“Điều 24a. Giám sát việc thực hiện
chế độ tạm giữ
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động
của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ và
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan
đến hoạt động tạm giữ theo quy định của
pháp luật”.
Năm là, quy định về trao quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo về việc áp dụng biện
pháp tạm giữ người cho Bộ Công an là chưa
phù hợp
Theo khoản 3 Điều 34 Nghị định số
112/2013/NĐ-CP thì Bộ Công an có trách
nhiệm kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo về việc áp dụng biện pháp tạm
giữ người theo TTHC10. Tuy nhiên, việc
giao thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
này cho Bộ Công an là không phù hợp, dễ
dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi
còi”. Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng không
thể quản lý hết tất cả các vụ VPHC cần áp
dụng biện pháp tạm giữ người vì giao thẩm
quyền quá rộng như vậy gây quá tải cho
quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. dẫn
đến thời gian giải quyết có thể kéo dài, kết
quả giải quyết cũng không sát với tình hình
thực tế, gây bất lợi cho người khiếu nại,
tố cáo.
Từ những phân tích trên, chúng tôi
kiến nghị Luật Xử lý VPHC năm 2012 và
nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành chỉ nên quy định: “Việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo về việc áp dụng biện pháp
tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành
chính và tổ chức thi hành quyết định xử
phạt trục xuất được thực hiện theo quy định
của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố
cáo” để tránh tình trạng chồng lấn về thẩm
quyền trong quá trình áp dụng. Đồng thời,
Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 112/2013/
NĐ-CP nên được sửa theo hướng bỏ thẩm
quyền giải quyết khiếu nại của Bộ Công an
như sau:
“Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Công an
3. Kiểm tra, thanh tra về việc áp
dụng biện pháp tạm giữ, áp giải người theo
thủ tục hành chính và tổ chức thi hành quyết
định xử phạt trục xuất”.
Như vậy, mặc dù tạm giữ người theo
TTHC là một trong những biện pháp ngăn
chặn và bảo đảm xử lý VPHC quan trọng,
tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này cũng
tác động trực tiếp đến các quyền cơ bản của
công dân. Do vậy, việc nghiên cứu, hoàn
thiện quy định của pháp luật về biện pháp
này không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động
quản lý nhà nước mà còn có ý nghĩa đối với
việc bảo đảm quyền con người, quyền công
dân trên thực tế
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định về bảo đảm quyền công dân trong pháp luật về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Thị Ngọc Dung*
* ThS. GV. Khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Tóm tắt:
Bài viết phân tích quy định của pháp luật về tạm giữ người theo
thủ tục hành chính trong bảo đảm quyền công dân, nêu lên một số
bất cập và đưa ra các kiến nghị cụ thể hoàn thiện pháp luật về tạm
giữ người theo thủ tục hành chính.
Abstract:
This article provides analysis of the legal provisions on fugitive
detaination of persons in accordance with the administrative
procedures in the protection of the civil rights, giving out
a number of limitations and particular recommendations to
the legal provisions on detention of persons according to
administrative procedures.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: quyền công dân, biện pháp tạm
giữ, thủ tục hành chính, vi phạm hành chính
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 14/05/2017
Biên tập : 09/08/2017
Duyệt bài : 14/08/2017
Article Infomation:
Keywords: civil rights, fugitive detaination
measures, administrative procedures,
administrative violations
Article History:
Received : 14 May 2017
Edited : 09 Aug. 2017
Approved : 14 Aug. 2017
1. Bảo đảm quyền công dân trong pháp
luật hiện hành về tạm giữ người theo thủ
tục hành chính
Một là, bảo đảm quyền công dân
thông qua quy định về các nguyên tắc áp
dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục
hành chính (TTHC)
- Người có thẩm quyền phải tuân
thủ nghiêm ngặt quy định tại Luật Xử lý
vi phạm hành chính (VPHC) năm 2012.
Theo đó, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn
và bảo đảm xử lý VPHC, người có thẩm
quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định
từ Điều 120 đến Điều 132 của Luật này,
nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định
của pháp luật. Như vậy, khi áp dụng biện
pháp tạm giữ người theo TTHC, chủ thể có
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CÔNG DÂN TRONG PHÁP LUẬT
VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIỮ NGƯỜI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
35Số 7(359) T4/2018
thẩm quyền phải tuân thủ tuyệt đối các quy
định của Luật Xử lý VPHC năm 2012 về
căn cứ áp dụng, thời hạn áp dụng, trình tự,
thủ tục áp dụng; tuân thủ quy định về nhà
tạm giữ, thời hạn tạm giữ, (Điều 122) và
đặc biệt là quyền áp dụng biện pháp tạm
giữ người theo TTHC (Điều 123). Người
có thẩm quyền không tuân thủ đúng các
quy định của luật trong quá trình áp dụng
biện pháp này thì tùy vào mức độ và hậu
quả vi phạm sẽ phải gánh chịu trách nhiệm
pháp lý từ trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm
vật chất, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Quy định này nhằm tránh việc áp
dụng tùy tiện biện pháp tạm giữ người theo
TTHC trên thực tế.
