Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự

Theo ý kiến của tác giả, thực tế là việc áp dụng biện pháp bảo đảm từ thời điểm có quyết định thi hành án sẽ khó đảm bảo được tính bảo đảm, ngăn chặn và kịp thời phòng ngừa trong nhiều trường hợp của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, dẫn tới không còn điều kiện để thi hành án, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm không phát huy được hiệu quả. Do vậy, đề xuất cần phải bổ sung quy định về thời điểm yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, theo đó: Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành là căn cứ, cơ sở cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Quy định như vậy có thể tạo ra sự bao quát được các trường hợp phát sinh việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản và trốn tránh thi hành án trước khi có quyết định thi hành án. Quy định về việc áp dụng biện pháp bảo đảm trước khi có quyết định thi hành án cũng cần quy định cụ thể các vấn đề sau: 1/ Căn cứ áp dụng biện pháp bảo đảm; 2/ Quyền yêu cầu áp dụng; 3/ Hình thức nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm; 4/ Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm. Liên quan đến trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người phải thi hành án yêu cầu áp dụng BPBĐTHADS không đúng dẫn tới gây thiệt hại cho người phải thi hành án, người thứ ba có liên quan: Có thể thấy trách nhiệm bồi thường cần được đặt ra do yêu cầu không đúng của đương sự gây thiệt hại cho phía đương sự còn lại hoặc bên thứ ba. Do vậy, đề nghị bổ sung quy định về việc người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phải nộp một khoản tiền đặt trước khi nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự để đảm bảo việc bồi thường có thể thực thi được trên thực tế sau này. Không những thế, cần phải quy định cụ thể về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Các quy định này có thể dẫn chiếu theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, đồng thời cũng cần phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về các vấn đề nêu trên. Ngoài ra, Luật THADS cũng như các văn bản hướng dẫn cần có giải đáp hợp lý về các dấu hiệu của người phải thi hành án để áp dụng BPBĐTHADS; hay quy định cụ thể về thời gian thực hiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án theo yêu cầu của Chấp hành viên về phong toả tài khoản, tài sản; cũng như có những hướng dẫn cần thiết trong trường hợp người được thi hành án tự xác minh thông tin về tài khoản, số dư tài khoản của người phải thi hành án làm căn cứ yêu cầu áp dụng các BPBĐTHADS.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
61Khoa học Kiểm sát NGUYỄN THỊ DUNG Số chuyên đề 2 - 2019 1. Khái quát chung về biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, ngoài các nghĩa vụ mang tính nhân thân1 thì phần lớn các nghĩa vụ thi hành án là nghĩa vụ thanh toán tiền, tài sản.2 Trước đây, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 chỉ quy định về các biện pháp cưỡng chế khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành. Tuy nhiên, thực tiễn thi 1 Các nghĩa vụ mang tính nhân thân như: buộc thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định; giao con chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định; buộc nhận người lao động trở lại làm việc. 2 Đặng Ngọc Dư (2016), Một số vấn đề về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Tạp chí Kiểm sát số 19 năm 2016, tr.21-25 hành án dân sự cho thấy đến thời điểm áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì người phải thi hành án thường không còn điều kiện để thi hành án nữa và dẫn đến không thực hiện được việc thi hành án hoặc việc thi hành án phải kéo dài, tồn đọng. Trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, có một nguyên nhân rất quan trọng đến từ tâm lý “chây ỳ”, trốn tránh thi hành án của người phải thi hành dẫn tới việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản. Chính từ thực tiễn đó, yêu cầu tất yếu đặt ra là pháp luật thi hành án dân sự cần phải có cơ chế pháp lý để đảm bảo mục đích ngăn chặn, phòng ngừa, đảm bảo điều kiện thi HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NGUYỄN THỊ DUNG* * Thạc sĩ, Khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát dân sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án có vai trò rất quan trọng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc áp dụng pháp luật về biện pháp bảo đảm còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Bài viết đưa ra một số ý kiến liên quan đến các quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định này. Từ khoá: Biện pháp bảo đảm, thi hành án dân sự, biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP. The