Đánh giá tổng hợp toàn bộ hệ thống
chứng cứ
Để có đủ chứng cứ chứng minh làm
sáng tỏ toàn bộ sự thật khách quan của
các vụ án mua bán người, mỗi chứng cứ
được kiểm tra, đánh giá phải được xem
xét tổng hợp trên phương diện đánh
giá toàn bộ hệ thống chứng cứ nhằm
tái hiện vụ án mua bán người một cách
khách quan, toàn diện và đầy đủ nhất.
Phương pháp đánh giá tổng hợp tất cả
các chứng cứ trong hệ thống chứng cứ
có trong hồ sơ vụ án phải đảm bảo mối
liên hệ logic, có liên quan và có giá trị
chứng minh làm sáng tỏ sự thật toàn bộ
vụ án mua bán người.
Trong quá trình đánh giá chứng cứ,
các chủ thể có thẩm quyền phải nghiên
cứu, phân tích nhận định một cách khách
quan, toàn diện các chứng cứ thu thập
được và diễn biến, tình tiết của vụ án,
không chỉ tập trung vào hướng buộc tội
mà phải xem xét, đánh giá theo cả hướng
gỡ tội. Các chứng cứ buộc tội và gỡ tội
phải được xem xét, đánh giá chính xác,
toàn diện thông qua các nguồn chứng cứ
có trong hồ sơ vụ án. Chứng cứ buộc tội
là chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội
của bị can, đồng phạm; chứng minh các
tình tiết của vụ án thuộc đối tượng cần
chứng minh làm rõ liên quan đến hành vi
phạm tội của bị can, đồng phạm Chứng
cứ gỡ tội là chứng cứ chứng minh bị can
không thực hiện hành vi phạm tội hoặc
phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm đã bị
khởi tố thể hiện qua các chứng cứ đã được
thu thập không liên quan, logic, không
phù hợp với các tình tiết, diễn biến của
vụ án.
Trong quá trình đánh giá chứng cứ
các vụ án mua bán người, các chủ thể
có thẩm quyền đánh giá chứng cứ phải
đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như:
Việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ phải
dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm
và những vấn đề cần chứng minh trong
vụ án mua bán người; hoạt động đánh
giá chứng cứ phải được tiến hành gắn
với với việc thu thập và sử dụng chứng
cứ của vụ án, đảm bảo tính khách quan,
thận trọng, chính xác.
Như vậy, hoạt động đánh giá chứng
cứ các vụ án mua bán người phải được
tiến hành đồng thời trong một thể thống
nhất. Trong đó, thu thập chứng cứ là việc
làm trước hết, là tiền đề cho hoạt động
kiểm tra để đánh giá chứng cứ và cuối cùng
là sử dụng chứng cứ để chứng minh làm
sáng tỏ sự thật vụ án mua bán người
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động đánh giá chứng cứ trong vụ án mua bán người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
67Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN
MUA BÁN NGƯỜI
LƯƠNG HẢI YẾN*
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người diễn biến hết sức
phức tạp và có chiều hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng với phương thức,
thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự, an toàn,
xã hội. Để công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người đạt hiệu quả
nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải xử lý nghiêm minh trước phái luật,
không làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm việc đánh giá chứng cứ để chứng
minh sự thật vụ án phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện và đầy đủ. Trong phạm
vi bài viết này, tác giả đề cập đến những vấn đề cốt lõi nhất về hoạt động đánh giá
chứng cứ trong vụ án mua bán người theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Từ khóa: Chứng cứ, đánh giá chứng cứ, vụ án mua bán người.
Ngày nhận bài: 08/7/2020; Ngày biên tập xong: 13/7/2020; Ngày duyệt đăng: 13/7/2020
Recently, situation of human trafficking crimes is very complicated and tends
to increase in number of cases and nature with increasingly sophisticated methods
and modus operandi that adversely affecting the social order and security. In
order to prevent and fight against human trafficking to be effective to ensure that
all offenses must be strictly handled, not to injustice innocent people or neglect
crimes, the evaluation of evidence must be objective, comprehensive and complete.
Within this paper, the author mentions main issues in evaluation of evidence in
human trafficking cases in accordance with the laws of Vietnam.
Keywords: Evidence, evidence’s evaluation, human trafficking cases.
