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của ĐVHC ở mỗi cấp, vùng.
Nhiệm vụ, quyền hạn của ĐVHC ở địa bàn
nông thôn tập trung thực hiện quản lý theo
lãnh thổ; ĐVHC ở địa bàn đô thị chú trọng
thực hiện quản lý theo ngành, lĩnh vực. Trên
cơ sở đó, nhiệm vụ, quyền hạn của ĐVHC ở
thành phố, thị xã ngoài việc quyết định các
vấn đề của địa phương như đối với địa bàn
nông thôn, còn tập trung quyết định các vấn
đề quy hoạch phát triển đô thị, xây dựng kết
cấu hạ tầng đô thị, quản lý và tổ chức đời
sống dân cư đô thị.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 19(371) T10/2018
2.1 Tiêu chuẩn phân loại ĐVHC
Khoản 2 Điều 3 Luật năm 2015 quy
định: “Phân loại ĐVHC phải dựa trên các
tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên,
số ĐVHC trực thuộc, trình độ phát triển kinh
tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng
loại ĐVHC ở nông thôn, đô thị, hải đảo”.
- Về quy mô dân số: mật độ dân cư
sống ở nông thôn thấp hơn đô thị. Các khu
dân cư ở nông thôn thường được tổ chức
thành các làng, bản với những đặc thù nhất
định. Đặc điểm chung của cộng đồng dân cư
nông thôn là sự gắn bó trên cùng một địa bàn
cư trú, sinh sống gần gũi, liên kết với nhau.
- Về diện tích tự nhiên: nông thôn là
một địa bàn rộng lớn bao gồm các vành đai
bao quanh, bao gồm cả vùng sâu, vùng xa,
vùng ven biên giới. Nông thôn được tổ chức
trên ĐVHC lãnh thổ hình thành một cách tự
nhiên. Ngược lại, đô thị được tổ chức trên
ĐVHC lãnh thổ hình thành một cách nhân
tạo. Lãnh thổ hành chính tự nhiên là lãnh
thổ hình thành một cách tự nhiên mà không
do Nhà nước sắp xếp phân chia mà đó là sản
phẩm của quá trình hình thành và phát triển
tự nhiên của các cộng đồng tùy thuộc vào
đặc điểm dân cư, địa lý, phong tục tập quán,
truyền thống văn hóa và lịch sử2.
- Về trình độ phát triển kinh tế - xã
hội: khác với đô thị, hoạt động kinh tế chủ
yếu ở nông thôn là nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp và một số ngành nghề thủ công
truyền thống. Cơ sở hạ tầng ở nông thôn
thường thấp hơn đô thị. Cơ cấu dân cư ở
nông thôn chủ yếu là nông dân và hộ gia
đình. Trình độ văn hóa của người dân nông
thôn nhìn chung thấp hơn so với đô thị.
- Về các yếu tố đặc thù: người dân
nông thôn có mối quan hệ họ hàng và láng
giềng chặt chẽ do sinh sống gần nhau và có
sự giao lưu trực tiếp, thường xuyên trong
2 Trần Ngọc Đường, Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng tổ chức chính quyền nông thôn ở nước ta hiện nay, Cổng thông
tin Viện Nghiên cứu Lập pháp ngày 28/3/2013.
cuộc sống và lao động sản xuất. Nền văn
hóa nông thôn không thuần nhất với các
cộng đồng dân tộc khác nhau cùng chung
sống. Ở nông thôn, tuy thành phần dân cư
đơn giản nhưng cấu trúc cộng đồng liên kết
thành một mạng lưới với nhiều hình thức.
Đó có thể là các tổ chức tự quản, điều hành
hoạt động trên tinh thần hợp tác, tương trợ
lẫn nhau.
Trên cơ sở yêu cầu của Luật năm 2015,
Nghị quyết số 1211 đã có sự phân biệt về
tiêu chuẩn của ĐVHC nông thôn, tiêu chuẩn
của ĐVHC đô thị, tiêu chuẩn của ĐVHC hải
đảo. Cách quy định của Nghị quyết số 1211
thể hiện sự nhất quán trong tư duy lập pháp
là phân loại ĐVHC không tổ chức rập khuôn
mà phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm
nông thôn, đô thị, hải đảo.