- Người ra quyết định áp dụng biện
pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC
phải chịu trách nhiệm đối với quyết định
của mình (Khoản 3 Điều 120 Luật Xử lý
VPHC năm 2012). Thẩm quyền ra quyết
định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm xử lý VPHC nói chung và tạm giữ
người theo TTHC nói riêng đều thuộc về cá
nhân có thẩm quyền mà không thuộc về tập
thể cơ quan. Thẩm quyền này gắn liền với
phạm vi quản lý của mỗi chủ thể. Do vậy,
khi người có thẩm quyền ra quyết định áp
dụng biện pháp tạm giữ người theo TTHC
thì phải tự chịu trách nhiệm cá nhân về
tính hợp pháp của quyết định do mình ban
hành. Quyết định áp dụng biện pháp tạm
giữ người theo TTHC là quyết định hành
chính cá biệt bằng văn bản, có đối tượng
tác động xác định, cụ thể, do vậy, đối tượng
chịu tác động trực tiếp từ quyết định này có
quyền khiếu nại lên người có thẩm quyền
hoặc khởi kiện ra tòa án khi quyết định này
trái pháp luật, xâm hại trực tiếp đến quyền,
lợi ích chính đáng của họ. Tùy vào hậu quả,
mức độ của hành vi mà người ra quyết định
có thể gánh chịu các loại trách nhiệm pháp
lý như: trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm
hình sự, nếu có thiệt hại thì phải bồi thường
theo trách nhiệm dân sự.
- Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và
bảo đảm xử lý VPHC phải được thực hiện
theo quy định của pháp luật (Khoản 4 Điều
120 Luật Xử lý VPHC năm 2012). Nguyên
tắc này được đặt ra trong tình huống chủ thể
có thẩm quyền xét thấy cần thiết phải sử dụng
vũ khí, công cụ hỗ trợ (còng tay, súng,)
nhằm giúp việc áp dụng biện pháp ngăn chặn
và bảo đảm xử lý VPHC được diễn ra thuận
lợi, nhất là trong trường hợp người vi phạm
bỏ trốn. Tuy nhiên, việc sử dụng vũ khí, công
cụ hỗ trợ này cũng phải tuân thủ theo các quy
định về thẩm quyền, cách thức, trình tự thủ
tục theo quy định của pháp luật chứ không
được sử dụng một cách tùy tiện.
Những nguyên tắc áp dụng biện pháp
tạm giữ người theo TTHC buộc các chủ thể
có thẩm quyền phải suy xét kỹ càng trước
khi áp dụng biện pháp này, tránh trường hợp
vi phạm các quy định về thẩm quyền; trình
tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ người
theo TTHC. Từ đó góp phần đảm bảo quyền
và lợi hợp pháp của công dân, nhất là những
quyền cơ bản của công dân được quy định
trong Hiến pháp năm 2013.
Hai là, bảo đảm quyền công dân
trong việc ban hành quyết định tạm giữ
người theo TTHC.
Trường hợp có đủ căn cứ và xét thấy
cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giữ
người theo TTHC đối với người đã thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật thì người có
quyền phải ra ngay quyết định tạm giữ người
theo TTHC. Việc ban hành quyết định tạm
giữ người theo TTHC là yêu cầu bắt buộc
đối với mọi trường hợp tạm giữ. Về mặt
thể thức, kỹ thuật trình bày, áp dụng theo
mẫu 12 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 19/07/2013 quy định chi tiết thi hành
một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử
lý VPHC 2012. Theo đó, quyết định tạm giữ
người theo TTHC phải ghi rõ số quyết định;
giờ, phút, ngày, tháng, năm ra quyết định;
họ, tên, cấp bậc, chức vụ, cơ quan, đơn vị
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
36 Số 7(359) T4/2018
của người ra quyết định; căn cứ ra quyết định
tạm giữ, điều, khoản văn bản pháp luật được
áp dụng; lý do tạm giữ; họ, tên, ngày, tháng,
năm sinh, nơi sinh, nơi đăng ký thường trú
(hoặc tạm trú), nghề nghiệp, nơi công tác,
học tập, số Chứng minh nhân dân của người
bị tạm giữ; họ, tên bố, mẹ hoặc người giám
hộ của người bị tạm giữ (nếu là người chưa
thành niên); quốc tịch, số hộ chiếu hoặc giấy
tờ có giá trị thay thế hộ chiếu (nếu người bị
tạm giữ là người nước ngoài); thời hạn tạm
giữ; nơi tạm giữ; quyền khiếu nại, tố cáo,
khởi kiện về việc ra quyết định tạm giữ và
việc thực hiện biện pháp này theo quy định
của pháp luật; ký tên, đóng dấu cơ quan của
người ra quyết định tạm giữ. Quyết định tạm
giữ được lập thành hai bản, giao một bản
cho người bị tạm giữ, một bản lưu vào hồ sơ.
