Nhận diện và điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong hoạt động đấu giá tài sản

Một vấn đề khác là trong quá trình đấu giá, người tham gia đấu giá có được rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận hay không? Trong đấu giá trực tiếp bằng lời nói, ngay khi người tham gia đấu giá trả giá hoặc chấp nhận giá thì cũng là lúc đấu giá viên nhận được thông tin đó, chính vì vậy, theo nguyên tắc của luật hợp đồng, việc trả giá hoặc chấp nhận giá (tồn tại dưới dạng đề nghị giao kết hoặc chấp nhận đề nghị giao kết) đều đã phát sinh hiệu lực. Do đó, bản chất của việc rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận chính là hủy bỏ đề nghị giao kết hoặc hủy bỏ chấp nhận đề nghị giao kết. Nguyên tắc chung của dân luật là chỉ được hủy bỏ đề nghị giao kết nếu thỏa mãn hai điều kiện: (i) trong đề nghị giao kết nêu rõ quyền hủy bỏ, (ii) bên được đề nghị chưa ra thông báo chấp nhận đề nghị (Điều 390 BLDS năm 2015). Đối với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, việc hủy bỏ là không thể vì ngay khi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng được coi là đã giao kết, nếu hủy đề nghị giao kết tức là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về vi phạm này. Trên cơ sở nguyên tắc chung của dân luật, có thể thấy, trong ĐGTS người tham gia đấu giá không thể rút lại giá đã trả hoặc rút lại giá đã chấp nhận. Tuy nhiên, Điều 48 Dự thảo Luật cho phép người tham gia đấu giá rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận, đồng thời cuộc đấu giá sẽ tiếp tục và bắt đầu từ giá của người liền trước đó (đấu giá lên) hoặc từ giá của người xin rút (đấu giá xuống), đồng thời người rút lại giá đã trả hoặc rút lại giá đã chấp nhận bị truất quyền tham gia cuộc đấu giá đó. Chúng tôi cho rằng, quy định này có hai điểm bất hợp lý: thứ nhất, việc cho phép rút lại giá đấu là vi phạm nguyên tắc chung của pháp luật về hợp đồng; thứ hai, trong trường hợp đấu giá lên, khi đã có người trả giá cao hơn thì đề nghị giao kết hợp đồng ở mức giá liền trước đó mặc nhiên hết hiệu lực. Do đó, không thể phục hồi hiệu lực của đề nghị giao kết liền trước để tiếp tục tiến hành đấu giá. Để khắc phục những bất hợp lý này, chúng tôi cho rằng, cần sửa đổi Điều 48 Dự thảo Luật theo hướng trong trường hợp đấu giá trực tiếp bằng lời nói, người tham gia đấu giá không được rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận diện và điều chỉnh các quan hệ pháp luật trong hoạt động đấu giá tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÊÅN DIÏåN VAÂ ÀIÏÌU CHÓNH CAÁC QUAN HÏå PHAÁP LUÊÅT TRONG HOAÅT ÀÖÅNG ÀÊËU GIAÁ TAÂI SAÃN Đào ngọC Báu* Lê QuAng hòA** Hoạt động đấu giá thường liên quan đến bốn nhóm chủ thể, bao gồm người có tài sản đấu giá, doanh nghiệp đấu giá tài sản (ĐGTS), người tham gia ĐGTS và người trúng đấu giá. Giữa các chủ thể này hình thành nên ba loại quan hệ hợp đồng, đó là: (i) quan hệ ủy quyền giữa người có tài sản đấu giá và doanh nghiệp ĐGTS (thể hiện qua hợp đồng đại diện mua bán tài sản), (ii) quan hệ môi giới giữa người tham gia đấu giá và doanh nghiệp ĐGTS (thể hiện qua hợp đồng tham gia ĐGTS), (iii) quan hệ mua bán hàng hóa giữa người trúng đấu giá và người có tài sản đấu giá (thể hiện qua hợp đồng mua bán tài sản đấu giá). Trên cơ sở phân tích bản chất pháp lý của các mối quan hệ pháp luật nêu trên, bài viết kiến nghị các biện pháp điều chỉnh bằng pháp luật phù hợp với thực tế ĐGTS và phù hợp với nguyên lý chung của khoa học luật dân sự Việt Nam. 1. Quan hệ pháp luật giữa doanh nghiệp đấu giá và người có tài sản đấu giá Thực tiễn tư pháp các nước cho thấy, các tranh chấp trong ĐGTS thường liên