1. Khái niệm, đặc điểm chứng cứ trong
vụ án mua bán người
Vụ án mua bán người là vụ việc có
tính hình sự đã được phát hiện, có dấu
hiệu của tội phạm mua bán người được
quy định trong Bộ luật hình sự do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện nhằm mục đích vụ lợi; bóc lột tình
dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ
thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô
nhân đạo khác mà các cơ quan có thẩm
quyền phải kiểm tra, xác minh và khởi
tố điều tra theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình giải quyết vụ án mua bán
người, các cơ quan có thẩm quyền tiến
hành tố tụng phải sử dụng rất nhiều chứng
cứ được thu thập, đánh giá để chứng minh
làm sáng tỏ sự thật vụ án. Là phương tiện
để chứng minh, chứng cứ chính là vấn
đề cốt lõi của quá trình tố tụng được các
chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm công
cụ sắc bén trong đấu tranh phòng chống
tội phạm nói chung và tội phạm mua bán
người nói riêng.1
“Chứng cứ là những gì có thật, được thu
thập theo trình tự thủ tục do Bộ luật này quy
* Tiến sĩ, Phó trưởng Khoa Tội phạm học và Điều
tra tội phạm, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
68 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN MUA BÁN NGƯỜI
định, được dùng làm căn cứ để xác định có
hay không có hành vi phạm tội, người thực
hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác
có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”1.
Nguồn chứng cứ theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự gồm: Vật chứng; Lời
khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận
giám định, định giá tài sản; Biên bản trong
hoạt động khởi tố, điều tra, xét xử, thi hành
án; Kết quả thực hiện ủy thác và hợp tác
quốc tế; Các tài liệu đồ vật khác.
Thông tin, tài liệu để được coi là
chứng cứ phải đảm bảo các thuộc tính đó
là: Tính khách quan, tính liên quan và tính
hợp pháp.
- Tính khách quan: Những thông tin,
tài liệu đó phải có thật và phản ánh trung
thực tình tiết của vụ án;
- Tính liên quan: Những thông tin, tài
liệu này phải là cơ sở để xác định sự tồn
tại hay không tồn tại của những vấn đề cần
chứng minh được quy định trong Bộ luật
tố tụng hình sự (BLTTHS);
- Tính hợp pháp: Những thông tin, tài
liệu phải được thu thập, kiểm tra, đánh giá
theo quy định của pháp luật và phải được
xác định từ các nguồn chứng cứ được quy
định trong BLTTHS.
Như vậy, chứng cứ trong các vụ án mua
bán người là những gì có thật được thu thập
theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, có giá
trị chứng minh hành vi chuyển giao hoặc tiếp
nhận người; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp
người khác để chuyển giao, tiếp nhận người với
mục đích vụ lợi; bóc lột tình dục, cưỡng bức lao
động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì
mục đích vô nhân đạo khác cũng như các tình
tiết có ý nghĩa xác định sự thật vụ án mua bán
người nhằm chứng minh tội phạm và bảo đảm
cho việc xử lý được đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật.
1 Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự
(Điều 86), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Chứng cứ trong các vụ án mua bán
người có những đặc điểm sau:
- Chứng cứ trong vụ án mua bán người
được thu thập thông qua nguồn tố giác tin
báo tội phạm; lời khai của đối tượng tình
nghi; người làm chứng; người bị hại
- Chứng cứ chứng minh đối tượng
phạm tội dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực, lừa gạt hoặc bằng bất cứ thủ đoạn nào
chuyển giao hoặc tiếp nhận người khác để
nhằm giao, nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích
vật chất.
- Chứng cứ chứng minh đối tượng
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt
hoặc bằng bất cứ thủ đoạn nào chuyển
giao, tiếp nhận người khác để nhằm bóc
lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ
phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích
vô nhân đạo khác.
- Chứng cứ chứng minh đối tượng
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt
hoặc bằng bất cứ thủ đoạn nào tuyển mộ,
vận chuyển, chứa chấp người khác để sau
đó chuyển giao hoặc tiếp nhận người khác
nhằm giao, nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích
vật chất.