Ba là, bảo đảm quyền công dân trong
việc thông báo quyết định tạm giữ
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định
số 112/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành
ngày 02/10/2013 quy định hình thức xử phạt
trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải
người vi phạm theo TTHC và quản lý người
nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong
thời gian làm thủ tục trục xuất đã được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2016/NĐ-
CP của Chính phủ ban hành ngày 17/03/2016
(sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2013/
NĐ-CP), ngay sau khi ra quyết định tạm giữ,
theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra
quyết định tạm giữ phải thông báo bằng văn
bản, điện thoại, fax hoặc các phương tiện
thông tin khác về quyết định tạm giữ người
theo TTHC cho gia đình, cơ quan, tổ chức nơi
làm việc, học tập của người bị tạm giữ biết.
Trường hợp tạm giữ người chưa thành niên
VPHC vào ban đêm hoặc tạm giữ họ trên
6 giờ thì người ra quyết định tạm giữ phải
thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người giám
hộ của họ biết. Trường hợp không xác định
được cha, mẹ, người giám hộ hoặc vì lý do
khách quan mà không thể thông báo được thì
phải báo ngay cho người bị tạm giữ biết và
phải ghi rõ lý do vào sổ theo dõi.
Bốn là, bảo đảm quyền công dân trong
việc tiếp nhận người bị tạm giữ theo TTHC
Khi tiếp nhận người bị tạm giữ, người
có trách nhiệm quản lý người bị tạm giữ
phải kiểm tra, đối chiếu quyết định tạm giữ
với người bị tạm giữ; kiểm tra tư trang, đồ
vật của người bị tạm giữ được phép mang
theo sau đó vào sổ theo dõi tạm giữ theo quy
định. Người có trách nhiệm quản lý người
bị tạm giữ sẽ tiến hành phổ biến quyền và
nghĩa vụ của người bị tạm giữ, nội quy nơi
tạm giữ và những quy định khác có liên
quan để họ chấp hành trong thời gian tạm
giữ. Trường hợp người bị tạm giữ không tự
giác chấp hành các quy định về tạm giữ thì
áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết
theo quy định của pháp luật về phòng ngừa,
ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi
hành công vụ để buộc họ phải chấp hành.
Theo khoản 3 Điều 122 Luật Xử lý
VPHC năm 2012, thời hạn tạm giữ người
theo TTHC không được quá 12 giờ; trong
trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể
kéo dài nhưng không được quá 24 giờ, kể từ
thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Đối
với người vi phạm quy chế biên giới hoặc
VPHC ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh,
hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài
nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời
điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Trường
hợp đặc biệt, đối với người bị tạm giữ trên
tàu bay, tàu biển thì phải chuyển ngay cho
cơ quan có thẩm quyền khi tàu bay đến sân
bay, tàu biển cập cảng.
Năm là, bảo đảm quyền công dân
trong việc lập sổ theo dõi tạm giữ người
theo TTHC
Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tạm
giữ người phải lập hồ sơ, sổ sách theo dõi
việc quản lý người VPHC theo quy định
của pháp luật. Hồ sơ tạm giữ người theo
TTHC bao gồm tất cả các nội dung liên
quan tới việc tạm giữ người. Việc vào sổ
theo dõi tạm giữ người được thực hiện theo
mẫu được ban hành kèm theo Thông tư
số 42/2010/TT-BCA của Bộ Công an ban
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
37Số 7(359) T4/2018
hành ngày 04/11/2010 về quy định chi tiết
thi hành một số điều của Quy chế tạm giữ
người theo TTHC. Sổ theo dõi này chính là
cơ sở quan trọng ghi nhận mọi diễn biến,
tình hình xảy ra trong suốt thời gian tiến
hành việc tạm giữ đối tượng kể từ thời điểm
ra quyết định tạm giữ, thông báo việc tạm
giữ, tiếp nhận người bị tạm giữ và các tài sản
bị tạm giữ, tài sản lưu ký của họ, những vấn
đề phát sinh trong quá trình tạm giữ. Do vậy,
sổ theo dõi tạm giữ người được xác định là
tài liệu quan trọng trong quá trình áp dụng
biện pháp tạm giữ người theo TTHC.