quan đến việc xác định ai là chủ thể bán hàng trong hoạt động đấu giá: doanh nghiệp đấu giá hay người có tài sản đấu giá? Những vụ việc tranh chấp thường thấy bao gồm: khi đấu giá kết thúc, người trúng đấu giá không thanh toán tiền mua tài sản, khi đó người có tài sản đấu giá sẽ yêu cầu doanh nghiệp đấu giá hay người trúng đấu giá thực hiện nghĩa vụ này? Hoặc trong trường hợp người trúng đấu giá phát hiện tài sản có khuyết tật và không nhận hàng thì người có tài sản đấu giá hay doanh nghiệp đấu giá phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng? Để trả lời câu hỏi này cần xác định quan hệ giữa doanh nghiệp đấu giá và người có tài sản đấu giá là quan hệ ủy thác hay quan hệ đại diện. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại quan hệ này là ở chỗ đối với ủy thác, bên nhận ủy thác (doanh nghiệp ĐGTS) sẽ nhân danh chính mình tiến hành bán tài sản đấu giá và ký hợp đồng với người trúng đấu giá, do đó các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ phát sinh giữa doanh nghiệp ĐGTS với bên trúng đấu giá. Pháp luật đấu giá các nước theo hệ thống luật châu Âu lục địa (điển hình là Đức) nghiêng về quan điểm này. Trong khi đó, nếu là quan hệ đại diện thì người đại diện (doanh nghiệp ĐGTS) sẽ nhân danh bên giao đại diện (người có tài sản đấu giá) bán tài sản đấu giá, ký hợp đồng mua bán tài 25 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 16(320) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT * TS. Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. ** CN. PX16, Công an Thành phố Hải Phòng. sản đấu giá, khi đó các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ phát sinh giữa bên có tài sản đấu giá và bên trúng đấu giá. Quan điểm này được thừa nhận trong thực tiễn tư pháp Anh - Mỹ. Chúng tôi cho rằng, quan hệ pháp luật giữa người có tài sản đấu giá và doanh nghiệp đấu giá là quan hệ đại diện mà không phải quan hệ ủy thác. Bởi vì, thứ nhất, doanh nghiệp đấu giá phải căn cứ vào ý chí và sự chỉ đạo của người có tài sản đấu giá để thực hiện ĐGTS. Trong đấu giá có giá bảo lưu1, nếu giá đấu cao nhất không cao hơn giá bảo lưu thì doanh nghiệp đấu giá phải tuyên bố cuộc đấu giá không thành và có thể tổ chức đấu giá lại. Ngược lại, nếu là hợp đồng ủy thác thì bên nhận ủy thác sẽ nhân danh chính mình, dựa trên kinh nghiệm thị trường để phán đoán thời điểm bán thích hợp, do vậy bên nhận ủy thác có quyền bán tài sản với giá thấp hơn giá chỉ định và sau đó bổ sung phần chênh lệch giá là được. Đây là sự khác biệt cơ bản khiến cho đấu giá không có tính chất của hoạt động ủy thác. Thứ hai, để đảm bảo nguyên tắc công khai và công bằng, doanh nghiệp đấu giá và đấu giá viên không được tham gia trả giá và mua tài sản đối với các cuộc đấu giá do mình tổ chức. Trong khi đó, đối với ủy thác mua bán hàng hóa, người nhận ủy thác hoàn toàn có quyền mua hoặc bán hàng do mình được ủy thác bán hoặc mua. Thứ ba, quyền sở hữu tài sản đấu giá trước khi đấu giá thành vẫn thuộc về người có tài sản đấu giá mà không chuyển cho doanh nghiệp đấu giá, hành vi chiếm hữu tài sản đấu giá chỉ đơn thuần là thực hiện nghĩa vụ bảo quản tài sản. Chính vì vậy, sau khi đấu giá thành thì chỉ người có tài sản đấu giá mới có quyền làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người trúng đấu giá. Như vậy, một bên chủ thể của hợp đồng mua bán tài sản đấu giá phải là người có tài sản đấu giá và bên kia là người trúng đấu giá. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật nhiều nước cho phép doanh nghiệp ĐGTS có thể nhân danh chính mình giao kết hợp đồng với người trúng đấu giá. Pháp luật đấu giá của nước ta hiện nay cũng thừa nhận quan điểm này, theo đó khoản 3 Điều 35 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ban hành ngày 04/03/2010 của Chính phủ về ĐGTS (Nghị định 17) quy định: “Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá được ký kết giữa tổ chức bán ĐGTS và người mua được tài sản bán đấu giá”. Như vậy, hợp đồng này có vi phạm nguyên tắc quan hệ đại diện giữa người có tài sản đấu giá và doanh nghiệp đấu giá không? Lý luận dân luật của các nước theo hệ thống luật châu Âu lục địa thừa nhận có hai loại đại diện là đại diện trực tiếp và đại diện gián tiếp. Thực tiễn tư pháp các nước theo hệ thống luật Anh - Mỹ thừa nhận đại diện có ba loại, đó là: (i) đại diện công khai (dis- closed principal) tức là người đại diện vừa công khai danh tính người giao đại diện vừa nhân danh người giao đại diện để giao dịch với người thứ ba; (ii) đại diện ẩn danh nhưng công khai (unnamed agency but disclosed principal), tức là người đại diện công khai danh tính người giao đại diện nhưng không dựa vào danh nghĩa người giao đại diện mà 26 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 16(320) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 1 Đấu giá có giá bảo lưu (auction with reserve) là trường hợp người có tài sản đấu giá thỏa thuận với doanh nghiệp đấu giá về mức giá tối thiểu chấp nhận bán tài sản. Mục đích của việc định giá bảo lưu trong đấu giá là để đảm bảo giá trúng phải cao hơn hoặc bằng giá trị thực của tài sản. Trong thực tế, để khuyến khích nhiều người tham gia đấu giá nhằm tạo cạnh tranh, qua đó có khả năng đạt được giá đấu cao nhất, doanh nghiệp đấu giá thường đưa ra giá khởi điểm thấp hơn giá bảo lưu. Đồng thời, cũng để tối đa hóa kết quả thu được, người có tài sản đấu giá thường giữ kín giá bảo lưu cho đến khi mức giá cao nhất cuối cùng được công bố. Khi đó, nếu giá đấu cao nhất vẫn thấp hơn giá bảo lưu thì đấu giá viên phải tuyên bố rút lại tài sản đấu giá và cuộc đấu giá không thành. Ngược lại, đấu giá không có bảo lưu (auction without reserve) là trường hợp người có tài sản đấu giá không đưa ra mức giá tối thiểu chấp nhận bán tài sản. Khi đó, đấu giá viên sẽ phải chấp nhận bán tài sản cho bất cứ ai trả giá cao nhất trong cuộc đấu giá. Việc bảo lưu giá trong đấu giá là hiện tượng rất phổ biến trong thực tế ĐGTS, nhưng cũng rất dễ dẫn đến phát sinh tranh chấp. Chẳng hạn, người có tài sản đấu giá cố tình hoặc thông đồng với doanh nghiệp đấu giá dựa vào giá bảo lưu để từ chối bán cho người trả giá cao nhất; doanh nghiệp đấu giá tiết lộ giá bảo lưu cho người tham gia đấu giá để dìm giá đấu... Nếu vậy thì phải giải quyết thế nào? Pháp luật đấu giá của nước ta hiện nay cũng như Dự thảo Luật ĐGTS chưa hề có quy định về vấn đề này. Đây là một khiếm khuyết cần bổ sung kịp thời. Tuy nhiên, do nội dung này vượt quá phạm vi bài viết nên chúng tôi sẽ đề cập trong bài viết khác (TG). nhân danh chính mình để giao dịch với người thứ ba; (iii) đại diện không công khai (undisclosed principal), tức là người đại diện không công khai danh tính của người giao đại diện và dựa vào danh nghĩa chính mình để tiến hành giao dịch với người thứ ba. So với pháp luật châu Âu lục địa, loại đại diện thứ nhất tương ứng với đại diện trực tiếp, loại đại diện thứ hai tương ứng với đại diện gián tiếp và loại đại diện thứ ba tương ứng với ủy thác. Trong hoạt động ĐGTS, nhằm làm cho các thủ tục được đơn giản, ngay cả trong trường hợp người có tài sản đấu giá không tham dự phiên đấu giá thì việc mua bán vẫn có thể diễn ra ngay sau khi đấu giá thành, pháp luật cho phép sử dụng hình thức đại diện gián tiếp để giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, xuất phát từ nguyên