Điều 22 Nghị quyết số 1211 quy định:
“Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh là ĐVHC loại đặc biệt theo quy định
tại khoản 3 Điều 3 của Luật Tổ chức chính
quyền địa phương”. Đồng thời, Nghị quyết
số 1211 xây dựng cụ thể khung điểm phân
loại ĐVHC (Điều 23). Theo đó, điểm phân
loại ĐVHC là tổng số điểm đạt được của các
tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự
nhiên, số ĐVHC trực thuộc, trình độ phát
triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù
của ĐVHC đó. Tổng số điểm tối đa của các
tiêu chí là 100 điểm. ĐVHC cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã được phân loại I khi có tổng
số điểm đạt được từ 75 điểm trở lên. ĐVHC
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được phân loại II
khi có tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến
dưới 75 điểm. ĐVHC cấp tỉnh, cấp huyện,
cấp xã không đạt khung điểm xác định loại
I, loại II thì được phân loại III.
2.2 Thẩm quyền phân loại ĐVHC
Theo quy định của Nghị quyết số
1211, thẩm quyền phân loại ĐVHC như sau:
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 19(371) T10/2018
- Thủ tướng Chính phủ quyết định
công nhận phân loại ĐVHC cấp tỉnh loại I,
loại II và loại III.
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định
công nhận phân loại ĐVHC cấp huyện loại
I, loại II và loại III.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định
công nhận phân loại ĐVHC cấp xã loại I,
loại II và loại III.
Như vậy, theo quy định của pháp luật
hiện hành, thẩm quyền phân loại ĐVHC
không khác so với trước đây. Quy định này
thể hiện tính hệ thống và kế thừa trong thẩm
quyền phân loại ĐVHC.
2.3 Thủ tục phân loại ĐVHC
Nghị quyết số 1211 quy định về thủ
tục phân loại các ĐVHC như sau:
- Thủ tục phân loại ĐVHC cấp tỉnh:
Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh chỉ đạo
cơ quan chuyên môn lập hồ sơ phân loại
ĐVHC cấp mình, trình Hội đồng nhân dân
(HĐND) cùng cấp xem xét, thông qua.
UBND cấp tỉnh gửi Bộ Nội vụ hồ sơ phân
loại ĐVHC cấp tỉnh. Sau đó, Bộ Nội vụ tổ
chức thẩm định trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ phân loại ĐVHC cấp
tỉnh do UBND cấp tỉnh gửi đến. Tiếp đến,
Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày có kết quả thẩm định. Cuối cùng, Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định phân
loại ĐVHC cấp tỉnh trong thời hạn 15 ngày
kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Bộ
Nội vụ.
- Thủ tục phân loại ĐVHC cấp huyện:
UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan chuyên
môn lập hồ sơ phân loại ĐVHC cấp mình,
trình HĐND cùng cấp xem xét, thông qua
trước khi gửi UBND cấp tỉnh. Sở Nội vụ
tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh kiểm tra
hồ sơ của UBND cấp huyện; phối hợp với
UBND cấp huyện hoàn thiện hồ sơ báo cáo
3 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
UBND cấp tỉnh xem xét. UBND cấp tỉnh
gửi Bộ Nội vụ hồ sơ phân loại ĐVHC cấp
huyện. Tiếp đến, Bộ Nội vụ phải tổ chức
thẩm định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ phân loại ĐVHC cấp huyện
do UBND cấp tỉnh gửi đến. Cuối cùng, Bộ
trưởng Bộ Nội vụ xem xét, quyết định phân
loại ĐVHC cấp huyện trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định.
- Thủ tục phân loại ĐVHC cấp xã:
UBND cấp xã lập hồ sơ phân loại ĐVHC cấp
mình, trình HĐND cùng cấp xem xét, thông
qua, gửi UBND cấp huyện. Phòng Nội vụ
tham mưu, giúp UBND cấp huyện kiểm tra
hồ sơ của UBND cấp xã; phối hợp với UBND
cấp xã hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND cấp
huyện. UBND cấp huyện gửi Sở Nội vụ hồ
sơ phân loại ĐVHC cấp xã. Sở Nội vụ phải tổ
chức thẩm định trong thời hạn 15 ngày kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ phân loại ĐVHC cấp xã.
Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem
xét, quyết định phân loại ĐVHC cấp xã trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm
định. Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, quyết
định, phân loại ĐVHC cấp xã trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của
Sở Nội vụ.
Qua phân tích, có thể rút ra nhận xét
về thủ tục phân loại ĐVHC như sau:
Thứ nhất, pháp luật hiện hành quy
định rất cụ thể về những loại giấy tờ cần
phải có trong hồ sơ phân loại ĐVHC. Quy
định rõ ràng này nhằm đảm bảo việc phân
loại ĐVHC được tiến hành thống nhất,
thuận tiện.
Thứ hai, đối với việc phân loại ĐVHC
cấp tỉnh, cấp huyện, trách nhiệm lập hồ sơ
phân loại ĐVHC thuộc về cơ quan chuyên
môn chứ không còn thuộc về UBND. Ở cấp
xã, UBND cấp xã vẫn tiếp tục thực hiện việc
lập hồ sơ phân loại ĐVHC. Chúng tôi cho
rằng, quy định như vậy là hợp lý bởi cơ quan
chuyên môn được thành lập ở cấp tỉnh3, cấp
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
49Số 19(371) T10/2018
huyện4, thực hiện chức năng tham mưu, giúp
UBND quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực
ở địa phương. Ngoài ra, quy định này còn
giúp hạn chế tình trạng UBND “ôm đồm”,
làm thay công việc của cơ quan chuyên môn.
Thứ ba, quy định hiện hành nâng cao
vai trò của HĐND trong thủ tục phân loại
ĐVHC. Hồ sơ phân loại ĐVHC phải trình
đến HĐND để HĐND xem xét cẩn trọng
trước khi thông qua. Quy định này góp phần
hạn chế tình trạng hoạt động hình thức của
HĐND.
Thứ tư, thời gian thẩm định, xem xét
quyết định phân loại ĐVHC được rút ngắn
hơn so với trước đây. Quy định này là phù
hợp với tiến trình cải cách thủ tục hành chính
ở nước ta hiện nay.
2.4 Phân loại đô thị
Điều 140 của Luật năm 2015 đã sửa
đổi, bổ sung Điều 4 của Luật Quy hoạch đô
thị năm 2009. Theo đó, đô thị được phân
thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại
II, loại III, loại IV và loại V theo năm tiêu
chí cơ bản: vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu
và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô
thị; quy mô dân số; mật độ dân số; tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ
sở hạ tầng.
Luật cũng giao Chính phủ trình
UBTVQH quy định cụ thể việc phân loại đô
thị phù hợp từng giai đoạn phát triển kinh
tế - xã hội. Trên cơ sở quy định của Luật,
Chính phủ đã trình UBTVQH ban hành
Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13
(Nghị quyết số 1210) về phân loại đô thị.
Theo Nghị quyết số 1210, đô thị bao gồm
thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố
trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và khu vực dự
kiến hình thành đô thị trong tương lai được
phân loại theo tiêu chí loại đô thị tương ứng.
Do đó, các đô thị Việt Nam được chia thành
6 loại, dùng số La Mã để phân ra các đô thị
đặc biệt, loại I và loại II phải do Thủ tướng
4 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
Chính phủ ra quyết định công nhận; các kiểu
đô thị loại III và IV do Bộ trưởng Bộ Xây
dựng ra quyết định công nhận; và loại V do
Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận.
Thay vì 6 tiêu chuẩn phân loại đô thị cũ
được quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP
của Chính phủ, Nghị quyết số 1210 xác định
5 tiêu chí cơ bản để đánh giá phân loại đô
thị gồm: vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội; cơ cấu và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội; quy mô
dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình
độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh
quan đô thị.
