Một số đề xuất kiến nghị
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
lấy ý kiến người dân về quy hoạch xây dựng
đô thị, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị
sau đây:
Một là, cần phải quy định rõ về phạm
vi được lấy ý kiến trong quy hoạch xây dựng
đô thị. Trong đó, cần có quy định rõ về khu
vực ngoài quy hoạch được lấy ý kiến là khu
vực nào, cách tâm hoặc biên của khu vực
quy hoạch bao nhiêu và tiêu chí xác định
trong từng trường hợp cụ thể là như thế
nào. Đồng thời, cần quy định quy trình và
các hình thức lấy ý kiến người dân để phù
hợp với đặc điểm của từng vùng miền, từng
địa phương, nhưng vẫn đảm bảo khung quy
định thống nhất chung.
Hai là, cần giải thích rõ cụm từ “cá
nhân”, “cộng đồng dân cư” được lấy ý kiến
trong quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm
những ai, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
việc bỏ sót đối tượng cần lấy ý kiến, đảm
bảo quyền và lợi ích của người dân một cách
cao nhất.
Ba là, cần có quy định cụ thể về tỷ lệ ý
kiến đồng thuận bắt buộc để nhiệm vụ và đồ
án quy hoạch được thông qua. Việc quy định
một con số cụ thể để thông qua đồ án quy
hoạch xây dựng đô thị sẽ nâng cao tinh thần
trách nhiệm, sự nghiêm túc của cơ quan lập
quy hoạch. Bên cạnh đó, người được lấy ý
kiến cũng nhận thức được vai trò, tầm quan
trọng và trách nhiệm của mình trong việc
tìm hiểu và góp ý cho các vấn đề kinh tế - xã
hội nói chung, trong việc lập quy hoạch xây
dựng đô thị nói riêng
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện quy định về lấy ý kiến người dân trong quá trình lập quy hoạch xây dựng đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ LẤY Ý KIẾN NGƯỜI DÂN
TRONG QUÁ TRÌNH LẬP QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Tóm tắt:
Lấy ý kiến của người dân là một trong những giai đoạn của quá
trình lập quy hoạch đô thị. Pháp luật về quy hoạch đã bao hàm
những quy định cụ thể về quy trình này. Tuy nhiên, thực tiễn thực
hiện pháp luật cho thấy, còn có một số vấn đề cần được hoàn thiện
nhằm bảo đảm quyền của người dân trong quá trình lập và thực
hiện quy hoạch xây dựng đô thị.
Trần Vang Phủ*
Nguyễn Võ Linh Giang**
* GV. Khoa Luật - Đại học Cần Thơ
** GV. Khoa Luật - Đại học Cần Thơ
Abstract
Public consultation is one of the steps in the process of the urban
planning. The law on planning already consists the specific
provisions for this process. However, the enforcement of the law
reveals a number of issues that need to be reviewed for further
improvements in order to ensure the rights of people in the process
of development and implemention of the urban planning.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: lấy ý kiến, tiếp cận thông tin,
quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng
Lịch sử bài viết:
Nhận bài : 27/02/2018
Biên tập : 02/06/2018
Duyệt bài : 16/06/2018
Article Infomation:
Keywords: consultatation, information
access, urban planning, construction
planning
Article History:
Received : 27 Feb. 2018
Edited : 02 Jun 2018
Approved : 16 Jun 2018
1. Tổng quan về quyền tiếp cận thông tin
1.1 Khái niệm thông tin trong quy hoạch
xây dựng đô thị
“Thông tin” là một khái niệm cơ bản
của khoa học cũng là khái niệm trung tâm
của xã hội trong thời đại chúng ta. Mọi quan
hệ, mọi hoạt động của con người đều dựa
1 Đoàn Phan Tân, “Khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị của thông tin”, Tạp chí Văn hóa - Nghệ
thuật, số 3/2001,
CacThuocTinhLamNenGTriCuaTT_BaiBao_.pdf [truy cập ngày 10/8/2017].
trên một hình thức giao lưu thông tin nào đó.
Mọi tri thức đều bắt nguồn bằng một thông
tin về những điều đã diễn ra, về những cái
người ta đã biết, đã nói đã làm1.