Sáu là, bảo đảm quyền công dân trong
việc quản lý người bị tạm giữ tại nhà tạm
giữ hành chính
- Chế độ đối với người bị tạm giữ: Việc
quản lý người bị tạm giữ tại nhà tạm giữ hành
chính được quy định tại Điều 19, 20 Nghị
định số 112/2013/NĐ-CP, theo đó người bị
tạm giữ sau khi bị áp dụng quyết định tạm
giữ người sẽ được đưa về nơi tạm giữ hành
chính. Nơi tạm giữ người theo TTHC là nhà
tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ
hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan,
đơn vị nơi làm việc của người có quyền ra
quyết định tạm giữ người VPHC. Trường
hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc
buồng tạm giữ hành chính thì có thể tạm giữ
tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi
làm việc, nhưng phải đảm bảo các quy định
chung. Điều luật cũng nghiêm cấm việc giữ
người VPHC trong các phòng tạm giữ hình
sự, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi
không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người
bị tạm giữ. Quy định này đảm bảo tốt hơn
quyền lợi cho người bị tạm giữ, bởi tính chất
nguy hiểm của VPHC ít nghiêm trọng hơn
so với vi phạm hình sự.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy
định tiêu chuẩn đối với nhà tạm giữ hành
chính hoặc buồng tạm giữ hành chính, đó
là phải có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng,
thoáng mát, vệ sinh và an toàn về phòng
1 Khoản 1 Điều 22 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP.
cháy, chữa cháy, thuận tiện cho việc trông
coi, bảo vệ. Người bị tạm giữ qua đêm phải
được bố trí giường hoặc sàn nằm và phải
có chiếu, chăn, màn; chỗ nằm tối thiểu cho
mỗi người là 2 m2. Trường hợp phải áp dụng
biện pháp tạm giữ người trên tàu bay, tàu
biển, tàu hỏa khi đã rời sân bay, bến cảng,
nhà ga thì tùy theo điều kiện và đối tượng vi
phạm cụ thể, người chỉ huy tàu bay, thuyền
trưởng, trưởng tàu quyết định nơi tạm giữ
và phân công người thực hiện việc tạm giữ.
Đồng thời, Khoản 2 Điều 19 Nghị định số
112/2013/NĐ-CP cũng quy định những cơ
quan có chức năng phòng, chống vi phạm
pháp luật thường xuyên phải tạm giữ người
VPHC phải bố trí, thiết kế, xây dựng nhà
tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ
hành chính riêng, trong đó cần có nơi tạm
giữ riêng cho người chưa thành niên, phụ
nữ hoặc người nước ngoài và phải có cán
bộ chuyên trách quản lý, bảo vệ. Quy định
này đã thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta trong việc bảo vệ quyền con
người đã được ghi nhận tại Hiến pháp năm
2013; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em năm 2004; Luật trẻ em năm 2016;
Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ
em năm 1989; Công ước quốc tế về Các
quyền dân sự, chính trị năm 1966,
Trường hợp người bị tạm giữ hoặc gia
đình họ không thể tự đảm bảo được, thì cơ
quan, đơn vị của người có quyền quyết định
tạm giữ có trách nhiệm bảo đảm chế độ ăn
uống cho người bị tạm giữ theo tiêu chuẩn
định lượng mỗi người một ngày là 0,6 kg
gạo tẻ thường, 0,1 kg thịt lợn loại thường,
0,5 kg rau xanh, 01 lít nước uống được đun
sôi để nguội, nước mắm, muối, chất đốt phù
hợp. Chế độ này do ngân sách nhà nước cấp
và được quy ra tiền theo thời giá thị trường
ở từng địa phương trong từng thời điểm1.
Đây là những quy định rất nhân văn, nhằm
đảm bảo cho người bị tạm giữ không bị tra
tấn, đối xử vô nhân đạo bởi trên thực tế, nếu
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
38 Số 7(359) T4/2018
việc tra tấn diễn ra thì nó có thể thực hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau, không chỉ
là tra tấn về thể chất mà còn có thể là tra tấn
về tinh thần (như bắt nhịn ăn, nhịn uống, ăn
cơm nhạt, không cho ngủ, giam trong buồng
tối, xét hỏi suốt ngày đêm). Như vậy, việc
quy định cụ thể tiêu chuẩn về nhà tạm giữ và
chế độ ăn uống của người bị tạm giữ hành
chính cho thấy pháp luật Việt Nam rất nhân
văn, tôtn trọng và bảo đảm quyền con người.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 23 Nghị
định số 112/2013/NĐ-CP cũng dự liệu
trường hợp người bị tạm giữ bị ốm đau trong
quá trình tạm giữ, theo đó có ba trường hơp
xảy ra: (1) Nếu người đang bị tạm giữ mà bị
bệnh thì sẽ được điều trị tại chỗ; (2) Trường
hợp bệnh nặng hoặc phải cấp cứu thì cơ
quan, đơn vị nơi tạm giữ có trách nhiệm đưa
họ đến cơ sở y tế và báo ngay cho gia đình,
thân nhân của họ biết để chăm sóc. Nếu thân
nhân, gia đình của họ có đơn đề nghị xin đưa
về nhà để chăm sóc và xét thấy không thật
cần thiết phải tiếp tục tạm giữ thì người có
quyền tạm giữ có thể quyết định chấm dứt
việc tạm giữ trước thời hạn và cho họ về gia
đình để chữa bệnh; (3) Trường hợp người bị
tạm giữ không có nơi cư trú nhất định hoặc
gia đình, thân nhân của họ ở xa không kịp
đến để chăm sóc, thì cơ quan, đơn vị nơi tạm
giữ họ trực tiếp đảm nhiệm việc chăm sóc.