Nghị quyết số 1210 quy định, đô thị
đặc biệt là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp
cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính,
văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch,
khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông,
giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước. Đồng thời, quy mô dân số đô thị phải
đạt từ 6 triệu người trở lên; mật độ dân số đô
thị đạt từ 3.000/km2 trở lên.
Đối với đô thị loại I cần có mật độ dân
số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở
lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất
xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở
lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô
thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt
từ 85% trở lên. Các đô thị loại II, III, IV và
V cũng có các con số về quy mô và mật độ
dân số đô thị rất chi tiết với nhiều quy định
chặt chẽ, tiêu chuẩn cụ thể.
Theo quy định của Nghị quyết số
1210, việc lập đề án phân loại đô thị do
UBND cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại
đô thị cho các đô thị loại đặc biệt và loại I
là thành phố trực thuộc Trung ương; UBND
cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập đề án
phân loại đô thị cho các đô thị loại I là thành
phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
50 Số 19(371) T10/2018
trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III,
loại IV và loại V; Bộ Xây dựng sẽ tiến hành
tổ chức thẩm định đề án đối với đô thị loại
đặc biệt, loại I, loại II, loại III và loại IV; Sở
Xây dựng các tỉnh, thành phố có nhiệm vụ tổ
chức thẩm định đề án phân loại đô thị loại V.
3. Những bất cập, hạn chế trong quy định
của pháp luật về tiêu chuẩn, thẩm quyền,
thủ tục phân loại đơn vị hành chính ở
nước ta và kiến nghị hoàn thiện
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu
trên, quy định của pháp luật về tiêu chuẩn,
thẩm quyền, thủ tục phân loại ĐVHC ở nước
ta còn một số bất cập, hạn chế sau:
3.1 Về chỉ tiêu quy mô dân số
Hiện nay, theo quy định của Nghị
quyết số 1211, chỉ tiêu quy mô dân số được
xác định gồm dân số thống kê thường trú và
dân số tạm trú đã quy đổi. Dân số tạm trú từ
6 tháng trở lên được tính như dân số thường
trú, dưới 6 tháng quy đổi về dân số thường
trú. Điều này có nghĩa là, quy mô dân số
địa phương được xác định trên cơ sở dân số
thường trú và dân số tạm trú. Theo chúng
tôi, cần xem xét lại điều này. Bởi lẽ, sẽ phù
hợp hơn nếu quy mô dân số của địa phương
được xác định theo quy định của pháp luật
về thống kê. Hiện nay, trong số các chỉ tiêu
thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã có
quy định về chỉ tiêu thống kê về quy mô dân
số. Do vậy, chúng tôi cho rằng, cần quy định
xác định quy mô dân số trên cơ sở số liệu do
cơ quan thống kê công bố.
3.2 Về chỉ tiêu số ĐVHC trực thuộc
Theo quy định của Nghị quyết số 1211,
đối với ĐVHC cấp tỉnh, cấp huyện mức
điểm tối đa cho chỉ tiêu này là 10 điểm (tối
đa 6 điểm đối với việc tính số ĐVHC trực
thuộc và tối đa 4 điểm đối với việc tính tỷ lệ
ĐVHC đô thị trên tổng số ĐVHC cùng cấp).
Tuy nhiên, việc quy định cách tính điểm chỉ
5 Cần phải quy định ĐVHC loại I nhiều điểm hơn ĐVHC loại II, loại III.
6 Xem khoản 1 Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
7 Trong các yếu tố chỉ mới đề cập đến tỷ lệ lao động qua đào tạo.
tiêu này đơn thuần chỉ dựa vào số lượng các
ĐVHC trực thuộc là thật sự chưa phù hợp.