Theo Từ điển tiếng Việt, “thông tin”
là sự truyền đạt tin tức cho nhau về một vấn
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
51Số 14(390) T7/2019
đề, sự việc, hiện tượng nào đó2. Theo quy
định của pháp luật, “thông tin” là tin, dữ liệu
được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài
liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản
in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa,
bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do
cơ quan Nhà nước tạo ra3. Dựa vào hai khái
niệm trên ta có thể hiểu “Thông tin” là sự
truyền đạt, thông báo tin tức từ một cơ quan,
tổ chức, cá nhân đến một cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác về một vấn đề, sự việc, hiện
tượng nào đó.
Trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng đô
thị, chủ thể thông báo tin tức là cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và đối tượng được nhận
thông báo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan đến quy hoạch. Như vậy, ta có thể
hiểu “Thông tin quy hoạch xây dựng đô thị”
là sự thông báo tin tức từ phía cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đến cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan về các vấn đề trong
quy hoạch xây dựng đô thị.
1.2 Quyền tiếp cận thông tin (TCTT) của
người dân trong quy hoạch xây dựng đô thị
Quyền TCTT là một trong những
quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm
quyền dân sự, chính trị đã được ghi nhận
trong Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân
quyền năm 1948. Điều 19 của Tuyên ngôn
này quy định: “Ai cũng có quyền tự do quan
niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền
này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì
những quan niệm của mình, và quyền tìm
kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và
ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông
không kể biên giới quốc gia” và tại Khoản 2
Điều 19 Công ước quốc tế về các Quyền dân
sự và chính trị năm 1966 quy định: “Mọi
2 Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2016, trang 1206.
3 Khoản 1 Điều 2 Luật TCTT năm 2016.
4 Khoản 2 Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966.
5 Hoàng Minh Sơn, Bảo đảm quyền TCTT theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013,
trao-doi/201602/bao-dam-quyen-tiep-can-thong-tin-theo-tinh-than-cua-hien-phap-nam-2013-299953/ [truy cập ngày
12/08/2017].
6 Điều 69 Hiến pháp năm 1992.
7 Điều 25 Hiến pháp năm 2013.
8 Khoản 1 Điều 55 Luật QHĐT năm 2009
người có quyền tự do ngôn luận”. Quyền
này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và
truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân
biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng
miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình
thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương
tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa
chọn của họ4. Hai văn kiện này là nền tảng
cho việc ghi nhận các quyền cơ bản của con
người về dân sự, chính trị, mà quyền TCTT
được coi là quyền cơ bản nhất trong nhóm
các quyền dân sự, chính trị đó, và rất nhiều
công ước quốc tế sau này tiếp tục ghi nhận5.
Ở Việt Nam, quyền được thông tin
được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến pháp
năm 1992 tại Điều 69: “Công dân có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền
được thông tin; có quyền hội họp, lập hội,
biểu tình”6. Đến Hiến pháp năm 2013, quyền
TCTT được quy định theo hướng chủ động
hơn. Điều 25 Hiến pháp quy định: “Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
TCTT, hội họp, lập hội, biểu tình”7.
Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp
năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật
TCTT năm 2016. Sự ra đời của Luật TCTT
năm 2016 đã giúp cho quyền TCTT của
công dân được đảm bảo thực hiện một cách
tốt hơn.
Trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng
đô thị, việc đảm bảo quyền TCTT của người
dân cũng được quan tâm đến. Cụ thể, khoản
1 Điều 55 Luật Quy hoạch đô thị (QHĐT)
năm 2009 quy định: “Cơ quan quản lý
QHĐT các cấp có trách nhiệm cung cấp
thông tin về QHĐT đã được phê duyệt cho
các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu”8. Việc
cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
52 Số 14(390) T7/2019
được thực hiện dưới các hình thức sau: “giải
thích trực tiếp, qua phương tiện thông tin đại
chúng và cấp chứng chỉ quy hoạch”9.
2. Quy định pháp luật về lấy ý kiến người
dân trong quá trình lập quy hoạch xây
dựng đô thị
2.1 Đối tượng được lấy ý kiến
Hiện nay, các đối tượng được lấy ý
kiến trong quá trình lập quy hoạch đã được
quy định cụ thể theo từng nhóm. Theo quy
định của Luật QHĐT năm 2009, “Cơ quan
tổ chức lập QHĐT, chủ đầu tư dự án đầu
tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết
khu vực được giao đầu tư có trách nhiệm
lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng
đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ
án QHĐT”10, đồng thời, “Cơ quan, chủ đầu
tư tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách
nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân
và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm
vụ và đồ án quy hoạch xây dựng”11.