Trong quá trình tạm giữ đối tượng,
người được giao nhiệm vụ quản lý người bị
tạm giữ, bảo vệ nơi tạm giữ có trách nhiệm
thường xuyên giám sát, bảo vệ, trông coi
người bị tạm giữ; nếu thấy người bị tạm
giữ có biểu hiện về tâm lý, sức khỏe, hành
vi không bình thường, cũng như phát hiện
những tình tiết có liên quan đến vụ việc vi
phạm hoặc những vi phạm của người khác,
thì phải có trách nhiệm báo cáo ngay với
người ra quyết định tạm giữ để có biện pháp
xử lý kịp thời. Nếu phát hiện người bị tạm
giữ cất giấu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ
trợ, tang vật, phương tiện vi phạm thì người
được giao nhiệm vụ quản lý người bị tạm
giữ, phải lập biên bản tạm giữ vũ khí, vật
liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tang vật, phương tiện
VPHC đó. Trường hợp người bị tạm giữ có
thương tích hoặc tình trạng sức khỏe không
bình thường thì phải lập biên bản về tình
trạng sức khỏe của người bị tạm giữ, đồng
thời báo cáo ngay cho người ra quyết định
tạm giữ biết để xử lý kịp thời.
Trường hợp người bị tạm giữ chết
trong thời gian bị tạm giữ, thì người ra quyết
định tạm giữ phải báo ngay cho cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát có quyền để giải quyết
theo quy định của pháp luật; thông báo cho
gia đình, thân nhân của người chết biết và
giải quyết vấn đề mai táng theo quy định tại
Điều 23 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP.
- Chế độ đối với tài sản của người bị tạm
giữ: Để đảm bảo sự an toàn cho tài sản của
người bị tạm giữ thì tư trang, tài sản của người
bị tạm giữ phải được ký gửi tại nơi tạm giữ.
Việc giao, nhận tư trang, tài sản ký gửi phải
được ghi đầy đủ, cụ thể vào sổ theo dõi tạm
giữ và phải có chữ ký của người bị tạm giữ.
Trường hợp tư trang, tài sản ký gửi có số lượng
nhiều hoặc có giá trị lớn thì phải lập biên bản
giao nhận riêng, trong đó phải ghi đầy đủ, cụ
thể số lượng, chủng loại, ký hiệu, hình thức và
tình trạng đồ vật, cũng như những vấn đề khác
có liên quan. Biên bản phải được lập thành hai
bản, phải có chữ ký của người bị tạm giữ, người
nhận giữ tài sản và giao cho người bị tạm giữ
một bản. Khi hết thời hạn tạm giữ hoặc chuyển
đi nơi khác, người bị tạm giữ được nhận lại
đầy đủ tài sản đã ký gửi. Nếu người nhận giữ
tư trang, tài sản làm mất mát, hư hỏng phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
Bảy là, bảo đảm quyền công dân khi
hết thời hạn tạm giữ người theo TTHC
Khi hết thời hạn tạm giữ người, nếu
không có căn cứ để gia hạn việc tạm giữ thì
chủ thể có quyền tạm giữ phải trả tự do ngay
cho người bị tạm giữ. Đồng thời, người trực
tiếp quản lý người bị tạm giữ phải vào số theo
dõi tạm giữ, trong đó ghi rõ lý do chấm dứt
việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo
TTHC là hết thời hạn tạm giữ; xác nhận tình
trạng của người bị tạm giữ (về tinh thần, sức
khỏe, tài sản ký gửi, và những vấn đề phát
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
39Số 7(359) T4/2018
sinh trong thời gian tạm giữ (nếu có)). Khi
được trả tự do, người bị tạm giữ được nhận
lại đầy đủ tài sản đã ký gửi. Nếu người nhận
giữ tư trang, tài sản làm mất mát, hư hỏng
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Một số bất cập trong quy định về tạm
giữ người theo thủ tục hành chính dưới
góc độ bảo đảm quyền công dân và hướng
hoàn thiện
Một là, quy định về quyền của người
bị tạm giữ còn chưa phù hợp
Điều 18 Nghị định số 112/2013/NĐ-
CP quy định quyền và nghĩa vụ của người bị
tạm giữ, theo đó người bị tạm giữ có quyền:
được thông báo về việc bị áp dụng biện pháp
tạm giữ người theo TTHC; yêu cầu người ra
quyết định tạm giữ thông báo cho gia đình,
tổ chức nơi làm việc, học tập biết việc mình
bị tạm giữ theo quy định tại Điều 15 Nghị
định này; được biết lý do tạm giữ, thời hạn
tạm giữ và địa điểm bị tạm giữ; khiếu nại về
việc tạm giữ; được bảo đảm tiêu chuẩn ăn
uống quy định tại Điều 22 Nghị định này;
được điều trị, chăm sóc y tế khi bị bệnh theo
quy định tại Điều 23 Nghị định này.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy định
như vậy chưa thể hiện đầy đủ quyền lợi của
người bị tạm giữ bởi bình thường, họ được
quyền sinh hoạt bình thường, quyền đi lại,
làm việc, học tập, bầu cử, ứng cử, còn
khi bị tạm giữ thì những quyền này thực tế
đã bị hạn chế. Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều
13 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP còn quy
định cả quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về
việc ra quyết định tạm giữ và việc thực hiện
biện pháp này theo quy định của pháp luật
trong quyết định tạm giữ, do đó, trong Điều
18 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP nên tiếp
tục ghi nhận quyền này của người bị tạm
giữ. Đối chiếu với Điều 9 Luật Thi hành tạm
giữ, tạm giam năm 2015 thì người bị tạm
giữ theo TTHC cũng cần được đảm bảo các
quyền như người bị tạm giữ hình sự.