- Chứng cứ chứng minh đối tượng
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt
hoặc bằng bất cứ thủ đoạn nào tuyển mộ,
vận chuyển, chứa chấp người khác để sau
đó sẽ chuyển giao hoặc tiếp nhận người
khác nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức
lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
- Chứng cứ chứng minh tội phạm mua
bán người dưới 16 tuổi theo quy định tại
Điều 151 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015
giống chứng cứ chứng minh tội phạm mua
bán người quy định tại Điều 150. Để phân
biệt tội phạm thuộc điều luật nào, phải
chứng minh tuổi của người bị mua bán
dưới 16 tuổi hay từ đủ 16 tuổi trở lên.
69Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
LƯƠNG HẢI YẾN
Ngoài ra, chứng cứ trong vụ án mua
bán người còn làm rõ:
- Có hành vi Mua bán người xảy ra
hay không, các yếu tố cấu thành tội Mua
bán người;
- Thời gian, địa điểm và những tình tiết
khác của hành vi phạm tội: Thời gian một
người bị tuyển mộ, rủ rê lôi kéo, vận chuyển,
bóc lột, giải cứu và các địa điểm xảy ra;
- Xác định độ tuổi, năng lực trách
nhiệm hình sự, quốc tịch; mục đích, động
cơ phạm tội của người thực hiện hành vi
phạm tội: có hay không lợi ích vật chất thu
được từ hành vi mua bán người;
- Tình tiết định khung tăng nặng tại
Khoản 2, 3 Điều 150, 151 BLHS; Tình tiết
giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự
tại Điều 51, 52 BLHS;
- Tính chất và mức độ thiệt hại do
hành vi mua bán người gây ra, xác định
tổn thương cơ thể, tinh thần của nạn nhân;
những thiệt hại về vật chất (nếu có); số
lượng nạn nhân;
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội,
xác định tình huống, hoàn cảnh tội phạm
cụ thể: có hay không sự đồng thuận của
nạn nhân, mối quan hệ giữa nạn nhân và
người thực hiện hành vi phạm tội;
- Các tình tiết khác liên quan đến việc
loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt; chứng cứ
để chứng minh vị trí, vai trò của từng bị
can, bị cáo trong trường hợp đồng phạm
hoặc phạm tội có tổ chức...
2. Hoạt động đánh giá chứng cứ trong
vụ án mua bán người
Đánh giá chứng cứ các vụ án mua
bán người là quá trình tư duy của những
người có thẩm quyền theo quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự bằng cách quan
sát, xem xét, phân tích, so sánh đối chiếu
những chứng cứ đã thu thập được trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ
án mua bán người để xác định các thuộc
tính của chứng cứ và giá trị chứng minh
của chứng cứ so với yêu cầu chứng minh
tội phạm làm căn cứ cho việc giải quyết
các vụ án mua bán người.
Việc đánh giá chứng cứ trong các vụ
án mua bán người nhằm:
- Kiểm tra các nguồn chứng cứ đã thu
thập được chứng cứ xem có hợp pháp hay
không hợp pháp;
- Nội dung thông tin phản ánh từ
nguồn chứng cứ có giá trị thế nào trong
việc chứng minh vụ án mua bán người;
- Xác định sự cần thiết phải kiểm tra,
xác minh, củng cố, bổ sung chứng cứ so
với yêu cầu giải quyết vụ án.