Theo chúng tôi, sẽ hợp lý hơn khi quy định
số lượng ĐVHC gắn với loại ĐVHC. Ví dụ,
quy định đối với cấp tỉnh thì mỗi ĐVHC cấp
huyện loại I, ĐVHC loại II, ĐVHC loại III
trực thuộc được bao nhiêu điểm; tương tự
đối với cấp huyện thì quy định mỗi ĐVHC
cấp xã loại I, ĐVHC cấp xã loại II, ĐVHC
cấp xã loại III trực thuộc được bao nhiêu
điểm5. Quy định điểm số chỉ tiêu số ĐVHC
trực thuộc không nên chỉ dựa vào số lượng
ĐVHC trực thuộc mà phải xem ĐVHC trực
thuộc đó được xếp loại như thế nào và xét
tính đặc thù đô thị, nông thôn của ĐVHC.
Quy định này sẽ góp phần hiện thực hoá chủ
trương “khuyến khích việc nhập các ĐVHC
cùng cấp”6 mà Luật năm 2015 đã xác định.
Bởi lẽ, khi sáp nhập các ĐVHC cùng cấp
thì diện tích, dân số của ĐVHC sau khi sáp
nhập sẽ tăng lên và ĐVHC sau khi sáp nhập
dễ đạt các tiêu chí ĐVHC loại I, II. Đồng
thời, quy định này cũng phù hợp với việc
xác định điểm số khi tính tỷ lệ ĐVHC đô thị
trên tổng số ĐVHC cùng cấp.
3.3 Về chỉ tiêu trình độ phát triển
kinh tế - xã hội
Nghị quyết số 1211 đã quy định rõ chỉ
tiêu trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên
cơ sở của các yếu tố thành phần. Các yếu tố
này khá cụ thể, chi tiết giúp việc đánh giá
trình độ kinh tế - xã hội chính xác, toàn diện
hơn. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng:
- Để đánh giá về trình độ kinh tế - xã
hội của ĐVHC cấp tỉnh cần xem xét bổ sung
thêm các yếu tố như: các yếu tố liên quan
đến lực lượng lao động (tỷ lệ lao động có
việc làm, tỷ lệ lao động thiếu việc làm)7;
các yếu tố liên quan đến số lượng các cơ sở
hành chính, số hộ kinh tế cá thể, số doanh
nghiệp; các yếu tố liên quan đến công nghệ
thông tin và truyền thông (tỷ lệ người dân
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 19(371) T10/2018
sử dụng điện thoại, tỷ lệ người dân sử dụng
internet); yếu tố liên quan nhà ở của người
dân (số lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình
quân đầu người)
- Để đánh giá về trình độ kinh tế - xã
hội của ĐVHC cấp huyện cần xem xét bổ
sung thêm các yếu tố như: các yếu tố liên
quan đến lực lượng lao động (tỷ lệ lao động
có việc làm, tỷ lệ lao động thiếu việc làm)8;
các yếu tố liên quan đến số lượng các cơ sở
hành chính, số hộ kinh tế cá thể, số doanh
nghiệp; các yếu tố liên quan đến công nghệ
thông tin và truyền thông (tỷ lệ người dân
sử dụng điện thoại, tỷ lệ người dân sử dụng
internet), yếu tố liên quan nhà ở của người
dân (số lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình
quân đầu người) ở cấp huyện.
Ngoài ra, đối với cấp huyện, cần xem
xét bổ sung yếu tố tỷ lệ người dân được sử
dụng nguồn nước hợp vệ sinh9 và tỷ lệ người
dân sử dụng hố xí để đánh giá về trình độ
kinh tế - xã hội của ĐVHC. Cấp xã cần xem
xét bổ sung thêm các yếu tố như: các yếu tố
liên quan đến lực lượng lao động (tỷ lệ lao
động có việc làm, tỷ lệ lao động thiếu việc
làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo); các yếu tố
liên quan đến số lượng các cơ sở hành chính,
số hộ kinh tế cá thể, số doanh nghiệp; các
yếu tố liên quan đến công nghệ thông tin và
truyền thông (tỷ lệ người dân sử dụng điện
thoại, tỷ lệ người dân sử dụng internet) ở
cấp xã, yếu tố liên quan nhà ở của người dân
(số lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân
8 Trong các yếu tố chỉ mới đề cập đến tỷ lệ lao động qua đào tạo.
9 Các ĐVHC quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đều đánh giá yếu tố
“Tỷ lệ số hộ dân cư được dùng nước sạch”. Trong khi đó đối với huyện lại không có. Theo chúng tôi, ĐVHC huyện
cũng phải được đánh giá yếu tố này.
