Hoạt động chứng minh trong điều tra các vụ án mua bán người

Giá trị chứng minh của chứng cứ, sự thật của vụ án có được xác định hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình đánh giá chứng cứ của những người tiến hành tố tụng53. CQĐT đánh giá chứng cứ nhằm xác định việc sử dụng chứng cứ đã thu thập được trong hệ thống các chứng cứ để chứng minh một vấn đề, một tình tiết của vụ án mua bán người. Các chứng cứ đã thu thập được trong vụ án mua bán người được đánh giá nhằm xác định tính đầy đủ của chứng cứ, nghĩa là các chứng cứ đã thu thập trong vụ án mua bán người đã đầy đủ chưa, có cần thu thập thêm chứng cứ gì để chứng minh hành vi và đối tượng mua bán người cũng như các tình tiết khác không. Đánh giá chứng cứ cũng nhằm xác định giá trị chứng minh của chứng cứ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và khả năng tiếp tục sử dụng chứng cứ trong các hoạt động tiếp theo. Thực tế cho thấy, để đánh giá được chứng cứ chính xác, khách quan, toàn diện, phải phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng, dựa vào khả năng nhận thức đúng về bản chất của vụ việc mua bán người, bản chất của chứng cứ trong vụ việc đó để vận dụng linh hoạt các biện pháp đánh giá, sử dụng chứng cứ vào quá trình chứng minh sự thật khách quan của vụ án mua bán người.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động chứng minh trong điều tra các vụ án mua bán người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
73Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG ĐIỀU TRA... CÁC VỤ ÁN MUA BÁN NGƯỜI TRẦN VĂN TUÂN* Mua bán người là một vấn nạn toàn cầu hiện nay, tội phạm mua bán người không chỉ xâm phạm đến quyền con người mà nó còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng của nạn nhân. Tội phạm này thường được thực hiện bởi nhiều đối tượng, có sự câu kết với nhau, đôi khi có cả những đường dây buôn bán người xuyên quốc gia. Vì vậy, hoạt động chứng minh trong điều tra các vụ án mua bán người luôn là vấn đề phức tạp, là sự tổng hợp, đan xen của các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để có thể đi đến kết quả cuối cùng là tìm ra bản chất của vụ việc. Từ khóa: Mua bán người, chứng cứ, chứng minh. Ngày nhận bài: 07/7/2020; Ngày biên tập xong: 10/7/2020; Ngày duyệt đăng: 12/7/2020 Human trafficking - a current global problem not only violates human rights but also seriously affects the mental, health and life of victims. This crime is often committed by many traffickers with tightly connection, even by transnational trafficking routes. Therefore, attestation activities in investigating human trafficking cases are always a complex matter. It is a combination of gathering, checking and evaluating evidence to find out the truth of the human trafficking cases. Keywords: Human trafficking, evidence, attestation. 1. Mở đầu Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, nạn mua bán người xảy ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước với những quy mô, hình thức, tính chất khác nhau. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, Việt Nam đã ký kết, tham gia nhiều điều ước quốc tế cũng như khu vực liên quan đến phòng, chống tội phạm mua bán người, đồng thời tập trung nguồn lực đấu tranh đối với loại tội phạm này. Trong quá trình giải quyết vụ án mua bán người, để ra được các quyết định hoặc bản án đúng đắn, khách quan, phù hợp với quy định của pháp luật, về nguyên tắc, đòi hỏi các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải làm sáng tỏ bản chất của vụ án bằng hoạt động chứng minh làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án mua bán người như: Sự kiện phạm tội, người thực hiện tội phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, nhân thân người phạm tội... Trong quá trình chứng minh trong các vụ án mua bán người, chứng cứ luôn được coi là phương tiện để chứng minh.1 “Có thể nói, toàn bộ hoạt động của những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người có liên quan khác trong tất cả các giai đoạn tố tụng đều hướng vào việc thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm chứng minh những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự”21. Vì vậy, hoạt động chứng minh trong điều tra các vụ án mua bán người bao gồm các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm tái hiện lại một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ toàn bộ nội dung vụ án đã xảy ra từ thời điểm các đối tượng tìm kiếm, tiếp cận nạn nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện hành vi phạm tội.  *  Thạc sĩ, Khoa Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội 1 Xem bài viết của GS. TS. Đỗ Ngọc Quang trong cuốn sách chuyên khảo “Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” do PGS.TS Nguyễn Hòa Bình chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 205. 74 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020 HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG ĐIỀU TRA... 2. Nội dung hoạt động chứng minh trong điều tra các vụ án mua bán người Chứng minh là “làm cho thấy rõ là có thật, là đúng, bằng sự việc hoặc lí lẽ”12. Quá trình chứng minh là quá trình nhận thức các sự kiện, các tình tiết, diễn biến của vụ án. Kết thúc việc chứng minh ở giai đoạn này thì nối liền sau đó là hoạt động chứng minh ở giai đoạn tiếp theo của hoạt động tố tụng cho đến khi kết thúc toàn bộ quá trình chứng minh. Với tính chất phức tạp của tội phạm mua bán người, đòi hỏi quá trình chứng minh phải được thực hiện một cách chặt chẽ, linh hoạt và sáng tạo, đảm bảo cho hoạt động của Cơ quan điều tra (CQĐT) được kịp thời, đầy đủ, chính xác, khách quan, nhanh chóng tìm ra sự thật của vụ án nhằm phát hiện, xử lý đúng người, đúng tội, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm. Thực tế cho thấy, các đối tượng thường có sự nghiên cứu, chuẩn bị trước khi thực hiện hành vi mua bán người hoặc đây là những đối tượng có kinh nghiệm, có nhiều mối quan hệ với các đối tượng khác nên chúng thường hoạt động theo một đường dây khép kín, móc nối chặt chẽ với nhau theo vai trò: Người mua, người bán, người môi giới, dẫn dắt, hình thành các đường dây tội phạm xuyên tỉnh, xuyên quốc gia. Các đối tượng này sử dụng các phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, thông qua các mối quan hệ quen biết để tạo sự tin tưởng của nạn nhân và người nhà nạn nhân. Nhiều đối tượng sử dụng các trang mạng xã hội để tiếp cận con mồi, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp để tránh bị người ngoài phát hiện. Thêm vào đó, các đối tượng thường mã hóa các cuộc trao đổi của các thành viên trong tổ chức nhằm tránh để lọt thông tin ra ngoài. Với tính chất phức tạp của tội phạm như vậy, đòi hỏi quá trình chứng minh phải được thực hiện một cách chặt chẽ, linh hoạt và sáng tạo. Để làm được điều đó, trước tiên cần xác định rõ những vấn đề cần chứng minh trong các vụ án mua bán người, bao gồm: Có hành 2  Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr. 192 vi phạm tội mua bán người hay không, được xác định qua các yếu tố cấu thành tội phạm của tội mua bán người; thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội dựa trên các mốc gian chứng minh phản ánh có hành vi tiếp cận, rủ rê lôi kéo, tuyển mộ, vận chuyển, bóc lột; thời điểm nạn nhân được giải cứu hoặc trốn thoát, địa điểm xảy ra các sự kiện phạm tội; xác định các yếu tố về chủ thể thực hiện hành vi phạm tội như tuổi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự, quốc tịch, động cơ, mục đích phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chung và các tình tiết tăng nặng định khung của tội mua bán người; tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra được thể hiện bằng số lượng người trở thành nạn nhân của tội phạm, mức độ tổn thương cơ thể, tinh thần của các nạn nhân, các thiệt hại về vật chất và các tác động tiêu cực đến xã hội do hành vi phạm tội gây ra; xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội, cần làm rõ nạn nhân và người nhà có sự đồng thuận hay không, nạn nhân và đối tượng có mối quan hệ như thế nào, nạn nhân và đối tượng có nhận thức được tính chất nghiêm trọng của hành vi mua bán người không; xác định các tình tiết khác liên quan đến loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt như tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, năng lực chịu trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, vai trò của các đối tượng trong vụ án có đồng phạm, vị trí vai trò của đối tượng trong đường dây mua bán người Trong quá trình chứng minh, việc đầu tiên CQĐT phải thực hiện là thu thập chứng cứ, tạo cơ sở