Quy định trên cho thấy, đối tượng
được lấy ý kiến trong quá trình lập quy
hoạch xây dựng đô thị là: Cơ quan, tổ chức,
cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan tại
khu vực lập quy hoạch. Có thể chia các đối
tượng được lấy ý kiến thành các nhóm sau:
Nhóm thứ nhất, cơ quan, tổ chức.
Nhóm này thường bao gồm những cơ quan
quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội có chức năng, nhiệm vụ
liên quan đến hoạt động quy hoạch xây dựng
đô thị.
Nhóm thứ hai, cá nhân có liên quan.
Cho đến thời điểm hiện tại, nội hàm từ “cá
nhân” vẫn chưa được làm rõ là sẽ lấy ý kiến
của ai. Cá nhân là các nhà khoa học, chuyên
gia trong lĩnh vực quy hoạch đang cần lấy
ý kiến, hay cá nhân là tất cả các cá nhân
không giới hạn đang cư trú tại khu vực có
9 Khoản 2 Điều 55 Luật QHĐT năm 2009
10 Khoản 1 Điều 20 Luật QHĐT năm 2009
11 Khoản 1 Điều 16 Luật Xây dựng năm 2014
12 Trần Vang Phủ, Những điểm nổi bật trong Dự thảo Luật Quy hoạch và các kiến nghị hoàn thiện, Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp, số 16/2017, trang 36.
13 Khoản 3 Điều 5 Luật Đất đai năm 2013
quy hoạch hay không đều có quyền đóng
góp cho đồ án của quy hoạch12.
Nhóm thứ ba, cộng đồng dân cư có
liên quan: Theo quy định của Luật Đất đai
năm 2013, cộng đồng dân cư gồm cộng
đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng
địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc,
tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng
phong tục, tập quán hoặc có chung dòng
họ13. Tuy nhiên, định nghĩa trên trong Luật
Đất đai năm 2013 rất khó để xác định một
cộng đồng dân cư trên thực tế là như thế nào.
Trong nhiều trường hợp, định nghĩa về cộng
đồng dân cư trong Luật Đất đai năm 2013
chỉ có thể áp dụng để xác định cộng đồng
dân cư ở các dân tộc thiểu số.
Đối tượng được lấy ý kiến quy định
trong Luật Quy hoạch năm 2017 được mở
rộng và đa dạng hơn so với Luật QHĐT năm
2009 và Luật Xây dựng năm 2014. Theo đó,
khoản 1 Điều 20 Luật Quy hoạch năm 2017
quy định: “Cơ quan lập quy hoạch có trách
nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang bộ,
Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp của địa
phương có liên quan và cơ quan, tổ chức,
cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy
hoạch. Đối với quy hoạch vùng, quy hoạch
tỉnh thì cơ quan lập quy hoạch còn phải lấy ý
kiến của UBND các tỉnh liền kề”. Như vậy,
ngoài các đối tượng được lấy ý kiến được
nêu ở trên, Luật bổ sung các Bộ, cơ quan
ngang bộ, UBND các cấp có liên quan; đối
với quy hoạch vùng hoặc quy hoạch tỉnh còn
phải lấy ý kiến của UBND các tỉnh liền kề.
Nhìn chung, mỗi nhóm đối tượng đóng
vai trò và có ý nghĩa nhất định trong quá
trình lập quy hoạch xây dựng đô thị. Đóng
góp của họ sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định
thực hiện những chiến lược, chính sách, các
quy hoạch của đất nước, hay một vùng lãnh
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
53Số 14(390) T7/2019
thổ nhất định. Đồng thời, những nhóm đối
tượng này cũng là chủ thể bị ảnh hưởng trực
tiếp bởi quy hoạch hay các dự án được đầu
tư xây dựng, thế nên, những ý kiến đóng góp
của họ sẽ thiết thực và đảm bảo tính khách
quan đối với việc triển khai thực hiện quy
hoạch, dự án công trình.