10 Các ĐVHC xã, phường, thị trấn đều đánh giá yếu tố “Tỷ lệ số hộ dân cư được dùng nước sạch”. Trong khi đó đối với
xã lại không có. Theo chúng tôi, ĐVHC xã cũng phải được đánh giá yếu tố này.
11 Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mặc nhiên được công nhận là ĐVHC loại đặc biệt theo Luật định.
12 Đây cũng là vấn đề mà Luật về ĐVHC-KT đặc biệt cần quan tâm.
13 Trình Thủ tướng quyết định nếu là ĐVHC cấp tỉnh, trình Bộ trưởng Bộ Nội vụ nếu là ĐVHC cấp huyện, trình Chủ tịch
UBND cấp tỉnh nếu là ĐVHC cấp xã.
14 Xem Điều 19 (đối với HĐND tỉnh), Điều 40 (đối với HĐND thành phố trực thuộc trung ương); Điều 26 (đối với HĐND
huyện), Điều 47 (đối với HĐND Quận), Điều 52 ( đối với HĐND ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc trung ương), Điều 33 (đối với HĐND xã), Điều 61 (đối với HĐND phường), Điều 68 (Đối với HĐND
thị trấn).
đầu người); đối với cấp xã cần xem xét
bổ sung yếu tố tỷ lệ người dân được sử dụng
nguồn nước hợp vệ sinh10 và tỷ lệ người dân
sử dụng hố xí hợp vệ sinh (vì đây là các chỉ
tiêu liên quan trực tiếp đến mức sống dân cư).
3.5 Về thẩm quyền, thủ tục phân loại
ĐVHC
Nghị quyết số 1211 quy định thẩm
quyền phân loại ĐVHC như sau: Thủ tướng
Chính phủ quyết định công nhận phân loại
ĐVHC cấp tỉnh11; Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết
định công nhận phân loại ĐVHC cấp huyện;
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công
nhận phân loại ĐVHC cấp xã. Tuy nhiên,
thẩm quyền, tiêu chí phân loại các ĐVHC -
KT đặc biệt vẫn chưa được quy định12.
Trình tự, thủ tục phân loại các ĐVHC
được quy định cụ thể tại Điều 26, Điều 27 và
Điều 28 của Nghị quyết số 1211. Theo đó,
hồ sơ phân loại ĐVHC cấp nào phải được
UBND cấp đó chuẩn bị và trình HĐND
cùng cấp thông qua trước khi trình chủ thể
có thẩm quyền quyết định13. Tuy nhiên, Luật
năm 201514 không quy định thẩm quyền của
HĐND thông qua hồ sơ phân loại ĐVHC
trước khi trình chủ thể có thẩm quyền quyết
định. Trong khi đó, Luật năm 2015 quy định
các vấn đề HĐND phải thông qua trước khi
trình chủ thể có thẩm quyền quyết định. Cụ
thể, đối với HĐND cấp tỉnh thông qua quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh trước
khi trình Chính phủ phê duyệt, HĐND cấp
huyện thông qua kế hoạch phát triển kinh tế
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 19(371) T10/2018
- xã hội trung hạn và hằng năm, quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện trước
khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Do
đó, câu hỏi đặt ra ở đây là: hồ sơ về phân
loại ĐVHC có nhất thiết phải trình HĐND
thông qua hay không? Theo chúng tôi, vấn
đề này nếu cần được HĐND thông qua thì
phải sửa đổi Luật năm 2015, bổ sung quy
định về việc HĐND thông qua hồ sơ phân
loại ĐVHC trước khi trình chủ thể có thẩm
quyền quyết định. Tuy nhiên, chúng tôi cho
rằng, việc trình HĐND các cấp xem xét,
thông qua hồ sơ phân loại ĐVHC là rất hình
thức. Do đó, chúng tôi đề nghị bỏ quy định
này trong Nghị quyết số 1211.