2.1. Chứng cứ chứng minh hành vi
phạm tội mua bán người
2.1.1. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người
Hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận
người để giao nhận tiền, tài sản hoặc vì lợi
ích vật chất khác hoặc để bóc lột tình dục;
cưỡng bức lao động; lấy bộ phận cơ thể
của nạn nhân; vì mục đích vô nhân đạo
khác được coi là cấu thành tội phạm trong
vụ án mua bán người. Để chứng minh
được những vấn đề trên, các cơ quan có
thẩm quyền phải thu thập thông tin từ lời
khai của đối tượng tình nghi, của bị can,
người làm chứng, bị hại để làm rõ việc các
đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đã
đe dọa dùng vũ lực, dùng lực, tác động
bằng ngoại lực vào cơ thể của người bị hại
để giao, nhận hoặc gây thương tích; gây
tổn hại cho sức khỏe và tinh thần của bị
hại cùng với những vật chứng của vụ án
như bằng ghi âm, ghi hình, tin nhắn điện
thoại thể hiện việc trao đổi, bàn bạc, thể
hiện việc ép buộc bị hại lao động, quan hệ
tình dục trái ý muốn, ép buộc tinh thần,
70 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN MUA BÁN NGƯỜI
ràng buộc về các điều kiện vật chất đối
với bị hại; giấy biên nhận tiền của các đối
tượng thực hiện hành vi phạm tội; kết quả
giám định thương tích của bị hại
2.1.2. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp
người để chuyển giao
- Tuyển mộ
Để xác định hành vi tuyển mộ của
đối tượng phạm tội, cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng phải tiến hành
các biện pháp điều tra nhằm thu thập,
đánh giá các chứng cứ thể hiện rõ nét
các hành vi của đối tượng. Cụ thể như
thực hiện việc lấy lời khai của nạn nhân,
người làm chứng, tiếp nhận nguồn tin do
quần chúng nhân dân cung cấp, những
tài liệu, giấy tờ thể hiện việc tuyển mộ
công khai hoặc những giấy tờ khác thể
hiện việc tuyển mộ như: giấy tờ cho và
nhận con nuôi, đơn xin kết hôn, giấy
đăng ký kết hôn với người nước ngoài,
giấy tờ liên quan khác như: Chứng minh
nhân dân, hộ chiếu, giấy thông hành qua
biên giới, giấy xin đăng ký tạm trú
- Vận chuyển
Chứng cứ thể hiện rõ nhất việc vận
chuyển mà những người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng cần phải thu thập và
đánh giá chính là các giấy tờ được các
đối tượng phạm tội sử dụng để di chuyển
như: hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân
dân, tài liệu thị thực, thẻ hạ cánh hoặc
xuất cảnh, giấy tờ đi lại, thẻ lên tàu bay,
vé tàu, xe, hợp đồng thuê xe... Bên cạnh
đó, cũng cần lưu ý đối với những tài liệu
thể hiện hướng di chuyển của đối tượng
và nạn nhân như: khu vực nhà ga, xe ôm,
taxi, chủ khách sạn, phòng trọ... Những
chứng cứ này có thể thu thập qua lời khai
của người làm chứng; lời khai của nạn
nhân; qua hoạt động nhận dạng người;
qua việc trích xuất hình ảnh camera an
ninh tại các sân bay, nhà ga, bến xe, trạm
xăng, camera hành trình của các phương
tiện trên tuyến đường...
- Chứa chấp
Chứng cứ mà các cơ quan có thẩm
quyền chứng minh có hành vi chứa chấp
chính là lời khai của người bị hại, bị can,
người làm chứng về địa điểm bị hại được
đưa đến, ai là người đưa bị hại đến, thời
gian bị hại ở đó; ở cùng ai
2.1.3. Giai đoạn bóc lột
Ở giai đoạn này, chứng cứ được xác
định qua tài liệu thể hiện việc bóc lột
chiếm vai trò quan trọng nhất trong các tài
liệu dùng để chứng minh hành vi phạm
tội. Các chứng cứ thể hiện giai đoạn bóc
lột có thể được phát hiện như:
- Các giấy tờ liên quan đến việc mua
bán, thuê hoặc cho thuê của bất kỳ cơ sở
được sử dụng để bóc lột nạn nhân như như
nhà máy, nhà hàng, mạng lưới các toà nhà,
mỏ khai khoáng, đơn vị bệnh viện tư nhân,
phòng thí nghiệm và bất kỳ cơ sở riêng biệt
dùng làm chỗ ở cho các đối tượng phạm tội
và nạn nhân... Bên cạnh đó, cũng có các tài
liệu như các hợp đồng, phương thức thanh
toán... Đây là vật chứng của vụ án, là chứng
cứ có giá trị chứng minh cao có giá trị truy
nguyên trong quá trình giải quyết các vụ án
mua bán người.
- Chứng cứ thể hiện việc bóc lột nạn
nhân như: lời khai của nạn nhân, các loại
máy móc nông nghiệp, tàu thuyền đánh
cá, máy móc thiết bị bóc lột mỏ, máy cắt
vải, máy may, dược phẩm, máy tính để
bàn và máy tính xách tay...
- Chứng cứ thể hiện điều kiện nơi nạn
nhân sống hoặc bị bọc lột như: điện, khí
đốt, nước, các hợp đồng, phương thức
thanh toán... thể hiện điều kiện sinh sống
của nạn nhân.