lý đại diện này thì mặc dù doanh nghiệp ĐGTS là chủ thể giao kết hợp đồng nhưng các quyền và nghĩa vụ chỉ phát sinh đối với người có tài sản bán đấu giá và người trúng đấu giá. Khoản 1 Điều 44 Dự thảo Luật ĐGTS2 (Dự thảo Luật) quy định: “Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và doanh nghiệp ĐGTS nếu các bên có thỏa thuận”. Đây là quy định có sự thay đổi đáng kể so với quy định của khoản 3 Điều 35 Nghị định 17 như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, dường như những thay đổi này vẫn thể hiện sự lúng túng của người soạn thảo khi xác định chủ thể hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và dễ gây nhầm lẫn trong thực tế áp dụng. Bởi vì, vấn đề đặt ra là trong trường hợp doanh nghiệp đấu giá là chủ thể hợp đồng thì người có tài sản đấu giá có chịu trách nhiệm trước người trúng đấu giá không? Nếu có, thì đó là trách nhiệm độc lập hay trách nhiệm liên đới với doanh nghiệp đấu giá? Chúng tôi cho rằng, để đảm bảo tính rõ ràng của pháp luật và tránh điều luật bị hiểu theo nhiều nghĩa thì cần quy định theo hướng sau đây: “Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được giao kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa doanh nghiệp ĐGTS với người trúng đấu giá trong trường hợp doanh nghiệp ĐGTS được người có tài sản đấu giá ủy quyền giao kết hợp đồng”. Cũng từ quan điểm này, chúng tôi cho rằng việc sửa đổi tên gọi của Điều 25 Nghị định 17 từ “Hợp đồng bán ĐGTS” thành “Hợp đồng dịch vụ ĐGTS” như quy định tại Điều 31 Dự thảo cũng chưa thể hiện được bản chất của hoạt động này. Nếu sửa thành “Hợp đồng ủy quyền bán ĐGTS” thay cho hai cách gọi ở trên thì sẽ hợp lý hơn. 2. Quan hệ pháp luật giữa doanh nghiệp đấu giá và người tham gia đấu giá Người tham gia đấu giá trên cơ sở thông báo bán ĐGTS và sau khi xem xét tài sản đấu giá, nếu quyết định tham gia đấu giá thì cần giao kết hợp đồng tham gia ĐGTS với doanh nghiệp đấu giá. Tuy nhiên, trong thực tế, doanh nghiệp ĐGTS thường không ký kết hợp đồng với người tham gia đấu giá mà chỉ cấp cho họ Phiếu tham gia đấu giá, Mã số tham gia đấu giá và có thể cung cấp thêm các tài liệu khác như “Quy tắc đấu giá”, “Những điều cần chú ý khi tham gia đấu giá”, “Thông tin về hàng hóa đấu giá” Mặc dù vậy, tập hợp tất cả những tài liệu này cần phải được coi là hợp đồng tham gia đấu giá giữa doanh nghiệp đấu giá và người có nhu cầu mua tài sản. Hợp đồng này bao gồm các nội dung như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đấu giá và bên tham gia đấu giá, đối tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng của tài sản, giá khởi điểm, mức tiền đặt trước, địa điểm và phương thức đấu giá, cách thức chọn người trúng đấu giá, quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp Lúc này, hợp đồng tham gia ĐGTS được xem là hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp đấu giá và 27 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 16(320) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 2 Xem toàn văn Dự thảo Luật tại trang duthaoonline: View_Detail.aspx?ItemID=1108&LanID=1171&TabIndex=1, truy cập ngày 20/7/2016. người tham gia đấu giá. Chính vì vậy, nếu người tham gia đấu giá trở thành người trúng đấu giá thì họ phải thanh toán cho doanh nghiệp đấu giá một khoản thù lao (hoa hồng môi giới) theo quy định của Điều 153 Luật Thương mại năm 2005. Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 17 và Dự thảo Luật chỉ quy định trong trường hợp đấu giá thành thì người có tài sản đấu giá phải trả thù lao cho doanh nghiệp đấu giá nhưng không quy định nghĩa vụ này đối với người trúng đấu giá3. Với quy định này, người trúng đấu giá chỉ phải nộp phí đấu giá khi mua hồ sơ giống như những người tham gia đấu giá khác. Đây là điều bất hợp lý vì như vậy đã tước đi quyền được hưởng thù lao môi giới (tiền hoa hồng) của doanh nghiệp đấu giá. Chúng tôi cho rằng, Luật ĐGTS cần có quy định cụ thể hơn về việc trả thù lao và cách tính thù lao cho doanh nghiệp đấu giá. Trên quan điểm tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp đấu giá, pháp luật không nên quy định cụ thể mức thù lao và mức phí đấu giá. Tuy nhiên, trong trường hợp các bên không thỏa thuận về mức thù lao thì pháp luật cần có quy định dự phòng. Về vấn đề này, pháp luật của một số nước như Đức, Anh, Trung Quốc đều quy định, nếu các bên không có thỏa thuận thì mức thù lao mà mỗi bên tham gia hợp đồng mua bán tài sản đấu giá phải thanh toán cho doanh nghiệp đấu giá là khoản tiền không vượt quá 5% giá đấu giá thành theo nguyên tắc tỷ lệ thù lao tỷ lệ nghịch với giá đấu giá thành, tức là giá đấu giá thành càng cao thì tỷ lệ thù lao càng thấp. Luật ĐGTS của nước ta nên tham khảo và sử dụng quy định này vì nó đã được thừa nhận phổ biến trên thế giới. Đồng thời với việc giao kết hợp đồng tham gia đấu giá, người tham gia đấu giá phải nộp một khoản tiền đặt trước. Trong từng giai đoạn khác nhau của cuộc đấu giá, khoản tiền đặt trước có ý nghĩa khác nhau. Trong giai đoạn từ khi người tham gia đấu giá nộp tiền đặt trước đến trước khi đấu giá thành, tiền đặt trước có hai vai trò: (i) là điều kiện xác nhận tư cách của người tham gia đấu giá, (ii) đảm bảo người tham gia đấu giá sau khi trở thành người trúng đấu giá sẽ thực hiện thanh toán tiền mua tài sản theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu người trúng đấu giá từ chối mua tài sản thì được xem là đã vi phạm hợp đồng tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước sẽ được sử dụng làm tiền phạt hợp đồng. Ở giai đoạn sau khi đấu giá thành, tiền đặt trước trở thành tiền đặt cọc và được coi là khoản tiền thanh toán trước của người trúng đấu giá. Khi đó, những người không trúng đấu giá sẽ được hoàn lại khoản tiền đặt trước này. Vấn đề đặt ra là khi người trúng đấu giá từ chối mua tài sản thì khoản tiền đặt trước sẽ không được hoàn lại và dùng để thanh toán cho ai? Chúng ta thấy rằng, người trúng đấu giá từ chối mua tài sản là hành vi vi phạm hợp đồng tham gia ĐGTS được giao kết giữa doanh nghiệp đấu giá và người tham gia đấu giá, như vậy, họ phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng đối với doanh nghiệp ĐGTS. Chính vì vậy, khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng phải thuộc về doanh nghiệp ĐGTS. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 36 Dự thảo Luật lại quy định khoản tiền phạt này thuộc về người có tài sản đấu giá. Chúng tôi cho rằng, quy định như vậy là chưa hợp lý và cần được sửa đổi. 3. Quan hệ pháp luật giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá Như trên đã phân tích, quan hệ giữa người có tài sản đấu giá và doanh nghiệp đấu giá là quan hệ đại diện mà không phải quan hệ ủy thác. Chính vì vậy, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá sẽ phát sinh ràng buộc giữa hai chủ thể là người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá. Ngay cả khi doanh nghiệp đấu giá nhân danh chính mình ký kết hợp đồng với người trúng đấu giá thì đây được coi là đại diện gián tiếp hoặc đại 28 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 16(320) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 3 Điều 62 Dự thảo Luật quy định: “Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí ĐGTS do người có tài sản đấu giá và doanh nghiệp ĐGTS thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ ĐGTS. Trong trường hợp ĐGTS quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật này thì thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo cơ chế giá dịch vụ khung do Bộ Tài chính quy định”. diện ẩn danh công khai, tức là người trúng đấu giá đã biết mối quan hệ đại diện giữa người có tài sản đấu giá và doanh nghiệp đấu giá thì người đấu giá vẫn là chủ thể chịu ràng buộc đối với hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Vấn đề đặt ra là xác định thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Trước hết, việc giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá cũng phải trải qua hai bước quan trọng là đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Điều 386 và Điều 393 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 lần lượt quy định: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng”, “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. Như vậy, một sự diễn đạt chỉ được coi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu đồng thời thỏa mãn hai điều kiện: (i) thể hiện rõ ý định giao kết và chịu sự ràng buộc về đề nghị này, (ii) được gửi tới một bên đã xác định hoặc tới công chúng. Nếu một sự diễn đạt (lời nói hoặc hành vi) được đưa ra nhưng không thể hiện rõ ý định giao kết và chấp nhận chịu sự ràng buộc với những gì đã đưa ra thì lời nói hoặc hành vi đó không phải là đề nghị giao kết hợp đồng (offer) mà chỉ được coi là lời mời giao kết (invitation to treat hoặc invitation to make offer). Vấn đề đặt ra là thông báo công khai việc đấu giá hoặc niêm yết việc ĐGTS là đề nghị giao kết hợp đồng hay là lời mời giao kết? Rõ ràng là thông báo đấu giá hoặc niêm yết đấu giá được gửi tới công chúng và không thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp đấu giá chấp nhận mức giá nào, do đó thông báo hoặc niêm yết đấu giá chỉ là lời mời giao kết. Khi cuộc đấu giá được tổ chức, đấu giá viên sẽ tiến hành mời mọi người trả giá hoặc mời chấp nhận giá. Tùy thuộc vào từng phương thức đấu giá mà lời mời trả giá hoặc mời chấp nhận giá có phải là đề nghị giao kết hợp đồng hay không. Đối với đấu giá lên, việc đấu giá viên công bố giá khởi điểm và đề nghị trả giá vẫn chỉ là lời mời giao kết bởi vì đấu giá viên không thể hiện sự ràng buộc đối với bất cứ mức giá nào. Ngay cả trong trường hợp giá đấu cao nhất vẫn thấp hơn giá bảo lưu hoặc giá trị thực của tài sản thì đấu giá viên có quyền từ chối mức giá cao nhất đó và đấu giá không thành. Đối với đấu giá lên không có bảo lưu thì đấu giá viên phải chấp nhận mức giá cao nhất bất kể mức giá này có cao hơn giá trị thực của tài sản hay không. Tuy nhiên, việc chấp nhận mang tính ràng buộc này thuộc về hợp đồng tham gia đấu giá giữa hai bên chủ thể là doanh nghiệp đấu giá và người tham gia đấu giá, mà không phải nội dung cấu thành hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Như vậy, trong trường hợp đấu giá lên, lời mời trả giá vẫn chỉ là đề nghị thương lượng, việc trả giá của người tham gia đấu giá mới được coi là đề nghị giao kết hợp đồng. Đối với đấu giá xuống có bảo lưu, việc đấu giá viên đưa ra giá và chờ đợi người tham gia đấu giá chấp nhận giá cũng không thể hiện chắc chắn đấu giá viên sẽ chấp nhận mức giá nào bởi vì nếu giá được chấp nhận thấp hơn giá bảo lưu thì đấu giá viên cũng sẽ không bán tài sản và tuyên bố đấu giá không thành. Do vậy, trong trường hợp này việc chấp nhận giá của người tham gia đấu giá mới được xem là đề nghị giao kết hợp đồng. Vấn đề phức tạp thuộc vào trường hợp đấu giá xuống không có bảo lưu. Do không có bảo lưu giá nên đấu giá viên sẽ phải chấp nhận bất cứ giá nào mình đã đưa ra nếu có người