Bên cạnh đó, theo quy định của Nghị
quyết số 1211, hồ sơ phân loại ĐVHC cấp
tỉnh, cấp huyện do Bộ Nội vụ thẩm định,
hồ sơ phân loại ĐVHC cấp xã do Sở Nội
vụ thẩm định. Chúng tôi cho rằng, các chỉ
tiêu để phân loại ĐVHC liên quan đến nhiều
ngành, lĩnh vực, do đó, để bảo đảm sự chính
xác và khách quan, cần trao thẩm quyền
thẩm định này cho Hội đồng thẩm định (do
Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hội đồng thẩm
định phân loại ĐVHC cấp tỉnh, cấp huyện15;
do Sở Nội vụ đề xuất đối với Hội đồng thẩm
định phân loại ĐVHC cấp xã16). Mặt khác,
quy định của pháp luật hiện hành về chức
năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ
cũng không bao hàm nội dung thẩm định hồ
sơ phân loại ĐVHC.
Ngoài ra, đối với việc quyết định phân
loại ĐVHC cấp xã, để bảo đảm tính chặt chẽ
trong quy trình, chúng tôi cho rằng, cần bổ
sung quy định sau khi Hội đồng thẩm định
cấp tỉnh thẩm định và báo cáo Chủ tịch
UBND cấp tỉnh, thì UBND cấp tỉnh báo cáo
Bộ Nội vụ cho ý kiến về kết quả thẩm định
này. Đồng thời, Bộ Nội vụ phải có văn bản
phản hồi về kết quả thẩm định của Hội đồng
thẩm định cấp tỉnh (trong trường hợp cần
thiết, Bộ Nội vụ có thể thành lập Hội đồng
15 Hội đồng này cần có đại diện của các Bộ, Ngành có liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá.
16 Hội đồng này ngoài đại diện các Sở, Ngành của địa phương cần quy định có đại diện của Bộ Nội vụ.
thẩm định để thẩm định lại kết quả thẩm
định của địa phương).
Việc phân loại các ĐVHC sẽ liên quan
trực tiếp đến việc hoạch định chính sách
phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức
bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ,
công chức của chính quyền địa phương. Cho
nên việc thẩm định hồ sơ phân loại là vấn đề
quan trọng quyết định đến chất lượng của
quyết định phân loại. Do đó, cần tiếp tục
bổ sung, hoàn thiện các quy định về thẩm
quyền, quy trình thẩm định một cách chặt
chẽ, đầy đủ hơn.
3.6 Về phương pháp tính điểm trong
phân loại ĐVHC
Nghị quyết số 1210 và Nghị quyết
số 1211 vẫn chưa có sự thay đổi cơ bản
về phương pháp tính điểm trong phân loại
ĐVHC nên chưa tạo được sự đột phá để địa
phương phát triển. Cơ sở để xác định các
mốc tính điểm chưa thật sự rõ ràng, thuyết
phục và có phần chủ quan, áp đặt, thiếu linh
hoạt. Việc áp dụng phương pháp tính điểm
sẽ khiến cho nhiều ĐVHC không bao giờ
có thể lên hạng được. Mặt khác, phương
pháp tính điểm đối với từng tiêu chí cũng
không thực hiện được mục tiêu sáp nhập
các ĐVHC. Do đó, chúng tôi cho rằng, cần
nghiên cứu thay đổi để phương pháp này có
sự linh hoạt, tiến gần tới mục tiêu sắp xếp,
sáp nhập các ĐVHC hơn. Theo đó, trong
việc tính điểm cần đặt ra một “tiêu chí tối
thiểu”, nếu không đạt được tiêu chí tối thiểu
này, bất kể tổng điểm có đạt hay không, thì
việc xếp loại ĐVHC sẽ bị hạ xuống một bậc.
Ở đây, chúng tôi đề xuất nên chọn “tiêu chí
tối thiểu” là tiêu chí về diện tích tự nhiên
để tạo cơ chế thúc đẩy địa phương phải sáp
nhập với nhau■
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 19(371) T10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_cua_phap_luat_ve_tieu_chuan_tham_quyen_t.pdf