71Số chuyên đề 2 - 2020 Khoa học Kiểm sát
LƯƠNG HẢI YẾN
- Các phương tiện vận chuyển, có thể:
xe đã mua hoặc thuê sử dụng vào việc bóc
lột nạn nhân.
- Các chứng cứ thể hiện việc sử dụng
thiết bị truyền thông như điện thoại cố
định và điện thoại di động, địa chỉ email,
máy nhắn tin, máy fax; xem xét toàn
diện các hợp đồng, đặc điểm và chi tiết
liên lạc, phương thức thanh toán, lịch sử
đầy đủ của hợp đồng, lịch sử cuộc gọi...
trong quá trình bóc lột nạn nhân. Cụ thể
như: Các hồ sơ tài liệu liên quan đến điều
khoản hợp đồng bóc lột nạn nhân, quy
tắc và các quy định, bảng kê lương, hồ sơ
thanh toán, chuyển tiền; các tài liệu giao
dịch tài chính, giao dịch bất động sản; các
tài khoản ngân hàng; lệnh chuyển tiền
2.2. Phương pháp đánh giá chứng cứ
trong vụ án mua bán người
Phương pháp đánh giá chứng cứ các
vụ án mua bán người chính là những cách
thức, trình tự, kỹ năng mà những chủ
thể có thẩm quyền đánh giá thực hiện để
xác định những chứng cứ có giá trị chứng
minh sự thật vụ án mua bán người.
Để có thể đánh giá chứng cứ các vụ
án mua bán người được khách quan, toàn
diện và chính xác, hoạt động không thể
thiếu của các chủ thể có thẩm quyền là
xem xét các chứng cứ đã thu thập được.
Đây chính là hoạt động kiểm tra chứng
cứ thông qua việc xem xét từng chứng
cứ thu thập được như: Lời khai của đối
tượng tình nghi, lời khai của bị hại, người
làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan; biên bản hỏi cung bị can;
kết luận định giá; kết luận giám định; vật
chứng thu giữ xem chứng cứ ấy có phù
hợp với hiện thực khách quan, có thể xảy
ra trên thực tế hay không? Các chứng cứ
có liên quan với nhau, liên quan phù hợp
với tình tiết của vụ án mua bán người hay
không? Việc thu thập có đúng trình tự,
thủ tục của BLTTHS hay không?...
Kiểm tra chứng cứ trong các vụ án
mua bán người chính là việc các chủ thể
có thẩm quyền tiến hành nghiên cứu, xem
xét các chứng cứ đã thu thập được để xác
định tính khách quan, liên quan và hợp
pháp trong từng chứng cứ so với yêu cầu
điều tra. Hoạt động kiểm tra chứng cứ là
tiền đề để thực hiện hoạt động đánh giá
chứng cứ, xác định giá trị chứng minh của
từng chứng cứ trong mối liên hệ với nhau
nhằm chứng minh vụ án một cách đầy
đủ, toàn diện nhất.
Cũng như các vụ án hình sự khác,
chứng cứ trong vụ án mua bán người
phải được kiểm tra, đánh giá trên cơ sở
xem xét từng nguồn chứng cứ và sự đối
chiếu tổng thể các chứng cứ bằng việc
sử dụng khả năng tư duy, vận dụng kiến
thức pháp luật, niềm tin nội tâm, những
kinh nghiệm nghiệp vụ trên cơ sở các quy
định của pháp luật hình sự, pháp luật tố
tụng hình sự. Qua việc nghiên cứu, kiểm
tra, xem xét, đánh giá các chứng cứ đã
thu thập có trong hồ sơ vụ án, xác định
các chứng cứ đó có được thu thập theo
đúng trình tự tố tụng hình sự hay không,
việc thu thập có đảm bảo tính khách quan
và có giá trị chứng minh các tình tiết liên
quan đến vụ án thế nào.