application of measures to secure judgment enforcement plays an important role in improving effectiveness of civil judgments enforcement. However, in reality, legal application of secure measures still faces to many difficulties that need to be continuously studied. The article brings out some matters related to legal regulations on measures to secure judgment enforcement and suggestions as well. Keywords: Secure measures, civil judgments enforcement, measures to secure civil judgment enforcement, Law on Enforcement of Civil Judgments, Decree No. 62/2015/NĐ-CP. 62 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 hành án dân sự. Với tinh thần đó, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 cũng như Luật sửa đổi, bổ sung năm 2014 (sau đây gọi chung là “Luật THADS”) đã bổ sung các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa nhằm bảo đảm cho quá trình thi hành án đạt kết quả, các biện pháp này gọi là các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự và được quy định tại Mục 1 Chương IV cũng như hướng dẫn chi tiết tại các điều 13, 15, 18, 19, 20, 23, 34 và 38 của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS (sau đây gọi là Nghị định số 62). Cụ thể, khoản 3 Điều 66 Luật THADS đã quy định các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự (“BPBĐTHADS”), bao gồm: 1/ Phong toả tài khoản; 2/ Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự; và 3/ Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản. BPBĐTHADS có một số đặc điểm sau: Một là, BPBĐTHADS có tính bảo đảm bởi những biện pháp này khi được áp dụng sẽ đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh thi hành án. BPBĐTHADS sẽ bảo toàn được tình trạng tài sản của người phải thi hành án, đôn đốc người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Toà án hoặc bảo đảm hiệu quả của việc thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án dân sự không tự nguyện thi hành án. Hai là, BPBĐTHADS có tính ngăn chặn, phòng ngừa việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản. Pháp luật thi hành án dân sự mặc dù không định nghĩa về biện pháp bảo đảm, song cũng đã quy định về mục đích của việc áp dụng BPBĐTHADS. Như vậy, BPBĐTHADS được áp dụng tại thời điểm hiện tại để ngăn chặn một hành vi của người phải thi hành án có thể xảy ra ở tương lai, mục đích rõ ràng được luật nêu ra: nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản và trốn tránh việc thi hành án.3 Ba là, BPBĐTHADS có tính kịp thời, nhanh chóng về thời gian, đơn giản về thủ tục. Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ trên toàn cầu, quá trình chuyển dịch tài sản sẽ diễn ra rất nhanh chóng, tạo thuận lợi cho các bên trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Vì lẽ đó, người phải thi hành án có thể lợi dụng điều này để tẩu tán, huỷ hoại tài sản dẫn tới làm mất điều kiện thi hành án. Để ngăn chặn hành vi này, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thi hành án dân sự cần áp dụng biện pháp phù hợp, theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự có thể áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc biện pháp cưỡng chế. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp cưỡng chế tại thời điểm cần ngăn chặn ngay lại là sự chậm trễ trong áp dụng, phức tạp về thủ tục sẽ tạo cơ hội cho người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản. Như vậy, nếu áp dụng biện pháp bảo đảm sẽ kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, bảo đảm cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thi hành án dân sự có điều kiện tiếp tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thi hành án dân sự. 2. Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự Thực tế cho thấy, các BPBĐTHADS được quy định tại Luật THADS và Nghị định 62 đã đặt những cơ sở pháp lý đầu 3 Khoản 1 Điều 66 Luật THADS. 63Khoa học Kiểm sát NGUYỄN THỊ DUNG Số chuyên đề 2 - 2019 tiên để Chấp hành viên tiến hành các hoạt động thi hành án nhằm kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án của người phải thi hành án, đảm bảo sự thượng tôn pháp luật qua việc bảo đảm thi hành một cách triệt để và hiệu quả các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, quy định về các BPBĐTHADS vẫn tồn tại những bất cập trong cả quy định chung về các BPBĐTHADS lẫn các quy định cụ thể về từng biện pháp, dẫn đến thực tế là các Chấp hành viên rất hạn chế áp dụng các biện pháp này vì một số khó khăn, vướng mắc như sau: Thứ nhất, sự không rõ ràng, mâu thuẫn trong các quy định pháp luật: Một là, cách quy định của Luật THADS hiện tại là một điều luật quy định chung về các BPBĐTHADS, liền sau đó là các điều luật về từng biện pháp. Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật THADS thì các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm: 1/ Phong tỏa tài khoản; 2/ Tạm giữ tài sản, giấy tờ; 3/ Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. Tuy nhiên, điều luật ngay sau đó, Điều 67 lại quy định về biện pháp phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ. Do vậy, có thể thấy phạm vi điều chỉnh của Điều 67 là rộng hơn phạm vi của biện pháp bảo đảm đầu tiên tại khoản 3 Điều 66. Hai là, về đối tượng được yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7, Điều 7a và khoản 1 Điều 66. Cụ thể, điểm a khoản 1 Điều 7 quy định người được thi hành án có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Còn theo quy định của Điều 7a thì thấy rằng người phải thi hành án không có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm. Trong khi đó, khoản 1 Điều 66 về biện pháp bảo đảm thi hành án thì quy định: “Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.” Như vậy, ở đây “đương sự” có thể yêu cầu để Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, mà “đương sự” bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án.4 Do đó, tồn tại sự mâu thuẫn giữa các quy định trong Luật THADS, cụ thể giữa quy định về quyền của người phải thi hành án và khoản 1 Điều 66 Luật THADS. Ba là, các quy định pháp luật hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể về thời hạn mà Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm theo yêu cầu của đương sự. Điều này dẫn đến việc áp dụng trên thực tế phụ thuộc vào ý chí chủ quan và không thống nhất giữa các Chấp hành viên. Trong thực tế, có trường hợp, Chấp hành viên ra ngay quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm sau khi nhận được đơn đề nghị từ đương sự, nhưng cũng có trường hợp phải vài ngày sau, hoặc lâu hơn, Chấp hành viên mới ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm. Việc chậm trễ này có thể ảnh hưởng đến kết quả tổ chức thi hành, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Bốn là, về người có thẩm quyền ký quyết định áp dụng BPBĐTHADS trong trường hợp đương sự có đơn yêu cầu thi hành án kèm theo yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án ngay. Luật THADS hiện tại chưa có quy định giải quyết về việc trong trường hợp này ai sẽ là người ký quyết định. Bởi theo Luật định 4 Khoản 1 Điều 3 Luật THADS 64 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 thì quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án là do Chấp hành viên ký.5 Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự yêu cầu cùng lúc với nộp đơn yêu cầu thi hành án thì thời điểm này Thủ trưởng cơ quan thi hành án chưa ra quyết định thi hành án và chưa phân công cho Chấp hành viên tổ chức thi hành. Năm là, Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành mới chỉ quy định một cách chung chung về các dấu hiệu “ tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án”6 Trong thực tế, rất khó xác định những dấu hiệu này bởi người phải thi hành án còn có nhiều hành vi nhằm thực hiện giao dịch bình thường trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, và vì vậy dễ dàng cho đương sự khiếu nại, và để an toàn, Chấp hành viên rất ít khi áp dụng biện pháp bảo đảm. Sáu là, khoản 2 Điều 67 Luật THADS có đoạn quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản phải thực hiện ngay yêu cầu của Chấp hành viên về phong tỏa tài khoản, tài sản. Biên bản, quyết định phong tỏa tài khoản, tài sản trong trường hợp này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp,” và các văn bản hướng dẫn đều quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc không thực hiện quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ,7 tuy nhiên, lại 5 Biểu mẫu C15 đến C19 Phụ lục V Thông tư số 01/2016/TT-BTP ban hành ngày 01 tháng 02 năm 2016 hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự. 6 Khoản 1 Điều 66 Luật Thi hành án dân sự. 7 Khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch số 02/2014/ TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành chưa có văn bản pháp luật nào giải thích thế nào là “thực hiện ngay”. Chính vì điều này, việc hợp tác giữa các cơ quan quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự còn hạn chế, chưa kịp thời dẫn đến việc áp dụng biện pháp này còn khó khăn. Bảy là, theo quy định thì việc thu thập thông tin về tài khoản của người phải thi hành án có thể do người yêu cầu áp dụng biện pháp phong toả tài khoản thực hiện hoặc cũng có thể do Chấp hành viên thực hiện. Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về tài khoản từ phía người được thi hành án trở nên càng khó khăn hơn khi phải xác định và cung cấp cho cơ quan thi hành án dân sự số tài khoản, số dư tài khoản của người phải thi hành án làm căn cứ để tổ chức thi hành án (ra quyết định phong toả tài khoản). Bởi lẽ, các ngân hàng, tổ chức tín dụng thường viện dẫn Điều 17, Điều 104 Luật các tổ chức tín dụng về nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng để từ chối cung cấp thông tin khi người được thi hành án muốn tự xác minh. Tám là, khoản 2 Điều 66 Luật THADS quy định về trách nhiệm bồi thường của người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm. Theo đó, trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc cho người thứ ba thì người yêu cầu phải bồi thường. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng gây thiệt hại, tuy nhiên rất khó để giải quyết bồi thường bởi chưa có các quy định cụ thể về các nội dung như mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Theo đó, cần phải xác định rõ việc bồi thường tuân theo các quy định về bồi thường thiệt 65Khoa học Kiểm sát NGUYỄN THỊ DUNG Số chuyên đề 2 - 2019 hại ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự hay quy định cụ thể việc bồi thường, đồng thời tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về các vấn đề nêu trên về bồi thường, song các nội dung đó không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Chín là, khoản 4 Điều 68 quy định về việc “Chấp hành viên yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp các giấy tờ, tài liệu cần thiết để chứng minh quyền sở hữu, sử dụng; thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ tạm giữ,” giúp Chấp hành viên sớm xác định có hay không có tranh chấp đối với tài sản, và tăng thêm trách nhiệm của Chấp hành viên nhằm tránh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người thứ ba. Tuy nhiên, điều luật chưa quy định rõ khoảng thời gian để đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu xác định quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản, giấy tờ. Thứ hai, chưa có quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan với các cơ quan thi hành án hoặc quan hệ phối hợp chưa được nhiệt tình, triệt để Mặc dù Luật THADS trao quyền cho Chấp hành viên được áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án tại bất cứ thời điểm nào của quá trình thi hành án nhằm ngăn chặn hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản của người phải thi hành án. Tuy nhiên, việc thực hiện BPBĐTHADS cần có sự tham gia của các đối tượng như cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, các tổ chức tín dụng, công an, bảo hiểm, các cơ quan chính quyền địa phương, Thế nhưng, cho đến nay, ngoài một số quy định tại Chương VIII Luật THADS về trách nhiệm phối hợp của một số cơ quan, mới chỉ có các quy chế phối hợp của cơ quan công an với cơ quan thi hành án trong cưỡng chế thi hành án,8 hoặc trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong hoạt động tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án,9 hay quy chế phối hợp giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng với cơ quan thi hành án trong công tác thi hành án dân sự,10 mà không có một quy định chung trong Luật THADS về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong việc phối hợp và bồi thường thiệt hại nếu có xảy ra do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu phối hợp của cơ quan thi hành án dân sự. Do vậy, trên thực tế lực lượng công an thường từ chối không hỗ trợ khi được Chấp hành viên yêu cầu trong khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, hay một số cơ quan, tổ chức không thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc tạo điều kiện hỗ trợ, phối hợp, tham gia công tác thi hành án như: không tống đạt các loại giấy tờ, quyết định về thi hành án cho các đương sự, không tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án xác minh điều kiện thi hành án, cưỡng chế, kê biên, định giá tài sản.11 3. Kiến nghị hoàn thiện Để bảo đảm sự thống nhất trong các 8 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an chỉ quy định cụ thể về việc phối hợp bảo vệ trong cưỡng chế thi hành án dân sự. 9 Khoản 1 Điều 68 Luật THADS, Khoản 1 Điều 18 Nghị định 62 10 Quy chế phối hợp số 01/QCLN/NHNNVN-BTP giữa Ngân hàng nhà nước Việt Nam với Bộ Tư pháp trong hoạt động thi hành án dân sự ngày 18/3/2015. 11 Hà Minh Thảo, Công tác thi hành án dân sự ở Lạng Sơn Thực trạng và giải pháp, Nghề Luật số 06 năm 2015, tr.60-63. 