2.2 Chủ thể có trách nhiệm lấy ý kiến
Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch
xây dựng đô thị quy định tại Điều 20 Luật
QHĐT năm 2009 như sau:
Một là, cơ quan tổ chức lập QHĐT,
chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập
quy hoạch chi tiết khu vực được giao đầu tư
có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức,
cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về
nhiệm vụ và đồ án QHĐT.
UBND có liên quan, tổ chức tư vấn
lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với
cơ quan tổ chức lập QHĐT, chủ đầu tư dự
án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch
chi tiết khu vực được giao đầu tư trong việc
lấy ý kiến.
Hai là, đối với nhiệm vụ và đồ án
QHĐT thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ
tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng có trách
nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ quan, tổ chức
khác ở trung ương có liên quan; UBND có
liên quan có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan tổ
chức lập QHĐT, chủ đầu tư dự án đầu tư xây
dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực
được giao đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến.
Ba là, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có
trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá
nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về
đồ án QHĐT.
Bốn là, các ý kiến đóng góp phải được
tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và
báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước
khi quyết định phê duyệt.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Xây
dựng năm 2014 thì chủ thể có trách nhiệm
lấy ý kiến được quy định như sau:
Thứ nhất, cơ quan, chủ đầu tư tổ chức
lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý
kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng
dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án
quy hoạch xây dựng.
UBND có liên quan có trách
nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy
hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây
dựng trong việc lấy ý kiến.
Thứ hai, đối với nhiệm vụ và đồ án
quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê
duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Xây
dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các bộ, cơ
quan, tổ chức khác ở trung ương có liên
quan; UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý
kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng
dân cư có liên quan ở địa phương.
Việc quy định trách nhiệm lấy ý kiến
người dân trong quy hoạch xây dựng đô thị
tùy thuộc vào quy mô, tính chất của quy
hoạch mà được giao về cho cơ quan tổ chức
lập quy hoạch, chủ đầu tư dự án đầu tư xây
dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết khu vực
được giao đầu tư hay Bộ Xây dựng hoặc tổ
chức tư vấn lập quy hoạch. Việc lấy ý kiến
người dân sẽ giúp cho cơ quan có thẩm quyền
hoàn thiện đề án quy hoạch xây dựng đô thị,
đáp ứng được mong muốn cũng như nhu cầu
của người dân trong khu vực quy hoạch.
So sánh đối tượng có trách nhiệm lấy
ý kiến trong Luật QHĐT năm 2009 và Luật
Xây dựng năm 2014 với Luật Quy hoạch
năm 2017 có thể thấy, đối tượng có trách
nhiệm lấy ý kiến trong Luật Quy hoạch năm
2017 được tập trung lại là “Cơ quan lập quy
hoạch” chứ không còn phân cấp theo quy
mô, tính chất như trước đây nữa.
2.3 Phạm vi lấy ý kiến
Căn cứ vào quy định tại Điều 20 Luật
QHĐT năm 2009 và Điều 16 Luật Xây dựng
2014, phạm vi lấy ý kiến là: “Cơ quan, tổ
chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên
quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch”. Với
nội dung quy định này, ta có thể chia phạm
vi lấy ý kiến theo hai hướng sau:
- Thứ nhất: Chỉ cần lấy ý kiến người
dân trong khu vực quy hoạch vì chỉ những
người này mới có liên quan và thuộc phạm
vi lấy ý kiến.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
54 Số 14(390) T7/2019
- Thứ hai: Có thể hiểu phạm vi lấy ý
kiến bao gồm người dân trong và ngoài khu
vực quy hoạch nếu những người đó có liên
quan đến quy hoạch.
Nếu theo cách hiểu thứ hai thì quy
định về phạm vi lấy ý kiến rộng hơn, bao
quát hơn. Tuy nhiên, do quy định của luật
chỉ mới dừng lại ở mức độ chung chung là
“có liên quan”, nên rất khó để xác định được
phạm vi lấy ý kiến người dân để đảm bảo
một cách tốt nhất lợi ích của người dân. Nghị
định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của
Chính phủ quy định về phạm vi lấy ý kiến
của quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch
khu chức năng đặc thù; quy hoạch xây dựng
nông thôn, nhưng lại không bao hàm quy
định về phạm vi lấy ý kiến quy hoạch xây
dựng đô thị. Vì vậy, có thể thấy rằng đây
là một vấn đề cần phải được nghiên cứu bổ
sung trong các quy định của pháp luật trong
thời gian tới.