Từ đó, chúng tôi kiến nghị Khoản 1
Điều 18 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP quy
định quyền và nghĩa vụ của người bị tạm
giữ nên được sửa theo hướng tăng quyền
cho người bị tạm giữ như sau:
“Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của
người bị tạm giữ
1. Người bị tạm giữ có các quyền
sau đây:
a) Được bảo vệ an toàn tính mạng,
thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân
phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ
của mình, nội quy của nơi tạm giữ;
b) Được thực hiện quyền bầu cử theo
quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc
hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền
bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của
Luật Trưng cầu ý dân;
c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc,
đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế,
sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà,
nhận sách, báo, tài liệu;
d) Được gặp thân nhân, tiếp xúc lãnh sự;
đ) Được gặp người đại diện hợp pháp
để thực hiện giao dịch dân sự;
e) Được yêu cầu trả tự do khi hết thời
hạn tạm giữ;
g) Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật;
h) Được bồi thường thiệt hại theo quy
định của Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước nếu bị tạm giữ trái pháp luật;
i) Được hưởng các quyền khác của
công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này
và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các
quyền đó không thể thực hiện được do họ
đang bị tạm giữ”.
Hai là, về thời hạn tạm giữ người
theo thủ tục hành chính
Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định
thời hạn tạm giữ người theo TTHC: “không
quá 12 giờ, trường hợp cần thiết có thể kéo
dài không quá 24 giờ” (Khoản 3, Điều 122).
Có ý kiến cho rằng, quy định thời hạn tạm giữ
này chưa thật hợp lý vì khoảng thời gian như
vậy thường không đủ để xác minh các yếu tố
nhân thân, lai lịch của người vi phạm, kết luận
hành vi vi phạm hoặc vi phạm các lĩnh vực
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
40 Số 7(359) T4/2018
cần giám định tang vật để có căn cứ ra quyết
định xử phạt nên việc quản lý người vi phạm
để đảm bảo cho việc xử phạt gặp nhiều khó
khăn2. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, ranh
giới giữa VPHC và tội phạm hình sự có nhiều
điểm rất gần nhau mà những vụ việc này lại
xảy ra ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển, biên
giới, hải đảo... nơi mà điều kiện giao thông
không thuận lợi hoặc một số vụ việc có yếu
tố nước ngoài thì tra cứu tiền án, tiền sự để
quyết định xử lý VPHC hay chuyển hồ sơ đến
cơ quan điều tra đề nghị truy cứu trách nhiệm
hình sự cần nhiều thời gian. Trong những tình
huống như vậy, để đảm bảo thời gian tạm giữ,
người có thẩm quyền đã phải cố tình bắt người
buổi sáng nhưng đến buổi chiều mới lập biên
bản vi phạm hoặc buộc phải thả người vi phạm
ra ngay cả khi người vi phạm chưa có tiền nộp
phạt3. Chính vì vậy, có ý kiến đề nghị cần tăng
thời hạn tạm giữ người lên 24 giờ thay cho 12
giờ như hiện nay, trong trường hợp cần thiết có
thể gia hạn thêm 24 giờ nữa4.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu tăng
thời gian tạm giữ thì không khác gì biện
pháp tạm giam hành chính như trước đây
chúng ta từng quy định trong Nghị định
số 143-CP của Hội đồng Chính phủ ngày
27/5/1977 ban hành Điều lệ về phạt vi cảnh.
Theo đó, Điều 2 Nghị định này quy định:
những hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn
xã hội mà có tính chất đơn giản, rõ ràng và
2 Hồng Luyến, Công tác thi hành pháp luật về xử lý VPHC trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2014, https://stp.quangbinh.
gov.vn/3cms/cong-tac-thi-hanh-phap-luat-ve-xu-ly-vi-pham-hanh-chinh-tren-dia-ban-tinh-quang-binh-nam-2014.htm.
3 Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp ngăn chặn VPHC và bảo đảm việc xử lý VPHC, nguồn: nclp.org.vn, http://
sotaythuky.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_de-
tails=1&item_id=13780480.
4 “Tổng kết Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002”, Tài liệu Hồ sơ soạn thảo Dự án Luật Xử lý VPHC năm 2012. Các tác
giả: Nhóm chuyên gia pháp luật hành chính, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp.
5 Luật này được ban hành ngày 20/5/1971 bao gồm 166 điều quy định thành 2 phần chung (quy định về các hình thức xử
lý, nguyên tắc xử lý) và phần cụ thể quy định về các hành vi vi phạm cụ thể. Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng quan tham khảo
kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xử lý VPHC, tr. 4 – tr. 6 hoặc xem Quy định của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa về xử phạt hành chính đối với Công an cũng không quy định về biện pháp tạm giữ người theo TTHC.
china.org.cn/english/government/207301.htm, truy cập ngày 19/6/2016.