66 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 quy định pháp luật về biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự, và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các BPBĐTHADS trong thực tế, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau: Thứ nhất, chỉnh sửa, bổ sung làm rõ các quy định có liên quan hiện còn đang gây mâu thuẫn, không rõ ràng: Trước hết, cần bổ sung cụm từ “tài sản ở nơi gửi giữ” vào điểm a khoản 3 Điều 66 để đồng bộ với tên gọi của biện pháp bảo đảm “phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ” được quy định tại Điều 67 Luật THADS. Như vậy, Điều 66 Luật THADS nên sửa đổi, bổ sung là: “Các biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm: a) Phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ; b) Tạm giữ tài sản, giấy tờ; c) Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.” Ngoài ra, để thể hiện sự logic và tránh gây tranh cãi về việc ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án trước khi người phải thi hành án được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án hay sau khi nhận được quyết định thi hành án, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm quy định về thời hạn ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án. Theo khoản 1 Điều 66 Luật THADS thì “ Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm”. Như vậy về nguyên tắc, Chấp hành viên phải áp dụng ngay biện pháp bảo đảm khi có yêu cầu bằng văn bản của đương sự, song Luật THADS và các văn bản hướng dẫn chưa quy định rõ thời hạn giải quyết cụ thể. Do vậy để tránh việc áp dụng dựa vào ý chí chủ quan, có thể quy định ngay khi có yêu cầu của đương sự hoặc sau mấy ngày thì cần thiết quy định một cách cụ thể để Chấp hành viên có căn cứ rõ ràng về thời hạn giải quyết trong việc tiến hành áp dụng biện pháp bảo đảm, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng khiếu nại không đáng có của đương sự về thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm. Do đó, đề xuất sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật THADS như sau: “Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Thời hạn ra quyết định áp dụng là không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản của đương sự. Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự”. Một vấn đề khác liên quan đến người có thẩm quyền ký quyết định áp dụng BPBĐTHADS trong trường hợp đương sự có đơn yêu cầu thi hành án kèm theo yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án ngay. Trên thực tế hiện đang tồn tại hai hướng quan điểm về người có thẩm quyền ký quyết định áp dụng BPBĐTHADS trong trường hợp cần phải áp dụng BPBĐTHADS ngay khi nhận được cùng lúc đơn yêu cầu thi hành án dân sự và đơn yêu cầu áp dụng BPBĐTHADS. Quan điểm thứ nhất cho rằng Thủ trưởng cơ quan thi hành án đồng thời cũng là Chấp hành viên, do đó, trong trường hợp đương sự gửi đơn yêu cầu thi hành án kèm theo yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án, đồng thời là người ký quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, sau đó phân công cho Chấp hành viên giải quyết việc thi 67Khoa học Kiểm sát NGUYỄN THỊ DUNG Số chuyên đề 2 - 2019 hành án. Trong khi đó, quan điểm thứ hai cho rằng, quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án là do Chấp hành viên trực tiếp giải quyết việc thi hành án ký, do đó, trong trường hợp này Thủ trưởng cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án, sau đó phân công cho Chấp hành viên giải quyết việc thi hành án. Chấp hành viên nào được phân công giải quyết hồ sơ thi hành án sẽ ký quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Theo ý kiến của tác giả, thực tế là việc áp dụng biện pháp bảo đảm từ thời điểm có quyết định thi hành án sẽ khó đảm bảo được tính bảo đảm, ngăn chặn và kịp thời phòng ngừa trong nhiều trường hợp của các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, dẫn tới không còn điều kiện để thi hành án, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm không phát huy được hiệu quả. Do vậy, đề xuất cần phải bổ sung quy định về thời điểm yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, theo đó: Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành là căn cứ, cơ sở cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Quy định như vậy có thể tạo ra sự bao quát được các trường hợp phát sinh việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản và trốn tránh thi hành án trước khi có quyết định thi hành án. Quy định về việc áp dụng biện pháp bảo đảm trước khi có quyết định thi hành án cũng cần quy định cụ thể các vấn đề sau: 1/ Căn cứ áp dụng biện pháp bảo đảm; 2/ Quyền yêu cầu áp dụng; 3/ Hình thức nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm; 4/ Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm. Liên quan đến trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người phải thi hành án yêu cầu áp dụng BPBĐTHADS không đúng dẫn tới gây thiệt hại cho người phải thi hành án, người thứ ba có liên quan: Có thể thấy trách nhiệm bồi thường cần được đặt ra do yêu cầu không đúng của đương sự gây thiệt hại cho phía đương sự còn lại hoặc bên thứ ba. Do vậy, đề nghị bổ sung quy định về việc