2.4 Nội dung lấy ý kiến
Theo quy định của Luật QHĐT năm
2009 và Luật Xây dựng năm 2014, nhiệm vụ
quy hoạch là các yêu cầu về nội dung nghiên
cứu và tổ chức thực hiện được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để lập đồ
án QHĐT14. Đồ án QHĐT là tài liệu thể hiện
nội dung của QHĐT, bao gồm các bản vẽ,
mô hình, thuyết minh và quy định quản lý
theo QHĐT15.
2.5 Thời gian, hình thức lấy ý kiến
Thời gian lấy ý kiến
Thời gian lấy ý kiến người dân về quy
hoạch xây dựng đô thị là một giới hạn mà
trong khoảng thời gian đó người dân được
thực hiện quyền tham gia đóng góp ý kiến
của mình. Khoản 4 Điều 21 Luật QHĐT
năm 2009 quy định: “Thời gian lấy ý kiến
14 Khoản 5 Điều 3 Luật QHĐT năm 2009.
15 Khoản 6 Điều 3 Luật QHĐT năm 2009. Hiện nay, từng nội dung cụ thể của từng loại đồ án: đồ án quy hoạch chung
thành phố trực thuộc trung ương; đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã; đồ án quy hoạch chung thị trấn, đô
thị loại V chưa công nhận là thị trấn, đồ án quy hoạch chung đô thị mới được quy định chi tiết tại Nghị định 37/2010/
NĐ-CP và Thông tư 10/2010/TT-BXD.
16 Khoản 4 Điều 16 Luật Xây dựng năm 2014
17 Điều 20 Luật QHĐT năm 2009
ít nhất là 15 ngày đối với cơ quan, 30 ngày
đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư”.
So với Luật Xây dựng năm 2014 thì
thời gian lấy ý kiến người dân trong Luật
QHĐT năm 2009 có phần ngắn hơn, cụ thể
trong Luật Xây dựng năm 2014 là: “20 ngày
đối với cơ quan, 40 ngày đối với tổ chức,
cá nhân, cộng đồng dân cư”16. Bên cạnh đó,
Luật Quy hoạch năm 2017 lại không quy
định về thời gian lấy ý kiến người dân.
Thời gian lấy ý kiến người dân trong
quy hoạch xây dựng đô thị còn tùy vào nhóm
đối tượng được lấy ý kiến và hình thức lấy ý
kiến được áp dụng mà ta sẽ cần một khoảng
thời gian nhất định để đạt được hiệu quả tối
đa nhất. Nhưng nhìn chung, quy định của
pháp luật về thời gian lấy ý kiến người dân
trong quy hoạch xây dựng đô thị đã hợp lý,
vừa ràng buộc được trách nhiệm đối với chủ
thể có thẩm quyền lấy ý kiến, vừa đảm bảo
được quyền tham gia đóng góp ý kiến của
người dân.
Hình thức lấy ý kiến
Để bảo đảm cho hoạt động lấy ý kiến
người dân mang lại hiệu quả cao, thu hút
được sự tham gia của đông đảo quần chúng
nhân dân, cần lựa chọn và kết hợp các hình
thức lấy ý kiến đa dạng, phù hợp với tình
hình thực tế. Hoạt động lấy ý kiến người dân
về quy hoạch xây dựng đô thị sử dụng ba
hình thức lấy ý kiến, là: Phát phiếu điều tra,
phỏng vấn, gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức
hội nghị, hội thảo, công khai trên phương
tiện thông tin đại chúng17. Mỗi hình thức đều
có những ưu điểm, nhược điểm riêng và tùy
vào đối tượng lấy ý kiến mà áp dụng hình
thức phù hợp.