Hoạt động đánh giá chứng cứ các vụ
án mua bán người được các chủ thể có
thẩm quyền đánh giá chứng cứ sử dụng
bằng các phương pháp sau:
- Đánh giá từng chứng cứ theo nhóm
chứng cứ
Là việc phân chia các chứng cứ theo
từng nhóm dựa trên các chứng cứ đã thu
thập được cụ thể như: Nhóm chứng cứ
từ lời khai của những người tham gia tố
tụng: Lời khai của đối tượng tình nghi,
lời khai bị hại, người làm chứng, người
72 Khoa học Kiểm sát Số chuyên đề 2 - 2020
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG VỤ ÁN MUA BÁN NGƯỜI
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, bị can,
bị cáo; Nhóm chứng cứ từ các kết luận
của các cơ quan chuyên môn như: kết
luận giám định chữ ký, chữ viết...; Nhóm
chứng cứ thu thập được từ vật chứng thu
giữ được trong vụ án như: phương tiện
người phạm tội dùng để thực hiện hành
vi mua bán người, giấy biên nhận, hóa
đơn, chứng từ, vé tàu, xe, hợp đồng thuê
xe, các hợp đồng, phương thức thanh
toán..., chứng cứ được chuyển hóa từ
dữ liệu điện tử từ thông tin dưới dạng
ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm
thanh hoặc dạng tương tự thành các tài
liệu vật chất như in ra giấy, ghi ra băng
đĩa hình hoặc tiếng để có thể đọc, nghe,
hoặc nhìn thấy được
Sau khi phân chia chứng cứ theo từng
nhóm, cần kiểm tra từng chứng cứ trong
nhóm để xác định các chứng cứ ấy có
đảm bảo mang đầy đủ các thuộc tính hay
không để đối chiếu, đánh giá xác định giá
trị của từng chứng cứ có ý nghĩa gì trong
việc chứng minh các tình tiết hoặc toàn bộ
vụ án mua bán người.
- Đánh giá tổng hợp toàn bộ hệ thống
chứng cứ
Để có đủ chứng cứ chứng minh làm
sáng tỏ toàn bộ sự thật khách quan của
các vụ án mua bán người, mỗi chứng cứ
được kiểm tra, đánh giá phải được xem
xét tổng hợp trên phương diện đánh
giá toàn bộ hệ thống chứng cứ nhằm
tái hiện vụ án mua bán người một cách
khách quan, toàn diện và đầy đủ nhất.
Phương pháp đánh giá tổng hợp tất cả
các chứng cứ trong hệ thống chứng cứ
có trong hồ sơ vụ án phải đảm bảo mối
liên hệ logic, có liên quan và có giá trị
chứng minh làm sáng tỏ sự thật toàn bộ
vụ án mua bán người.
Trong quá trình đánh giá chứng cứ,
các chủ thể có thẩm quyền phải nghiên
cứu, phân tích nhận định một cách khách
quan, toàn diện các chứng cứ thu thập
được và diễn biến, tình tiết của vụ án,
không chỉ tập trung vào hướng buộc tội
mà phải xem xét, đánh giá theo cả hướng
gỡ tội. Các chứng cứ buộc tội và gỡ tội
phải được xem xét, đánh giá chính xác,
toàn diện thông qua các nguồn chứng cứ
có trong hồ sơ vụ án. Chứng cứ buộc tội
là chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội
của bị can, đồng phạm; chứng minh các
tình tiết của vụ án thuộc đối tượng cần
chứng minh làm rõ liên quan đến hành vi
phạm tội của bị can, đồng phạm Chứng
cứ gỡ tội là chứng cứ chứng minh bị can
không thực hiện hành vi phạm tội hoặc
phạm tội nhẹ hơn so với tội phạm đã bị
khởi tố thể hiện qua các chứng cứ đã được
thu thập không liên quan, logic, không
phù hợp với các tình tiết, diễn biến của
vụ án.
Trong quá trình đánh giá chứng cứ
các vụ án mua bán người, các chủ thể
có thẩm quyền đánh giá chứng cứ phải
đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như:
Việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ phải
dựa vào các yếu tố cấu thành tội phạm
và những vấn đề cần chứng minh trong
vụ án mua bán người; hoạt động đánh
giá chứng cứ phải được tiến hành gắn
với với việc thu thập và sử dụng chứng
cứ của vụ án, đảm bảo tính khách quan,
thận trọng, chính xác.
Như vậy, hoạt động đánh giá chứng
cứ các vụ án mua bán người phải được
tiến hành đồng thời trong một thể thống
nhất. Trong đó, thu thập chứng cứ là việc
làm trước hết, là tiền đề cho hoạt động
kiểm tra để đánh giá chứng cứ và cuối cùng
là sử dụng chứng cứ để chứng minh làm
sáng tỏ sự thật vụ án mua bán người./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoat_dong_danh_gia_chung_cu_trong_vu_an_mua_ban_nguoi.pdf