người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự phải nộp một khoản tiền đặt trước khi nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự để đảm bảo việc bồi thường có thể thực thi được trên thực tế sau này. Không những thế, cần phải quy định cụ thể về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Các quy định này có thể dẫn chiếu theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, đồng thời cũng cần phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về các vấn đề nêu trên. Ngoài ra, Luật THADS cũng như các văn bản hướng dẫn cần có giải đáp hợp lý về các dấu hiệu của người phải thi hành án để áp dụng BPBĐTHADS; hay quy định cụ thể về thời gian thực hiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý tài khoản, tài sản của người phải thi hành án theo yêu cầu của Chấp hành viên về phong toả tài khoản, tài sản; cũng như có những hướng dẫn cần thiết trong trường hợp người được thi hành án tự xác minh thông tin về tài khoản, số dư tài khoản của người phải thi hành án làm căn cứ yêu cầu áp dụng các BPBĐTHADS. Thứ hai, xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan công an, cơ quan, tổ chức khác có liên quan không chỉ trong việc cưỡng chế thi hành án mà còn cả trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án. Thắt chặt hơn nữa các chế tài đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc từ chối phối hợp thực hiện yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên. Cần phải có quy định rõ ràng về 68 HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM... Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2019 trách nhiệm phối hợp và về hậu quả pháp lý đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu phối hợp của cơ quan thi hành án. Khi có quy định sẽ có tính chất gây “áp lực” lên các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan, và là điều cần thiết để cơ quan thi hành án dân sự có cơ sở vững chắc khi yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ từ phía các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Hiện nay mới chỉ có quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 62 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản, tài sản đã bị phong toả trong trường hợp không nhận quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ và quy định này là chưa đủ để có cơ sở giải quyết các trường hợp khác. Chính vì lý do này, tác giả đề xuất bỏ phần “ cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ,” do đó, sửa đổi khoản 1 Điều 68 thành: “Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng.” Và bổ sung khoản 4 Điều 66 Luật THADS như sau: Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu của Chấp hành viên trong việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra.” Tóm lại, xuất phát từ yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước, cải cách tổng thể nền tư pháp và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật thi hành án dân sự nói riêng là cần thiết và phù hợp. Việc cơ quan thi hành án thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành án là một trong những biện pháp đảm bảo hiệu lực thi hành của bản án, quyết định của Toà án, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự, đồng thời cũng là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Do đó, cần phải hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nói chung, quy định về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự nói riêng nhằm tạo điều kiện cho Chấp hành viên có căn cứ pháp lý cụ thể, rõ ràng để ra các quyết định chính xác, hợp tình, hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, bảo đảm cho một Nhà nước pháp quyền, và đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Duy Bằng (2014), Bàn về những khó khăn khi thực thi biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Dân chủ và Pháp luật. Số chuyên đề: Thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008 /2014, tr. 96 - 105. 2. Chính phủ, Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự. 3. Đặng Ngọc Dư (2016), Một số vấn đề về các biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự, Kiểm sát số 19/2016, tr.21-25. 4. Hoàng Thị Thanh Hoa (2019), Một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Dân chủ và Pháp luật số 5/2019, tr. 48-52. 5. Lê Quang Tiến (2013), Thực tiễn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án trên địa bàn thành phố Hà Nội, Dân chủ và Pháp luật. Số 4/2013, tr. 52-54. 6. Hà Minh Thảo (2015), Công tác thi hành án dân sự ở Lạng Sơn - Thực trạng và giải pháp, Nghề Luật số 06/2015, tr.60-63. 7. Quốc Hội, Luật Thi hành án dân sự năm 2008. 8. Quốc Hội, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_quy_dinh_phap_luat_ve_bien_phap_bao_dam_trong_thi.pdf
Tài liệu liên quan