cho quá trình tái hiện lại những tình tiết, sự kiện đã xảy ra trong quá khứ phản ánh hoạt động tội phạm như một tất yếu khách quan, có tính quy luật và các sự kiện đó có mối liên hệ với nhau trong một tổng thể phản ánh chân lý khách quan của vụ án. Thực tiễn cho thấy, chứng cứ trong các vụ án mua bán người ở Việt Nam chủ yếu được thu thập từ lời khai của bị hại và nhân chứng, chứng cứ vật chất có thể thu được nhưng còn rất hạn chế. Việc lấy 75Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát TRẦN VĂN TUÂN lời khai bị hại là một trong những căn cứ để xác định có tội phạm mua bán người xảy ra hay không. Quá trình lấy lời khai bị hại cần làm rõ nội dung sự việc phạm tội xảy ra, mối quan hệ giữa nạn nhân và đối tượng, mối quan hệ giữa đối tượng trong nước và ở nước ngoài, thu thập thông tin lai lịch và đặc điểm nhận dạng về đối tượng phạm tội, tên gọi của đối tượng khi tiếp xúc với nạn nhân, những thói quen của đối tượng trong quá trình tiếp xúc, những địa điểm đối tượng đã đưa nạn nhân đến. Bên cạnh đó, cần thu thập các thông tin chi tiết hơn về thủ đoạn phạm tội của các đối tượng, quá trình di chuyển đến nơi bị bán, quá trình bị bóc lột tình dục, lao động Nếu nạn nhân viết thư về thì có thể đề nghị gia đình cho mượn, phô tô lá thư, nạn nhân gọi điện về thì đề nghị gia đình cung cấp thông tin cuộc gọi, nội dung cuộc gọi làm cơ sở xác minh và đấu tranh với các đối tượng. Khi đã bắt được đối tượng, sau hoạt động khởi tố bị can là hoạt động hỏi cung bị can. Đây là một biện pháp điều tra quan trọng mà theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, tất cả các vụ án hình sự đều phải thực hiện nhằm tiếp tục thu thập, củng cố chứng cứ chứng minh về vụ phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Việc hỏi cung bị can nhằm thu thập thông tin làm rõ phương thức, thủ đoạn phạm tội, phương thức hoạt động của tổ chức, đường dây tội phạm mua bán người; động cơ, mục đích phạm tội, các phương tiện hỗ trợ để các đối tượng sử dụng trong quá trình tiếp cận, tuyển mộ, vận chuyển, cưỡng bức, ép buộc nạn nhân. Ngoài ra, cần làm rõ nguyên nhân tại sao các bị can lại đi vào con đường phạm tội này để có các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Trong điều tra các vụ án mua bán người, việc tiến hành các biện pháp bắt, khám xét, khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định, nhận dạng là rất cần thiết và quan trọng. Khám nghiệm hiện trường được tiến hành khi đã xác định được hiện trường cụ thể nơi đối tượng bị bắt khi vượt biên, nơi đối tượng giam giữ nạn nhân trong quá trình vận chuyển, bóc lột hoặc nơi nạn nhân bị giết, nơi xác nạn nhân bị chôn giấu... Hoạt động khám nghiệm hiện trường được tiến hành để phát hiện, thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho công tác điều tra. Khám xét được tiến hành nhằm thu giữ những hình ảnh, tài liệu, công cụ hoặc tài sản sử dụng cho hành vi phạm tội như điện thoại di động, kiểm tra nhật kí cuộc gọi, tin nhắn của bị can, thu giữ máy tính bảng, máy tính để bàn, laptop, các thiết bị lưu trữ dữ liệu như máy ảnh, máy quay phim, USB, thẻ nhớ, các bộ nhớ online như icloud, google drive chứa những nội dung liên quan đến hành vi phạm tội. Phát hiện và thu giữ các công cụ, phương tiện sử dụng vào việc mua bán người, các giấy tờ tài liệu có liên quan, các tài liệu tuyển mộ (các quảng cáo, hợp đồng lao động), tài liệu thể hiện việc chuyển giao, tiếp nhận người (hộ chiếu, chứng minh thư, giấy tờ đi lại và băng ghi hình camera an ninh tại những nơi như đại sứ quán, cảng của các nước). Tài liệu thể hiện việc bóc lột (mặt bằng, máy móc, phương tiện lao động, phương tiện vận chuyển, tài liệu được sử dụng để bóc lột); các tài liệu giao dịch tài chính Trong nhiều trường hợp, phải trưng cầu giám định nhằm xác định tình trạng tâm thần, tuổi của bị can, bị hại, giám định tài liệu trong các trường hợp nghi vấn tài liệu giả. Dưới góc độ nghiên cứu về phương thức, thủ đoạn phạm tội mua bán người, có thể thấy rằng, mỗi phương thức, thủ đoạn phạm tội có thể để lại những thông tin, dấu vết có giá trị nhất định. Trong phạm vi nhất định, việc nghiên cứu thủ đoạn phạm tội của các đối tượng để phát hiện ra những thông tin, dấu vết còn lưu lại là một việc làm cần thiết, giúp cho quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ chứng minh tội phạm được thuận lợi, chính xác và toàn diện hơn. Các thủ đoạn của tội phạm mua bán người hay thực hiện ở Việt Nam thường là các đối tượng lợi dụng mối quan hệ quen biết từ trước hoặc tìm cách tiếp cận 76 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020 HOẠT ĐỘNG CHỨNG MINH TRONG ĐIỀU TRA... nạn nhân để làm quen, thông qua người khác giới thiệu để làm quen, sau đó tạo dựng sự tin tưởng từ phía nạn nhân và gia đình nạn nhân. Trong trường hợp này, có thể thu thập thông tin từ những người biết việc như gia đình nạn nhân, những người có mối quan hệ quen biết với đối tượng. Những người này có thể cung cấp các thông tin như sự việc xảy ra khi nào và như thế nào, tại sao người thân của họ bị lừa gạt, bắt cóc... đi bán, tại sao lại biết được việc đó, ngoài nạn nhân là người thân của họ ra thì còn ai bị bán nữa không, đối tượng trong vụ án mua bán người là ai, có mấy đối tượng tham gia, mối quan hệ giữa họ với đối tượng và với nạn nhân, đặc điểm nhận dạng, tên tuổi, địa chỉ nếu họ biết, ngoài họ ra còn ai biết sự việc không... Trong thời đại công nghệ như hiện nay, có nhiều trường hợp các đối tượng lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi phạm tội. Ở Việt Nam, mạng xã hội Facebook thường được sử dụng để thiết lập lý lịch giả nhằm tiếp cận con mồi là các cô gái mới lớn. Các đối tượng có thể thiết lập mối quan hệ tình cảm, tìm kiếm tình yêu, hứa hẹn công việc có thu nhập cao, kì nghỉ lãng mạn để lừa các cô gái, sau đó ép họ bán dâm hoặc bán họ cho các đối tượng khác để kinh doanh tình dục. Các đối tượng cũng có thể liên lạc với nhau và với nạn nhân qua mạng xã hội Zalo, qua nhắn tin SMS, gọi điện trực tiếp. Những hoạt động này có thể lưu lại nội dung các cuộc nói chuyện qua hệ thống Messenger của Facebook, qua Zalo, tin nhắn SMS, thông tin số điện thoại, thời gian cuộc gọi đến gọi đi trong điện thoại di động. Để thu thập thông tin trên có thể trực tiếp kiểm tra tài khoản mạng xã hội, kiểm tra điện thoại di động hoặc đề nghị nhà mạng cung cấp thông tin. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp các đối tượng sử dụng sim rác, lập tài khoản không xác định được, hoặc sau khi thực hiện hành vi xong đã vứt sim, vứt điện thoại, khóa tài khoản, hoặc thời gian xảy ra vụ việc đã rất lâu nên đơn vị cung cấp dịch vụ mạng không thể cung cấp thông tin được Những vấn đề trên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thu thập chứng cứ đấu tranh với tội phạm. Một hình thức tiếp cận, lừa gạt các nạn nhân là hoạt động quảng cáo việc làm, hứa hẹn công việc có thu nhập cao, đánh đúng vào tâm lý của nhiều người muốn thay đổi cuộc đời, tìm kiếm một cuộc sống mới. Các đối tượng vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp ở các quốc gia mà các nạn nhân muốn đến, khi lừa được nạn nhân đến nơi thì các đối tượng bên đó dùng các thủ đoạn bóc lột sức lao động của nạn nhân, không trả tiền công hoặc trả với giá rất rẻ để số tiền đó chỉ đủ hoặc gần đủ chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt tối thiểu khiến nạn nhân mãi lệ thuộc vào chủ sử dụng lao động. Những hoạt động trên có thể để lại thông tin trên các trang web của công ty, trên các trang quảng cáo, trên tờ rơi quảng cáo, các lần trao đổi qua điện thoại, tin nhắn về tính chất công việc, hợp đồng lao động, biên lai thu tiền (học phí, các loại phí, lệ phí, vé máy bay, tiền ăn nghỉ). Đây cũng là các giấy tờ có giá trị chứng minh nhất định. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, các đối tượng lợi dụng chính sách nhập cư đặc biệt ở khu vực biên giới, sơ hở trong kiểm soát biên giới để mua bán người với mục đích bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động và hôn nhân bất hợp pháp. Bằng cách hợp pháp hóa các giấy tờ để qua được biên giới, sử dụng các giấy tờ giả, hoặc đi theo đường tiểu ngạch vì dọc biên giới Việt Nam có nhiều đường mòn lối mở rất thuận tiện cho việc di chuyển sang nước bạn. Quá trình chuyển giao diễn ra rất nhanh, hầu hết các nạn nhân không biết ý định của đối tượng mua bán người ở giai đoạn này, phải đến khi nạn nhân đến địa điểm cuối cùng thì mới biết. Việc thanh toán giữa các đối tượng có thể bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản nhưng không để nạn nhân biết. Việc thu thập thông tin tài liệu có thể