Có thể nhận thấy những điểm khác
biệt về hình thức lấy ý kiến trong Luật
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
55Số 14(390) T7/2019
QHĐT năm 2009 với Luật Quy hoạch năm
2017 qua bảng so sánh sau:
Luật Quy hoạch năm 2017 đã thực
hiện việc kết hợp nhiều hình thức lấy ý kiến
người dân với nhau để đảm bảo một cách tốt
nhất quyền lợi ích của người dân.18
Theo quy định của khoản 3 Điều 21
Luật QHĐT năm 2009, hình thức lấy ý kiến
người dân bằng phương pháp công khai
trên phương tiện thông tin đại chúng được
áp dụng để lấy ý kiến cộng đồng dân cư có
liên quan đối với đồ án và nhiệm vụ của quy
hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết.
3.6 Cách thức xử lý thông tin
Theo quy định của khoản 4 Điều 20
Luật QHĐT năm 2009, khoản 3 Điều 16
Luật Xây dựng năm 2014, ý kiến đóng góp
của nhân dân sẽ được “tổng hợp đầy đủ,
giải trình, tiếp thu và báo cáo cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét, quyết định”.
Luật Quy hoạch năm 2017 cũng bao hàm
quy định về ý kiến đóng góp của người dân:
“Các ý kiến đóng góp phải được nghiên cứu,
18 Trần Vang Phủ, Những điểm nổi bật trong Dự thảo Luật Quy hoạch và các kiến nghị hoàn thiện, tlđd
19 Khoản 4 Điều 20 Luật Quy hoạch năm 2017.
tiếp thu hoặc giải trình và báo cáo cấp có
thẩm quyền xem xét trước khi thẩm định,
quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch”. Bên
cạnh đó, Luật Quy hoạch năm 2017 còn
yêu cầu: “Cơ quan lập quy hoạch có trách
nhiệm công bố, công khai các ý kiến đóng
góp và việc tiếp thu, giải trình các ý kiến
đóng góp”19.
3. Những vấn đề đặt ra trong thực hiện
quyền TCTT trong quá trình lập quy
hoạch xây dựng đô thị
Thực tiễn thực hiện quyền TCTT trong
quá trình lập quy hoạch xây dựng đô thị đặt
ra một số vấn đề sau đây:
Một là, pháp luật hiện hành chưa bao
hàm quy định cụ thể về quy trình thực hiện
công tác lấy ý kiến người dân về lập quy
hoạch xây dựng đô thị. Điều này dẫn đến sự
lúng túng của cơ quan, tổ chức trong công
tác lấy ý kiến người dân.
Hai là, quy định về hình thức lấy ý
kiến người dân trong quy hoạch xây dựng
đô thị chưa linh hoạt, chưa thực sự phù hợp
với đặc điểm đời sống của từng địa phương.
Nội dung Luật QHĐT năm 2009 Luật Quy hoạch năm 2017
Cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên
quan
Gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ
chức hội nghị, hội thảo
Gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang
thông tin điện tử của cơ quan lập quy
hoạch
Cộng đồng dân cư
có liên quan
Phát phiếu điều tra, phỏng vấn
Trưng bày công khai hoặc giới
thiệu phương án quy hoạch
trên phương tiện thông tin đại
chúng
Đăng tải trên trang thông tin điện tử
của cơ quan lập quy hoạch, niêm yết,
trưng bày tại nơi công cộng, phát phiếu
điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị,
hội thảo (một vài ý kiến cho rằng, nên
bỏ hình thức hội nghị, hội thảo đối với
cộng đồng dân cư do sẽ không có nhiều
“cộng đồng” có kiến thức và có thể
hiểu được trọn vẹn các nội dung của đồ
án quy hoạch, điều này sẽ làm cho cả
việc lấy ý kiến và góp ý đều không đạt
được mục đích và chất lượng như mong
muốn)18.
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
56 Số 14(390) T7/2019
Ví dụ, tại các địa phương ven biển, đa phần
người dân ở đây thường theo tàu đi đánh
bắt xa bờ dài ngày, vì vậy, khi áp dụng các
hình thức lấy ý kiến như hiện nay sẽ khó
có thể lấy được ý kiến của những ngư dân
này, trong khi đa phần nhóm đối tượng này
thường là chủ hộ gia đình.