6 Bộ Tư pháp, Báo cáo tổng quan tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới về xử lý VPHC, tr. 4 - tr. 6.
7 Trường hợp 1: Người bị phát hiện thực hiện hành vi VPHC về chế độ thiết lập trật tự biên giới của Liên bang Nga,
về các VPHC đã cam kết trong vùng biển nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, đặc quyền kinh tế của Nga, hoặc vi phạm
các quy định hải quan, nếu cần thiết để xác định hoặc để làm rõ các tình tiết của VPHC có thể bị tạm giữ hành chính
(административного задержания) trong khoảng thời gian không quá 48 giờ.
Trường hợp 2: Người bị phát hiện thực hiện hành vi VPHC theo đó bị áp dụng biện pháp giam hành chính
(административный арест) như một trong các biện pháp XPHC thì có thể bị tạm giữ hành chính trong khoảng thời
gian không quá 48 giờ.
hậu quả không nghiêm trọng, chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến
mức xử phạt bằng các biện pháp hành chính
khác là phạm pháp vi cảnh và có thể bị xử
lý bằng hình thức phạt giam từ 01 ngày đến
03 ngày. Hiện nay, Luật Xử lý VPHC năm
2012 không quy định về biện pháp tạm giam
hành chính, còn tạm giữ người theo TTHC
chỉ được coi là biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm việc xủ lý VPHC.
Nghiên cứu pháp luật của một số
nước thì phần lớn, họ không quy định
về biện pháp tạm giữ người theo TTHC
mà chỉ quy định về biện pháp giam hành
chính. Ví dụ ở Ba Lan, việc xử lý các
VPHC được thực hiện theo Luật Quy định
về các tội phạm nhỏ. Thời gian bắt giữ
được tính bằng ngày, thời hạn bị bắt tối
thiểu là 05 ngày và tối đa là 30 ngày và
họ không quy định về biện pháp tạm giữ
người 5. Hoặc Trung Quốc cũng chỉ quy
định về biện pháp giam hành chính theo
Điều 8 Luật Xử phạt hành chính6.
Chỉ có Bộ luật về VPHC của Liên
bang Nga năm 2001 quy định về biện pháp
tạm giữ hành chính (административного
задержания) theo TTHC. Theo quy định tại
Điều 27.5, thời hạn tạm giữ hành chính là
không quá ba giờ, trừ trường hợp quy định
tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 27.5 này7.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
41Số 7(359) T4/2018
Như vậy, thực chất biện pháp tạm giữ
người theo TTHC chỉ để ngăn chặn, bảo
đảm việc xử lý VPHC nên thời gian tạm
giữ không nên quá dài, trừ một số trường
hợp đặc biệt thì Luật Xử lý VPHC cũng đã
dự liệu một cách phù hợp. Nếu chúng ta
tăng thời gian tạm giữ người thì biện pháp
này giống giam giữ hành chính. Trong khi
đó, nếu muốn quy định về biện pháp giam
giữ hành chính thì không thể quy định nó là
một trong các biện pháp ngăn chặn và bảo
đảm xử lý VPHC mà phải quy định là một
trong các biện pháp xử phạt chính trong
Luật Xử lý VPHC năm 2012 như một số ý
kiến đề xuất8.
Chính vì vậy, theo chúng tôi, để bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối
tượng bị tạm giữ thì không nên tăng thời
gian tạm giữ người theo TTHC.
Ba là, quy định về nơi tạm giữ người
theo TTHC
Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định
nơi tạm giữ người theo TTHC là nhà tạm
giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành
chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị
nơi làm việc của người có thẩm quyền ra
quyết định tạm giữ người VPHC. Trường
hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc
buồng tạm giữ hành chính thì có thể tạm giữ
tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi
làm việc, nhưng phải đảm bảo các quy định
chung. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm
pháp luật hiện nay đều không giải thích
rõ “phòng khác” là phòng gì. Bên cạnh
đó, tiêu chí “phải đảm bảo các quy định
chung” càng trở nên khó khăn trong cách
8 Nguyễn Cảnh Hợp - Cao Vũ Minh, Hoàn thiện pháp luật về VPHC từ kinh nghiệm của Liên bang Nga,
line.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=266&TabIndex=3&TaiLieuID=99,
truy cập ngày 03/03/2016.
9 Phạm Văn Hùng, Hiến pháp năm 2013 với chế định bảo đảm quyền con người về tư pháp hình sự, Tạp chí Tòa án số
16, tháng 8, năm 2014.
xác định. “Các quy định chung” ở đây có
phải là những tiêu chuẩn được nêu ở Khoản
1 Điều 19 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP
như có khóa cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng
mát, vệ sinh... hay không. Do đó, luật nên
giải thích rõ nội hàm của thuật ngữ “phòng
khác” và“đảm bảo các quy định chung” để
đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật trên
thực tế, tránh trường hợp người vi phạm
bị tạm giữ tại những nơi không đảm bảo
các điều kiện về ánh sáng, thiếu không khí,
ngột ngạt... Luật Xử lý VPHC 2012 cần
giải thích rõ những “phòng khác” là gì và
những tiêu chuẩn chung của một phòng tạm
giữ đối với người VPHC9.