theo hướng mà nạn nhân và đối tượng di chuyển như khu vực bến xe, nhà ga, thông tin từ những người lái xe ôm, xe taxi, người chủ nhà nghỉ, phòng trọ, xác định hướng di chuyển của nạn nhân và đối 77Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát TRẦN VĂN TUÂN tượng, khi bắt được đối tượng thì khám xét, thu giữ các giấy tờ tài liệu, đề nghị nạn nhân đưa ra các giấy tờ, có thể có giấy tờ hợp pháp hoặc giấy tờ giả... Như vậy, có thể thấy, kết quả hoạt động thu thập chứng cứ có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động điều tra và ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình giải quyết vụ án mua bán người. Số lượng, chất lượng các chứng cứ mà CQĐT thu thập được sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho CQĐT và các cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn tố tụng tiếp theo trong quá trình chứng minh vụ án. Sau khi đã thu thập chứng cứ, luôn có hoạt động kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Đây là các bước tiếp theo của thu thập nhưng cũng có thể tạo tiền đề cho hoạt động thu thập các chứng cứ tiếp theo; đồng thời, quá trình chứng minh trong vụ án mua bán người luôn có sự đan xen lẫn nhau giữa thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Mỗi chứng cứ đều phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án. Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải đảm bảo đủ để giải quyết vụ án hình sự”13. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong các vụ án mua bán người là hoạt động tư duy, đối chiếu, so sánh các chứng cứ đã thu thập được; “là hoạt động xem xét chứng cứ thu thập được có bảo đảm tính xác thực, tính hợp pháp và tính liên quan hay không, các chứng cứ đó đã đủ tin cậy chưa, đủ để giải quyết đúng đắn vụ án chưa”24. Nếu chứng cứ đã đảm bảo đầy đủ các thuộc tính của chứng cứ, đồng thời có sự phù hợp với các chứng cứ khác thì có thể sử dụng để chứng minh hành vi phạm tội. Giá trị chứng minh của chứng cứ, sự thật của vụ án có được xác định hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình đánh giá chứng cứ của những người tiến hành tố 3 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Khoản 1 Điều 108 4  Phạm Mạnh Hùng (chủ biên), (2018), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, NXB Lao động, Hà Nội, tr. 203. tụng53. CQĐT đánh giá chứng cứ nhằm xác định việc sử dụng chứng cứ đã thu thập được trong hệ thống các chứng cứ để chứng minh một vấn đề, một tình tiết của vụ án mua bán người. Các chứng cứ đã thu thập được trong vụ án mua bán người được đánh giá nhằm xác định tính đầy đủ của chứng cứ, nghĩa là các chứng cứ đã thu thập trong vụ án mua bán người đã đầy đủ chưa, có cần thu thập thêm chứng cứ gì để chứng minh hành vi và đối tượng mua bán người cũng như các tình tiết khác không. Đánh giá chứng cứ cũng nhằm xác định giá trị chứng minh của chứng cứ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và khả năng tiếp tục sử dụng chứng cứ trong các hoạt động tiếp theo. Thực tế cho thấy, để đánh giá được chứng cứ chính xác, khách quan, toàn diện, phải phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng, dựa vào khả năng nhận thức đúng về bản chất của vụ việc mua bán người, bản chất của chứng cứ trong vụ việc đó để vận dụng linh hoạt các biện pháp đánh giá, sử dụng chứng cứ vào quá trình chứng minh sự thật khách quan của vụ án mua bán người. Có thể nói, hoạt động thu thập chứng cứ và kiểm tra, đánh giá chứng cứ nằm trong một thể thống nhất của quá trình chứng minh vụ án mua bán người. Các hoạt động này bổ trợ lẫn nhau, trong đó, thu thập chứng cứ tạo tiền đề cho việc đánh giá chứng cứ; ngược lại, đánh giá chứng cứ sẽ tạo điều kiện củng cố và thu thập đầy đủ các chứng cứ của vụ án. Vì vậy, cả ba hoạt động này trong quá trình chứng minh vụ án mua bán người đều phải thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc, với tinh thần trách nhiệm cao nhằm đưa ra kết luận điều tra có căn cứ, đúng quy định của pháp luật và đủ sức thuyết phục, tạo thuận lợi cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo./. 5  Vương Văn Bép (2013), Luận án tiến sĩ: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 109

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_chung_minh_trong_dieu_tra_cac_vu_an_mua_ban_nguoi.pdf
Tài liệu liên quan