Ba là, quy định về tổng hợp, tiếp thu ý
kiến đóng góp của người dân còn chưa chặt
chẽ, thiếu cơ chế giải trình ý kiến đóng góp
cho người dân. Đồng thời, chưa có quy định
về tỷ lệ ý kiến đồng thuận bắt buộc để các
đồ án quy hoạch được thông qua. Bên cạnh
đó, việc lấy ý kiến người dân là nhằm mục
đích tham khảo hay ý kiến của người dân
hay giữ vai trò quyết định đồ án quy hoạch
có được thông qua hay không hiện nay vẫn
chưa được xác định rõ20.
Bốn là, trong quy định của pháp luật,
cụm từ “cá nhân có liên quan” và “cộng
đồng dân cư” chưa được giải thích rõ. Điều
này, gây khó khăn trong vấn đề xác định
đối tượng được lấy ý kiến về quy hoạch xây
dựng đô thị. Bên cạnh đó, do chưa quy định
cụ thể về phạm vi lấy ý kiến dẫn đến tình
trạng bỏ sót đối tượng cần được lấy ý kiến,
gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của cá
nhân đó khi thực hiện quy hoạch xây dựng
đô thị.
Năm là, công tác phổ biến, tuyên
truyền pháp luật về quy hoạch xây dựng đô
thị chưa được thực hiện một cách nghiêm
túc. Việc lấy ý kiến trong cộng đồng dân cư
về quy hoạch xây dựng đô thị được chính
quyền cấp xã, trưởng thôn, trưởng ấp thực
hiện bằng hình thức họp dân lấy ý kiến,
tuy nhiên, trưởng thôn (ấp) lại không phải
là người có chuyên môn về quy hoạch xây
dựng đô thị thì khó có thể giải thích cụ thể
được một số vấn đề phức tạp đòi hỏi về
chuyên môn cho cộng đồng được rõ.
Sáu là, trình độ dân trí một số khu vực,
đặc biệt là khu vực nông thôn còn tương đối
thấp, trong khi quy hoạch xây dựng đô thị
20 Trần Vang Phủ, Những điểm nổi bật trong Dự thảo Luật Quy hoạch và các kiến nghị hoàn thiện, tlđd.
với nhiều nội dung còn phức tạp và mang
tính chất chuyên môn cao, khó hiểu, nên
người dân không hiểu rõ được hết vai trò và
tầm quan trọng của việc quy hoạch xây dựng
đô thị. Điều này dẫn đến tình trạng người
dân cũng không quan tâm nhiều đến việc
tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện quy
hoạch xây dựng đô thị.
4. Một số đề xuất kiến nghị
Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
lấy ý kiến người dân về quy hoạch xây dựng
đô thị, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị
sau đây:
Một là, cần phải quy định rõ về phạm
vi được lấy ý kiến trong quy hoạch xây dựng
đô thị. Trong đó, cần có quy định rõ về khu
vực ngoài quy hoạch được lấy ý kiến là khu
vực nào, cách tâm hoặc biên của khu vực
quy hoạch bao nhiêu và tiêu chí xác định
trong từng trường hợp cụ thể là như thế
nào. Đồng thời, cần quy định quy trình và
các hình thức lấy ý kiến người dân để phù
hợp với đặc điểm của từng vùng miền, từng
địa phương, nhưng vẫn đảm bảo khung quy
định thống nhất chung.
Hai là, cần giải thích rõ cụm từ “cá
nhân”, “cộng đồng dân cư” được lấy ý kiến
trong quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm
những ai, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất
việc bỏ sót đối tượng cần lấy ý kiến, đảm
bảo quyền và lợi ích của người dân một cách
cao nhất.
Ba là, cần có quy định cụ thể về tỷ lệ ý
kiến đồng thuận bắt buộc để nhiệm vụ và đồ
án quy hoạch được thông qua. Việc quy định
một con số cụ thể để thông qua đồ án quy
hoạch xây dựng đô thị sẽ nâng cao tinh thần
trách nhiệm, sự nghiêm túc của cơ quan lập
quy hoạch. Bên cạnh đó, người được lấy ý
kiến cũng nhận thức được vai trò, tầm quan
trọng và trách nhiệm của mình trong việc
tìm hiểu và góp ý cho các vấn đề kinh tế - xã
hội nói chung, trong việc lập quy hoạch xây
dựng đô thị nói riêng
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
57Số 14(390) T7/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_quy_dinh_ve_lay_y_kien_nguoi_dan_trong_qua_trinh.pdf