Do đó, để đảm bảo người bị tạm giữ
được giữ ở nơi an toàn, bảo đảm điều kiện
sinh hoạt tối thiểu thì Khoản 1 Điều 19 Nghị
định số 112/2013/NĐ-CP cần sửa đổi thay
vì quy định nhà tạm giữ hành chính hoặc
buồng tạm giữ hành chính phải đáp ứng các
tiêu chuẩn, điều kiện nào thì chỉ cần quy
định như sau: “Nơi tạm giữ phải có khóa
cửa, bảo đảm ánh sáng, thoáng mát, vệ sinh
và an toàn về phòng cháy, chữa cháy, thuận
tiện cho việc trông coi, bảo vệ. Người bị tạm
giữ qua đêm phải được bố trí giường hoặc
sàn nằm và phải có chiếu, chăn, màn; chỗ
nằm tối thiểu cho mỗi người là 2 m2”. Như
vậy, dù người bị tạm giữ ở nhà tạm giữ hành
chính, buồng tạm giữ hành chính hoặc bị
tạm giữ ở phòng trực ban hoặc phòng khác
tại nơi làm việc thì cũng đều phải đáp ứng
được những yêu cầu trên.
Bốn là, pháp luật hiện hành chưa có
quy định về giao quyền giám sát việc thực
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 7(359) T4/2018
hiện chế độ tạm giữ để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp cho người bị tạm giữ
Việc thiếu đi cơ chế giám sát việc thực
hiện chế độ tạm giữ khiến cho người bị tạm
giữ có nguy cơ bị tổn hại tới các quyền và
lợi ích chính đáng cao hơn. Chính vì vậy,
để đảm bảo quyền lợi cho người bị tạm giữ,
chúng tôi kiến nghị Nghị định số 112/2013/
NĐ-CP nên bổ sung Điều 24a quy định về
giám sát việc thực hiện chế độ tạm giữ, góp
phần phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với
các vụ vi phạm liên quan đến chế độ tạm giữ
người theo TTHC, cụ thể:
“Điều 24a. Giám sát việc thực hiện
chế độ tạm giữ
Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động
của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ và
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan
đến hoạt động tạm giữ theo quy định của
pháp luật”.
Năm là, quy định về trao quyền giải
quyết khiếu nại, tố cáo về việc áp dụng biện
pháp tạm giữ người cho Bộ Công an là chưa
phù hợp
Theo khoản 3 Điều 34 Nghị định số
112/2013/NĐ-CP thì Bộ Công an có trách
nhiệm kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo về việc áp dụng biện pháp tạm
giữ người theo TTHC10. Tuy nhiên, việc
giao thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
này cho Bộ Công an là không phù hợp, dễ
dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi
còi”. Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng không
thể quản lý hết tất cả các vụ VPHC cần áp
dụng biện pháp tạm giữ người vì giao thẩm
quyền quá rộng như vậy gây quá tải cho
quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo... dẫn
10 Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 112/2013/NĐ-CP.
đến thời gian giải quyết có thể kéo dài, kết
quả giải quyết cũng không sát với tình hình
thực tế, gây bất lợi cho người khiếu nại,
tố cáo.
Từ những phân tích trên, chúng tôi
kiến nghị Luật Xử lý VPHC năm 2012 và
nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành chỉ nên quy định: “Việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo về việc áp dụng biện pháp
tạm giữ, áp giải người theo thủ tục hành
chính và tổ chức thi hành quyết định xử
phạt trục xuất được thực hiện theo quy định
của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố
cáo” để tránh tình trạng chồng lấn về thẩm
quyền trong quá trình áp dụng. Đồng thời,
Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 112/2013/
NĐ-CP nên được sửa theo hướng bỏ thẩm
quyền giải quyết khiếu nại của Bộ Công an
như sau:
“Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Công an
3. Kiểm tra, thanh tra về việc áp
dụng biện pháp tạm giữ, áp giải người theo
thủ tục hành chính và tổ chức thi hành quyết
định xử phạt trục xuất”.
Như vậy, mặc dù tạm giữ người theo
TTHC là một trong những biện pháp ngăn
chặn và bảo đảm xử lý VPHC quan trọng,
tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này cũng
tác động trực tiếp đến các quyền cơ bản của
công dân. Do vậy, việc nghiên cứu, hoàn
thiện quy định của pháp luật về biện pháp
này không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động
quản lý nhà nước mà còn có ý nghĩa đối với
việc bảo đảm quyền con người, quyền công
dân trên thực tế
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 7(359) T4/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_ve_bao_dam_quyen_cong_dan_trong_phap_lua.pdf