đồng ý mua. Như vậy, trong trường hợp này, lời mời trả giá của đấu giá viên trở thành đề nghị giao kết hợp đồng, việc chấp nhận giá của người tham gia đấu giá là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Cách xác định nói trên được sử dụng phổ biến trong pháp luật các nước theo hệ thống luật châu Âu lục địa. Pháp luật Anh - Mỹ xác định đề nghị giao kết hợp đồng trong ĐGTS đơn giản hơn, theo đó, bất kể phương thức đấu giá nào, có bảo lưu hay không có bảo lưu thì thông báo đấu giá, niêm yết đấu giá, lời mời trả giá hoặc mời chấp nhận giá đều được coi là lời mời giao kết, việc trả giá hoặc chấp 29 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 16(320) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 4 Gõ búa là cách thức truyền thống được sử dụng trong ĐGTS. Tuy nhiên, pháp luật của hầu hết các nước đều không yêu cầu đấu giá viên bắt buộc phải sử dụng cách thức này mà có thể sử dụng bất cứ cách thức nào miễn là đảm bảo tính nhận giá của người tham gia đấu giá được xem là đề nghị giao kết hợp đồng và hành vi gõ búa của đấu giá viên xác định người trúng đấu giá được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Về vấn đề rút lại giá đã trả, pháp luật Anh - Mỹ cho phép người tham gia đấu giá trước khi đấu giá viên gõ búa xác nhận thì có thể rút lại giá đã trả bất cứ khi nào. Lý do là vì xuất phát từ quan điểm “không ai cho không cái gì”, “tôi cho anh vì anh đã cho tôi”, “có đi có lại” nên pháp luật Anh - Mỹ đòi hỏi yếu tố đối giá (consideration) khi giao kết hợp đồng. Do đề nghị giao kết hợp đồng được đưa ra nhưng chưa nhận được bất cứ đối giá nào của người được đề nghị thì người đề nghị có thể rút lại đề nghị giao kết hợp đồng bất cứ lúc nào, kể cả khi đề nghị giao kết đã có hiệu lực, miễn là người được đề nghị chưa đưa ra chấp nhận đề nghị giao kết. Ngược lại, do không sử dụng nguyên tắc đối giá trong giao kết hợp đồng nên pháp luật hợp đồng của các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa thường quy định khi đề nghị giao kết hợp đồng chưa có hiệu lực (tức là người được đề nghị chưa nhận được đề nghị giao kết) thì người đề nghị có thể rút lại đề nghị đó. Khi đề nghị đã phát sinh hiệu lực (tức là người được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết) thì người đề nghị không được hủy đề nghị, trừ trường hợp đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và người được đề nghị chưa trả lời chấp nhận. Pháp luật hợp đồng nước ta chịu ảnh hưởng của hệ thống luật châu Âu lục địa, vì vậy, qua các lần sửa đổi BLDS đều giữ nguyên cách xử lý như trên. Những phân tích ở trên được thể hiện qua bảng sau đây: (xem bảng biểu) Nhìn vào bảng hệ thống luật châu Âu lục địa có thể thấy, trong trường hợp đấu giá lên và đấu giá xuống có bảo lưu thì hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được giao kết kể từ thời điểm đấu giá viên gõ búa4 công bố người trúng đấu giá. Đối với đấu giá 30 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 16(320) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 31 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 16(320) T8/2016 BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT xuống không có bảo lưu, thời điểm giao kết hợp đồng là khi người tham gia đấu giá chấp nhận mức giá mà đấu giá viên đưa ra. Thông thường, hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng, về tài sản phải chuyển quyền sở hữu Phân tích ở trên cho thấy, quy định tại khoản 2 Điều 44 Dự thảo Luật: “Người trúng đấu giá được coi là đã chấp nhận giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá kể từ thời điểm đấu giá viên công bố người trúng đấu giá” là không chính xác. Hơn nữa, Luật ĐGTS không cần thiết phải quy định thời điểm giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vì Điều 400 BLDS năm 2015 đã có quy định quy tắc chung xác định thời điểm giao kết cho mọi loại hợp đồng, theo đó “Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận đề nghị giao kết”. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng nên bỏ khoản 2 Điều 44 nói trên khỏi Dự thảo Luật thì sẽ hợp lý hơn. Một vấn đề khác là trong quá trình đấu giá, người tham gia đấu giá có được rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận hay không? Trong đấu giá trực tiếp bằng lời nói, ngay khi người tham gia đấu giá trả giá hoặc chấp nhận giá thì cũng là lúc đấu giá viên nhận được thông tin đó, chính vì vậy, theo nguyên tắc của luật hợp đồng, việc trả giá hoặc chấp nhận giá (tồn tại dưới dạng đề nghị giao kết hoặc chấp nhận đề nghị giao kết) đều đã phát sinh hiệu lực. Do đó, bản chất của việc rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận chính là hủy bỏ đề nghị giao kết hoặc hủy bỏ chấp nhận đề nghị giao kết. Nguyên tắc chung của dân luật là chỉ được hủy bỏ đề nghị giao kết nếu thỏa mãn hai điều kiện: (i) trong đề nghị giao kết nêu rõ quyền hủy bỏ, (ii) bên được đề nghị chưa ra thông báo chấp nhận đề nghị (Điều 390 BLDS năm 2015). Đối với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, việc hủy bỏ là không thể vì ngay khi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng được coi là đã giao kết, nếu hủy đề nghị giao kết tức là vi phạm hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về vi phạm này. Trên cơ sở nguyên tắc chung của dân luật, có thể thấy, trong ĐGTS người tham gia đấu giá không thể rút lại giá đã trả hoặc rút lại giá đã chấp nhận. Tuy nhiên, Điều 48 Dự thảo Luật cho phép người tham gia đấu giá rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận, đồng thời cuộc đấu giá sẽ tiếp tục và bắt đầu từ giá của người liền trước đó (đấu giá lên) hoặc từ giá của người xin rút (đấu giá xuống), đồng thời người rút lại giá đã trả hoặc rút lại giá đã chấp nhận bị truất quyền tham gia cuộc đấu giá đó. Chúng tôi cho rằng, quy định này có hai điểm bất hợp lý: thứ nhất, việc cho phép rút lại giá đấu là vi phạm nguyên tắc chung của pháp luật về hợp đồng; thứ hai, trong trường hợp đấu giá lên, khi đã có người trả giá cao hơn thì đề nghị giao kết hợp đồng ở mức giá liền trước đó mặc nhiên hết hiệu lực. Do đó, không thể phục hồi hiệu lực của đề nghị giao kết liền trước để tiếp tục tiến hành đấu giá. Để khắc phục những bất hợp lý này, chúng tôi cho rằng, cần sửa đổi Điều 48 Dự thảo Luật theo hướng trong trường hợp đấu giá trực tiếp bằng lời nói, người tham gia đấu giá không được rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận. Vấn đề tiếp theo là xử lý đối với người trúng đấu giá nhưng từ chối mua tài sản đấu giá. Như trên đã phân tích, sau khi đấu giá viên công bố người trúng đấu giá thì hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã được giao kết. Theo quy định tại Điều 400 BLDS năm 2015, ngay cả khi các bên chưa ký biên bản đấu giá và chưa ký vào hợp đồng mua bán tài sản đấu giá thì việc giao kết hợp đồng vẫn được coi là đã hoàn thành. Lúc này, biên bản đấu giá và văn bản hợp đồng mua bán tài sản đấu giá chỉ có ý nghĩa là bằng chứng của việc giao kết và là điều kiện để hợp đồng phát sinh hiệu lực nếu có yêu cầu về công khai và dễ hiểu. Để thuận tiện cho việc trình bày, chúng tôi sử dụng chung một thuật ngữ “gõ búa” thay cho tất cả các cách thức khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnhan_dien_va_dieu_chinh_cac_quan_he_phap_luat_trong_hoat_don.pdf
Tài liệu liên quan